Đặt vấn đềVận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng là vấn để được quan tâm hàng đầu trong định hướng phát triển giao thông đô thị ở tất cả các đô thị trên thế giới.. Lớn
Trang 1
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Bài tập nhóm Môn: Chính Sách Công
ĐỀ TÀI Phân Tích Chính Sách Phát Triển Giao Thông Công Cộng
Ở Thủ Đô Hà Nội
Nhóm:
Lớp:
Khoa:
Giảng viên hướng dẫn:
HÀ NỘI: 12 - 2023
Trang 2MỤC LỤC
I Phần mở đầu 2
1 Đặt vấn đề 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3
II Khái quát về Chính sách công 3
1 Khái niệm 3
2 Mục đích 3
3 Đặc điểm của chính sách công 4
4 Phân loại chính sách công 4
III Khái quát về hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội 5
1 Các khái niệm 5
2 Khái quát về hệ thống giao thông vận tải công cộng ở Hà Nội 5
3 Vai trò của hệ thống giao thông công cộng ở thủ đô Hà Nội 6
IV Phân tích các chức năng của Chính sách phát triển giao thông công cộng ở thủ đô Hà Nội 7
1 Chức năng định hướng 7
2 Chức năng điều khiển, kiểm soát 8
3 Chức năng điều tiết 9
4 Chức năng biểu tượng 9
V Những điểm còn khó khăn, hạn chế và Giải pháp nâng cao hiệu quả của Chính sách phát triển giao thông công cộng tại Thủ đô Hà Nội 11
1 Những điểm còn khó khăn, hạn chế 11
Trang 32 Giải pháp nâng cao hiệu quả 12 Kết luận 13 Tài liệu tham khảo 14
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 4I Phần mở đầu
1 Đặt vấn đề
Vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng là vấn để được quan tâm hàng đầu trong định hướng phát triển giao thông đô thị ở tất cả các đô thị trên thế giới Đô thị càng phát triển thì việc sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng càng trở nên phổ biến với nhiều hình thức như: xe buýt, taxi, đường sắt ngầm, đường sắt trên cao
Tại Hà Nội, hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn Thành phố bao gồm các loại hình xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng (bao gồm cả xe công nghệ), xe du lịch, xe tuyến cố định và các loại hình vận tải khác Hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn hiện nay đang trong quá trình đầu tư xây dựng, trong đó tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến đường sắt đô thị số
3 Nhổn - Ga Hà Nội dự đã hoàn thiện khoảng 90%, dự kiến đưa vào khai thác vào năm sau 2024
Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng hệ thống giao thông công cộng ở Thủ đô vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức Lớn nhất phải kể tới sự mất cân đối ngày càng lớn giữa tỷ lệ sử dụng phương tiện vận tải công cộng và phương tiện vận tải cá nhân đang kéo theo một loạt những hệ lụy như dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông, sự xuống cấp của hạ tầng giao thông đô thị ở Hà Nội nói riêng và các đô thị khác nói chung
Sau khi lựa chọn và nghiên cứu, nhóm quyết định lựa chọn phân tích chính sách Phát triển giao thông công cộng ở thủ đô Hà Nội để từ đó đánh giá và tìm ra giải pháp hướng tới sự phát triển bền vững của giao thông công cộng nói riêng và giao thông đô thị nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 5Phân tích các chính sách phát triển giao thông công cộng tại thủ đô Hà Nội từ
đó kết luận và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng tại Hà Nội
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi: Trên địa bàn thủ đô Hà Nội
- Đối tượng: Các chính sách phát triển giao thông công cộng trên địa bàn
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp luận
- Phương pháp nghiên cứu định tính
II Khái quát về Chính sách công
1 Khái niệm
