1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo ĐTM dự án Xây dựng trung tâm cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ huyện Xuân Trường

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo ĐTM Dự Án Xây Dựng Trung Tâm Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy Và Cứu Nạn Cứu Hộ Huyện Xuân Trường
Trường học Trường Đại Học Nam Định
Chuyên ngành Quản Lý Dự Án
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 106,74 KB

Nội dung

Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môitrường.* Giai đoạn thi công xây dựng dự án.- Tác động của khí thải, bụi đất, bụi cát trong quá trình vận chuyển ngu

Trang 1

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1 Thông tin về dự án:

1.1 Thông tin chung:

- Tên dự án: Xây dựng trung tâm cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu

hộ huyện Xuân Trường

- Địa điểm thực hiện dự án: Xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với tổng diện tích chiếm dụng 6145,45m2

- Chủ dự án: Công an tỉnh Nam Định

- Tổng vốn đầu tư là 25 tỷ VNĐ (trong đó đã bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng) Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Giai đoạn chuẩn bị dự án: Quý I/2022- Quý IV/2022

+ Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt các thiết bị công trình: Quý I/2023-Quý IV/ 2024

+ Giai đoạn hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động: Quý I/2025

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.

Các hạng mục công trình của dự án như sau:

(m 2 )

I Các hạng mục công trình chính

II Các hạng mục công trình phụ trợ

Trang 2

9 Sân tập - 4.066,05

III Các công trình bảo vệ môi trường

1 Nhà chứa các chất thải

2 Hệ xử lý nước thải công suất 4 m3/ngày - 12,4

1.3 Quy mô dự án:

- Quy mô dự án: Xây dựng trụ sở làm việc của trung tâm cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với quy mô đáp ứng cho 36 cán bộ chiến sỹ và các phương tiện PCCC, CNCH

- Chức năng nhiêm vụ dự án:

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

+ Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả

+ Xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; trang bị và quản

lý phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định

+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định

Trang 3

+ Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều

tra hình sự

+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

1.4 Quy trình hoạt động:

- Quy trình hoạt động của trung tâm:

Thuyết minh:

Khi trung tâm nhận được tin báo cháy hoặc cứu nạn, cứu hộ các trường hợp bị bị

sự cố, tai nạn do nổ; sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối; sạt lở đất, đá; có

người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang,

hầm; công trình ngầm; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Tai

nạn đuối nước tại sông, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm …

Xuống hiện trường

Bố trí lực lượng, phương tiện

Tiếp nhận tin

báo cháy, cứu

nạn cứu hộ

Xuống hiện trường

Trường hợp tai nạn, đuối nước

Trường hợp cháy

Bụi, khí thải, nước thải từ quá trình chữa cháy

Cứu nạn cứu hộ Chữa cháy, cứu

nạn cứu hộ

Xe cứu thương

Bệnh viện

Trang 4

Trung tâm sẽ bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết phù hợp với từng sự cố xảy

ra Sau đó xuống hiện trường xảy ra sự cố

- Đối với hợp cháy: Trung tâm sử dụng các phương tiện chữa cháy như xe chữa cháy, xe chở nước … để dập tắt đám cháy Đồng thời thực hiện cứu nạn, cứu hộ người dân bị mắc kẹt trong đám cháy

+ Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy + Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan

+ Thông nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy

- Nguyên tắc chung trong khi chữa cháy

+ Phải xác định hướng phát triển của đám cháy từ đó xác định phương pháp, bố trí lực lượng chữa cháy Hướng phát triển của đám cháy dựa phụ thuộc vào hướng gió, hướng trao đổi không khí và tính chất của các chất trong đám cháy

+ Để chặn đứng không cho lửa lan tràn và dập tắt đám cháy cần :

• Triển khai nhanh chóng phun nước vào gốc lửa và ngăn chặn các hướng lửa phát triển

• Phá dỡ các bộ phận nhà cửa nhằm hạ thấp ngọn lửa, hạn chế cháy lan hoặc tháo

dỡ tạo khoảng cách chặn đám cháy

• Để tạo khoảng không gian không còn chất cháy không cho lửa lan nên di chuyển các chất dễ cháy xung quanh ngọn lửa

