1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiểu luận tài nguyên du lịch văn hóa Ở tây nguyên

37 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Nguyên Du Lịch Văn Hóa Ở Tây Nguyên
Tác giả Nguyễn Đình Đức
Người hướng dẫn GVHD: Trịnh Ngọc Anh
Trường học Đại học Công nghệ Tp.HCM
Chuyên ngành Văn hóa du lịch
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 8,15 MB

Nội dung

Ngoại trừ nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Châmphân tích mối quan hệ giữa sự đa dạng văn hóa trong mối liên hệ với hoạt động dulịch văn hóa ở Tây Nguyên, các nghiên cứu còn lại phần lớn

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TÂY NGUYÊN

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đình Đức Trường: Đại học Công nghệ Tp.HCM MSSV: 1911840362 Lớp: 19DVNA1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm của báo cáo môn học ngoài trường: Điểm số Điểm Tp.HCM, ngày tháng năm 20 Giảng viên hướng dẫn

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu và nhiệm vụ 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA 3

1.1Khái niệm du lịch văn hóa 3

1.2Tài nguyên du lịch văn hóa 4

Chương 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH TẠI TÂY NGUYÊN 5

2.1Tài nguyên du lịch văn hóa tại tây Nguyên 5

2.2.Các giá trị văn hóa vùng Tây Nguyên trong hoạt động du lịch 6

2.3Đánh giá thực trạng (Ưu điểm, nhược điểm) 22

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TÂY NGUYÊN 24

3.1 Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Tây Nguyên 24

3.2 Trách nhiệm bảo vệ và khai thác du lịch văn hóa 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC ( HÌNH ẢNH) 31

Trang 4

Những nơi này hiện còn bảo tồn và phát huy được các nghề thủ công truyềnthống nổi tiếng, như: nghề dệt vải thổ cẩm, nghề đẽo - tạc tượng, nghề đan lát mâytre… Đây chính là những tiềm năng quan trọng để phát triển loại hình du lịch vănhóa Mặc dù vậy, các nghiên cứu về phát triển du lịch văn hóa tại vùng Tây Nguyênchưa được quan tâm nhiều Ngoại trừ nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Châmphân tích mối quan hệ giữa sự đa dạng văn hóa trong mối liên hệ với hoạt động dulịch văn hóa ở Tây Nguyên, các nghiên cứu còn lại phần lớn đánh giá chung về hoạtđộng du lịch tại vùng Tây Nguyên, lợi thế cạnh tranh của địa phương trong pháttriển du lịch và giới thiệu giá trị các tài nguyên tự nhiên có thể khai thác trong dulịch Do vậy, cần thiết phải có thêm các nghiên cứu về thực trạng khai thác các giátrị văn hóa của vùng Tây Nguyên trong hoạt động du lịch, nhằm đề xuất các giảipháp phù hợp phát triển loại hình du lịch văn hóa tại địa phương.

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đánh giá hoạt động du lịch văn hóa theo hướngbền vững tại vùng Tây Nguyên Dựa trên mức độ khai thác các giá trị văn hóa củacộng đồng cư dân địa phương vẫn còn hiện hữu Kết quả chỉ ra rằng, các hoạt độngmang đậm bản sắc văn hóa như: Văn hóa lễ hội, phong tục tập quán, tôn giáo tínngưỡng, văn hóa ẩm thực, công trình kiến trúc truyền thống và làng nghề truyềnthống… chưa được khai thác đúng mức hoặc vẫn còn bị bỏ ngỏ Qua đó, đề ra một

số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa tại vùng Tây Nguyên theohướng bền vững

Trang 5

2.Mục tiêu và nhiệm vụ

Lu n gi i khái ni m, đ c đi m c a du l ch văn hoá ậ ả ệ ặ ể ủ ị

Phân tch và đánh giá th c tr ng phát tri n du l ch văn hoá Tây Nguyênự ạ ể ị ở

Đánh giá th c tr ng du l ch văn hoá Tây Nguyênự ạ ị ở

Đêề xuâất ph ương h ướng và m t sốấ gi i pháp đ phát tri n du l ch văn hoá Tây Nguyênộ ả ể ể ị ở

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đốấi tượng nghiên c u: ứ

+ Tìm hi u khái ni m, đ c đi m c a du l ch văn hoáể ệ ặ ể ủ ị

+ Th c tr ng phát tri n du l ch văn hoá Tây Nguyênự ạ ể ị ở

+ Đánh giá th c tr ng đêề xuâất phự ạ ương hướng và m t sốấ gi i phápộ ả

Ph m vi nguyên c u: Tây Nguyênạ ứ

4.Phương pháp nghiên cứu

+ S u tâềm, thu nh p thống tn t sách, báoư ậ ừ

+ Nghiên c u nh ng trang pháp lu t đ nghiên c u vêề Lu n du l chứ ữ ậ ể ứ ậ ị

+ File tài li u t trệ ừ ường l pớ

NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA

1.1Khái niệm du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách muốn tìm hiểu và thẩm nhận

về văn hóa, lịch sử dân tộc của nước sở tại thông qua di sản văn hóa, di tích lịch sửvăn hóa, lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, cách tổ chức cộng đồng, lốisống của một dân tộc Du lịch văn hóa sử dụng nguồn Tài nguyên du lịch văn hóa

