1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015

207 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Giết Hoặc Vứt Bỏ Con Mới Đẻ Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự Năm 2015
Tác giả Hoàng Thị Khánh Hoàn
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Độ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 29,44 MB

Nội dung

Trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đôi, bô sung 2017 có quy định tội giết hoặc vứt bö con mới dé nhằmmục dich bảo vệ quyên của trẻ em đối với chính người me ruột cũng như pháp luật cũng đã c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG THỊ KHÁNH HOÀN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HANOI, NAM 2023

Trang 2

TOI GIET HOẶC VỨT BO CON MỚI ĐỀ THEO QUY

ĐỊNH BỘ LUAT HÌNH SỰ NAM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCChuyên ngành: Luật hình sự và tổ tung hình sự

Mã số: 8380104Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS Trân Văn Độ

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAMĐOAN

Tôi Hoàng Thị Khánh Hoàn, tác giả của Luận văn thạc sĩ với đề tài

“Tôi giết hoặc vứt bd con mới đề theo quy định Bộ luật hình sự”, xin cam

đoan rằng tat cả thông tin và nghiên cứu trong Luân văn nay là hoàn toàntrung thực và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Độ.Tôi cam kết rằng tôi đã tự mình thực hiền nghiên cứa, phân tích dit liệu, vàviết ban Luận văn này Tất cả các nguôn tai liêu, số liệu, và ý kiến của các tácgiả aa được trích dẫn đứng cách và được liệt kê trong danh muc tài liệu tham

khảo Tôi vác nhân rằng không có phan nào trong luận văn này là sao chép

từ bat kb nguồn nào mà không được tham khảo hoặc trích dẫn Tôi sẽ chịutrách nhiệm về mọi khia canh của luận văn này, bao gồm cả nội dung.phương pháp nghiên cứa, và kết quả Tôi din bảo rằng tôi đã tuân thủ tat cảcác qTMuy định và hướng dẫn cña Trường Đại học Luật Hà Nội về việc viết luân

văn thạc sĩ.

Tôi xin cam đoan công trình khoa học nay id là kết quả của công sức

và kién thức của tôi trong quá trình nghiên cứu và hoc tập

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Thị Khánh Hoàn

Trang 4

CRC Công ước quôc tê vê quyên trẻ em, 1989 (Convention

on the Rights of the Child, 1989)

| BLHS Bộ luật hình sự |

TNHS Trach nhiệm hình sự

Trang 5

LỜI MỞ BAU

1 Tính cấp thiết của dé tai

2 Mục đích nhiệm vụ

2.1 Muc đích nghiên cứu.

3 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn -.22- 22

4 Cơ sở lý luận

5 Cơ sở phương pháp luận

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Ý nghĩa của luận văn 8 Kết câu của luận van . bụ bu bu bu bu “ee tay ly “ew G

Chrong 1: NHUNG XÂY sa LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT a TOI

GIẾT HOẶC VUT BO CON MỚI ĐE 81.1 Khái niêm, đặc điễm tội giết hoặc vứt con mới đề s;á81.2 Phân biệt tôi giết hoặc vứt con mới dé với một số tôi phạm khác 1012.1 Phân biệt tội giết hoặc vứt bd con mới dé với tội giết người 1012.2 Phân biệt tội giết hoặc vit con mới đã với tội vô ý làm chết người 121.3 Pháp luật quốc tê và pháp luật môt sô quốc gia về tôi giết hoặc vứt con

mới đẻ l3 13.1 Tôi giêt con mới dé hoặc vứt bd con mới đề trong Công ước Liên Hop

13.2 Tội giết hoặc vit con mới đề trong pháp Indit hình sự một số quốc gia

ChioRg 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM 26

VE TOI GIẾT HOẶC VỨT BO CON MỚI ĐE 26

Trang 6

đến khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 c22.1.2 Quy định về tôi giết con mới đề trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 1985282.13 Quy dinh về tôi giết hoặc vứt bỏ con mới dé trong Bộ luật hình sự 1999

2.2 Quy định về tôi giết hoặc vứt con mới dé theo quy định Bô luật hình sự

2.2.1 Các dau hiệu pháp lý tôi giết hoặc vứt con mới dé

3.1 Thực tiên áp dụng pháp luật hình sự

GUEST: Thực tiến điili TOE GOI so cnangptaSduegtkgdadasaecssssnsia285

3.1.2 Thực tiễn áp dung hình phạt

3.13 Mững han chỗ vướng mắc trong thực tiễn áp dung pháp luật hình sự

về tội giết hoặc vitt bô con mới dé và nguyên nhân 83

3.2 Các giải pháp bảo dam áp dụng đúng tội giết hoặc vứt bö con mới dé 68

3.2.1 Hoàn thiên pháp luật hình sự về tội giết hoặc viit bỗ con mới đề 68

8222s CAC CIE DAI RNG sess guasogrenogagttidtdibtosaiabgtistagtpiielssxosspzascsgsC00)

Trang 7

Reel lug CHƯNG 3 uua 4d caogtL0QUAGG dalGG3AtL8100306 8410080088488

76

DANH MUC TÀI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

75

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có cảm nhận rang tinh mẫu tửtrong dong chảy chung của mối quan hệ tinh cảm gia định là có vi trí quantrong đặc biệt với mỗi người hơn cả, vừa có sự bên chặt, vừa có sự thiêngliêng khién con người ta cảm thay tin yêu nhát trong cuộc đời minh Tinh mẫu

tử là tình cảm thể hiện môi quan hệ me con Nhưng cũng theo cách lý giảithông thường nhất, với cách nhìn nhân khách quan nhất thì tình mẫu tử là

muốn hướng đến cách cảm nhận về tình yêu thương, sự chăm sóc, nâng niu,

bao bọc, che chỡ và hy sinh của người mẹ đành cho người con của minh Tinh

mẫu tử la tên gọi của thứ tinh cảm thiêng liêng, dep đế nhật trong cuộc đờinay, Con người ta đến được với cuộc đời là công lao sinh thành của ca cha lấn

mẹ, nhưng người có sự gan bó với ta nhiêu hon lại là me Qua trình mang

thai, mang năng đẻ đau trong chín tháng mười ngày thật không hé dé dang, roichờ đợi con khóc tiếng khóc chao đời, do 1a tình yêu va sự gắn kết bên chatgiữa mẹ và những người con.

Mỗi trẻ em sinh ra không chi được hưởng những tình căm đặc biết từphía bô, mẹ, các thanh viên trong gia đính, ma còn được pháp luật bảo vệ vaghi nhân những quyên riêng biệt danh cho trẻ em Tuy nhiên, không phải tat

ca những em bé sinh ra đều được sông trong vòng tay yêu thương của bồ mẹ,vẫn còn những trường hợp do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hoặc do những

hoan cảnh khách quan khác ma người mẹ lai có hành vị "vứt

bö” hoặc “giết chính đứa con của mình sinh ra Trong Bộ luật Hình sự 2015

(sửa đôi, bô sung 2017) có quy định tội giết hoặc vứt bö con mới dé nhằmmục dich bảo vệ quyên của trẻ em đối với chính người me ruột cũng như pháp

luật cũng đã có những chính sách nhân đao dành riêng cho người mẹ khi

Trang 9

chính người mẹ lại là nạn nhân của những hủ tục lạc hậu, bi đè nén về y chi,

cảm xúc, tinh thần dẫn đến mắt di nhân tính mà đan tâm giết, vứt bö đi chínhđứa con minh nit ruột sinh ra Tuy nhiên, trên thưc tế van con những vướngmắc, bat cập khi ap dụng điều luật nay Để làm rố các dau hiệu của tôi nay vagop phân hoàn thiện quy định của Bộ luật hình su, để dim bao áp dung đúng

quy định Bộ luật hinh sự, nâng cao hiệu quả đâu tranh chong tôi pham nay

trong thực tiễn la rat cân thiết Do cũng chính la ly do tác giả lựa chon dé tài:

“Tôi giết hoặc vứt bö con mới dé theo quy định Bộ luật hình sự 2015” để

nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ của mình

Tình hình nghiên cứu đề tài

Tôi giết hoặc vứt bö con mới dé mặc dù xảy ra không phô biển nhưngđây là loại tôi phạm có tính nguy hiểm cho x4 hôi do nó xâm phạm quyên cơbản, quan trong của con người đó la quyên sống - quyên được tôn trong bao

vệ vê tính mang Chính vì vậy, cho đến nay có rất nhiêu công trình nghiêncửu về tội pham nay dưới nhiều góc dé khác nhau Có thé kể đến những côngtrình nghiên cứu tiêu biểu như:

> Giáo trình:

Trường Đại hoc Luật Ha Nội (2018), Giáo trinh Luật hình sự Việt Nam,

Phần chung, Nhà xuất ban Công an nhân dân, Ha Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội, (2018), Giáo trinh Luật hình sự Viet

Nam, Quyên 1, Phẩn các tôi phạm, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Ha Nội

Học viên Tư pháp (201 1), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nhà xuất

bản Tư pháp, Hà Nội

Bên cạnh đó còn có các Giáo trình luật hình sự của nhiều cơ sở dao tạo luật

khác như Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Đại hoc Luât- Dai hoc Quốc

gia Ha Nội, Hoc viên Cảnh sát nhân dân, Trường Dai học Kiểm sat Hà Nộicũng dé cập và nghiên cứu về tội phạm nay

Trang 10

pháp, năm 2018.