+ Nắm rõ tình hình của đám cháy để kịp thời cứu người và tài sản

+ Phải luôn luôn chú ý bảo vệ những người tham gia chữa cháy, những người còn mắc kẹt trong đám cháy, tài sản, vật liệu, phương tiện không để nước phun tràn lan làm

hư hỏng

- Đối các trường hợp bị bị sự cố, tai nạn do nổ; sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối; sạt lở đất, đá; có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Tai nạn đuối nước tại sông, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm …: Lực lượng cảnh sát sẽ cử CBCS đến cứu nạn, cứu hộ người dân bị sự

cố, tai nạn

Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

Trang 5

1 Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ

2 Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ

3 Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ

Đối với trường hợp các nạn nhân bị sự cố, tai nạn nặng: được Lực lượng cảnh sát

sơ cứu tạm thời sau đó vận chuyển bằng xe cứu thương đến bệnh viện để cứu chữa

Ngoài ra, trung tâm còn thường xuyên diễn tập và tổ chức các đợn tập huấn cho các doanh nghiệp, người dân ứng phó với các sự cố cháy nổ và các sự cố khác

2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường.

* Giai đoạn thi công xây dựng dự án.

- Tác động của khí thải, bụi đất, bụi cát trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của các phương tiện vận tải; hoạt động thi công xây dựng; hoạt động san lấp mặt bằng hoạt động hàn kết cấu; từ quá trình lưu trữ nguyên vật liệu

- Tác động của tiếng ồn, rung, nhiệt độ từ các máy móc thi công xây dựng, hoạt động vận chuyển của các phương tiện vận tải

- Tác động của nước thải sinh hoạt công nhân xây dựng

- Tác động của chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn từ các hoạt động thi công xây dựng

- Tác động của chất thải nguy hại trong quá trình sửa chữa máy móc thiết bị, thi công

* Giai đoạn dự án đi vào vận hành:

- Tác động của bụi, khí thải, hơi mùi: bụi, khí thải từ quá trình tham gia của các phương tiện giao thông

- Tác động của nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của CBCS

- Tác động của chất thải rắn thông thường (chất thải sinh hoạt); chất thải nguy hại; tiếng ồn, nhiệt độ, nước thải sinh hoạt

- Hoạt động vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung: Hơi mùi, khí thải

Trang 6

3 Dự báo các tác động môi trường chính của dự án.

3.1.Giai đoạn thi công xây dựng dự án:

a) Bụi, khí thải:

* Nguồn phát sinh: khí thải, bụi đất, bụi cát,…từ quá trình vận chuyển nguyên vật

liệu của các phương tiện vận tải; từ hoạt động thi công xây dựng; hoạt động đào đắp đất; hoạt động hàn kết cấu; từ quá trình lưu trữ nguyên vật liệu

* Tác động: của bụi, khí thải từ hoạt động thi công xây dựng ảnh hưởng trực tiếp

đến công nhân thi công trên công trường; hoạt động sản xuất nông nghiệp gần khu vực

dự án Gây bệnh cho con người như bệnh viêm đường hô hấp, viêm da, bệnh đường tiêu hóa,…

b) Tiếng ồn, rung, nhiệt độ:

* Nguồn phát sinh: từ các máy móc thi công xây dựng, hoạt động vận chuyển của

các phương tiện vận tải

* Tác động: Khi máy móc hoạt động với cường độ lớn trong thời gian dài gây ảnh

hưởng đến cơ thể con người ban đầu gây khó chịu nếu ở mức độ nặng sẽ thay đổi hoạt động của tim Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp Người lao động khi làm việc ngoài trời ở nhiệt độ cao bị mất nhiều mồ hôi sẽ làm mất một số lượng muối của cơ thể Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn làm giảm sự chú ý trong lao động

c) Nước thải

* Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng:

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trường

- Tải lượng: Tổng tải lượng nước thải sinh hoạt vào ngày lớn nhất là 1,8 m3/ngày

* Nước thải thi công:

- Nguồn phát sinh: nước rửa xe, nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh máy móc thiết bị,…

- Tải lượng nước thải phát sinh từ quá trình xây dựng không ổn định, tùy thuộc vào từng công đoạn xây dựng, ước tính khoảng 3 m3/ngày

* Tác động của nước thải:

Trang 7

- Nước thải sinh hoạt công nhân xây dựng: Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất bài tiết với thành phần chất thải hữu cơ cao Nếu không thu gom xử lý xả nước thải xuống sông, kênh mương, các vi sinh vật sẽ ôxy hóa sinh học các chất hữu cơ, kết hợp với sự phát triển quá mức của tảo do hàm lượng N, P trong nước thải lớn

- Nước thải thi công xây dựng: Lượng nước thải tạo ra từ thi công các hạng mục nhìn chung không nhiều Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất, cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời

d) Chất thải rắn thông thường:

* Chất thải rắn sinh hoạt:

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của người lao động trên công trường

- Tải lượng:

Số lượng lao động trong giai đoạn xây dựng sẽ biến động tùy vào từng thời điểm

cụ thể Dựa theo thực tế công việc trong giai đoạn xây dựng, số lượng lao động nhiều nhất trong ngày khoảng 30 người

Căn cứ theo giáo trình “Quản lý chất thải rắn” - NXB Xây dựng - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ,lượng rác thải trung bình của mỗi công nhân lao động thải ra là 0,4 kg/ngày

Do đó, lượng rác thải phát sinh khoảng:

30 người x 0,4 kg/người/ngày = 12 kg/ngày

* Chất thải rắn xây dựng:

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động xây dựng các hạng mục công trình, hạ tầng kỹ thuật của dự án

- Tải lượng:

Tham khảo từ các dự án đã xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định ước tính tải lượng chất thải rắn xây dựng thải ra bằng khoảng 0,6% khối lượng vật tư xây dựng Với khối lượng vật tư xây dựng khoảng 9.808 tấn thì lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng khoảng:

0,6% x 9.808 tấn  59 tấn

* Chất thải rắn từ hoạt động bóc tách tầng đất mặt đất lúa 02 vụ:

Đối với phần diện tích thi công, trước khi san nền được thực hiện bóc tách lớp đất mặt đối với đất trồng lúa 02 vụ với độ dày trung bình là 24cm (theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/13/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật

Trang 8

Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác) Đối với khu vực trồng cây xanh không cần phải bóc tách lớp đất hữu cơ

Sau đó mặt bằng dự án sẽ được san lấp cát với chiều cao san lấp từ 1,78 – 1,94m Riêng khu vực trồng cây xanh được san lấp bằng lớp đất bóc tách với chiều cao trung bình là 1,57m

Khối lượng đất bóc tách: Với tổng diện tích đất trồng lúa hiện trạng là 6.725,4 m2

và khu vực dự kiến trồng cây xanh 1.229 m2 thì không bóc tách thì khối lượng đất cần bóc tách:

(6.725,4 – 1.229) m2 x 0,24m = 1.319 m3 Lượng đất này được sử dụng để san lấp mặt bằng tại khu vực trồng cây xanh

* Tác động: của chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng: Chất thải nếu

không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ phát sinh bụi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và bị cuốn trôi theo nước mưa xuống kênh mương nội đồng làm tắc nghẽn, gây ngập úng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, rơi xuống đường ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của người dân Chất thải rắn sinh hoạt dễ phân hủy phát sinh mùi và khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

e) Chất thải nguy hại

* Nguồn phát sinh: Từ hoạt động thi công xây dựng, hoạt động sơn tường,…

* Thành phần:

18 02 01 Giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ,… Rắn

16 01 09 Sơn thải, bao bì chứa sơn, chổi lăn sơn,… Rắn/lỏng

07 04 01 Đầu mẩu que hàn, xỉ hàn thải Rắn

- Tải lượng:

Lượng CTNH này phát sinh tùy thuộc vào máy móc thi công tại công trường và khả năng quản lý nguyên, vật liệu của đơn vị thi công nên việc tính toán chính xác lượng CTNH từ quá trình này rất khó khăn Uớc tính khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị khoảng 20 kg

* Tác động của chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại có nguy cơ tiềm tàng gây ô

nhiễm môi trường không khí, gây độc đối với hệ sinh thái và con người trong khu vực Các chất thải nguy hại khi phát tán vào môi trường nước, đất các động thực vật sử dụng nguồn nước này sẽ bị tích luỹ các chất độc vào cơ thể có thể gây nhiễm độc mãn tính và

