1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo bài tập nhóm quản trị ngân hàng đề tài hợp đồng tương lai

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai có thể là tiền tệ, hàng nông sản, khoáng sản, chỉ số chứng khoán, lãi suất… - Ký quỹ: là khoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán phát sinh đó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGÂN HÀNG

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ NGÂN HÀNGĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

Sinh viên: Lê Thị Thúy Hằng: Lê Thị Thanh Ngân: Uông Thị Hồng Quyên: Lê Thanh Tuấn : Ông Văn Tây : Phan Thị Mỹ Linh

Trang 2

Mục lục

Danh mục hình ảnh

2

Trang 3

Chương 2: QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

Có 2 kĩ thuật quản trị rủi ro lãi suất

- Tái cấu trúc bảng cân đối hoặc tái cấu trúc Tài sản và Nợ

+ Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất + Quản lý khe hở kỳ hạn bình quân

- Sử dụng các công cụ phái sinh

+ Hợp đồng tương lai+ Hợp đồng quyền chọn+ Hợp đồng hoán đổi

- Tài sản (tài sản cơ sở) của hợp đồng tương lai: là hàng hóa hoặc công cụ tài chính được sử dụng làm cơ sở để thiết kế hợp đồng tương lai Tài sản cơ sở có thể được biểu đạt bằng nhiều tên gọi khác như: công cụ cơ sở, công cụ gốc, công cụ cơ sở trên thị trường giao ngay Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai có thể là tiền tệ, hàng nông sản, khoáng sản, chỉ số chứng khoán, lãi suất…

- Ký quỹ: là khoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán phát sinh đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên hợp đồng.

- Vị thế: là trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tưhiện đang nắm giữ.

- Đóng vị thế: mở một địa vị đối ứng với một vị thế đang được nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn.

- Giá thanh toán cuối ngày: là mức giá của hợp đồng phái sinh được dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phái sinh trong ngày của từng hợp đồng.

3

Trang 4

- Giá thanh toán cuối cùng: là mức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở đó và được dùng để tính toán giá trị lãi lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.

- Hệ số nhân hợp đồng: chính là hệ số quy đổi giá trị của hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền.

- Khối lượng mở: số lượng hợp đồng của một loại chứng khoán phái sinh đang tồn tại ở một thời điểm.

* Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về:- Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì.

- Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu.- Thời điểm diễn ra giao dịch đó.

- Giá giao dịch.

1.1Các loại hợp đồng tương lai:

- Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản( Commodity Futures): Đây là loại hợp đồng tương lai liên quan đến các sản phẩm tự nhiên hoặc hàng hoá, chẳng hạn như dầu, vàng, ngô, bông, sắt, hoặc đường Những người tham gia trong thị trường hàng hóa tương lai thường sử dụng hợp đồng này để bảo vệ giá cả hoặc đầu tư vào các tài sản hàng hoá.

- Hợp đồng tương lai tỷ giá hối đoái (Currency Futures): Loại hợp đồng này liên quan đến tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền khác nhau Chúng thường được sử dụng để bảo vệ rủi ro tỷ giá hối đoái khi doanh nghiệp hoạt động quốc tế hoặc để đầu tư vào thị trường ngoại hối.

- Hợp đồng tương lai chứng khoán (Stock Futures): Các hợp đồng này dựa trên giá cả của chứng khoán cụ thể, chẳng hạn như cổ phiếu công ty hoặc các chỉ số chứng khoán Chúng có thể được sử dụng để đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc để bảo vệ rủi ro trong giao dịch cổ phiếu.

- Hợp đồng tương lai lãi suất (Interest Rate Futures): Loại hợp đồng này liên quan đến lãi suất hoặc những biến động về lãi suất Chúng thường được sử dụng để quản lý rủi ro liên quan đến lãi suất, chẳng hạn như trong việc lãi suất tín dụng, mua bán trái phiếu, hoặc quản lý danh mục đầu tư.

