1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tìm hiểu về làng cổ phước tích (thôn phước phú, xã phong hòa, huyện phong Điền, tỉnh thừa thiên huế) và Đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ phước tích

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về làng cổ Phước Tích (thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) và Đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích
Tác giả Nguyễn Anh Nhật Trân
Người hướng dẫn ThS. Trịnh Khánh Vân
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn Năng lực Thông tin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 8,55 MB

Nội dung

Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích.... Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về làng cổ Phước Tích thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TÌM HIỂU VỀ LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH (THÔN PHƯỚC PHÚ, XÃ PHONG HÒA, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH.

HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

Trang 2

BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI

Chủ đề giới hạn Phát triển du lịch văn hóa làng nghề

cổ Phước Tích

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu khoa học 6

6 Xác định tình trạng nghiên cứu (mới, cũ, tiếp nối, ) 6

7 Tổng quan nghiên cứu và nguồn tài liệu 6

8 Bố cục 7

NỘI DUNG 7

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1.1 Khái niệm làng 8

1.2 Khái niệm làng nghề 8

1.3 Khái niệm du lịch văn hóa 9

1.4 Khái niệm sản phẩm du lịch 9

1.5 Khái niệm du lịch làng 9

1.6 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống 10

PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH 10

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng Phước Tích 10

2.2 Hiện trạng của làng cổ Phước Tích hiện nay 12

2.3 Làng gốm Phước Tích 13

PHẦN III: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH 13

3.1 Thực trạng du lịch tại làng cổ Phước Tích hiện nay 13

3.2 Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích 15

3.3 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích 19

KẾT LUẬN 22

THẢO LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

MỘT SỐ HÌNH ẢNH 26

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế phát triển của thế giới hiện nay, phát triển du lịch trở thành mộtngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên,sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử Du lịch văn hóa đang là một trong những loạihình du lịch được nhiều địa phương ưu tiên phát triển Có thể nói rằng, đây là loạihình du lịch mang tính bền vững, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mang lại lợi íchkinh tế cho địa phương, đảm bảo phát triển bền vững về môi trường và tạo điều kiệncho du khách phát triển đời sống thể chất lẫn tinh thần

Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều ngành dịch vụphong phú, trong đó, du lịch làng nghề truyền thống - một phần của du lịch văn hóa -đang trở thành hướng đi mới đầy triển vọng Là một nước có nền văn hóa nông nghiệpgắn liền với làng nghề truyền thống, với những hình ảnh mang đậm bản sắc về đấtnước và con người, Việt Nam có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng,trong đó các làng nghề truyền thống là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể, thểhiện rất rõ bản sắc văn hóa dân tộc Nước ta được mệnh danh là đất nước của làngnghề, làng nghề chính là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, nghệ thuật dân gian đượchun đúc, bồi đắp qua nhiều năm, là nơi sản sinh và lưu giữ những giá trị có hàm lượngvăn hóa, lịch sử tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam Phát triển du lịch làng nghềtruyền thống không những góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước;quảng bá và giới thiệu hình ảnh cuộc sống và con người Việt Nam với các nước trênthế giới; mà đó, cũng chính là cách để mỗi làng nghề trên mọi miền đất nước giữ gìnbản sắc truyền thống mà cha ông để lại

Tại Việt Nam, làng cổ Phước Tích (thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyệnPhong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là làng di sản điển hình, cấu trúc và tổ chức khônggian làng cổ Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quêngười Việt ở vùng Bắc Trung Bộ Hiện nay, làng cổ Phước Tích còn khá nguyên vẹnnhững yếu tố đặc sắc cấu thành di sản như nhà rường cổ, không gian cảnh quan làngquê, hệ thống các công trình tín ngưỡng, tâm linh, làng nghề,

Trang 5

Làng Phước Tích được nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng “Di tíchquốc gia” làng cổ vào ngày 13 tháng 06 năm 2009 Đây là làng cổ thứ 2 được nhànước Việt Nam công nhận và cấp bằng “Di tích quốc gia” sau làng cổ Đường Lâm (thị

xã Sơn Tây, Hà Nội)