- TRLê Đăng Doanh và PGS TS Cao Thị Oanh Binh iuân khoa học Bộ

iuật hình sự Việt Nam 2015 được sửa đôi, bỗ sung 2017 - Tập 1, Nhà xuất ban

Hông Đức, năm 2017

Định Văn Qué Binh iuận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tôiphạm, Nhà xuất ban Thông tin và truyền thông, năm 2018

- TS Vũ Thi Phượng Bao vệ quyén con người của tré em bằng pháp

iuật hình sự Việt Nam, Nhà xuat ban Công an nhân dân

Những công trình nghiên cứu nêu trên mang ý nghĩa về cả lý luận vàthực tiến đối với hoạt động nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự ViệtNam về tôi giết hoặc vứt bé con mới dé

> Các luân văn cao học Luật:

- Trân Anh Duy, Tôi giết hoặc vứt b6 con mới đề trong Bộ luật hình sự

2015, Luận văn thạc sỹ luật hoc, Trường Dai học Luật Ha Nội, năm 2019.

- Doan Thi Vân, Tôi giết hoặc vứt bô con mới đề trong luật hành sự Viet

Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luat - Trường Đại học Quốc gia Ha

Nội, năm 2015.

> Các bai bảo khoa học:

- Ths Phạm Văn Bau, Tôi giết con mới dé trong pháp luật hình sự ViệtNam, Tạp chí luật học, Trường Đại học Luật Hà Nôi, số 2/2000

- Anh Nga, Giết con mới dé trong 7 ngày Mỗi, điểm mới Điều 124 BLHS

2015, Tap chi kiểm sát, Viện kiếm sát nhân dân tôi cao

Trang 11

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là trên cơ sở lam rõ dâu hiệu pháp

lý của tôi giết hoặc vứt bö con mới dé, đánh gia thực tiễn áp dung pháp luật

va thực tiễn áp dung quy định vẻ tội phạm nảy dé đưa ra kiến nghị hoàn thiện

pháp luật và bao dam ap dụng pháp luật.

22 Nhiệm vu nghiên cứu

Đề thực hiên mục dich nói trên, luận van có các nhiệm vụ nghiên cứu

cu thé sau:

Phân tích rõ hành vi giết con mới dé va hành vi vứt bỏ con mới dé cũngnhư các dau hiệu định tội vả các đâu hiệu định khung hình phạt của tội giết

hoặc vứt bö con mới đẻ.

Đông thời đánh giá điểm mới quy định của BLHS 2015 (sửa đôi, bỗsung năm 2017) so với các BLHS trước đây về tôi nay, phân biệt dau hiệuđịnh tdi của tôi giết hoặc vứt bỏ con mới dé với dâu hiệu định tôi của tội giếtngười, tôi vô ý lam chết người Từ đó tìm ra những bat cập trong quy địnhcủa BLHS 2015 về tội pham vả đề xuất kiến nghị hoàn thiên quy định phápluật.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Về đôi tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm lý luận, quyđịnh của BLHS 2015 (sửa đổi, bo sung năm 2017) về tôi giết hoặc vứt bö conmới dé và thực tiễn ap dung Bên cạnh đó cũng nghiên cửu quy định BLHS

năm 2015 về các tội pham tương tư

Trang 12

vứt bỏ con mới dé quy định tại điêu 124 BLHS 2015 (sửa đôi, bô sung năm2017) và thực tiễn xử lý tôi giết hoặc vứt bỏ con mới dé trên địa ban cả nước

trong giai đoạn 2018-2023

4 Cơ sở lý luận

Đó là những van dé học thuật của khoa học luật hình sự về phan các tdi

phạm nói chung, đặc biệt là về cầu thanh tôi phạm của tội giết hoặc vứt bdcon mới dé Điêu 124 BLHS nói riêng được thể hiện trong các công trình

nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học,các luật gia như sách chuyên khảo,

các bài báo, tạp chí,

5 Cơ sở phương pháp luận

Luận văn sử dụng lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư

tưởng Hỗ Chí Minh về con người, về xây dựng nhà nước và pháp luật, đâutranh phòng, chong tôi phạm, quan điểm của Dang va Nhà nước về đâu tranhchồng tôi phạm xâm hại tính mang, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của conngười nói chung va tôi giết hoặc vứt bd con mới dé nói riêng

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của

Chủ nghĩa Mác — Lê nin và tư tưởng Hỗ Chí Minh, quan điểm của Đảng về

quyên trễ em, quyên con người, xây dựng Nha nước và pháp luật dau tranh

phòng chống tôi phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩmcủa con người nói chung va tội giết hoặc vứt bỏ con mới dé nói riêng

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là

Trang 13

Phương pháp phân tích, tông hợp được sử dụng để lâm rõ dâu hiệu

pháp ly của tội giết hoặc vứt bö con mới dé

Phương pháp so sánh được sử dụng dé nghiên cửu pháp luật hình sựquốc tế va một sô quôc gia; phân biệt tôi giết hoặc vứt bỏ con mới dé với cáctội khác xâm phạm đến tính mang, sức khỏe được nghiên cứu

Phương pháp thống kê, vu việc điển hình được sử dung để đánh gia

thực tiễn áp dung pháp luật về tôi giết hoặc vứt con mới dé

7 Ý nghĩa của luận văn

Đây là một trong sô ít những công trình khoa hoc ở cấp độ Luân văn

thạc sĩ nghiên cứu về tôi giết hoặc vứt bd con mới dé trong khoa học luật hình

sự Việt Nam.

Về phương điện ly luận, luận văn góp phân cũng cô va hoản thiện cơ sở

lý luận pháp luật về tôi giết hoặc vứt bỏ con mới dé tại Việt Nam dé các nhalập pháp, các cơ quan có thâm quyên, các cán bô nghiên cứu vận dụng trongqua trình xây dung và hoan thiện pháp luật về tôi danh này

Vé thực tiễn, Luận văn có thé được tham khảo trong hoạt đông lập pháp

va áp dụng pháp luật về tôi giết hoặc vứt con mới dé; là tai liêu tham khảo

trong giảng dạy, học tập môn Luật hình sự.

8 Kết cau cửa luận văn

Ngoài phan Mở đâu, Kết luận và Danh mục tải liêu tham khảo, Nộidung của luận văn gôm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về tôi giết hoặc vứt bö con mới dé

Chương 2: Quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về tội giết hoặc

vứt bö con mới đẻ.

Trang 14

vứt bỏ con mới dé vả các giải pháp bao dam áp dung quy định về tôi giết hoặc

vứt con mới dé.

Trang 15

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE TOI GIẾT HOẶC

VUT BO CON MỚI ĐỀ

11 Khái niệm, đặc diém tội giết hoặc vứt con moi dé

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới dé là hành vi phạm tôi bi xã hội lên án,

gây phan nộ trong dư luận rất lớn vi đã xâm phạm tới các giá trị đạo đức của

con người và được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự Từ những dâu hiệu của

hành vi cụ thé đã được thực hiên với các dâu hiệu câu thanh tội phạm được

pháp luật hình sư quy định, tôi giết hoặc vứt b6 con mới dé được luật hình sự

quy định là tôi phạm riêng được ghi nhận tại Điều 124 BLHS 2015 (sửa đôi

bổ sung năm 2017) Từ tiêu dé của tội “giết hoặc vứt bô con mới đề” đã chi

ra van dé chúng ta cân lam ré hai khái niêm tương ứng với hai trường hợpnhư sau:

Trường hợp thứ nhất: Giết con mới đề: “ Người me nào do ảnh hướng năng

nễ của tự tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt ma giếtcon đo minh dé ra trong 07 ngày tdi”

Trường hop thứ hai: Vut bö con mới đề: “Mgười me nào do anh hưởng năng

né của tư tưởng lac hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt ma vit bốcon do minh đề ra trong 07 ngày indi dẫn đền hận quả đứa trẻ chết”