- Hợp đồng tương lai tiền tệ mã hóa (Cryptocurrency Futures): Đây là một loại hợp đồng tương lai mới nổi, liên quan đến các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và Litecoin Chúng cho phép nhà đầu tư đặt cược vào giá của tiền điện tử trong tương lai và tham gia vào thị trường tiền điện tử mà không cần sở hữu thực sự các đồng tiền này.

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

- Hợp đồng tương lai chỉ số (Index Futures): Các hợp đồng này dựa trên các chỉ số chứng khoán, chẳng hạn như S&P 500, Nasdaq, hoặc Dow Jones Chúng cho phépnhà đầu tư tham gia vào biến động của toàn bộ thị trường chứng khoán.

- Hợp đồng tương lai thời tiết (Weather Futures): Loại hợp đồng này liên quan đến các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, mưa, hoặc bão Chúng được sử dụng bởi các doanh nghiệp có liên quan đến ngành công nghiệp nông nghiệp hoặc du lịch để bảo vệ khỏi rủi ro thời tiết.

1.3 Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng tương lai:1.3.1 Ưu điểm của hợp đồng tương lai

- Tính thanh khoản cao: Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa có tính thanh khoản cao do được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sởgiao dịch chứng khoán Vì người mua và người bán là tập trung nên tạo ra khả năng thanh khoản cao nhất có thể Hơn nữa, việc định giá, khối lượng và giá trị giao dịch được công bố công khai cũng giúp thị trường minh bạch và tăng thanh khoản.

- Lợi thế đòn bẩy: Khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một khoản tiền ký quỹ có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia (giá trị hợp đồng) Mức sinh lời này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trênthị trường cơ sở.

- Công cụ bảo hộ trên thị trường tài chính: Hợp đồng tương lai giúp nhà đầu tư quảnlý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả Bằng cách bán hợp đồng tương lai, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị trường cơ sở có thể hạn chế thua lỗ trong trường hợp thị trường giảm điểm.

1.3.2 Nhược điểm của hợp đồng tương lai

- Hợp đồng tương lai phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng, dành cho nhà đầu tư có nhiều thời gian xem bảng điện và biểu đồ.

- Mức độ đòn bẩy cao tiềm ẩn rủi ro cao cho nhà đầu tư: Đòn bẩy là con dao hai lưỡi vì vậy khi dự báo về sự thay đổi của giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với những gì thực sự diễn ra trên thị trường hay giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng bất lợi, thua lỗ sẽ xảy ra Mức độ thua lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm trên “số vốn đầu tư ban đầu” sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Hạn chế khả năng tận dụng biến động có lợi của thị trường khi sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro.

5

Trang 6

Đặc điểm

2.1 Tính chuẩn hóa

- Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản củahợp đồng đều được chuẩn hóa.

- Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao – nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…2.2 Được niêm yết

- Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,

2.3 Bù trừ và ký quỹ

- Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợpđồng được thanh toán Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại HĐTL.

- Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:- Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.

- Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần Do đólàm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.

2.4 Dễ đóng vị thế

- Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự Từ đó, giúp người sử dụng hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

2.5 Đòn bẩy tài chính

- Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ(so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở).

6

Trang 7

- Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu kýquỹ với tính chất là khoản cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.- Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực,

nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.2.6 Tính cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

- Khi giao dịch HĐTL, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định.

- Cụ thể, khi đáo hạn HĐTL, bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xác định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong HĐTL và nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.

2.7 Tính thanh khoản

- Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, NĐT tham gia vào thị trường mua bánHĐTL đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua – bán cái gì, cách thức giao dịch vào thời điểm nào trong tương lai.

- Vì vậy, các NĐT có thể mở và đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mụcđích khác nhau.

