1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày các biện pháp xử lí vi phạm Đạo Đức nghề nghiệp Đối với luật sư theo quan Điểm của nhóm, các biện pháp xử lí nghề nghiệp Đối với luật sư theo pháp luật việt nam hiện nay có Đủ tính răn Đe Đối với người hành nghề luật sư

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày các biện pháp xử lí vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư. Theo quan điểm của nhóm, các biện pháp xử lí nghề nghiệp đối với luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay có đủ tính răn đe đối với người hành nghề luật sư không?
Tác giả Nguyễn Đức Tuấn Anh, Nguyễn Hương Linh, Lưu Vân Nhi, Nguyễn Thị Trà Giang, Nguyễn Mai Linh, Hoàng Ngọc Diệp, Lê Tuấn Huy, Hoàng Phương Mai, Bùi Thu Thuỷ
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ Năng Luật Gia Cơ Bản
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 825,5 KB

Nội dung

Theo quan điểm của nhóm, các biện pháp xử lí nghề nghiệp đối với luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay có đủ tính răn đe đối với người hành nghề luật sư không?. Quan điểm về các biện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: KỸ NĂNG LUẬT GIA CƠ BẢN

ĐỀ SỐ: 08

LỚP: 4725: N02 NHÓM: 08

Hà Nội – 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 10 / 10 / 2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Tổng số thành viên của nhóm: 9 Có mặt: Vắng mặt: 0

Tên bài tập: Kĩ năng luật gia cơ bản

Đề bài 08 : Trình bày các biện pháp xử lí vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật

sư Theo quan điểm của nhóm, các biện pháp xử lí nghề nghiệp đối với luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay có đủ tính răn đe đối với người hành nghề luật sư không ? Giải thích vì sao ? Hãy nêu ví dụ minh hoạ.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số: 08 , kết quả như sau:

Ngày: 10 / 10 / 2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Tổng số thành viên của nhóm: 9 Có mặt: Vắng mặt: 0

Đánh giá của SV

Ký tên

Đánh giá của giáo

viên

Điểm số

Điểm chữ

2 Nguyễn Hương Linh 472559 X

4 Nguyễn Thị Trà Giang 472561 X

Kết quả điểm bài viết ……… Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023

Trang 3

Giáo viên chấm bài :.………

NHÓM TRƯỞNG

Kết quả điểm thuyết trình:………

Giáo viên cho thuyết trình:………….

Điểm kết luận cuối cùng:………

NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Thị Trà Giang

Trang 4

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

I Giới thiệu chung về nghề luật sư 3

1 Khái niệm 3

2 Vai trò 3

II Đạo đức luật sư và các biện pháp xử lí vi phạm đạo đức nghề luật sư 3

1 Đạo đức luật sư 3

2 Vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư 4

3 Xử lí vi phạm đạo đức luật sư 4

4 Xử li vi phạm đạo đức khó hay dễ? 5

5 Quan điểm về các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay 6

5 1 Các biện pháp đủ tính răn đe 6

5.2 Các biện pháp chưa thực sự hiệu quả 7

Trang 5

6 Một số quy tắc xử lí luật sư vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp của trên thế giới 7 6.1 Mỹ 7 6.2 Thái Lan 7

7 Giải pháp nâng cao đạo đức luật sư Việt Nam 8

C KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A MỞ ĐẦU

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều quy định về lĩnh vực luật

sư, từ những quy định nhỏ lẻ cho đến việc hình thành một văn bản luật riêng biệt,

Trang 6

cho thấy vai trò quan trọng của ngành nghề này Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình hành nghề luật sư vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục Thực tế thời gian qua cho thấy đã có không ít những luật sư vi phạm các quy định pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, làm phát sinh nhiều vụ việc khiến dư luận mất lòng tin vào nền tư pháp nước nhà

Với mục đích góp phần tìm ra hướng giải quyết những vấn đề tiêu cực, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như chất lươngj về xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư hiện nay, qua quá trình học tập và tìm hiểu, nhóm 08 sẽ trình bày về đề bài số 08 Trong quá trình phân tích và thể hiện ý kiến của mình, nhóm chúng em không thể tránh khỏi thiếu sót Chúng em hi vọng thầy cô sẽ nhận xét và đánh giá để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn

A NỘI DUNG

B NỘI DUNG

I Giới thiệu chung về nghề luật sư

1 Khái niệm

Nghề luật là một nghề trong xã hội pháp quyền, gắn liền với Nhà nước và pháp luật, trong

đó người hành nghề luật thực hiện các chuyên môn khác nhau gắn với pháp luật Nghề Luật sư là một nghề luật, trong đó luật sư có quyền tự do trong phương thức hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo

vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

2 Vai trò

Trang 7

Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án; góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật

sư trong xã hội Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật

II Đạo đức luật sư và các biện pháp xử lí vi phạm đạo đức nghề luật sư.

1 Đạo đức luật sư

Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc ứng xử mà luật sư phải tuân thủ khi hành nghề Đạo đức nghề nghiệp luật sư phản ánh hai khia cạnh cơ bản trong địa vị luật

sư Thứ nhất, luật sư được thuê để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng Thứ hai, vai trò xã hội quan trọng của luật sư đó là tuân thủ pháp luật, bảo đảm công lí.[1] Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là thước đo phẩm chất đạo đức, các luật sư phải căn cứ vào đó để rèn luyện, tu dưỡng cũng như khuyến khích đồng nghiệp làm như vây Đạo đức của luật sư được thể hiện trong các mối quan hệ với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp Về quan hệ luật sư với khách hàng: Đây là mối quan hệ quan trọng nhất trọng quá trình hành nghề của luật sư, là một phần quan trọng quyết định sự thành bại của luật sư Chính vì thế, để thực hiện tốt giai đoạn này, người Luật sư phải tập trung cao độ, luôn tuân thủ các quy định về thực hiện vụ việc của khách hàng và đảm bảo đạo đức nghề nghiệp; luôn công khai và minh bạch trong suốt quá trình làm việc để tạo dựng niềm tin cho khách hàng; Về quan hệ đồng nghiệp: Với đồng nghiệp nghĩa vụ quan trọng nhất của luật sư là liêm chính, khách quan và trung thực Về quan hệ với các cơ quan nhà nước

Trang 8

khác: luật sự không được gây ra hiểu lầm hoặc lừa dối tòa án và phải tuân theo nội quy của tòa án, không được tạo ra những tình tiết có lợi cho vụ việc của khách hàng.[2]

Đạo đức nghề nghiệp luật sư là vấn đề khó và phức tạp cả ở phương diện lý luận và thực tiễn Điều quan trọng đối với luật sư là phải nắm vững và hiểu biết chuyên sâu cả về mặt chuyển về mặt kiến thức pháp luật và cả quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư hiện này, không thể thiếu những quy định về đạo đức nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề Ở Việt Nam, bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư đã được Hội đồng Luật sư toàn quốc Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành thông qua Quyết định 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011, Luật Luật sư 2006, sửa đổi 2012 Luật Luật sư ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của luật sư và nghề luật sư đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới Bản quy tắc trên đã đưa ra các chuẩn mực về đạo đức để luật sư phải khắc ghi trong suốt đời hành nghề của mình

2 Vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư

Mặc dù vậy, trên thực tế, không ít trường hợp Luật sư vẫn cố tình vi phạm những quy tắc này, trong đó bao gồm những hành vi đáng chú ý sau Một số tiểu xảo và chiêu trò phổ biến bao gồm: hứa hẹn kết quả tốt để thu hút khách hàng, sử dụng thông tin sai sự thật hoặc tạo ra tình huống xấu để tạo áp lực và tăng thù lao, sử dụng mối quan hệ cá nhân với người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan nhà nước để ảnh hưởng đến quyết định của họ, giao tiếp tiêu cực hoặc phỉ báng đồng nghiệp để cạnh tranh trong ngành luật

Trang 9

Thực tiễn cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp luật sư lợi dụng hiểu biết của mình để vi phạm pháp luật, không tôn trọng các đạo đức nghề nghiệp Năm 2005, tại TPHCM, Cơ quan Điều tra Bộ Công an bắt quả tang LS Lê Bảo Quốc (thuộc Đoàn LS tỉnh Hà Tĩnh) đang nhận 2 tỷ đồng và 30.000 USD từ một đương sự với lời hứa sẽ “chạy” thi hành bản

án dân sự phúc thẩm số 81/DSPT của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM Từ đây,

cơ quan điều tra làm rõ hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật của vị luật sư tham tiền, mất đạo đức này Lợi dụng những mối quan hệ trong công việc, Quốc lừa bịp, dùng những lời

lẽ khoe khoang làm cho thân chủ của mình tưởng rằng Quốc có khả năng “chạy án”, “thay trắng đổi đen”, lật ngược tình thế có lợi cho họ Thế nhưng, sau khi hợp đồng dịch vụ được ký kết, Quốc bỏ mặc thân chủ, không thèm ra tòa bảo vệ quyền lợi cho thân chủ và cũng không thực hiện lời hứa của mình Nghiêm trọng hơn, Quốc còn sử dụng thông tin của thân chủ mình để “làm tiền” phía đương sự đối ngược Hành vi của Quốc đã làm hoen

ố hình ảnh, uy tín giới LS chân chính Đáng buồn thay, đây không phải là trường hợp duy nhất luật sư vi phạm pháp luật

Tháng 10-2008 và tháng 5-2009, LS Lê Quốc Trung (Đoàn LS TP Hà Nội), LS Nguyễn Thị Quốc Khánh (Đoàn LS tỉnh Lâm Đồng) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tháng 3-2009, LS Lê Trần Luật (Đoàn LS tỉnh Ninh Thuận) bị xử phạt

4 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng không thời hạn giấy đăng ký hoạt động vì đã sử dụng giấy tờ giả, không báo cáo hoạt động theo luật định, trốn thuế, chiếm đoạt tiền của thân chủ

Ngược với loại luật sư trên là những luật sư lợi dụng kẽ hở pháp luật “tư vấn” cho thân chủ một cách trái pháp luật, không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng Khi thân chủ bị bắt, họ xúi thân chủ không khai báo sự thật Khi ra bào chữa trước tòa, họ đưa

ra những lý lẽ không có căn cứ để yêu cầu hội đồng xét xử tuyên thân chủ họ vô tội; thậm

Trang 10

chí không ngần ngại cho rằng thân chủ mình lẽ ra không bị xử lý hình sự nếu… không có

sự can dự của báo chí Dường như họ đã cố tình quên rằng hoạt động nghề nghiệp của luật

sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.[3]

3 Xử lí vi phạm đạo đức luật sư

Pháp luật Việt Nam hiện hành có những chế tài để xử lí những luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Theo Điều 85 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:

Xử lý kỷ luật đối với luật sư

1 Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng; d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư

2 Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật

sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư

3 Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị

Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư [4]

Trang 11

Ngoài ra, tại khoản 3, khoản 4 Điều 42 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có nêu

Kỷ luật đối với luật sư, người tập sự hành nghề luật sư

3 Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau thì đương nhiên bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà không phải theo thủ tục xử lý kỷ luật luật sư quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong các trường hợp quy định tại các điểm h và

i khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư;

b) 18 tháng không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư

4 Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau thì bị Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư theo thủ tục quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

b) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư mà trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật lại có hành vi vi phạm đến mức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên [5]

4 Xử li vi phạm đạo đức khó hay dễ?

Một số trường hợp vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử Nghề nghiệp Luật sư nhưng cũng đồng thời vi phạm quy định pháp luật khác, thì việc xử lý trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn

Ví dụ: Luật sư có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của khách hàng khi cố ý đưa ra những tình tiết không có thật trong vụ án làm cho khách hàng hoang mang để đưa tiền

“chạy án” và Luật sư chiếm đoạt số tiền này Hay trường hợp Luật sư vay tiền của khách

Trang 12

hàng nhưng không trả Theo đó, Luật sư bị xử lý trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự, tùy theo mức độ vi phạm Còn lại, đa số các trường hợp vi phạm đạo đức nghề Luật sư đều rất khó xử lý Bởi lẽ, mọi hành vi đều mơ hồ, không rõ ràng, không có chứng cứ để xác định vi phạm Nhất là các trường hợp Luật sư vi phạm nhưng lại phù hợp với lợi ích khách hàng, nhận được sự đồng tình ủng hộ của khách hàng Cụ thể, quá trình tiếp xúc với khách hàng, Luật sư sử dụng lời lẽ bóng gió để thông tin về “mối quan hệ thân thiết” với Cơ quan tiến hành tố tụng, gợi

ý “tặng quà” cho người tiến hành tố tụng… Hoặc Luật sư đưa ra những thông tin bịa đặt, phức tạp hóa vấn đề để yêu cầu lợi ích từ khách hàng thì việc chứng minh Luật sư vi phạm đạo đức hầu như là không thể Đó là chưa kể, Luật sư luôn biết cách thể hiện như thế nào

để vi phạm của mình không có cơ sở chứng minh và xử lý

Số liệu thống kê của Liên đoàn Luật sư Việt Nam kể từ năm 2009 đến năm 2022 cho thấy, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được 1800 trường hợp khiếu nại, tố cáo liên quan đến Luật sư, người tập sự hành nghề Luật sư, Ban Chủ nhiệm và thành viên Ban Chủ nhiệm các Đoàn Luật sư Tuy nhiên, đa số đơn khiếu nại vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền, chỉ khoảng 250 trường hợp là thuộc thẩm quyền giải quyết của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Khách hàng của Luật sư khiếu nại, tố cáo liên quan đến các lĩnh vực thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, không hài lòng về chất lượng công việc mà Luật sư đã thực hiện so với số tiền mà tổ chức hành nghề Luật sư đã nhận từ khách hàng, việc Luật sư hứa hẹn kết quả

vụ việc sau đó không thực hiện được, khách hàng đòi lại một phần thù lao mà họ đã thanh toán theo hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký Một số trường hợp do cơ quan tiến hành tố tụng

có văn bản gửi Liên đoàn yêu cầu xử lý Luật sư tham gia tố tụng khi có những ứng xử thiếu chuẩn mực, gần đây có suất hiện tình trạng phát ngôn trên mạng xã hội không đúng,

Trang 13

thậm chí vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, gây hậu quả xấu đối với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội và cá nhân, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người Luật sư Theo ghi nhận từ báo cáo của các Đoàn Luật sư từ năm 2009 đến tháng 6/2021, các Đoàn Luật sư

đã xử lý 650 trường hợp, trong đó áp dụng hình thức cao nhất là “xóa tên” đối với khoảng

500 Luật sư, có hai Đoàn Luật sư là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội chiếm

số lượng lớn khoảng 400 Luật sư Đáng quan tâm là phần lớn (khoảng 300 Luật sư) bị kỷ luật do không đóng phí thành viên 18 tháng liên tục, còn lại là các vi phạm khác Những con số trên cho thấy, khi đạo đức luật sư xuống cấp thì sẽ kéo theo cả ý thức về trách nhiệm kỉ luật trong công việc [6]

5 Quan điểm về các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Có thể thấy Việt Nam rất coi trọng nghề luật sư, xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật riêng và cụ thể, bao trùm nhiều khía cạnh để điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến ngành nghề này Đối với những quy định nêu trên, có nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp như vậy đối với người hành nghề luật sư là chưa thực sự nghiêm khắc, chưa đem lại hiệu quả triệt để Tuy nhiên, có nhiều nhận xét khác lại cho rằng các quy định này đã phù hợp với thực tiễn Việt Nam, làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc xử lý những hành vi chưa phù hợp với đạo đức và quy định của nghề

5 1 Các biện pháp đủ tính răn đe

Cụ thể, quy định về xử lý vi phạm đối với luật sư tại Điều 89 Luật Luật sư 2006 chỉ quy định một cách chung chung như sau: “Luật sư vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc

bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.” Sau khi được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 tại các Điều 85, 89, có thể thấy

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w