TÓM TẮTTrong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bền vững ngày càng tăng, ý tưởng kinh doanh thời trang từ bã cà ph
PHÂN TÍCH NGÀNH, KHÁCH HÀNG, ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Phân tích ngành
1.1 Mô tả tổng thể ngành thời trang bền vững
Thời trang bền vững hiện đang là xu hướng tất yếu mà thế giới đang theo đuổi Quy mô thị trường thời trang bền vững toàn cầu là 8,41 tỷ USD vào năm 2023 và thị trường được dự đoán sẽ chạm mốc 19,03 tỷ USD vào năm 2032 Thị trường thời trang bền vững toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tỷ lệ tăng trưởng doanh số là 9,49% trong giai đoạn dự báo Các xu hướng nổi bật bao gồm thời trang tuần hoàn (tái sử dụng và tái chế quần áo) và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như bông hữu cơ, polyester tái chế, và sợi sinh học từ thực vật.
Theo Coherent Market Insights, Thị trường Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất cho thị trường thời trang bền vững toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng doanh số trên 16,5% trong giai đoạn dự báo Sự tăng trưởng của thị trường ở
Châu Á Thái Bình Dương là do nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong khu vực.
1.2 Thực trạng ngành thời trang bền vững ở Việt Nam
Tại Việt Nam, xu hướng thời trang bền vững cũng đang phát triển với sự ra đời của nhiều sản phẩm sáng tạo, như vải làm từ bã cà phê và vải tái chế Ngành thời trang bền vững tại
Việt Nam đang phát triển với nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn.uy nhiên, thách thức lớn nhất là chi phí đầu tư cao cho công nghệ mới và xử lý môi trường, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hơn nữa, nhận thức của người tiêu dùng về thời trang bền vững vẫn chưa đủ mạnh để tạo ra sự thay đổi lớn
Theo một khảo sát của Q&Me, phần lớn người Việt rất quan tâm đến việc rèn luyện sức khỏe và thể dục thể thao Đặc biệt, 83% chọn các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, và đạp xe, trong khi các môn thể thao khác như bóng đá, cầu lông cũng rất phổ biến.
Xu hướng này còn được thúc đẩy bởi sự phổ biến của các nền tảng trực tuyến như
YouTube, Tiktok và các ứng dụng tập thể dục Có đến 78%-85% người tiêu dùng trẻ tuổi sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng sản phẩm thể thao.
Theo báo cáo của Deloitte, người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng, mẫu mã và giá cả, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy các yếu tố này còn hạn chế, đặc biệt trong phân khúc thời trang thể thao Một số khảo sát cho thấy khoảng 30% người tiêu dùng nhận định rằng các sản phẩm thời trang thể thao vẫn chưa đáp ứng đủ kỳ vọng về chất lượng, mẫu mã, và chăm sóc khách hàng Các vấn đề khác bao gồm hàng giả và hàng nhái tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của người tiêu dùng đối với các thương hiệu lớn Điều này cho thấy thị trường thời trang thể thao ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để cải thiện về sản phẩm và dịch vụ Các doanh nghiệp đang dần chuyển sang sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường như vải từ bã cà phê, tre và polyester tái chế
1.3 Xu hướng phát triển ngành thời trang bền vững ở Việt Nam
Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường
Theo RMIT University Vietnam researchers, nhiều doanh nghiệp thời trang Việt Nam đã bắt đầu sử dụng các nguyên liệu bền vững như vải từ bã cà phê, tre, sợi hữu cơ, và vải tái chế Những loại vải này giúp giảm thiểu lượng nước, hóa chất và năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất
Thời trang tuần hoàn (Circular Fashion)
Theo ICM Falk Foundation, mô hình thời trang tuần hoàn đang ngày càng được chú trọng, với việc tái chế và tái sử dụng các sản phẩm để giảm thiểu rác thải Các công ty tại
Việt Nam đang thử nghiệm với mô hình này để tạo ra các sản phẩm có vòng đời dài hơn và ít tạo ra ô nhiễm hơn Điều này cũng bao gồm việc xây dựng các dịch vụ cho thuê hoặc mua bán lại quần áo.
Đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất
Theo RMIT University Vietnam researchers , do áp lực từ quốc tế và yêu cầu về việc giảm thiểu phát thải, nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã đầu tư vào công nghệ sạch, bao gồm các nhà máy xử lý nước thải hiện đại và hệ thống sản xuất tiết kiệm năng lượng Các công ty đang sử dụng công nghệ sinh học và tái chế nước để giảm tác động đến môi trường.
Chính sách hỗ trợ và các hiệp định thương mại
Theo ICM Falk Foundation, các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA và
CPTPP đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, điều này thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam tập trung vào phát triển bền vững Chính phủ Việt Nam cũng đang dần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất xanh.
Nhận thức của người tiêu dùng
Theo RMIT University Vietnam researchers, mặc dù vẫn còn một số thách thức về nhận thức, người tiêu dùng tại Việt Nam đang dần có cái nhìn tích cực hơn về các sản phẩm thời trang bền vững Những thay đổi này đến từ việc người tiêu dùng bắt đầu chú trọng hơn vào nguồn gốc của sản phẩm, tác động môi trường, và chất lượng bền vững theo thời gian.
Theo ICM Falk Foundation, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sản xuất cao, khả năng đầu tư vào công nghệ mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và sự chưa hoàn thiện của chuỗi cung ứng tuần hoàn.
=> Sản phẩm quần áo thể thao từ bã cà phê mang lại một cơ hội rất tiềm năng, nhất là trong bối cảnh ngày càng nhiều người tiêu dùng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường Thị trường quốc tế, đặc biệt là ở các nước phát triển, có nhu cầu lớn đối với sản phẩm bền vững và đổi mới Quần áo thể thao từ bã cà phê có thể cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm cao cấp ở nước ngoài, từ đó mở rộng khả năng xuất khẩu.
Khách hàng
Phân khúc 2 Phân khúc 3 Phân khúc
Thu nhập Không có, thấp trung bình - cao cao trung bình - thấp
Học sinh Sinh viên, nhân viên, tự do nhân viên, quản lý, lãnh đạo, chuyên gia nghỉ hưu
Hành vi Tiêu dùng tiết kiệm
Chọn lựa sản phẩm theo thương hiệu
Chú trọng chất lượng Tiêu dùng tiết kiệm
Nhu cầu Giáo dục, giải trí
Du lịch, thời trang Đầu tư, sức khỏe Sức khỏe
2.2 Chân dung khách hàng mục tiêu
Nghề nghiệp: nhân viên, quản lý, lãnh đạo, chuyên gia
Địa điểm sống: Toàn quốc
Lối sống: Quan tâm đến sức khỏe, yêu thể thao, có xu hướng sử dụng những trang phục thể thao bền vững, chất lượng, thân thiện với môi trường
Về sản phẩm: Chất lượng, tính năng, kích cỡ, mẫu mã
Về giá cả: Giá cả sản phẩm, chính sách giảm giá
Về dịch vụ khách hàng: Chăm sóc, đổi trả
Đối thủ cạnh tranh
Tiêu chí Nike Adidas Biti's Hunter Coolmate
Cao, sử dụng công nghệ tiên tiến (Flyknit, Air
Cao, nổi bật với công nghệ Boost và Primeknit
Tốt, tập trung vào sự thoải mái và độ bền
Chất lượng ổn định, tập trung vào sự thoải mái và tối giản
Giá cả Cao (2-6 triệu đồng)
Cao cấp, người tiêu dùng sẵn sàng chi mạnh tay cho chất lượng và thương hiệu
Cao cấp, người tiêu dùng trẻ và thể thao
Thiết kế Thời trang, hiện đại, hợp xu hướng
Phong cách thể thao và đường phố kết hợp
Thiết kế đơn giản, phong cách trẻ trung Đơn giản, tối giản, hướng đến người tiêu dùng trẻ
Phổ biến toàn cầu, cửa hàng chính hãng và online
Phân phối rộng khắp, hợp tác với nhiều cửa hàng và kênh thương mại điện tử
Chủ yếu ở Việt Nam, có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử
Phân phối trực tuyến mạnh, tập trung thị trường nội địa
Nike và Adidas dẫn đầu về chất lượng và thương hiệu toàn cầu nhưng có mức giá cao.
Biti's Hunter, Coolmate các thương hiệu nội địa có giá phải chăng, phù hợp với phân khúc người tiêu dùng phổ thông và tập trung mạnh vào các sản phẩm thể thao, có sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường
MÔ TẢ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM
Sản phẩm
Sản phẩm thời trang từ vải bã cà phê
Sản phẩm của Ecofino cung cấp thời trang thể thao năng động, thỏa mái, tiện ích, thoáng mát, thông khí, hút mùi và hiện đại cho người chơi thể thao và người mong muốn sản phẩm thoáng mát Bộ sưu tập bao gồm các kiểu áo , váy, quần và các phụ kiện thể thao được thiết kế tỉ mỉ, với đường cắt tinh tế tôn lên phong cách của người mặc giúp tự do vận động và thể hiện phong cách cá nhân Sản phẩm được làm từ chất liệu vải bã cà phê, một nguyên liệu tái chế độc đáo và thân thiện với môi trường
Sản phẩm thời trang thể thao từ bã cà phê là sự kết hợp sáng tạo giữa công nghệ tái chế và phong cách thể thao hiện đại, mang lại các lợi ích vượt trội về môi trường và tính năng Dưới đây là một mô tả chi tiết:
2.1 Giá trị xã hội: Chất liệu thân thiện với môi trường.
Nguồn gốc từ bã cà phê tái chế: Sau khi trải qua quá trình thu gom và xử lý đặc biệt, bã cà phê được nghiền thành bột mịn sẽ được trộn với Polyme từ vỏ chai PET phế thải với hàm lượng 5% Hỗn hợp này được nén với áp lực cao và được sấy khô cực nhanh tạo nên một chất liệu bền, nhẹ và có độ co giãn tốt.
Bền vững và thân thiện với môi trường: Quá trình sản xuất giảm thiểu chất thải, sử dụng ít nước và năng lượng hơn so với sản xuất vải truyền thống, đồng thời giúp tái sử dụng một nguồn tài nguyên thường bị bỏ phí.
2.2 Giá trị cho khách hàng
Khả năng khử mùi: Bã cà phê có đặc tính tự nhiên giúp hấp thụ và trung hòa mùi hôi, đặc biệt là khi bạn hoạt động thể thao hoặc tập luyện cường độ cao.
Khả năng thấm hút và thoáng khí tốt, nhanh khô: Vải làm từ bã cà phê giúp thấm hút mồ hôi hiệu quả, giữ cho cơ thể khô ráo và thoải mái trong suốt quá trình tập luyện.
Chống tia UV 98%: Chất liệu này cũng có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím (UV), lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời.
2.2.2 Thiết kế thời trang và năng động
Phong cách hiện đại: Các sản phẩm thời trang từ bã cà phê có kiểu dáng thể thao, năng động, phù hợp cho cả nam và nữ Chúng thường có các kiểu dáng đơn giản nhưng tinh tế, với các gam màu trung tính và dễ phối đồ.
Sự đa dạng: Bao gồm nhiều loại sản phẩm như áo thun, áo polo, quần short, quần dài, chân váy, áo khoác thể thao, áo bra, ba lỗ, hai dây , và các phụ kiện như mũ, tất, găng tay, headband, wristband…phù hợp cho các hoạt động từ chạy bộ, tập gym, yoga đến leo núi và đi chơi thường ngày.
2.2.3 Ưu điểm về trải nghiệm sử dụng
Cảm giác mềm mại và thoải mái: Chất liệu từ bã cà phê có độ mềm mịn, chất nhẹ, mang lại cảm giác thoải mái trên da khi mặc.
Bền và dễ bảo quản: Vải có độ bền cao, ít nhăn và chống co rút khi giặt, giúp quần áo giữ form tốt sau nhiều lần sử dụng, dễ dàng giặt sạch mà không cần sử dụng chất tẩy rửa mạnh như những loại vải thông thường.
Nguồn: tạp chí công thương:
Giá ( VND) Hình ảnh Áo Áo thun 699.000 Áo khoác thể thao 849.000 Áo Polo 729.000 Đồ mặc trong Áo Bra thể thao 349.000 Áo 3 lỗ- 2 dây 369.000
Bộ thể thao Bộ đồ thể thao 1.299.000
Bộ đồ thể có mũ 1.349.000
Gaiter mặt nạ đa năng
KẾ HOẠCH MARKETING
Đánh giá thị trường
1.1 Ngành thời trang nói chung
Theo thống kê của Chương trình Môi trường LHQ, ngành công nghiệp thời trang đang:
Tiêu thụ nước nhiều thứ 2 trong số các ngành công nghiệp.
Chiếm 8 – 10% lượng khí thải carbon (khí thải nhà kính) trên toàn cầu.
Những sản phẩm sau mùa mốt (hot-trend) bị bỏ lại, xả ra môi trường, càng đè nặng thêm những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện thời Mà hậu quả có lẽ còn tồn tại đến vài triệu năm nữa.
=> Tăng trưởng và tiêu thụ theo cấp số nhân của thời trang nhanh (fast fashion) đã gây ra những luồng ý kiến trái chiều chỉ trích tính “không bền vững của thời trang”
=> Mô hình TTBV ra đời trong yêu cầu cấp thiết phải chung tay bảo vệ môi trường Tiết kiệm nguồn tài nguyên Đến năm 2012, Hội nghị Thượng đỉnh về “Tính bền vững trong thời trang” lớn nhất thế giới được tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch Hơn 1000 đối tác trong ngành thời trang đã chính thức thảo luận và có những quyết định đầu tiên về thời trang bền vững.
Mặc dù đến nay vẫn còn rất nhiều thách thức, nhưng TTBV đã thực sự là xu hướng tất yếu của tương lai Sustainable fashion đang đánh dấu những cột mốc lớn với sự chung ta của những nhà mốt hàng đầu thế giới.
1.2 Sản xuất áo đồ bằng bã cafe
Tổng quan về thị trường
Xuất hiện ở Việt Nam tầm 5 năm, hơn 40 thương hiệu đã may quần áo từ vải làm bằng bã cà phê và bán được hàng triệu sản phẩm trên thế giới Quần áo may bằng vải bã cà phê manh nha tại Việt Nam năm 2017, khi nhà cung cấp nguyên liệu ngành may mặc nội địa là Faslink hợp tác với Singtex (Đài Loan) - nhà sáng chế công nghệ sản xuất vải từ bã cà phê, để tung ra áo sơmi cà phê đầu tiên trên thế giới và bán ở Việt Nam
Ta biết được niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 1,78 triệu tấn Theo
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), tiêu thụ cà phê nội địa hiện đã trên 10% sản lượng, tức tối thiểu có khoảng 178.000 cà phê được dùng trong nước mỗi năm Có thể đánh giá thấy được nguồn nguyên liệu/ cung ứng khá lớn cũng là một lợi thế
Hiện quy mô thị trường thời trang bền vững toàn cầu đạt 7,8 tỷ USD năm 2023 và dự kiến đạt 33,05 tỷ USD vào 2030, tăng trưởng với tốc độ 22,9% mỗi năm.
Thị trường được thúc đẩy bởi nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về tính bền vững, các quy định của chính phủ và các ưu đãi thúc đẩy sản phẩm thân thiện với môi trường", báo cáo phát hành đầu năm nay của công ty nhận định.
Công ty nghiên cứu Coherent Market Insights (Ấn Độ) -
Ngay tại Việt Nam, CEO Coolmate Phạm Chí Nhu nói thời trang bền vững là xu thế tất yếu "Thế hệ tiêu dùng mới không chỉ lựa chọn kiểu dáng, chất liệu mà còn quan tâm nhiều đến câu chuyện của sản phẩm, nhất là tính bền vững, đặc biệt ở các bạn Gen Z"
.Tại Coolmate, loại vải thân thiện chính mà họ dùng không phải làm từ bã cà phê mà là polyester tái chế từ chai nhựa, chiếm 60%.
Lý do một phần bởi vải bã cà phê có giá mềm hơn các loại vải bền vững khác nhưng vẫn nhỉnh hơn vải thông thường.
Kế hoạch Marketing cụ thể
ECOFINO là thương hiệu thời trang bền vững tầm trung, chuyên sản xuất áo đồ từ vải bã cafe, phục vụ cho khách hàng từ 30 tuổi trở lên Thương hiệu không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn đặt yếu tố bảo vệ môi trường và tính ứng dụng hàng ngày lên hàng đầu ECOFINO cam kết mang đến trang phục thời trang, thoải mái, và phong cách, đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Sản phẩm của Ecofino cung cấp thời trang thể thao năng động, thỏa mái, tiện ích, thoáng mát, thông khí, hút mùi và hiện đại cho người chơi thể thao và người mong muốn sản phẩm thoáng mát.
2.2.2 Price - Chiến lược giá cạnh tranh
Giá ( VND) Áo Áo thun 699.000 Áo khoác thể thao 849.000 Áo Polo 729.000 Đồ mặc trong Áo Bra thể thao 349.000 Áo 3 lỗ- 2 dây 369.000
Bộ thể thao Bộ đồ thể thao 1.299.000
Bộ đồ thể có mũ 1.349.000
Gaiter mặt nạ đa năng 199.000
-> Với mức giá ở tầm một sản phẩm đây là một mức giá khá thấp so với những đối thủ gần nhất , cũng như đối với chất lượng của sản phẩm chất lượng của từng sản phẩm Do tập trùng những khách hàng có thu nhập trung bình nên mức giá trên là một mức giá phù hợp so với thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp lựa chọn địa điểm kinh doanh thời trang thể thao tại Phạm Ngọc Thạch. Đây là địa điểm kinh doanh sầm uất, lưu lượng đi lại lớn, tụ tập nhiều cửa hàng thời trang và địa điểm ăn uống, giao 3 mặt tiền, dân cư đông đúc Đường và vỉa hè của khu phố rộng rãi, thoáng mát.
Bán trực tiếp tại các cửa hàng: Mở cửa hàng bán lẻ của chính thương hiệu cho khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, thử đồ, cảm nhận chất liệu và nhận được tư vấn trực tiếp từ nhân viên bán hàng cũng như trải nghiệm phong cách và giá trị của thương hiệu, từ thiết kế không gian đến cách bài trí sản phẩm
Bán trực tuyến: o Trang web thương mại điện tử của công ty: thông qua các website facebook, google, zalo…của thương hiệu Qua đó khách hàng có thể xem và mua sản phẩm trực tiếp từ công ty, kiểm soát giá cả, thông tin sản phẩm và quản lý trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả. o Sàn thương mại điện tử: Thông qua các sàn như shoppe, lazada, tiki, tiếp
Mục tiêu xúc tiến: Nâng cao nhận thức về thương hiệu ECOFINO trong phân khúc thời trang bền vững.Thúc đẩy doanh số bán hàng trong 6 tháng đầu tiên sau khi ra mắt Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với các sản phẩm thời trang từ vải bã cafe.
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Kế hoạch xúc tiến của ECOFINO sẽ bao gồm 4 yếu tố chính trong marketing mix:
Quảng cáo, Khuyến mãi, Quan hệ công chúng (PR) và Bán hàng trực tiếp.
Kênh quảng cáo trực tuyến: Sử dụng quảng cáo trả phí trên Google Ads, Facebook
Ads và Instagram Ads để tiếp cận khách hàng mục tiêu là nhóm người từ 30 tuổi trở lên quan tâm đến môi trường và thời trang bền vững. o Nội dung quảng cáo: Tập trung vào tính năng vượt trội của vải bã cafe
(chống tia UV, kháng khuẩn, bền vững) và thiết kế thời trang, hiện đại. o Ngân sách: Phân bổ ngân sách cho các chiến dịch theo từng giai đoạn, với trọng tâm là tháng ra mắt sản phẩm và các sự kiện thời trang lớn.
Quảng cáo trên tạp chí: Đặt bài viết và quảng cáo trong các tạp chí về thời trang, sức khỏe và lối sống bền vững như Elle Vietnam, L'Officiel, và Tạp chí Đẹp.
Giảm giá ra mắt: Cung cấp mã giảm giá 10-15% cho khách hàng mua trong 30 ngày đầu tiên sau khi ra mắt.
Chương trình khách hàng thân thiết: Mỗi lần mua hàng, khách hàng sẽ tích lũy điểm và nhận được ưu đãi khi đạt số điểm nhất định, ví dụ giảm giá 20% cho lần mua tiếp theo khi tích lũy đủ điểm.
Ưu đãi mùa lễ: Tạo ra các ưu đãi đặc biệt vào các dịp lễ lớn như Giáng sinh, Tết
Nguyên Đán để kích thích nhu cầu mua sắm.
Quan hệ công chúng (Public Relations)
Sự kiện ra mắt: Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm tại các hội chợ thời trang hoặc sự kiện về môi trường Mời các nhà báo, blogger và influencer trong ngành thời trang và bền vững để tạo tiếng vang cho thương hiệu.
Hoạt động cộng đồng: ECOFINO sẽ tham gia hoặc tổ chức các chiến dịch làm sạch môi trường, trồng cây hoặc sự kiện tái chế, để kết nối với cộng đồng và xây dựng hình ảnh thương hiệu cam kết bảo vệ môi trường.
Thông cáo báo chí: Phát hành các bài viết PR về câu chuyện thương hiệu và sản phẩm trên các kênh truyền thông uy tín để lan tỏa thông điệp thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Bán hàng trực tiếp (Personal Selling)
Đào tạo nhân viên bán hàng: Đảm bảo rằng các nhân viên tư vấn trực tuyến và tại các cửa hàng hiểu rõ về sản phẩm, từ các tính năng của vải bã cafe đến lợi ích môi trường để có thể tư vấn chuyên nghiệp và thuyết phục khách hàng.
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP
Nguồn cung ứng đầu vào
Nhà cung cấp S.Café® (Đài Bắc, Đài Loan) o Thông tin: S.Café® là công ty hàng đầu trong việc sản xuất và cung cấp vải từ bã cafe Công nghệ độc quyền của họ kết hợp bã cafe với polymer để tạo ra sợi dệt có khả năng chống tia UV, kháng khuẩn, và khử mùi tự nhiên Đây là một trong những thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng nguyên liệu tái chế để phát triển các sản phẩm bền vững. o Chứng nhận: Sản phẩm của S.Café® đạt được nhiều chứng nhận quốc tế về tiêu chuẩn bền vững, trong đó có GOTS và OEKO-TEX®.
Quy trình lựa chọn: đảm bảo rằng tất cả các nguyên liệu được nhập khẩu từ nhà cung cấp này đều có chứng nhận GOTS (Global Organic Textile Standard) và OEKO-
TEX®, đảm bảo sản phẩm an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường.
Lý do lựa chọn: công ty này đều là những thương hiệu hàng đầu trong việc sản xuất vải từ bã cafe, sử dụng công nghệ tiên tiến để kết hợp bã cafe với polymer nhằm tạo ra sợi dệt chất lượng cao.
Tính năng đặc biệt: Vải từ S.Café® có khả năng chống tia UV, kháng khuẩn, khử mùi tự nhiên, giúp sản phẩm có giá trị vượt trội so với các loại vải thông thường, từ đó nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Công ty này chuyên sản xuất sợi dệt từ các chất thải tái chế, trong đó có bã cafe, và nổi tiếng với các sản phẩm có độ bền cao và thân thiện với môi trường.
Sự sáng tạo trong nguyên liệu: ra những vật liệu độc đáo từ rác thải tái chế, mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm của doanh nghiệp em trong mắt những khách hàng quan tâm đến tính bền vững và tái chế.
Lựa chọn địa điểm sản xuất
2.1 KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI AN - SẢN XUẤT
Tổng diện tích: Khu công nghiệp Đại An có tổng diện tích khoảng 664 ha (gồm cả khu mở rộng), với phần lớn diện tích đã được đầu tư hạ tầng đầy đủ và sẵn sàng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng.
Diện tích xưởng thuê hoặc mua: Khu công nghiệp Đại An có sẵn các khu nhà xưởng với diện tích đa dạng từ vài nghìn mét vuông, phù hợp với nhu cầu mở rộng sản xuất của doanh nghiệp Doanh nghiệp của em có thể linh hoạt lựa chọn thuê hoặc mua các xưởng này tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất.
Khoảng cách: Nằm ngay trên trục đường quốc lộ 5A, Đại An cách Hà Nội 50 km và cảng Hải Phòng 50 km, một vị trí chiến lược giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu.
Kết nối vận tải: Gần các tuyến đường cao tốc và đường sắt Bắc-Nam, giúp việc lưu thông hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi Đặc biệt, việc xuất khẩu qua cảng
Hải Phòng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí vận tải.
Hệ thống cung cấp điện: KCN Đại An được cung cấp điện ổn định từ mạng lưới điện quốc gia, với các trạm biến áp công suất lớn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục của doanh nghiệp.
Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống cấp nước đạt tiêu chuẩn công nghiệp, cùng với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, phù hợp với sản xuất bền vững.
Hệ thống giao thông nội bộ: Đường nội khu rộng rãi và thông thoáng, cho phép xe tải và container dễ dàng vận chuyển hàng hóa trong và ngoài khu công nghiệp.
Hải Dương có lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao trong ngành dệt may, nhờ sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp sản xuất may mặc Chi phí lao động tại
Hải Dương cũng cạnh tranh hơn so với các khu vực gần Hà Nội, giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hải Dương cũng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, cung cấp hạ tầng hiện đại và ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn.
2.2 Phòng 202 -T21-Times City- Hà Nội - THIẾT KẾ
Vị trí đắc địa: Nằm trong khu phức hợp Times City, vị trí thuận tiện với giao thông kết nối dễ dàng tới trung tâm thành phố, sân bay, và các quận lớn khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác với đối tác và tiếp cận thị trường.
Cơ sở vật chất hiện đại: Times City nổi tiếng với cơ sở hạ tầng chất lượng cao, các dịch vụ tiện ích phong phú như trung tâm thương mại, nhà hàng, và khu văn phòng hiện đại, giúp tạo môi trường làm việc tiện nghi và chuyên nghiệp.
Môi trường làm việc sáng tạo: Không gian yên tĩnh, thoáng đãng tại Times City, với view đẹp và nhiều tiện ích xung quanh, khuyến khích sự sáng tạo và tăng hiệu quả làm việc trong quá trình thiết kế.
An ninh và bảo mật tốt: Với hệ thống an ninh 24/7 và dịch vụ quản lý chuyên nghiệp, Times City mang lại sự an tâm tuyệt đối cho việc bảo vệ thông tin và tài sản trong quá trình làm việc.
Kết nối tiện ích nội khu: Nhiều dịch vụ như bãi đỗ xe rộng rãi, khu thể thao, khu vui chơi giải trí và khu vực sinh hoạt chung giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống, làm tăng sự hứng khởi và hiệu quả cho đội ngũ thiết kế.
Cơ sở vật chất
3.1 Cơ sở vật chất trạm thiết kế
Trạm thiết kế là khu vực quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm, nơi các nhà thiết kế tạo ra các mẫu thời trang, bao gồm việc phác thảo, chỉnh sửa và chuẩn bị các mẫu thiết kế trước khi sản xuất.
Phần mềm thiết kế CAD hiện đại để tạo và tối ưu hóa các mẫu sản phẩm, giúp tiết kiệm vải và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
Máy in mẫu và cắt laser để tạo ra các mẫu thử nhanh chóng từ vải hoặc các chất liệu tương tự.
Khu vực thảo luận và duyệt mẫu thiết kế giữa các phòng ban sản xuất, kinh doanh, và marketing để đảm bảo sự thống nhất về ý tưởng sản phẩm.
3.2 Cơ sở vật chất tại nhà máy sản xuất
Nhà máy may là nơi tiến hành các công đoạn chính như cắt vải, may, in/thêu logo và lắp ráp các thành phần sản phẩm Đây là khâu cuối cùng trước khi sản phẩm hoàn thiện và được xuất kho.
Máy cắt vải tự động
Máy cắt đa năng với độ chính xác cao, tích hợp phần mềm CAD giúp cắt nhanh và chính xác
Máy cắt laser Golden Laser
Dùng tia laser để cắt vải mà không gây xù hoặc cháy cạnh, thích hợp cho vải tái chế.
Máy may 1 kim Juki DDL-8700
Dùng cho các đường may cơ bản, tạo ra đường may đều, bền chắc
Máy may vắt sổ Brother Overlock 3034DWT
Sử dụng để may và hoàn thiện các mép vải, ngăn vải bị xổ.
Máy may 2 kim Juki LH-3528A Được dùng cho các đường may kép, tạo ra độ bền cao ở các vị trí như vai và cổ áo.
Máy may đính cúc Brother Button Sewing Machine
Chuyên dùng để đính các loại cúc áo vào sản phẩm.
Máy may viền Pegasus Flatlock Được sử dụng trong các sản phẩm thể thao, tạo ra các đường may phẳng và thoải mái
Máy thêu đơn đầu Tajima Single Head
Dùng để thêu logo hoặc họa tiết trang trí lên các sản phẩm mẫu hoặc lẻ.
Máy thêu đa đầu Barudan Multi-Head
Thêu đồng thời trên nhiều sản phẩm, tiết kiệm thời gian khi sản xuất hàng loạt.
Máy in kỹ thuật số
Máy in Brother GTX Pro DTG
In trực tiếp lên vải, phù hợp với các thiết kế nhiều màu sắc và chi tiết phức tạp.
Máy in chuyển nhiệt Stahls' Hotronix
Dùng cho in chuyển hình từ giấy lên vải qua nhiệt.
Máy ép nhiệt Máy ép nhiệt Stahls'
Sử dụng cho các sản phẩm thể thao, giúp ép nhiệt hình in lên vải chắc chắn và bền. chất lượng vải
Testfabrics Martindale quan trọng cho sản phẩm thể thao.
Máy đo độ dày Textest
FX 3300 Đo độ dày và độ thoáng khí của vải để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thể thao.
Máy đóng gói tự động
Máy đóng gói Packsize X7 Đóng gói sản phẩm tự động, tạo ra kích thước bao bì phù hợp để tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo vệ môi trường.
Quy trình sản xuất
Công ty lựa chọn áp dụng sản xuất theo lô nhưng thực hiện sản xuất đáp ứng đủ mục tiêu đề ra Sử dụng dây chuyền sản xuất đồng bộ hóa đảm bảo mục tiêu về sản lượng và chất lượng.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH
Dự kiến phát triển doanh nghiệp
Giai đoạn 1: Khi doanh nghiệp thành lập Ra mắt sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đạt được sự nhận diện từ nhóm khách hàng mục tiêu.
Giai đoạn 2: Mở rộng dòng sản phẩm, tăng cường kênh phân phối và hợp tác với các tổ chức thời trang bền vững.
Giai đoạn 3: Mở rộng quy mô kinh doanh ra quốc tế, tập trung vào các thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm thân thiện môi trường
Lịch trình phát triển doanh nghiệp
2.2 Lịch trình phát triển cụ thể
Giai đoạn 1: Ra mắt sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đạt nhận diện từ nhóm khách hàng mục tiêu (6 tháng đầu)
Tháng 1-2: Phát triển thương hiệu và sản phẩm
Hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu:
Thiết kế logo và bộ nhận diện:
Nghiên cứu về phong cách thiết kế hiện tại trong ngành thời trang bền vững.
Lập danh sách các yếu tố chính của thương hiệu (tính thân thiện, sáng tạo, bền vững).
Thông điệp thương hiệu: “Thời trang từ bã cà phê – Tính bền vững trong từng sợi chỉ.”
Thiết kế bao bì sản phẩm:
Lựa chọn vật liệu bao bì tái chế và thiết kế bao bì dễ dàng phân hủy Thử nghiệm với các thiết kế khác nhau và thu thập phản hồi từ nhóm khách hàng mục tiêu.
Thiết kế bộ sưu tập đầu tiên:
Chọn 3-5 mẫu sản phẩm đại diện cho thương hiệu; tạo bản vẽ thiết kế chi tiết cho từng mẫu, bao gồm kích thước, màu sắc và chất liệu.
Lấy phản hồi từ khách hàng tiềm năng:
Tổ chức buổi thử nghiệm sản phẩm tại cửa hàng hoặc sự kiện thời trang địa phương để khách hàng trải nghiệm Gửi mẫu thử cho các blogger hoặc influencer thời trang để nhận xét.
Xây dựng chiến lược marketing ban đầu:
Khảo sát và phân tích đối tượng mục tiêu:
Thiết kế khảo sát trực tuyến hoặc trực tiếp để thu thập thông tin về thói quen tiêu dùng và sở thích thời trang Phân tích dữ liệu để xác định điểm mạnh và điểm yếu trong kế hoạch marketing.
Lên kế hoạch nội dung quảng cáo trên TikTok, Instagram:
Tạo lịch nội dung chi tiết, bao gồm loại nội dung (hình ảnh, video, bài viết), thời gian đăng tải và các chủ đề liên quan Sản xuất video ngắn giới thiệu quy trình sản xuất sản phẩm từ bã cà phê.
Lập kế hoạch sử dụng KOLs/influencer:
Xác định tiêu chí cho KOLs (đối tượng, phong cách, độ uy tín) Soạn thảo hợp đồng hợp tác, quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm.
Tháng 3-4: Chiến dịch tiếp thị và ra mắt sản phẩm
Chiến dịch tiếp thị trực tuyến:
Sáng tạo video nội dung bao gồm quy trình sản xuất, phong cách thời trang và phản hồi từ khách hàng Sử dụng âm nhạc và các trend hiện tại để tăng tính thu hút.
Instagram: Đăng tải hình ảnh chất lượng cao của sản phẩm, kèm theo caption giới thiệu ngắn gọn Tạo chuỗi câu chuyện (story) hàng tuần về sản phẩm, bao gồm hình ảnh của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Sự kiện ra mắt sản phẩm:
Thiết lập khu vực trưng bày bắt mắt cho sản phẩm mới, tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo Tổ chức mini game hoặc quiz liên quan đến sản phẩm và trao quà tặng cho người tham gia.
Tổ chức buổi livestream giới thiệu sản phẩm, giải thích ý nghĩa của việc sử dụng bã cà phê và sự thân thiện với môi trường.
Hợp tác với KOLs/influencers:
Đăng tải nội dung quảng cáo:
Hợp tác với ít nhất 5 KOLs để họ tạo nội dung về sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội của họ Theo dõi và ghi nhận phản hồi từ người xem về các bài đăng này.
Các KOLs tổ chức livestream thử sản phẩm và chia sẻ cảm nhận, đồng thời kêu gọi người theo dõi đặt hàng.
Tháng 5-6: Theo dõi hiệu quả ra mắt và điều chỉnh Đánh giá hiệu quả chiến dịch:
Theo dõi chỉ số bán hàng và tương tác:
Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi từ các kênh quảng cáo Phân tích doanh thu từ từng kênh phân phối (online vs offline) để đánh giá hiệu quả.
Phân tích phản hồi trên mạng xã hội:
Thu thập các bình luận và đánh giá của khách hàng trên các nền tảng như
Facebook, Instagram để xem xét thái độ và mức độ hài lòng.
Thu thập và xử lý phản hồi từ khách hàng:
Gửi khảo sát cho khách hàng đã mua hàng:
Soạn thảo bảng khảo sát ngắn gọn, dễ hiểu và gửi qua email hoặc qua trang mạng xã hội Khuyến khích khách hàng tham gia bằng cách tặng mã giảm giá cho lần mua sau.
Dựa trên phản hồi từ khách hàng, tổ chức cuộc họp để thảo luận về các điểm cần cải thiện (chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng).
Mở rộng kênh bán hàng:
Xây dựng gian hàng trên Shopee và TikTok Shop:
Thiết lập tài khoản gian hàng và tối ưu hóa danh sách sản phẩm với mô tả và hình ảnh chất lượng cao Tạo chương trình khuyến mãi (giảm giá, freeship ) để thu hút khách hàng mới.
Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến:
Xem xét lại quy trình thanh toán để đảm bảo dễ dàng và nhanh chóng cho người mua Kiểm tra và cải thiện thời gian giao hàng từ các đối tác vận chuyển.
Giai đoạn 2: Mở rộng dòng sản phẩm và kênh phân phối (Tháng 7-12)
Tháng 7-8: Phát triển dòng sản phẩm mới
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng:
Tạo bảng khảo sát với câu hỏi về sản phẩm mong muốn (màu sắc, kiểu dáng) và gửi đến danh sách khách hàng đã mua hàng Tham gia các sự kiện thời trang để trò chuyện trực tiếp với khách hàng và lấy ý kiến.
Phân tích xu hướng thời trang bền vững:
Nghiên cứu các báo cáo ngành và các thương hiệu thời trang bền vững nổi tiếng để nắm bắt xu hướng Lập danh sách các sản phẩm tiềm năng có thể phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu.
Thiết kế và phát triển dòng sản phẩm mới:
Thiết kế mẫu sản phẩm:
Phác thảo thiết kế cho các mẫu mới và tạo mẫu thử Thực hiện buổi thử nghiệm với nhóm khách hàng để thu thập phản hồi.
Sản xuất thử nghiệm: Đặt hàng sản xuất số lượng nhỏ để kiểm tra chất lượng và tính khả thi trước khi sản xuất hàng loạt Lên kế hoạch cho các thử nghiệm chất lượng (độ bền, độ thoáng khí) để đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm.
Lấy phản hồi từ khách hàng:
Mời khách hàng dùng thử:
NHÓM ĐỒNG SÁNG LẬP VÀ ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN
Hội đồng cổ đông
o Bao gồm tất cả các cổ đông (8 thành viên góp vốn). o Là cơ quan quyền lực cao nhất, tham dự và bỏ phiếu trong các cuộc họp đại hội cổ đông, tham gia vào các quyết định quan trọng như tăng giảm vốn điều lệ, bổ nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị, thay đổi điều lệ công ty, kiểm tra và phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm và đưa ra chiến lược dài hạn cho sự phát triển của công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT)
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, gồm 5 thành viên (Phan Thị Khánh Ly, Trần Thị
Phương Thảo, Lê Thị Kim Anh, Phan Thị Hải Như, Ngô Hà Phương)
Nhiệm vụ: Quyết định các chính sách chiến lược và giám sát hoạt động của công ty.
2.1 Chủ tịch Hội đồng quản trị: Phan Thị Hải Như - Người đứng đầu HĐQT, đại diện cho công ty trước pháp luật và các cơ quan bên ngoài Với nhiệm vụ là lãnh đạo HĐQT, tổ chức và điều hành các cuộc họp của Hội đồng, đưa ra các định hướng chiến lược dài hạn cho công ty, giám sát hoạt động của Ban Điều hành, đảm bảo các chính sách được thực hiện.
2.2 Các thành viên Hội đồng quản trị: Đảm bảo rằng hoạt động của công ty diễn ra theo đúng mục tiêu và chiến lược đã đặt ra, đề xuất các thay đổi, cải tiến về chiến lược kinh doanh, hoạt động tài chính.
Ban kiểm soát
Nhiệm vụ: Kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính, kế toán của công ty, đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật.
Ban điều hành
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trực tiếp trước HĐQT.
Bao gồm các thành viên như:
Giám đốc Hành chính - Tổng hợp: Trần Thị Phương Thảo
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Quản lý điều hành hoạt động của phòng Hành chính - Nhân Sự.
Giám sát chấm công, tính lương, bảo hiểm và các chính sách phúc lợi khác.
Giám sát và thực công tác Hành chính
Cố vấn, xây dựng các chính sách cho công ty nhằm mục tiêu xây dựng môi trường làm việc gắn kết, bền lâu
Quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Công ty
Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo Công ty
Giám đốc Tài chính: Lê Thị Kim Anh
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính của Ecofino, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp & hoạch định chiến lược tài chính lâu dài Đánh giá các hoạt động Vận hành & Kinh doanh của Ecofino trên phương diện tài chính
Lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng cho các tình huống có rủi ro xảy ra
Duy trì khả năng thanh khoản và nguồn tài chính
Quản lý và chỉ đạo hoạt động của Khối Tài chính Kế toán
Chỉ đạo thực hiện báo cáo tài chính định kỳ
Thực hiện các công việc được ủy quyền khác
Giám đốc Sản xuất: Phan Thị Khánh Ly
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Quản lý toàn bộ công tác kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch giao/ xuất hàng, kế hoạch gia công của công ty
Kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện mục tiêu; phân tích so sánh và đưa ra nguyên nhân, giải pháp; phối hợp với các bộ phận liên quan giải quyết các sự cố trong sản xuất (nhân sự, máy móc, nguyên vật liệu…) để không ảnh hưởng đến tiến độ; chất lượng sản xuất.
Chủ trì phân tích dữ liệu sản xuất (sản lượng, năng suất, chất lượng, định mức nguyên vật liệu, tỷ lệ phế liệu sản xuất, hiệu suất máy móc…), đưa ra đánh giá và đề xuất
Xây dựng, kiểm soát định mức NVL, Vật tư sản xuất; xây dựng định mức, kế hoạch tồn kho cho từng loại NVL, vật tư, bán thành phẩm, hàng hóa (min, max…)
Giám đốc Marketing: Ngô Hà Phương
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Xác định vị trí, khách hàng mục tiêu và phát triển kế hoạch marketing với các mục tiêu cụ thể qua nhiều kênh và hình thức khác nhau
Triển khai và lãnh đạo các chương trình marketing từ bắt đầu đến kết thúc
Xây dựng chiến lược marketing dựa trên nghiên cứu hành vi khách hàng, xu hướng khách hàng, thị trường
Tạo lập, vận hành, chỉ đạo các báo cáo đối với nhiều nền tảng marketing khác nhau, xác định chính xác mục tiêu và dung lượng thị trường trong nước với các hoạt động
Chịu trách nhiệm chính các chiến dịch truyền thống, quảng cáo, event - Nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng toàn bộ chiến lược cho sản phẩm hàng tháng, hàng quý
Lên kế hoạch, giao nhiệm vụ cho nhân viên về kế hoạch sửa đổi, cập nhật, làm mới content, hình ảnh của các kênh truyền thông chính: Fanpage, Youtube, website…
Giám đốc Nhân sự: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo định kỳ năm, quý, tháng, …
Phối hợp với trưởng các phòng ban tiến hành xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ/mô tả công việc các vị trí/phòng ban
Tham mưu, xây dựng và triển khai hệ thống Đánh giá hiệu quả làm việc và Đánh giá năng lực nhân viên
Xây dựng quy chế lương thưởng, ngân sách lương, chế độ phúc lợi, các biện pháp khuyến khích NLĐ làm việc, các quy trình, quy chế khác liên quan tới lao động tại doanh nghiệp
Xây dựng, triển khai các hoạt động tập thể, gắn kết đội ngũ, hình thành văn hóa doanh nghiệp
Các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm được cấp trên giao phó
Giám đốc Thiết kế: Dương Thị Diệu Anh
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm, thương hiệu và các ấn phẩm quảng cáo cho khách hàng, hỗ trợ Phòng Kinh doanh trong việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm. Đảm bảo rằng các yếu tố thiết kế phù hợp với yêu cầu của khách hàng và sản phẩm phù hợp với bản tóm tắt thiết kế
Chịu trách nhiệm về chất lượng chung của tác phẩm sáng tạo cuối cùng và chất lượng của các yếu tố thiết kế của dự án.
Giám đốc Kinh doanh: Bùi Xuân Duy
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Phân tích xu hướng thị trường và các hoạt động của đối thủ để xác định cơ hội kinh doanh
Xây dựng chính sách bán hàng, chính sách sản phẩm
Lên kịch bản tư vấn bán hàng, kịch bản CSKH, xử lý tình huống và tổ chức đào tạo cho nhân sự phòng ban định kỳ
Xây dựng chỉ tiêu KPIs và phân bổ nhiệm vụ chi tiết cho các bộ phận trong phòng nhằm thực hiện tốt kế hoạch của công ty
CÁC RỦI RO CƠ BẢN VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ
RỦI RO CHI TIẾT BIỆN PHÁP
Các rủi ro liên quan đến sản phẩm và chất lượng
Độ bền của sản phẩm: Sản phẩm từ bã cà phê có thể không bền bằng các loại vải truyền thống, đặc biệt khi tiếp xúc với nước hoặc các tác động mạnh Điều này có thể làm giảm tuổi thọ của sản phẩm và ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Màu sắc và mùi: Quá trình sản xuất có thể khiến sản phẩm bị phai màu hoặc giữ lại mùi cà phê Điều này có thể không được khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc dị ứng với mùi hương.
Tính đồng đều của sản phẩm: Việc tạo ra các sản phẩm có màu sắc, độ dày và chất lượng đồng đều từ bã cà phê là một thách thức lớn Sự khác biệt về chất lượng nguyên liệu đầu vào có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm.
Ảnh hưởng của thời tiết đến chất lượng sản phẩm Độ bền và chất lượng:
Thử nghiệm sản phẩm kỹ lưỡng: Tiến hành các bài kiểm tra về độ bền, màu sắc, khả năng giặt ủi trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Sử dụng phụ liệu chất lượng cao: Chọn các loại phụ kiện như khóa kéo, đường chỉ, nhãn mác có chất lượng tốt để tăng độ bền cho sản phẩm.