Tuy có giá trị và tiềm năng trong việc phát triển du lịch văn hóa tại làng cổPhước Tích, nhưng việc phát triển du lịch văn hóa tại đây còn gặp nhiều khó khăn và

hạn chế Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về làng cổ Phước Tích (thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) và đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích” này nhằm tìm hiểu,

trình bày lịch sử hình thành và phát triển của làng cổ Phước Tích, trình bày những đặcđiểm nổi bật của làng cổ này và những tiềm năng di sản trong việc khai thác du lịchvăn hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ PhướcTích

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của bài viết là trình bày những đặc điểm nổi bật của làng cổ PhướcTích và những tiềm năng di sản trong việc khai thác du lịch văn hóa, từ đó đề xuấtmột số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của bài nghiên cứu này là:

+ Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của làng cổ Phước Tích.+ Tìm hiểu và khái quát những đặc điểm nổi bật của làng cổ Phước Tích.+ Đánh giá những tiềm năng di sản trong việc khai thác du lịch văn hóa tạilàng cổ Phước Tích

+ Đánh giá thực trạng du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích

+ Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ PhướcTích

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài viết này là làng cổ Phước Tích chủ yếu ở khíacạnh lịch sử hình thành và phát triển, những nét độc đáo trong di sản của làng cổ này

và thực trạng du lịch tại làng cổ Phước Tích hiện nay

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nghiên cứu về nội dung là nghiên cứu sự hình thành, phát triển,lưu tồn của làng cổ Phước Tích, đánh giá thực trạng du lịch tại làng cổPhước Tích, từ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp cơ bản nhằmphát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích

+ Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là làng cổ Phước Tích (thônPhước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).+ Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là từ năm 2018 đến nay (tháng4/2024)

4 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

+ Thực trạng du lịch tại làng cổ Phước Tích hiện nay như thế nào?

+ Làng cổ Phước Tích có những tiềm năng di sản nào trong việc khai thác du lịchvăn hóa?

+ Các tiểu thương, nghệ nhân, người dân trong làng cổ Phước Tích đã bị tác động

về ngành du lịch như thế nào sau đại dịch Covid-19?

+ Khách du lịch đã biết đến làng cổ Phước Tích chưa? Họ có cảm nhận tiêu cực

và tích cực nào đối với làng cổ Phước Tích sau khi đến thăm?

Giả thuyết nghiên cứu:

+ Trước đại dịch Covid-19, lượng khách du lịch tăng cao, sau đại dịch Covid-19lượng khách du lịch giảm dần, đặc biệt sau đại dịch, chưa có du khách quốc tếđến với làng cổ Phước Tích

Trang 7

+ Làng cổ Phước Tích có nhiều tiềm năng di sản trong việc khai thác du lịch vănhóa như hệ thống các nhà vườn, làng gốm Phước Tích, các mái đình,

+ Lượng khách giảm làm nguồn thu nhập của người dân địa phương trong lànggốm giảm theo, nhiều tiểu thương đã phải đóng cửa hàng do không bán đượchàng trong thời gian dài

+ Khách du lịch chưa biết nhiều đến làng cổ Phước Tích Nhưng đa số khách dulịch đều hài lòng khi đến thăm làng cổ Phước Tích

5 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bài viết sử dụng 2 phương pháp chính đó là phương pháp tổng hợp và phươngpháp phân tích thông qua việc thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứunhư: sách, báo, tạp chí, chương trình… để làm nổi bật nên lịch sử hình thành, pháttriển của ngôi làng và những nét độc đáo của làng về làng nghề, tín ngưỡng, cảnhquan, nhằm tìm ra những giá trị tiêu biểu của làng cổ, thực trạng du lịch tại làng cổPhước Tích

Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các phương pháp logic, so sánh, thống kê, đểlàm rõ hơn đối tượng nghiên cứu của bài

6 Xác định tình trạng nghiên cứu (mới, cũ, tiếp nối, )

Nghiên cứu về du lịch tại làng cổ Phước Tích trước năm 2018 đã có đề tàinghiên cứu

