Kỹ năng thuyết trình giúp giới trẻ tự tin thể hiện bản thân trước đám đông, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, súc tích và thu hút, từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe.. Kỹ nă
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
MÔN: KỸ NĂNG MỀM
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Lớp: 2205013
Giảng Viên: Th.S Nguyễn Đình Quang
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC MÔN: KỸ NĂNG MỀM KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Lớp: 2205013 1.Trần Đức Anh MSSV: 22050396
2 Nguyễn Thanh Cường MSSV: 22050380
3 Trương Vũ Nguyên MSSV: 22050397
4 Nguyễn Văn Thạnh MSSV: 22050423
5 Nguyễn Tú Anh MSSV: 22050412
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin được gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Đình Quang - giảng viên trường Đại học Gia Định– hướng dẫn bộ môn Kỹ Năng Mềm
đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn những kiến thức cần thiết và bổ ích để chúng em hoàn thành bài báo cáo này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song, do khả năng và thời gian có hạn nên nhóm không tránh khỏi sự khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức trong đề án báo cáo này Nhóm chúng em rất biết ơn và mong nhận được những ý kiến trao đổi và đóng góp của thầy Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi sự may mắn
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
-
Trang 5MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài……….…… …6
1.2 Câu hỏi nghiên cứu……….…….7
1.3 Mục tiêu nghiên cứu……… ……….……7
1.5 Phương pháp nghiên cứu……….……… ….7
1.6 Kết cấu của đề tài……… ……7
B PHẦN NỘI DUNG Chương II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1Khái niệm kỹ năng mềm ……… …… ………8
2.2 Khái niệm thuyết trình………8
2.3 Khái niệm kỹ năng thuyết trình ……….………9
2.4 Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình……….10
Chương III: Chương III: Kĩ Năng Thuyết Trình 3.1 Thực trạng kĩ năng thuyết trình SV ĐH Gia Định……… ……… 11
3.2 Các bước để có một kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho sinh viên… …… 14
3.3 Nâng cao kĩ năng thuyết trình SV Gia Định……… …… ………15
Trang 6Chương IV: KẾT LUẬN……….18
C Tài liệu tham khảo……….19
Trang 7MỞ ĐẦU Chương I: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, kỹ năng thuyết trình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với giới trẻ Nó là một chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa thành công trong học tập, công việc và cuộc sống cá nhân
Kỹ năng thuyết trình giúp giới trẻ tự tin thể hiện bản thân trước đám đông, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, súc tích và thu hút, từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe Nhờ vậy, các bạn có thể dễ dàng chinh phục mọi thử thách, gặt hái thành công trong học tập và công việc
Hơn nữa, kỹ năng thuyết trình còn giúp giới trẻ giao tiếp hiệu quả với mọi người xung quanh, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và gây ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng Các bạn có thể sử dụng kỹ năng này để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
và kỹ năng của bản thân với mọi người, góp phần nâng cao nhận thức và phát triển cộng đồng Chính vì những lý do trên, Chúng em quyết định chọn “Kĩ Năng Thuyết Trình” làm đề tài của tiểu luận này
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào của nội dung bài thuyết trình ảnh hưởng đến hiệu quả thuyết trình?
- Mức độ phổ biến của kỹ năng thuyết trình trong giới trẻ?
- Kỹ năng thuyết trình của giới trẻ được đánh giá như thế nào?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành của kỹ năng thuyết trình.
- Phân tích vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong học tập, công việc và cuộc sống cá nhân.