để làm nền tản xây dựng sản phẩm của nó Về tài nguyên du lịch văn hóa, Luật Dulịch 2005 gọi là Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm “truyền thống văn hóa, cácyếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phivật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”

Trang 6

Trong loại hình Du lịch Văn hóa có thể được chia nhỏ thành nhiều loại dulịch khách như: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di sảnvăn hóa nổi tiếng Ngoài ra, chúng ta còn có Du lịch Văn hóa đại trà cho nhiều đốitượng và Du lịch Văn hóa chuyên sâu cho một vài loại khách đặc biệt tìm hiểu sâu

về văn hóa Cũng theo Luật Du lịch 2005: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựavào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và pháthuy các giá trị truyền thống”

Trong loại hình Du lịch Văn hóa có thể được chia nhỏ thành nhiều loại dulịch khách như: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di sảnvăn hóa nổi tiếng Ngoài ra, chúng ta còn có Du lịch Văn hóa đại trà cho nhiều đốitượng và Du lịch Văn hóa chuyên sâu cho một vài loại khách đặc biệt tìm hiểu sâu

về văn hóa Cũng theo Luật Du lịch 2005: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựavào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và pháthuy các giá trị truyền thống”

Theo tác giả Dương Văn Sáu: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch khai thácgiá trị của các thành tố trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nhằm đáp ứng vàthỏa mãn các nhu cầu của du khách mà vẫn bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóadân tộc”

Như vậy chúng ta thấy rằng Du lịch văn hóa trước hết là một loại hình dulịch cũng như nhiều loại hình du lịch khác Du lịch văn hóa lấy chỗ dựa là tàinguyên du lịch văn hóa đó là bản sắc văn hóa dân tộc (theo Luật Du lịch 2005),nhưng nói rộng ra là dựa vào văn hóa mà văn hóa là tất cả những gì con người sángtạo ra và tích lũy trong quá trình sống của mình

Du lịch văn hóa tận dụng tất cả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cósức hấp dẫn du khách và trở thành một bộ phận của tài nguyên du lịch Du lịch vănhóa còn là phương thức để đánh thức giá trị văn hóa tiềm năng của một dân tộc.Thông qua du lịch, các giá trị văn hóa phát lộ và đem lại lợi ích thiết thực cho quốcgia, dân tộc Nhờ có du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng mà nhiều quốcgia-dân tộc trên thế giới đã tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa vậtchất và phục nguyên các giá trị văn hóa tinh thần vốn lâu nay bị lãng quên hay chìmđắm vì nhiều sự kiện khác của quốc gia-dân tộc xảy ra Nhờ có du lịch văn hóa mà

Trang 7

các di sản văn hoá được bảo vệ, trung tu, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mớicác công trình văn hoá đương đại, làm phong phú thêm giá trị của văn hoá đươngđại của quốc gia, dân tộc.

1.2Tài nguyên du lịch văn hóa

Các loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 nhưsau:

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sửdụng cho mục đích du lịch

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giátrị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụngcho mục đích du lịch

Chương 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH TẠI TÂY NGUYÊN

2.1Tài nguyên du lịch văn hóa tại tây Nguyên

Tây Nguyên là một vùng văn hóa đặc sắc mà ở đó bao gồm Không gian vănhóa độc đáo với cồng chiêng Tây Nguyên, nhà rông, nhà dài, nhà gươl, nghệ thuậtđẽo tượng gỗ, tượng nhà mồ, tập tục uống rượu cần, đốt lửa, các truyền thuyết, sửthi, trường ca, lễ hội và không gian sinh thái thiên nhiên hùng vĩ và huyền bí vớirừng, núi, sông, suối, thác, hồ và hệ thảm thực thực vật, động vật phong phú củavùng Tây Nguyên cũng là tiềm năng du lịch to lớn cần được khai thác

Về tài nguyên thiên nhiên, Tây Nguyên tập hợp nhiều cao nguyên, khu bảo tồn

tự nhiên và các vườn quốc gia với nhiều loài cây cảnh, cây dược liệu làm thuốc, cácthảm thực vật nhiều tầng phong phú, đa dạng cùng các loài động vật hoang dã quýhiếm Đặc biệt, Vườn quốc gia Chư Mom Ray và KonKaKinh được công nhận làVườn di sản ASEAN Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các sản phẩm

du lịch sinh thái đặc sắc mang đậm nét Tây Nguyên

Do nằm đầu nguồn của hệ thống các dòng sông Đồng Nai, sông Ba; đồng thời

do cấu tạo của địa hình thiên nhiên bị chia cắt mạnh với những dãy núi lớn như

Trang 8

Ngọc Linh (Kon Tum), An Khê (Gia Lai), Chư Yang Sin (Đắk Lắk)… nên TâyNguyên có nhiều thác nước có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn như: Đray Sáp,Đray Nur, Đray Hlinh, Prenn, Trinh Nữ - Gia Long, Cam Ly, Phú Cường, Pongour,Datanla… Bên cạnh đó, Tây Nguyên có hệ thống hồ như: hồ Lắk (Đắk Lắk), Biển

Hồ, hồ AyunHạ (Gia Lai), hồ Xuân Hương, hồ Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm (LâmĐồng) và nhiều con suối khoáng nóng như như suối Konnit, Kon Đào, ĐắkRing,suối Ngọc Tem, suối khoáng Đạ Long là điều kiện để phát triển loại hình du lịchnghỉ dưỡng và du lịch khám phá thiên nhiên

Bên cạnh những cánh rừng đại ngàn, nguồn trữ lượng khoáng sản phong phúchưa được khai thác Tây Nguyên còn có những trang trại cà phê, chè, cao su, hồtiêu rộng lớn trải dài từ các cao nguyên hợp phần xuống tận khu vực miền ĐôngNam Bộ

Tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú với hệ thốngcác cao nguyên hoang sơ, khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh sắc thiên nhiên đẹp rực

rỡ và những thác nước, non cao, suối nguồn, hồ nước lớn tạo nên sự trù phú chovùng đất Tây Nguyên Đây chính là những tài nguyên vô cùng quý giá để phát triểncác loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu

hệ sinh thái rừng Tây Nguyên, du lịch khám phá tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên vớinhững nét đặc thù riêng mà ít nơi nào có được…

Về tài nguyên văn hóa, Tây Nguyên là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, nơi cưtrú của 47 dân tộc anh em, mang đậm những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.Tây Nguyên có một hệ thống các buôn, bon cổ truyền của đồng bào các dân tộcthiểu số hiện còn lưu giữ và bảo tồn những cấu trúc văn hóa mang đặc điểm riêngbiệt của mỗi tộc người, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bàocác dân tộc Những nơi này hiện còn bảo tồn và phát huy được các nghề thủ côngtruyền thống nổi tiếng như nghề dệt vải thổ cẩm, nghề đẽo - tạc tượng, nghề đan látmây tre, Đây chính là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng,

du lịch trải nghiệm làng nghề, du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa tộc người TâyNguyên…

Cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là hệ thống các lễ hội đặc sắc, là nơibảo tồn và trao truyền các tri thức, các giá trị văn hóa truyền thống quý báu thông

Trang 9

qua các hoạt động văn hóa, phương thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian củacộng đồng như: văn hóa cồng chiêng, văn hóa mẫu hệ, văn hóa nhà rông, nhà dài,nhà gươl, văn hóa ẩm thực, văn hóa thổ cẩm, văn hóa sử thi, văn hóa diễn tấu nhạc

cụ, biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ của các tộc người Tây Nguyên

2.2.Các giá trị văn hóa vùng Tây Nguyên trong hoạt động du lịch

- Du lịch văn hóa lễ hội

Hệ thống các hoạt động văn hóa lễ hội tại Tây Nguyên rất đặc sắc, phongphú và đa dạng Đây là cái nôi để bảo tồn và trao truyền các tri thức, các giá trị vănhóa truyền thống quý báu thông qua các hoạt động văn hóa, phương thức tổ chứcsinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng, như: văn hóa cồng chiêng, văn hóa mẫu

hệ, văn hóa Nhà Rông, Nhà Dài, Nhà Gươl, văn hóa ẩm thực, văn hóa thổ cẩm, vănhóa sử thi, văn hóa diễn tấu nhạc cụ, biểu diễn các làng điệu dân ca, dân vũ của cáctộc người Tây Nguyên,

Những lễ hội đặc sắc ở vùng Tây Nguyên như: Lễ hội Đâm Trâu, lễ mừng LúaMới, lễ hội Cồng Chiêng, lễ Bỏ Mã, lễ hội Đua Voi, Hội Xuân Thông qua sinhhoạt lễ hội, đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được thể hiệnđầy đủ và rõ nét nhất Những lễ hội kể trên đã trở thành những nội dung tham quan,trải nghiệm có sức hấp dẫn và cuốn hút du khách trong và ngoài nước trong các sảnphẩm du lịch

Tây Nguyên còn có các lễ hội lớn diễn ra thường niên nhằm bảo tồn giá trị vănhóa truyền thống của dân tộc, như: lễ hội Cồng Chiêng (luân phiên các tỉnh vớinhau) hay lễ hội hiện đại như: Festival hoa Đà Lạt, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.Các lễ hội này có tác dụng thu hút và thúc đẩy khai thác, phát triển các sản phẩm dulịch văn hóa khác của địa phương

Có 6 lễ hội mang tính phổ biến cho toàn khu vực, hàng năm thu hút rất lớnlượng khách du lịch trong và ngoài nước đổ về Tây Nguyên

Trước hết là Lễ hội Cồng Chiêng Lễ hội được đánh giá là đã tái hiện kháthành công hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên vốn đượcUNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại Trong lễ hội

Trang 10

nghệ nhân của các tỉnh trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và củađịa phương.

Lễ hội nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa của cư dân các dân tộc Đồng thời giới thiệu với du khách nhữngthành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của các dân tộc Tây Nguyên.Cũng trong khuôn khổ của Lễ hội, cùng với các hoạt động văn hóa còn hội chợ triểnlãm về công cụ sản xuất, đồ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ của các dân tộcTây Nguyên

Giáo sư Tô Vũ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc sau khi chứng kiến màn trìnhdiễn đã khẳng định: “Hoàn toàn xa lạ với việc cá nhân hóa, nghệ sĩ hóa người biểudiễn, văn hóa cồng chiêng chỉ còn ở Đông Nam Á, và nguyên thủy nhất là ở Tâynguyên"

Lễ hội thứ hai là đua voi Đây là một trong những lễ hội quan trọng trong hệthống các lễ hội cổ truyền của người vùng cao Tây Nguyên Việt Nam, được tổ chức

2 năm 1 lần vào tháng 3 âm lịch, ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk Chuẩn bị chongày hội người quản tượng đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ để chúng

có điều kiện dưỡng sức Vào ngày hội, các đàn voi từ các buôn làng xa gần kéo vềtập kết tập trung các bãi gần đó Dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áoquần thổ cẩm Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng, đủ để 10 con voi giănghàng đi cùng một lúc, dài từ 1 đến 9 km

Bắt đầu một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàngman-gát lần lượt tiến vào điểm xuất phát, dàn thành hàng ngay ngắn Theo ngườiđiều khiển, con đầu đàn đứng lên phía trước, hai chân trước đứng thẳng, ngẩng cao,quay cái vòi mấy vòng rồi cúi đầu chào khán giả hai bên, xong lại lùi vào vị trí cũ.Trên mỗi con voi có hai người man-gát khỏe mạnh, trong bộ trang phục sặc sỡ Mộttiếng tù và rúc to báo lệnh xuất phát Những chú voi bật lên phía trước trong tiếng

hò reo, la hét của khán giả cùng tiếng cồng chiêng khua

Thứ ba là Lễ ăn cơm mới Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở cácdân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu hoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch,

tổ chức lễ ăn cơm mới Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm

Trang 11

mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình laođộng nhọc nhằn, vất vả Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộcngười có những nét khác nhau, nhưng đều mang chung một ý nghĩa : tạ ơn thần saukhi kết thúc một chu kỳ sản xuất chính của năm.

Cách tổ chức lễ hội không diễn ra đồng loạt, mà tuần tự hết nhà này sang nhàkhác trong buôn làng theo một trật tự đã thoả thuận trước Việc tổ chức lễ ăn mừnglớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào khả năng thu hoạch nhiều hay ít của từng gia đình, vàcũng tuỳ theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày Đây cũng là dịpgia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng vui chơi, ăn uống Nhànào có đông khách coi như là niềm vinh dự Vì thế, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và

tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khoẻ cho gia đình, người ta đánh cồng, chiêng,trống, vui chơi ca hát suốt nhiều ngày đêm liền Lễ ăn cơm mới của người Êđêmang đậm nét dấu ấn của tục "ăn năm, uống tháng", nhàn hạ trong không khí mùaxuân núi rừng Họ vui say thoả thích, ca hát thâu đêm, để rồi sau đó lại hăng háichuẩn bị cho mùa trồng tỉa mới với nhiều hy vọng mới

Thứ tư là Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột Là lễ hội lớn ở Tây Nguyên đượccông nhận mang tầm vóc lễ hội cấp Quốc gia, Được tổ chức hai năm một lần, nhằmtôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây vàchiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trùphú cho mảnh đất vùng cao này Đây là Lễ hội có thời gian dài nhất, diễn ra trong 8ngày, mỗi thu hút trên 50.000 du khách trong đó có khoảng 5.000 đến 6.000 kháchquốc tế, do có nhiều sự kiện, hoạt động diễn ra Có thể kể các hoạt động như Cuộcthi cà phê đặc sản Việt Nam với hàng chục đơn vị tham dự và hàng chục mẫu cà phêđược sản xuất tại các vùng trồng cà phê trên cả nước Tiếp đến là Hội thảo cà phêđặc sản; Hội nghị xúc tiến đầu tư; Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê; Lễ hộiđường phố…

Thứ năm là Lễ tạ ơn cha mẹ của người J’rai và Ba Na Đây là lễ của người conruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá Sẽ tự nguyện thông báo vớidòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạymình nên người Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếugiàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu

Trang 12

ngon Mặc dù lễ Cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng

Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày Thông thường ngày đầu tiên là dànhcho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ởlàng xa đến ăn uống chung vui Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ Gia đìnhngười con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà vàheo (bò) Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các convật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phầnđem ra ngoài sân cúng thần linh Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùngcột vào cây nơi buộc ghè rượu Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghèrượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con

Thứ sáu là Lễ cúng bến nước Hàng năm cứ vào dịp đầu năm mới là lễ cúngbến nước được tiến hành Người ta cúng bến nước cầu mong thần nước ban chodòng nước trong lành, đồng thời vào dịp này, dân làng dọn bến nước rất sạch sẽ.Chủ bến nước là người đứng ra chủ trì công việc cúng bến nước Lễ này được tiếnhành trong ba ngày Người Êđê quan niệm, bến nước cũng có thần linh cư ngụ vàcai quản Do vậy, theo truyền thống, sau khi mùa màng kết thúc, trước khi bước vào

vụ sản xuất mới, người Êđê thường làm lễ cúng bến nước để tạ ơn các thần, cầu chomưa thuận gió hòa, đem lại nhiều may mắn cho người dân Ngoài ý nghĩa tâm linh,đây còn là biểu hiện sự coi trọng nguồn nước – sự sống của người Êđê

- Công trình kiến trúc, làng nghề truyền thống và văn hóa ẩm thực

Tây Nguyên còn lưu giữ các công trình kiến trúc và các làng nghề thủ công

mỹ nghệ truyền thống có giá trị đời sống văn hóa rất cao, được thể hiện rất rõ thôngqua cách nhìn nhân sinh quan của cộng đồng cư dân địa phương Văn hóa của cáctộc người Tây Nguyên còn là văn hóa buôn làng Ở đó, hình ảnh đặc trưng nhất làngôi nhà Dài của người Ê Đê, nhà Rông của người Ba Na là biểu tượng, nơi sinhhoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc, là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng Đây còn

là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật đã làm nên nét riêng biệt cho vùng TâyNguyên, như: Cồng, Chiêng, Trống, có giá trị cả về văn hóa vật thể và phi vậtthể

Sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch còn phải kể đến nghề thủ công truyềnthống, tiêu biểu như: nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê, nghề bánh tráng ở Buôn

Trang 13

Đôn, nghề tre đan, nghề rèn, nghề làm nhà dài, điêu khắc nhà mồ Những nghề thủcông này mang giá trị văn hóa đặc sắc, một số sản phẩm có thể phục vụ nhu cầumua sắm hàng lưu niệm của khách du lịch Thực tế rất nhiều nghề đã bị mai mộthoặc giảm về quy mô số lượng và chất lượng vì sự thay đổi cơ cấu kinh tế Du lịchchính là động lực để khôi phục, duy trì và bảo tồn những nghề truyền thống này.Hiện tại, làng văn hóa Konktu (Kon Tum) đã có những thành công bước đầu về thuhút khách du lịch.

Bên cạnh các giá trị văn hóa trên, ẩm thực Tây Nguyên cũng mang trongmình đặc trưng của núi rừng, tiêu biểu nhất phải kể đến rượu cần, cơm lam Nguồnnguyên liệu để tạo nên rượu cần hay cơm lam không phải có được từ phá hoại môitrường thiên nhiên, mà là sản vật của nghề nông nghiệp nên dễ được du khách chấpnhận, đặc biệt là du khách nước ngoài

- Phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng

Hiện nay ở Tây Nguyên có khoảng 12 tộc người thiểu số sinh sống1 , trong

đó có 3 tộc người có số dân đông nhất là Gia Rai, Ba Na, Ê Đê; văn hoá truyềnthống của 3 tộc người này cũng phong phú, điển hình và tạo nên bản sắc riêng chovăn hoá vùng Tây Nguyên

Hiện tại, ở Tây Nguyên có 4 tôn giáo chính là: Phật giáo, Cao Đài, Cônggiáo, Tin Lành So với Công giáo và Phật giáo, đạo Tin Lành là tôn giáo du nhậpvào Việt Nam muộn hơn và chủ yếu thâm nhập, phát triển trong vùng đồng bào cácdân tộc thiểu số

Ngoài các tôn giáo có tổ chức nêu trên, đồng bào Tây Nguyên vẫn duy trìnhững nghi lễ mang mầu sắc tôn giáo liên quan đến phong tục, tập quán truyềnthống của họ, mà chúng ta gọi là tín ngưỡng dân gian hay hình thái tôn giáo nguyênthuỷ (sơ khai) Tín ngưỡng dân gian đã tồn tại phổ biến trong các tộc người ở thời

kỳ xã hội thị tộc, bộ lạc Nó đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, nên vẫn đượcbảo lưu cho đến tận ngày nay cho dù đã xuất hiện các tôn giáo lớn, như Phật giáo,Công giáo, Hồi giáo Dấu vết của tín ngưỡng dân gian đa thần vẫn còn lưu giữ đậmnét trong đời sống tâm linh, tôn giáo các tộc người Tày, Thái, Hmông, Dao, SánDìu, Ngái, Chăm, Ê Đê, Gia Rai, Môn, Khơ me… ở Việt Nam hiện nay

Trang 14

Trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của hầu hết các tộc người ở TâyNguyên, tín ngưỡng về Linh hồn là loại hình tín ngưỡng được bảo lưu một cách rõnét nhất, nổi trội nhất, đan xen, pha trộn với các tín ngưỡng Vật linh, Ma thuật, trởthành thứ tôn giáo cơ bản của người Tây Nguyên Thông qua các nghi lễ tôn giáocủa các tộc người ở Tây Nguyên, có thể dễ thấy rằng, đặc trưng tâm thức tôn giáocủa họ mang nặng tính huyền ảo, và lối tham chiếu nhân tính trong quan hệ người -vật (người Tây Nguyên quan niệm, mọi vật đều có linh hồn như con người), nên họ

đã thờ rất nhiều loại thần linh Chính vì vậy, đối tượng thờ cúng trong các loại hìnhtín ngưỡng dân gian của Tây Nguyên là đa thần

Tây Nguyên với đặc trưng sinh thái núi rừng là địa bàn cư trú của các tộcngười có lịch sử lâu đời như: Ê Đê, Ba Na, K‘ho, Gié Triêng, M‘Nông, Xơ Đăng,Gia Rai, Chu Ru,… Môi trường sinh thái ấy đã tạo ra bản sắc văn hóa độc đáo củavùng Tây Nguyên Chính giá trị văn hóa ấy là nguồn tài nguyên quý giá cho pháttriển du lịch Du lịch Tây Nguyên phải là du lịch văn hóa, văn hóa phải là cốt lõitrong chiến lược phát triển du lịch

Trong tổng thể văn hóa Tây Nguyên, không gian văn hóa Cồng Chiêng TâyNguyên là sản phẩm được biết đến nhiều nhất, là “kiệt tác truyền khẩu phi vật thểcủa nhân loại” được UNESCO công nhận từ năm 2005 Không gian văn hóa ấy baotrùm lên cả 5 tỉnh, kéo dài từ Kon Tum, Gia Lai đến Đắk Lắk, Đăk Nông và LâmĐồng Mỗi địa phương khi phát triển du lịch đều có thể khai thác văn hóa CồngChiêng với giá trị nguyên bản của nó thành một sản phẩm du lịch hoàn thiện và hấpdẫn

Truyền thuyết, sử thi, trường ca là những kho tàng văn hóa vô giá Trong đóphải kể đến sử thi Tây Nguyên có quy mô đồ sộ hơn cả những bộ sử thi nổi tiếngthế giới, đặc biệt sử thi tồn tại ngay trong đời sống cộng đồng, gắn với nghệ nhân,với phong tục tập quán Những nghệ nhân kể sử thi như “kho tàng sống”, mang giátrị văn hóa tinh thần hấp dẫn khách du lịch

- Du lịch văn hóa cà phê

Buôn Ma Thuột từ lâu đã được nhiều người ví như “thủ phủ cà phê” của ViệtNam Loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu nông nghiệp ở địa phương, và

Trang 15

chiếm đến 60% sản lượng cà phê của cả nước Vô số hương vị cà phê đậm đà là nétđặc trưng tạo nên truyền thống văn hóa lâu đời này Với mỗi người dân nơi đây,uống cà phê đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày,cũng cần như cơm ăn, nước uống vậy Nét độc đáo của văn hóa cà phê Buôn MaThuột là song song với hoạt động thưởng thức cà phê; du khách còn được hòa mìnhcùng nhiều hoạt động văn hóa khác như múa lân; voi mang biểu tượng cà phê, vũđiệu cồng chiêng, hành trình du lịch cà phê, hội đua voi, đua thuyền độc mộc,…Dulịch Tây Nguyên - Buôn Ma Thuột, Hội thi pha chế cà phê.

Một điểm đến mới trong hành trình cà phê tại Đắk Lắk là trải nghiệm cà phêtại nhà xưởng của một doanh nghiệp trẻ – Công ty TNHH MTV Anh Coffee, tại địachỉ Cụm Công nghiệp Tân An, P Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (cáchngã 6 trung tâm khoảng 7km)

Với sáng kiến mới của Anh Coffee, du khách đam mê cà phê sẽ có những trảinghiệm trọn vẹn và chân thực Phần thứ nhất là tham quan cách thức chế biến tỉ mỉ,công phu của những người tâm huyết với cà phê, từ khâu phân loại cà phê trướcrang, hệ thống máy rang hiện đại tiên tiến, và khâu đóng gói lên men trong nhàxưởng Phần thứ hai là trải nghiệm các thức uống cà phê theo sở thích cá nhân hoá.Phần thứ ba là trải nghiệm các dòng cà phê đặc trưng được sản xuất tại nhà máy vàmua sắm

Mỗi tour cà phê dài ngày có thể được thiết kế trong 3 ngày 2 đêm Du kháchđược đưa đến viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên Đây là việnnghiên cứu cà phê đầu tiên của Việt Nam với nhiều tư liệu nghiên cứu mẫu giống càphê mới Khách sẽ đến trung tâm thí nghiệm xem nhân giống cà phê từ kỹ thuậtnuôi cấy mô, tham quan vườn ươm, vườn thí nghiệm cà phê chè robusta, cà phê vốiarabica

Chia sẻ kinh nghiêm từ Colombia, bà Diana Rodriguez – chuyên viênmarketing tỉnh Quindio cho rằng, các sản phẩm du lịch cà phê thành công nhờ gắnchặt với yếu tố văn hóa và cộng đồng bản địa, du khách được tham gia vào nhiềucông đoạn với các trải nghiệm hấp dẫn Giá trị của tour du lịch nằm ở sự thông thái

và khéo léo của mỗi người nghệ nhân, tạo thêm giá trị cho sản phẩm và kiến thứcmới khiến du khách thỏa mãn và thích thú Ngoài ra, việc tham quan vườn cà phê

Trang 16

bản địa và tìm hiểu về cách sinh trưởng, thu hoạch, chế biến… theo lối truyền thốngmang dấu ấn văn hóa sâu sắc sẽ thúc đẩy giao lưu giữa du khách và người dân.

- Du lịch văn hóa về voi

Voi là một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên và Đắk Lắk, được coinhư vùng đất voi ở Việt Nam Trong lịch sử, người M’Nông ở Đắk Lắk vốn nổitiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng từ lâu đời, trở thành một nghề gắnliền với đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Voi có vị trí vô cùng quantrọng trong kinh tế, văn hóa được phản ánh sinh động trong kho tàng văn hóa dângian truyền thống của đồng bào như lễ hội, phong tục tập quán, luật tục, văn họcdân gian, nghệ thuật tạo hình

Sau khi voi được đưa về sẽ được thuần dưỡng bởi những thợ thuần dưỡng cónhiều kinh nghiệm để thu phục chúng Voi đã thuần phục là biết nghe mệnh lệnh vàđược đưa về buôn Buôn làng sẽ thực hiện làm lễ nhập buôn cho voi bằng nhữngnghi thức trang trọng theo đúng truyền thống Bắt đầu từ đây, voi nhận mọi chia sẻtình cảm và các nghi lễ như thành viên trong cộng đồng Vốn là loại động vật thôngminh, voi có thể học và ghi nhớ rất nhanh các kỹ năng đơn giản nên khi được thuầndưỡng, voi giúp ích cho con người và rất thân thiện

Hiện nay, việc săn bắt voi rừng đã bị cấm theo Luật pháp Việt Nam và Côngước quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã Nghề thuần dưỡng voi của người M’Nông thì vẫn còn Bản Đông và xã Liên Sơn huyện Lak còn nuôi dưỡng hơn 50 convoi phục vụ cho hoạt động du lịch Voi đã tham gia vào việc phát triển du lịch vớicác hoạt động chuyên chở du khách và đua voi, tái hiện các nghi lễ truyềnthống Vì vậy, nhiều tập tục, nghi lễ truyền thống dành cho voi của đồng bàoM’Nông ở Buôn Đôn và tỉnh Đắc Lắc vẫn được duy trì

Du lịch Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với các loại cà phê mà còn đượcbiết đến là nơi nuôi dưỡng và thuần hóa voi Voi là con vật biểu tượng cho núi rừngTây Nguyên, với người dân nơi đây, chúng không chỉ là một loài vật quý, mà nócòn là người bạn, người đồng hành và là một thành viên trong mỗi gia đình Voiđược thuần hóa giúp người dân kéo gỗ, vận chuyển hàng hoá và đặc biệt là cònđược huấn luyện để biểu diễn trong các lễ hội, nổi tiếng là Lễ hội đua voi

Trang 17

Lễ hội đua voi được tổ chức sau khi các mùa vụ đã thu hoạch xong và diễn ra

2 năm 1 lần Lễ hội này mang ý nghĩa ăn mừng và cầu bình an để đem đến nhữngmay mắn, mùa màng bội thu trong năm mới

Theo Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Lắk, trong năm 2015,huyện đón trên 12.000 lượt du khách Riêng Lễ hội đua voi năm 2015 đã thu húttrên 1.100 lượt khách du lịch, trong đó 670 lượt khách trong nước, 457 lượt kháchnước ngoài Năm 2016, huyện tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cũng nhưquảng bá, xúc tiến đầu tư Khách du lịch đến Lắk trong năm vừa qua đã có bướctăng đáng kể, với 18.280 lượt, tăng 47% so với năm 2015, trong đó khách nướcngoài là 9.269 lượt, khách nội địa là 9.020 lượt Tổng doanh thu đạt trên 7,2 tỷđồng, tăng 71% so với năm 2015

- Văn hóa cúng bến nước

Vào khoảng tháng 3 dương lịch hàng năm, du lịch Tây Nguyên bạn sẽ có cơhội được hiểu rõ hơn về văn hóa cúng bến nước của đồng bào dân tộc người dân Ê

Đê Họ quan niệm nước còn quan trọng hơn cả cơm ăn, áo mặc bởi không có cơmcòn sống được cả tháng, không có áo thì chỉ bị lạnh nhưng không có nước thì khôngthể sống được

Cũng như Lễ hội đua voi, Lễ hội cúng bến nước cũng được diễn ra sau mùathu hoạch, với mục đích là tạ ơn thần nước và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùamàng bội thu, cho thóc đầy nhà, ngô đầy sân Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lễcúng bến nước còn mang thông điệp về ý thức bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ môitrường sinh thái đến với tất cả mọi người

Lễ cúng bến nước được diễn ra vào cuối tháng chạp Họ dùng nước lấy từbến để chế rượu cần thờ cúng và cũng tại đây thầy cúng khấn cầu xin Giàng chonguồn nước trong lành, không bao giờ cạn Mọi người uống nước này đều mạnhkhỏe, làm ăn khá giả

Để thực hiện nghi thức này, mọi người tích cực dọn dẹp, kiểm tra nguồnnước Tại bến nước, ba ngày trước những người đàn ông tài giỏi của buôn làng tiếnhành dựng cây nêu ở vị trí cao ráo trước nhà Rông, báo cho mọi người biết sắp đến

Trang 18

ngày tổ chức lễ cúng, không được lấy nước tại đây Theo phong tục, lễ cúng bếnnước được diễn ra tưng bừng trong 3 ngày.

Ngày thứ nhất, cúng tại nhà chủ bến nước và bến nước Lễ vật gồm 1 conheo đực đen, 7 ché rượu được buộc vào các cây cột thành một hàng dọc ở giữa ngôinhà dài, trong đó có 3 ché rượu dùng để cúng bến nước, 2 ché cúng cho chủ nhà và

2 ché để đãi khách gần xa

Ngày cúng thứ hai là ngày cấm buôn Lễ vật bao gồm 1 con gà trống lôngtrắng, 1 ché rượu cần, sợi chỉ để buộc lông gà Tại ngày này, cổng buôn được dânlàng thiết lập bằng cách treo sợi dây có buộc lông gà, bông trắng và 1 chiếc vònglàm bằng tre Cổng được đóng lại để báo cho khách gần xa và người dân biết, hômnay trong buôn có việc cấm; cấm ra, vào, cấm gùi nước, cấm giặt giũ, cấm chẻ củi,người ngoài không được vào, người trong buôn không được ra, nếu ai vi phạm sẽ bị

xử phạt theo luật tục

Ngày thứ 3 là cúng mở cổng buôn; đây là nghi thức cuối cùng của lễ cúngbến nước Lễ vật gồm 1 ché rượu cần, 1 con gà trống, khố, áo, khăn, khiên, đao, bầunước, kiêng đồng, chén đồng, cuốc, hạt gạo đựng trong nia Sáng sớm ngày thứ 3,thầy cúng, già làng, chủ bến nước ra mở cổng buôn, sau đó về nhà cúng báo vớithần linh là nghi lễ cúng bến nước đã xong

Sau lễ cúng bến nước, dân làng trở lại sinh hoạt bình thường Người dân cóthể giặt giũ, lấy nước để dùng, tưới cây… tại bến nước Dù có làm gì nhưng ngườidân vẫn ghi nhớ một điều đó là luôn giữ cho nơi này được sạch sẽ, mạch nước luônchảy tràn trề, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, coinguồn nước là báu vật của cả cộng đồng

Đặc biệt năm ngoái, tại Triển lãm Du lịch qua các miền di sản văn hóa ViệtNam năm 2020 do Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (thuộc BộVăn hóa - Thể thao và Du lịch) tổ chức, tỉnh Khánh Hòa đã được chọn là 1 trong 7tỉnh, thành phố toàn quốc tham gia thực hiện các không gian văn hóa đặc trưng củađịa phương

Theo đó, tỉnh Khánh Hòa đã giao cho thôn Buôn Đung (xã Ninh Tây, thị xãNinh Hòa) tái hiện lại lễ cúng bến nước của đồng bào Ê đê Tuy chỉ tái hiện dưới

Ngày đăng: 13/11/2024, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w