Chính sách công là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng Được thể hiện trong từng nhu cầu và định hướng cụ thể, dựa trên các điều kiện và sự kiện thực tế
2 Mục đích
- Thể hiện ý chí chính trị của đảng cầm quyền
- Hướng đến tiếp cận và tác động thực tiễn nên các điều kiện kinh tế, xã hội
- Các quyết định này nhằm duy trì tình trạng xã hội hoặc giải quyết các vấn để xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân
- Được thể hiện cụ thể là các quyết sách, quyết định chính trị của nhà nước phản ánh dưới dạng chính sách thực hiện
Trang 6VD: Chính sách an toàn bảo mật thông tin mạng, chính sách về thuế, chính sách bảo
vệ người tiêu dùng,
3 Đặc điểm của chính sách công
- Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước: Các cơ quan ban hành chính sách công bao gồm: Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Chính quyền địa phương các cấp ban hành chính sách trong phạm vi thẩm quyền của mình
- Chính sách công có nhiều quyết định liên quan lẫn nhau: Chính sách công là một chuỗi các quyết định, có nội dung thống nhất Nhằm mục đích cuối cùng là giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành trong một thời gian dài
- Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề trong xã hội: Chính sách công thường là các kế hoạch, dự định, chiến lược tổng quát về chương trình hành động Được xác định trong lĩnh vực cụ thể, hướng đến các nhu cầu, mục đích đề ra
- Chính sách công có mục đích là nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia: Chính sách công có mục đích để điều tiết xã hội vì mục đích chung là
sự phát triển của cộng đồng
4 Phân loại chính sách công
- Xét theo chủ thể ban hành chính sách, chính sách công được chia thành hai loại: + Chính sách quốc gia (áp dụng cho toàn bộ đất nước)
+ Chính sách địa phương (áp dụng cho cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã)
- Xét theo chức năng, bao gồm 4 chức năng :
+ Chức năng định hướng: Định hướng hành vi của xã hội và sự phát triển của sự vật hay sự việc theo mong muốn của chủ thể hoạch định chính sách
+ Chức năng điều khiển, kiểm soát: Đi theo một hướng, hạn chế hoặc thúc đẩy đối với hành vi của xã hội trước một vấn đề
Trang 7+ Chức năng điều tiết: Để hài hòa các quan hệ lợi ích bằng giá cả, người sử dụng càng nhiều trả mức giá càng cao
+ Chức năng biểu tượng: Mang tính quốc gia, quốc thể, khi nói hay nhắc đến là nhận
ra, không nhầm lẫn với nước khác
III Khái quát về hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội
1 Các khái niệm
Giao thông công cộng là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân
Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) là loại hình vận chuyển trong đô thị có thế đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định Một số loại phương tiện thuộc loại hình này bao gồm: Xe buýt, Tàu điện ngầm, Taxi truyền thống, Taxi công nghệ, Xe buýt sông và một số loại phương tiện khác Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD - Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán
2 Khái quát về hệ thống giao thông vận tải công cộng ở Hà Nội
Tại Hà Nội, hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn Thành phố bao gồm các loại hình xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng (bao gồm cả xe công nghệ), xe du lịch, xe tuyến cố định và các loại hình vận tải khác Các loại hình này đã và đang kết nối các vùng của thủ đô, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành phố
Hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn hiện nay đang trong quá trình đầu
tư xây dựng, trong đó tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội đã hoàn thiện khoảng 90%, dự kiến đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào năm sau 2024
Trang 8Theo số liệu năm 2019, sản lượng vận chuyển hành khách của toàn hệ thống đạt 949 triệu lượt, đáp ứng 17,03% nhu cầu đi lại của nhân dân, trong đó:
- Xe buýt: 1.952 xe đáp ứng 8,7% nhu cầu đi lại
- Xe taxi: 19.265 xe đáp ứng 1,97% nhu cầu đi lại
- Xe hợp đồng, du lịch: 57.383 xe (trong đó 38.853 xe dưới 09 chỗ) đáp ứng 3,35% nhu cầu đi lại
- Xe tuyến cố định: 925 xe (của các đơn vị có trụ sở, trụ sở chi nhánh đóng trên địa bàn Thành phố) đáp ứng 1,13% nhu cầu đi lại
- Các loại hình khác đáp ứng 1,88% nhu cầu đi lại
3 Vai trò của hệ thống giao thông công cộng ở thủ đô Hà Nội
Vận tải hành khách công cộng là một bộ phận cấu thành của hệ thống giao thông vận tải đô thị, tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô thị Việc đi lại bằng phương tiện công cộng ở các đô thị góp phần tạo dựng thói quen và tạo tiền đề
để phát triển các phương thức vận tải công cộng hiện đại, có sức chứa lớn trong tương lai Ngoài chức năng vận chuyển một khối lượng hành khách độc lập, phương tiện công cộng còn có khả năng thực hiện trung chuyển giữa các loại hình vận tải, tạo mối liên thông của cả hệ thống giao thông vận tải đô thị
Vận tải hành khách công cộng góp phần tiết kiệm quỹ đất đô thị Diện tích chiếm dụng đường cho một chuyến xe buýt nhỏ hơn xe máy 7,5 lần và nhỏ hơn ô tô con 13 lần Diện tích giao thông tĩnh cho một chuyến đi bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy 2,5 lần và nhỏ hơn ô tô con 23 lần Nếu như tất cả mọi người chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng dịch vụ phương tiện công cộng thì sẽ tiết kiệm được 20-25% diện tích đường dành cho giao thông
Vận tải hành khách công cộng là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng Diện tích chiếm dụng mặt đường của xe buýt khoảng 1,5 m²/người, chỉ bằng 2-3% so với ô tô cá nhân (47,4 - 78,5 m²/người) và 10% so với xe máy (15 m²/người)
Trang 9Nếu tính diện tích chiếm dụng của mỗi hành khách thì xe buýt 45 chỗ là 2,22 m² /khách, xe máy là 22,75 m²/khách và xe ô tô 4 chỗ là 20,5 m² /khách Như vậy, sử dụng phương tiện công cộng có thể tận dụng được tối đa diện tích khi lưu thông
Vận tải hành khách công cộng là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm chi phí đi lại của người dân đô thị, góp phần tăng năng suất lao động xã hội Sử dụng phương tiện công cộng góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội (chi phí đầu tư phương tiện, chi phí điều hành quản lý giao thông, lãng phí thời gian do tắc đường,…) Ngoài ra còn nhiều tác động tích cực khách quan đến mọi mặt của đời sống xã hội Chi phí xã hội cho một chuyến đi theo giá mở bằng xe buýt chỉ bằng 45% so với xe máy và 7,7% so với xe con
Vận tải hành khách công cộng là ngành dịch vụ công ích, vì phúc lợi xã hội và góp phần bảo vệ môi trường Quá trình phát triển của ngành này gắn liền với mức tăng trưởng kinh tế của đô thị và sự đổi mới trong xã hội Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng sẽ ngày càng được nâng cao để phục vụ toàn dân với sự đầu tư phương tiện, nâng cao tính tiện lợi, tiện nghi, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người
sử dụng Bên cạnh đó, Nhà nước luôn có chính sách ưu đãi đối với những đối tượng
ưu tiên như học sinh, sinh viên, người tàn tật, Vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, góp phần hạn chế ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường
IV Phân tích các chức năng của Chính sách phát triển giao thông công cộng ở thủ đô Hà Nội.
