1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khái niệm, vai trò và nội dung thuận lợi hóa thương mại

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái niệm, vai trò và nội dung thuận lợi hóa thương mại
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại Bài luận/Văn bản học thuật
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 509,48 KB

Nội dung

Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là các hoạt động làm đơn giản hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm nhữnghoạt động, thông lệ và các thủ tục

Trang 1

I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về thuận lợi hóa thương mại

Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa khái niệm “thuận lợi hóa thươngmại Theo Wilson và cộng sự (2009) “thuận lợi hóa thương mại” là sự đơn giản hóathủ tục nhằm dịch chuyển hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuận lợi, nhanh chóng từngười bán sang người mua và tạo ra dòng tiền Theo tác giả, thuận lợi hóa thương mạiđược chia thành 3 cấp độ, bao gồm: (i) đơn giản hóa, (ii) phù hợp hóa và (iii) tiêuchuẩn hóa

Theo Wilson và các cộng sự (2005), hệ thống chính sách thuận lợi hóa thươngmại bao gồm các quy định về hải quan, thủ tục hành chính và sự minh bạch trong quátrình thương mại Các yếu tố ảnh hưởng tới thuận lợi hóa thương mại trong WTO baogồm cơ sở hạ tầng, minh bạch thể chế, sự quản lý tốt và các quy định trong nước(Wilson, 2005) Những nghiên cứu gần đây (Layton, 2008; ADB và ESCAP, 2013)cho thấy, thuận lợi hóa thương mại không chỉ cho phép các quốc gia giảm chi phí giaodịch thương mại mà còn giảm thiểu rất nhiều rủi ro trong thương mại quốc tế

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa thuận lợi hóa thương mại

là các hoạt động làm đơn giản hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm nhữnghoạt động, thông lệ và các thủ tục liên quan đến việc thu thập, lưu chuyển và xử lý sốliệu cũng như các thông tin khác liên quan đến việc lưu chuyển hàng hóa trong thươngmại quốc tế

Ngoài ra, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cũng đưa ra định nghĩa thuận lợihóa thương mại là tăng sự hiệu quả trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốcgia Còn theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), thuận lợi hóa thương mại là việc dỡ

bỏ những rào cản thương mại không cần thiết bằng cách áp dụng các công nghệ hiệnđại đồng thời cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa với các chuẩn chungcủa quốc tế (ADB và ESCAP, 2013)

(Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa khái niệm “thuận lợi hoá thương mại” Theo

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thuận lợi hóa thương mại là các hoạt động làm đơn giản hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm những hoạt động, thông lệ và các thủ tục liên quan đến việc thu thập, lưu chuyển và xử lý số liệu cũng như các thông tin khác liên quan đến việc lưu chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho rằng, thuận lợi hóa thương mại

là tăng sự hiệu quả trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

Trang 2

Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) định nghĩa, thuận lợi hóa thương mại là việc dỡ bỏ những rào cản thương mại không cần thiết bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại, đồng thời cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa với các chuẩn chung của quốc tế (ADB và ESCAP, 2013).)

Một cách chung nhất, có thể hiểu “thuận lợi hóa thương mại” là những qui địnhcho phép các quốc gia đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại liên quanđến việc thu thập, trình bày, và xử lý các thông tin cần thiết cho giao dịch thương mạiquốc tế

1.2 Vai trò (lợi ích) của thuận lợi hóa thương mại

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể phủ nhậnvai trò của thuận lợi hóa thương mại Phụ thuộc vào điều kiện và mục tiêu phát triểncủa mỗi quốc gia, thương mại hóa có vai trò khác nhau nhưng về cơ bản, thuận lợi hóathương mại có những vai trò cơ bản:

Thứ nhất, thương mại hóa cho phép các quốc gia tăng cường lợi thế cạnh tranh.

