Nguồn gốc của quan họ: [4] Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ thuộc xứ Kinh Bắc bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay, dù ở bất cứ nơiđâu cũng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA DU LỊCH
TIỂU LUẬN ĐỊA LÝ DU LỊCH
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Huyền Thương
Sinh viên thực hiện: Ngô Mai Hiên
Mã số sinh viên: 63132034
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu 03
Nội dung 03
1 Dân ca quan họ 03
1.1 Dân ca quan họ được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại Việt Nam 04
1.1.1 Khái niệm văn hóa phi vật thể 04
1.1.2 Dân ca quan họ được đại diện cho Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể 04
1.2 Nguồn gốc của dân ca quan họ 04
1.2.1 Quan họ truyền thống 05
1.2.2 Quan họ mới 05
1.3 Lề lối hát quan họ 06
1.4.Trang phục quan họ 11
1.5 Giá trị của dân ca quan họ 15
1.5.1 Giá trị nghệ thuật trong lời ca Quan họ 15
1.5.2 Giá trị hiệu ứng xã hội 18
2.Thực trạng dân ca quan họ hiện nay 21
2.1 Bối cảnh dân ca quan họ hiện nay 21
2.2 Tình trạng giới trẻ nghe nhạc hiện nay 21
3 Giải pháp để duy trì và phát triển Dân ca quan họ 23
Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25
Trang 3MỞ ĐẦU:
Đất nước Việt Nam từ khi hình thành và phát triển đã trải qua 4000 năm lịch
sử với bao thăng trầm:
“Một ngàn năm nô lệ giặc TàuMột trăm năm nô lệ giặc TâyHai mươi năm nội chiến từng ngày ”
Quá trình hình thành và phát triển ấy đã tạo nên các phong tục, nét đẹp văn hóa trênmảnh đất kéo dài hình chữ S trở nên đa dạng hơn bao giờ hết Trong lịch sử ViệtNam, văn hóa truyền thống không chỉ có sức sống bền bỉ mà còn rất linh hoạt, mềmdẻo và cởi mở Những nét đẹp văn hóa ngày nay đã được cả thế giới công nhận nhưLàn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh-Bắc Giang đã được UNESCO công nhận là disản văn hóa phi vật thể Tôi là một người con sinh ra và lớn lên tại Bắc Ninh - nơi
có 44 làng quan họ gốc và tỉnh Bắc Giang có tới 49 làng quan họ cổ Vì vậy, qua bàiviết này tôi muốn mọi người tìm hiểu thêm về làn điệu dân ca quê hương tôi và giúpcho di sản văn hóa này đến với tất cả mọi người nhằm duy trì và bảo tồn nét đẹpquê hương
NỘI DUNG:
1 Đôi nét về dân ca quan họ:
[1] Quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu hình thành và
phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa vào khoảng thế kỷ 18 Kinh Bắc là tên gọi cũcủa một vùng rộng lớn nằm ở phía Bắc kinh thành Thăng Long (Hà Nội), gồmđịa phận của Bắc Ninh, Bắc Giang, và một số quận huyện thuộc Hà Nội vàLạng Sơn ngày nay Theo dòng chảy thời gian, quan họ dần được phổ biếnrộng rãi, trở thành một nét văn hóa đặc sắc đáng tự hào của người dân KinhBắc nói riêng và của người Việt Nam nói chung
Trang 41.1 Dân ca quan họ được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại Việt Nam:
1.1.1 Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể:
[2] Di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng
của văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa tăng nhanh Hiểu được di sản văn hóa phivật thể của nhiều cộng đồng khác nhau giúp cho quá trình đối thoại giữa các nềnvăn hóa và thúc đẩy sự tôn trọng các cách sống khác nhau Giá trị kinh tế xã hội củakho tàng kiến thức này liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số lẫn các nhóm đa sốtrong một quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển Di sản văn hóa phivật thể là những truyền thống được truyền lại từ quá khứ bao gồm các tập quánđương đại của nhiều nhóm văn hóa khác nhau ở vùng nông thôn và thành thị; chúng
ta có thể chia sẻ các biểu đạt di sản văn hóa phi vật thể tương tự với những tập quáncủa các nhóm người khác nhau Chúng được truyền từ đời này sang đời khác, tiếnhóa theo môi trường xung quanh, hay được truyền cho các cộng đồng khác Chúngphát triển dựa trên cộng đồng và phụ thuộc vào các tri thức truyền thống, kỹ năng
và phong tục tập quán được lưu truyền trong cộng đồng, từ thế hệ này sang thế hệ
1.1.2 Dân ca quan họ được đại diện cho Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể:
[3] Ngày 30/9/2009, Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá phi vật thể đại diện của nhân loại Đây là vinh dự, tự hào không chỉ riêng củaBắc Ninh - Bắc Giang mà của cả Việt Nam Đến nay, Việt Nam có 4 di sản văn hoáphi vật thể được UNESCO công nhận gồm: Nhã nhạc cung đình, Không gian Cồngchiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh và Ca trù Việt Nam