Theo Giáo trình Luật Hinh su Việt Nam của Trường Đại học Luật Ha

Nội, phân các tôi phạm (Quyển 1) việc quy định hai trường hợp phạm tội vacũng có thé coi là hai tội danh Đó là “ti giết con mới dé” và “Tôi vit bỗ con

Nhu vậy, Tôi giữ hoặc vứt con mới dé là hành vi của người me do ảnh

hưởng năng nê của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc

Trang 16

Tội giết hoặc vứt bö con mới đẻ vừa mang những đặc điểm của tôiphạm xâm phạm tinh mạng sức khoẻ via mang những đặc điểm đặc trưngkhác, cụ thể

Tint nhất, hành vi pham tôi xâm phạm đến tính mạng con người — nan

nhân phải 1a con mới được sinh ra trong vòng 07 ngày có cùng huyết thông

với người người pham tôi Hành vi giết con mới đẻ và vứt con mới dé củangười mẹ do phải chịu ảnh hưởng nặng né của tư tưởng lạc hau hoặc trong

hoàn cảnh khách quan đặc biệt là hành vi di ngược với tiêu chuẩn đạo đức

truyền thông và trái pháp luật xâm hai nghiêm trọng đền tính mang của chính

con ruột mình khi trễ mới sinh ra trong vòng được bảy ngày tuổi không có

Chính vi thé, việc giết con, vứt bö con dẫn đến đứa con chết ma người mẹ

không phải chịu ảnh hưởng nặng né của tư tưởng lạc hậu hay trong hoàn cảnhkhách quan khác thi người mẹ phải chịu tội danh giết người

Thứ hai, tội giết con mới dé và vứt con mới dé có chủ thé đặc biệt là

người mẹ của nạn nhân Người mẹ có năng lực trách nhiệm hinh sự khi thực

hiện hảnh vi giết con mới để và vứt con mới đẻ, người mẹ nhận thức được

tính nguy hiếm cho xã hội của hảnh vi của minh và điều khiển được hành vi

ay tuy nhiên người mẹ vẫn mong muôn con mình chết do phải chịu nhiêu áplực.

Trang 17

Thứ ba, tội giét con mới dé và vứt con mới dé là tội phạm it nghiêm

trong theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành — tôi phạm có tinh

chat va mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn ma mức cao nhất của khunghình phạt do BLHS 2015 (sửa đôi, bô sung năm 2017) quy định đôi với tộinay là phat tiền, phạt cải tao không giam giữ hoặc phat tù đến 03 năm

1.2 Phân biệt tội giết hoặc vứt con mới đẻ với một số tội phạm

khác

Đề nhân thức một cách đây đủ va chính xác các dau hiệu pháp lý cơ

bản của tôi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, không những cần phải nghiên cứubốn yếu tô câu thành tôi pham mà còn can phân biệt dau hiệu phạm tdi của tôinảy với một số dâu hiệu phạm tội có nét tương đồng ở tôi khác như: với tôigiết người; tôi vô ý lam chết người Luan văn sé chỉ ra điểm khác nhau va chi

ra ranh giới giữa các tôi qua đó nêu bật lên những dâu hiệu đặc trưng của tôigiết và vứt bö con mới dé

1.2.1.Phân biệt tội giết hoặc vitt bỏ con mới dé với tội giết người

Tội giết hoặc vứt bö con mới dé và tdi giết có nhiều điểm chung về dâuhiệu pháp lý Thưc chat, tdi giết con mới dé là trường hop đặc biết của tôi giếtngười Do vậy ngoài đặc điểm của tdi giết người nói chung, hai tội danh con

có một sô điểm khác biệt cơ bản như sau

Về quy định của pháp luật: Tôi giết người và tội giết con mới dé thuộc

nhóm Các tội zâm phạm tinh mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con

người quy định ở Chương XVI BLHS 2015 (sửa đôi, bồ sung năm 2017)

trong đó Tôi giết người quy định ở Điều 123 còn Tội giết hoặc vứt bỏ con

mới dé quy định ở Điều 124

Trang 18

Về khách thé của tội pham: Cả hai tội nay đều xâm pham quyên đượcsông của con người được Nha nước bảo hộ Ngoài ra, ở tôi phạm giết con mới

dé còn xâm phạm nghiêm trong đạo đức xã hôi đó là tinh “ấu fir” Nannhân của những tôi phạm nêu trên déu la con người đang sông, nêu như nannhân của tôi giết người la bat kỳ người nao thi nạn nhân của tội giết hoặc vứt

bỏ con mới đẻ chỉ là đứa trẻ mới sinh trong vòng 07 ngày.

- Vệ chủ thé của tôi phạm: Nếu chủ thể của tôi giết người là bất kyngười nào từ đủ 14 tuôi trở lên, có năng lực TNHS, thì chủ thé của tội giếthoặc vứt bö con mới dé ngoài có năng lực TNHS va đạt độ tuổi từ đủ 16 tuôitrở lên còn là người me dé ra đứa con (chủ thể đắc biệt), trong trạng thai mới

sinh con trong vòng bảy ngày Người không phải là mẹ của đứa trẻ mới dé ma

giết đứa trẻ đó thì bị xử lý về tôi giết người Với tình tiết định khung hìnhphat tăng năng là “giết người đưới 16 tuỗi”

- Về nguyên nhân pham tôi: Nêu trong tôi giết người nguyên nhânphạm tôi không phải la đâu hiệu bat buộc thì trong tdi giết hoặc vứt bỏ conmới đẻ nguyên nhân phạm tội là do ảnh hưởng nang né của tư tưởng lạc hậuhoặc trong hoan cảnh khách quan đặc biệt phải là dâu hiệu bắt buộc Nêu vì lý

do khác ma người mẹ giết hoặc vứt bỏ đi con của minh mới dé ra thì sẽ khong

câu thành tôi phạm này

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Cả hai tôi giết người và giết con mới

dé déu có câu thanh vật chất, đều doi hỏi phải có hậu qua chết người xây ra.Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cô ý trực tiếp ma hau quả chết ngườixây ra thì tội phạm hoàn thảnh, nêu hậu quả chết người chưa xảy ra thì vẫncâu thanh tội ở giai đoạn phạm tdi chưa đạt Riêng đối với hành vi vứt bé conmới đẻ nhưng đứa trẻ không bị chết thì chưa cầu thành tội vứt bỏ con mới dé

Như vây, tôi vit bo con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt.

Trang 19

- Về lỗi của người phạm tội: Chủ thé của tôi giết người thực hiện hanh

vi với lỗi cô ý, có thể là cô ý có ý trực tiếp hoặc có ý gián tiếp Con chủ théthực hiện hành vi giết con mới dé là lỗi cô y trực tiếp, lỗi của người thực hiệnhảnh vi vứt bö con mới dé chỉ co thé là lỗi có ý gián tiếp

- Về trách nhiệm hình su: Trường hợp phạm tôi giết người khung hìnhphạt cơ bản từ 07 đền 15 năm tu; giết trễ em có thé xử phat từ 12 năm dén 20năm, tủ chung thân hoặc tử hình Trường hợp người phạm tôi giết con mới dé

sẽ phải chịu mức phạt tủ từ 06 thang dén 03 năm va đôi với tôi vứt bd conmới dé sẽ bi phạt cãi tao không giam giữ đến 02 năm hoặc phat tù từ 03 thangđến 02 năm Tội giết hoặc vứt bỏ con mới dé la trường hợp giảm nhe TNHScủa tôi giết người Đối vớ tội nay, nha lam luật quy định hình phạt giảm nhẹhơn so với trường hợp giết người thông thường vì người mẹ khi vừa sinh controng vòng bảy ngày trở lại phải trải qua giai đoạn cơ thể bị suy yêu rõ rệt, bất6n về tâm lý, khả năng nhận thức va khả năng điều khiển hanh vi bi han chế.Xét trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo, trong hoàn cảnh đó, nêu người me có

hành vi giét con mới dé thì được giảm nhẹ hình phạt Bên cạnh đó, ở tội Vứt

bö con mới dé có khung hình phạt nay nhẹ hơn so với khung hình phạt của tôi

Giết người (Khoản 2 Điều 123) va Tôi Giết con mới dé (Khoản 1 Điều 124)

Ngoài các ly do được giảm nhẹ đã trình bay, ở trường hợp nay còn có lý do là

chủ thé có phân hy vong đứa trẻ mình vứt bö đi sẽ được nuôi đưỡng mặc dùvan chap nhận hau quả đứa trẻ chết!