Các nước tham gia thị trường tự do sẽ có thị trường rộng lớn hơn, bởi vậy doanhnghiệp sẽ không chỉ hướng vào sản xuất hàng nội địa và sẽ hướng ra thị trường nướcngoài Thêm vào đó, khi thuế suất giảm, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội giảm chi phí,

hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần tăng năng lực cạnh tranh (Hoàng Văn Hội,2013)

Thứ hai, thuận lợi hóa hóa thương mại góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận thị

trường mới và thu hút đầu tư nước ngoài cho các quốc gia Gandolfo (2014) khẳngđịnh, việc giảm bớt các rào cản về tiếp cận thị trường chính là yếu tố quan trọng manglại cho các quốc gia rất nhiều lợi ích tùy thuộc vào khả năng điều chỉnh và ứng phócủa các quốc gia đó

Thứ ba, thuận lợi hóa thương mại cho phép người tiêu dùng mở rộng cơ hội

tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ưu việt từ các quốc gia khác một cách dễ dàng hơn.Bên cạnh đó, thông qua quá trình thuận lợi hóa thương mại, sự phát triển của một sốthị trường sản phẩm, dịch vụ như hạ tầng, tài chính, viễn thông, vận tải… sẽ tác độngtích cực đến mọi ngành nghề trong nền kinh tế của các quốc gia và các lĩnh vực khác

có liên quan

Thứ tư, thuận lợi hóa thương mại góp phần làm giảm chi phí, nâng cao lợi

nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các nhà cung cấp Xuất phát từ việc

Trang 3

thúc đẩy gia tăng cạnh tranh và mức độ hiệu quả của các thị trường sản phẩm, dịch vụ,qua đó giúp cho các nhà cung cấp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh Nhờ vậy mà họ

có thể gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận doanh nghiệp Bên cạnh đó,thuận lợi hóa thương mại sẽ giảm khả năng xuất hiện các nhà độc quyền mua, bán,nhờ đó, giảm khả năng nhà cung cấp bị thua thiệt vì bị chèn ép khi họ chỉ có thể cungcấp hàng hoá cho một đơn vị duy nhất (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011)

Thứ năm, thuận lợi hóa thương mại góp phần thúc đẩy hiệu quả sử dụng các

nguồn lực của nền kinh tế Cụ thể, mở cửa thị trường sẽ khuyến khích quá trìnhchuyển giao công nghệ của các quốc gia Thông qua sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp, các nguồn lực đầu vào như sức lao động, vốn, công nghệ sẽ được phân bổ mộtcách hiệu quả, vì vậy, có thể đóng góp vốn cho tăng trưởng và phát triển bằng cáchkhuyến khích nhập khẩu với giá rẻ hơn để thay thế cho các dịch vụ mà trong nướccung cấp kém hiệu quả Thông qua đó, các tài nguyên và nguồn lực sẽ được giảiphóng để phục vụ cho các mục đích khác

Thứ sáu, thuận lợi hóa thương mại góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc

tế Nếu như quá trình thuận lợi hóa thương mại một quốc gia tốt thì cán cân thanh toán

sẽ phát triển ổn định, tăng cường nền kinh tế vĩ mô và tạo môi trường kinh doanhthuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư (Anderson và cộng sự 2004)

Thứ bảy, thuận lợi hóa thương mại thúc đẩy thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động

giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tìnhhữu nghị giữa các dân tộc Từ cơ sở đó, các phát minh, sáng chế khoa học, kỹ thuật,công nghệ sẽ có cơ hội được phổ biến rộng rãi, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệnhân loại

Tóm lại, hội nhập khu vực và quốc tế là xu hướng tất yếu của thế giới và thuậnlợi hóa thương mại đã mang lại những lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia Muốn pháttriển, các nước cần có chính sách thương mại phù hợp nhằm đáp ứng xu thế của thờiđại cũng như phục vụ lợi ích quốc gia trong trung và dài hạn

1.3 Nội dung chính của thuận lợi hóa thương mại của một quốc gia trong hội nhập khu vực

Nội dung chính của thuận lợi hóa thương mại của một quốc gia được cụ thể hóatrong Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại được tổ chức thương mại quốc tế WTO

Trang 4

soạn thảo ngày 07 tháng 7 năm 2014 gồm 12 điều cơ bản về thông tin và minh bạch,quản lý và quy định pháp lý thương mại, thủ tục hải quan, quá cảnh thương mại.