Trang 8- Đánh giá mức độ phổ biến và thực trạng rèn luyện kỹ năng thuyết trình của giới trẻ hiện nay.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
+Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+Phương pháp thu nhập dữ liệu
+Phương pháp phân tích
+Phương pháp thống kê và nghi vấn
1.5 Kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài gồm 4 phần như sau :
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương III: Chương III: Kĩ Năng Thuyết Trình
Chương IV: Kết luận
Trang 9NỘI DUNG Chương II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm (soft skills) là những khả năng và phẩm chất cá nhân không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn, mà thường ảnh hưởng đến cách thức tương tác, làm việc và giao tiếp Kỹ năng mềm tập hợp những kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống, bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, tính linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, tự quản lý, tinh thần cầu tiến, tính nhạy bén xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt
và đạt được thành công
Kỹ năng mềm ngày nay được xem trọng và là yếu tố bắt buộc trong tuyển dụng, bởi chúng giúp cho nhân viên nâng cao khả năng làm việc hiệu quả, tạo và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, khách hàng Đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của tổ chức Các kỹ năng mềm có thể do bẩm sinh hoặc được phát triển qua học hỏi, rèn luyện và những trải nghiệm cá nhân
2.2 Khái niệm thuyết trình
Thuyết trình là quá trình trình bày một chủ đề, ý tưởng hoặc thông tin cụ thể trước một nhóm người hoặc khán giả nhằm truyền đạt một thông điệp hoặc mục tiêu nhất định Nó có thể được thực hiện thông qua sử dụng ngôn ngữ cụ thể, hình ảnh,
âm thanh, video và các phương tiện trực quan khác để thúc đẩy sự hiểu biết và tương tác giữa người trình bày và người nghe
Thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc trình bày thông tin, mà còn bao gồm việc tổ chức nội dung một cách có logic, hấp dẫn và dễ hiểu Người trình bày cần phải chọn lọc và sắp xếp thông tin sao cho nó phù hợp với mục tiêu của thuyết trình
Trang 10và sự hiểu biết của khán giả Sự sáng tạo và khả năng tương tác với khán giả cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình thuyết trình
Mục tiêu chính của thuyết trình là truyền đạt thông tin, giải thích một khái niệm phức tạp, thuyết phục người nghe về một ý kiến hoặc mục tiêu, giáo dục, thúc đẩy
sự thảo luận hoặc thậm chí giải quyết vấn đề Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể, người trình bày có thể sử dụng các kỹ thuật thuyết trình khác nhau như dùng tranh ảnh, mô phỏng, trình chiếu slide, minh họa bằng ví dụ, cũng như sử dụng các kỹ thuật nói chuyện hiệu quả
2.3 Khái niệm kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày, diễn đạt, truyền đạt thông tin, ý tưởng một cách rõ ràng, logic và thuyết phục trước đám đông hoặc khán giả Kỹ năng thuyết trình tốt bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố:
+ Sự hiểu biết về chủ đề: Người trình bày cần phải nắm vững kiến thức về chủ đề mình đang thuyết trình Sự hiểu biết sâu rộ giúp họ trả lời các câu hỏi, đối phó với tình huống khó khăn và tạo sự tin tưởng từ phía khán giả.
+ Tổ chức nội dung: Kỹ năng tổ chức nội dung là khả năng sắp xếp thông tin một cách có logic và dễ hiểu Người trình bày cần biết cách chia thành các phần nhỏ, đặt ra các điểm chính và phụ hợp để giúp người nghe theo dõi và hiểu rõ.
+ Giao tiếp xuất sắc: Việc sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, mạnh mẽ và phù hợp với khán giả giúp tạo sự ấn tượng Sự lưu loát trong nói và khả năng truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu là quan trọng.
Trang 11+ Kỹ thuật thuyết trình: Sử dụng các công cụ và kỹ thuật thuyết trình như slide, hình ảnh, video, biểu đồ để minh họa và hỗ trợ ý kiến Hiểu biết về cách sử dụng công cụ này một cách hiệu quả là rất quan trọng.
+ Tương tác với khán giả: Khả năng tạo sự tương tác và liên kết với khán giả giúp tạo nên một môi trường thuyết trình thú vị Đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi, và thích nghi với sự phản ứng của khán giả
là điểm quan trọng.
+ Tự tin: Tự tin trong việc thuyết trình giúp tạo sự ấn tượng mạnh
mẽ Tuy nhiên, tự tin cần đi kèm với sự chuẩn bị cẩn thận và kiến thức vững chắc.
+ Thích nghi với tình huống: Kỹ năng thích nghi là khả năng thay đổi hoặc điều chỉnh thuyết trình dựa trên tình hình thực tế Điều này bao gồm việc xử lý các tình huống bất ngờ hoặc phản hồi không mong đợi từ khán giả.
2.4 Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Kỹ thuật thuyết trình càng tốt thì bài thuyết trình đó càng trở nên hấp dẫn Kỹ năng này cũng mang lại nhiều cơ hội hơn để tạo ra những tác động tích cực trong kinh doanh và các lĩnh vực khác trong cuộc sống của mỗi người Lợi ích mà kỹ năng thuyết trình mang lại phải kể đến:
Trang 12+ Giúp mỗi người trở nên tự tin và lưu loát hơn trong việc truyền tải ý tưởng, nhờ đó người nghe có thể dễ dàng tiếp thu, hiểu và tạo ra sự tương tác tích cực
+ Tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác, từ đó
có thể phát triển sự nghiệp thành công hơn nữa.
+ Mang lại lợi thế cạnh tranh cho ứng viên, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có được những cơ hội việc làm tốt hơn.
