1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn kỹ năng giao tiếp và thuyết trình đề tài những bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu văn hóa giao tiếp phương đông phương tây

27 6 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Bài Học Kinh Nghiệm Từ Nghiên Cứu Văn Hóa Giao Tiếp Phương Đông – Phương Tây
Tác giả Trần Thị Thảo Linh
Người hướng dẫn TS. Lê Huyền Trang, Ths. Nguyễn Bảo Tuấn
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Kỹ Năng Giao Tiếp Và Thuyết Trình
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Những công việc sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều có thể kể đến như phiên dịch, nhân viên telesales, nhân viên chăm sóc khách hàng…Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếpHiện nay, mặc dù chún

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

VÀ THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NGHIÊN CỨU VĂN

HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG ĐÔNG – PHƯƠNG TÂY

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Họ và tên: Trần Thị Thảo Linh

Mã sinh viên: A36519

ĐT: 0941103657

TS LÊ HUYỀN TRANG Ths NGUYỄN BẢO TUẤN

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP VÀ NGÔN NGỮ TRONG GIAO

1.1 Tổng quan về giao tiếp 1

1.1.1 Khái niệm về giao tiếp 1

1.1.2 Chức năng, ý nghĩa của giao tiếp 3

1.1.3 Văn hóa giao tiếp 4

1.2 Tổng quan về ngôn ngữ giao tiếp 5

1.2.1 Phân loại ngôn ngữ trong giao tiếp 6

1.2.2 Phi ngôn ngữ trong giao tiếp 7

1.2.3 Các mối quan hệ giao tiếp trong cuộc sống 8

PHẦN 2 VĂN HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY 10

2.1 Văn hóa giao tiếp phương Đông 10

2.2 Văn hóa giao tiếp phương Tây 10

2.3 Những điểm khác nhau cơ bản giữa văn hóa giao tiếp phương Đông và phương Tây 12

PHẦN 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CÁ NHÂN 15 3.1 Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu văn hóa giao tiếp phương Đông -phương Tây 15

3.2 Ứng dụng mô hình 5C trong giao tiếp 17

3.3 Ứng dụng mô hình năng lực giao tiếp 6 vai của J.Holm 18

3.4 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 19

3.5 Các bài học kinh nghiệm khác 20

Trang 3

mà trong quan hệ xã hội của mỗi người cần phải có Như chúng ta đều biết con ngườisống và tồn tại không thể độc lập theo cá thể mà phải có các mối quan hệ, tương tác cánhân, các nhóm xã hội Để tạo dựng được các mối quan hệ đó phải dựa vào việc giaotiếp của chúng ta Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗingười và còn để che giấu, đánh lạc hướng người khác Ngôn ngữ gắn liền với ý thức

và được sử dụng một cách có chủ đích Nhưng do sự khác biệt về văn hóa nên việcgiao tiếp giữa các nước phương Đông – phương Tây trở nên khó khăn Chính vì thế

mà chúng ta cần tìm ra tiếng nói chung, tìm tòi học tập Cũng như Brian Tracy từngnói: “Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể học Nó cũng giống như đi xe đạp hay tậpđánh máy Nếu bạn sẵn sàng nhọc công vì nó, bạn có thể nhanh chóng cải thiện chấtlượng của mọi phần trong cuộc sống của mình” Chỉ có học tập giao lưu mới giúpchúng ta cải thiện kỹ năng giao tiếp, giúp chúng ta có được những kinh nghiệm để cảithiện cuộc sống Nhận ra được vấn đề quan trọng này, nên bài tiểu luận dưới đây sẽtrình bày “những bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu văn hóa giao tiếp phương Đông –phương Tây” mà em đã tìm hiểu Tuy nhiên, vì thời gian hạn chế nên trong quá trìnhtìm hiểu em sẽ không tránh khỏi những sai sót Rất mong sự đóng góp của Thầy (Cô)

để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP VÀ NGÔN NGỮ TRONG GIAO

TIẾP

1.1 Tổng quan về giao tiếp

1.1.1 Khái niệm về giao tiếp

Ngạn ngữ Latinh có câu: “Người nào sống được một mình hoặc là Thánh nhân,hoặc là Quỷ sứ” Phàm đã là người thì ai cũng phải sống trong một xã hội nhất định,sinh hoạt trong những nhóm người, tập thể và những cộng đồng người khác nhau.Trong quá trình sống và làm việc chung với mọi người, con người có rất nhiều nhu cầucần được thỏa mãn, trong đó có các nhu cầu tâm lý xã hội, như: trao đổi thông tin, traođổi kinh nghiệm với mọi người xung quanh; chia sẻ những tâm tư, tình cảm, niềm vui,nỗi buồn với người khác; hợp tác, giúp đỡ mọi người xung quanh và mong được mọingười giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn, Tất cả những nhu cầu tâm lý xã hội

đó chỉ có thể thỏa mãn thông qua giao tiếp

Giao tiếp là một hoạt động thường nhật diễn ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là cầunối giữa người nói với người nghe Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiệnngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của

cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người

Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện việc giao tiếp.Đặc biệt là các nhà quản trị, dù ở cấp thấp hay cấp cao, ở bất cứbộ phận nào: kinhdoanh, bán hàng, marketing hay quản trị nhân sự, kế toán, tài chính, kỹ thuật, sản xuất,công nghệ thông tin, dù ở doanh nghiệp lớn hay nhỏ, họ luôn phải tiến hành việcgiao tiếp, giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với cấp dưới, với đồng nghiệp, với kháchhàng, Nhà quản trị chỉ có thể làm việc hiệu quả một khi có khả năng giao tiếp tốt.Vậy giao tiếp là gì? Trả lời câu hỏi này, trong cuộc sống đời thường, sẽ nhận đượcnhững câu trả lời ngắn gọn, cụ thể, như:

Giao tiếp là sự trao đổi thông tin

Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này sang người khác Giao tiếp là việc nói với người khác một điều gì đó

Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những mối quan hệ

Giao tiếp là giới thiệu mình với người khác

Giao tiếp là việc hướng dẫn người khác làm một việc gì đó,

1

Trang 5

Điều khá thú vị là có tới 80% thành viên các lớp Giám đốc điều hành (CEO),lớp Cao học tại chức (học viên là các cán bộ đương chức) đưa ra câu trả lời “Giao tiếp

là quá trình trao đổi thông tin” Như vậy, ở những cương vị khác nhau, người ta cóthểđưa ra những câu trả lời rất khác nhau đối với câu hỏi: “Giao tiếp là gì?” Để trả lờicâu hỏi này, các nhà nghiên cứu đứng trên góc độ chuyên môn của mình cũng đưa rarất nhiều khái niệm khác nhau Có thể chia tập hợp các khái niệm giao tiếp thành hainhóm lớn:

Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người vớingười, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố, như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạtđộng phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác Tương ứng với các yếu tố trên thì giaotiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác Hay tác giả TônKhánh Hòa viết một cách ngắn gọn hơn: “Giao tiếp là sự biểu hiện các mối quan hệ xãhội mà mọi người đều phải tham gia”

Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua một hệthống bao gồm các ký hiệu, các dấu hiệu và hành vi Giao tiếp cũng có thể hiểu là cáchình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin Như vậy, giao tiếp là xây dựng một bản thông điệp, gửi nó đi với hy vọngngười nhận sẽ hiểu được nội dung của bản thông điệp đó Các tác giả Phan ThanhLâm, Nguyễn Thị Hòa Bình, trên cơ sở tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả nướcngoài, cũng cho rằng: Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin Còn các tác giả của bộsách “Học để thành công – học để giàu” của Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân(MPDF): Giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hànhđộng

Ngoài ra, còn rất nhiều định nghĩa khác về giao tiếp, mỗi định nghĩa đều cónhững ưu nhược điểm riêng của nó Trên cơ sở những nghiên cứu và quá trình giảngdạy về giao tiếp, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là hành vi và quá trình,trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau,tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau Trong định nghĩa này muốn nhấn mạnh: giaotiếp là hành vi của con người (nói, nghe, hỏi, đáp, viết, sử dụng các phương tiện giaotiếp phi ngôn ngữ, cách đối nhân xử thế ) và là quá trình gồm 3 mảng hoạt động cóliên quan mật thiết với nhau, đó là quá trình trao đổi thông tin, quá trình nhận thứcđánh giá và quá trình tác động qua lại lẫn nhau, biểu hiện bằng những hành động cụthể Trước hết giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể tiến hành giaotiếp Trong đó một người – người gửi, gửi thông tin đến một hoặc nhiều người khác –người nhận Người nhận sau khi nhận được thông điệp của người gửi sẽgửi lại thông

2

Trang 6

điệp phản hồi để chứng tỏ rằng đã nhận được thông điệp và hiểu nó Do đó, giao tiếp

là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, cả hai bên tham gia đều là chủ thể tíchcực, mỗi bên đồng

thời vừa là người nhận, vừa là người gửi thông tin, luôn đổi vai cho nhau Cùng vớiquá trình trao đổi thông tin, các chủ thể giao tiếp sẽ nhận thức, tìm hiểu lẫn nhau Quátrình nhận thức bao gồm: nhận thức vềđối tác giao tiếp và nhận thức rõ hơn chính bảnthân mình Giao tiếp không dừng ở mức độ trao đổi thông tin với nhau, nhận thức,hiểu biết về nhau, mà còn là quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thểgiao tiếp Đây là quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, diễn ra dướinhiều hình thức, như: lây lan, bắt chước, ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm,

1.1.2 Chức năng, ý nghĩa của giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông điê •p, lắngnghe, trao đi và nhâ •n lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giaotiếp (người nghe) nhằm đạt được mô •t mục đích giao tiếp nhất định Do đó, kỹ nănggiao tiếp có liên quan đến khả năng nghe – nói, quan sát và cảm thông của cả chủ thể

và đối tượng giao tiếp

Các hình thức giao tiếp đó là giao tiếp mặt đối mặt và giao tiếp qua điê •n thoại,email hay mạng xã hô •i Những công việc sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều có thể kểđến như phiên dịch, nhân viên telesales, nhân viên chăm sóc khách hàng…

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Hiện nay, mặc dù chúng ta đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kỹnăng giao tiếp trong cuộc sống và công việc, nhưng có nhiều người vẫn không biếtcách giao tiếp hiệu quả Họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của mìnhmột cách mạch lạc ở cả ở dạng nói hay viết Sự hạn chế này đã khiến họ không thể thểhiện được hết khả năng của mình cũng như không tiến thân được

Mỗi ngày, tùy vào công việc mà có thể bạn tiếp xúc với nhiều hoặc ít người.Nhưng nếu trong cuộc giao tiếp, bạn không chú tâm vào câu chuyện hay không quantâm đến cảm xúc của người khác, thì nhiều lần như vậy sẽ tạo cho bạn thói quen xấu

và nó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đó Hoặc nếu bạn gặp bạn bè hay khách hàng,bạn dùng ngôn ngữ và cách nói chuyện không phù hợp, liệu rằng bạn có ký được hợpđồng, tình bạn có bền vững hay không?

Chính vì vậy, có thể thấy rằng giao tiếp là một kỹ năng cần thiết và đáng đểchúng ta rèn luyện Khi có khả năng giao tiếp tốt, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc tròchuyện và giúp người đối diện cảm thấy được quan tâm, tôn trọng Điều này, đồng

3

Trang 7

nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ mới, vị thế của bạn trong mắt ngườikhác cũng tăng lên và từ đó mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp.