1.2.2 Phân biệt tội giết hoặc vứt con mới dé với tội vô ý làm: chất

người

Tương tự như tội giết người, tôi giết hoặc vứt bö con mới đề; tội vô ýlàm chết người được quy định tại Điêu 128 BLHS 2015 (sửa đổi, bô sung

' GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (Chit biên), Binh tute khoa học Bộ luật hinh sự 2015 được sữa abi, bể sang

2017 (Phẩn các tội pham) - Quyên 1, Nhà suất bin Tư pháp ,tr T4.

Trang 20

nam 2017) cũng thuôc nhóm Các tội xâm phạm tinh mang, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự của con người quy định ở Chương XVIBLHS 2015

- Về hành vi khách quan: Người phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới dé

thực hiện hành vị khách quan đó là tước đoạt tính mang của người khác một

cách trái pháp luật Con đối với tội vô ý làm chết người hảnh vi khách quancủa tội nay được hiểu là hanh vi gây ra cai chết cho con người do vi phạm quytắc an toàn Đó lả những quy tắc nhằm bao dam an toản về tinh mang, sứckhỏe của con người Những quy tắc này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, cóthể được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hôi thôngthường, mọi người déu biết và thừa nhận Do tính chat đa dang của các quytắc an toàn đến tính mạng, sức khỏe nên hành vi vi phạm quy tắc an toảntrong một số lĩnh vuc cụ thé được quy định thành các tội danh riêng của lĩnhvực đó như lĩnh vực giao thông, lĩnh vực lao déng, ? Hanh vi vô ý lam chếtngười do vi phạm quy tắc an toan chỉ được coi là hành vi của tội vô ý lamchết người khi hành vi đó chưa được quy định la hành vi phạm tôi ở các điềuluật thuộc các lĩnh vực cu thể (Điều 260, Điều 267, Điêu 272 BLHS 2015, sửađôi, bô sung năm 2017)

- Về mặt chủ quan của người phạm tdi: Về ý thức chủ quan của người

phạm tôi va đây cũng là dâu hiệu đặc trưng dé phân biệt giữa tdi giết hoặc vứt

bỏ con mới dé với tôi vô ý làm chết người Do là lỗi của người phạm tôi,

người phạm tội vô ý lam chết người thực hiện hành vị của mình dưới hình

thức lỗi do vô ý (Điều 11 BLHS 2015 sửa đổi, bố sung năm 2017) bao gồm cả

vô ý vi quá tự tin va vô ý do cầu tha Trong cả hai trường hợp, chủ thé déu

không mong muôn cũng như không chap nhận hậu quả chết người Cụ thể

? GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biền), Binh huin khoa học Bộ luật hùnh sự 2015 được sữa đổi, bể ing

2017 (Phẩn các tội pham) - Qipén 1, Nhà suất din Tư pháp , Điều 124,186.

Trang 21

- Lam chết người do vô ý vi qua tự tin là trường hợp người phạm tộituy thay trước hành vi của mình có thé gây ra hâu quả nguy hại cho xã hộinhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được(khoăn 1 Điều 11 BLHS 2015 sửa doi, bỗ sung năm 2017)

- Lâm chết người do lỗi vô y do cau tha la trường hợp người pham tôikhông thay trước hanh vi của mình có thé gây ra hậu quả nguy hai cho xã hồi,mặc du phải thay trước và có thé thay trước hậu qua đó (khoản 2 Điêu 11BLHS 2015 sửa đổi, bỗ sung năm 2017) Tiêu chuẩn dé xác định một ngườiphải thay trước và có thé thay trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội làcăn cứ vào hoan cảnh cụ thé lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng

có thé thay trước; ngoài ra còn phải căn cứ vảo đô tudi, trình độ nhận thức,trình độ van hoa, tay nghề

Có thể thay, lỗi cô ý gián tiếp ở tội vứt bd con mới dé va lỗi vô y vìquá tự tin ở tôi vô ý lam chết người về mat lý chí người pham tội đều nhânthức được tính chất nguy hiểm cho xã hôi của hành vi mả mình thực hiện

nhưng về ý chí có sự khác nhau: Về y chí của tôi vứt bd con mới đẻ, người mẹtuy không mong muôn nhưng lại chap nhận kha năng hậu quả thiệt hại xảy ra

khi lựa chọn và thuc hiện hành vi Còn ở tội vô ý lam chết người, su không

mong muôn hậu quả thiệt hại của người phạm tội gắn liên với việc người đó

đã loại trừ khả năng hâu quả thiệt hại Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tựtin đã cân nhắc, tính toán và cho rằng hậu quả thiệt hai sẽ không xảy ra hoặc

có thé ngăn ngừa được Ví dụ: Người lái xe tin rằng minh sé vượt qua đường

sắt trước khi tàu đến; người di săn minh sẽ ban trúng con thu không để lac đạn

Vào người, Sự tin tưởng này của người phạm tội tuy có căn cử nhưng căn cứ

đó không chắc chắn

Trang 22

- Động cơ, mục đích phạm tdi: Nếu trong tôi giết hoặc vứt bö con mới

dé động cơ phạm tôi là bắt buôc trong câu thanh tội pham thi trong tôi vô ylàm chết người thì động cơ phạm tôi không phải là đâu hiéu bắt buộc, chính vi

vậy muc dich phạm tội cũng không được đặt ra.

- Vệ nạn nhân của tôi phạm: Nạn nhân của tôi vô ý làm chết người có

thé là bat cử người nao Hậu quả của hanh vi la nạn nhân chết xuất phát từhảnh vi vô ý của người phạm tôi gây ra Ở đây, nạn nhân có thé là người quen

thuộc với người thực hiện tôi phạm, thậm chí là người cùng tham gia vào hành vị với người thực hiện tôi phạm nhưng vì sự vô ý hoặc quá tự tin của

người phạm tôi ma bản thân họ trở thành nạn nhân Nạn nhân cũng có thé làmột người hoàn toàn xa lạ, nhưng bị tác đông bỡi hành vi vô ý dan đến việc

thiệt mạng Nạn nhân của tôi giết con mới dé là đứa trẻ sinh ra trong vòng 07

ngày tuôi va là con dé của người phạm tôi

- Về chủ thé tôi phạm: Ca hai tội danh đêu quy định chủ thé thực hiện

hành vi phạm tôi phải có năng lực TNHS va đạt độ tuôi từ đủ 16 tuôi trở lên.Bên cạnh đó, chủ thé của tội vit bd con mới đẻ là chủ thé đặc biệt, la người

mẹ ruôt của chính nan nhân.

1.3 Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quéc gia về tội giết hoặc

được 196 quóc gia phê chuẩn, Công ước quốc tê về quyên trẻ em đã trở thành

Trang 23

một văn kién về quyên con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lich sửViệt Nam là nước đâu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩncông ước của Liên hiệp quác vê Quyền trẻ em

Sự ra đời của Công ước đánh dau những “bước chuyển mình” lớn laotrong việc ghi nhận va dam bảo quyên của trễ em với tư cách là chủ thể quyêncon người Trước tiên Công ước la kết qua của quá trình thay đôi định kiến vềtrễ em, theo đó từ một đối tượng được bao boc thu động, trẻ em đã trở thànhmột chủ thể có khả năng thụ hưởng va thực thi quyên Công ước là kết tinhcủa nhiêu văn kiện liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới quyên tré em đã đượcxây dựng trước đó như Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền 1948 (UDHR) vàCông ước quốc tế vê quyên dân sự và chính trị 1966 (ICCPR) đã đặt nênmóng cho việc tạo dựng một hê thống tương đối đây đủ vê quyên dân sư vàchính trị của con người Day lả văn kiện pháp lý đâu tiên thông nhật cácquyên của trẻ em, thể hiện ở những quyền rất đặc trưng của trẻ chẳng hạnquyển sống va phát triển của tré, quyền được lắng nghe, không bị loi dunghay sao nhng, quyền được nhận lam con nuôi,

Ngay trong phân Phan lời nói đâu của Công ước xác định ly do dé bão

vệ các quyên trễ em là vì “đo còn non not về thé chất và trí mộ, trẻ em canđược chăm sóc và bảo vệ đặc biét, ké cả sự bảo vệ thích hop về mat pháp Iftrước cũng niu sau khi ra đời” Đề phát triển đây đủ và hai hoà nhân cách

của mình, trẻ em cân được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bâu không

khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông Theo quy định của Điều 1 của Công

ước thì “trẻ em id người có độ tuôi đưới 18, trừ trường hợp pháp luật ápdung đối với tré em a có quy dinh đô tudi sớm hơn” Riêng ở Việt Nam,

pháp luật quy định về độ tuổi của trễ em chính thức được dé cập trong một

văn bản pháp quy sau khi Uy ban Thường vụ Quốc hội ban hanh Pháp lệnh vê

Trang 24

Bảo vệ, chăm sóc va giao dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979, trong đó

quy định “7rẻ em nói trong Pháp lệnh nà! gồm các em từ mới sinh đến 15

di Dén năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc va giáo dục trẻ em được banhảnh đã nâng độ tuôi trẻ em lên đến dưới 16 tuôi: ”7r¿ eva guy đinh trongIuật néy là công dân Viet Nam đưởi mười sáu tuỗi” Độ tuôi này tiếp tụcđược khang đính tại Điều 1 của Luật Tré em ban hành ngay 05 tháng 4 năm2016: “Trẽ em là người dưới 16 hôi” (Không kế công dân Việt Nam hay

người nước ngoài, người không có quốc tịch) Như vậy trong pháp luật

chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận đô tuôi tré em được pháp luật bao vệ vachăm sóc la những công dân dưới 16 tuổi Mac da quy định độ tuôi thấp hơn

so với Công ước quốc tê, nhưng quy định của Việt Nam van được coi là phù

hợp bởi quy định mở của Công ước

Công ước có 54 điêu khoản trong đó có đến 41 điêu khoản dé ra cácquyển của tat cả trẻ em và quyên được sông là một trong bổn nhóm quyênđược dé cập đến đầu tiên Theo đó, quyền sống của trẻ em được ghi nhận taiĐiều 6 của Công ước quéc tế về quyền trễ em như sau: “Các quốc gia thànhviên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cô hữu được sống; các quốcgia thành viên phải bdo đâm đến mức tối da có thé được sự sông còn và pháttriển của trẻ em” Việc khang định tâm quan trong của quyên sông là cơ sởcho tat cả quyên con người và yêu câu thực hiện quyên sông trong mọi hoàn

cảnh.

Công ước quốc tê về quyên trẻ em (CRC) là văn ban quéc tế dau tiên

dé cap đến quyên trễ em theo hưởng tiến bô, bình đăng, toản dién va mangtính pháp lý cao Các quốc gia khi ký kết la quốc gia thành viên phải áp dung

các phương thức đặc biệt để bão vệ trẻ em, đông thời có nghĩa vụ thực hiện

công ước quốc tê dam bao moi người déu được hưởng những quyên theo quy

Trang 25

định của CRC? Công ước là văn kiện cho toàn thé giới về bao vệ quyên củatrẻ em cân có dé được sông vả lớn lên một cách lành mạnh và an toàn Quyêntré em nhằm dam bảo cho trẻ em không chi la người tiếp nhân sự yêu thương

va chăm sóc của người gia đình, mà các em là những thanh viên tham gia tích

cực vào quả trình phát triển của dat nước, nhân loại Từ đó có thé thay rằng

việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trong đặc

biệt trong chiến lược phát triển nguồn lực Năm 1990, Việt Nam trở thànhquốc gia Châu Á đâu tiên và thứ hai trên thê giới phê chuẩn Công ước Sau 30năm thực thi, Việt Nam đã cho thay những nỗ lực trong việc ghi nhận và bao

vệ quyên trẻ em thông qua việc từng bước sửa đôi, bô sung các văn van phápluật, khăc phục những khó khăn tôn tại dé từng bước xây dựng, mở rộng,hoan thiện pháp luật về quyên con người nói chung và đặc biệt liên quan đếnquyên trẻ em Ngay sau khi gianh được độc lập 1945, quyên con người, quyêncông dan đã được ghi nhân trong dao luật cơ bản nhật của nước ta là Hiến

pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Công hòa vả sau đó tiếp tục được

khẳng định và mở rộng qua các bản Hiên pháp năm 1959, Hiên pháp năm

1980, Hiển pháp năm 1002 (sửa đôi bô sung 2001) và Hiến pháp năm 2013cũng như các văn bản quốc gia khác Tại Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định:

“Moi người đều có quyên sống Tinh mang con người được pháp luật bảo hộ.Không ai bị tước doat tinh mạng trái pháp indt” Trên hết, quyên của trẻ em

là quyên được sống, bị tước đoạt quyên này cũng đông nghĩa là các quyên sau

đó trở nên vô nghĩa Pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng về các quyêncủa trẻ em, trong đó quyên được sông 1a thiêng liêng nhật, cũng như đưa racác hình phạt nghiêm khắc đôi với từng trường hop hành vi vi phạm trong B ô

luật hình sự.

ˆ Điều 2 Công nức quốc tổ về Quyền ud em 1989

* Doin Thi Vin, Tôi giất hoặc vứt bố cơn mới để trong Mật hinh sự Việt Nam, Luận vẫn thạc sỹ tất học „

Khoa Luật - Trường Daihoc Quốc gà Hà Nội, 12

Trang 26

Tôi giết hoặc vứt bd con mới đẻ được quy định trên tinh than nội luật

hóa các điều ước ma Việt Nam là thanh viên xâm pham trực tiếp tới đôi tượng

là mạng sông của con người nói chung vả của tré em nói riêng được quy địnhĐiều 124 BLHS 2015 (sửa đổi, bô sung năm 2017) mang lại ý nghĩa rất quantrong không chi thé hiện tiếp thu Công ước Quốc tế về quyên trễ em ma còntiếp tục thé hiện truyền thống tốt đẹp yêu thương tré em của dân tộc, đồngthời cũng lả quyết tâm và nỗ lực của Nhả nước ta nhằm đảm bảo pháp luậtphủ hợp với những tiêu chuẩn chung của toàn nhân loại

1.3.2 Tội giết hoặc vitt con mới dé trong pháp luật hình sự một số

132.1 Quy định về tôi giết hoặc vứt bô con mới đề trong pháp luật

hình sự Tiny Điễn

Bộ luật hình sự Thụy Điển (The Swedish Penal Code) được thông qua

năm 1962, có hiệu lực kế từ ngày 01/01/1965 được sửa đổi vao ngay01/5/1999 bao gôm 38 Chương và 379 Điêu Cau trúc của Bộ luật hình sựThuy Điền kha đặc biệt khi thứ tự điều luật xác định theo chương, tat cả cácchương déu bat dau từ Điêu 1 Tội giết con mới dé được quy định tại Điêu 3Chương 4 - Các tôi xâm phạm tính mang và sức khỏe của con người Điều

Trang 27

luật quy định: “Wgười mẹ nào do rỗi ioan tâm thần hoặc quả đam khổ mà giếtcon mới đề thi bị phạt tit đến sáu năm về tôi giết con mới ae"?

Ngay trong chính quy định của điều luật chúng ta có thé thay sự gidngnhau của BLHS Thụy Điển va BLHS Việt Nam Người phạm tôi xâm phamtới khách thé là quyên sống của con người, quyên trễ em - quyển được tôntrong và bão vệ tính mạng Vậy đối tượng tác động của tôi giết con mới détheo quy định BLHS Thụy Dién và quy định BLHS Việt Nam đều la con mới

dé Chủ thể thực hiện hành vi phạm tôi là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trễ,hau quả đứa trẻ do chết vả người mẹ phải chiu trách nhiệm hình sự Bên cạnh

đó, ở BLHS Thụy Điễn cũng nêu ra nguyên nhân phạm tội của tội phạm délàm dâu hiệu định tôi nay đó là “đo rối loan tâm thần hoặc quả khứ dau khỗ “Tuy nhiên, về nội ham thì ý nghĩa của các nguyên nhân là điểm khác nhau.Người me bị “?ối joan tâm thằn ” là do sau khi sinh con bi anh hưởng đến tâmtrang, suy nghĩ, hanh động Một sô ví dụ bệnh rồi loan tâm thân điển hìnhnhư: rối loạn lo âu, tram cảm, rỗi loạn ăn uống, tâm thân phân liệt, hoặc

nguyên nhân “do quá kint dau khd” đây là tình trạng ám ảnh sợ quá khứ do

người me đã trải qua hoặc chứng kiên những sự kiên có tính chất quan trong,gây tôn thương về mặt tâm ly và đôi khi bị anh hưởng đến thé chất Nỗi buôn

ám ảnh qua mức khiến người mẹ rơi vao lo lang, sơ hãi, buôn bã, chan nan va

bi quan đến mức phải giết di chính người con minh đề ra

Vệ hình phat: Chúng ta có thể nhận thay hình phạt đôi với tội giết conmới dé của Thụy Điển nặng hơn so với hình phạt trong BLHS của Việt Nam

đó là “phạt fù đến 06 nằm” Trong khi BLHS Việt Nam quy định mức phạt

“phat tù từ 06 tháng đến 02 năm” đôi với trường hợp giết con mới dé và phạt

“cải tao không gian giữ đến hai nằm hoặc phat tì từ 03 tháng dén 02 năm”

