1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn kỹ năng giao tiếp và thuyết trình đề tài sống tối giản

15 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sống Tối Giản
Tác giả Đào Thị Thu Hương
Người hướng dẫn TS. Lê Huyền Trang, ThS. Nguyễn Bảo Tuấn
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Kỹ Năng Giao Tiếp Và Thuyết Trình
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 592,03 KB

Nội dung

Qua đây tôi muốn nói rằng việc Marie đang làm chính là hướng dẫn cho mọi người bước đầu của lối sống tối giản – khi loại bỏ được những thứ không cần thiết trong cuộc sống thì chúng ta sẽ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN

MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ

THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI: SỐNG TỐI GIẢN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Đào Thị Thu Hương – A38127 – ĐT: 0367993962

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1 KẾ HOẠCH THUYẾT TRÌNH 2

1 Nghiên cứu thính giả 2

1.1 Lý thuyết 2

1.2 Thực tế 2

2 Thiết lập đề tài – mục tiêu thuyết trình 2

2.1 Lý thuyết 2

2.2 Thực tế 2

3 Tìm kiếm nguồn thông tin 2

3.1 Lý thuyết 2

3.2 Thực tế 2

4 Chuẩn bị bài thuyết trình 2

4.1 Lý thuyết 2

4.2 Thực tế 2

5 Thực hành thuyết trình 2

Phần 2 SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KHI THUYẾT TRÌNH 2

1 Sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình 2

2 Sử dụng phi ngôn ngữ trong thuyết trình 2

3 Sai lầm, rủi ro cần tránh khi thuyết trình 2

Phần 3 NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH 2

1 Nội dung bài thuyết trình 2

1.1 Lối sống tối giản là gì? 2

1.2 Tại sao lại có người theo đuổi lối sống tối giản? (Được và mất của sống tối giản) 2

1.3 Tại sao sinh viên nên sống tối giản? 2

1.4 Bước đầu sống tối giản cho sinh viên 2

2 Những câu hỏi có thể gặp phải trong thuyết trình, hướng trả lời 2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cách đây không lâu, tôi đã xem một chương trình về dọn dẹp trên Netflix Nhân vật chính của chương trình là Marie Kondo – tác giả viết sách và nhà tư vấn sắp xếp nội thất nổi tiếng người Nhật Bản Chương trình cũng được đặt theo tên của cô ấy

“Dọn dẹp cùng Marie Kondo” (Tidying up with Marie Kondo) Nhiệm vụ của Marie Kondo là đến từng gia đình và giúp họ giải quyết vấn đề về dọn dẹp trong căn nhà của chính họ Ở tập đầu tiên, cô đến gặp một gia đình 4 người là một cặp vợ chồng cùng hai đứa con nhỏ Cuộc sống bận rộn khiến ngôi nhà của họ bừa bộn và trở thành nguồn cơn của những cuộc cãi vã vụn vặt Người chồng thường phải đi làm đến muộn và tăng

ca vào cuối tuần, trong khi đó người vợ thì ở nhà cùng hai đứa con nhỏ, thỉnh thoảng

cô cũng đi dạy ở trung tâm Người vợ thì không hề thích và muốn dọn dẹp vì việc chăm con đã đủ khiến cô mệt mỏi và người chồng thường xuyên trách móc về việc đó Cuối cùng họ đã đi đến quyết định thuê người giúp việc và điều đó lại hình thành chủ

đề cãi vã rằng không cần thiết để chi một khoản cho việc cả hai đều có thể thu xếp và hoàn thành Nhờ sự xuất hiện của Marie, cả gia đình đã được dịp dọn hết tất cả mọi thứ và thấu hiểu chính căn nhà của họ Sau khi việc dọn dẹp và loại bỏ được hoàn tất, những gì còn lại với họ đó là thời gian dành cho nhau và hơn hết là niềm hạnh phúc Qua đây tôi muốn nói rằng việc Marie đang làm chính là hướng dẫn cho mọi người bước đầu của lối sống tối giản – khi loại bỏ được những thứ không cần thiết trong cuộc sống thì chúng ta sẽ có thời gian để chiêm nghiệm và tìm ra hạnh phúc cho riêng mình Trong thời gian gần đây, lối sống tối giản đã trở thành xu hướng và đặc biệt nhận được sự quan tâm lớn từ giới trẻ Nguyên nhân là do dịch covid hoành hành, hàng nghìn người phải làm việc, học tập và sinh hoạt tại nhà và việc không thể ra ngoài đã khiến mỗi người tạo ra cho mình những kế hoạch riêng cho việc ở nhà, bắt đầu từ việc dọn dẹp và sắp xếp lại không gian sống của mình Bên cạnh đó tiết kiệm cũng trở nên