Các quy định về công bố và tính sẵn có của thông tin

Để thuận lợi hóa thương mại, các nước trước tiên phải công bố và tính sẵn cócủa thông tin (Điều 1) Mỗi nước thành viên phải công bố các thông tin một cách cụthể nhất các thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh (bao gồm thủ tục tại cảng, sân bayhoặc các điểm nhập cảnh khác) và các văn bản chứng từ theo yêu cầu; thuế suất đánhvào hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu; các loại phí do chính phủ quy định liên quan tớixuất nhập khẩu và các quy tắc liên quan tới nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

Mỗi thành viên phải cung cấp và cập nhật thông tin qua mạng internet các nộidung như: bản hướng dẫn về thủ tục xuất nhập khẩu bao gồm các thủ tục khiếu nại vàkhiếu kiện để thông tin cho các chính phủ và doanh nghiệp các bên liên quan khác vềcác bước thực hiện cần thiết đối với nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh

Các quy định về quản lý và quy định pháp lý thương mại

Trong quá trình thực hiện các hiệp định hay bất cứ chính sách nào đều cónhững thiếu sót hay ảnh hưởng ít nhiều tới quyền lợi của các nước tham gia hiệp định.Chính vì vậy, nội dung thứ hai thuận lợi hóa thương mại nói về cơ hội góp ý, thông tintrước thời hạn hiệu lực và tham vấn (Điều 2)

Để quá trình thực hiện thông quan hàng hoá diễn ra thuận lợi, WTO đưa ra quyđịnh về “xác định trước” (Điều 3) Xác định trước là một quyết định bằng văn bản củamột thành viên dành cho một người nộp đơn trước khi nhập khẩu hàng hóa trong đótại đơn chỉ ra những quy định của thành viên với hàng hóa tại thời điểm nhập khẩubao gồm: phân loại thuế quan hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, giá trị hàng hóa trước thay

vì phải chờ hàng đến nước khác mới tiến hành khai báo và làm thủ tục hải quan

Trong quá trình thực hiện thỏa thuận hay hiệp định, các nước ít nhiều đều có sựxung đột về mặt lợi ích Chính vì vậy, điều 4 đưa ra các thủ tục khiếu nại và khiếukiện Ngoài các quy định liên quan đến thông tin và tính minh bạch, thuận lợi hóathương mại còn quy định về phí và lệ phí phải thu hoặc liên quan đến xuất khẩu hoặcnhập khẩu (Điều 6)

Trang 5

Các quy định về thủ tục hải quan

Một trong những nội dung liên quan tới thông quan hàng hóa đó là tại điều 7Hiệp định nêu rõ cách thức giải phóng, thông quan hàng hóa Trước khi hàng đến, mỗithành viên phải nộp hồ sơ nhập khẩu và bản lược khai để xử lý trước khi hàng đến đểgiải phóng nhanh hàng hóa ngay khi đến Các thành viên phải quy định việc nộp trướccác chứng từ dạng điện tử để xử lý chứng từ đó trước khi hàng đến Sau đó các thànhviên phải thanh toán điện tử đối với thế, lệ phí và chi phí hải quan được áp dụng đếnxuất nhập khẩu hàng hóa

