1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn kỹ năng điều tra xã hội học chính trị chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi

12 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc tập trung vào người cao tuổiphản ánh xu hướng gia tăng dân số già hóa trong xã hội, điều này đặt ranhững thách thức mới đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và chính sách xãhội.Ở Lào,

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN : KỸ NĂNG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI : CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƯỜI CAO

TUỔI TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦNHÂN LÀO HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 9

3.1 Mục đích nghiên cứu 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠITHỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO

HIỆN NAY1 Lí do chọn đề tài

Đối với bất kỳ xã hội nào, sức khỏe của người cao tuổi là một vấn đềcực kỳ quan trọng Việc chọn đề tài này phản ánh sự quan tâm và ưu tiên caocủa cộng đồng đối với nhóm dân số này Việc tập trung vào người cao tuổiphản ánh xu hướng gia tăng dân số già hóa trong xã hội, điều này đặt ranhững thách thức mới đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và chính sách xãhội.

Ở Lào, các chương trình y tế từ trước đến nay tập trung nhiều vào cáclứa tuổi khác nhau, đặc biệt là trẻ em và người già Trên thực tế, ngoài việcban hành các chính sách trợ giúp cho người dân nói chung, Đảng và Nhànước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào vẫn luôn dành một sự quan tâm đặcbiệt dành cho người cao tuổinói riêng, điều đó thể hiện qua việc nhiều chínhsách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi đã được ban hành thông qua các vănbản, thông tư, nghị định…

Việc nghiên cứu về chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tạiThủ Đô Viêng Chăn phản ánh sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và thực tếđịa phương Điều này giúp đảm bảo rằng kết quả nghiên cứu có thể áp dụngtrực tiếp vào cộng đồng địa phương.

Do vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đề ra, đề tài “Chính sách trợgiúp xã hội cho người cao tuổi tại Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân lào hiện nay” được lựa chọn thực hiện nhằm cung cấp cơ

hội để kiểm soát và đánh giá hiệu quả của các chính sách trợ giúp xã hội đốivới người cao tuổi Điều này giúp định hình lại hoặc cải thiện các chính sáchhiện tại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cụ thể của nhóm người này Nghiên cứu

Trang 4

về chính sách trợ giúp xã hội mang lại thông tin cụ thể về cách chính sách ảnhhưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, với hy vọng rằng nó cóthể cung cấp cơ sở cho việc cải thiện điều này Thủ Đô Viêng Chăn là một đạidiện cho nhiều vấn đề xã hội và kinh tế trong nước, nghiên cứu tại đây có thểcó ảnh hưởng rộng rãi và có thể được áp dụng tại nhiều địa phương kháctrong nước.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhìn chung, tác giả sẽ đi tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các tácgiả êu khái quát được đặc điểm tình hình cuộc sống của NCT, vai trò của cáctổ chức xã hội trong chăm sóc nhóm yếu thế nói chung và NCT nói riêng, cácchính sách chăm sóc NCT Vì vậy, tài liệu tổng quan của đề tài đề cập tới vấnđề chính là:

Nghiên cứu “Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một số vấn

đề cần quan tâm” của Nguyễn Hữu Minh (2012) nêu rõ: Có khoảng trên 30%

số gia đình Việt Nam có NCT, trong đó, 70% số NCT đang tự làm việc nuôisống bản thân mình hoặc nhờ vào phần trợ cấp và nuôi dưỡng con cháu Có30% NCT đang sống trong điều kiện nghèo; 95% trong tổng số NCT đangmắc ít nhất 1 loại bệnh.

Bài viết: “Chăm sóc người cao tuổi” của Thiên Lý đăng trên Tạp chíSức khỏe Người cao tuổi số 18 năm 2009 có viết: Trong nhà có người caotuổi, ngoài việc lo lắng từ miếng ăn đến giấc ngủ cho họ bạn cần chú ý thêmnhiều yếu tố quan trọng khác có khuynh hướng ảnh hưởng đến sinh hoạtthường nhật của họ Điều này sẽ giúp tạo sự hòa hợp giữa người già và ngườitrẻ khi chung sống dưới một mái nhà Trong bài viết tác giả có nhấn mạnh đếncách cư xử, vấn đề bệnh lý, vệ sinh cá nhân cho NCT để họ cảm thấy thoảimái về tinh thần.