Ý Trường Đai học Luật Hi Nội (2010), Bộ hột hành sự Thuy Điển, Nhà xuất bin Công an nhân din, Hà Nội, tr24

Trang 28

13.22 Quy định về tôi giết hoặc vứt bỏ con mới dé trong pháp luậthình sự Liên bang Nga

Pháp luật hình sự Công hoà liên bang Nga hiện hành là su phát triển

tiếp nỗi của pháp luật hình sự Liên bang Công hoa xã hôi chủ nghĩa Xô viết

trước đây BLHS Liên bang Nga được thông qua ngày 24/5/1996 và có hiệu

lực 01/7/1997 Bộ luật đã hai lân được sửa đổi và bô sung bằng Luật sô 77

ngày 22/8/1008 và Luật số 92 ngày 25/6/1998 Bộ luật có 34 Chương gồm

361 Điêu Tội giết con mới đẻ được BLHS Liên bang Nga quy định tại Điều

106 thuộc chương Các tôi xâm phạm tính mang, sức khỏe, nhân phẩm, danh

dự của con người BLHS Liên bang Nga quy đính: “Người me giết con mới

đề trong hoặc sau khi sinh, ciing như người mẹ giết con mới đề trong tinh

trang bị ức ché hoặc rỗi loạn tâm than mà không làm mắt năng lực trách

nhiệm hành sự thì bị phạt tì đến năm năm” Š

Khách thé của tôi phạm giết con mới dé trong BLHS của Liênbang Nga ở đây cúng là quyên sống, quyên được bao vệ tính mạng của đứatrẻ Đối tượng tác đông nay duoc BLHS Liên bang Nga ghi nhận không chỉ là

con mới đẻ sau khi sinh ma còn có ca trong quá trình khi sinh ra dua trẻ Chủ

thể thực hiện tôi phạm ở đây cũng la người me trực tiếp sinh ra đứa trẻ giông

như quy định BLHS Việt Nam Tuy nhiên khác với BLHS Việt Nam, BLHS

Liên bang Nga đưa cả điều kiên người mẹ không bị mắt năng lực trách nhiémhình sự vào điều luật Trong khi đó BLHS Việt Nam va BLHS Thụy Điểnkhông đưa quy định điêu kiện người mẹ không bị mat năng lực trách nhiệmhình sự trong điều luật ma van dé trách nhiệm hình sự ở đây đã được hiểu la

Ê Điều 106 BLES năm 1996 Liên bang Nea

Trang 29

chủ thé của tội phạm thi phải thỏa mãn đây đủ điều kiên về tuổi và năng lực

trách nhiệm hinh sự Ngoài ra BLHS Liên bang Nga cũng chỉ quy định một

hảnh vi duy nhất là giết con mới dé, không quy định hành vi vứt bö con mới

đề Mức hình phạt đôi với tôi phạm hoàn thành la năm năm tù, cao hơn han so

với hình phạt ở loại tôi này của Việt Nam.

13.23 Quy dinh về tôi giết hoặc vứt bỏ con mới đề trong pháp luật

hinh sự Canada

Bô luật hình sự Canada ra cũng đã quy định Tôi giết hoặc vứt bö conmới dé xâm phạm đến khách thé la quyên sóng, quyên được bảo vệ về tínhmang của con người Cụ thể tại Điều 3, Chương 3 nhóm Các tội xâm phamtính mạng, sức khỏe của con người, phân II (các tôi phạm) Điêu luật quy địnhnhư sau: “Mgười me nào giết con mới dé hoặc vào thời điểm sinh con trongtrang thái bi rối loạn tâm thần hoặc dau khé trầm trong thì bi phạt đến saunăm về tội giết tré sơ sinh” BLHS Canada không quy định tôi vit bỏ conmới dé mà chỉ quy định tội giết con mới đẻ Chủ thé ở đây phải là người metrực tiếp sinh ra đứa tré Đối tương tác động của tdi nay giông với quy định vềđối tượng tác đông của BLHS Liên Bang Nga, đó là đều gồm hai đổi tượng:

Con trong khi sinh va con mới dé sau khi sinh Nguyên nhân phạm tội được

BLHS Canada nhân mạnh đó là “trong trang thái bị rdi loạn tâm thân hoặcđau khô tram trong”, điêu này cho thay người mẹ trước hoặc sau khi sinh conảnh hưởng rất nhiều bởi cảm xúc, gây ảnh hưởng nhiều dén tâm lý, thé chấtHình phạt đổi với tội giết con mới dé theo quy định của BLHS Canada là saunăm, giống với BLHS Thuy Điễn va cao hơn so với hình phat BLHS Liên

Bang Nga và Việt Nam.

Trang 30

Theo quy định của pháp luật hình sự Nhật Bản, hành vi giết con mới dé

không được quy đính rõ thành một tôi danh đôc lập như Bộ luật hình sự của

Thuy Dién, Canada, Liên Bang Nga và Việt Nam mà được quy định trong tôi

“Bö rơi” Theo Điêu 217 của BLHS Nhật Bản quy định: “Người nảo bố rơingười già yếu, tré thơ, người tàn tat người bệnh hoạn dang can sự chăm sóc

thi bị phạt tù từ dưới 1 năm”

Theo đó, Điều 128 BLHS này cũng quy định: “Mgưởi có rách nhiệmchăm nom người già yêu trẻ thơ, người tàn tật hoặc người bệnh hoan mà bốrơi những người này hoặc không có sự chăm nom can thiết cho sự sống còncủa những người nàp thì bị phat tù từ trên ba tháng đến dưới dưới năm”

Điều 129 BLHS Nhật Bản cũng quy định: “Đối với người phạm các tôi được

quy định tại 2 điều trên ma do đô gay ra thương tích hoặc chết người thì so

với các tội gây ra thương thích xử i} theo Rhung hình phạt nặng”.

Như vậy, đôi tượng là con mới dé có thé hiểu là '?r¿ tho” theo quyđịnh của BLHS Nhật Bản, đây là đôi tượng cần sự chăm sóc đặc biệt Ngườiphạm tội có thé là bất kỳ ai chứ không nhật thiết phải là người me trực tiếpsinh ra đứa trẻ Tại Điêu 128 BLHS Nhật Bản quy định rõ hơn về người cótrách nhiệm chăm nom trễ thơ, có thé la những người thân trong gia đình như:

bố, mẹ, anh, chi, em, Người nào thuộc nhóm những người có trách nhiệm

chăm nom trẻ thơ ma bö rơi những đứa trẻ đó thì déu bị phạt và khung hình

phạt tu tử trên ba tháng đền đưới năm năm Hanh vi bö rơi trong BLHS NhậtBan gan giống với hành vi ở Tội wit bé con mới dé trong BLHS Việt Nam,chủ thé dé đứa trẻ xa rời sự chăm sóc, không chăm sóc Đôi với trường hop

bỏ rơi ma dẫn tới hau qua đứa trẻ bị thương tích hoặc chết người thi sé bị xử

Trang 31

ly theo khung hình phạt năng Như vậy, hình phat của BLHS của Liên Bang

Nga la cao hon so với BLHS Thuy Dién, Canada, Nhat Ban va Viét Nam cho

nén tinh ran de sé cao hon.

Trang 32

giết con mới dé, tội vứt bỏ con mới dé và đặc điểm của tội này Bên cạnh đó,Luận văn so sánh tội giết hoặc vứt bö con mới dé với một số tôi danh thuộc

củng nhóm tội phạm xâm tinh mạng con người như tôi giết người, tội vô ý

lam chết người, có thé thay pháp luật hình sự của nước ta đã có những chính

sách nhân đạo về hình phạt khi người mẹ phạm phải tội danh này so với cáctội khác cùng năm trong nhóm tội xâm phạm đên tinh mang, sức khỏe của con

người Đông thời, Luận văn cũng chỉ ra điểm giống và khác nhau vẻ quy định

của pháp luật Việt Nam về tôi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với quy định pháp

luật của quốc tế và một số quốc gia trên thé giới như Thụy Điển, Công hòaliên bang Nga, Canada và Nhật Bản Kết hợp với chính sách về quyên trẻ emđược Liên Hop Quốc ghi nhân mà Việt Nam là quốc gia thành viên đã thể

hiện cam kết của Nhả nước Công hòa xã hội chủ nghia Việt Nam khi trở

thanh thành viên của các Điều ước quốc té về quyền con người cùng với đó làviệc bảo vệ trẻ em đã được Hiền pháp của nước ta quy định tạo được cơ sởpháp lý bảo vệ quyên sông cho trẻ em và đặc biệt là những đứa trẻ khi mớiđược sinh ra đời và tích lũy thêm cơ sở khoa học, cơ sở thực tiến cho khoa

học pháp ly hình sự của Việt Nam.