Cung cấp hướng dẫn bảo quản chi tiết: Hướng dẫn khách hàng cách giặt ủi, bảo quản sản phẩm để kéo dài tuổi thọ.
Xử lý bã cà phê kỹ lưỡng:
Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, mùi hôi trước khi đưa vào sản xuất.
Sử dụng chất cố định màu: Áp dụng các công nghệ xử lý để cố định màu, ngăn ngừa tình trạng phai màu.
Phối hợp màu sắc hài hòa:
Chọn các màu sắc tự nhiên, dễ phối đồ để tạo ra những sản phẩm thời trang.
Tính đồng đều của sản phẩm:
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu: Đảm bảo nguồn cung cấp bã cà phê ổn định và đồng đều.
Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại: Áp dụng các công nghệ như nhuộm liên tục, in kỹ thuật số để đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm thường xuyên: Thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi sản xuất.
Các rủi ro liên quan đến thị trường và khách hàng
Nhận thức của khách hàng về sản phẩm mới: Mặc dù ý tưởng sản phẩm rất độc đáo nhưng việc thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng là không dễ dàng Khách hàng có thể e ngại về chất lượng, giá cả và sự tiện dụng của sản phẩm.
Mùa vụ: Nhu cầu về thời trang thay đổi theo mùa Việc dự đoán chính xác xu hướng và điều chỉnh sản xuất cho phù hợp là một thách thức lớn.
Cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm từ các chất liệu tái chế khác cũng đang ngày càng phổ biến, tạo
Nhận thức của khách hàng:
Tổ chức các sự kiện trải nghiệm: Cho khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm để hiểu rõ hơn về chất lượng và tính năng.
Tạo ra nội dung marketing hấp dẫn: Chia sẻ những câu chuyện về quá trình sản xuất, lợi ích của sản phẩm để thu hút khách hàng.
Hợp tác với các influencer: Tận dụng sức ảnh hưởng của các người nổi tiếng để quảng bá sản thị trường Mùa vụ và xu hướng:
Nghiên cứu thị trường thường xuyên: Theo dõi các xu hướng thời trang mới nhất để điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp.
Phát triển các dòng sản phẩm đa dạng: Không chỉ tập trung vào một phong cách, mà tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Xây dựng thương hiệu khác biệt: Tạo ra một thương hiệu có câu chuyện, có giá trị riêng để thu hút khách hàng trung thành.
Cải tiến sản phẩm liên tục:
Luôn tìm kiếm những ý tưởng mới để nâng cao chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm.
Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả: Mở rộng kênh bán hàng, tăng cường tiếp cận khách hàng.
Các rủi ro liên quan đến kinh
Chi phí sản xuất cao: Quá trình sản xuất phức tạp và đòi hỏi nhiều công đoạn, dẫn đến
Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu giá rẻ: Đàm doanh và tài chính chi phí sản xuất cao hơn so với các sản phẩm thời trang truyền thống.
Khó khăn trong việc định giá: Việc xác định giá bán phù hợp để vừa đảm bảo lợi nhuận vừa cạnh tranh trên thị trường là một bài toán khó.
Rủi ro về vốn: Việc đầu tư vào một ngành hàng mới và chưa phổ biến đòi hỏi một nguồn vốn lớn và ổn định. phán với các nhà cung cấp để có được giá tốt nhất.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Giảm thiểu lãng phí, tăng năng suất lao động.
Áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng:
Giảm chi phí sản xuất.
Phân tích chi phí kỹ lưỡng: Xác định rõ các chi phí phát sinh để đưa ra mức giá hợp lý.
So sánh giá cả với đối thủ:
Nghiên cứu giá cả của các sản phẩm tương tự trên thị trường.
Tạo ra các gói sản phẩm đa dạng: Đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng với các mức giá khác nhau.
Lập kế hoạch tài chính chi tiết: Dự trù các khoản chi phí phát sinh và tìm kiếm nguồn vốn phù hợp.
Tìm kiếm các nhà đầu tư:
Giới thiệu ý tưởng kinh doanh đến các nhà đầu tư tiềm năng.
Ứng dụng các công cụ tài chính: Sử dụng các công tín dụng để bổ sung vốn.
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Khoản mục Chi phí(VNĐ)
Thuê mặt bằng xưởng 300.000.000/năm
Thiết kế sản phẩm (ban đầu) 100.000.000
Thuê mặt bằng cửa hàng 100.000.000
Thiết kế và thi công cửa hàng 300.000.000
Trang thiết bị nội thất 150.000.000
Xây dựng website bán hàng 200.000.000
Danh mục Chi phí (VNĐ)
Nguyên liệu đầu vào (sợi vải cà phê) 250.000/m2
Chi phí nhân công 280.000.000/tháng
Chi phí nhân viên cửa hàng 120.000.000/tháng
Marketing 300.000.000/tháng Điện nước 100.000.000/tháng
Bảng đóng góp cổ phần
Cổ đông Số vốn góp
Doanh thu dự kiến 3 năm đầu
Doanh thu Năm 3 (VND) Áo thun 699.000 978.600.000 1.272.180.000 1.590.225.000 Áo khoác thể thao 849.000 1.188.600.000 1.545.180.000 1.931.475.000 Áo Bra thể thao 349.000 488.600.000 635.180.000 793.975.000
Bộ đồ thể thao có mũ 1.349.000 1.888.600.000 2.455.180.000 3.068.975.000
Gaiter mặt nạ đa năng 199.000 278.600.000 362.180.000 452.725.000
Bảng chi phí hoạt động hàng năm
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3
Chi phí nhân viên 4.800.000.000 5.000.000.000 5.200.000.000 Điện nước 1.200.000.000 1.250.000.000 1.300.000.000
Bảng hạch toán lãi lỗ
Tính toán lợi nhuận lũy kế
Chi phí đầu tư ban đầu: 2.700 triệu VND
Lợi nhuận lũy kế tính từ năm 1 cho đến khi bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu là:
Sau Năm 2: 682.860.000 VND (vẫn chưa hòa vốn)
Sau Năm 3: 5.398.196.000 VND (đã hòa vốn)
Doanh nghiệp đạt hòa vốn vào cuối năm 3 khi tổng lợi nhuận lũy kế đạt 5.398.196.000
VND, vượt qua chi phí đầu tư ban đầu là 2.700 triệu VND.
CÁC PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t19762/vai-tu-ba-ca-phe tiem-nang-cua-nganh-cong- nghiep-thoi-trang.html
Quần áo may bằng vải bã cà phê hút khách