+ Xây dựng được phong cách riêng của bản thân, tạo dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân, giúp mỗi cá nhân trở nên nổi bật và dễ thu hút hơn.
+ Kết nối được nhiều mối quan hệ có giá trị, bởi sự độc đáo, lưu loát trong việc trình bày một vấn đề khiến một người được tin tưởng và nhận được nhiều kết nối từ những người xung quanh hơn.
Chương III: Kĩ Năng Thuyết Trình
3.1 Thực trạng kĩ năng thuyết trình SV ĐH Gia Định
Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên hiện nay vẫn còn khá yếu Rất nhiều bạn mất tự tin khi phát biểu ý kiến của mình trước đám đông Đối với xã hội phát triển hiện nay, nâng cao kỹ năng giao tiếp và thuyết trình cho sinh viên càng được chú trọng Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên theo học các ngành sư phạm, kinh tế, nhân sự
Sinh viên còn rụt rè nhiều trong việc tương tác cùng giảng viên cũng như là phản biện lại các câu hỏi khi các bạn đưa ra câu hỏi và đặt câu hỏi cho nhóm mình thì sinh viên chưa thực sự tự tin khi phản biện lại trước lớp Đa phần sinh viên chưa
Trang 13tự tin khi thuyết trình Ngôn ngữ trình bày không có điểm nhấn, thiếu tính thuyết phục
Để hiểu rõ hơn về kỹ năng thuyết trình của sinh viên, nhóm chúng em đã thực hiện nghiên cứu dựa trên việc khảo sát khoảng 100 sinh viên đang học tập tại ĐH Gia Định Nghiên cứu này chỉ rõ mức độ kỹ năng thuyết trình của sinh viên, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên và cách mà các sinh viên đưa ra để khắc phục các khó khăn khi thuyết trình Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở các nội dung sau:
3.1.2 Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình
Bảng 3.1: Mức độ quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên
Qua bảng trên, chúng ta có thể nhận xét được sinh viên đánh giá rất cao việc sử dụng tốt kỹ năng thuyết trình với 91.7% sinh viên đồng ý rằng kỹ năng thuyết trình
là rất quan trọng Xếp thứ hai trong các sự lựa chọn của sinh viên chính là mức bình thường với 7.3% và chỉ có 1% tương đương 1 sinh viên cho rằng kỹ năng thuyết trình là không quan trọng
3.1.3 Tự đánh giá khả năng thuyết trình của sinh viên
Trang 14Bảng 3.2: Sinh viên tự đánh giá khả năng thuyết trình của bản thân
Chúng ta có thể thấy rằng các sinh viên đều tự chấm cho mình tầm thang điểm 5, và tập trung nhiều từ mức điểm 3 đến 8
Bảng 3.2.1: Thang điểm qua khảo sát của sinh viên
Sinh viên tự đánh giá mức điểm kỹ năng thuyết trình của bản thân ở mức trên trung bình ( mức 6) và tập trung nhiều nhất ở mức 5, tiếp đến là mức 7 Điều này thể hiện độ tự tin của sinh viên khi thuyết trình nằm ở mức khá
3.1.4 Mức độ thuyết trình của sinh viên
Mức độ thuyết trình của sinh viên cũng có thể chỉ ra mức độ tự tin khi thuyết trình và thái độ của sinh viên đối với việc thuyết trình Các sinh viên có mức độ thuyết trình thường xuyên thường sử dụng tốt kỹ năng này, có sự tự tin hơn các sinh
Trang 15Bảng 3.3: Bảng mức độ thuyết trình của sinh viên
Có thể thấy môi trường đại học khá quan trọng việc thuyết trình, vậy nên tỷ lệ sinh viên đã từng thuyết trình lên đến 93.8%, nhưng hơn một nửa trong số đó chỉ thuyết trình trong một số lúc nhất định mà không quá thường xuyên Chỉ có 4.2% sinh viên là chưa từng thuyết trình Như vậy, các sinh viên ở mức độ “ thỉnh thoảng”
và mức độ “ chưa bao giờ” phải càng nỗ lực hơn nữa mới có thể thuyết trình một cách tự tin và thuyết phục người khác tốt
3.2 Các bước để có một kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho sinh viên
- Bước 1: Thu thập thông tin, nghiên cứu
+ Việc tìm hiểu chủ đề thuyết trình và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng giúp mỗi cá nhân trở nên tự tin và chuyên nghiệp hơn trong việc thuyết trình
+ Sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến: Google Scholar, Wikipedia, các website chuyên ngành