Lợi ích

- Phòng ngừa rủi ro: Hợp đồng tương lai đem lại cho những người muốn quản lý rủiro biến động giá cơ hội chuyển rủi ro đó sang cho những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro với hy vọng không ngừng gia tăng lợi nhuận – Quá trình chuyển rủi ro này được gọi là phòng ngừa rủi ro Trên thực tế, việc phòng ngừa rủi ro được thực hiện bằng cách bù trừ rủi ro về giá hiện hữu trên thị trường giao ngay thông qua việc giữ một vị thế trái ngược nhưng có giá trị tương đương trên thị trường hợp đồng tương lai Bằng cách này, người phòng ngừa rủi ro sẽ cố định được mức giá hay là mức lãi suất mà họ có thể chấp nhận được và hạn chế, thậm chí loại bỏ, những thiệt hại do biến động bất lợi của giá gây ra.

7

Trang 8

- Giảm thiểu rủi ro: Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro đối với các danh mục đầu tư Khi một nhà đầu tư quyết định bán HĐTL và không sở hữu tài sản cơ bản thì tình huống này thường được gọi là “vị thế trần”.- Đa dạng hóa tài sản: Nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro với các tài sản khó có thể

giao dịch tại chỗ Điển hình như các loại hàng hóa như xăng, dầu thường đòi hỏi chi phí lưu trữ và chi phí vận chuyển cao Tuy nhiên thông qua việc sử dụng HĐTL các nhà giao dịch và nhà đầu tư không phải thực hiện trực tiếp các giao dịch mà có thể vào đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau.

- Phát hiện giá thị trường: Thị trường tương lai có thể xem tương tự như cửa hàng một điểm đến, tại đó người mua và người bán có thể thực hiện các giao dịch đối với một số loại tài sản đa dạng chẳng hạn như hàng hóa (tức là khi cung và cầu cân bằng gặp nhau)

Các chủ thể liên quan

- Cơ quan quản lý

+ Ban hành các văn bản pháp luật quy định

+ Thanh tra và giám sát các hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và hợp đồng quyền chọn nói riêng.

+ Tính ký quỹ đồng thời thông báo những yêu cầu bổ sung ký quỹ của từng thành viên bù trừ

+ Tính giới hạn vị thế cho từng nhà đầu tư trong mỗi loại hợp đồng

+ Giám sát, theo dõi khối lượng giới hạn vị thế cho phép của từng thành viên hay nhà đầu tư;

+ Thực hiện hạch toán mỗi ngày (mark-to-market);+ Giám sát và quản lý và các thành viên bù trừ;

8

Trang 9

+ Quản lý tài khoản ký quỹ của các thành viên cũng như khách hàng;+ Quản lý các tài sản thế chấp;

+ Quản lý các quỹ dự phòng được thành lập để sử dụng trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;

+ Đưa ra những cơ chế quản lý rủi ro cho thị trường, các văn bản pháp quy liên quan đến sản phẩm, quản lý, giám sát thị trường.

- Thành viên giao dịch phái sinh

+ Là các tổ chức tài chính đáp ứng được các quy định thực hiện nghiệp vụ môi giới, và tự doanh, tư vấn đối với giao dịch sản phẩm phái sinh (cụ thể là hợp đồng tương lai) ví dụ như công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại, Quỹ đầu tư…Những tổ chức này thường đã đăng ký tư cách là thành viên giao dịch cho sản phẩm phái sinh và là thành viên với SGDCK, phải thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của thành viên giao dịch của SGDCK/SGDCK phái sinh.

- Thành viên bù trừ

+ Các tổ chức tài chính đáp ứng được các quy định để có quyền thực hiện nghiệp vụ bù trừ cho giao dịch sản phẩm phái sinh, đã đăng ký tư cách thành viên với Trung tâm thanh toán bù trừ/Bộ phận bù trừ nằm trong Sở Thành viên bù trừ thực hiện các nghiệp vụ bù trừ chứng khoán phái sinh cho các giao dịch tự doanh của chính mình và cho khách hàng.

+ Trung tâm thanh toán bù trừ cũng có quy định rõ mức ký quỹ bắt buộc và mức ký quỹ duy trì cho các thành viên bù trừ Tại một số thị trường nước ngoài, khi ký quỹ được chấp nhận như các tài sản khác ngoài tiền mặt, Trung tâm thanh toán bù trừ cũng có quy định rõ về giá trị của các tài sản thế chấp ký quỹ đó Theo đó, thành viên bù trừ sẽ thực hiện kiểm định giá trị của các tài sản ký quỹ và sau đó báo cáo với Trung tâm thanh toán bù trừ.

+ Chào giá hai chiều và chào giá liên tục;

+ Nhà tạo lập thị trường bắt buộc phải thực hiện chào giá hai chiều với thời gian tồn tại và thời gian chào giá của lệnh được quy định theo Sở đặt ra, khi nhận được yêu cầu chào giá

+ Mức chênh lệch giữa giá chào mua/bán và khối lượng phải được thực hiện theo quy định của Sở.

9

Trang 10

- Ngân hàng thanh toán

+ Ngân hàng thanh toán dựa trên kết quả hạch toán theo giá thực tế hàng ngày của trung tâm thanh toán bù trừ để thực hiện chuyển khoản và hạch toán cho các tài khoản giao dịch sản phẩm phái sinh Bên cạnh đó, để thực hiện việc giám sát giá trị tài khoản thực của khách hàng tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng thanh toán còn kết nối với Trung tâm thanh toán bù trừ Ngân hàng thanh toán thực có hiện thu phí đối với các giao dịch này.

- Nhà đầu tư

+ Thành phần tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh có thể là các nhà đầu tư có tổ chức hay cũng có thể là các nhà đầu tư nhỏ lẻ Những cá nhân, tổ chức này không thể trực tiếp tham gia vào thị trường mà phải thông qua các tổ chức đóng vai trò trung gian môi giới để có thể thực hiện các hoạt động giao dịch trên thị trường Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh có thể cómột số mục đích cụ thể như sau:

+ Đầu cơ về giá trên thị trường+ Phòng ngừa rủi ro danh mục đầu tư+ Giao dịch để hạn chế chênh lệch giá

10

Trang 11

+ Bảo đảm việc tôn trọng những cam kết, có nghĩa là đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng.

+ Xác lập giá thanh toán cho mỗi hợp đồng.

+ Bảo đảm cho những hoạt động giao dịch của thị trường được thanh toán nhanh chóng và cập nhật hàng ngày tài khoản của những thành viên.

+ Trung tâm TTBT xem mỗi hoạt động giao dịch gồm 2 đối tác và đảm nhiệm vai trò của đối tác còn lại trong hợp đồng (hoạt động như người bán đối với mỗi ngườimua và như người mua đối với mỗi người bán) Bằng cách hoạt động như vậy, nó cho phép mỗi đối tác sau này có thể đảo ngược vị thế mà không cần phải liên lạc với đối tác ban đầu của mình.

+ Xác định mức ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm TTBT.Ví dụ:

Giả sử vào ngày 31 tháng 1, một nhà đầu tư A ở Hà Nội yêu cầu người môi giới của mìnhmua 500 kg cà phê, giao hàng vào tháng 7 cùng năm Người môi giới của A chuyển yêu cầu này đến cho nhân viên giao dịch ở sàn giao dịch Cùng thời gian đó, một nhà đầu tư B ở Đà Nẵng yêu cầu người môi giới của mình bán 500 kg cà phê, cũng giao hàng vào tháng 7 cùng năm Người môi giới của B (môi giới) sẽ chuyển lệnh bán đến cho nhân viên giao dịch tại sàn Khi đó, hai nhân viên giao dịch tại sàn sẽ gặp nhau, thỏa thuận về giá tương lai của mặt hàng và giao hàng vào tháng 7 Như vậy, hợp đồng tương lai xem như được hình thành.

Tổng quát về hợp đồng tương lai lãi suấtKhái niệm

- Hợp đồng tương lai lãi suất(Interest Rate Future) là một hợp đồng tương lai với một công cụ tài chính cơ bản có trả lãi Hợp đồng tương lai lãi suất là hợp đồng giữa người mua và người bán, đồng ý giao nhận trong tương lai cho bất kì tài sản sinh lời nào Hợp đồng tương lai lãi suất cho phép người mua và người bán ấn định giá tài sản sinh lời cho một ngày trong tương lai

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:24

Xem thêm: