Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá lý luận về thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại; Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá
Tính cấp thiết của đề tài
Việc đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của đất nước trong nhiều quốc gia, kể cả Việt Nam Những nguồn vốn từ đầu tư cũng như các khoản vay từ các ngân hàng là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế Tuy nhiên, nếu không có đủ vốn hay không có khả năng tài chính đầu tư thì sẽ không thể thực hiện được các hoạt động này Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thường tìm kiếm các nguồn vốn bên ngoài, bao gồm cả khoản vay từ các ngân hàng Các dự án đầu tư là cơ sở để các ngân hàng cấp các khoản vay trung và dài hạn, và cũng là một trong các thành phần chủ chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng để cung cấp các khoản vốn cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển và tài chính
Mỗi dự án đều có tính dự đoán trước theo các quy trình và có tính không bền vững Quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư là một quyết định tài chính dài hạn, yêu cầu nguồn vốn cao và khả năng thu hồi vốn kéo dài và bị tác động và chi phối từ nhiều nhân tố thị trường Vì vậy, thẩm định tài chính cho các dự án đầu tư là rất quan trọng đối với các quyết định cấp tín dụng của các ngân hàng
Quy trình thẩm định tài chính dự án nhận định tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư và quyết định về việc cho vay hoặc không cho vay Tuy nhiên, quy trình này vẫn còn những nhược điểm, đặc biệt là tại BIDV Chi Nhánh Hà Nội Nội dung và quy trình thẩm định chưa được hướng dẫn cụ thể và chi tiết để cán bộ thẩm định có căn cứ để làm cơ sở, đặc biệt đối với các dự án kinh doanh mới Vì vậy, trường hợp bỏ qua hoặc tuỳ tiện thẩm định trong một số tình huống xảy ra
Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ còn gặp nhiều hạn chế, đồng thời công tác tổ chức phân công nhiệm vụ chưa đạt hiệu quả cao vì chưa đi sâu đánh giá trình độ và năng lực của cán bộ Trong khi đó, việc mở rộng địa bàn hoạt động, tăng khối lượng tín dụng và số lượng khách vay càng lớn đang tạo ra áp lực cho công tác thẩm định dự án Tuy nhiên, số lượng cán bộ chuyên môn lại ít, gây cản trở hiệu quả công tác thẩm định Hiện nay, phần lớn hồ sơ dự án gửi cho cơ quan thẩm định thường do chủ dự án lập, với nguồn thông tin chưa đầy đủ trong báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo tài chính, tạo ra nhiều trở ngại cho cán bộ thẩm định Thêm vào đó, doanh nghiệp thường dùng nhiều biện pháp để giảm chi phí hoạt động của dự án khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dẫn đến khả năng khó khả thi của dự án Ngoài những vấn đề trên, thời gian thẩm định hạn chế, chi phí cho việc thẩm định chưa được đảm bảo đúng mức, đặc biệt là trong việc thẩm định các dự án lớn và phức tạp
Xuất phát từ những lý do đó mà em chọn đề tài: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH HÀ NỘI làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận về thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại; Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội; Phân tích thực trạng thẩm định tài chính dự án đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; từ đó đề ra một số biện pháp nâng cao năng lực thẩm định tài chính dự án đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê – mô tả: thống kê các số liệu và miêu tả bằng biểu đồ, bảng từ các số liệu được lấy từ phòng Quản trị tín dụng và phòng Kế hoạch – Tổng hợp
+ Phương pháp so sánh: so sánh các thông tin thu nhập được từ đó đưa ra nhận xét về số liệu
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ các thông tin thu thập được, phân tích và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình thẩm định dự án.
Tổng quan nghiên cứu
Theo nghiên cứu về “Các tiếp cận thực dụng mới để thẩm định vốn đầu tư: mô hình hồ sơ thẩm định tài chính (FAP)” của Frank và Malcom, các nhà quản lý đã không chấp nhận lời khuyên của các học giả trong việc sử dụng các phương pháp thẩm định vốn đầu tư Nhiều quyết định đầu tư vốn ngày nay có ý nghĩa chiến lược và các phương pháp thẩm định tài chính thuần túy được coi là không có khả năng xem xét đầy đủ khía cạnh này Mặc dù đã có những nỗ lực nhằm định lượng, về mặt tài chính, tất cả các lợi ích chiến lược từ một khoản đầu tư, nhưng có vẻ như một số lợi ích này vẫn chưa được đưa vào quá trình đánh giá, bởi vì chúng thiếu định lượng tài chính chính xác
Theo nghiên cứu của Raveendra và cộng sự về “Thẩm định tài chính công trình thủy lợi” , cho rằng việc phát triển các dự án mới, hoặc đầu tư theo các biện pháp khắc phục và hiện đại hóa các dự án thủy lợi hiện có, đòi hỏi phải đánh giá kinh tế để điều tra thu nhập hoặc lợi ích bổ sung cho nông dân và quốc gia do thực hiện Các phân tích cũng hữu ích để phân tích lợi nhuận từ dự án để biện minh cho các khoản đầu tư Chúng thường được thực hiện theo giá trị kinh tế, được định nghĩa là số tiền mà lợi tức của một dự án hoặc chi phí liên quan đến nó làm thay đổi thu nhập quốc gia Trong chương này, các thuật ngữ khác nhau của thẩm định tài chính sẽ được thảo luận bằng các ví dụ thực tế Chương này bao gồm phân tích giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, tỷ lệ chi phí lợi ích và phân tích dòng tiền như các tiêu chí để tiến hành dự án, xem xét các chi phí phát sinh và lợi nhuận từ dự án
Theo nghiên cứu của Magni và Marchioni về “Tỷ suất sinh lợi trung bình, vốn lưu động và tính nhất quán NPV trong thẩm định dự án: Phương pháp phân tích độ nhạy”, đã kết luận rằng khi thẩm định dự án trong điều kiện không chắc chắn, độ tin cậy về mặt kinh tế của thước đo hiệu quả tài chính, chẳng hạn như tỷ lệ hoàn vốn, phụ thuộc vào tính nhất quán NPV mạnh mẽ của nó, nghĩa là thước đo hiệu suất đưa ra khuyến nghị giống như NPV trong các quyết định chấp nhận-từ chối, xếp hạng các dự án cạnh tranh theo cách tương tự như NPV, có cùng độ nhạy với những nhiễu loạn trong dữ liệu đầu vào như NPV Trong các dự án thực tế, hiệu quả tài chính bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc quản lý vốn lưu động Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy và tính đến vai trò rõ ràng của vốn lưu động, chúng tôi chỉ ra rằng lợi tức đầu tư (ROI) trung bình không nhất quán với NPV trong các quyết định chấp nhận-từ chối nếu vốn lưu động không chắc chắn và thay đổi theo những thay đổi trong doanh thu và chi phí Ngoài ra, nó không nhất quán với NPV trong xếp hạng dự án Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) không nhất quán với NPV và phân tích kinh tế thậm chí có thể trở thành bất khả thi, do khả năng không tồn tại và tính đa dạng gây ra bởi nhiễu loạn dữ liệu đầu vào, cũng như những thay đổi có thể xảy ra trong ý nghĩa tài chính của IRR theo những thay đổi trong trình điều khiển giá trị của dự án Giới thiệu tỷ lệ hoàn vốn đường thẳng (SLRR), dựa trên khái niệm tỷ lệ thay đổi trung bình, khắc phục tất cả các vấn đề mà ROI và IRR trung bình gặp phải: Nó luôn tồn tại, là duy nhất, nhất quán với NPV cho cả hai chấp nhận– từ chối các quyết định và xếp hạng dự án, và có bản chất tài chính rõ ràng.
Kết cấu của đề tài
Tổng quan về dự án đầu tư
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư
Trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thì: dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định
Khi nhà kinh doanh phát hiện ra một cơ hội đầu tư và có ý đồ bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó Trước hết, nhà đầu tư phải tiến hành thu nhập, xcwr lý thông tin, xác định mọi điều kiện và khả năng, trên cơ sở đó xác định nhiều phương án và cuối cùng chọn phương án tối ưu để xây dựng bản dự án đầu tư mang tính khả thi, được gọi tắt là dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật 4
Thẩm định dự án là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư Trong quá trình thẩm định dự án, nhiều khi phải tính toán, phân tích lại dự án 2
Vì vậy thẩm định tài chính dự án đầu tư là thẩm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án Cũng có thể hiểu rằng thẩm định tài chính là thẩm định tính khả thi về mặt tài chính, nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ và lãi vay của dự án
1.1.2 Vai trò của một dự án đầu tư Đối với chủ đầu tư: Dự án là căn cứ để quyết định sự bỏ vốn đầu tư Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúp chủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết Đối với nhà tài trợ: Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư thì họ sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án đặc biệt về mặt kinh tế tài chính, để đi đến quyết định có đầu tư hay không, là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn
1.1.3 Yêu cầu của một dự án đầu tư
- Tính khoa học: Soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật, cần có sự tư vấn kỹ càng của cơ quan chuyên môn
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước
Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư
1.1.4 Phân loại dự án đầu tư a Xét theo cơ cấu tái sản xuất
- Dự án đầu tư chiều rộng thường đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, mạo hiểm cao
- Dự án đầu tư theo chiều sâu thường đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng b Xét theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội
- Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
- Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
- Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội) c Xét theo các giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội
- Dự án đầu tư thương mại là dự án có thời gian thực hiện đầu tư và thu hồi vốn ngắn, dễ dự đoán và dễ đạt độ chính xác cao
- Dự án đầu tư sản xuất là dự án có thời lượng hoạt động dài hạn, vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, khó dự đoán d Xét theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra
- Dự án đầu tư ngắn hạn
- Dự án đầu tư dài hạn e Xét theo sự phân cấp quản lý dự án (theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư
- Tuỳ theo tầm quan trọng và quy mô của dự án, dự án đầu tư được chia làm 4 nhóm: dựa án quan trọng cấp quốc gia (do quốc hội quyết định chủ trương đầu tư), dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C (*)
- Đối với các dự án đầu tư nước ngoài được chia thành 3 nhóm: dự án nhóm A, dự án nhóm B và các dự án phân cấp cho các địa phương f Xét theo nguồn vốn
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước
- Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp
1.1.5 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHTM
Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay tại NHTM
1.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư
Thẩm định tài chính dự án thường liên quan đến xác định các dòng tiền, dự báo và phân tích rủi ro của tài chính dự án Bằng việc áp dụng các kỹ thuật, chỉ tiêu đánh giá dự án để đánh giá liệu dự án có khả năng tăng giá trị cho công ty không Đối với các tổ chức cho vay, các nhà tài trợ, ngân hàng: Thẩm định tài chính dự án đầu tư được thực hiẹn bằng kỹ thuaatj phân tích dự án dã được thiết lập trên cơ sở những chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ quyết định cho khách hàng vay vốn đầu tư dự án
Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên góc độ của nhà đầu tư: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác , các cá nhân Nếu như Chính Phủ, ccs cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì các nhà đầu tư này lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lời của dự án Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án Cùng với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn 2
1.2.2 Mục đích, vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại NHTM a Mục đích
- Xem xét các nhu cầu của dự án và đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu qủa của dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án)
- Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án, xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án b Vai trò
- Đối với chủ đầu tư: thẩm định tài chính giúp cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư và không vì các mục đích của tổ chức và cá nhân nhằm đem lại lợi ích thích đáng nhất Đối với các tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận, phân tích tài chính cũng là một trong những nội dung được quan tâm
- Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước: thẩm định tài chính là căn cứ để các cơ quan này xem xét cho phép đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của Nhà nước
- Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án: thẩm định tài chính là một trong những căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn cho dự án Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án đói phải được đánh giá là khả thi về mặt tài chính Có nghĩa là dự án đó phải đạt được hiệu qủa tài chính và có độ an toàn cao về mặt tài chính
1.2.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư a Thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư:
Trong một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền dự tính để tạo nên các TSCĐ và TSLĐ, tài sản này được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí và thu nhập trong lợi ích của dự án và vốn dự phòng Thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Các dự án thường yêu cầu có một lượng vốn lớn và sử dụng trong dài hạn Tổng vốn đầu tư này được xét duyệt qua nhiều cấp, ngành nhưng Ngân hàng cần phải thẩm định lại trước khi cho vay vì có thể xảy ra sai sót trong quá trình xác định nhu cầu vốn đầu tư Để xác định tổng mức đầu tư của dự án, ngân hàng cần thẩm định chi tiết tổng vốn đầu tư:
-Vốn đầu tư vào TSCĐ bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư dây dựng và các chi phí khác,…
- Vốn đầu tư vào TSLĐ bao gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu (cho 1 chu kì sản xuất kinh doanh hay trong vòng 1 năm) đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật đã dự tính: tài sản lưu động sản xuất (vốn sản xuất), tài sản lưu động lưu thông (vốn lưu thông)
- Vốn dự phòng bao gồm các chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án b Thẩm định phương án tài trợ dự án đầu tư