+ Đọc sách, tài liệu liên quan đến chủ đề thuyết trình, ghi chú lại những thông tin hữu ích
+ Tham gia vào các cuộc hội thảo, hội nghị để bắt kịp những xu hướng mới nhất, đồng thời gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực
- Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ tài liệu hỗ trợ
Trang 16Chuẩn bị đầy đủ tài liệu giúp người thuyết trình dễ dàng hơn trong việc truyền đạt thông tin, đồng thời giúp người nghe nắm rõ hơn về chủ đề nhắc tới Chẳng hạn như:
+ Slide thuyết trình: Chứa đầy đủ hình ảnh, video, link,
+ Tài liệu bổ sung: Bài viết, tài liệu, bài báo, nhằm cung cấp thêm những thông tin minh họa cho khán khả
+ Biểu đồ, đồ thị: Trực quan hóa các dữ liệu, giúp khán giả hình dung rõ hơn về chủ đề
+ Hoạt động tương tác: Chẳng hạn như các trò chơi, trò khởi động, tạo năng lượng tích cực cho buổi thuyết trình
- Bước 3: Thiết kế bố cục bài thuyết trình
+ Khi đã có đầy đủ tài liệu, thông tin cần thiết, tiếp theo cần thiết kế bố cục bài thuyết trình Cần có một bố cục bài bản, rõ ràng và xâu chuỗi các slide với nhau, tránh sự rời rạc khiến khán giả cảm thấy khó hiểu
+ Tạo một slide thuyết trình rõ ràng, trực quan và phù hợp với chủ đề sẽ tạo ấn tượng rất tốt Sử dụng các công cụ hỗ trợ như Microsoft PowerPoint, Google Slides, Prezi, Canva, để tạo slide thuyết trình
- Bước 4: Thực hành, cải thiện kỹ năng thuyết trình
+ Cách nhanh nhất để nâng cao kỹ năng thuyết trình là thực hành Chỉ có những va chạm thực tế mới giúp mau chóng làm quen, nhìn nhận, cải thiện bản thân Sau mỗi lần thuyết trình, hãy quan sát phản ứng và phản hồi của người nghe, nhìn nhận lại điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện trong những lần tiếp theo
3.3 Nâng cao kĩ năng thuyết trình SV Gia Định
3.3.2 Về phía nhà trường
Trang 17Nhà trường cũng nên tổ chức nhiều sự kiện tập thể để trau dồi khả năng tự tin của các sinh viên,mạnh dạn giao tiếp với xã hội hơn, tránh các sự kiện thụ động mà sinh viên chỉ lắng nghe Nhà trường cần tích cực tổ chức nhiều cuộc thi kỹ năng mềm hơn để sinh viên có thể thể hiện giá trị của bản thân, dám tự tin khẳng định chính mình, từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc trình bày, thuyết phục người khác theo ý kiến cá nhân của bản thân Nhà trường cần đảm bảo cơ sở vật chất, đầy đủ các công cụ trình chiếu để sinh viên có cơ hội được rèn luyện một cách hoàn thiện hơn, phải thường xuyên kiểm tra và sửa chữa kịp thời những dụng
cụ hư hỏng
Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường việc tổ chức đào tào các môn nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Kỹ năng mềm thể hiện được tính nổi trội thiết thực
và cần thiết nhất đối với sinh viên kinh tế Kỹ năng mềm mang lại cho sinh viên sự
tự tin, năng động, linh hoạt, giải quyết công việc hiệu quả Vì vậy, việc tổ chức các tiết học giảng dạy kỹ năng mềm là cần thiết đối với sinh viên, nhất là kỹ năng thuyết trình Việc giảng dạy những tiết kỹ năng mềm không chỉ là lý thuyết suông mà còn cần những tiết thực hành, vận dụng để sinh viên tiếp thu một cách hiệu quả hơn
3.3.3 Về phía giảng viên
Giảng viên nên áp dụng các phương pháp học tập nhằm nâng cao kỹ năng của sinh viên, như tăng cường hình thức làm bài tập lớn theo nhóm, thuyết trình, các buổi thảo luận nhằm tăng cường điều kiện và môi trường giao tiếp cho sinh viên
Kỹ năng thuyết trình không chỉ là bản thân tự luyện tập là sẽ tốt mà còn ảnh hưởng
từ những kiến thức, từ cách truyền tải kiến thức của giảng viên Do đó, giảng viên phải thường xuyên thay đổi linh hoạt các phương thức tổ chức giảng dạy cho sinh viên, giúp sinh viên tiếp thu một cách tư duy hơn và có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong việc truyền tải thông tin, kiến thức đến với người nghe
3.3.4 Về phía sinh viên