1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn kỹ năng thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật đề bài dự thảo luật phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Tác giả Trần Thị Phương Anh, Hà Minh Hòa, Vũ Phương Linh, Đoàn Minh Ngọc, Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Thanh Thảo, Trần Diệp Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Văn Khánh, Trần Thị Xuân Bích, Vũ Hà Anh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ năng thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3 MB

Nội dung

Với tư cách là cơ quan thẩm định, nhóm tập trung xác định chủ thể thẩm định, thẩm tra và phát biểu về phạm vi, đối tượng điều chỉnh và sự cần thiết ban hành của dự thảo Luật PCCC và CNCH

Trang 1

Hà Nội - 2024

LỚP HỌC PHẦN :

NHÓM :

N03.TL1 01

ĐỀ BÀI:

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy

và cứu nạn, cứu hộ

BÀI TẬP NHÓM MÔN KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA

LÀM BÀI TẬP NHÓM

Tổng số thành viên: 11

Nhóm trưởng: Trần Diệp Anh

Môn học: Kỹ năng thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Xác nhận mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm đề bài số 1 Kết quả như sau:

công việc

Đánh giá

Thành viên xác nhận

1 Trần Thị Phương Anh 460305 Chỉnh sửa nội

5 Nguyễn Hồng Nhung 460338 Phần 2; Chỉnh sửa

nội dung; Tổng hợp A

6 Nguyễn Thanh Thảo 460345 Phần 1; Chỉnh sửa

nội dung; Tổng hợp A

8 Nguyễn Thị Thu Hà 460409 Phần 2; Chỉnh sửa

nội dung; Tổng hợp A

10 Trần Thị Xuân Bích 460453 Phần 1; Chỉnh sửa

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Xác định chủ thể thẩm định dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 1

2 Đánh giá về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 1

2.1 Về phạm vi điều chỉnh 1

2.2 Về đối tượng áp dụng 3

2.3 Về sự cần thiết ban hành 4

2.3.1 Cơ sở thực tiễn 4

2.3.2 Cơ sở pháp lý 6

2.3.3 Cơ sở chính trị 7

KẾT LUẬN 7

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Phòng cháy, chữa cháy : PCCC

Cứu nạn, cứu hộ : CNCH

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỞ ĐẦU

Hiện nay, Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013 đang là những văn bản pháp lý trực tiếp điều chỉnh về công tác PCCC - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an ninh, trật

tự, an toàn xã hội Tuy nhiên, không thể phủ nhận những hạn chế, bất cập đã và đang tồn tại trong quá trình triển khai thi hành Luật những năm vừa qua Vì vậy, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về PCCC trong tình hình mới, dự thảo Luật PCCC và CNCH đã được đưa ra và lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân Với tư cách là cơ quan thẩm định, nhóm tập trung xác định chủ thể thẩm định, thẩm tra và phát biểu về phạm vi, đối tượng điều chỉnh và sự cần thiết ban hành của dự thảo Luật PCCC

và CNCH

NỘI DUNG

1 Xác định chủ thể thẩm định dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy

và cứu nạn, cứu hộ

Về việc thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình, khoản 1 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “

, ngoài ra,

Theo đó, dự thảo Luật PCCC và CNCH do Chính phủ trình Quốc hội, vì vậy, Bộ Tư pháp sẽ là chủ thể tiến hành thẩm định Mặt khác, đây là dự thảo do

Bộ Công an xây dựng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về PCCC, CNCH và nội dung của dự thảo có thể xem như không quá phức tạp hay liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, do đó, không nhất thiết phải thành lập Hội đồng thẩm định

Tựu trung, chủ thể thẩm định dự thảo Luật PCCC và CNCH được xác định là Bộ Tư pháp

2 Đánh giá về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2.1 Về phạm vi điều chỉnh

Về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 dự thảo Luật PCCC và CNCH quy định:

Trang 6

Việc quy định phạm vi điều chỉnh như trên là phù hợp với 4 nhóm chính sách được nêu tại đề nghị xây dựng Luật PCCC và CNCH, cụ thể bao gồm: Chính sách 1: “Hoàn thiện quy định về công tác phòng cháy”; Chính sách 2:

“Hoàn thiện quy định về chữa cháy”; Chính sách 3: “Hoàn thiện quy định tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy, phương tiện phòng cháy, chữa cháy”; Chính sách 4: “Quy định công tác cứu nạn, cứu hộ”

Có thể thấy, so với Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật PCCC và CNCH đã có sự mở rộng Cụ thể, bên cạnh việc tiếp tục điều chỉnh về PCCC, xây dựng lực lượng và phương tiện cho hoạt động PCCC, dự thảo đã mở rộng điều chỉnh về “

” là phù hợp với nhóm chính sách 1, 2 và 3 Mặt khác, một điểm mới trong quy định về phạm vi điều chỉnh của dự thảo là sự

và “

” để phù hợp với nhóm chính sách 4

Về cơ bản, giữa tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật PCCC và CNCH đã có sự phù hợp Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh, dự thảo luật này quy định các vấn đề liên quan đến PCCC, CNCH cũng như xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ, phương tiện và bảo đảm điều kiện cho hoạt động này Tên

mà dự thảo điều chỉnh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết

Tuy nhiên, hoạt động CNCH hiện nay lại chỉ được quy định trong Nghị định số 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC là chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp bởi công tác CNCH trong những trường hợp này có thể làm hạn chế quyền con người, quyền công dân Do đó, việc quy định về hoạt động CNCH được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật PCCC và CNCH là phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013

Trang 7

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc xác định phạm vi điều chỉnh của nội dung CNCH trong dự thảo Bởi dự thảo quy định phạm vi hoạt động CNCH là

; mà vấn đề này cũng được quy định tại nhiều văn bản luật có liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố (ví dụ như Điều 27 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; Khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2020 quy định về thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn khi xuất hiện sạt lở đất; Khoản 7 Điều 84 Luật Giao thông đường bộ 2019 quy định về tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ; Khoản 2 Điều 52 dự án Luật Trật

tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ)

Về cơ bản, các quy định trong dự thảo đã có sự tương thích nhất định với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Cụ thể, bố cục của dự thảo gồm 8 chương với 58 Điều, trong đó mỗi chương đều là sự cụ thể hóa các nội dung được nêu tại phạm vi điều chỉnh Ví như các quy định tại chương II và chương III tương

định tại chương IV tương ứng với nội dung

trong phạm vi điều chỉnh; quy định tại chương V tương ứng với nội dung “

” trong pham vi điều chỉnh; quy định tại chương VI tương ứng với nội dung “

trong phạm vi điều chỉnh Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa phù hợp cần cơ quan soạn thảo tiến hành xem xét sửa đổi, bổ sung Cụ thể, tại quy định về bồi thường tài sản tham gia chữa cháy tại Điều 25 của dự thảo:

nếu dẫn chiếu đến quy định của luật khác và quy định cũng liên quan đến phạm vi điều chỉnh bảo đảm điều kiện cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ thì việc xác định phạm vi liên quan có phần khó khăn Ngoài ra, về điều động, huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, các quy định trong

dự thảo xác định lực lượng nòng cốt có phần hẹp hơn so với phạm vi điều chỉnh

Trang 8

2.2 Về đối tượng áp dụng

Về đối tượng áp dụng, Điều 2 dự thảo Luật PCCC và CNCH liệt kê các nhóm đối tượng bao gồm: “

Việc quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đã có sự tương thích với nhau, phù hợp với chính sách trong tờ trình đề nghị xây dựng luật Việc quy định đối tượng áp dụng như vậy là cần thiết nhằm đặt ra trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm thường xuyên tới công tác PCCC và CNCH, qua đó đảm bảo sự hiệu quả và tính ứng dụng của Luật

Ngoài cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, Luật PCCC năm 2001, sửa đổi bổ sung năm

2013 còn xác định nội dung liên quan đến điều ước quốc tế trong quy định về đối tượng áp dụng, cụ thể: “trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” Tuy nhiên, dự thảo Luật PCCC và2

CNCH đã bỏ phần đối tượng áp dụng này do có sự trùng lặp với quy định tại khoản 5 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Bộ3

Tư pháp đánh giá, quy định về đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật PCCC và CNCH đã đảm bảo tính thống nhất với các văn bản có liên quan

Đối tượng áp dụng của dự thảo Luật PCCC và CNCH không bao gồm một đối tượng riêng lẻ mà là tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ nước Cộnh hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Có thể nói, trách nhiệm PCCC, CNCH là của từng cá nhân và của toàn xã hội Điều này cũng phù hợp với các quy định trong dự thảo khi phân chia trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, các tổ chức đoàn thể là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, hộ gia đình, chủ cơ sở và người dân sinh sống trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.3 Về sự cần thiết ban hành

2.3.1 Cơ sở thực tiễn

, thực tiễn cho thấy tần suất xảy ra cháy, nổ ngày càng tăng, cụ thể tổng số vụ giai đoạn 2012-2022 đã tăng 13,5% so với giai đoạn

Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Khoản 5 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có

Trang 9

2001-2011 Các vụ cháy thường diễn ra ở khu vực thành thị, chiếm tỉ lệ 53,4%, trong đó: các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản (thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ đồng) thường tập trung tại các khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có nhiều khu công nghiệp; các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người tập trung chủ yếu tại các khu dân cư, nhất là loại hình nhà ở riêng lẻ, nhà

ở kết hợp với sản xuất kinh doanh, cơ sở tập trung đông người

, từ năm 2013 đến năm 2022, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tham gia tổ chức 20.857 vụ CNCH (65,3% là các sự cố, tai nạn trong đám cháy), cứu được 6.468 người, tìm được 3.129 thi thể nạn nhân Ngoài ra, còn hàng5

trăm vụ sự cố, tai nạn nhỏ khác được nhân dân, lực lượng tại chỗ thực hiện nhưng không có báo cáo về để tổ chức thống kê

Diễn biến phức tạp của các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn xuất phát từ nhiều nguyên nhân về mặt chủ quan và khách quan, trong đó cần xem xét đến một số nhóm nguyên nhân chủ yếu như:

, vẫn tồn tại nhiều hạn chế như công tác chỉ đạo của một số Bộ, ngành, UBND địa phương còn mang tính hình thức, chưa quyết liệt, triệt để; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH còn chưa chặt chẽ Đặc biệt, tính đến hết năm 2022, cả nước vẫn còn 4.298 công trình có nguy cơ về cháy, nổ đã đưa vào

sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC 6

, ngân sách hạn chế hay khó khăn trong cân đối ngân sách tại nhiều địa phương đã dẫn đến tình trạng xuống cấp phương tiện, doanh trại của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH: số xe chữa cháy đã sử dụng trên

20 năm chiếm gần 30%; còn thiếu các phương tiện chữa cháy đặc chủng như chữa cháy xăng dầu, hóa chất, xe CNCH công trình ngầm; có nơi doanh trại phải

sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các đơn vị khác hoặc đi thuê, mượn…

, hệ thống giao thông vẫn tồn tại nhiều bất cập như mạng lưới đường xá nội đô nhỏ hẹp, các tuyến đường bị hạn chế chiều rộng và chiều cao hoặc không bảo đảm tải trọng cho xe chữa cháy đi qua, nhiều ngõ ngách sâu ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của các loại phương tiện chữa cháy, CNCH

Sơn Bách, , https://nhandan.vn/gan-mot-nua-cac-vu-chay-no-xay-ra-do-su-co-he-thong-thiet-bi-dien-post772675.html#:~:text=C%E1%BB%A5%20th

%E1%BB%83%20so%20s%C3%A1nh%20giai,%C4%91%E1%BB%93ng%20giai%20%C4%91o%E1%BA

%A1n%202013%2D2022 , truy cập ngày 7/3/2024.

Theo

của Bộ Công an năm 2023.

Theo

của Bộ Công an năm

Trang 10

, biên chế lực lượng này ở nhiều địa phương còn hạn chế, một số đơn vị hành chính cấp huyện chưa có đội Cảnh sát PCCC và CNCH Đối với lực lượng PCCC dân phòng, thành viên đội đa phần là người già nên điều kiện về sức khỏe, năng lực để xử lý các tình huống cháy, nổ chưa đảm bảo hiệu quả

, một bộ phận người dân chưa có ý thức cao trong tuân thủ các quy định về PCCC, thậm chí vì lợi nhuận mà bất chấp hoạt động kinh doanh tại các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao

Việc xây dựng và ban hành Luật PCCC và CNCH, như vậy, là cần thiết

để khắc phục những bất cập còn tồn tại trong thực tế kể trên

2.3.2 Cơ sở pháp lý

Trong những năm qua, Quốc hội đã ban hành một số luật về PCCC bao gồm: Luật PCCC năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;… Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định hướng dẫn thi hành, trong

đó có Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với

Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác PCCC đối với cơ sở quốc phòng; Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, Hệ thống văn bản pháp luật trên đã đi vào cuộc sống, trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong công tác PCCC và CNCH Tuy nhiên, quá trình thực hiện các quy định của pháp luật vẫn còn những bất cập như:

- Tuy hoạt động PCCC đã được quy định trong Luật nhưng công tác CNCH lại mới chỉ được quy định trong nghị định của Chính phủ Điều này không bảo đảm phù hợp với Hiến pháp 2013, không bảo đảm cơ sở pháp lý đúng đắn để lực lượng PCCC và CNCH thực hiện nhiệm vụ bởi hoạt động PCCC và CNCH có liên quan đến quyền con người, quyền công dân mà theo quy định của Hiến pháp 2013 phải được quy định trong các văn bản luật

- Một số quy định của Luật PCCC còn mang tính nguyên tắc chung, chưa phân công rõ trách nhiệm trong công tác quản lý về PCCC và CNCH giữa các

Bộ, ngành địa phương; các quy định còn chồng chéo, chưa phù hợp với điều kiện thực tế Một số trường hợp xảy ra tình trạng khoán trắng cho lực lượng PCCC và CNCH Ngoài ra, một số quy định của Luật có tính khả thi chưa cao như một số địa phương, đơn vị hành chính cấp huyện chưa có đội PCCC và CNCH; một số nơi chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC còn hạn chế, hoạt động mang tính chất hình thức;

- Về quy định trong hoạt động CNCH vẫn còn nhiều vướng mắc do còn thiếu cơ sở pháp lý Các nghị định trước đó mặc dù đã tạo được cơ sở pháp lý

Trang 11

bước đầu cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ CNCH nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay

Do đó, để khắc phục được những bất cập trên, cần thiết phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Luật PCCC và CNCH

2.3.3 Cơ sở chính trị

Việc ban hành Luật PCCC và CNCH nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC và CNCH được nêu tại một số văn bản như:

- Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: Tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ và tìm kiếm CNCH; ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe doạ

an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ CNCH, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người;

- Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC: chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực PCCC và CNCH;

- Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật

về PCCC đề ra nhiệm vụ, giải pháp: Tổng kết, rà soát, nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật PCCC và các quy định của pháp luật có liên quan;

- Kết luận số 19-KL/TW ngày 14-10-2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 ngày 20/10/2021 của Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng dự án Luật điều chỉnh về PCCC và CNCH

- Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư khóa XIII về việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCCC, CNCH

KẾT LUẬN

PCCC và CNCH đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội Vì vậy, không chỉ tại Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này và việc ban hành một Dự thảo Luật PCCC

và CNCH đòi hỏi cần phải có sự cẩn trọng, chính xác, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn khách quan

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w