Mặc dù khi công nhận chỉ lấy tên là Quan họ Bắc Ninh, nhưng chúng ta cần phảihiểu rằng: Quan họ không chỉ riêng của Bắc Ninh mà Quan họ nằm trong cả mộtđịa bàn rộng của vùng Kinh Bắc trước kia
Trang 51.2 Nguồn gốc của quan họ:
[4] Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ
thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơiđâu cũng trở về quê hương để chảy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáobởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ từ bao đời nay
Vì ra đời từ rất lâu về trước nên Quan họ Bắc Ninh-Bắc Giang có rất nhiều câu
chuyện kể về thời điểm ra đờ, có ý kiến cho rằng Quan họ có từ thế kỉ 11, số kháccho là từ thế kỉ 17, nhưng tất cả, các công trình khảo sát , nghiên cứu từ trước đếnnay tuy có khác nhau nhưng đều khẳng định giá trị to lớn của di sản văn hóa phi vậtthể Quan họ, đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõicủa văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến
Theo điều tra của Sở văn hóa Hà Bắc (thuộc 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày
nay) thì trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có 49 làng quan họ rải rác ở cáchuyện Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ, Việt Yên và thị xã Bắc Nnh
1.2.1 Quan họ cổ hay quan họ truyền thống:
[5] Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc với
hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc Những quyđịnh nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuântheo luật lệ Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú “chơi quan họ”
- tức là không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức Nhiềubài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị “chơi quan họ” ưa thíchđến tận ngày nay như: Hừ La, La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo Trong Quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là háthội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi
là hát chúc, mừng, hát thờ…
Trang 6Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Hồng Thao, trên địa bàn vùng Kinh Bắc, các làngQuan họ cổ được phân bố tại huyện Tiên Sơn (13 làng), thị xã Bắc Ninh (14 làng),huyện Yên Phong (17 làng), huyện Việt Yên (5 làng) Khi nhắc đến Quan họ cổ,người ta cũng thường nhắc tới các nghệ nhân: Ngô Thị Nhi, Nguyễn Văn Thị (ViêmXá), Nguyễn Thị Nguyên (Khả Lễ), Nguyễn Thị Bé (Đào Xá), Nguyễn Thị Khướu(Ngang Nội - Tiên Du)… Nay các cụ người đi, người ở đang vắng bóng dần trongsân chơi Quan họ nhưng một thể loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc vẫn còn đó
và đang hiện diện trong các hội những ngày đầu xuân
1.2.2 Quan họ nay hay quan họ mới:
[5] Không chỉ là lối hát giao duyên giữa “liền anh” và “liền chị”, Quan họ ngày
nay còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả và đượctồn tại trong cả không gian cũ và mới Quan họ mới được biểu diễn trên sân khấu,trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch và vươn ra ởnhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới
Cùng với hình thức biểu diễn phong phú hơn như hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát cómúa phụ họa , Quan họ mới cải biên các bài truyền thống với lời mới được nhiềungười yêu thích tới mức tưởng nhầm là Quan họ truyền thống như bài “Sông Cầunước chảy lơ thơ” do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống “Nhất quếnhị lan”, hay như bài “Người ơi người ở đừng về” nhạc sỹ Xuân Tứ được cải biêncâu Quan họ cổ “Chuông vàng gác cửa tam quan” Ngoài ra, có thể kể ra những cáitên tiêu biểu như: Nghệ nhân Nguyễn Đức Sôi, các nhạc sĩ Hồng Thao, Dân Huyền,Đức Miêng…với những bài ca quan họ lời mới được đông đảo quần chúng mến mộ.Khác với Quan họ cổ chủ yếu biểu diễn vào dịp lễ hội xuân ở các làng quê, Quan họnay có thể ca hát ở bất cứ thời gian nào, không gian nào, người ca hát Quan họkhông phải chỉ là quần chúng không chuyên mà bao gồm cả đội ngũ những nghệ sỹ
Trang 7chuyên nghiệp Thực tế, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh nay là Nhà hát Dân caQuan họ Bắc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu, gìn giữ và pháttriển dân ca Quan họ Đến nay, từ 44 làng quan họ gốc, tỉnh Bắc Ninh đã nhân lênthành 329 làng quan họ mới.