Trong cuộc sống hay công việc, nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệvới bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn Cùng với đó, cơ hội thăng tiến cũng rộng

mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt Đặc biệt đối với người làm kinh doanhluôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác

1.1.3 Văn hóa giao tiếp

Có bao giờ bạn tự hỏi văn hóa giao tiếp là gì chưa? Tại sao bạn lại cần hình thànhcho bản thân một văn hóa trong giao tiếp Giao tiếp như thế nào để thể hiện sự thôngminh của bản thân? Bạn nên có cách cư xử trong giao tiếp như thế nào trong cuộc sống

và trong môi trường công sở Đâu là sai lầm bạn hay mắc phải trong giao tiếp khiếngiao tiếp của bạn thất bại?

Văn hóa giao tiếp chắc chắn không còn xa lạ với bất kỳ ai Mỗi người đều có chomình một cách giao tiếp riêng để tạo nên đặc trưng riêng của từng người Và cách giaotiếp của mỗi người cũng có sự khác nhau tạo nên được con người và cho người khácthấy được phần nào tính cách của mình

Vậy văn hóa giao tiếp là gì, bạn có thể định nghĩa nó? Nhiều bạn biết cách giaotiếp và hiểu văn hóa giao tiếp là gì nhưng lại không thể định nghĩa chính xác về nó.Văn hóa giao tiếp là văn hóa trong cách bạn giao tiếp trong cuộc trò chuyện với ngườikhác trong xã hội Giao tiếp là hành động thường xuyên và không thể thiếu của conngười trong quá trình truyền đạt đi thông tin và thu nhận thông tin từ người khác vềbản thân Tuy nhiên trong giao tiếp để tạo thành văn hóa thì không phải ai cũng làmđược điều đó

Văn hóa giao tiếp của một con người trong xã hội minh là thể hiện thái độ thânthiện của bạn trong cách nói chuyện và giao tiếp với người khác chân thành, cởi mở.Đặc biệt là trong ngôn ngữ giao tiếp của bạn với những người xung quanh thể hiện sựtôn trọng của bản thân với mọi người Văn hóa giao tiếp không chỉ là cách bạn thể hiệnqua lời nói mà còn là sự kết hợp trong quá trình giao tiếp của bạn đó là các hành vi,thái độ và cách ứng xử của bản thân như thế nào

Văn hóa giao tiếp ở các địa phương khác nhau, các quốc gia khác nhau sẽ có cácchuẩn mực khác nhau cho văn hóa giao tiếp của xã hội đó Và văn hóa giao tiếp củamột quốc gia cũng nói lên được sự văn minh của quốc gia đó Một quốc gia phát triển

và văn minh sẽ là quốc gia có văn hóa giao tiếp giữa con người với con người vớinhau thật khéo léo để làm hài lòng nhau qua lời nói

4

Trang 8

Trong giao tiếp bạn cần xác định được bạn bạn là giao tiếp với ai, bạn sẽ giaotiếp về nội dung gì, giao tiếp ở đâu? Giao tiếp khi nào và mục đích giao tiếp là gì?Cùng xác định bạn sẽ giao tiếp bằng cách nào? Khi giao tiếp bạn cần trả lời được cáccâu hỏi đó thì giao tiếp của bạn mới hiệu quả.

1.2 Tổng quan về ngôn ngữ giao tiếp

KHÁI NIỆM VỀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP

Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị và quy tắc kết hợp để tạo thành lời nóitrong hoạt động giao tiếp như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định, câu - Ngôn ngữ làphương tiện giao tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, được phản ánh trong ý thức củacộng đồng và trừu tượng khỏi tư tưởng, tình cảm cụ thể của con người

Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng đểliên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khảnăng sử dụng một hệ thống như vậy Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởimột cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bảnhoặc lời nói