Hiện nay, tôi chưa thấy các công trình nghiên cứu về du lịch làng cổ Phước Tíchtrong giai đoạn dịch Covid-19 và sau đại dịch

7 Tổng quan nghiên cứu và nguồn tài liệu

Căn cứ vào cách tiếp cận nội dung của các công trình nghiên cứu liên quanđến làng cổ Phước Tích, tôi dựa vào các công trình nghiên cứu, các công trình tiếp cận

dưới góc nhìn của báo chí và truyền thông viết về làng Phước Tích như: Từ Kẻ Độc

đến Phước Tích - chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô Lâu; Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Huế, quá khứ - thực trạng - triển vọng; Mấy nét đặc trưng của làng xã miền Trung.

Trang 8

Ngoài ra, bài viết còn tham khảo kết quả nghiên cứu từ các khóa luận, luận

văn, luận án viết về phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích như: Đầu tư phát triển du

lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích - xã Phong Hòa - huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế; Tổ chức không gian phát triển du lịch làng cổ Phước Tích.

8 Bố cục

Với hướng đi trên, bài báo cáo của tôi có bố cục 3 phần chính như sau:

Phần I: Cơ sở lý luận

Phần II: Giới thiệu về làng cổ Phước Tích

Phần III: Phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Phước Tích

Trang 9

NỘI DUNG PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm làng

Theo Bùi Xuân Đính, “làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dânViệt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ (về cheo cưới, tang ma,khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả “thổ ngữ” (tiếng làng) riêng,hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử”.[4,tr 97]

Làng ở Việt Nam có nhiều loại hình đa dạng và phong phú như làng khoabảng, làng nghề, làng thủ công nghiệp, làng buôn, làng chài,

Để xác định một ngôi làng có phải là làng cổ không, GS.TS.KTS Phạm ĐìnhViệt đã đưa ra các tiêu chí sau:

- Giá trị về lịch sử và văn hóa, liên quan tới xuất xứ hình thành và quá trìnhphát triển cùng với các yếu tố mang tính phi vật thể như tập tục, tín ngưỡng vànhững lễ hội Giá trị này cùng với giá trị về sử dụng tạo nên sức sống và tinh thần của

di sản

- Giá trị về tuổi, dựa trên yếu tố thời gian, thông thường lấy mốc là 100 năm

- Giá trị về sử dụng liên quan tới chức năng gốc của làng Làng thuần nônghay làng có nghề phụ và các không gian cũng như công trình phục vụ cho các chứcnăng này Hoạt động của cư dân sẽ làm nên sức sống của làng nên sự hiện hữu của cácchức năng gốc càng rõ nét thì giá trị của nó càng cao [13, tr.49]

1.2 Khái niệm làng nghề

Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làngnghề cổ truyền thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầuhết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường cótính chuyên môn sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng.[14]

Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý lànhững người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững

Trang 10

chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìnbản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

1.3 Khái niệm du lịch văn hóa

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: “Du lịch văn hóa baogồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về vănhóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội

và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứuthiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.[1, tr 7]

Có nhiều cách phân loại các dạng tài nguyên văn hóa, trong bài này, tôi phânchia các tài nguyên văn hóa có thể khai thác trong du lịch văn hóa là: Di tích lịch sử,văn hóa; Công trình kiến trúc nghệ thuật; Các giá trị văn hóa dân gian; Ẩm thực; Lễhội truyền thống và lễ hội hiện đại; Tín ngưỡng, tôn giáo; Làng nghề

1.4 Khái niệm sản phẩm du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là

sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch và cơ

sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch” Thực tế cho thấy khái niệmnày của UNWTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sảnphẩm du lịch

Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch là điều kiện về kinh tế - xã hội,điều kiện về tài nguyên du lịch, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch vàđiều kiện về nguồn nhân lực

1.5 Khái niệm du lịch làng

Du lịch làng là loại hình khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sốngthôn bản, và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch Dânlàng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm Nhà trọ chính làcác điểm kinh doanh du lịch, trong đó khách du lịch ở lại qua đêm trong những ngôinhà làng, cùng với một gia đình Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ nàyđược hoạt động bởi một hợp tác xã, làng hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách khônggian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà

Trang 11

1.6 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống

Du lịch làng nghề truyền thống là hình thức du lịch mà ở đó mục tiêu của dukhách là muốn tìm hiểu về các làng nghề có lịch sử lâu đời Các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ như mây tre đan, đồ gốm, đồ dệt, chạm khắc gỗ, đồ da, đồ trang sức, nhạc

cụ, giấy, quần áo, tạo ra sức hút rất lớn đối với du khách Do đó, du khách đến cáclàng nghề với mong muốn được tìm hiểu về các sản phẩm này, quy trình làm ra chúng

và được tự tay làm ra một sản phẩm của riêng mình Thực tế này tạo ra cơ hội cho dulịch cộng đồng phát triển Du khách sẽ được hướng dẫn làm sản phẩm và trải nghiệmcuộc sống cùng người dân làng nghề nơi đây Hình thức này giúp cho du khách có thểtiếp cận với những sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương Qua đó tìm hiểucách thức sản xuất và đời sống sinh hoạt của những người tạo ra những sản phẩm đó.Không những vậy, hình thức du lịch này còn quảng bá hình ảnh của các sản phẩmtruyền thống tại địa phương đến với du khách Hơn nữa, nó cũng giúp đem lại thêmthu nhập cho làng nghề từ các hoạt động khai thác du lịch

PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng Phước Tích

Vùng đất Thừa Thiên Huế được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt từ đầu thế kỷXIV Quá trình di dân Việt vào khai khẩn, dựng làng có tổ chức cũng bắt đầu từ đây.Trước đó, tại vùng này, cư dân Chăm-pa đã sinh sống, tạo nên một nền văn hóa, kinh

tế, xã hội phát triển, chứ vùng đất này vốn không phải là vùng đất hoang vô chủ Làng

xã ở Thừa Thiên Huế căn bản là làng Việt được ra đời, phát triển trên cơ tầng làngmạc Chăm Yếu tố văn hóa Việt - Chăm đan xen, trong đó yếu tố văn hóa Việt là chủyếu, yếu tố văn hóa Chăm tiềm ẩn

Làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỷ XV Trong gia phả của

họ Hoàng - dòng họ khai canh ở Phước Tích, có đoạn chép: “Đến đời Lê Thánh Tôn,

niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và hai (1470-1471), người thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ

là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nội, nguyên là người làng Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An,

đã thân chính đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về ngài đi xem xét

Trang 12

đến nguồn Ô Lâu, bao chiến địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương, sau khi xem bói, đoán biết được chỗ đất tươi tốt, ngài liên chiêu tập nhân dân thành lập làng”.[9, tr 26]

Làng cổ Phước Tích hiện nay nằm nép mình bên dòng Ô Lâu hiền hoà bốnmùa trong xanh, thuộc địa phận Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Vị trí Làng cổ Phước Tích cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về hướng TâyBắc

Ban đầu, làng có tên là Phúc Giang, sau đổi đổi thành Hoàng Giang, đến thờivua Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích Phúc Giang, hàm ý mong muốnmột vùng đất sông nước nhiều phúc lộc (làng Phúc Giang nằm bên bờ sông Ô Lâuthuộc huyện Hương Trà) Đến thời Tây Sơn, làng Phúc Giang được đổi tên thành làngHoàng Giang, để tưởng nhớ đến dòng họ Hoàng đã khai canh lập làng Đời vua GiaLong, làng được đổi tên thành làng Phước Tích, có ý nghĩa như là mong muốn ngườidân được tích lũy phúc đức cho con cháu Và tên gọi Phước Tích này gắn với làng đếntận ngày nay

Điểm tạo nên sự độc đáo của làng Phước Tích đó là các ngôi nhà rường cổ ởđây có sự liên kết với nhau, không ngăn cách bằng hàng rào kín, chỉ cách nhau mộtkhu vườn rộng với những hàng cây (có thể là cây chè tàu) xanh, thẳng tắp Tất cả tạonên sự hấp dẫn kỳ lạ đối với môi trường sinh thái làm cho con người gắn bó với cảnhquan thiên nhiên Bên cạnh đó, tại mỗi bến nước của làng ở sông Ô Lâu đều được tạclại số năm xây dựng Những bến này rất linh thiêng và đều có đền thờ Người dân ởđây thường ra đây để làm lễ cúng, bái Ngoài nhà rường cổ ra, ở đây có rất nhiều nhàthờ họ, tộc Ðiều đó vừa chứa đựng triết lý nhân bản sâu sắc vừa mang tính sáng tạođộc đáo của con người, nhằm tổ chức một không gian sống lý tưởng cho cộng đồng cưdân mang đặc trưng của làng Việt từ thời xưa còn tồn tại đến ngày nay

Theo Giáo sư Hiromichi Tomoda - người phụ trách dự án “Hỗ trợ phát huyvai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua du lịch di sản”

- dự án điều tra tổng hợp về làng cổ Phước Tích, cho biết: “Làng Phước Tích hiện còn

24 ngôi nhà cổ có giá trị, trong đó nhà cổ nhất dựng năm 1850, kế đến là nhà dựngnăm 1870 Tất cả đều xây dựng trên khu vực cao 3,5m so với mực nước biển, độ cao

Trang 13

vừa đủ để ít chịu ảnh hưởng bởi các trận lụt hằng năm Mọi ngôi nhà cổ đều nằmtrong một khu vườn rộng xanh mướt bao quanh Đây chính là những giá trị tiềm ẩncần được đầu tư khai thác nhằm phát triển thế mạnh du lịch của vùng đất này.”[11]

Mặt khác, do ở cạnh làng mộc cổ truyền Mỹ Xuyên, nên làng Phước Tíchđược thừa hưởng nghệ thuật độc đáo của điêu khắc kiến trúc, chạm trổ trên các bộkhung gỗ của ngôi nhà, càng làm đậm nét tính chất dân gian mang đầy đủ bản sắc vănhóa dân tộc

Làng Phước Tích, nổi tiếng là làng nghề nên làng này không có nhiều ruộng,con em trong làng phải cố gắng học hành và đi làm ăn xa Vậy nên, vùng đất này sảnsinh ra rất nhiều nhân kiệt

Làng Phước Tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là “Di tíchkiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia” theo quyết định số 832/QĐ-BVHTTDL ngày 03tháng 03 năm 2009 và được nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng “Di tích quốcgia” làng cổ vào ngày 13 tháng 06 năm 2009 Đây là làng cổ thứ 2 được công nhận vàcấp bằng “Di tích quốc gia” sau làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

2.2 Hiện trạng của làng cổ Phước Tích hiện nay

Làng cổ Phước Tích hiện có: 10 di tích là đình, chùa, miếu, nhà thờ họ, lăngmộ; 11 địa điểm là lò gốm, Cồn Trèng và bến thuyền (09 bến); 26 ngôi nhà rường cổ(trong đó có 12 ngôi nhà rường cổ có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật); và hệthống cảnh quan gồm các đường làng, đường xóm, hàng cây xanh mang đậm nét làngquê truyền thống Trong tổng số 116 nóc nhà của làng, hiện còn tới 26 ngôi nhà rường

cổ, đa số là nhà rường “3 gian 2 chái” và 10 nhà thờ họ cổ

Điểm du lịch làng cổ Phước Tích có các tài nguyên du lịch như: hệ thống nhàthờ họ tộc; hệ thống các nhà rường truyền thống; hàng chục các đình, chùa, miếu, đềnthờ, như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Đôi, miếu Quang Tế(thờ Yoni và Linga của người Chăm) và các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang (ngườiChăm), đền Văn Thánh…

Trang 14

vụ nhu cầu mua sắm và du lịch, các hoạt động quảng bá tại Festival nghề truyền thống

ở Huế được chú trọng hơn

Chất liệu chính của sản phẩm gốm Phước Tích được khai thác ở vùng DiênKhánh (Quảng Trị) Gốm Phước Tích được nung rất kỹ, lò đắp kiên cố nhiệt cao, lửalúc nào cũng đượm hồng, nhờ thế mà sản phẩm không nứt, không giòn, giữ nhiệt, giữhương vị Hoa văn trên những sản phẩm của làng Phước Tích được chạm trổ tinh tế vàrất đặc trưng không lẫn với bất kỳ sản phẩm nào Những người thợ lành nghề tại làngPhước Tích đã cho ra đời nhiều sản phẩm từ hàng trăm năm nay và có mặt trong hầukhắp gia đình Huế dưới dạng các đồ đựng như lu, hông, ảng, hủ, độc, thống, ; cácloại đồ nấu như om, siêu, nồi ấm; các dụng cụ sinh hoạt như bình hoa, bình vôi,

Đặc biệt, đây là nơi sản xuất những chiếc om nấu cơm cho vua ngày xưa, nổitiếng với câu ca dao:

Om Phước Tích ngon cơm hoàng đếSen Hà Trì quý thế Phú Xuân

PHẦN III: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH

3.1 Thực trạng du lịch tại làng cổ Phước Tích hiện nay

Hiện nay, du lịch tại làng Phước Tích có 09 loại hình dịch vụ du lịch với 40người tham gia hoạt động gồm: dịch vụ tham quan nhà rường, lưu trú, ẩm thực, xeđạp, hướng dẫn viên, quảng diễn nghề gốm, làm bánh, giao lưu văn nghệ… Hệ thốngnhà rường cổ có 11 hộ tham gia tiếp đón khách tham quan; 04 hộ kinh doanh lưu trú;

Trang 15

04 điểm phục vụ dịch vụ ẩm thực Các dịch vụ hầu hết được phục vụ chu đáo, nhiệttình, mến khách góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hóa địa phương của

du khách Chính vì lẽ đó, hình ảnh du lịch tại làng cổ Phước Tích đã được quảng bárộng rãi trên các phương tiện truyền thông, Phước Tích trở thành điểm đến ngày cànghấp dẫn đối với khách du lịch đến tham quan và khám phá làng cổ Phước Tích

Đặc biệt, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế chọn Phước Tích là một trongnhững điểm tổ chức trong chuỗi hoạt động Festival Huế diễn ra vào các năm chẵn,đưa Phước Tích vào khai thác tua du lịch “Hương xưa làng cổ”

Đánh giá về hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch tại làng cổ Phước Tích, có thểrút ra một số nhận xét như sau:

Về hệ thống cơ sở lưu trú, Homestay đang là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của

du khách Với hệ thống nhà rường cổ được bảo tồn cùng với sự quan tâm đầu tư nângcấp của các cấp chính quyền, homestay tại các nhà rường cổ là điểm dừng chân lýtưởng của du khách khi đến đây Bản thân tôi đã có dịp trải nghiệm, không gian ở đâythoáng mát, trong lành, rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoábởi vì người dân nơi đây sở hữu hệ thống nhà vườn với nhiều loại cây ăn quả, dukhách ngoài tìm hiểu về văn hóa, còn có thể trực tiếp trải nghiệm trồng cây, hái quả

Về hệ thống cơ sở ăn uống, nhà hàng, hiện nay đã được chú trọng đầu tư các

điểm ăn uống, nhà hàng ở trong và xung quanh các điểm du lịch Du khách còn có thểtrải nghiệm ẩm thực địa phương với người dân ở đây thông qua các bữa ăn tạiHomestay

Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại làng cổ Phước Tích đang phát triển chậm sovới tiềm năng du lịch của làng Trong 5 năm trở lại đây, số lượng khách du lịch theotừng năm có chiều hướng giảm

Theo số liệu Ban quản lý làng cổ Phước Tích, giai đoạn 2018-2021, lượngkhách du lịch đến làng cổ Phước Tích được thống kê qua bảng sau:

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trần Thúy Anh (chủ biên) (2014), Giáo trình: Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình: Du lịch văn hóa những vấn đề lýluận và nghiệp vụ
Tác giả: Trần Thúy Anh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2014
[2] Ban quản lý làng cổ Phước Tích (2015), Đề án gốm Phước Tích mở rộng thành sản phẩm du lịch, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án gốm Phước Tích mở rộng thànhsản phẩm du lịch
Tác giả: Ban quản lý làng cổ Phước Tích
Năm: 2015
[4] Bùi Xuân Đính (1998), “Bàn thêm về mối quan hệ giữa làng và xã qua qui mô cấp xã thời phong kiến”, trong Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên), Nghiên cứu Việt Nam, một số vấn đề lịch sử kinh tế-xã hội-văn hoá, Hà Nội, Nxb. Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về mối quan hệ giữa làng và xã qua qui mô cấpxã thời phong kiến”, "trong Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên), Nghiên cứuViệt Nam, một số vấn đề lịch sử kinh tế-xã hội-văn hoá
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Nhà XB: Nxb. Thế Giới
Năm: 1998
[5] Nguyễn Văn Quảng (2018), Các di tích đền - tháp, thành - lũy Champa ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các di tích đền - tháp, thành - lũy Champa ở QuảngBình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Văn Quảng
Năm: 2018
[6] Văn Đình Thanh (2005), Dự án lập hồ sơ khoa học Làng cổ Phước Tích xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án lập hồ sơ khoa học Làng cổ Phước Tích xã PhongHòa,huyện Phong Điền
Tác giả: Văn Đình Thanh
Năm: 2005
[7] Nguyễn Hồng Thắng (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012 và định hướng công tác năm 2014 về bảo tồn, phát triển di sản và phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2012 và định hướng công tácnăm 2014 về bảo tồn, phát triển di sản và phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích
Tác giả: Nguyễn Hồng Thắng
Năm: 2012
[8] Nguyễn Hữu Thông (2003), “Mấy nét đặc trưng của làng xã miền Trung”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (327) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nét đặc trưng của làng xã miền Trung”
Tác giả: Nguyễn Hữu Thông
Năm: 2003
[9] Nguyễn Hữu Thông và nhóm tác giả (2011), Từ Kẻ Độc đến Phước Tích - chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô Lâu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Kẻ Độc đến Phước Tích - chândung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô Lâu
Tác giả: Nguyễn Hữu Thông và nhóm tác giả
Nhà XB: Nhà xuất bản Thuận Hóa
Năm: 2011
[11] Trang tin Du lịch phố Huế (2023), bài viết “Làng cổ Phước Tích Huế”, Truy cập từ https://dulichphohue.com/lang-co-phuoc-tich-hue Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng cổ Phước Tích Huế”, Truy cậptừ
Tác giả: Trang tin Du lịch phố Huế
Năm: 2023
[13] Phạm Đình Việt (2008), Bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị
Tác giả: Phạm Đình Việt
Nhà XB: Nxb. Khoa học và Kỹthuật
Năm: 2008
[14] Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ, Viện Kinh tế học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Namtrong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Tác giả: Trần Minh Yến
Năm: 2003
[15] JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004), Báo cáo cuối cùng của Nghiên cứu về quy hoạch phát triển Ngành nghề thủ công theo hướng Công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam, Công ty Almec, Trung tâm Phát triển Quốc tế Nhật Bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo cuối cùng củaNghiên cứu về quy hoạch phát triển Ngành nghề thủ công theo hướng Công nghiệphóa nông thôn ở Việt Nam
Tác giả: JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2004
[10] Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Công Thiện, Đoàn Quyết Thắng (2022), “Tổ chức không gian phát triển du lịch làng cổ Phước Tích, huyện Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01: Lượng khách du lịch đến làng cổ Phước Tích giai đoạn 2018-2021 (Đơn vị: - Tiểu luận tìm hiểu về làng cổ phước tích (thôn phước phú, xã phong hòa, huyện phong Điền, tỉnh thừa thiên huế) và Đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ phước tích
Bảng 01 Lượng khách du lịch đến làng cổ Phước Tích giai đoạn 2018-2021 (Đơn vị: (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w