Để giải phóng và thông quan hàng hóa nhanh chóng, mỗi thành viên phải cungcấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại bổ sung liên quan đến thủ tục xuất nhậpkhẩu hoặc quá cảnh Đối với các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn quy địnhđược gọi là doanh nghiệp ưu tiên Thành viên có thể cung cấp các biện pháp tạo thuậnlợi thương mại này thông qua các thủ tục hải quan thông thường dành cho tất cả cácdoanh nghiệp và không được yêu cầu thiết lập một chương trình riêng biệt Các tiêuchí được xác định là doanh nghiệp ưu tiên bao gồm: hồ sơ phù hợp về luật, quy địnhhải quan và luật, hệ thống quản lý hồ sơ để phục vụ việc kiểm soát nội bộ cần thiết;khả năng thanh toán tài chính Khi một doanh nghiệp được xếp vào loại hình doanhnghiệp ưu tiên thì được giảm các yêu cầu về chứng từ và dữ liệu khi thấy phù hợp, tỷ

lệ kiểm tra thấp, thời gian giải phóng hàng nhanh; sử dụng các khoản bảo lãnh cộnggộp hoặc các khoản bảo lãnh được giảm

Cho phép hàng hoá tự do qua lại cần thiết phải có sự hợp tác của cơ quan chínhquyền chính vì thế cần hợp tác hải quan (Điều 12): Các nước thành viên phải trao đổithông tin cụ thể hoặc các chứng từ yêu cầu Theo các quy định của cung cấp thông tin,Thành viên được yêu cầu phải kịp thời:

Một là: Trả lời bằng văn bản, thông qua phương tiện bằng giấy hoặc điện tử; Hai là: cung cấp thông tin cụ thể như được quy định trong tờ khai nhập khẩu

hoặc xuất khẩu, hoặc tờ khai đến mức có thể, cùng với một bản mô tả về mức độ bảo

vệ và bảo mật được yêu cầu của thành viên yêu cầu;

Ba là: nếu được yêu cầu, cung cấp các thông tin cụ thể được quy định trong các

chứng từ sau, hoặc các chứng từ nộp để hỗ trợ tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu, đếnmức có thể; hóa đơn thương mại, bảng kê đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ và vận

Trang 6

đơn, trong hình thức mà các chứng từ đó đã được đệ trình bằng giấy hoặc điện tử,cùng với một bản mô tả về mức độ bảo vệ và bảo mật được yêu cầu của Thành viênyêu cầu;

Bốn là: Xác nhận rằng các chứng từ được cung cấp là sao y bản chính;

Năm là: cung cấp thông tin hoặc nếu đáp ứng yêu cầu, đến mức có thể, trong

vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu

Các quy định về quá cảnh thương mại

Các thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh được quy định tại điều 10 của Hiệpđịnh thuận lợi hóa thương mại Để giảm thiểu những thủ tục xuất nhập khẩu và quácảnh cũng như giảm bớt và đơn giản hóa các yêu cầu chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu

và quá cảnh, mỗi thành viên khi có thể phải nỗ lực trong việc chấp thuận bản sao giấyhoặc điện tử các chứng từ bổ sung cần thiết

Để phục vụ thuận lợi hóa thương mại, các nước áp dụng nội dung tự do quácảnh được quy định tại điều 11 của Hiệp định: Các thủ tục liên quan đến vận tải quácảnh được áp đặt bởi một thành viên không được duy trì nếu trường hợp hoặc mụctiêu dẫn tới việc áp dụng của thành viên không tồn tại hoặc mục tiêu đã thay đổi có thểđược giải quyết theo cách ít hạn chế thương mại hơn

Nhìn chung, nội dung thuận lợi hóa thương mại được thể hiện cụ thể trong hiệpđịnh thuận lợi hóa thương mại do tổ chức thương mại quốc tế soạn thảo Những thuậnlợi như đã đề cập ở trên là cơ sở, là tiền đề để các nước vận dụng và thực hiện trongquá trình tham gia vào hội nhập khu vực và quốc tế

Trang 7

II TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ CÁC CAM KẾT THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI

2.1 Tổng quan về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

a Lịch sử hình thành

- Tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN định hướng ASEAN sẽ hình thànhmột cộng đồng trong đó tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnhvượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được

tự do lưu chuyển, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế

-xã hội giảm bớt

- Từ năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn 2020 bao gồm

3 trụ cột chính là cộng đồng An ninh - chính trị ASEAN (APSC), Cộng đồngkinh tế ASEAN (AEC) và cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC)

- Năm 2007: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạoASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì 2020như kế hoạch ban đầu

- Ngày 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnhđạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC

b Các nội dung chính của AEC

Bốn yếu tố cấu thành AEC bao gồm:

1 Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, thông qua:

- Tự do lưu chuyển hàng hóa

- Tự do lưu chuyển dịch vụ

- Tự do lưu chuyển đầu tư

- Tự do lưu chuyển vốn

- Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề

- Linh vực hội nhập ưu tiên

- Thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp

2 Một khu vực kinh tế cạnh tranh, thông qua:

- Các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh

- Bảo hộ người tiêu dùng

- Quyền sở hữu trí tuệ

- Phát triển cơ sở hạ tầng

- Thuế quan

- Thương mại điện tử

3 Phát triển kinh tế cân bằng, thông qua:

- Các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

- Sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN

4 Hội nhập kinh tế toàn cầu, thông qua:

- Tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác kinh tế

- Nâng cao năng lực tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu

Trang 8

2.2 Các Hiệp định chính trong AEC

Để thực hiện hóa AEC, rất nhiều Hiệp định, Thỏa thuận, Sáng kiến, đã được cácthành viên đàm phán, ký kết và thực hiện Trong đó các Hiệp định quan trọng và đưathực thi tương đối đầy đủ là:

- Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)

- Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS)

- Hiệp định về Di chuyển thể nhân trong ASEAN (MNP)

- Các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về một số lĩnh vực dịch vụ (MRA)

- Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA)

So sánh các cam kết trong AEC với các FTA khác mà VN tham gia:

- Về tự do hàng hóa: Trong số các FTA mà VN đã ký kết, các cam kết về cắtgiảm thuế quan trong AEC là cao nhất và nhanh nhất Cho đến nay, VN đãhoàn thiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong AEC (nguồn)

- Về tự do hóa dịch vụ: các cam kết về dịch vụ trong AEC đều tương tự mứccam kết trong WTO, trong một số gói cam kết dịch vụ của AEC, mức độ camkết đã bắt đầu cao hơn so với WTO nhưng không nhiều và cũng phù hợp vớimức độ mở cửa thực tế về dịch vụ của VN

- Về tự do hóa đầu tư: các cam kết về đầu tư trong AEC toàn diện hơn trongWTO và các FTA đã ký của VN nhưng cũng phù hợp với các quy định về đầu

tư pháp luật VN (việc thực thi các cam kết về đầu tư trong AEC không buộc

VN phải sửa đổi trong pháp luật nhà nước)

- Về tự do hóa lao động: Cho đến nay việc tự do hóa lao động trong AEC mớichỉ dừng lại ở các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về trình độ của laođộng có kỹ năng (thông qua xây dựng hệ thống đăng ký ngành nghề chung)trong 8 ngành nghề, nhưng cho tới thời điểm hiện tại chỉ có 2 MRA đã đượcthực thi đầy đủ

2.3 Hiệp định TFA (Hiệp định tạo thuận lợi thương mại) của WTO và những vấn đề đặt ra trong AEC

- Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (WorldTrade Organization Trade Facilitation Agreement - TFA) – gọi tắt là Hiệp địnhhoặc TFA, được thông qua ngày 14/7/2014 tại Geneva sẽ là một trong nhữngvăn bản rất quan trọng của WTO nhằm tạo ra những thuận lợi nhất định cho dichuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của WTO Hiệp định này đượccoi là hiệp định toàn diện về thuận lợi hóa thương mại bao gồm 3 phần cơ bản:Phần I: Nội dung các biện pháp kỹ thuật trong hiệp định TFA chủ yếu tập trungvào 4 nhóm: Nhóm vấn đề tiếp cận thông tin và tính minh bạch; Nhóm vấn đề quản lýcác quy định pháp lý về thương mại; Nhóm vấn đề thủ tục hải quan; Nhóm vấn đề quácảnh thương mại

Phần II: Quy định các điều khoản đặc biệt đối với các quốc gia thành viên đangphát triển và chậm phát triển Theo quy định WTO, nội dung của hiệp định TFA được

Trang 9

chia thành 3 nhóm bao gồm: nhóm A (thực hiện ngay khi hiệp định có hiệu lực);nhóm B (cần thêm thời gian ân hạn nhất định); nhóm C (cần thêm thời gian ân hạn và

hỗ trợ kỹ thuật) WTO cho phép các nước thành viên tham gia vào hiệp định TF, tựxem xét và phân loại các quy định theo phân nhóm A, nhóm B, nhóm C Một khi đãphân loại các quy định theo phân nhóm của WTO thì mặc nhiên các nước thành viênphải có trách nhiệm thực hiện theo như nội dung đã cam kết

Phần III: Các thỏa thuận thể chế và các điều khoản cuối cùng, quy định tất cảcác điều khoản của Hiệp định TF mang tính chất bắt buộc đối với các nước thành viêntham gia Hiệp định Ngoài ra, Hiệp định còn yêu cầu thành lập Ủy ban Tạo thuận lợithương mại của WTO cũng như tất cả thành viên thực thi theo đúng nội dung đã camkết trong hiệp định

- Mặc dù AEC là cộng đồng kinh tế cấp khu vực kiểu EU, tuy nhiên mức độ hộinhập khu vực còn hạn hẹp, các kế hoạch phát triển kinh tế cũng như các hiệpđịnh mới chỉ dừng lại ở khuôn khổ pháp lý mà tính thực hiện chưa cao Mặc dùAEC xây dựng nội dung thuận lợi thương mại dựa trên TFA của WTO nhưngmới là hình thức Vấn đề của AEC là:

1 Nâng cao hiệu quả và thể chế kinh tế

Mặc dù AEC là cộng đồng kinh tế nhưng không phải là một cộng đồng kinh tếgắn kết Sự khác biệt về tốc độ phát triển, văn hóa, xã hội giữa các nước thành viênASEAN là rào cản khiến tiến trình hợp tác kinh tế khu vực còn nhiều hạn chế Tuynhiên trên thực tế, sự phân hóa ASEAN theo trình độ và quy mô nền kinh tế phổ biếnnhất vẫn là theo nhóm ASEAN biển đảo và ASEAN lục địa (trừ Thái Lan), hay cònđược gọi là ASEAN-6 và các nước kém phát triển Sự khác nhau về xuất phát điểm,

về hoàn cảnh thể chế chính trị và lịch sử đã tạo ra sự tương phản về bức tranh kinh tế

-xã hội giữa hai nhóm nước rõ rệt Những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấphơn trong khối lo ngại sự xâm nhập của các nền kinh tế mạnh hơn, khi viễn cảnh thịtrường trong nước bị hàng hóa ngoại nhập tràn vào với tình trạng nhập siêu tiếp diễntrong các năm gần đây Trong khi đó, các thành viên có nền kinh tế phát triển ở mứccao trong khu vực sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ các ngành sản xuất hiện đại nhưcông nghiệp nặng, hóa chất, dược phẩm, Điều này tất yếu sẽ dẫn đến sự khó hòa hợplợi ích giữa các nền kinh tế trong khu vực trong một môi trường sản xuất thống nhất

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏathuận hay Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất Tham gia vào các mục tiêucủa AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến giữa cácnước ASEAN có liên quan tới mục tiêu này Tuy nhiên, các cam kết ASEAN nóichung và trong AEC nói riêng không mang tính ràng buộc, chính vì thế việc thực thicác hiệp định không đồng bộ Để nâng cao hiệu quả của AEC, bản thân AEC phải có

sự điều chỉnh phù hợp về mặt thể chế để phù hợp với xu thế phát triển của các nướchiện tại Đồng thời các nước thành viên cần xóa bỏ khác biệt về chính trị, kinh tế, vănhóa để cùng nhau xây dựng thể chế khu vực hoàn thiện hơn, phù hợp hơn