Trang 5

Lê Văn Khảm (2014) trong bài báo “Một số vấn đề về người cao tuổiViệt Nam hiện nay” đã phân tích về những khó khăn và nhu cầu thực tế củangười cao tuổi về kinh tế, sự tham gia xã hội và trên hết là vấn đề chăm sócsức khỏe Việc có thêm thu nhập, cùng với mở rộng các loại hình và quy môbao phủ về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế của Nhà nước, cơ hội tham giacác hoạt động xã hội, cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống làm phongphú thêm đời sống, lấp đầy các khoảng trống tinh thần và tạo sự ổn định vềtrạng thái tâm lý vốn rất dễ dao động của người cao tuổiTác giả đã chỉ ra cácsự kiện về việc người cao tuổi đã cống hiến sức lực, trí tuệ, kỹ năng cho xâydựng và phát triển đất nước, tình đoàn kết, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sựquan tâm của xã hội, phương thức hoạt động hiệu quả của Hội Người cao tuổivà các Hội mà người cao tuổi tham gia Để đảm bảo chất lượng cuộc sống củangười cao tuổi theo phương châm “sống vui, sống khỏe, sống có ích” tác giảnhấn mạnh về sự hỗ trợ và chăm sóc từ gia đình và cộng đồng cho người caotuổi.

“Nghiên cứu tổng quan về vai trò gia đình và nhà nước trong chăm sócngười cao tuổi: những khoảng trống thực tiễn và chính sách” của Trần Thị

Minh Thi (2014) chỉ ra rằng, vai trò của Nhà nước trong cung cấp khung thểchế và chính sách với NCT hiện nay gồm cung cấp các văn bản pháp luật vềNCT và chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho NCT Về bảo hiểm xã hội,khoảng 1/5 NCT được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức Đại bộ phận NCTnghèo không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí Tỷ lệ bao phủ củabảo hiểm hưu trí đối với NCT còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố tác độngkhác nhau Đa số NCT ở nông thôn chưa được hưởng chế độ bảo hiểm này dobản thân họ không có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội Vẫn còn sự bấtbình đẳng giữa nhóm NCT hưởng hưu trí ở khu vực công và khu vực phichính thức mặc dù mức đóng góp và thời gian đóng góp là như nhau Bêncạnh đó, nghiên cứu này cho thấy vẫn còn sự thiếu hụt về hệ thống hưu trí tự

Trang 6

nguyện, theo đó, xã hội đang đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung cho hệthống lương hưu Đồng thời, bảo hiểm y tế chưa phủ được hết cho nhóm dânsố cao tuổi do điều kiện khó khăn của bản thân NCT và gia đình Số lượngNCT được hưởng trợ cấp xã hội rất hạn chế và mức hỗ trợ rất thấp, khó đảmbảo cuộc sống do thực tế chi phí phải chi trả cao hơn rất nhiều.

Kết quả khảo sát của Bộ Lao động – Thương Binh – Xã hội (2016) chỉra rằng, Luật Người cao tuổi khi triển khai trong thực tiễn đời sống còn gặpnhiều rào cản, hạn chế, bất cập; một số hoạt động chăm sóc, trợ giúp NCTcòn chưa được cụ thể hóa, vẫn mang tính chung chung, nặng về hình thức Cóđến 75% NCT được khảo sát cho biết đã gặp ít nhất một khó khăn nào đó khisử dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh, trong đó khó khăn được nhiều NCTnhắc đến nhất là phải chờ đợi lâu (49,5%), thái độ của cán bộ y tế chưa tốt(15,4%), không được hướng dẫn về quy trình, thủ tục (13,3%), đi lại khó khăn(26,4%) Tỷ lệ NCT ở khu vực thành thị gặp khó khăn khi đi khám chữa bệnhbằng thẻ BHYT cao hơn ở khu vực nông thôn (77,1% so với 58,2%).

Nghiên cứu: Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người cao tuổiở tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Trần Thị Hải, 2017, Luận văn ThS Tâm lý học.

Trên cơ sở nghiên cứu Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người caotuổi ở tỉnh Bắc Ninh Kết quả khảo sát cho thấy: - Tại địa phương đang khảosát thì Hội người cao tuổi là tổ chức mà người cao tuổi tham gia đông đảonhất Nơi tham gia sinh hoạt tập trung ở địa bàn sinh sống Hội người cao tuổihỗ trợ một phần nào trong đời sống tinh thần, vật chất cũng như tổ chức cáchoạt động rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi tại địa bàn - Kết quả nghiêncứu cho thấy, cụ ông nhận được sự hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày nhiềuhơn so với cụ bà, cụ ông nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiêp cũnhiều hơn cụ bà, cụ bà nhận được sự hỗ trợ từ hàng xóm láng giềng nhiều hơncụ ông Sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình đối với người cao tuổigiữa cụ ông và cụ bà tương tự nhau - Xét về độ tuổi, người cao tuổi càng về

