Thiết kế, thẩm định, phê duyệt dự án.- Công tác giải phóng mặt bằng chi trả tiền đền bù.Hoàn thiện thủ tục xin giao đất.- Lập và trình phê duyệt thuyếtminh dự án đầu tư.- Lập, trình thẩm
Trang 1TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM
1 Thông tin về dự án
* Thông tin chung:
Tên dự án: xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em và bao bì carton Hoàng Anh tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Địa điểm thực hiện dự án: xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Chủ dự án: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại đầu tư Hoàng Anh;
Người đại diện: Ông Phạm Hoàng Anh; Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ liên hệ của chủ dự án: Đội 5 hợp tác xã Trực Liêm, xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
* Phạm vi, quy mô, công suất:
(1) Phạm vi của dự án.
Khu đất để thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em và bao bì carton Hoàng Anh tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định tại các thửa đất số 151, 152, 155, 156, 157, một phần thửa 158 - Trích lục bản đồ hoặc sơ
đồ địa chính xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Tổng diện tích là 40.088,9 m2, vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
Phía Nam tiếp giáp với kênh nội đồng
Phía Bắc tiếp giáp đường giao thông Vô Tình - Văn Lai (đường vào xã Phương Định)
Phía Tây tiếp giáp với đường nội đồng của xã Liêm Hải
Phía Đông tiếp giáp với ruộng lúa xã Phương Định, huyện Trực Ninh
(2) Quy mô dự án:
- Sản xuất bao bì carton với công suất 100 tấn/năm
- Sản xuất đồ chơi trẻ em và các sản phẩm từ nhựa với công suất 5.000.000 sản phẩm/năm tương đương 900 tấn/năm
(3) Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:
(3.1) Các hạng mục công trình của dự án:
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em và bao bì carton Hoàng Anh tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, bao gồm các hạng mục chính:
Trang 2TT Tên hạng mục công trình DIỆN TÍCH
(m 2 )
I Hạng mục công trình chính
II Hạng mục công trình phụ trợ
1 Nhà tập kết rác thải (rác sinh hoạt, chất thải nguy
-7 Hệ thống xử lý nước thải công suất 20 m3/ngày đêm 300
11 Hệ thống PCCC, cấp điện, nước, phòng chống sét 04 HT
(3.2) Các hoạt động của dự án:
Với công suất thiết kế của nhà máy 100 tấn sản phẩm/năm đối với bao bì carton và 5.000.000 sản phẩm/năm tương đương 900 tấn/năm đối với đồ chơi trẻ
em Căn cứ theo thực tế của các công ty trong nước đang sản xuất cho thấy công suất hoạt động có thể đạt 100% công suất thiết kế Nhưng để an toàn trong khi tính toán dự án sẽ theo tiến độ như sau:
Trang 3+ Năm đầu đạt: 65% , năm thứ 2 đạt: 70% công suất thiết kế.
+ Năm thứ 3 đạt: 75% công suất thiết kế
+ Công ty Phấn đấu từ năm thứ 3sản xuất kinh doanh đạt 100% công suất thiết kế
(4) Các yếu tố nhạy cảm về môi trường
Theo điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường thì dự án “xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em và bao bì carton Hoàng Anh tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” là dự án có yếu tố nhạy cảm do có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Trang 42 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi
Bảng 1 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Các giai đoạn
Giai đoạn
chuẩn bị
- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hồ sơ liên quan đến dự
án Thiết kế, thẩm định, phê duyệt dự án.
- Công tác giải phóng mặt bằng chi trả tiền đền bù.
Hoàn thiện thủ tục xin giao đất.
- Lập và trình phê duyệt thuyết minh dự án đầu tư.
- Lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM
- Hoàn thiện thủ tục giấy tờ, tổ chức họp dân chi trả tiền đền bù
Không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực
Giai đoạn xây
dựng
- San lấp mặt bằng.
- Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị.
- Tiến hành thi công xây dựng: Thi công xây dựng hệ thống nhà xưởng sản xuất, nhà kho, nhà điều hành và các hạng mục phụ trợ như nhà bảo vệ, tường rào, sân đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước, bể xử lý nước thải
- Bóc tách lớp đất không thích hợp bề mặt.
- Vận chuyển cát san lấp.
- Sử dụng các máy móc thi công, phương tiện vận chuyển.
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân lao động
- Bụi, khí thải.
- Nước thải sinh hoạt.
- Chất thải rắn
- CTNH.
- Tiếng ồn
- Các vấn đề xã hội khác.
Giai đoạn dự
án đi vào khai
thác sử dụng
- Sau khi giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng xong chủ dự án sẽ tiến hành tuyển lao động vào sản xuất
- Chủ dự án sẽ vận hành hệ thống bể xử lý nước thải khi
dự án đi vào hoạt động
- Sử dụng các máy móc thi công, phương tiện vận chuyển.
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân lao động
- Hoạt động sản xuất
- Chất thải rắn và CTNH.
- Bụi, khí thải.
- Nước thải
- Tiếng ồn
Trang 53 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:
3.1 Giai đoạn thi công xây dựng dự án:
- Nước thải:
+ Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cuốn theo đất, cát, vật liệu rơi vãi, chất cặn bã, dầu mỡ, với lưu lượng là: 1.863 × 40.088,9/1.000 = 74.686 m3/năm
(Trong đó lượng mưa trung bình là 1.863 mm/năm, tổng diện tích mặt bằng dự án
là 40.088,9m 2 );
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng là 4m3/ngày với thành phần ô nhiễm chủ yếu như: BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng, Nitrat, Phosphat, Amoni, Dầu mỡ động thực vật, Tổng Coliform
+ Nước thải từ hoạt động thi công xây dựng: chủ yếu phát sinh do quá trình rửa vệ sinh các máy móc, dụng cụ xây dựng với lượng sử dụng khoảng 1,5m3/ngày Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải xây dựng là đất, cát xây dựng thuộc loại ít độc hại và dễ lắng đọng
- Bụi, khí thải:
+ Bụi phát sinh từ quá trình bóc tách lớp đất không thích hợp; san lấp mặt bằng; vận chuyển, bốc dỡ, đảo trộn nguyên vật liệu; xây dựng các hạng mục công trình với các thành phần ô nhiễm chủ yếu là bụi đất, bụi đá, bụi cát,…
+ Khí thải phát sinh chủ yếu từ các thiết bị máy móc hoạt động trên công trường như xe tải, máy xúc, máy cắt, máy đầm, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu Thành phần ô nhiễm: khí SO2, COx, NOx, Hydrocacbon
+ Hoạt động thi công hàn, cắt kim loại có phát sinh khí thải và nhiệt dư với thành phần chủ yếu như: khí SO2, COx, NOx, Hydrocacbon
+ Ngoài ra, sự phân huỷ các chất thải, rác thải trên công trường thi công tạo
ra các khí như: CH4, NH3, H2S,
- Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Rác thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động ăn uống, vệ sinh của công nhân xây dựng với tải lượng phát thải khoảng 16 kg/ngày = 0,016 tấn/ngày Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ bao bì đựng thực phẩm, vỏ hoa quả thải, giấy vụn
Trang 6+ Chất thải rắn thông thường: Chất thải xây dựng như bê tông, gạch, đá, gỗ vụn, phát sinh chủ yếu do hao hụt, rơi vãi, hỏng hóc, trong quá trình thi công xây dựng khoảng 12 tấn (ước tính bằng 0,1% tổng khối lượng nguyên vật liệu gồm nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn và nguyên liệu rơi vãi)
+ Chất thải nguy hại: phát sinh từ các công đoạn vệ sinh thiết bị, phương tiện; bảo dưỡng máy móc như: Dầu thải; đầu mẩu que hàn thải; giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ; vỏ thùng có dính nhựa đường; sơn thải, bao bì chứa sơn, chổi lăn sơn, với tổng khối lượng khoảng 20 kg
- Các tác động không liên quan đến chất thải bao gồm: Tiếng ồn, độ rung từ máy móc, thiết bị thi công
- Các tác động do các rủi ro, sự cố như: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
sự cố cháy nổ, sự cố dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, thiên tai
Các chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ tác động tới sức khoẻ của người lao động trực tiếp trên công trường Ngoài ra nó còn gây tác động đến cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường, xói mòn, tới hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật
3.2 Giai đoạn vận hành Dự án
- Bụi, khí thải:
+ Mùi và hơi hữu cơ: Phát sinh trong các công đoạn sản xuất như gia nhiệt, đùn ép, tạo hình Thành phần chủ yếu là khí CO, SO2, hợp chất hữu cơ (VOC) bay hơi,
+ Việc sử dụng nhiên liệu như than, gas để nấu ăn sẽ phát sinh ra khí thải
và hơi mùi thức ăn Thành phần chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx, CO2, HF, H2S, chất hữu cơ,…
- Nước thải:
- Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích dự án với tải lượng 74.686
m3/năm Thành phần chủ yếu là chất rắn (đất, cát, ) bị cuốn trôi theo
- Nước thải sản xuất : Phát sinh từ hoạt động rửa, vệ sinh khuôn đúc Nước thải từ hệ thống xử lý hơi mùi
Trang 7- Nước thải sinh hoạt: Từ hoạt động sinh hoạt của 90 cán bộ công nhân làm việc tại nhà máy, có thành phần ô nhiễm chính là: cặn lơ lửng ( TSS ), các chất dinh dưỡng (tổng Nito), (tổng Phospho), NO3, BOD5,
- Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Khi dự án đi vào hoạt động, chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh chủ yếu là thức ăn thừa, phần thải bỏ từ rau, củ, quả và vật dụng gia đình hỏng thải,… với khối lượng 0,24 tấn/ngày
+ Chất thải nguy hại: CTNH của nhà máy chủ yếu là mực in, bóng đèn huỳnh quang hỏng, bùn từ hệ thống xử lý nước thải, than hoạt tính thải, cặn sơn…
- Các tác động không liên quan đến chất thải bao gồm: Tiếng ồn, độ rung phương tiện giao thông, giao thông khu vực, kinh tế xã hội
- Các sự cố, rủi ro trong quá trình vận hành do: cháy nổ, do công trình xuống cấp, thiên tai
4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
4.1 Giai đoạn thi công xây dựng Dự án
4.1.1 Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải:
- Đối với nước thải sinh hoạt: Chủ dự án sẽ lắp đặt 01 nhà vệ sinh di động
đơn gần khu vực lán trại (2m3/bể/nhà vệ sinh) Chất thải từ nhà vệ sinh di động chủ
dự án thuê đơn vị có chức năng trên địa bàn thu gom và xử lý hàng ngày
- Đối với nước thải từ quá trình xây dựng: Chủ dự án sẽ khơi thông tuyến thoát
nước tự nhiên có trong khu vực dự án và đào rãnh thu gom nước xung quanh chân công trình để thoát nước Nước thải sau thu gom sẽ chảy qua 04 hố ga lắng cặn, mỗi hố ga kích thước (1,2x1,2x1,5)m, thể tích khoảng 2,1m3 Đơn vị thi công sẽ thường xuyên nạo vét cặn lắng trong hố ga, nước thải được tái sử dụng để dập bụi
- Đối với nước mưa chảy tràn: Chủ dự án sẽ tiến hành che chắn nguyên vật
liệu tập kết tại công trường để hạn chế nước mưa cuốn trôi các tạp chất bẩn; Bố trí
hố ga lắng cặn và rãnh tiêu thoát nước kịp thời ra mương tiêu phía Tây dự án, tránh hiện tượng ngập úng cục bộ Cử công nhân thu dọn các chất thải rắn, phế liệu sau mỗi ngày làm việc
\4.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn, CTNH
Trang 8Chủ dự án sẽ phối hợp với nhà thầu thi công thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như sau:
* Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
Bố trí 02 thùng rác (thể tích 100 lít/thùng) tại khu vực dự án để thu gom chất thải rắn sinh hoạt Hợp đồng với đơn vị thu gom rác thải địa phương hàng ngày tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý tại khu xử lý rác thải tập trung của xã theo quy định
* Đối với chất thải rắn xây dựng:
+ Chủ dự án sẽ quy hoạch vị trí tập kết phù hợp, thuận tiện trong quá trình vận chuyển và không ảnh hưởng đến quá trình thi công xây dựng đồng thời giám sát nhà thầu thực hiện Xây dựng kế hoạch vận chuyển và hợp đồng xử lý chất thải xây dựng, thời gian lưu chứa chất thải không quá 02 ngày
* Đối với chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công như giẻ lau dính dầu
mỡ, sơn thải,… sẽ được thu gom hàng ngày vào các thùng chứa riêng biệt (02 thùng chứa có thể tích 50lit/thùng), có nắp đậy đặt trong khu vực có diện tích 5m2
có mái che bố trí gần khu vực kho chứa sắt thép, xi măng trong khu vực dự án Các chất thải nguy hại phát sinh sẽ được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
\4.1.3 Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải.
- Sử dụng tôn hoặc bạt che chắn cao 2,5m bao quanh khu vực xây dựng gần khu dân cư để hạn chế bụi, khí thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
- Thường xuyên phun ẩm khu vực xây dựng để hạn chế bụi, khí thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
- Sử dụng phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn quy định về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường, không sử dụng thiết bị thi công cũ, lạc hậu Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng sử
Trang 9dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ, chở đúng tải trọng cho phép và có bạt che chắn, hạn chế chất thải rơi xuống dọc tuyến đường vận chuyển
- Không đốt tất cả các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng dự án
- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu dự án để giảm quãng đường vận chuyển và giảm công tác bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố;
- Định kỳ 6 tháng/lần tiến hành bảo dưỡng các loại xe và thiết bị xây dựng tại các gara gần dự án nhất để giảm tối đa lượng khí thải ra;
- Phân luồng xe ra vào khu vực dự án, tập kết nguyên vật liệu hợp lý để hạn chế sự tập trung quá đông các phương tiện vận chuyển tại công trường;
- Trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân thi công tại công trường như:
mũ hàn, quần áo
\4.2 Giai đoạn vận hành dự án:
\4.2.1 Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa, tách riêng hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
+ Toàn bộ nước thải phát sinh được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 15m3/ngày đêm để xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường tiếp nhận
\4.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn, CTNH.
- Khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh các loại rác thải rắn sản xuất sau: sợi bị đứt, hỏng, đầu thừa giấy, bao bì thải, chỉ may thừa, sản phẩm bị hư hỏng, đối với chất thải loại này sẽ được thu gom về Kho chứa chất thải rắn và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc thải bỏ
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
sẽ được thu gom và thực hiện hợp đồng thỏa thuận với đơn vị thu gom rác thải của địa phương để hàng ngày tiến hành thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý tại khu xử
lý rác thải tập trung của địa phương
Trang 10- Công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, quản lý chất thải nguy hại: Chủ dự
án bố trí 05 thùng chứa dung tích 200l để thu gom CTNH, thùng chứa được dán tên loại chất thải, mã CTNH theo quy định Kho lưu chứa CTNH, Chủ dự án bố trí kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 5 m2, đảm bảo kho kín, có biển báo và biển cảnh báo, có cửa khóa đảm bảo theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Khi khối lượng
đủ lớn Công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý CTNH theo đúng quy định của pháp luật
\4.2.3 Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải.
Quá trình gia nhiệt nhựa sẽ phát sinh ra lượng khí thải gây mùi khó chịu và độc hại đối với môi trường xung quanh Khí thải phát sinh chủ yếu ở công đoạn này là khí CO, SO2, hợp chất hữu cơ (VOC) bay hơi, Để giảm thiểu ảnh hưởng của các khí này tới môi trường, công ty sẽ đầu tư xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý khí thải phát sinh trước khi thải ra ngoài môi trường qua 01 ống khói cao 12m
\4.3 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
Sự cố cháy nổ, chập điện
Sự cố cháy nổ có thể do mạng lưới cung cấp và truyền dẫn điện, do bất cẩn,
do rò rỉ khí gas Để đảm bảo an toàn sẽ có hệ thống PCCC, bố trí các họng cứu hoả
có Ø ≥ 100mm tại các góc chuyển, các ngã tư, ngã ba Khoảng cách giữa các họng cứu hoả ≤ 150 m theo yêu cầu tiêu chuẩn
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí phù hợp với từng phân xưởng Quy mô và thiết bị được bố trí đáp ứng các quy định của Nhà nước về an toàn phòng cháy và được cơ quan chức năng kiểm tra, chấp thuận
Mặt bằng được bố trí bảo đảm các tiêu chuẩn phòng chống cháy Tổ chức hệ thống giao thông nội bộ hợp lý tuân theo các quy định, đảm bảo thoát người và tài sản ra khỏi khu vực nhanh chóng
Các trụ và họng cứu hỏa lấy nước từ bể chứa nước cứu hỏa, vị trí được bố trí đều và thuận tiện về mặt giao thông
Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị điện, kịp thời thay thế các thiết bị
đã hư hỏng, xuống cấp, kiểm tra sự an toàn về điện như: Khả năng rò rỉ, chập