Trang 10

2 Nâng cao tính minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư

Về mặt lý thuyết, AEC không chỉ đẩy mạnh thương mại nội khối mà còn thuhút đầu tư nước ngoài trong toàn khu vực Tuy nhiên, tác dụng thúc đẩy thương mạinội khối của AEC còn hạn chế do cộng đồng này tiếp tục phải chịu tác động của cácrào cản thương mại và các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, trong bối cảnh kết cấu hạtầng vẫn còn thiếu thốn nghiêm trọng

Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan lưu thông nội khối, nhất là các sản phẩm chủđạo như xăng dầu, lương thực, máy móc, thiết bị điện tử không chỉ làm giảm nguồnngân sách nhà nước, nhất là các nước đang phát triển, mà còn dẫn đến nguy cơ phásản các doanh nghiệp các ngành này ở nước nghèo Đối với các nước phát triển hơn,

sự tự do lưu thông sẽ dẫn đến tình trạng xâm nhập ồ ạt của nguồn hàng hóa và laođộng giá rẻ từ các nước khác, đặt ra thách thức to lớn về kinh tế - xã hội cho các nướcnày Đối với các doanh nghiệp, thách thức lớn nhất khi hội nhập AEC là nguy cơ cạnhtranh gay gắt với các doanh nghiệp khác trong khu vực Việc vừa hợp tác vừa cạnhtranh được đánh giá là làm tăng thêm áp lực sản xuất với các doanh nghiệp Thêm vào

đó nguy cơ chảy máu chất xám là khó tránh khỏi khi AEC cho phép luân chuyển laođộng tự do giữa các doanh nghiệp và giữa các nước

Trong những năm gần đây, ASEAN đã nổi lên như một khu vực đấu tranh cho

tự do hóa thương mại và chủ nghĩa đa phương Trong khi ngày càng nhiều quốc giatrên thế giới dường như quay lưng lại với toàn cầu hóa, thì ASEAN đã giảm sâu sắcthuế quan trên thực tế gần như bằng 0 đối với hầu hết thương mại trong khối, đồngthời đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vàotháng 11/2020

Nhưng thương mại tự do thực sự ở ASEAN như thế nào thì vẫn còn là vấn đề tranhluận Trong khi hội nhập khu vực trên toàn thế giới về chiều rộng đã dẫn đến sự giatăng trong thương mại nội khối - ví dụ, khoảng 65% thương mại của EU là thươngmại nội khối - thì thương mại nội ASEAN chỉ chiếm một tỷ trọng thấp và trì trệ ở mứckhoảng 25% trong gần hai thập kỷ Điều này xảy ra mặc dù thuế suất trung bình củacác nước ASEAN giảm từ 8,9% năm 2000 xuống còn 4,5% vào năm 2015 - khiASEAN chính thức trở thành Cộng đồng Kinh tế - và thuế quan được xóa bỏ hoàntoàn đối với 98% tất cả các dòng sản phẩm Nguyên nhân chính là các trở ngại giatăng đối với thương mại dưới hình thức các biện pháp phi thuế quan (NTM), đã tăng

so với cùng kỳ lên 5.975 từ 1.634 biện pháp Đến năm 2019, số biện pháp này đã lêncon số 9.000 biện pháp

Hiện nay, ASEAN đã xóa bỏ thành công các hàng rào thuế quan, với 98,6% cácsản phẩm đã được dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan trong Hiệp định Thương mại hàng hóaASEAN (ATIGA), nhưng việc áp dụng các biện pháp phi thuế mang tính cản trởthương mại nội khối đang có xu hướng gia tăng Mặc dù ASEAN đã đưa ra nhiều camkết về gỡ bỏ các rào cản phi thuế nhưng kết quả thực hiện rất khiêm tốn ở các quốc

Trang 11

gia thành viên Điều này một phần là do ASEAN có cách hiểu chặt chẽ hơn về rào cảnphi thuế (NTB) so với định nghĩa của Liên hiệp quốc.