1.3 Lề lối hát quan họ:
[6] “ Lề lối hát Quan họ” là một phần quan trọng trong phong tục để chúng ta
tiếp tục duy trì và phát huy: Đó là hát đối, hát canh, hát hội, hát thờ, hát cầu đảo, hátgiải hạn, hát mừng và hát kết chạ
*Hát đối:
Cũng như nhiều loại hình dân ca khác, hát Quan họ cũng có luật lệ, lề lối: đối
đáp nam-nữ, đối giọng, đối lời và hát đối giữa đôi nam đôi nữ Đối nam-nữ bao giờ
nữ cũng được hát trước một bài, sau đó bên nam đối lại, cứ thế kéo dài đến hết canhhát(nếu là canh thi thì bên nào không đối được tức là bên đó bị thua) Khi đối phảituân thủ trước tiên là đối giọng, tức là bên nữ hát có làn điệu âm nhạc nào, thì bênnam phải đối giọng theo làn điệu âm nhạc ấy Còn đối lời, khác với đối giọng ở chỗ,đói giọng thuộc lĩnh vự âm nhạc, còn đối lời thuộc lĩnh vực thơ ca Ví dụ: nếu bênhát trước đưa ra một lời ca nào (một bài hay một đoạn thơ) thì bên đối sau cũngphải sử dụng cả làn điệu âm nhạc phải thế nhưng lời ca khác, nhưng phải thể hiệnđược việc đối có tình, có ý để đối lại với bên vừa đối
Hát đối nam nữ, đối cả giọng lẫn lời được coi là đối đáp hoàn chỉnh Hát đối
Quan họ thường thể hiện ở bậc cao vì âm nhạc và lời đều đòi hỏi sự sáng tạo vànâng cao dần của người hát đối về vốn âm nhạc, thơ ca, trình độ sáng tạo và kỹnăng, nghệ thuật hát
*Hát canh:
Trang 8Người quan họ hát canh thường tổ chức vào mùa lễ hội (xuân, thu nhị kì) tức là
khi làng mở hội, đình vào đám Giữa quan họ nam và nữ ở các làng khác nhau họmời nhau đến nhà ca một canh để chúc phúc nhau và cho vui làng, vui xóm, tìnhnghĩa bầu bạn gần gũi nhau hơn Như xưa một canh hát thường kéo dài từ 19-20 giờtối đến 2-3 giờ sáng
Khi bắt đầu vào hát, nếu một bên là quan họ khách là (nam hoặc nữ) thì bên
quan họ chủ phải là (nữ hoặc nam) có nghĩa là khách là nam thì chủ phải là nữ vàngược lại Đầu tiên là họ hát những bài “lề lối” giọng cổ Xưa kia thường hát tới 36giọng Sau năm 1945, các giọng hát chỉ còn 5-6 giọng mà thôi Đó là các giọngthường gặp như: la rằng, hừ la, đường bạn, tình tang, cái ả, cây gạo các giọng nàytheo lời cổ thường hát chậm rãi, vang rền, nền, nẩy, đặc trưng cho lối hát Quan họtruyền thống Đây là chặng hát bắt buộc với lề luật rất nghiêm ngặt.Sau những bàibắt buộc của giai đoạn đầu thì họ hát đến giọng “Vặt”, hát giọng Vặt không phảitheo trình tự bắt buộc Nhưng hát theo lề lối cũ, các bài giọng vặt đã đậm đà hơn,tình nghĩa gắn bó hơn nên càng hát lời ca bay bổng, càng đậm đà nghĩa tình củangười Quan họ, thể hiện nỗi nhớ mong, thương cảm về cuộc đời, về số phận conngười Họ giãi bày tâm sự bằng nghệ thuật ca, thể hiện sự tài hoa đối đáp giữa haibên
Còn chặng cuối thường vào lúc 2-3 giờ sáng, họ mời nhau xôi, rượu, đôi khí có