vô cùng quan trọng Các gia đình bắt đầu tối giản cuộc sống sinh hoạt của họ bằng việc biết chọn lọc trong ăn uống cơ bản cũng như tái sử dụng Không chỉ về vật chất, lối sống tối giản còn bao gồm đời sống tinh thần Vì không thể đi ra ngoài để tìm kiếm

và trải nghiệm các dịch vụ giải trí nên việc bồi dưỡng tình cảm bên gia đình ngày càng được chú trọng và giúp cho mỗi người hiểu được giá trị của bản thân và tầm quan trọng của gia đình

Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ giải thích cho mọi người thế nào là sống tối giản Đồng thời tôi cũng sẽ giải đáp những khúc mắc và hiểu lầm của số đông về lối sống này Cuối cùng là sau khi thu thập, tham khảo từ các tài liệu chính thống và kinh nghiệm của riêng bản thân, tôi sẽ giới thiệu tới mọi người bước đầu để có thể làm quen

và trải nghiệm lối sống tối giản

Trang 4

Phần 1 KẾ HOẠCH THUYẾT TRÌNH

1 Nghiên cứu thính giả

1.1 Lý thuyết

- Thính giả của bạn là ai?

Đánh giá vị thế thính giả: Bắt buộc nghe hay mong muốn nghe, địa

vị cao hay thấp, đánh giá học thức,…

- Số lượng thính giả là bao nhiêu?

- Họ mong muốn nghe những gì?

- Xác định thính giả mục tiêu:

Trong một buổi thuyết trình không phải tất cả thính giả đều hứng thú

Luôn có những đối tượng không chú ý thậm chí tìm cách chống đối Đâu là đối tượng cần nghe và đối tượng nào diễn giả hướng tới

1.2 Thực tế

- Số lượng thính giả: 504 người Trong đó:

Đối tượng diễn giả hướng tới: 500 người tham dự gồm các đối tượng ở nhiều lứa tuổi và địa vị khác nhau có mong muốn nghe vì quan tâm tới chủ đề thuyết trình

Đối tượng cần nghe: 4 người thuộc thành phần ban giám khảo gồm các đối tượng trí thức và chức vụ cao có vai trò đánh giá chất lượng bài thuyết trình

2 Thiết lập đề tài – mục tiêu thuyết trình

2.1 Lý thuyết

- Thiết lập mục tiêu theo các loại bài thuyết trình:

Thuyết trình cung cấp thông tin: Chỉ mang tính chất giới thiệu, thuyết minh, làm rõ

Thuyết trình thuyết phục: Mục đích là tạo sự tin tưởng hoặc khiến người nghe đưa ra quyết định có lợi cho mình

Thuyết trình trong các dịp đặc biệt: Đòi hỏi tính chính xác, rõ ràng

- Nguyên tắc ABC xác định chủ đề và nội dung thuyết trình:

Analyse: Phân tích để xác định rõ chủ đề và nội dung định thuyết trình

Trang 5

Brainstorm: Động não suy nghĩ, tìm ra những vấn đề quan trọng, những điểm cần nhấn mạnh

Choose: Lựa chọn nguồn tài liệu tham khảo phù hợp nhất, những

số liệu, dẫn chứng cần thiết

2.2 Thực tế

- Loại bài thuyết trình: Thuyết trình cung cấp thông tin

- Đề tài: Sống tối giản

- Nội dung thuyết trình: Làm rõ thế nào là sống tối giản, liên hệ với các lối sống khác và đề xuất tới thính giả những thông tin liên quan

- Những vấn đề quan trọng: Nâng cao hiểu biết của người nghe và giải thích những hiểu lầm còn tồn tại

- Những điểm cần nhấn mạnh: Người nghe có quyền lựa chọn lối sống mà

họ muốn và việc tiếp thu bài thuyết trình sẽ có ích cho họ

3 Tìm kiếm nguồn thông tin

3.1 Lý thuyết

- Thu thập thông tin, nội dung liên quan theo nguyên tắc MSB:

Must know: Những nội dung, thông tin buộc phải biết để cung cấp cho thính giả

+ Should know: Những ví dụ, số liệu, minh họa dẫn chứng thêm làm sinh động bài thuyết trình

+ Better to know: Cung cấp thêm những tư liệu thực, mô hình, ý tưởng,

… để tăng tính hấp dẫn

3.2 Thực tế

- Must know: Định nghĩa và lí do tại sao nên sống tối giản

- Should know:

Lối sống tối giản trở thành bí quyết sống hạnh phúc và thành công của nhiều người nổi tiếng trong nước và quốc tế: Sasaki Fumio, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Albert Einstein,…

MC Mai Trang (youtube “iammaitrang”): Trung bình mỗi người chỉ

có 2 năm để thực hiện điều mình muốn

Số liệu thống kê năm 2014 về lượng thông tin trên Internet: cứ 1 phút lại có 306 video được đăng tải trên Youtube, 430 nghìn lần chia

sẻ trên Twitter, và 50 nghìn ứng dụng được tải về trên App Store Vietcetera: một người trung bình dành hơn 2 giờ/ ngày vào mạng xã hội Nếu bạn sàng lọc trải nghiệm mạng xã hội của mình và giảm

2

Trang 6

thời lượng sử dụng xuống 1 giờ/ ngày, bạn sẽ tiết kiệm được 2 tuần rưỡi mỗi năm để làm những việc ý nghĩa hơn

Nhà triết học cổ đại Aristotle đã nói rằng: “Con người là kết quả của quá trình lặp đi lặp lại Chính vì vậy, chúng ta thành công không phải vì làm những việc vĩ đại, mà dựa vào những thói quen.”

- Better to know: Nguồn/ tài liệu tham khảo

Lối sống tối giản của người Nhật – Sasaki Fumio (File PDF)

https://thepresentwriter.com/tai-sao-toi-song-theo-chu-nghia-toi-gian-minimalism/

https://cafebiz.vn/song-toi-gian-4-nam-blogger-chi-nguyen-nhieu- nguoi-hieu-sai-loai-bo-do-dac-chi-la-loi-song-sach-se-khong-phai-loi-song-toi-gian-20190516091647306.chn

https://thehanoichamomile.com/2019/03/16/3-website-blog-ve-loi-song-toi-gian-ma-minh-hay-doc-nhat/

https://vietcetera.com/vn/nguoi-viet-bat-dau-song-toi-gian-tu-dau https://emoi.vn/minimalism-song-toi-gian/

https://www.ongthayloc.com/post/minimalism-v%C3%A0-5-m

%E1%BA%B7t-tr%C3%A1i-c%E1%BB%A7a-l%E1%BB%91i-s

%E1%BB%91ng-t%E1%BB%91i-gi%E1%BA%A3n

https://spiderum.com/bai-dang/Chu-nghia-toi-gian-bi-quyet-de-song-hanh-phuc-hon-6qn

https://www.lofficielvietnam.com/love-life/digital-minimalism-va-cach-de-song-toi-gian-tren-mang-xa-hoi

4 Chuẩn bị bài thuyết trình

4.1 Lý thuyết

- Phác thảo một bài thuyết trình:

Viết đề cương chi tiết cho bài thuyết trình

Viết những điều dự định sẽ nói trong lúc thuyết trình ra giấy

- Phần mở đầu: Nêu vấn đề

Giải thích tính quan trọng và cấp thiết của vấn đề

Các tiền đề dẫn tới vấn đề sẽ trình bày

- Phần thân bài: Trình bày cách giải quyết vấn đề, các cách tiếp cận vấn đề của

bạn

+ Trình bày theo cách bạn nghĩ, hiểu

Trang 7

+ Trình bày theo các ví dụ, dẫn chứng cụ thể

- Phần kết: Nhận xét, thảo luận các vấn đề còn tồn tại

4.2 Thực tế

4.2.1 Bài thuyết trình

- Phần mở đầu:

Chào hỏi: Lời chào + giới thiệu về người thuyết trình, các thành viên trong nhóm (nếu có)

Giới thiệu chủ đề thuyết trình: Sống tối giản

Giới thiệu thời gian và phương thức tiến hành: Bài thuyết trình sẽ kéo dài trong vòng 10 phút và được tiến hành thông qua nói kết hợp trình chiếu slide

Giới thiệu kết cấu bài thuyết trình gồm 5 phần: lối sống tối giản là gì, tại sao lại có người theo đuổi lối sống tối giản, tại sao sinh viên nên sống tối giản, bước đầu sống tối giản và cuối cùng là phần đặt và trả lời câu hỏi từ thính giả