3 Về cải cách và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

AEC có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thànhlập trong việc đào tạo nhân lực, kỹ năng quản lý, quản trị, tiếp cận thị trường, cungcấp thông tin về thị trường cũng như môi trường đầu tư, thủ tục hành chính Đặc biệt,AEC hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thông qua việc phối hợp chặt chẽ vớiQuỹ Bảo lãnh tín dụng và các quỹ tài chính khác dành cho khu vực doanh nghiệp này.Yêu cầu bức thiết là cần phải nhanh chóng triển khai áp dụng các hệ thống quản lýmôi trường, như ISO 14.000, HACCP, thực hiện quản lý tốt (GMP), thực tiễn nuôitrồng tốt (GAP)

Bên cạnh đó, cần có một luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết nối với chuỗigiá trị toàn cầu Xử lý các vấn đề tỷ giá, lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay từ ngân hàng Không chỉ cóvấn đề hạ lãi suất mà quan trọng là làm sao cải tiến các thủ tục cho vay Ngoài ra, cần

hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận đầu tư vào ngành nghề có tiềm năng, đem lạilợi nhuận cao, đáp ứng nhu cầu thị trường Để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cầnxây dựng một kênh tham vấn doanh nghiệp cấp khu vực nhằm thực hiện hóa các camkết thương mại Đặc biệt cần một đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ doanhnghiệp tìm hiểu AEC, các FTA cũng như tư vấn giải thích cho doanh nghiệp cáctrường hợp khúc mắc

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong số các doanh nghiệp ở các nước.Đây là thành phần kinh tế còn non trẻ, dễ bị ảnh hưởng bởi kinh tế thị trường Chính

vì vậy, cộng đồng kinh tế ASEAN, cụ thể là AEC, cần xây dựng chính sách thuế, phithuế hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường các nước nhằm tăng cường xuất khẩu,

mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế

Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị và triển khai thực hiệnHiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Trongđó:

- Nhóm việc về minh bạch hóa: Xây dựng cổng thông tin điện tử quốc gia nhằmcung cấp thông tin liên quan đến chính sách thương mại, thủ tục hải quan, tạothuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quantrung ương và địa phương

- Nhóm việc về Phí và Thủ tục: Triển khai thực hiện các cam kết như hoàn thiệncác văn bản pháp quy, nâng cao hiệu quả các thủ tục liên quan đến cơ chế mộtcửa, tự động hóa hải quan, cơ chế thông báo tăng cường kiểm soát, tạm quản,quyết định trước, thủ tục kiểm nghiệm, xử lý trước khi hàng đến, quản lý rủi ro,thiết lập và công bố thời gian giải phóng hàng trung bình

Trang 12

- Nhóm việc về tự do quá cảnh: Triển khai áp dụng các cam kết liên quan đếnquá cảnh như: không phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho hàng hóa quá cảnh, ápdụng các quy định liên quan đến phí quá cảnh.

- Nhóm việc về hợp tác hải quan: Chia sẻ và trao đổi thông tin, tăng cường hợptác hải quan với hải quan các nước và các tổ chức quốc tế

- Nhóm việc về đối xử đặc biệt và khác biệt: Thực hiện các yêu cầu về đối xửđặc biệt và khác biệt tại phần II của Hiệp định TF như xây dựng lộ trình thựchiện các nhóm cam kết, theo dõi việc thực hiện, báo cáo theo định kỳ của WTO

- Nhóm việc về thể chế: Vận hành hoạt động của Ủy ban quốc gia về cơ chế mộtcửa ASEAN, cơ chế một cửa hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, điều phốicác bên có liên quan trong nước và phối hợp với các đối tác nước ngoài

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w