Phương án tài trợ dự án đầu tư bao gồm: vốn tự có của chủ đầu tư, vốn vay ngân hàng, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp hoặc vốn huy động từ các nguồn khác
Thẩm định phương án tài trợ dự án đầu tư để xem xét về thời gian của các nguồn trong tổng vốn đầu tư Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho các dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ Nếu khả năng huy động vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu sử dụng thì dự án được chấp thuận Nếu khả năng nhỏ hơn thì phải giảm quy mô của dự án và đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án Sau khi xác định được các nguồn tài trợ cho dự án, cần xác định cơ cấu nguồn vốn của dự án bằng cách tính toán tỉ trọng vốn của từng nguồn huy động trong tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn Vì vậy ngân hàng cần phải xây dựng trình tư cho vay sao cho tiến độ bỏ vốn phù hợp với tiến độ thi công cũng như việc điều hành vốn của Ngân hàng c Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
Hiệu quả tài chính dự án đầu tư là phân tích tài chính trên cơ sở dòng tiền của dự án Dòng tiền này được hiểu là các khoản thu và chi được kì vọng tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kì của dự án Xác định dòng tiền ròng bằng cách lấy toàn bộ khoản thu trừ đi khoản chi tại các mốc thời gian khác nhau Quá trình này được dựa trên lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác
Những chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án:
- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
- Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
- Chỉ số doanh thu (PI)
- Thời gian hoàn vốn (PP)
Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) 1
- Khái niệm: NPV (Net present value) – giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0 NPV có thể mang giá trị âm, dương hoặc bằng 0 Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án
CFt: Dòng tiền ròng của năm thứ t
K: Lãi suất chiết khấu n: Số năm thực hiện dự án
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI
Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có nguồn gốc từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và được hình thành vào ngày 26/4/1957 Từ ngày 27/04/2012, Ngân hàng đã chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Hiện nay, BIDV được tổ chức theo năm khối chức năng gồm: Khối Quản lý khách hàng, Khối Quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối Quản lý tài sản và Khối trực thuộc
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức các khối chức năng của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội có trụ sở tại số 4B Lê Thánh Tông, thành phố Hà Nội là một đơn vị cấp 1 của BIDV
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Website: http://www.bidv.com.vn
Email: bidv247@bidv.com.vn
Chi nhánh/ VPĐD: Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Hà Nội
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phan Đức Tú ( Ngân hàng lấy ý kiến cổ đông trong đó sửa đổi điều lệ quy định Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật thành Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật )
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội của BIDV cam kết thực hiện đầy đủ chức năng kinh doanh ngoại hối và dịch vụ ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng Các dịch vụ nổi bật gồm: nhận tiền gửi đồng và ngoại tệ, cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với cá nhân và tổ chức, cung ứng các dịch vụ liên quan như môi giới, bán ngoại tệ, dịch vụ môi giới và chi trả kiều hối…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
BIDV Chi nhánh Hà Nội cam kết hướng đến một phương châm hoạt động hiệu quả Bộ máy điều hành đã được tổ chức theo mô hình đa chức năng, quản lý hiệu quả và linh động nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong chi nhánh
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động tại BIDV – chi nhánh Hà Nội, giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: Tỷ đồng
Tổng nguồn vốn huy động 9 165,74 100 8 834,98 100 9 007,87 100 -330,76 3,61 172,89 -1,96
Phân loại theo thành phần kinh tế
HĐV Định chế tài chính 674,65 7,36 786,39 8,9 632,15 7,02 111,74 -27,69 -42,5 19,61 HĐV Tổ chức kinh tế 2 654,13 28,96 2 125,78 24,06 2 097,65 23,29 -528,35 19,91 -28,13 1,32 HĐV Dân cư 3 181,78 34,71 3 679,12 41,64 3 987,43 44,27 497,34 -15,63 308,31 -8,38
Phân loại theo tiền tệ
Phân loại theo kỳ hạn
TG có kỳ hạn dưới 1 năm 4 546,12 49,6 3 765,67 42,62 3 902,71 43,33 -780,45 17,17 137,04 -3,64
TG có kỳ hạn từ 1 năm trở lên 2 456,45 26,8 2 123,98 24,04 2 321,24 25,77 -332,47 13,53 197,26 -9,29
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp – BIDV Hà Nội)
Chi nhánh Hà Nội của BIDV sử dụng vốn từ ba nguồn: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, và cá nhân Nguồn huy động chính chiếm tỷ trọng cao là cá nhân, trong khi việc huy động vốn có phần khó khăn vì sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng Dù số lượng vốn được huy động tăng nhưng tốc độ tăng cũng không đáng kể khiến cho lãi suất huy động thấp hơn so với các ngân hàng hoạt động trong địa bàn
Hà Nội và giảm tính cạnh tranh là do việc bán vốn nội bộ của BIDV.
Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022
2.2.1 Kết quả thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh
Trong bối cảnh sự phát triển kinh tế cả nước ngày càng tiến triển, đặc biệt là tại
Hà Nội, cơ hội đầu tư dần tăng lên cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Điều này đã dẫn đến tăng số lượng các dự án đầu tư và cũng làm cho hoạt động cho vay dự án đầu tư tại các Ngân hàng Thương mại ngày càng quan trọng và tinh vi hơn Trong bối cảnh này, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) không hề thấp kém gì các đối thủ cạnh tranh, luôn theo đuổi phương châm "Chia sẽ cơ hội – Hợp tác thành công" và cung cấp dịch vụ cho vay đầu tư rộng khắp cho các nhà đầu tư, tạo ra mọi cơ hội hợp tác với khách hàng Với uy tín của mình đã được khẳng định, Chi nhánh của BIDV đã đạt được nhiều thành công quan trọng trong hoạt động cho vay dự án đầu tư giai đoạn 2020 - 2022
Biểu đồ 2.1: Tình hình kết quả thẩm định DAĐT xin vay vốn tại BIDV – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp – BIDV Hà Nội)
2020 Số dự án chấp nhận 2021 Số dự án bị từ chối 2022
Từ bảng thống kê, ta có thể thấy rằng số lượng dự án đầu tư xin vay tại Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, với 12 dự án được ghi nhận tăng từ năm 2020 lên năm 2021, và tiếp tục tăng thêm 15 dự án khi so sánh giữa năm 2021 và 2022 Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy vị trí và sự uy tín của BIDV trong hoạt động cho vay dự án đầu tư đang được khẳng định Tuy nhiên, trong bảng số liệu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay tại Chi nhánh khá cao, với mức chiếm 40% tổng số dự án xin vay trong năm 2020, còn tại năm 2021 và 2022, mức này cũng lần lượt đạt tới 31,91% và 30,64% tổng số dự án xin vay Điều này cho thấy BIDV không chạy theo các mục tiêu tăng chỉ tiêu dư nợ mà đồng ý cho vay chỉ khi các nhà đầu tư đáp ứng được nhu cầu và thực hiện đầy đủ yêu cầu và thủ tục của Chi nhánh Bằng cách thực hiện việc thẩm định và chấp nhận các dự án vay cẩn thận, BIDV đã sẵn sàng từ chối cho vay nếu như dự án không đảm bảo yêu cầu và thủ tục của Chi nhánh Điều này cho thấy BIDV đã thực hiện công tác thẩm định khá chặt chẽ
Trải qua nhiều năm hoạt động, Ngân hàng Phát triển và Đầu tư Hà Nội tự hào thông báo rằng, số lượng dự án bị từ chối cấp tín dụng đã giảm đáng kể qua các năm Năm 2020, tỷ lệ dự án bị từ chối chỉ còn 40%, trong khi đó vào năm 2021 tỷ lệ giảm xuống 8,09%, đến năm 2022 là 1,27%, tổng cộng chỉ còn 30,64% so với tổng số dự án xin vay vốn Tuy việc giảm tỷ lệ dự án bị từ chối cho thấy sự tích cực trong công tác chuẩn bị hồ sơ và chất lượng dự án của khách hàng, nhưng ngân hàng cũng không chủ quan trong việc xét duyệt và phê duyệt hồ sơ đề xuất Bên cạnh đó, ngân hàng cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong giá trị khoản vay của các dự án đầu tư trong năm 2022 So với năm 2020, giá trị khoản vay đã tăng 32% vào năm 2021, và tiếp tục tăng đến 223,2% vào năm 2022 Mặc dù số lượng dự án được chấp thuận cho vay giảm nhẹ qua các năm, tuy nhiên, giá trị khoản vay lại tăng cao, chứng tỏ quy mô của các dự án đầu tư đã lớn hơn rất nhiều Điều này thể hiện sự tăng trưởng về dư nợ của Ngân hàng theo từng năm không những do nhu cầu vay vốn ngày một tăng của những chủ dự án, còn bởi những ưu đãi về lãi suất cũng như uy tín của Ngân hàng đã tạo dựng được niềm tin và uy tín với người dân Tất cả các kết quả trên cho thấy bước tăng trưởng vững chắc của Ngân hàng Á Châu Hà Nội qua những năm sắp tới sẽ góp phần tăng cao hơn nữa uy tín và thương hiệu của ngân hàng đối với thị trường tín dụng
2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Chưa đủ điều kiện thẩm định Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Kiểm tra kiểm soát Lập báo cáo thẩm định
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ/tài liệu Đạt
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung, phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần tiến hành phân tích đánh giá gồm: a) Sự cần thiết phải đầu tư Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dụng khác: Lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực và quy mô đầu tư phù hợp Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tuỳ thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chiến lược quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của Công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của Chủ đầu tư, cơ hội, thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án… để quyết định việc đầu tư Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổi công nghệ… ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tình hình SXKD, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để đánh giá
Ngoài ra, có thể xem xét đánh giá sơ bộ một số nội dung:
- Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêm tốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí hay không
- Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư: có phù hợp với khả năng mở rộng thị phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh thâm nhập vào thị trường trong thời gian nhất định hay không?
- Quy mô: dự án, tổng mức đầu tư cơ cấu vốn phù hợp chưa?
- Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hưởng trở ngại đến tiến độ đầu tư dự án, việc xây dựng tiến độ có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Chú ý đến những dự án chịu sự chi phối nhiều bởi cơ hội đầu tư: Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch ốp lát,…), cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển giao quyền thu phí, đầu tư bất động sản…
Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá, phân tích cụ thể tại các phần sau Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những đánh giá khái quát về dự án Đây là những cơ sở khái quát để có thể thấy rõ được những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các TCTD quyết định việc đầu tư dự án có hợp lý không Nếu hợp lý, tiếp tục phân tích các nội dung trên cụ thể trong các phần ở dưới đây b) Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án Vì vậy, cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm:
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
Dựa vào Quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực, địa bàn và các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro tiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau:
- Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
- Định dạng sản phẩm của dự án
- Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định dự án
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý với mức độ gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên phương diện như:
- Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay
- Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm
- Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế)
Đánh giá về cung sản phẩm
- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm Phải nhập khẩu bao nhiêu Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới
Minh hoạ qua công tác thẩm định tài chính dự án “ Xây dựng công trình Thuỷ điện Nậm Củng 2”
2.3.1 Thông tin tóm tắt: a Thông tin về chủ đầu tư
- Tên Khách hàng: CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN ĐIỆN MƯỜNG TÈ
- Địa chỉ: Bản Mới, xã San Thàng, thành phố Lai Châu
- Hoạt động kinh doanh chính:Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
- Vốn Điều lệ: 300 tỷ đồng (theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã
Số 6200082963 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Lào Cai cấp lần đầu ngày 25/4/2015, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 25/5/2020)
- Vốn chủ sở hữu: 141.300 trd đồng (Theo BCTC nộp cơ quan thuế 2019)
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Tô Văn Năm – Chủ tịch HĐQT
- Kế toán trưởng: Ông Đỗ Viết Phương
- Xếp hạng tín dụng nội bộ: BB
- Cấp phê duyệt tín dụng: HSC Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN b Thông tin về dự án
Căn cứ theo Quyết định phê duyệt dự án của HĐQT Công ty CP Phát triển Điện Mường Tè (Hồ sơ dự án đầu tư do Công ty CP Tư vấn Sông Đà lập và được thẩm tra bởi Công ty TNHH Tư vấn kỹ thuật Việt Nam – Canada), dự án được giới thiệu sơ bộ như sau:
- Tên dự án đầu tư: Thủy điện Nậm Củm 2
- Địa điểm đầu tư: bản Pa Mu, Xã Pá Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
- Tổng mức đầu tư do chủ đầu tư lập: 509.316.212.000 đồng (bao gồm cả thuế GTGT) c Đề nghị vay vốn của khách hàng
- Tổng giá trị đề nghị cấp tín dụng: 292.995.000.000 đồng(Bằng chữ: Hai trăm chín mươi hai tỷ chín trăm chín mươi lăm triệu đồng)
- Mục đích: Đầu tư xây dựng công trình thủy điện Nậm Củm 2 tại bản Pa Mu,
Xã Pá Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
- Thời hạn vay: 12 năm bao gồm thời gian ân hạn gốc 02 năm Lãi vay trong thời gian xây dựng được nhập gốc
- Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ tín dụng được cấp: Thế chấp toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư dự án là công trình thủy điện Nậm Củm 2
2.3.2 Thông tin về dự án đầu tư a Hồ sơ pháp lý của dự án
Các hồ sơ pháp lý dự án đã có theo danh mục hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp:
Hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền cấp:
+ Quyết định số 11383/QĐ-BCT ngày 16/12/2014 của Bộ Công thương v/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
+ Quyết định số 3070/QĐ-BCT ngày 31/3/2015 của Bộ Công thương v/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-
+ Quyết định số 1247/QĐ-BCT ngày 13/4/2018 của Bộ Công Thương v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV;
+ Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án công trình Thủy điện Nậm Củm 2 tại xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
+ Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 của UBND tỉnh Lai Châu về việc điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư dự án công trình Thủy điện Nậm Củm 2 tại xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
+ Văn bản số 1469/EVNNPC ngày 16/4/2019 của Tổng công ty điện lực miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam v/v chấp thuận mua điện dự án Nhà máy thủy điện Nậm Củm 2 tỉnh Lai Châu
+ Văn bản số 977/SXD-QHKT ngày 27/11/2018 của Sở xây dựng tỉnh Lai Châu về việc hướng dẫn về giấy phép xây dựng dự án thủy điện Nậm Củm 2 và Nậm Củm
+ Văn bản số 10/SCT-TKCS ngày 17/8/2017 của Sở Công Thương tỉnh Lai Châu v/v thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án Thủy điện Nậm Củm 2 + Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 24/11/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Thủy điện Nậm Củm 2”
+ Văn bản số 817/UBND-CN ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về việc cho phép khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng các dự án thủy điện Nậm Củm 2, Nậm Củm 3, Nậm Củm 6 huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
+ Văn bản số 32/KT-PC66 ngày 02/7/2017 của Phòng cảnh sát PCCC &CNCH Công an Tỉnh Lai Châu về việc tham gia ý kiến về giải pháp, trang thiết bị, hệ thống PCCC đối với thiết kế cơ sở dự án công trình Thủy điện Nậm Củm 2
+ Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về việc chấp thuận danh mục các dự án phải thu hồi đất, mức vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng, thông qua danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2016 trên địa bàn tỉnh
+ Văn bản số 1135/UBND-TH ngày 15/7/2020 của UBND huyện Mường Tè về việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng tại dự án thủy điện Nậm Củm
2, Nậm Củm 3 thuộc xã Pa Ủ, huyện Mường Tè
+ Biên bản làm việc ngày 06/7/2020 về việc kiểm tra thực địa, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng tại dự án Thủy điện Nậm Củm 2, Nậm Củm 3 thuộc xã Pa Ủ, huyện Mường Tè
Hồ sơ do doanh nghiệp ban hành:
+ Hồ sơ giới thiệu năng lực của Đơn vị tư vấn lập dự án - Công ty CP tư vấn Sông Đà
+ Hồ sơ năng lực tư vấn của đơn vị tham gia thẩm tra dự án - Công ty TNHH
Tư vấn kỹ thuật Việt Nam – Canada
+ Hồ sơ dự án đầu tư: bao gồm một số tập/quyển tài liệu cơ bản sau::
• Tập 2: Thủy năng và kinh tế lượng
• Tập 3: Điều kiện khí tượng thủy văn
• Tập 4: Tổng mức đầu tư
• Tập 5: Thuyết minh thiết kế cơ sở
• Tập 6: Bản vẽ thiết kế cơ sở
• Tập 7: Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Quyết định số 18/2017/QĐ-MT ngày 18/9/2017 của Chủ tịch HĐQT Công ty
CP Phát triển Điện Mường Tè v/v phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi – Thiết kế cơ sở Công trình thủy điện Nậm Củm 2
+Về Giấy phép xây dựng:
Dự án Thủy điện Nậm Củm 2 thuộc trường hợp được đầu tư xây dựng tại khu vực nông thôn, chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt do đó các công trình của Dự án thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014
+Về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Dự án Thủy điện Nậm Củm 2 được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 do đó dự án thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư) theo quy định tại Khoản 3 Điều
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH HÀ NỘI
Chủ trương trong việc phát triển thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
cho vay tại ngân hàng thương mại
Chủ trương của NHNN về cho vay dự án đầu tư với NHTM
Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn để hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để mua thiết bị máy móc, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra, NHNN Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN để khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch Theo quyết định này, các tổ chức tín dụng có thể xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án
Chủ trương của NHTM về cho vay dự án đầu tư
Trong khi đó, NHTM cũng có chủ trương cho vay theo dự án để hỗ trợ khách hàng thực hiện các dự án mới hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các NHTM sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và có năng lực tài chính tốt, dự án và phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để tiếp cận được vốn tín dụng dễ dàng với lãi suất hợp lý.
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội
3.2.1 Giải pháp về việc thẩm định tài chính của dự án
Thẩm định vốn đầu tư trong cho vay
Việc thẩm định chính xác vốn vay trong dự án đầu tư và các chi phí liên quan là điều quan trọng, để tránh chủ đầu tư tính toán vượt mức vốn cao hơn để sử dụng sai mục đích, giảm hiệu quả đầu tư Thẩm định tổng vốn đầu tư phải được tiến hành cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng và đánh giá các hạng mục chi phí đã được tính toán hợp lý và đầy đủ chưa? Để làm được điều này thì cán bộ thẩm định của chi nhánh Hà Nội cần phải :
- Tích cực tìm hiểu thị trường: cụ thể các cán bộ của BIDV Hà Nội phải căn cứ vào định mức của các ngành nghề, đơn giá của Nhà nước hay thông qua việc nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả của thị trường trong và ngoài nước Ngoài ra, công việc tìm hiểu thị trường không chỉ là việc nghiên cứu về giá cả mà còn nghiên cứu về sản phẩm (xác định doanh thu của sản phẩm trên thị trường tiêu cực hay tích cực), các kênh phân phối và các chương trình phát triển sản phẩm và quan tâm đến phản ứng của khách hàng doanh nghiệp
- Trong thẩm định mức vốn đầu tư cần chú ý tới việc thẩm định nguồn vốn lưu động cho dự án bới khi chủ đầu tư lập các dự án thường bỏ qua phần tính toán vốn lưu động hoặc không tính toán đầy đủ, chi tiết khiến việc xác định dòng tiền của dự án có thể không chính xác Nếu vốn lưu động thiếu hụt thì dự án có thể kéo dài thêm một số năm, đình trệ thi công Đồng thời, cán bộ thẩm định tại chi nhánh cũng cần tính toán thêm các phương án dự phòng, trong trường hợp gặp rủi ro, hay dự án phát sinh tăng tổng mức đầu tư vượt dự kiến Một dự án có thể hoạt động bình thường thì có thể dự báo khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng giúp ngân hàng có thể hồi vốn, duy trì hoạt động tín dụng của chi nhánh
Thẩm dịnh doanh thu, chi phí để đánh giá hiệu quả tài chính
Việc đánh giá thị trường và kỹ thuật là yếu tố cơ bản cốt lõi để bộ thẩm định của BIDV – Chi nhánh Hà Nội có thể thẩm định chi phí và doanh thu một cách chính xác Để tính toán các chi phí duy nhất, các bộ thẩm định phải tuân theo quy định của
Bộ Tài Chính, cơ quan chủ quản doanh nghiệp và các thông tin liên quan đến thị trường Các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả vay, chi phí cho thuê chuyên gia Các bộ cán bộ không nên tiếp nhận tính toán của chủ dự án mà nên tìm hiểu thông tin mở rộng hơn để có số liệu chính xác Đối với các dự án mới hoặc dự án mở rộng của doanh nghiệp, cán bộ có thể sử dụng tiêu đề chỉ từ các dự án có loại ngành nghề, tính chất và quy định mô hình tương tự để làm cơ sở Nếu là dự án mới, thì chỉ tiêu của dự án có tính chất tương tự hoặc quy mô giống nhau trong quá khứ hoặc xu hướng trong tương lai cũng là một nguồn tham khảo quan trọng
Các bộ thẩm định cần xác định các tiêu chí của dự án dựa trên những biến động trong quá khứ và xu hướng trong tương lai để có thể đưa ra số liệu chính xác cho các tiêu chí duy nhất Khi thẩm định, công việc tính toán doanh thu dự kiến hàng năm của dự án là rất quan trọng Để làm điều này, có thể bộ phận phải căn cứ vào hiệu suất thực tế của các thiết bị để đảm bảo rằng hiệu suất của doanh nghiệp đã hoàn thành theo kế hoạch Nếu công suất quá lớn, nguồn cung cấp có thể bị hạn chế và khiến doanh thu giảm Cung- cầu sản phẩm trên thị trường cũng phải được điều tra kỹ lưỡng để xác định giá bán dự kiến của sản phẩm Việc xác định giá bán phụ thuộc vào uy tín và chất lượng sản phẩm của dự án
Việc tính toán chi phí và doanh thu một cách chính xác là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án Nếu dự án có thương hiệu và chất lượng cao, giá bán sản phẩm có thể tăng lên, từ đó chắc chắn có khả năng trả nợ cho chi nhánh Ngược lại, nếu không tính toán chính xác các tiêu chí chi phí và doanh thu, dự án có thể gặp rủi ro về tài chính và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Dòng tiền của dự án được phân thành ba loại: dòng tiền đầu tư, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền thanh lý TSCĐ và TSLĐ Việc xác định các dòng tiền này cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định, bao gồm sự phù hợp của các khoản chi phí, tính toán chi phí cơ hội và xem xét các tác động phụ
Thẩm định dòng tiền là một bước quan trọng trong quá trình tính toán chỉ số kế hoạch Cán bộ chi nhánh BIDV Hà Nội nên chú ý để thực hiện công việc này một cách chính xác Đầu tiên, họ cần kiểm tra tính hợp lý của các bảng tài chính thông qua việc phân tích số liệu một cách hợp lý Nếu có sai sót trong số liệu như giá nguyên vật liệu cao hoặc thấp so với giá trị thị trường, điều này có thể gây ra sai lệch lớn giữa chi phí thực tế và những tính toán trong bảng dự báo
Thẩm định các loại chi phí là yếu tố quan trọng khác khi xây dựng danh sách chi phi của dự án Cán bộ cần phải xác định các chi phí cần thiết và hợp lý cho dự án, cũng như tỷ trọng của các chi phí có phù hợp với thực tế của ngành nghề, lĩnh vực đó hay không Ví dụ, trong ngành xây dựng, chi phí nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng và chiếm tỉ trọng cao trong danh sách chi phi; trong khi đó, trong ngành công nghệ thông tin, các chi phí chủ yếu liên quan đến mua sắm thiết bị máy tính và tài nguyên con người
3.2.2 Giải pháp về nguồn thông tin
Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng trong công tác thẩm định tài chính Việc có được nguồn thông tin chính xác, tin cậy, kịp thời sẽ tạo nhiều điều kiện thuận tiện phục vụ việc thẩm định tài chính Chính vì vậy, BIDV cần có biện pháp nâng cao chất lượng thông tin sử dụng, xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ
Nguồn thông tin do doanh nghiệp cung cấp cho BIDV Hà Nội là những thông tin cơ bản nhất, bao gồm: hồ sơ năng lực pháp lý, báo cáo tài chính, kế hoạch vay vốn, trả nợ…Khi tiếp nhận hồ sơ này, cán bộ thẩm định đi kiểm tra tính bắt buộc, hợp lệ và đầy đủ, riêng với các dự án lớn, phức tạp thì có thể yêu cầu thêm các bộ hồ sơ liên quan để phòng ngừa rủi ro Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể phỏng vấn trực tiếp một số thành viên liên quan đến dự án: giám đốc, cán bộ lập dự án,…
Cán bộ thẩm định của BIDV chi nhánh Hà nội có thể khai thác thêm thông tin từ thị trường để nắm được xu hướng biến động tăng hay giảm của sản phẩm đầu ra qua đó đánh giá doanh thu
Cán bộ thẩm định cần theo dõi thường xuyên thông itn từ các cơ quan quản lý thuế, pháp luật, kiểm toán, trung tâm tín dụng CIC, Một là việc thay đổi chính sách của Nhà nước, các định hướng ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính Hai là do chất lượng các báo cáo tài chính còn chưa tốt ở một số doanh nghiệp cho nên cán bộ thẩm định cần phối hợp với công ty kiểm toán để kiểm tra tính trung thực,
Việc thu thập nguồn thông tin từ bên ngoài đòi hỏi thời gian, công sức,quan hệ cũng như chi phí tài chính đối với ngân hàng, tuy nhiên việc này cần thiết và quan trọng để có được dữ liệu tin cậy cho quá trình thẩm định của mình
3.2.3 Giải pháp về trình độ nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