cả tiệc mặn, tiệc ngọt Nếu có rượu họ dùng chén mời nhau bằng nhũng lời ca ânnghĩa, thủy chung Sau tuần giầu nước, các giọng mời càng nồng thắm hơn, đẻ rồikhi họ chia tay sẽ hát những lời ca giã bạn Ở chặng này, Quan họ khách thường hátnhũng câu giã bạn để xin phép chuẻ ra về và quan họ chủ hát đối bằng những lời cagiữ khách Khách, chủ trong tâm trạng quyến luyến, bịn rịn, không muốn rời nhau
nên cả hai bên thường ca những bài gây xúc động lòng người như: Người ơi người
ở đừng về, Tạm biệt từ đây, Chia rẽ đôi nơi, kẻ Bắc người Nam, Con nhện giăng mùng và họ rùng rằng hẹn nhau đến năm sau bằng câu “Đến hẹn lại lên”.
Trang 9*Hát canh:
Khác với hát canh, Hát hội là sinh hoạt văn nghệ bằng lời hát quan họ ở các hội
làng, với không chỉ một, hai bọn quan họ mà nhiều bọn quan họ nam nữ đến hội vàtham gia hội hát Hát hội thường kéo dài từ đầu tháng giêng cho đến hết tháng 2 âmlịch ở tất cả các hội trong vùng Họ rủ nhau đi hội làng (như hát sli, lượn của ngườiTày, Nùng), họ đi hát để gặp bầu, gặp bạn, vui xuân, vui hội, cầu may, cầu phúc Ởhát hội cũng có các điệu hát như hát vui, hát thi Hát vui có ở hội Lim, hội Nếnh,hội Thổ Hà… Những năm hội đông vui, mưa thuận, gió hoà hay được mùa thì cótới hàng trăm bọn quan họ kéo về dự hội và ca hát Trong hội, có thể là đôi bọnquan họ đã kết bạn mời một nhóm khác để giao lưu, mở rộng đường đi lại và họchỏi nhau Cũng có khi là quan họ nhớn (anh nhớn, chị nhớn) dẫn bọn quan họ bécủa mình đến hội và tìm bạn quan họ bé ở làng khác để các em được gặp nhau, giaolưu học hỏi cho bằng anh, bằng chị Người quan họ gọi những cuộc hát giao lưu ấy
là hát vui, mà ca vui chưa cần đến lề luật như hát thi, hát canh Những cuộc hát nàykhông cần phải đối giọng, đối lời như hát canh, mà thường chỉ cần đối ý, đối lời đểkhi ca mọi người đều thấy được cái tình, cái ý giao hoà cùng nhau Và như vậy khihát vui người ta không bắt buộc phải có chặng “lề lối” mà đi ngay vào giọng vặt.Khi tan hội bọn quan họ cùng dùng dằng giã bạn và ca những câu thể hiện tìnhnghĩa gắn bó, nỗi buồn man mác khi phải chia ly
Ở hội cũng có hát thi, nhưng không phải hội nào quan họ cũng tổ chức hát thi.Năm nào làng tổ chức hội to, quan họ sở tại xin phép làng cho mời quan họ làngbạn về hát thi Khi ấy, làng có quan họ phải chọn được một bọn quan họ của làngđứng ra giữ giải, để quan họ làng khác đến hát thi và phá giải Cũng có khi ở mộtlàng nào đó không có nhóm quan họ nhưng làng mở hội muốn cho vui thì cũng cóthể tổ chức thi quan họ và mời các làng quan họ về dự Khi ấy họ có thể mời mộtnhóm quan họ bạn ở nơi khác về giữ giải để các làng quan họ đến dự hội hát thi,giật giải
Trang 10*Hát lễ thờ:
Quan họ hát lễ thờ, hội thường sắm giầu, cau, hương, nến, hoa quả để ra đìnhlàm lễ thánh Nhóm này thường có cả nam và nữ Khi họ dâng lễ ở đình làng có hộithường được các bậc cao niên, bô lão… của làng tiếp đón rất trân trọng Mặc dù xưakia, con gái không được lễ đình nhưng đối với bọn quan họ thì dân làng đồng ý vàrất tôn trọng họ Sau lễ họ thường hát một số bài để chúc thánh, chúc dân “người an,vật thịnh, lộc, thọ, khang, ninh”, rồi mới ra hát vui ở hội và hát canh ở nhà
*Hát cầu đảo:
Cũng như hát lễ thờ, quan họ giống người dân vùng lúa nước, họ tin rằng cóthánh, có trời phù hộ để âm dương hoà hợp giữa đất trời và con người vì vậy họ tổchức hát cầu đảo để cầu mong thánh thần, đất trời phù hộ Hát cầu đảo thường chỉ
có quan họ nữ Khi hát cầu đảo quan họ phải giữ chay tịnh, họ đến ăn ngủ ở đềntrước 2-3 ngày đêm Những bài hát cầu đảo thường là có nội dung cầu cho mưathuận, gió hoà, cho mùa màng tươi tốt, người an, vật thịnh
* Hát giải hạn:
Hát giải hạn là do người xưa thường tin vào số mệnh, nếu gặp điều gì không maythì phải giải hạn Khi cúng lễ giải hạn người dân vùng quan họ thường mời một sốbạn quan họ ( cả nam và nữ) đến nhà ca một đêm, và cho rằng như vậy, thì cái hạn
sẽ qua đi và niềm vui sẽ đến Hát giải hạn thường theo với điệu la rằng Họ cũng hátđối, bên trước hát bài nào thì bên sau hát làn điệu ấy nhưng phải khác lối để đối lại,thường là những bài có nội dung vui vẻ, gắn bó, ước hẹn, thề nguyền…Khi giã bạn,
họ chúc cho chủ nhà may mắn, bình yên, phúc đến nhà, hoạ ra đi… và gia chủthường biếu lộc thánh nhóm quan họ
* Hát mừng:
Trang 11Ngược lại với hát giải hạn là hát mừng Ngày trước khi khánh thành nhà, mừngcon đỗ đạt, khao lão, mừng thọ… họ thường tổ chức ăn mừng Trong ngày này giachủ có tổ chức hát quan họ Khi hát mừng cũng như hát giải hạn họ không cần háttheo lề lối, nghi thức nhưng phải có quan họ nam và quan họ nữ, có hát đối đápnhưng chỉ ca giọng vặt Bài ca có nội dung chúc mừng, ca ngợi ân sâu, nghĩa nặng,tình cảm gắn bó keo sơn Không khí hát phải vui nhộn nhiều tiếng cười, tiếng hátvui mừng để chúc cho gia chủ…
* Hát kết Chạ:
Hát kết Chạ là hát khi hai làng kết nghĩa “chạ anh, chạ em” Trước khi đến chạ
anh (hoặc chạ em) dự hội thì các cuộc tiếp chạ anh hoặc chạ em) được diễn ra ởđình Cùng với việc tiến hành các nghi lễ đón tiếp, tế lễ thường sẽ có cuộc hát giữaquan họ nam, nữ giữa 2 chạ ở đình trước sự chứng kiến của dân làng Khi hát ở đìnhthường là hát điệu la rằng sau đó là cuộc hát đối đáp (giọng vặt) Cuộc hát nàythường chạ anh, chạ em trổ hết tài nghệ thuật trình diễn của mình song không có sựphân định thắng thua Sau cuộc hát này, họ mới ra hát hội
1.4 Trang phục Quan họ:
[7] Bộ trang phục Quan họ truyền thống xưa gồm nhiều thành phần Áo “mớ ba” là