- Phần thân bài: Phác thảo nội dung theo nguyên tắc GTS (Từ tổng quát tới chi

tiết) và POP

Problem: Sống tối giản

Options: Sinh viên nên sống tối giản

Proposal: Lợi ích và bước đầu sống tối giản

- Phần kết:

Tóm tắt ngắn gọn nội dung đã trình bày

Nhấn mạnh ý chính

Giới thiệu tài liệu tham khảo

Thông báo kết thúc bài thuyết trình

Lời cảm ơn (nghỉ 3 – 5 giây để đợi thính giả vỗ tay)

Đề nghị khán giả đặt câu hỏi trực tiếp

4.2.2 Trình chiếu PowerPoint

4.2.3 Hình thức

- Đầu tóc gọn gàng, trang phục đẹp, phù hợp với tính chất buổi thuyết trình và

thính giả

- Người thuyết trình nên mặc đẹp và trang trọng hơn thính giả.

- Nên sử dụng nước hoa, mỹ phẩm (đặc biệt với phụ nữ).

4

Trang 8

5 Thực hành thuyết trình

- Đứng trước gương và luyện tập

- Tự thuyết trình tại nhà và quay video lại để đánh giá

- Thuyết trình trước bạn bè/ người thân và nhờ họ cho ý kiến

Phần 2 SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KHI THUYẾT TRÌNH

1 Sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình

- Kiểm soát tốc độ, âm lượng, âm thanh khi nói:

Tránh nói ngọng, nói lắp

Tập thở bằng bụng

2 Sử dụng phi ngôn ngữ trong thuyết trình

- Giao tiếp bằng mắt với thính giả (nhìn tập trung từng nhóm thính giả, tránh nhìn qua lâu)

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (nếu không tự tin nên hạn chế)

- Biểu hiện nét mặt (tươi tỉnh, nhiệt huyết)

- Tư thế đứng, di chuyển (thẳng người, ngẩng cao đầu; tránh di chuyển nhiều)

- Tư thế tay (sử dụng linh hoạt)

3 Sai lầm, rủi ro cần tránh khi thuyết trình

- Không nói quá nhanh, quá chậm, nói đều đều

- Tránh đọc thuộc lòng bài thuyết trình

- Không cúi đầu, nhắm mắt khi thuyết trình

- Không nên đứng yên một chỗ

- Tránh nhìn lên trần nhà, nhìn ra ngoài cửa

- Tránh chỉ chăm chăm vào 1 người hay 1 điểm nào đó

- Không tranh luận gay gắt với thính giả

- Không thiết kế slide nhiều chữ để đọc

- Tránh tập trung nói quá lâu cho 1 slide hay 1 vấn đề nào đó

- Tránh sử dụng từ ngữ địa phương, tiếng lóng

Phần 3 NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH

1 Nội dung bài thuyết trình

1.1 Lối sống tối giản là gì?

1.1.1 Định nghĩa

“Lối sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất Lợi ích của lối sống này không đơn giản chỉ là lợi

Trang 9

ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng,… mà nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta.” (Trích từ Lối sống tối giản của người Nhật – Sasaki Fumio)

1.1.2 Nguồn gốc

Lối sống tối giản của người Nhật, hay còn được biết đến với cái tên là Danshari

có nguồn gốc từ Thiền Tông Tông phái Thiền Tông (Zen Buddhism) vô cùng phổ biến với bộ phận người trẻ tại Nhật Bản vì những giá trị về lợi ích, tinh thần và cảm quan

mà thiền tịnh đem lại Theo quan niệm và triết lý của Thiền Tông, con người càng ít bị ràng buộc bởi vật chất, cuộc sống càng thanh thản, tinh thần càng tích cực hơn Tương truyền rằng, từ thời kỳ Edo, người Nhật Bản đã bị giới hạn bởi các luật lệ ngăn chặn sự khoe khoang của cải, vật chất và tài sản Cùng với những đặc trưng về điều kiện địa lý, đất nước này thường xuyên gặp phải động đất mà 30-50% nguyên nhân thương vong là do đồ đạc rơi vỡ Điều ấy khiến người Nhật buộc phải tối giản nhiều hơn đồ đạc, nội thất Dần dần, Danshari đã trở thành lối sống và là biểu tượng trong phong cách sinh hoạt của người Nhật

1.1.3 Sự phổ biến của lối sống tối giản

- Lối sống tối giản trở thành bí quyết để trở nên hạnh phúc hơn, thành công hơn của nhiều người

- Sasaki Fumio – tác giả cuốn “Lối sống tối giản của người Nhật” sống trong căn nhà 20m2 với tổng số đồ đạc chỉ dao động 150 món

- Không chỉ ở Nhật, trên thế giới có rất nhiều người nổi tiếng, tỷ phú là những người theo đuổi lối sống này

Steve Jobs là một người theo chủ nghĩa tối giản và tinh thần đó được thể hiện trong tất cả các thiết kế của Apple: tối giản nhưng vô cùng tinh tế

Tỉ lệ người người sử dụng iPhone của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới

Có thể thấy, nhờ Steve Jobs, văn hóa tối giản lại được du nhập ngược lại Nhật Bản

Mark Zuckerberg - ông chủ “gã khổng lồ” Facebook cũng từng chia sẻ rằng: “Tôi muốn cuộc sống của mình trở nên đơn giản nhất có thể Thay

vì tốn thời gian để suy nghĩ và đưa ra những quyết định phù phiếm, tôi dành năng lượng của mình để xây dựng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng.”

Albert Einstein – nhà vật lý học nổi tiếng với thuyết Tương Đối: Có cuộc sống đơn giản và chấp nhận chủ nghĩa tối giản Ông sở hữu rất ít quần

áo, đã cho đi hầu hết tiền bạc của mình, và ngủ nhờ bất cứ khi nào ông

ấy đi du lịch

6

Trang 10

Leo Babauta – người sáng lập https://zenhabits.net/, tác giả cuốn “The power of less” vốn là một người nghiện hút thuốc lá và đã từng trải qua một cuộc sống chìm trong nợ nần Tuy nhiên, hiện giờ ông đang có một cuộc sống hạnh phúc với 6 đứa con, và đã đạt được những mục tiêu nhất định, ví dụ như bỏ hút thuốc, không còn phải trả nợ, sống một cuộc sống giản dị hơn, viết sách, cũng như duy trì blog zenhabits, website vô cùng nổi tiếng có tới hơn 2 triệu người đọc

- Nếu tiếng Nhật có “Lối sống tối giản của người Nhật”, tiếng Anh có “Sức mạnh của sự tinh giản” thì tiếng Việt có “Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản” của chị Chi Nguyễn – tác giả sách, podcast, blogger, youtuber kiêm tiến sĩ giáo dục tại Mỹ người Việt

Nhờ thành công của cuốn sách đã tạo ra làn sóng tối giản ảnh hưởng tới lối sống của phần đông giới trẻ Việt Nam

Trong một cuộc trò chuyện với Cafebiz, Chi Nguyễn nói rằng: “Đối với tôi, một khi đã theo chủ nghĩa này thì không bao giờ muốn quay lại lối sống cũ cả.”

1.2 Tại sao lại có người theo đuổi lối sống tối giản? (Được và mất của sống tối giản)

1.2.1 Được

- Tiết kiệm nhiều hơn

Theo MC Mai Trang (iammaitrang), sau khi thực hiện một bài toán đã cho

ra kết quả trung bình mỗi người chỉ có 2 năm để làm điều mình muốn (loại bỏ các nhu cầu cơ bản của con người: ăn, tắm rửa, đi vệ sinh,…) Do vậy không tiêu tốn thời gian cho những việc không quan trọng (dọn dẹp, tìm đồ,…) là chìa khóa để chuẩn bị cho tương lai

Thanh lọc đồ đạc giúp loại bỏ dần thói quen mua sắm dư thừa từ đó hình thành khoản tiền tiết kiệm sử dụng cho những việc xứng đáng hơn

- Tận hưởng sự tự do

Với lượng đồ đạc cơ bản, việc chuyển nhà không còn mang lại muộn phiền như trước, tác giả Sasaki Fumio chỉ mất tầm 30 phút cho công việc vốn nặng nhọc và stress này

Đi du lịch cũng không còn là vấn đề Chúng ta sẽ không mất thời gian lo lắng tìm đồ hay tự hỏi liệu mình có để quên thứ gì hay không và thỏa sức tận hưởng chuyến đi

- Thoát khỏi tư tưởng tiện dụng của “chủ nghĩa tiêu dùng”

Chủ nghĩa tiêu dùng (Consumerism) là lí thuyết cho rằng một quốc gia tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ với số lượng lớn sẽ có lợi cho nền kinh tế

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w