Trang 7

già thì mức độ hỗ trợ xã hội càng tăng, người cao tuổi trong nhóm độ tuổi“trẻ” nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và ngoài gia đình ít hơn, nguyên n hândo người cao tuổi vẫn có thế lao động hay tự lo được cho bản thân, vì thế ítcần sư hỗ trợ, ngược lại, người cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì sự lão hóa, kèmtheo đó là bệnh tật, ốm đau nên cần sự hỗ trợ nhiều hơn so với độ tuổi trước,và thường thì sự hỗ trợ thường xuyên là các thành viên trong gia đình Nhữngngười cao tuổi có độ tuổi trên 70 tuổi nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn so vớinhững người cao tuổi dưới 70 tuổi - Nghiên cứu này cho thấy, phần lớnngười cao tuổi không chỉ gắn bó với gia đình riêng mà họ còn tham gia tíchcực vào các mối quan hệ bên ngoài gia đình vì thế họ nhận được sự hỗ trợ từgia đình và bên ngoài gia đình - Tuy nhiên, trong tất cả sự trợ giúp tâm lý xãhội trong các mối quan hệ của người cao tuổi thì hầu hết người cao tuổi đánhgiá cao mối quan hệ với con cháu trong gia đình, họ coi gia đình là chỗ dựa antoàn nhất, quan trong nhất Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thốngcũng như tâm lý của người Việt Nam vốn rất coi trọng gia đình, ở một khíacạnh khác, có một số bộ phận người cao tuổi chỉ duy trì những mối quan hệtrong gia đình mà không hoặc tham gia rất ít vào các mối quan hệ bên ngoàigia đình, điều này làm hạn chế sự trợ giúp tâm lý xã hội bên ngoài xã hội đốivới người cao tuổi - Một bộ phận ít người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu lànhững người cao tuổi cô đơn, đó là những người cao tuổi đã hết tuổi lao độngvì một lí do nào đó mà họ phải sống một mình hoặc tuy sống dựa vào ngườithân nhưng vẫn bị cô đơn, thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần thì cần đượcsự trợ giúp nhất định từ phía cộng đồng, xã hội - Cảm nhận về tâm trạng củangười cao tuổi có mối tương quan thuận tương đối mạnh có ý nghĩa thống kêvới các phương thức trợ giúp về nhận thức, về cảm xúc và về làm việc củangười chăm sóc Các phương thức trợ giúp có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩathống kê Trợ giúp về cảm xúc được người chăm sóc thực hiện nhiều nhất,thực hiện ít nhất là trợ giúp về nhận thức cho người cao tuổi.

Trang 8

Nghiên cứu: Người cao tuổi Việt Nam: Phân tích từ Điều tra Biếnđộng dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2021 được tiến hành vào ngày

01/4/2021 theo Quyết định số 1903/QĐ-TCTK ngày 30/12/2020 của Tổngcục trưởng Tổng cục Thống kê Đây là cuộc điều tra hàng năm nhằm thu thậpthông tin về dân số, một số đặc trưng cơ bản của dân số, tình hình biến độngdân số, mức độ sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để từ đó i) làmcơ sở tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu về dân số và kế hoạch hóa gia đình, cácchỉ tiêu dân số thuộc sáu danh mục chỉ tiêu thống kê: quốc gia; ngành kếhoạch, đầu tư và thống kê; ASEAN; phát triển bền vững của Việt Nam; thanhniên, giới; và ii) phục vụ các cấp, các ngành đánh giá tình hình, lập kế hoạchtrong lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình; xây dựng cơ sở dữ liệu quốcgia về dân số và kế hoạch hóa gia đình; đáp ứng nhu cầu của người dùng tintrong và ngoài nước; đảm bảo tính so sánh quốc tế Đã thu lại một số kết quảtrong giai đoạn 2019-2021, tổng dân số Việt Nam tăng thêm 2,07 triệu người(từ 96,21 triệu lên 98,28 triệu) thì dân số cao tuổi (những người từ 60 tuổi trởlên) tăng thêm 1,17 triệu người (từ 11,41 triệu lên 12,58 triệu, tương ứng vớităng từ 11,86% tổng dân số lên 12,80% tổng dân số) Việt Nam vẫn trong thờikỳ già hóa dân số • Trong số 12,58 triệu NCT, có 4,62 triệu NCT sống ở khuvực thành thị (chiếm 36,72%) và 7,96 triệu NCT sống ở khu vực nông thôn(chiếm 63,28%) Theo giới tính, có 5,30 triệu nam giới (chiếm 42,18%) và7,28 triệu phụ nữ (chiếm 57,82%) Theo dân tộc, có 11,29 triệu người dân tộcKinh (chiếm 89,75%) và 1,29 triệu người dân tộc khác (chiếm 10,25%).Trong số những NCT cần được chăm sóc/hỗ trợ hoạt động sinh hoạt hàngngày thì có gần 80% đã nhận được sự chăm sóc của người khác Tỷ lệ nhậnđược sự hỗ trợ khác biệt rõ nhất theo nhóm tuổi (người càng cao tuổi thì tỷ lệnhận được hỗ trợ càng cao) Gần 90% NCT và 92% NCT cần được chăm sóc/hỗ trợ hoạt động sinh hoạt hàng ngày muốn được chăm sóc tại nhà, trong khichăm sóc ở các cơ sở chăm sóc (kể cả nội trú và bán trú) chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Trang 9