ba áo dài mặc lồng vào nhau, còn “mớ bảy” là bảy chiếc áo dài mặc lồng vào nhau.Tùy theo thời tiết nóng hay lạnh mà các liền chị sẽ mặc áo “mớ ba” hoặc “mớ bảy”.Bên ngoài cùng là những lượt áo dài tứ thân có màu nền nã như màu đen, màu cánhgián… những lượt áo bên trong có gam màu tươi sáng như màu cánh sen, màu thiênthanh, màu vàng chanh, vàng cốm… Bên trong hai lớp áo là một chiếc váy màu đendài quá chân, gấu váy hơi vòng lên như lưỡi trai Khi mặc trang phục Quan họ, cácliền chị không thể quên thắt bao và thắt lưng ngang eo, thắt khéo tạo thành hìnhcánh hoa trước bụng Trong ba lớp áo thấp thoáng lộ ra cổ yếm đào, hai dải yếmbuộc sau gáy, vắt qua vai kết hợp với khăn vấn nhung, khăn đen mỏ quạ đội đầu,chít khéo thành hình búp sen Liền chị chân đi đôi dép cong, đeo thêm đôi xà tích,
Trang 12vai mang nón ba tầm, tất cả hòa quện với nhau, tạo nên nét văn hoá y phục riêng có
Theo nghệ nhân Quan họ Nguyễn Thị Thềm, Viêm Xá, Hòa Long (thành phốBắc Ninh) khi liền chị mặc trang phục Quan họ thì dù ở đâu nó vẫn toát lên được vẻnền nã nhưng sang trọng, thanh lịch rất riêng của người con gái Quan họ, nó kháchẳn với trang phục các loại hình nghệ thuật khác Ca Quan họ mà không mặc trangphục thì dù có hay cũng giảm đi rất nhiều nét đằm thắm và cái chất của Quan họ
Bộ trang phục của liền anh đơn giản hơn nhưng cũng toát lên vẻ thanh lịch vớichiếc áo năm thân cổ đứng, dài tới quá đầu gối Tùy theo thời tiết mà mặc bên trongmột hoặc hai chiếc áo cánh, sau đó tới áo dài Chiếc áo dài bên ngoài thường cómàu đen, chất liệu là lương, the Còn lớp trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm hoặcxanh lá mạ non, gọi là áo kép Trên đầu, liền anh đội khăn xếp tuân theo quy tắc là
có 5 vòng, tượng trưng cho người quân tử (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín) Quần của liềnanh là quần dài màu nâu hoặc đen, trắng, ống rộng, dài tới mắt cá chân Cùng vớiquần áo, khăn xếp… các liền anh thường dùng ô đen, phụ kiện đi kèm khác nhưquạt
Ngày nay trang phục Quan họ đã được cải tiến để tôn thêm vẻ duyên dáng của cácliền chị Quan họ Trên cơ sở bộ phục trang Quan họ cổ ba lớp nay cải tiến lại cònhai lớp Lớp áo trong cùng đã được thay bằng một miếng lá lật màu xanh tươi hoặcxanh đậm ở cổ như một đường viền duyên dáng khiến trang phục Quan họ mangmột màu sắc riêng Dù chỉ còn hai lớp nhưng khi nhìn vào vẫn cảm thấy như là balớp vì các lớp vải được sắp xếp chồng lên nhau một cách hết sức hài hòa và khéoléo
Khi liền anh, liền chị khoác lên mình trang phục Quan họ và cất lên lời ca mộcmạc, tha thiết nghĩa tình sẽ khiến du khách càng thêm say, thêm yêu vùng đất, conngười Bắc Ninh-Kinh Bắc để rồi mỗi năm đến hẹn lại lên tìm về gặp người Quan họcho thỏa nỗi chờ mong