Trang 33

Chương 2

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

VE TOI GIẾT HOẶC VUT BO CON MỚI ĐÈ 2.1 Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ

cũ cho đến khi ban hành những bộ luật mới, nêu những luật lệ ay “không tái

với nguyên tắc độc lập của nước Việt — Nam và chính thé dân chủ cộng hòa”.Sau đó Sắc lênh số 51 ngày 17/4/1946 cũng quy định: “Miững iuật lê hiệnhành vẫn giữt nguyên nine cũ, trừ những điều khoản trải với sắc- lệnh nàycùng trái với chti quyền và chính thé dân- chủ céng- hòa của nước Việt-Mam'” Như vay, trong giai đoạn này luật pháp được áp dung của chế độ cũ-chế độ nhà nước thực dân nửa phong kiến Các bô luật được ban hành chủ yêunhằm bảo vệ lợi ích của bọn thực dan va giai cấp phong kiên thông trị ở ViệtNam Tuy nhiên về việc bao vệ trẻ em luật hình sự cũng đã có những quyđịnh tương đôi cụ thé có thé kể đến như: phạm gian (gôm hiếp dâm va cưỡngdâm) con gái chưa đền 15 tuôi; chiếm đoạt, mua bán trễ em; đánh tráo trễ em;

cô ý gây hương tích; giết (đã thương, có sát) trẻ em, Š

Sắc lĩnh số 51 ngày 17/4/1946 1 8

* Nhà im Đắc Lập, Bùi Huy Tin (1939): Hoàng Việt Hinh Luật nim 1933, Điều 303,311,312

Trang 34

như sau: “Có ý giết người phạt tì từ 5 năm đến 20 năm nêu có trường hopnhẹ có thé hạ xuống một năm, giết người có due mưa có thé phạt đến tử hình”.Như vậy sau 10 năm gianh được độc lập, lan dau tiên tdi giết người được quyđịnh một cách cu thé trong các van bản pháp luật nước ta, tuy nhiên, các hành

vi phạm tôi xâm pham tính mang, sức khỏe của trẻ em chưa được quy định

thanh tôi độc lập hoặc dâu hiệu định khung hình phạt, nên hành vi zâm pham

tính mạng, sức khöe của trẻ em được xử lý như những trường hợp phạm tôi

giết người thông thường

Năm 1963, TANDTC đã có tông kết và ra Chi thị sô 1/NCCS ngày14/03/1963 về xử lý tội giết trẻ em sơ sinh Ban chuyên đề tông kết thực tiềnxét xử loại tôi giết người kèm theo Công văn sô 452/HS2 ngày 10/8/1970 củaTAND trong phân B điểm c - Những tình tiết đặc biệt có tính chat giảm nhẹcũng xác nhận giết trẻ em mới đẻ là phạm tôi giết người có tình tiết giảm nhẹđặc biệt đồng thời cụ thé hóa các dâu hiệu của trường hợp phạm tôi nảy” Đây

là lần dau tiên tội danh giết tré sơ sinh được xác định Chi thi quy định tội naycân được hiểu la việc người mẹ đã bat đắc di phải giết đứa con dé hoang củamình vi sơ dư luận chê cười hoặc gặp phải hoàn cảnh khỏ khăn, khôn quan vềmặt kinh tế và tình cam Đứa trễ mới sinh được một thời gian ngăn (thôngthường từ một tuần trở lại, cũng có thé kéo dai hơn không quá mộtthang’), Trong văn bản trên chỉ nói đến việc giết trẻ sơ sinh ma không nói đềnhảnh vi giết hoặc vứt bö con mới dé Như vậy trong giai đoan nảy hệ thôngpháp luật hình sự đã có những quy định đề xử lý hanh vi giết con mới dé tuy

® Pham Vin Bên „ Tội giết con mới để trong pháp bật hich sự, Tap dd Loật hạc

'° Đoàn Thi Vân, Tôi gift hoặc vớt bỏ cơn mới d trong Init hà sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ bật học,

Khoa Luật - Trường Daihoc Quoc gia Hà Nội,tr 19

Trang 35

nhiên còn bộc 16 nhiêu bat cập, thiểu su đồng bô, thông nhất, nhiều 16 hôngdẫn đến việc chưa đúng người, đúng tôi Sư can thiết của việc ban hanh Bôluật hình sự là một tat yêu khách quan, xuất phát từ nhiêm vụ của giai đoancách mạng mới vào thởi điểm này.

Mặc du còn có một sô hạn chế nhưng pháp luật hình sự Việt Nam giaiđoạn nảy cũng đã có sự tiền bộ và phát triển Do la nên pháp luật hình sự mới

có tinh chất xã hội chủ nghĩa về bản chất giai cap, góp phân xây dưng thànhcông chủ nghĩa x4 hôi và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hôi chủ

1985 Bộ luật hình sự dau tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nên kinh tế

bao cấp và thực tiễn của tình hình tôi phạm thời kỳ đó BLHS 1985, với tưcách là văn ban lập pháp hình sư lớn va quan trọng dau tiên ma trong đó chứađựng hệ thông pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa của Nhanước Việt Nam thống nhất sau 40 năm kế từ khi thanh lập nước Việt NamDân chủ Công hòa (năm 1945) va sau 10 năm ké từ khi dat nước đã đượcthông nhất và thu về một môi (năm 1975) thi trong suốt 10 năm kién thiết vàxây dựng pháp luật hình su, BLHS 1985 là nguôn trực tiếp duy nhất của phápluật hình sự thực định nước nha sau pháp điển hóa mà trong đó lân đâu tiên đã

có sự phân chia rõ rang giữa các quy phạm của Phân chung và Phân riêng với

cơ câu gồm 12 chương và được phân chia thành 280 điều để kịp thời điềuchỉnh về mặt pháp lý hình sự các quan hệ xã hôi đang tôn tại

Trang 36

dựng pháp luật của Nha nước, là cơ sở dé các cơ quan hành pháp tiễn hànhđâu tranh với loại tội phạm nảy Tuy nhiên, tơi giết hoặc vứt bư con mới đẻ

khơng được quy định lả tơi độc lập ma chi được coi là một trường hợp giết

người được giảm nhe trách nhiệm hình sự đặc biệt Được quy định tại Khoản

4 Diéu 101 BLHS năm 1085 như sau: “Người me nào do đnh hưởng năng nễcủa tư tường lac hận hoặc trong hồn cảnh Rhách quan đặc biệt mà giết conmới đề hoặc vit bỗ con mới đề dẫn đến đứa trẻ đỏ chết, thi bị phạt cải taokhơng giam gift đến mét năm hoặc bi phạt tì từ ba tháng đến hai năm”!

Theo quy định này khơng chỉ hành vi giết con mới đẻ mà cả hành vi vứt bư

ơi phạm và bị xử lý theo khoản 4 Điêu 101 BLHS với tơi

danh “giết agười ” nêu thỏa mãn các dầu hiệu ma điều luật này quy định Với

con mới đẻ cũng là

quy đính như vậy thì khơng cĩ sự phân biệt giữa hành vi giết con mới dé vàhành vi vứt bư con mới dé bởi chữ “giết” hay chứ “Wit bĩ” đêu là cùng mộttơi danh- giết người ma cu thé hơn Ja giết con mới dé 2

Nghị quyết 04/HĐTPND ngày 29/11/1986 của Hội đơng thâm phanhướng dẫn phân các tội phạm của BLHS 1985 đã giải thích vả hướng dẫnthêm quy định hành vi giết con mới dé thuộc một sơ tình tiết định khung tìnhphạt giảm nhẹ và nêu tổ “Day ia mơi tơi phạm cĩ cẩm thành giảm nhẹ đặcbiệt, cần được vận dung mét cách thận trọng va chat chế” Những dâu hiệuxác định tình tiết giảm nhẹ đặc biệt được mơ ta cụ thé trong quy định củaBLHS như do ảnh hưởng năng né của tư tưởng lạc hau, trong hồn cảnh đặcbiệt khĩ khăn cho thay thực chat đây là những tơng kết của thực tiễn xét xử

ˆF Khộn 4 Điều 101 BLHS Việt Num 1985

` The, Phạm Vin Bin, Tới giết con mới để rong pháp luật hin sic Việt New, Tap chỉ nit hoc , Trường Đại

học Luật Hà Nội, số 2/2000

Trang 37

trước đây Quy định là chính sách hình sự giảm nhe trách nhiệm đặc biệt cho

người mẹ phạm tội trong giai đoạn nay với mức cao nhật của khung hình phạt

là cải tạo không giam giữ đên một năm hoặc phạt tủ từ ba tháng đến hai năm

Như vậy so sánh với khung hình phạt cơ bản của tội giết người với mức hình

phạt tù năm năm đến mười lam năm thi có thé thay được mức độ hình phat

của tôi nay đã được giảm nhe di rất nhiều Tuy nhiên, việc quy định củng môtđiều luật với tội giết người (Điều 101) sẽ gây tâm ly xâu cũng như dư luân xã

hội nặng né với người phạm tôi là chính người mẹ Vi vậy việc tách tội giếtcon mới dé thanh tội riêng biệt là hết sức cần thiết theo nguyên tắc ca thể hóa

người dân ngày càng nâng cao, những thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi,

nhiều loại tội phạm mới xuất hiện những van dé đó đòi hỏi cân phải có sự

điều chỉnh sửa đôi, bô sung của hệ thong pháp luật tuật hình sự nhằm đáp ứng

yêu cầu thực tiến đặt ra trong công tác đâu tranh phòng, chồng tôi phạm Giai

đoạn từ 1986 đến trước khi có BLHS năm 1999, trong khoảng 15 năm tôn tại,BLHS năm 1985 đã được sửa đôi, bô sung bon lần vảo các năm 1989, 1991,

1092 và 1007 Qua bồn lân sửa đổi, bô sung có trên 100 lượt điều luật đượcsửa đôi hoặc bỗ sung Bô luật hình sự năm 1999 được thông qua tại kỳ họpthứ VI của Quốc hội ngày 21/12/1999 đã ké thửa những nôi dung hợp lý, tíchcực của BLHS năm 1985 So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có

những thay đổi cơ bản mang tính tương đối toan điện về kỹ thuật lập pháp lẫn

chính sách hình sự Đặc biệt, BLHS 1999 đã tách trường hợp giết con mới đẻ

Trang 38

hoặc vứt con mới dé thành điều luật riêng với tên tôi danh la tôi giết con mới

đề quy định tại Điều 94° “Mgười me nào do ảnh hưởng năng nề của te tưởnglạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đề hoặcvứt bỏ dita trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chất, thi bị phạt cải tạo khônggiam giit đến hat năm hoặc phat tù từ ba tháng đến hai năm”

So với quy định ở Khoản 4 Điều 101 BLHS 1985 với quy định ỡ Điều

94 BLHS 1999 về tội giết con mới không có quá nhiêu sự khác biết, chỉ cóthay đổi nhỏ về câu chữ và mức hình phạt Song nghiên cứu điêu luật tôi giếtcon mới dé cho thay có hai hanh vi phạm tội đó là hành vi giết con mới dé vahành vi vứt bö con mới dé va theo như điều luật, “người me nào ” dù có hành

vi giết con mới dé hoặc vứt bỏ con mới dé đều bị xét xử về cùng một tội danh

là tôi giết con mới dé Điêu nay cho thay chưa có sự phân biệt rảnh mạch giữahai hành vi phạm tôi này Hành vi giết con mới dé và hành vi vứt bö đứa trễkhông chỉ khác nhau ở chính các hành vi ma còn khác nhau về ca hình thứcthực hiện hanh vi vả lỗi của người thực hiện hành vi ay nhưng lại có cùng mộtmức hình phat “cdi tao không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tì từ ba thángđến hai năm ” Điêu nay rat dé dẫn đến việc áp dung pháp luật còn chưa đúng

có thể quá nặng hoặc quá nhẹ với hành vi phạm tội của người thực hiện tôiphạm

Bộ luật hình sự 1999 được sửa đôi bd sung theo Luật sửa đôi, bd sungmột sô điêu của BLHS số 37/2009/QH12 ngay 19 thang 6 năm 2009 theo đótôi giết con mới dé van được giữ nguyên Sở di điều luật quy định tội giết conmới dé không có thay đổi gi do vảo năm 1999 đến 2009 tình hình diễn biếntôi giết con mới đẻ không nhiều, những quy định của pháp luật vẫn phù hợp

với sự phát triển của xã hội thời điểm đó, vẫn đáp tmg được sự trừng trị, ran

đe người pham tội va thể hiện sự khoan hông của Pháp luật Việt Nam Mặc

Trang 39

di BLHS đã phát huy tác dụng tích cực trong đâu tranh phòng, chong tôi

phạm, gop phan giữ vững an ninh chỉnh trị, tat tự an toan xã hôi Tuy nhiên,theo Báo cảo của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm nhìn chung vẫndiễn biển hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảoquyết Số lượng tôi phạm luôn co xu hướng tăng, nghiêm trong hơn về cảquy mô vả tinh chat Không thé kể đến tôi giết con mới dé nói riêng đang dién

ra với hướng gia tăng với các hinh thức thực hiện tôi phạm ngày cảng tinh vi,

nguy hiểm hơn Điều nảy làm cho các quyên con người, quyên công đân chưa

được bao đảm thực hiên một cách triệt dé Vì vậy, BLHS phải được tiếp tục

hoan thiện để góp phân tạo ra một khung pháp lý dé bão vệ một môi trườngsông an lành cho người dan; bao vệ tt hơn các quyên con người, quyên trẻ

em

2.2 Quy định về tội giết hoặc vứt con mới dé theo quy định Bộ luật

hình sự 2015

2.2.1 Các dấu hiệu pháp lý tội giết hoặc vứt con mới đè

Dau hiệu pháp lý là dau hiệu ding lam cơ sở dé căn cứ vào đó ma xem

xét hanh vi của một người có phạm tôi hay không va nêu có thì thuộc loại tdi

danh nào Bat cứ loại tội phạm nao cúng vậy, dé có thé định tội và áp dungcác biện pháp xử phạt thích đáng thì déu cân phải xem xét rõ rang các dauhiệu pháp lý Để xác định một người có phạm phải tôi giết hoặc vứt bé con

mới dé hay không, cân xem xét dâu hiệu pháp ly của hành vi dựa trên các mặt

: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan vả chủ thể

'} Doin Thị Vin, Tôi giết hoặc vat bổ cơn mới dé trong Mật hành sự Vit Nam, Luin văn thạc s¥ huithoc, Khoa Luật - Trường Daihoc Quốc ga Ha Nội,tr 190.22

Trang 40

1.12 1 Dias hiệu về khách thé của tội phạm

Trong bat cứ chế độ xã hội nao, nha nước cũng déu zác lập, bảo vệ,củng cô và thúc đây sự phát triển của những quan hệ xã hội nhất định bằng sự

hỗ trợ của các quy phạm pháp luật, trong đó có quy phạm pháp luật hình sw

Theo đó, những quan hệ nao được Luật hình sư bao vệ ma vị tôi phạm xâm

hại tới được gọi là khách thê của tôi phạm

Về lý luận, Khách thé của tôi phạm là một trong bổn yếu tô câu thành

tội phạm và được hiéu 1a đôi tượng bị tội phạm xâm hại Luật hình sự coi đôi

tượng bị tdi phạm xâm hai là quan hệ x4 hội Bat cứ tôi pham nao cũng déuxâm hại một hoặc một sô quan hé xã hội nhất định được Luật hình sự bão vệ.Khoa học luật hình sư Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tôi phạm:

Khách thé chung của tội phạm, khách thé loai của tội pham và khách thể trựctiếp của tôi pham Các khái niệm nay đều chỉ ra các quan hệ x4 hôi được luật

hình sự bao vệ và bị tôi phạm xâm hại nhưng ỡ mức độ bao quát khác nhau.

Trong đó, khách thé chung của tôi phạm: Là tông thé các quan hé xãhội được luật hình sự bao vệ khỏi sự xâm hại của tôi phạm Pham vi khách thểchung được quy định tại Khoan 1 Điều 8 BLHS 2015 Cu thé là độc lập, chủquyền, thông nhất, toàn ven lãnh thô Tô quốc, xâm pham chế độ chính trị, chê

độ kinh tế, nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn x4 hội, quyên,lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyên con người, quyền, lợi ích hop

pháp của công dân, xâm pham những lĩnh vực khác của trật tư pháp luật xã hội chủ nghĩa ma theo quy định của B ô luật hình sự phải bi xt lý hình sự.

Khách thé chung của Tội giết hoặc vứt bö con mới dé 1a việc xâm phamtới quyên con người quyên được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của ngườikhác, cu thé là quyên sông, đây là quyên tự nhiên, thiêng liêng và cao quýnhất, không một quyên nao có thé so sánh được Bởi 1é, con người vừa là mục

Ngày đăng: 12/11/2024, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN