1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm nghiệp vụ ngân hàng đề tài phân tích bctc của ngân hàng vietinbank giai đoạn 2021 2022

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động ngân hàng theo giấy phép thành lập và hoạt động và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm nhận tiền gửi k

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÀI TẬP NHÓMNGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

Đề tài: Phân tích BCTC của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2021-2022

Hoàng Lê Thùy Trang 20203184Đàm Thị Phương Thảo 20203181Nguyễn Thị Hoài Phương 20203177Nguyễn Như Thùy Trang 20203185Phạm Thị Thảo Vân 20203193

GVHD: Nguyễn Thúc Hương GiangHà Nội, tháng 7 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Tổng quan về NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM (VIETTIN BANK) 3

1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

2 Lĩnh vực kinh doanh 3

3 Cơ cấu tổ chức 4

II.Phân tích tình hình tài chính 4

1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn 4

a Phân tích tình hình tài sản 4

b Phân tích tình hình nguồn vốn 6

c Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn 12

2 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời 16

a Tình hình thu nhập, chi phí của Vietinbank 16

b Khả năng sinh lời của Ngân hàng 18

3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ 19

a Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh 19

b Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 21

c Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 22

III Đánh giá chung Đề xuất giải pháp 23

Trang 3

I.Tổng quan về NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETTIN BANK)

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng

Ngân hàng đã có 30 năm xây dựng và phát triển:

Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương (Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành và đi vào hoạt động

Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách vàhoạt động kinh doanh

Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng

Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trịtheo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững.

2 Lĩnh vực kinh doanh

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động ngân hàng theo giấy phép thành lập và hoạt động và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác

Cấp tín dụng

Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước, mở tài khoản, tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia

Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính

Các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, tham gia đấu thầu, mua bán tín phiếu kho bạc nhà nước, công cụ chuyển nhượng, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp

Phát hành chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác

Vay, cho vay, gửi nhận gửi vốn của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính trong và ngoài nước

Góp vốn, mua cổ phần theo quy định của Pháp luật

Ủy thác, nhận ủy thác đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng

Trang 4

Kinh doanh dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế

3 Cơ cấu tổ chức

II.Phân tích tình hình tài chính

1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

a Phân tích tình hình tài sản

Trang 5

Bảng cân đối kế toán trong BCTC năm 2022

Phần tài sản thể hiện quy mô của doanh nghiệp, thể hiện vốn của ngân hàng đã được đầu tư vào các hạng mục tài sản cụ thể nào

Nhìn chung tổng tài sản tăng 18% từ 2021 đến 2022, trong đó chủ yếu biến động từ:

Trang 6

Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác: Tăng 62,4% đạt 242,4 nghìn tỷ Trong đó bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn đều tăng mạnh đặc biệt là tiền ngoại tệ gửi có kỳ hạn, ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngoài nước

Cho vay khách hàng: tăng 13% từ 1,104 nghìn tỷ đến 2,245 nghìn tỷ.Trong đó chiếm phần lớn là các khoản cho vay từ các tổ chức kinh tế, cá nhân ở trong nước (tăng 12,8% so với năm 2021 từ 1,115 lên 1,258 nghìn tỷ đồng), sau đó đến cho thuê tài chính Các khoản cho vay càng đến nhiều từ các doanh nghiệp hơn cho thấy Viettin bank là ngân hàng có sức ảnh hưởng và có thể huy động vốn lớn

Chứng khoản kinh doanh năm 2022 giảm đi 1 nửa so với năm 2021 vì lí do các NHTM vẫn có xu hướng tập trung phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng truyền thống như hoạt động tín dụng và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, phát triển công nghệ ngân hàng, đồng thời chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán Viettin bank cắt giảm số vốn đầutư vào chứng khoản kinh doanh để tập trung hơn vào nghiệp vụ đầu tư Các khoản đầu tư chứng khoán: là giá trị của những chứng khoán mà ngân hàng sở hữu Đây là khoản đầu tư của đơn vị nhằm đa dạng hóa mục đích kinh doanh Chứng khoán Việt Nam và thế giới đã có những khoảng thời gian giao dịch tiêu cực vào năm 2022 VN-Index giảm xuống dưới mức 1.000 điểm Thị trường lao dốc khiến danh mục đầu tư của hàng loạt tổ chức“bốc hơi” Không riêng các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, mà nhiều ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất sử dụng một phần vốn để đầu tư ngoài hoạt động lõi cũng thua lỗ đậm trong năm qua, nhất là 2 quý cuối năm 2022 Muabán đầu tư kinh doanh chứng khoán, góp vốn mua cổ phần và các hoạt động kinh doanh khác của Vietinbank lại ghi nhận sụt giảm hơn 36% trong năm 2022 (với mảng chứng khoán đầu tư) Tuy nhiên chứng khoán đầu tư chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu nhập nên về phía ngân hàng không có ảnh hưởng gì lớn

Góp vốn liên doanh: Dạo gần đây ngân hàng có góp vốn liên doanh với Ngân hàng Cathay United (1 ngân hàng thành lập tại Đài Loan) để thành lập ngân hàng TNHH Indovina Sau khi được nhà nước chấp nhận thì ngân hàngindovina thực hiện nhiều hoạt động tăng vốn

Phần tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản (5,5%) bao gồm nhà cửa kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,… và tất cả đều không đóng góp cho việc kinh doanh chính của ngân hàng nên chiếm tỷ trọng ít là dễ hiểu

Tỷ trọng tài sản Có khác và các khoản lãi, phí phải thu trên Tổng tài sản giảm dần trong giai đoạn vừa qua, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của các ngân hàng Tài khoản có khác bao gồm các khoản sau:

Trang 7

Các khoản phải thu tăng gấp đôi so với năm 2021 Ngân hàng đang bị chiếm dụng vốn, khách hàng không trả tiền hoặc trả trễ hạn, nợ xấu tăng cao, Theo thống kê của Trung tâm phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), chất lượng tín dụng trong quý III/2022 kém khả quan, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,47%, tăng 20 điểm cơ bản so với đầu năm và 8 điểm cơ bản theo quý Các chuyên gia SSI cảnh báo các ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề chất lượng tài sản trong thờigian tới, nợ xấu và trích lập dự phòng sẽ là những áp lực tương đối lớn Vì vậy cuối năm 2022, ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để hạn chế nợ xấu

Các khoản lãi phải thu từ nghiệp vụ cho vay cũng tăng 30% so với năm 2021

Tài sản có khác từ các lợi thế thương mại

b Phân tích tình hình nguồn vốn

Phân tích vốn tự có của ngân hàng:

Vốn tự có của ngân hàng là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cùng một số tài sản nợ khác của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Theo Hiệp ước Basel 2 (2007), vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2 :

Vốn cấp 1 (Vốn tự có cơ bản): Là phần vốn tự có được hình thành ban đầu vào được bổ sung trong suốt quá trình ngân hàng hoạt động , đây là nguồn vốn tương đối ổn định.

Vốn cấp hai (Vốn tự có bổ sung): Là nguồn vốn tăng thêm khi ngân hàng đã đi vàohoạt động và phụ thuộc vào nguồn vốn tự có cơ bản về quy mô và có tính ổn định thấp.

Thành phần chính vốn tự có của Vietinbank bao gồm:

Các cấu phần chính của Vốn cấp 1: - Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

- Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ - Quỹ dự phòng tài chính - Lợi nhuận chưa phân phối - Thặng dư vốn cổ phần

Trang 8

Các cấu phần chính của Vốn cấp 2: - 80% dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Lợi ích của cổ đông thiểu sốDưới đây là bảng cơ cấu vốn tự có do Vietinbank công bố :

Bảng 2.1.2.1a

Đơn vị : triệu đồng

Do phương pháp tính tuân thủ thông tư 41/2016/TT-NHNN rất phức tạp nên ta có thể thông qua thông tư và báo cáo tài chính để đánh giá một số chỉ tiêu chính của vốn tự có của ngân hàng

đơn vị : triệu đồng

Năm 2022 Năm 2021

c

Trang 9

Thông qua bảng 2.1.2.1a ta có thể thấy vốn tự có của ngân hàng tăng từ 130.296.397 triệu đồng năm 2021 lên 145.073.907 triệu đồng năm 2022, tăng 11,34 % Thông qua báo cáo tài chính và bảng 2.1.2.1a có thể thấy được sự gia tăng này đến từ sự gia tăng mạnh của vốn cấp 1, từ 92.240.483 triệu đồng năm 2021 lên 106.285.430 triệu đồng năm 2022, bao gồm gia tăng của Quỹ TCTD tăng từ 13.673.265 triệu đồng lên 16.074.632 triệu đồng, gia tăng mạnh của Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 55,27 % từ 21.488.131 triệu đồng năm 2021 lên 33.364.370 triệu đồng năm 2022 Sự gia tăng này có thể kể đến tác động của chính sách chi trả cổ tức của ngân hàng, 21/7/2021, Vietinbank đã hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cố đông hiện hữu với tổng số thực tế phát hành thêm là 1.082.346.053 đơn vị.

Gia tăng Quỹ giúp ngân hàng tăng mức chịu đụng rủi ro mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức làm tăng quy mô ngân hàngvà giúp giữ lại được nhiều lợi nhuận sau thuế hơn và từ đó có thể tăng trích sang các quỹ phục vụ, phát triển ngân hàng.

Các chỉ số đánh giá Vốn tự có :

Tỷ lệ an toàn tối thiếu = Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, ngân hàng trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo cơ bản để nhà quản lý (NHTW)đánh giá sự lành mạnh về tài chính của ngân hàng.

Trang 10

Đơn vị : triệu đồng, %Năm 2021 Năm 2022

Từ dữ liệu trên có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất của Vietinbank luôn duy trì ở cao hơn mức yêu cầu tối thiểu (9%) của Ngân hàng Nhà nước Vietinbank chủ động quản lý tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo tuân thủ với hạn mức NHNN và tạo lợi thế trong hoạt động kinh doanh, trong đó xem xét, cân nhắc các biện pháp nhằm ổn định và tăng trưởng vốn tự có như tiếp tục giữ lại nguồn lợinhuận sau thuế để bổ sung vào Vốn cấp 1 Ngân hàng đã đưa ra kế hoạch nhằm tăng vốn điều lệ từ các cấu phần sau:

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại có thế đo lường được uytín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Từ đó, ngân hàng thương mại có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vừng và mở rộng quan hệ với khách hàng Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết "đầu vào” của ngân hàng.

Vietinbank thực hiện huy động vốn trên các nguyên tắc: Tuân thủ quy định của pháp luật, chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ; Đảm bảo công khai,

Trang 11

minh bạch, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên gửi tiền theo quy định của ngân hàng và pháp luật trong từng thời kỳ; Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với khách hàng, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và ngân hàng trong huy động vốn; Gắn liền với sử dụng vốn đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật và phù hợp với định hướng của HĐQT trong từng thời kỳ.

Cơ cấu vốn huy động của VIETINBANK năm 2021 – 2022

Đơn vị : triệu đồng

Năm 2022 Năm 2021

Tổng 1.657.147.799 1.401.001.078

Vốn huy động của Vietinbank tăng 18,28% từ 1.401.001.078 triệu đồng năm 2021 lên 1.657.147.799 triệu đồng năm 2022 Bao gồm gia tăng của Các khoản nợ CP&NHNN, Tiền gửi của các TCTD khác, Phát hành giấy tờ có giá, Tiền gửi của khách hàng.

Các khoản nợ CP&NHNN tăng mạnh 214,71%, từ 33.294.404 triệu đồng năm 2021 lên 104.779.302 triệu đồng năm 2022, trong đó Tiền gửi thanh toán của kho

Trang 12

bạc Nhà nước chiếm đến tỷ trọng lớn hơn 103.042.673 triệu vnđ năm 2022 hỗ trợ thanh khoản hệ thống, thanh toán các nghiệp vụ với kho bạc.

Năm 2022 Năm 2021

Tiền gửi của các TCTD khác năm 2021 là 138.833.846 triệu đồng tăng lên 209.429.843 triệu đồng năm 2022, trong đó Tiền gửi tăng mạnh từ 33.670.804 triệuđồng lên 139.932.528 triệu, Vay năm 2021 từ 105.163.042 triệu giảm xuống 69.497.315 triệu đồng năm 2022.

Phát hành giấy tờ có giá tăng từ 64.496.785 triệu đồng lên 91.370.419 triệu đồng Theo thuyết minh thì đến từ Trái phiếu ghi sổ và Chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷtrọng giá trị lớn nhất.

Tiền gửi của khách hàng là nguồn lớn nhất trên thị trường tiền tệ nhàn rỗi đặc biệt là nguồn tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng cao bởi chính dân cư mới là chủthể tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế sản xuất đa dạng, ngoài “của ăn” còn khoản tích lũy được “của để” do đó sự biến động của nguồn vốn này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Do vậy Tiền gửi của khách hàng của Vietinbank luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn huy động Cụ thể :

Năm 2021 giá trị 1.161.848.113 triệu chiếm 82,93%, sang năm 2022 tăng lên thành1.249.176.034 triệu chiếm 75.38%, từ năm 2021 đến năm 2022 tăng 7,52% Trong cơ cấu Tiền gửi của KH, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND chiếm giá trị tỷ trọngcao nhất, năm 2021 là 899.476.972 triệu chiếm 77,42% sang năm 2022 tăng lên đạt965.635.265 triệu chiếm 77,3% tổng tiền gửi của KH Tiền gửi không kỳ hạn cũng gia tăng về cả quy mô lẫn tỷ trọng góp phần giảm chi phí vốn, tăng hiệu quả cho ngân hàng

Xem xét về loại tiền thì tiền gửi VND luôn chiếm giá trị và tỷ trọng cao hơn tuyệt đối so với ngoại tệ.

Trang 13

c Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn

Phân tích tình hình dự trữ

Dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán Dự trữ bắtbuộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán luôn phải đáp ứng đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ Đó cũng là một trong những công cụ thựcthi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước được xác định theo quy định tại Điều 5, duy trì theo quy định tại Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 30/2019/TT-NHNN.

Theo văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 áp dụng từ ngày 01/06/2018, Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nhóm ngân hàng Vietinthuộc vào thì tiền gửi VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%, tiền gửi VNĐ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1%; đối với tiền gửi ngoại tệ: tiền gửi củatổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1%, tiền gửi khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới12 tháng là 8% và tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6%.

Năm 2022 Năm 2021

Trong giai đoạn 2021-2022 , Vietin đã tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về dự trữ bắt buộc, duy trì tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo việc điều tiết và kiểm soát nguồn tiền.

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:08

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w