Trang 9

chúng cũng là mắt xích của chuỗi thức ăn, dẫn đến các chất độc sẽ tích luỹ sinh học trong chuỗi thức ăn và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

3.2 Giai đoạn dự án đi vào vận hành:

a) Bụi, khí thải

* Nguồn phát sinh: phát sinh từ hoạt động giao thông của cán bộ chiến sỹ; hơi mùi

phát sinh từ khu vực nhà ăn

* Tác động: Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông, hơi mùi phát sinh từ

khu vực nhà ăn Các nguồn thải này phát sinh với khối lượng nhỏ và không gây ảnh hưởng đến môi trường

b) Chất thải rắn thông thường:

* Nguồn phát sinh:

- Nguồn phát sinh:

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của các cán bộ, chiến sỹ làm việc trong trung tâm: Thành phần chất thải gồm các loại vỏ hộp, bao bì bằng kim loại, polymer, giấy …

+ Chất thải phát sinh từ khu vực nhà bếp: thành phần chủ yếu là các loại chất thải hữu cơ như lương thực, thực phẩm dư thừa bị thải loại;

Tải lượng: Căn cứ theo giáo trình: “Quản lý chất thải rắn” NXB Xây dựng -GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, lượng rác thải trung bình của mỗi cán bộ, chiến sỹ thải ra là 0,4 kg/ngày Số lượng cán bộ, chiến sỹ là 36 người

Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là: 36 người x 0,4 kg/ngày = 14,4 kg/ngày

* Tác động của chất thải rắn thông thường: Đối với những loại chất thải rắn khó

phân hủy sinh học như nhựa, giấy, nylon, khi thải vào môi trường làm mất mỹ quan, tích tụ trong đất, nguồn nước, gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nướclàm ách tắc dòng chảy cục bộ Chất thải rắn ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, môi trường đất khu vực trung tâm và làm mất mỹ quan môi trường Đối với chất thải có thể dễ phân hủy sinh học như lá cây, thức ăn sẽ phát sinh ra các khí gây nên mùi hôi, thối (H2S, mercaptan), gây tác động đến chất lượng không khí khu vực, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

c) Chất thải nguy hại

Trang 10

* Chất thải nguy hại phát sinh tại Trung tâm phát sinh chủ yếu phát sinh từ hoạt động chiếu sáng, quá trình sử dụng điều hòa, ti vi, đồng hồ, Tuy nhiên khối lượng không lớn

* Tải lượng: Dự báo tải lượng CTNH phát sinh từ hoạt động của dự án như sau:

Bảng 3.7 Dự báo thành phần, khối lượng CTNH phát sinh của dự án.

nguy hại

Trạng thái tồn tại

Số lượng thải (kg/năm)

16 01 13 Các thiết bị, linh kiện điện

tử thải hoặc các thiết bị điện ** Rắn 2

* Tác động của CTNH: Chất thải từ hoạt động của trung tâm khi phát tán vào môi

trường nước, khi động thực vật sử dụng nguồn nước này sẽ bị tích luỹ các chất độc vào

cơ thể có thể gây nhiễm độc mãn tính và chúng cũng là mắt xích của chuỗi thức ăn, dẫn đến các chất độc sẽ tích luỹ sinh học trong chuỗi thức ăn và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người Những thành phần nguy hại này nếu ngấm xuống môi trường đất, khu vực ruộng canh tác của người dân sẽ làm hư hại hoa màu của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thu nhập của người dân

Chất thải nguy hại có khả năng gây độc tiềm tàng đối với động, thực vật và sức khoẻ con người nếu như không được quản lý theo đúng quy định

d) Nước thải

* Nước thải sinh hoạt:

- Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động rửa chân tay, vệ sinh của các cán bộ chiến sỹ trong trung tâm.; từ hoạt động nấu ăn

- Thành phần nước thải: các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng (SS), hợp chất hữu cơ…

- Tải lượng: Căn cứ theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp

Do đó lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của các cán bộ chiến sỹ trong trung tâm là 2,4 m3/ngày

Ngày đăng: 09/03/2024, 18:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w