Ngôn ngữ tự nhiên được nói hoặc ghi lại, nhưng bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thểđược mã hóa thành phương tiện truyền thông sử dụng các giác quan thính giác, thịgiác, xúc giác hoặc kích thích (ví dụ: văn bản, đồ họa, chữ nổi hoặc huýt sáo) Điềunày là do ngôn ngữ của con người độc lập với phương thức biểu đạt Khi được sử dụngnhư là 1 khái niệm chung, ngôn ngữ có thể nói đến các khả năng nhận thức để học hỏi

và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phức tạp hoặc để mô tả các bộ quy tắc tạo nêncác hệ thống này hay tập hợp các lời phát biểu có thể được tạo thành từ những quy tắc.Tất cả ngôn ngữ dựa vào quá trình liên kết dấu hiệu với các ý nghĩa cụ thể Ngônngữ truyền miệng và ngôn ngữ dùng dấu hiệu bao gồm một hệ thống âm vị học, hệthống này điều chỉnh các biểu tượng được sử dụng để tạo ra các trình tự được gọi là từhoặc hình vị và một hệ thống ngữ pháp điều chỉnh cách thức lời nói và hình vị đượckết hợp để tạo thành cụm từ và câu nói hoàn chỉnh

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loàingười, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữnói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự traođổi văn hoá giữa các dân tộc Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của

xã hội, và là công cụ tư duy của con người, Ngôn ngữ học có khía cạnh tâm lý học,ngôn ngữ có vai trò nhiều nhân tố: xã hội, tâm lý, dân tộc Ngôn ngữ học tâm lýnghiên cứu những mối quan hệ qua lại giữa nhân cách với cấu trúc chức năng của hdngôn ngữ Về một khía cạnh khá giữa nhân cách với ngôn ngữ như yếu tố cấu thành

5

Trang 9

hình thành thế giới của con người Qua nghiên cứu ngôn ngữ tâm lý học sẽ thấy đượcđặc điểm tâm lý của một cộng đồng bản ngữ, và qua đó sẽ thấy được “trong ngữ nghĩacủa mỗi ngôn ngữ tự nhiên đều hàm chứa một cách nhìn thế giới của mỗi cộng đồngbản ngữ đó đối với sự vật hiện tượng xung quanh họ” Ngôn ngữ tâm lý học phát hiện

ra những đặc điểm và bản sắc tâm lý, bức tranh thế giới quan của một cộng đồng bbm

cả “thế giới nội quan” hay thế giới bên ngoài “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”, quangôn ngữ mỗi cộng đồng bản ngữ thể hiện được thế giới quan tâm linh của mình, đồngthời thế giới quan tâm linh cũng làm ngôn ngữ phát triển, kho tàng kinh sách là một ví

dụ điển hình về điều này

1.2.1 Phân loại ngôn ngữ trong giao tiếp

Căn cứ vào những thuộc tính loại hình mà các ngôn ngữ trên thế giới được chiachủ yếu thành hai nhóm lớn sau:

Ngôn ngữ đơn lập: Tiếng Hán, tiếng Thái và các tiếng trong nhóm ngôn ngữMôn-Khmer (tiếng Việt cũng thuộc nhóm tiếng này) là những ví dụ tiêu biểucho loại hình ngôn ngữ đơn lập Các đặc điểm chính của loại hình này là:

Từ không biến đổi hình thái Hình thái của từ không chỉ ra quan hệ giữa các

từ trong câu

Hư từ và vị trí, trật tự từ đóng vai trò làm rõ quan hệ ngữ pháp cũng như ýnghĩa ngữ pháp của từ và của câu

Ngôn ngữ không đơn lập (Được chia thành ba loại hình nhỏ)

Ngôn ngữ hòa kết (chuyển dạng):Từ biến đổi hình thái để diễn tả quan hệngữ pháp Đặc biệt có sự biến đổi nguyên âm và phụ âm trong hình vị Do

sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp nên được gọi là "biến tố bêntrong".Các hình vị trong từ ở ngôn ngữ hoà kết liên kết với nhau rất chặtchẽ Chính tố không thể đứng một mình Mỗi phụ tố có thể đồng thời mangnhiều ý nghĩa, và ngược lại, một ý nghĩa có thể được biểu thị bằng nhiềuphụ tố

Ngôn ngữ chắp dính( vd: Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ):Điểmkhác biệt lớn nhất của ngôn ngữ chắp dính và ngôn ngữ hoà kết nằm ở độchặt chẽ trong mối liên hệ giữa các hình vị Hình vị trong ngôn ngữ chắpdính có tính độc lập cao hơn và liên kết với nhau cũng không chắc chắn.Điển hình là việc chính tố có thể đứng một mình

Ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp): Đặc điểm nổi bật nhất của loại hìnhngôn ngữ này là hiện tượng một từ có thể tương ứng với một câu trong

6

Trang 10

ngôn ngữ khác Như ta đã biết, để cấu tạo nên câu cần phải có ít nhất thànhphần chủ ngữ và vị ngữ, ngoài ra còn có định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ Nhưng ở đây, tất cả được thể hiện chính tố, các phụ tố trong từ

1.2.2 Phi ngôn ngữ trong giao tiếp

Giao tiếp phi ngôn ngữ là quá trình gửi và nhận thông tin nhắn mà không sử dụng

từ ngữ, nói hoặc viết Cũng được gọi là ngôn ngữ thủ công Tương tự như cách innghiêng nhấn mạnh ngôn ngữ viết, hành vi phi ngôn ngữ có thể nhấn mạnh các phầncủa thông điệp bằng lời nói

Giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm việc sử dụng những tín hiệu trực quan như ngônngữ cơ thể (cử chỉ), khoảng cách (không gian giao tiếp), tính chất vật lý của giọng nói(hoạt ngôn) và tiếp xúc (xúc giác) Nó còn có thể bao gồm thời gian (sự sử dụng thờigian) và trực quan (giao tiếp bằng mắt và các hoạt động nhìn khi nói và lắng nghe, tần

số của ánh mắt, sự giãn nở của đồng từ, hình mẫu cố định và tỉ lệ chớp mắt)

Một bài diễn văn chứa đựng những yếu tố phi ngôn ngữ được coi là hoạt ngôn,bao gồm chất lượng giọng nói, tốc độ, cao độ, âm lượng và phong cách nói, đồng thờivới những đặc trưng của điệu tính như là nhịp điệu, ngữ điệu và trọng âm, còn văn bảnchứa yêu tố phi ngôn ngữ là kiểu chữ viết tay, bố trí không gian giữa các từ động tạo rathông tin ví dụ như biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ và dáng điệu Giải mã là quá trình giảithích các thông tin nhận được dựa theo những kinh nghiệm trước đó

Chỉ một phần rất nhỏ của não bộ tham gia quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ.Giống như ở trẻ sơ sinh, giao tiếp phi ngôn ngữ được học từ giao tiếp cảm xúc xã hội,khiến cho khuôn mặt chiếm phần lớn hơn trong giao tiếp so với từ ngữ Khi trẻ em biếtgiao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng cũng bắt đầu nhìn biểu cảm khuôn mặt, âm điệu củagiọng nói và những yếu tố phi ngôn ngữ một cách vô thức hơn

Văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ, và trên mộtphương diện nào đó nó có ảnh hưởng tới cách tổ chức các hoạt động học tập Ví dụnhư trong nhiều cộng đồng bản địa ở Mỹ, giao tiếp phi ngôn ngữ thường được chútrọng như một phương thức học tập có giá trị đối với trẻ em Trong trường hợp này,học tập không phụ thuộc vào giao tiếp ngôn ngữ mà dựa vào giao tiếp phi ngôn ngữnhiều hơn, giống như một phương thức cơ bản không chỉ để tổ chức sự tương tác cánhân mà còn truyền đạt những giá trị văn hóa, và trẻ em sẽ học cách tham gia vào hệthông này từ nhỏ

Giao tiếp phi ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống Giaotiếp phi ngôn ngữ chiếm tới 2/3 trong giao tiếp Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể miêu tảmột thông điệp với cả giọng điệu và ký hiệu cơ thể và cử chỉ chính xác Ký hiệu cơ thể

7

Trang 11

bao gồm những đặc trưng vật lý, cử chỉ và ký hiệu có ý thức hay vô thức, cũng như sựgiao thoa của không gian cá nhân Thông điệp không đúng có thể được tạo ra nếu ngônngữ cơ thể không thể hiện chính xác thông điệp bằng ngôn ngữ Giao tiếp phi ngônngữ sẽ trở thành điểm mạnh với ấn tượng đầu tiên trong những trường hợp thôngthường giống như thu hút đối tượng hay trong phỏng vấn việc làm: thời gian tạo ra ấntượng trung bình là trong 4 giây đầu tiên khi tiếp xúc Lần đầu tiếp xúc hoặc tương tácvới một người khác ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nhận thức của một người Khi mộthoặc một nhóm người tiếp nhận thông điệp, họ tập trung vào môi trường ngay xungquanh họ, nghĩa là những người khác sử dụng cả năm giác quan để tương tác: 83% thịgiác, 11% thính giác, 3% khứu giác, 2% xúc giác và 1% vị giác.

1.2.3 Các mối quan hệ giao tiếp trong cuộc sống

Đối với một xã hội ngày càng phát triển, thì mỗi con người dù là người lớn hayngười nhỏ, dù người già hay người trẻ đều phải có những mối quan hệ để duy trì cuộcsống và làm cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn Ai ai trong mỗi con ngườichúng ta đều phải xây dựng những mối quan hệ tốt vì rất nhiều lý do, đặc biệt là ở nơi

mà chúng ta làm việc

Xã hội ngày một tốt đẹp nên là nhờ có những mối quan hệ giữa con người vớicon người, chúng ta hợp tác và tôn trọng nhau, phối hợp và làm việc với nhau để tạo ranhững kết quả tốt nhất như chúng ta mong muốn Mỗi khi nhắc đến những mối quan

hệ, mọi người đều nghĩ ngay là sự liên kết giữa người với người tạo lên những mốiquan hệ mật thiết trong công việc, cũng như trong cuộc sống Mối quan hệ là cái rấtquan trọng và cần thiết đối với chúng ta Nó như một nguồn sống không thể thiếutrong mỗi con người chúng ta vậy Nếu không có những mối quan hệ thì bạn không thểlàm được gì, ngay cả những cái đơn giản nhất cũng vậy Như bạn bè của chúng ta,nếubạn không giao tiếp, không tiếp xúc quan hệ với họ, thì làm sao chúng ta có nhữngngười bạn tốt để giúp đỡ chúng ra trong những lúc khó khăn Đây là đối với đời sốngthường ngày, còn đối với công việc cũng vậy Nếu chúng ta không nói chuyện, làmquen với những người liên quan đến công việc của chúng ta, thì nó không thể nào chôichảy được mọi việc Mọi người ai cũng đều biết được là muốn thành công trong sựnghiệp, bạn phải biết được tầm quan trọng của việc xây dựng những mối quan hệ vàđiều này là đúng

Phần lớn công việc là thông qua các mối quan hệ, và để duy trì nó thì bạn cầnphải có những mối quan hệ nào đấy Xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ nó sẽgiúp ích cho công việc của bạn rất nhiều

Các mối quan hệ giao tiếp có rất nhiều kiểu như:

8

Trang 12

Quan hệ giữa bạn bè với bạn bè, nó giúp cho chúng ta hiểu nhau hơn, và nógiúp chúng ta tìm ra được những điểm chung của nhau, từ đó đi đến nhữngtình bạn tốt dẹp có thể gắn kết với chúng ta cả đời

Quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp trong cùng một công ty hoặc cùngmột ngành nghề Nó sẽ giúp bạn giải tỏa những khúc mắc trong công việc,cùng bạn hoàn thành nó một cách xuất sắc

Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ này sẽ giúp bạn trao đổi công việc

dễ dàng hơn và tạo cho chúng ta cảm thấy thoải mái không có sự phân biệtgiữa các cấp, tạo niềm tin cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh

Trong xã hội hiện tại có vô vàn các mối quan hệ, mối quan hệ nào cũng đềumang lại một lợi ích nhất định cho chúng ta Chính vì vậy hãy cố gắng tạo dựng nhiềumối quan hệ tốt và mật thiết nó sẽ mang lại những lợi ích riêng cho chúng ta trongcuộc sống cũng như trong công việc

Bước vào một xã hội ngày càng đổi mới thì việc tạo dựng những mối quan hệ làđiều không thể thiếu Đó không chỉ là một kỹ năng trong cuộc sống và còn là một hành

vi ứng xửa rất văn hóa

Con người chỉ thực sự đạt được thành quả cao trong cuộc sống khi cá nhân cảmthấy hạnh phúc Nói như thế để thấy rằng, các mối quan hệ xã hội, được xem như lànhững trang sách quý báu dẫn đường cho chúng ta đến với thành công trong cuộc số

ng thường ngày, hay cũng như trong công việc, nó đều có những lợi ích riêng đối vớimỗi con người chúng ta

9

Trang 13

PHẦN 2 VĂN HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY 2.1 Văn hóa giao tiếp phương Đông

Đã từ lâu, phương Đông đã được đánh giá là cái nôi của văn hóa với những nétđặc trưng khác biệt và không thể nào bị lưu mờ được Đến với những quốc gia phươngĐông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam hay Hàn Quốc thì chắc chắn bạn sẽ phảichoáng ngợp bởi mị lực hấp dẫn của những đặc sắc trong văn hóa và đời sống conngười

Một trong những nét đặc biệt của văn hóa phương Đông đó chính là cách ứng xửkhi giao tiếp Nhìn chung, các nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, HànQuốc hay Nhật Bản đều coi trọng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, chính vì vậy mà những ngườidân luôn được biết đến là khá khắt khe trong giao tiếp

Chào hỏi là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong các buổi gặp gỡ Ngônngữ không quá khách sáo nhưng phải chú ý đảm bảo tính lễ nghi, không suồng sã Bêncạnh đó, khi chào hỏi bạn nên chú ý bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất, có địa vịsau đó mới là người nhỏ tuổi

Nếu như những người phương Tây luôn được biết đến là thường sống riêng rẽ,các thế hệ sống cùng một nhà, không có sự cầu kỳ trong bữa ăn gia đình hay không cóthói quen mời nhau, xưng hô theo vai vế thì văn hóa phương Tây lại ngược lại hoàntoàn Các quốc gia phương Đông có truyền thống Nho học vẫn luôn chú trọng và giữgìn những thói quen từ hàng nghìn năm cho đến hiện tại

Ở Việt Nam, khi ăn cơm chung với ông bà, cha mẹ thì những đứa trẻ phải thưatừng người từ bé đến lớn hoặc ít nhất là thưa mời người lớn tuổi nói chung Còn ở HànQuốc, người ta không được ăn cho đến khi người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà độngđũa Các nước khác như Trung, Hàn, Nhật khi cụng ly thì những ly của người nhỏ tuổigần như thấp hơn người lớn

Mỗi một quốc gia, khu vực khác nhau đều có những nét văn hóa riêng biệt, chính

vì vậy, bạn nên nắm được một số quy tắc trong cách ứng xử của văn hóa phương Đông

để có thể tạo được ấn tượng tốt nhất với người khác nhé

2.2 Văn hóa giao tiếp phương Tây

Cách chào hỏi: Người phương Tây thường chào hỏi nhau bằng cái bắt tay, ômnhẹ, hay hôn má để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau Người Việt xem trọng quan

hệ thứ bậc trong giao tiếp (bố mẹ, anh chị, ông bà, cô chú, cậu mợ); phải biếtchào hỏi khi gặp người lớn tuổi hơn, đồng thời với trẻ em sẽ kèm theo động

10

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w