1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thương Mại Điện Tử Là Gì Tình Hình Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam Hiện Nay Tìm Hiểu Và Phân Tích Các Mô Hình Thương Mại Điện Tử.pdf

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thương Mại Điện Tử Là Gì? Tình Hình Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam Hiện Nay? Tìm Hiểu Và Phân Tích Các Mô Hình Thương Mại Điện Tử
Tác giả Phạm Lương Minh, Nguyễn Thành Trung, Trần Đăng Khoa, Hồ Ánh Tuyết, Than Hoàng Yến
Người hướng dẫn ThS. Lê Hoàng Yến
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 8,39 MB

Nội dung

Tất cảcác hình khối còn lại đều là hỗn hợp của thương mại truyền thông và thươngmại điện từ thuẫn tuỷ, tuỳ thuộc vào mức độ số hoá của các hoạt động trongcác giao dịch mà có thể xem đó l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

BÁO CÁO MÔN CÔNG TÁC KỸ SƯ

ĐỀ TÀI: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY? TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ngành: Công Nghệ Thông Tin

Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Hoàng Yến

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

BÁO CÁO MÔN CÔNG TÁC KỸ SƯ

ĐỀ TÀI: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY? TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ngành: Công Nghệ Thông Tin

Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Hoàng Yến

Trang 3

I LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trênthế giới đã góp phần làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyềnthống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội

Sự ra đời của thương mại điện tử đã đánh dấu sự bắt đầu của một hệ thốngmới nhằm phát triển kinh tế, một trong những điều kiện cơ bản và có ý nghĩaquyết định trong việc phát triển thương mại điện tử là việc hoàn thiện các dịch

vụ thanh toán điện tử

Thực tế đã chứng minh thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cốtlõi để phát triển thương mại điện tử với vai trò là một khâu không thể tách rờicủa quy trình giao dịch và còn là biện pháp xác thực việc ký kết hợp đồnggiữa ng ười bán và người mua

Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị BằngInternet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiềukhách hàng, catalogue điện tử trên các trang web không những phong phúhơn mà còn thường xuyên được cập nhật so với các catalogue in ấn khuônkhổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời

Qua đó thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mốiquan hệ giữa các nhân tố tham gia v ào quá trình thương mại Thông quamạng, các đối tượng tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhaunhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục

Trang 4

Vì vậy nhóm 1 đã chọn đề tài về thương mại điện tử để hiểu thêm và đónggóp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thương mại điện

tử ở Việt Nam

Trong quá trình làm báo cáo, mặc dù đã tìm kiếm thông tin và đọc nhiều tàiliệu tham khảo nhưng do kiến thức còn hạn chế, chưa nắm bắt được nhiềuthông tin về thương mại điện tử nên sẽ gặp nhiều thiếu sót Mong cô và cácbạn đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảmơn!

Trang 5

MỤC LỤC

I LỜI MỞ ĐẦU 1

II DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 4

III NỘI DUNG 5

1.THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? 5

1.1 KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: 5

1.2 ĐẶC TRƯNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: 8

2 TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY: 9

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Việt Nam 2021 14

3 TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 17

3.1 B2B ( Business To Business): 19

3.1.1 Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau: 21

3.1.2 Qua hai nội dung trên chúng ta có thể đưa ra vài nét tổng quan về các doanh nghiệp B2B: 21

3.1.3 Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng internet .22

3.2 B2C ( Business to Customers): 23

- Danh sách các website được đánh giá cao trong bảng xếp hạng của Bộ Thương mại Việt Nam 24

3.3 C2C ( Consumer to Consumer) 25

3.3.1 Tối ưu chi phí cho cả người bán lẫn người mua 27

3.3.2 Hạn chế của mô hình kinh doanh C2C là gì? 27

- Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm 27

- Dễ bị “bom hàng” 28

- Bảo mật thông tin 28

3.3.3 Các mô hình kinh doanh C2C điển hình hiện nay tại Việt Nam 28

- Shopee 28

- Tiki 30

- Lazada 31

Trang 6

II DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1 Thương mại điện tử (TMĐT)

2 Business to Business (B2B)

3 Business to Customers (B2C)

4 Consumer to Consumer (C2C)

Trang 7

III NỘI DUNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY? TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?

1.1 KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:

Thương mại điện tử sẽ trở thành một nhân tố kinh tế có ý nghĩa toàn cầu Cơ

sở hạ tầng của thương mại điện tử là mạng máy tính khi mà nó đã đạt đếntrình độ tiêu chuẩn cho hoạt động kinh doanh, đời sống gia đình và hoạt độngcủa các chính phủ Mạng máy tính liên kết các máy tính và các thiết bị điện tửkhác thông qua mạng viễn thông, do đó người sử dụng có thể tiếp cận cácthông tin được lưu trữ và giao tiếp giữa các máy tính với nhau Mặc dù một sốngười vẫn đang sử dụng máy tính độc lập nhưng đại đa số đã nối kết máy tínhcủa mình với mạng máy tính toàn cầu, đó là internet, hoặc kết nối trong nội

bộ của một tổ chức, đó là intranet Intranet là mạng công ty thực hiện chứcnăng công nghệ thông tin như trình duyệt hoặc sử dụng giao diện internet.Một môi trường máy tính khác là extranet, là mạng nổi kết intranet của cácđối tác kinh doanh với internet Vậy, tại sao các doanh nghiệp lại quan tâmđến thương mại điện tử? Lý do là ở chỗ công nghệ thông tin nói chung vàthương mại điện tử nói riêng đã trở thành nhân tố thúc đẩy cơ bản hoạt độngkinh doanh Thương mại điện tử đã trở thành yếu tố xúc tác làm thay đổi cơcấu hoạt động và quản lý của các tổ chức

Thương mại điện tử (Electronic commerce - EC or E.Commerce) là một khái

Trang 8

vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, kẻ cà internet Trên thực tế, cónhiều người sử dụng thuật ngữ "Kinh doanh điện tử (Electronic business – ebusiness)” để chỉ một phạm vi rộng hơn của thương mại điện tử Đó khôngchỉ là quá trình mua và bán mà còn là dịch vụ khách hàng, kết nối với các đốitác kinh doanh, thực hiện các giao dịch điện tử trong phạm vi một tổ chức.Kinh doanh điện tử (E business) là chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh doanh,toàn cầu hoá, nâng cao năng suất, tiếp cận khách hàng mới và chia sẻ kiếnthức giữa các tổ chức nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh Thuật ngà “Thươngmại (Commerce)” trong cuốn sách này được hiểu theo nghĩa rộng, là các hoạtđộng kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thịtrường” Vì vậy, thương mại điện tử (E commerce) cũng được hiểu tươngđương với kinh doanh điện tử (E business) và có thể xem xét dưới các góc độsau đây:

- Xem xét từ góc độ số hoá Thương mại điện từ có thể thực hiện dưới nhiềuhình thức phụ thuộc vào mức độ số hoá của các sản phẩm/dịch vụ mua bán,quá trình mua bán và cơ quan vận chuyển và giao nhận hàng Hình 1.1 chothấy mức độ số hoá của thương mại điện tử Một sản phẩm có thể là sản phẩmvật chất hoặc sản phẩm số hoá, một tổ chức có thể là một cơ quan cụ thể hoặcmột cơ quan số hoá và một quá trình cũng có thể là quá trình vật chất hay sốhoá Điều này tạo nên tám hình khối, mỗi hình khối có ba khía cạnh Trongthương mại truyền thống, tất cả các khía cạnh này đều là hữu hình Trongthương mại điện tử thuần tuý, tất cả các khía cạnh này đều là số hoá Tất cảcác hình khối còn lại đều là hỗn hợp của thương mại truyền thông và thươngmại điện từ thuẫn tuỷ, tuỳ thuộc vào mức độ số hoá của các hoạt động trongcác giao dịch mà có thể xem đó là giao dịch thương mại truyền thống haygiao dịch thương mại điện tử Chẳng hạn, mua hàng thông qua mạng nhưngviệc giao hàng lại được thực hiện bằng phương tiện vận tải truyền thống thì

Trang 9

đó không phải là thương mại điện tử thuần tuỷ nhưng nếu việc mua hàng, giaonhận hàng và thanh toán đều được số hoả thì đó là thương mại điện tử thuầntuý Xem xét từ góc độ các lĩnh vực kinh doanh: Thương mại điện tử diễn ra ởhầu khắp các lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy các lĩnh vực đó phát triển đồngthời tạo nên bản sắc mới của hoạt động kinh doanh trên phạm vi nền kinh tếthế giới Từ góc độ kinh doanh viễn thông Thương mại điện tử là việc chuyểngiao thông tin, sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh toán thông qua điện thoại,mạng máy tính hoặc bất kỳ phương tiện diện từ nào khác.

- Từ góc độ quá trình kinh doanh: Thương mại điện tử là việc ứng dụng côngnghệ để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các dòng chu chuyển sảnphẩm

- Từ góc độ kinh doanh dịch vụ: Thương mại điện tử là phương tiện để cácdoanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch vụ trongkhi vẫn nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ

- Từ góc độ trợ giúp trực tuyến Thương mại điện tử cung cấp khả năng mua

và bản sản phẩm và thông tin trên intemet và dịch vụ trực tuyến khác

Trang 10

Hình 1: Mô phỏng về thương mại điện tử

1.2 ĐẶC TRƯNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:

- TMĐT không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy (Paperlesstransactions) Tất cả các văn bản đều có thể thể hiện bằng các dữ liệu tin học,các băng ghi âm, hay các phương tiện điện tử khác Đặc trưng này làm thayđổi căn bản văn hoá giao dịch bởi lẽ độ tin cậy không còn phụ thuộc vào camkết bằng giấy tờ mà bằng niềm tin lẫn nhau giữa các đối tác Giao dịch khôngdùng giấy cũng làm giảm đáng kể chi phí và nhân lực để chu chuyển, lưu trữ

và tìm kiếm các văn bản khi cần thiết Người sử dụng thông tin có thể tìmkiếm ngay trong ngân hàng dữ liệu của mình mà không cần người khác thamgia nên bảo vệ được bí mật ý tưởng và cách thức thực hiện ý đồ kinh doanh.Giao dịch không dùng giấy đòi hỏi kỹ thuật bảo đảm an ninh và an toàn dữliệu mới Đó là an ninh và an toàn giao dịch TMĐT

Trang 11

- TMĐT phụ thuộc công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của người sửdụng Để phát triển TMĐT cần phải xây dựng và không ngừng nâng cao trình

độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện

tử như mạng máy tính và khả năng tiếp nối của mạng với các cơ sở dữ liệuthông tin toàn cầu Cùng với cơ sở mạng, TMĐT cần có đội ngũ nhân viênkhông chỉ thành thạo về công nghệ mà còn có kiến thức và kỹ năng về quảntrị kinh doanh nói chung, về thương mại nói riêng

- TMĐT phụ thuộc mức độ số hoá (Thương mại số hoá) Tùy thuộc vào mức

độ số hoá của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hoá với nền kinh tế toàncầu mà TMĐT có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cao Cấp độ thấp nhất

là sử dụng thư điện tử, đến lnternet để tìm kiếm thông tin, đến đặt hàng trựctuyến và dịch vụ trực tuyến, đến xây dựng các website cho hoạt động kinhdoanh và cuối cùng là áp dụng các giải pháp toàn diện về thương mại điện tử(thương mại điện từ thuẫn tuy)

- TMĐT có tốc độ nhanh Nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất cả các bước củaquá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy tính Ngôn ngữcủa công nghệ thông tin cũng cho phép rút ngắn độ dài của các “văn bản”giao dịch Các dịch vụ phần mềm ngày càng hoàn hảo, tốc độ đường truyềnnhanh cho phép rút ngắn thời gian soạn thảo, giao tiếp và ký kết các văn bảngiao dịch điện tử Tất cả những điều này đã làm cho thương mại điện từ đạttốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch, tạo nên tính cách mạngtrong giao dịch thương mại

2 TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY:

Trang 12

Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng được mởrộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanhnghiệp, người dân biết đến Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượngtham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự

hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trởthành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia.Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch COVID-

19, TMĐT Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành mộttrong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khuvực Đông Nam Á Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020,tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷUSD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số.Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek vàBain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượtngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT càng trở nên sôiđộng hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đangtrở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt quakhó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường Thóiquen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dầndịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thôngqua phương tiện điện tử Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương chothấy, tính đến năm 2020, Việt Nam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trựctuyến (số liệu này năm 2016 mới chỉ ghi nhận 32,7 triệu người)

Trang 13

Đồng thời với đó, TMĐT giúp người tiêu dùng thông qua internet để mua sắmtại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”, đồng thời,giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sảnphẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế Bên cạnh đó, việc tham gia vào

hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênhTMĐT xuyên biên giới sẽtạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, cọ sát thực tế để hoànthiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chấtlượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tayngười tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới

TMĐT xuyên biên giới được phát triển trên nền tảng thương mại quốc tếtruyền thống kết hợp với TMĐT đang trở thành trào lưu của các quốc gia cónền tảng thương mại điện tử phát triển như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản,Hàn Quốc và lan rộng tới các quốc gia đang phát triển trong khu vực ĐôngNam Á như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam

TMĐT xuyên biên giới từ lâu đã là phương thức phổ biến ở nhiều quốc gia.Tốc độ ứng dụng và phát triển TMĐT của Trung Quốc đã tăng theo cấp sốnhân trong thập kỷ gần đây Tại các thị trường EU, số liệu thống kê từ Vụ Thịtrường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, năm 2020, doanh sốTMĐTXBG của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 146 tỷ euro và chiếm khoảng25,5% doanh số TMĐT của cả châu Âu Theo số liệu Trung Quốc công bố,xuất nhập khẩu TMĐT xuyên biên giới trong năm 2020 của nước này đạt tổngcộng 1,69 nghìn tỷ NDT, tăng 31,1% Tổng giao dịch xuất khẩu qua TMĐTtăng hơn 40% lên 1,12 nghìn tỷ NDT, Trung Quốc nhập khẩu hàng hoá từ thịtrường nước ngoài qua TMĐT đạt 570 tỷ NDT, tăng trưởng 16,5%

Trang 14

Tỷ trọng thương mại điện TMĐT xuyên biên giới trung bình của khu vực sovới toàn cầu tăng liên tục qua các năm, đạt giá trị trung bình 41,3%/năm vàtốc độ tăng trở lại đạt trung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình toàncầu (27,4%/năm trong giai đoạn 2016-2020) Doanh thu TMĐT giữa các công

ty và người tiêu dùng (B2C) toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2,883 nghìn tỷUSD Bên cạnh kênh xuất khẩu truyền thống, TMĐT xuyên biên giới sẽ làkênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam đối với doanh nghiệp xuất khẩu còn khámới mẻ với nhiều quy trình, quy định phức tạp về mặt pháp lý, thủ tục và tàichính của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và các nền tảng thương mại điện

tử quốc tế Doanh nghiệp làm TMĐTXBG cần phải được trang bị kỹ năngđầy đủ về thương mại quốc tế, hiểu biết về thị trường, đảm bảo sản phẩm chấtlượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như kỹ năng TMĐT của nước

Phát huy những kết quả tích cực đó, tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợdoanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua

Trang 15

TMĐT xuyên biên giới theo chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, trong khuônkhổ chương trình hợp tác cấp Chính phủ về thương mại điện tử giữa Bộ CôngThương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc, Cục Thương mại điện tử

và Kinh tế số chủ trì phối hợp với các đối tác lớn trong và ngoài nước nhưSàn thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu của Trung Quốc JD.com,Vinanutrifood, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), VP Bank,Visa… để tổ chức xây dựng “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn thươngmại điện tử JD.com Đây sẽ là khu gian hàng Việt Nam đầu tiên nền tảngthương mại điện tử quốc tế với các sản phẩm Việt của các doanh nghiệp Việtđược phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại thị trường nước nhậpkhẩu triển khai qua phương thức TMĐT xuyên biên giới

Thông qua các kênh phân phối quy mô lớn có sự phối hợp, hỗ trợ trực tiếp từđội ngũ của JD và các đối tác, hàng hoá do doanh nghiệp Việt sản xuất sẽđược phân phối qua kênh chính thức, uy tín này tại thị trường Trung Quốc.Thương hiệu của doanh nghiệp tham gia các chương trình sẽ được hỗ trợquảng bá ngay tại thị trường nước nhập khẩu, điều mà không phải doanhnghiệp Việt Nam nào cũng có thể làm được Điều quan trọng nữa là hoạt độngnày không chỉ thúc đẩy kênh bán hàng trực tuyến cho sản phẩm của doanhnghiệp mà còn gián tiếp giúp thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp tiếpcận trực tiếp với các nhà nhập khẩu lớn ở nước sở tại

Với vai trò là đơn vị tổ chức, hỗ trợ kết nối, Cục Thương mại điện tử và Kinh

tế số sẽ tập hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp, các thương hiệu Việt tổ chứcphân phối trên “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” theo đúng quy định của nềntảng thương mại điện tử, của luật pháp tại nước nhập khẩu đồng thời tìm kiếmcác nguồn lực từ các đối tác để quảng bá, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt phân

Trang 16

vào thị trường Trung Quốc TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh nhanh nhất đểkết nối trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ hữu hiệu cho kênh phân phối truyềnthống khi thương hiệu doanh nghiệp được quảng bá trực tiếp tại thị trườngnhập khẩu Phương thức này một mặt sẽ giúp giảm chi phí doanh nghiệp mặtkhác giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối, giúp phát triển và duy trìthương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, BộCông Thương cho biết: “TMĐT xuyên biên giới là một thách thức lớn, doanhnghiệp làm TMĐT xuyên biên giới cần thời gian và quyết tâm Tuy nhiên với

sự chung tay hỗ trợ tích cực của các Bộ ngành Trung ương, địa phương,chúng tôi hy vọng “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện

tử JD.com sẽ tạo thêm một kênh phân phối cho các doanh nghiệp xuất khẩuViệt Nam, thúc đẩy giao thương hàng hoá, đưa những sản phẩm chất lượngcao của Việt Nam tới thị trường quốc tế thuận lợi và hiệu quả”

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Việt Nam 2021

Trang 17

TOP 8: A ĐÂY RỒI.

TOP 9: CELLPHONES.

TOP 10: VẬT GIÁ.

Hình 2: Top 10 website về thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam 2021Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử đang là hìnhthức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hướng tới.Những năm gần đây, TMĐT đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội haymột lĩnh vực mới mẻ tại nước ta Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch Covid-19

đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng lại góp phần tăngtrưởng bứt phá cho TMĐT

Trang 18

Báo cáo Facebook cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm qua TMĐT sẽ trởthành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch.Facebook nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùngtrên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm.Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia giới TMĐT đưa ra dự đoán trong tươnglai, TMĐT sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền thống.

Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đốiphó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mangđến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng;kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đápứng sự tăng trưởng ổn định của TMĐT

Tận dụng nền tảng mạng xã hội và KOL

Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêudùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổitiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội(KOL) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm

Khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOL đã giúp thuhút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mạiđiện tử lẫn thương hiệu

Tại Việt Nam, hình thức này bắt đầu từ ba năm trước với sự tiên phong củaLazada Đến nay, nhiều sàn TMĐT lớn đều ưa chuộng hình thức quảng bámới này, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệuđối tác và các nhà bán hàng

Ngày đăng: 14/11/2024, 20:24