1 Chức năng định hướng
Chức năng định hướng của Chính sách được thể hiện trong các văn bản hành chính Nhà nước như Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Chính phủ, Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố Hà Nội,
Kế hoạch số 201/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội,… Các văn bản trên đều hướng tới việc khuyến khích người dân sử dụng hệ thống giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Trang 10và bảo vệ môi trường Để giải quyết những khó khăn về hạ tầng giao thông và hướng tới sự phát triển về lâu dài và bền vững của toàn hệ thống giao thông thành phố
Hay mới đây trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề cập tới định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội theo hướng TOD và ưu tiên cho phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thành phố Theo các nhà hoạch định, mô hình TOD có thể giúp
Hà Nội phát triển theo xu hướng hình thành đô thị nén, biến khó khăn thách thức thành cơ hội thực sự để Hà Nội có thể phát triển tất cả các mặt kinh tế - xã hội cho hiện tại và cả tương lai
Từ các văn bản kể trên, Nhà nước hướng tới việc tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng, nâng cao năng lực vận hành phục vụ của hệ thống, điều chỉnh thói quen sử dụng phương tiện vận tải công cộng của người dân theo hướng khuyến khích sử dụng, thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của giao thông công cộng đối với các mặt của đời sống
2 Chức năng điều khiển, kiểm soát
Chính sách phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội thực hiện chức năng các chức năng điều khiển, kiểm soát thông qua việc triển khai Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (HPTC) trên địa bàn thành phố Trung tâm có nhiệm vụ giúp Sở GTVT và UBND thành phố Hà Nội xây dựng và thực hiện các đề án, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố và tới các tỉnh liền kề; Quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng; Phát hành
và quản lý hệ thống vé; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào công tác giám sát và quản lý; Tổng hợp, quản lý, khai thác dữ liệu về GTVT; Kiểm định, đánh giá chất lượng công trình hạ tầng giao thông vận tải
Trong các văn bản hành chính về phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội cũng đã đề cập và có các quy định về việc hạn chế phương tiện cá nhân và tiến tới cấm một số loại phương tiện cá nhân lưu thông trong khu vực nội đô Đã có các biện pháp cụ thể như Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ, đến năm 2030, các
đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều thu phí ô tô vào nội đô Hay đề án “Phát
Trang 11triển kinh tế đô thị TP Hà Nội từ năm 2025, tầm nhìn 2030” đã tiến hành nghiên cứu
"phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030" Việc hạn chế xe máy sẽ được áp dụng tại địa bàn 12 quận trong nội thành Hà Nội, gồm: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc
Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây
Hồ và Nam Từ Liêm
3 Chức năng điều tiết
Chức năng điều tiết trong Chính sách phát triển giao thông công cộng ở thủ đô
Hà Nội có thể thấy rõ nhất trong các quy định về giá vé và phí sử dụng dịch vụ của các loại hình phương tiện vận tải công cộng Với các đối tượng sử dụng khác nhau thì mức giá này cũng khác nhau Một số loại hình vận tải công cộng sẽ có các mức giá khác nhau phụ thuộc vào khoảng cách di chuyển
Về sự khác biệt giá vé giữa các đối tượng sử dụng, chúng ta có thể nói đến các quy định về giá vé xe buýt Theo các quy định hiện nay, vé xe buýt cho trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí và cung cấp thẻ đi xe buýt miễn phí cho thương binh, bệnh binh, người khuyết tật, người cao tuổi (trên 60 tuổi) và nhân khẩu thuộc hộ nghèo Đối với nhóm đối tượng được ưu tiên là học sinh, sinh viên, công nhân, tập thể lớn trên 30 người, giá vé tháng chỉ từ 55.000 - 70.000VND/ tuyến và từ 100.000 - 140.000VND với vé liên tuyến Trong khi đó với đối với các đối tượng không được ưu tiên, con số này lần lượt là 100.000VND/tuyến và 200.000VND với vé liên tuyến
Với các loại hình vận tải công cộng có giá vé, phí sử dụng dịch vụ phụ thuộc vào khoảng cách di chuyển, một ví dụ tiêu biểu đó là giá vé của tuyến đường sắt đô thị 2A: Cát Linh – Hà Đông Vé tàu một lượt theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng/lượt với toàn tuyến đi từ ga Cát Linh ⇔ ga Yên Nghĩa và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất (2 ga cạnh nhau)
4 Chức năng biểu tượng