Các nghiên cứu này tập trung vào nhiều khía cạnh của cuộc sống ngườicao tuổi, từ vấn đề kinh tế đến sức khỏe và tâm lý Chú ý đặc biệt đến vai tròcủa gia đình và cộng đồng trong việc hỗ trợ và chăm sóc người cao tuổi Phảnánh những hạn chế và thách thức trong các chính sách hiện tại đối với ngườicao tuổi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn Các tài liệu tham khảo này cungcấp cơ sở lý luận và thông tin thực tế quan trọng để nghiên cứu chi tiết vềchính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tại Thủ Đô Viêng Chăn, nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của nghiên cứu là đánh giá và hiểu rõ về chính sách trợgiúp xã hội đối với người cao tuổi tại Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào hiện nay Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tíchảnh hưởng, hiệu quả và các thách thức trong việc thực thi chính sách này.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Điều tra và mô tả chi tiết về cấu trúc và nội dung của chính sách trợgiúp xã hội cho người cao tuổi tại Thủ đô Viêng Chăn.

Phân tích ảnh hưởng của chính sách đối với đời sống, sức khỏe và tâmlý của người cao tuổi.

Đánh giá mức độ hiệu quả và công bằng của việc thực thi chính sáchtrợ giúp xã hội.

Xác định các thách thức và đề xuất giải pháp để cải thiện chính sách.

Trang 10

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tại Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân lào hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Nghiên cứusẽ tập trung vào một vùng địa lý cụ thể để có cái nhìn sâu sắc và chi tiết nhấtvề hiệu quả và thách thức của chính sách trợ giúp xã hội đối với người caotuổi.

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc.2016 “Đánh giá 5 năm thực hiện luật người cao tuổi 2010-2014”, Báo cáođánh giá, Hà Nội

2 Trần Thị Hải (2017) Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng chongười cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội,Việt Nam

3 Trịnh Duy Luân 2016 Chính sách chăm sóc người cao tuổi ở ViệtNam hiện nay Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(98)-2016.

4 Nguyễn Hữu Minh 2012 Các mối quan hệ trong gia đình ở ViệtNam: Một số vấn đề cần quan tâm Tạp chí Xã hội học, số 4/2012, tr.91-100.

5 Trần Thị Minh Thi 2014 Nghiên cứu tổng quan về vai trò gia đìnhvà Nhà nước trong chăm sóc người cao tuổi: Những vấn đề thực tiễn và chínhsách Hà Nội.

6 Đặng Minh Thông, “Quyền lợi BHYT ngày càng mở rộng, đáp ứngyêu cầu phát triển BHYT toàn dân”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội kỳ 2 tháng 11năm 2014.

7 Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Người cao tuổi Việt Nam:Phân tích từ Điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm2021 được tiến hành vào ngày 01/4/2021 theo Quyết định số 1903/QĐ-TCTK

8 Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xãhội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

9 Phạm Hương Trà, Giáo trình xã hội học về lứa tuổi, 2021, NXBHà Nội Thanh niên

10 Lê Văn Khảm, 2014 Vấn đề về người cao tuổi ở VN hiện nay Tạpchí khoa học xã hội VN, số 7(80)

Trang 12

11 Lê Ngọc Lân 2010 Một số vấn đề cơ bản về người cao tuổi ViệtNam giai đoạn 2011 – 2020 Viện Gia đình và giới

12 Trịnh Duy Luân 1991 Một số vấn đề nghiên cứu người già từ giácđộ xã hội học.

13 Thiên Lý 2009 Chăm sóc người cao tuổi Tạp chí Sức khỏe Ngườicao tuổi số 2009 số 18

14 Nguyễn Hữu Minh 2012 Các mối quan hệ trong gia đình ở ViệtNam: Một số vấn đề cần quan tâm Tạp chí Xã hội học, số 4/2012, tr.91-100

15 Nguyễn Hữu Minh 2018 Chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam vàmột số vấn đề chính sách cần quan tâm Tạp chí Xã hội học, số 3(143), 2018,tr.42-54.

16 Ngọ Văn Nhân Giáo trình Xã hội học đại cương Nxb Công annhân dân 2017.

17 Việt Thắng 2017 Già hóa dân số và vấn đề đặt ra.

18 Viện Xã hội học 1994 Người già và an sinh xã hội, Nxb Khoa họcxã hội

19. Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học Báo cáo “Điều tra về người caotuổi Việt Nam năm 2011”

Ngày đăng: 05/07/2024, 12:44

w