Vai trò chiến lược ngành nông nghiệp Lâm Đồng Ngành nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong tỉnh Lâm Đồng vì vịtrí địa lý và điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nôn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
=================
BÀI TẬP NHÓM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Lê Vũ Minh Ánh – 11210854 Nguyễn Hoàng Ngân – 11214212 Phan Thị Hương Giang – 11212578 Phạm Huyền Trang – 11216827 Đặng Thị Thùy Khuê – 11216766
Lớp: PTCC1104(123)_04-Chiến lược phát triển
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1 Tổng quan về nông nghiệp Lâm Đồng 4
2 Vai trò chiến lược ngành nông nghiệp Lâm Đồng 4
2.1 Về mặt lương thực 4
2.2 Về mặt việc làm 4
2.3 Về mặt tăng trưởng kinh tế 4
3 Các nhân tố ảnh hưởng nông nghiệp Lâm Đồng 5
3.1 Vị trí địa lí 5
3.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 5
3.3 Nhân tố kinh tế – xã hội 8
II Nội dung xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp 10
1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển 10
1.1 Quan điểm 10
1.2 Định hướng 11
1.3 Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển 14
2 Chính sách nông nghiệp 14
3 Đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng 15
3.1 Đặc thù của ngành nông nghiệp nói chung 15
3.2 Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất nông nghiệp Lâm Đồng 17
3.3 Đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp 22
3.4 Đánh giá sự phát triển của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 26
3.5 Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 29
3.6 Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp 30
3.7 Đánh giá các yếu tố và nguồn lực phát triển 31
3.8 Đánh giá thực trạng nông thôn 36
Trang 34 Phân tích xu thế thế giới ảnh hưởng đến chiến lược phát triển ngành nông
nghiệp 38
4.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ 38
4.2 Xu hướng chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp hiện nay 39
5 Phân tích khả năng cạnh tranh 41
5.1 Các yếu tố đầu vào 41
5.2 Các điều kiện cầu 43
5.3 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh 43
5.4 Các ngành hỗ trợ và liên quan 44
III XÂY DỰNG DỰ ÁN VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 45
1 Xây dựng chiến lược 45
1.1 Phân tích SWOT ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng 45
1.2 Xây dựng phương án chiến lược 46
2 Đánh giá và lựa chọn chiến lược 47
2.1 Thiết lập mục tiêu 47
2.2 Phương án chiến lược 48
2.3 Đánh giá và lựa chọn chiến lược theo phương pháp cho điểm 48
IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 48
1 Mục tiêu hành động 48
2 Đảm bảo nguồn lực thực hiện 48
2.1 Đảm bảo nguồn nhân lực 48
2.2 Đảm bảo nguồn vật lực 49
2.3 Đảm bảo nguồn lực tài chính 49
3 Theo dõi đánh giá chiến lược 49
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 4MỞ ĐẦU
Địa lí địa phương là một bộ phận của địa lí đất nước, nghiên cứu địa lí địaphương giúp chúng ta tìm hiểu một cách sâu sắc tiềm năng, thực trạng, các điềukiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT – XH của một địa phương Ngày nay,
ở nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, địa lí địa phươngđược coi như một nội dung của bộ môn địa lí trong nhà trường phổ thông Đềtài về địa lí địa phương tỉnh Lâm Đồng cũng không nằm ngoài mục đích đó
Việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng vàtiến bộ xã hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường là nền tảng cơ bản cho
sự phát triển bền vững của một địa phương và một khu vực
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở vị trítrung chuyển giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và phần phía nam của Duyên hảiNam Trung Bộ tạo điều kiện cho việc phát triển KT – XH của tỉnh Có thểkhẳng định Lâm Đồng là một địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh,quốc phòng của cả nước, đang chuyển mình trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Lâm Đồng Sự pháttriển kinh tế của Lâm Đồng nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã vàđang đóng góp vào sự phát triển kinh tế của toàn vùng Tây Nguyên, cả nước vàngược lại
Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã đạt được một số thànhtựu đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với thế mạnh Vì vậy, việc nghiên cứuthực trạng ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng giúp đề ra những giải pháp pháttriển nông nghiệp của tỉnh trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước là vô cùngquan trọng và cấp bách
Nhận thức được điều này và từ sự đam mê muốn tìm hiểu thêm về thựctrạng nông nghiệp của tỉnh nhà nên em quyết định chọn đề tài: “Chiến lược pháttriển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng”
Trang 5I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Tổng quan về nông nghiệp Lâm Đồng
Nằm trên cao nguyên trung phần, Lâm Đồng thuộc khu vực Nam TâyNguyên ở độ cao chênh lệch từ 300 – 1.500m so với mặt nước biển, với độ caonày, Lâm Đồng có nền nhiệt độ lý tưởng từ 18-25oC và được xếp vào ngưỡngnhiệt xứ ôn đới đặc biệt thuận lợi cho phát triển rau, hoa Chính vì thế, nôngnghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Lâm Đồng Giai đoạn (2000 –2011), giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng liên tục Trong đó, ngành trồngtrọt chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 80%) Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệpdiễn ra chậm, thiếu ổn định theo hướng tăng tỷ trọng trồng trọt và dịch vụ nôngnghiệp, giảm tỉ trọng của chăn nuôi
2 Vai trò chiến lược ngành nông nghiệp Lâm Đồng
Ngành nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong tỉnh Lâm Đồng vì vịtrí địa lý và điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.Ngành nông nghiệp có vai trò cũng như tác động rất lớn đến việc tạo ra lươngthực, thực phẩm cho người dân, tạo nguồn thu nhập quan trọng cho người dânđịa phương và góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của cộng đồng.2.1 Về mặt lương thực
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam,
có địa hình đa dạng và khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồngtrọt Lâm Đồng sản xuất nhiều loại cây lương thực quan trọng như cà phê, chè,tiêu, lúa mì và rau quả
Chăn nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp củaLâm Đồng Tỉnh chăn nuôi gia súc như bò, lợn và gia cầm nhằm tạo ra sảnphẩm như thịt, sữa và trứng, cung cấp nguồn cung thực phẩm đa dạng và quantrọng cho cư dân địa phương tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận khác
2.2 Về mặt việc làm
Ngành nông nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng có vai trò quan trọng trong việc tạo
ra việc làm cho người dân địa phương Với diện tích đất trồng rộng và khí hậuthuận lợi, ngành nông nghiệp của tỉnh cung cấp nhiều cơ hội việc làm như trồngtrọt, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, chăn nuôi, quản lý nông trại Ngoài ra còn
có việc làm trong lĩnh vực gia công và chế biến, thương mại và dịch vụ liênquan
Việc có việc làm ổn định trong ngành nông nghiệp giúp cải thiện mứcsống và thu nhập của người dân, đồng thời giảm tỷ lệ thất nghiệp và di cư sangcác khu vực đô thị
2.3 Về mặt tăng trưởng kinh tế
Nông nghiệp được coi là trụ đỡ kinh tế của tỉnh Lâm Đồng
Trang 6Ngành nông nghiệp đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng GDP củatỉnh Lâm Đồng Việc trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản tạo ra giá trị giatăng và doanh thu cho nền kinh tế địa phương
Có nhiều loại cây trồng xuất khẩu như cà phê, chè, hoa, rau quả và hoaquả Ngành nông nghiệp đóng góp quan trọng vào xuất khẩu nông sản của tỉnh,tạo thu nhập cho nền kinh tế và góp phần cải thiện thặng dư thương mại củaquốc gia
3 Các nhân tố ảnh hưởng nông nghiệp Lâm Đồng
Ngoài ra, Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của các hệ thống sông suối chính
do vậy mà Lâm Đồng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước; trong pháttriển kinh tế cần chú trọng bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững
→ Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Lâm Đồng có thể mở rộng hợp tác sản xuất,tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phíaNam, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và cả nước
3.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a, Thổ nhưỡng
*Theo nhóm đất: Lâm Đồng có 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại đất, diện tích đất
bị thoái hoá chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên
*Theo tầng dày
Tầng đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có độ dày lớn (tầng dày trên 50cmchiếm gần 90% tổng diện tích đất tự nhiên, cao hơn nhiều so với mức trung bìnhcủa cả nước), đất có độ phì khá, thuận lợi cho SXNN
Hạn chế chủ yếu của đất trên địa bàn tỉnh là do địa hình có độ dốc lớn(khoảng 70% đất có độ dốc trên 20%), lượng mưa và cường độ mưa lớn nên dễ
bị xói mòn và rửa trôi, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa nếu không được quản lý và sửdụng thích hợp
Trang 7Đất tự nhiên của Lâm Đồng được sử dụng vào mục đích nông, lâmnghiệp và thủy sản là chủ yếu (900.455,58ha; chiếm 92,13% tổng diện tích đất).Đất SXNN cũng chiếm tỉ trọng khá lớn (32,35% tổng diện tích đất ứng với316.174,16ha), tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp Trong khi
đó, đất chưa sử dụng chiếm 2,43% tổng diện tích đất tự nhiên (0,41% đất bằng;2,01% đất đồi núi và 0,01% đất đá không có rừng cây), tỉ lệ này tuy không lớnnhưng cần có các biện pháp sử dụng hợp lí, đem lại nguồn lợi hiệu quả cho pháttriển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng
→ Thổ nhưỡng là trong trong những nhân tố quan trọng trong phát triển SXNNcủa tỉnh Lâm Đồng Về chất lượng đất có tầng dày lớn, độ phì khá Diện tích đất
sử dụng trong SXNN là chủ yếu (trên 90% tổng diện tích đất tự nhiên) Nhữngđặc điểm trên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển SXNN của tỉnh Tuy nhiên,diện tích đất chưa sử dụng chiếm 2,43% tổng diện tích đất tự nhiên và vẫn cònmột phần nhỏ diện tích đất được sử dụng bị thoái hóa kèm theo địa hình có độdốc lớn càng làm tăng thêm nguy cơ xói mòn, rửa trôi dẫn đến thoái hóa đất
b, Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới giómùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt Lượng mưa trung bìnhnăm khoảng 1.600 – 2.700mm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%
→ Với đặc điểm này, khí hậu Lâm Đồng là một nguồn lực nổi trội và thuận lợi
để phát triển nông nghiệp:
+ Bố trí cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới
+ Phát triển cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như: Chè, cà phê, dâu tằm,điều và các loại trái cây đặc sản có quy mô lớn và bền vững
+ Phơi, sấy, bảo quản sản phẩm trong mùa khô
Tuy nhiên, khí hậu Lâm Đồng cũng có một số hạn chế cần lưu ý trongquá trình phát triển nông nghiệp như:
Trang 8+ Nắng ít làm hạn chế năng suất cây trồng, do đó cần chú ý phát triển cácgiống cây trồng đặc sản có chất lượng tốt và giá trị cao.
+ Cường độ mưa lớn và tập trung vào các tháng mùa mưa nên thường gây
lũ lụt, tuy không diễn ra trên diện rộng nhưng thường gây tác hại cục bộkhá lớn; đồng thời là yếu tố gây rửa trôi, xói mòn đất ảnh hưởng đếnSXNN rất lớn
c, Thuỷ văn
*Mạng lưới sông suối
Lâm Đồng là nơi khởi nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về Đông Nam
Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ với mạng lưới sông suối khá phong phú vàđồng đều Với khoảng 60 sông suối có chiều dài trên 10km Mật độ lưới sôngthay đổi khoảng 0,18 – 1,1km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1% Sông suối LâmĐồng có bậc thềm sông hẹp, sườn dốc, nhiều thác ghềnh, dòng chảy mạnh vàlưu lượng phân bố không đều trong năm
*Hệ thống hồ
Hệ thống hồ chứa phong phú với trữ lượng nước lớn, phần lớn là các hồnước nhân tạo phục vụ cho nhu cầu dân sinh, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, dulịch
* Nước dưới đất
Trữ lượng nước dưới đất của Lâm Đồng phân phối không đồng đều
→ Nhìn chung, tài nguyên nước Lâm Đồng có nguồn sinh thủy rộng, modundòng chảy lớn Chất lượng nước tốt có thể đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, nướctưới cho SXNN và sinh hoạt Bên cạnh đó, địa hình khá thuận lợi cho xây dựngcác hồ chứa và đập dâng ngay trong các khu vực SXNN… Tuy nhiên, chi phíxây dựng công trình và bơm tưới khá tốn kém (do địa hình chia cắt)
d, Sinh vật
*Rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2011, Lâm Đồng có 582.015ha đất córừng Độ che phủ rừng của tỉnh trong những năm qua đảm bảo duy trì ở mứccao nhưng đang bị suy giảm dần (còn 59,55% – năm 2011) do khai thác lâmsản, khai hoang, lập các khu kinh tế mới, di dân tự do…Rừng ở Lâm Đồng cóthể chia thành các dạng chính sau:
+ Rừng kín lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới phổ biến ở độ cao 1.000m, cótiềm năng đa dạng sinh học Phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh.+ Rừng cây thưa lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp (độ cao 600 – 1.000m:Thông 2 lá; trên 1.000m: Thông 3 lá; trên 1.300m: Họ Dầu) Rừng thôngLâm Đồng chiếm 70% diện tích rừng thông Tây Nguyên
+ Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng và lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp: Rừnghỗn giao cây thông và các loài cây họ dẻ, họ re ở độ cao dưới 1.000m.+ Rừng hỗn giao gỗ, tre và rừng tre nứa: Rừng thứ sinh do các loài tre xâmchiếm rừng gỗ và đất trống tạo thành, ở nơi ẩm và ven suối
Trang 9Động, thực vật cùng với sự suy giảm của diện tích rừng, nguồn gen đadạng của động, thực vật quý hiếm ở của Lâm Đồng đã và đang giảm sút nghiêmtrọng.
→ Thế mạnh về sinh vật ở Lâm Đồng phục vụ cho phát triển nông nghiệp rấtlớn, đây chính là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng,
cơ sở nguồn thức ăn tự nhiên và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệpphù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái Tuy nhiên, diện tích rừng đang suygiảm (mặc dù vẫn duy trì ở mức cao – khoảng 60% tổng diện tích tự nhiên) kèmnguồn gen đa dạng của động, thực vật quý hiếm ở của Lâm Đồng đã và đanggiảm sút nghiêm trọng
e, Địa hình
Đặc điểm nổi bật về địa hình Lâm Đồng là địa hình núi và cao nguyênvới nhiều dạng địa hình khác nhau
*Địa hình núi cao
Dạng địa hình này có độ cao trên 1.000m, đỉnh núi và sông suối hẹp,sườn dốc trên 300 Sông, suối phát triển chủ yếu theo dạng cành cây với mật độ
từ 2,5 đến 4,0km/km2 Địa hình này thích hợp phát triển lâm nghiệp Địa hìnhnúi cao kết hợp với khí hậu tạo điều kiện nuôi – trồng được các loài động – thựcvật cận nhiệt và ôn đới
* Địa hình cao nguyên
Phân bố thành từng vòm gần như nối tiếp nhau tạo thành dải ở gần trungtâm và chạy theo phương đông bắc – tây nam, chiếm khoảng 20% diện tích toàntỉnh Dạng địa hình này được thành tạo bởi bề mặt bóc mòn của dung nhambazan tạo nên những bồn, vòm tương đối bằng phẳng, lượn sóng và có biểu hiệnphân bậc, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, ngoài ra còn thuận lợitrồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc, nông – lâm kết hợp Hai caonguyên lớn là cao nguyên Langbiang và cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc
* Địa hình đồi núi thấp
Có độ cao dưới 1.000m, độ dốc dưới 200 , chiếm khoảng 17% diện tíchtoàn tỉnh, phân bố theo dải kéo dài ở phía tây – tây bắc và một phần ở phía nam
Bề mặt địa hình không liên tục, hẹp và lượn sóng, độ sâu phân cắt trung bình
120 – 130m Sông, suối phát triển theo dạng ô mạng; mật độ trung bình1,5km/km2
* Địa hình thung lũng
Địa hình thung lũng gồm các bề mặt bằng phẳng, ít dốc; có nguồn gốctích tụ thung lũng giữa núi hoặc các bồi tích sông suối hiện đại Dạng địa hìnhnày kết hợp với đất đai thuận lợi cho trồng cây lương thực – thực phẩm nhưngdiện tích còn nhỏ hẹp
→ Địa hình là nguồn lực quan trọng trong phát triển trồng trọt, chăn nuôi Địahình núi kết hợp với khí hậu tạo điều kiện nuôi – trồng được các loài động –thực vật cận nhiệt và ôn đới Địa hình cao nguyên thích hợp trồng cây công
Trang 10nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc, nông – lâm kết hợp.Địa hình thung lũng tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng rất thuận lợi cho phát triểncây lương thực, thực phẩm Tuy nhiên, địa hình dốc chiếm phần lớn lãnh thổgây nhiều khó khăn trong SXNN (canh tác, thủy lợi, vận chuyển…), xói mòn,rửa trôi, lũ quét…
3.3 Nhân tố kinh tế – xã hội
a, Dân cư – nguồn lao động
Dân số tỉnh Lâm Đồng năm 2011 là 1.218.691 người, tỉ lệ tăng dân sốbình quân hàng năm giai đoạn 2000 – 2011 là 0,015%/năm
→ Tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh khá cao Thành phần dân tộc khá phức tạp Sốngười lao động chiếm chiếm 54,58% dân số, đa số là lao động phổ thông, nhưng
có truyền thống kinh nghiệm trong nhóm ngành nông nghiệp Thu nhập củangười lao động được cải thiện nhưng còn thấp Vấn đề tăng dân số đã tạo nguồnlao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các ngành kinh tế, trong đó cóngành nông nghiệp; tuy nhiên, gây sức ép lớn tới tài nguyên và môi trường,quản lý xã hội và chính sách phát triển kinh tế
b, Khoa học – công nghệ phục vụ nông nghiệp
Năm 2011, Lâm Ðồng có 13.227 người hoạt động trong lĩnh vực khoahọc – công nghệ có trình độ cao đẳng trở lên (chiếm 1,99% tổng số lao động),trong đó có 5.811 người là nữ (chiếm 43,93%); đại học chiếm 44,10%, thạc sĩ0,51% và tiến sĩ 0,03%
Hoạt động khoa học – công nghệ của tỉnh đã đưa được nhiều tiến bộ kĩthuật vào sản xuất và đời sống, góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng,bước đầu tạo ra được một số sản phẩm nông nghiệp sạch
→ Khoa học – công nghệ đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự tăngtrưởng và phát triển nông nghiệp của tỉnh Tuy nhiên, số lượng cán bộ hoạtđộng trong lĩnh vực khoa học – công nghệ còn quá ít (chiếm khoảng 1,1% dân
→ Các chính sách về đất đai tỉnh Lâm Đồng nhằm góp phần tạo động lực rấtlớn đến việc mở rộng diện tích đất SXNN, ổn định sản xuất hướng đến pháttriển nông nghiệp
*Chính sách nông nghiệp
Ban lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng rất coi trọng CNH – HĐH nông nghiệp, lànền tảng để phát triển bền vững về kinh tế và ổn định về chính trị, xã hội Tập
Trang 11trung phát triển các nông sản hàng hóa chủ lực như cây công nghiệp dài ngày,rau quả chất lượng cao, cây ăn trái đặc sản, sản phẩm chăn nuôi.
→ Chính sách nông nghiệp là động lực to lớn nhằm nâng cao hiệu quả và thúcđẩy SXNN
d, Tài chính (vốn)
Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhằm huyđộng tối đa mọi nguồn vốn trong tỉnh và vận động nhân dân và các doanhnghiệp tư nhân tự đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh Đồng thời có chính sáchthu hút các nguồn vốn bên ngoài đầu tư phát triển SXNN trên địa bàn tỉnh.Nâng cao nhận thức, nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạoniềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư
e, Thị trường
Thị trường chủ yếu trong tiêu thụ sản phẩm SXNN tỉnh Lâm Đồng làtrong nước (nội tỉnh, các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, ĐôngNam Bộ – trong đó, thị trường quan trọng là thành phố Hồ Chí Minh) Ngoài ra,thị trường đóng vai trò quan trọng là thị trường xuất khẩu các sản phẩm câycông nghiệp, rau, hoa… ra các nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Điềunày tạo động lực thúc đẩy sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường Tuy nhiên,hiện nay, thị trường đang mở rộng về quy mô, về chủng loại hàng hoá, giá cảbiến động nên rất cần có các chính sách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả cạnhtranh của sản phẩm nông nghiệp Lâm Đồng
→ Thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước) là nhân tố quan trọng trong việcthúc đẩy SXNN, đảm bảo khâu đầu ra và hiệu quả sản xuất
f, Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp
*Hệ thống giao thông
Hệ thống đường bộ Hệ thống đường bộ của Lâm Đồng phân bố khá đềukhắp trong tỉnh, đường ô tô đến 97% các trung tâm xã Hệ thống đường bộ củatỉnh có tổng chiều dài 2.039,4km
*Đường sắt
Tuyến đường sắt Đà Lạt – Phan Rang dài 84km với 6 ga và 3 ga phụđược xây dựng từ thời Pháp, đã không sử dụng từ năm 1975 Hiện nay, ngànhđường sắt đã khôi phục 10km tuyến Đà Lạt – Trại Mát để phục vụ cho mục đích
du lịch
*Đường hàng không
Sân bay Liên Khương thuộc cụm cảng hàng không sân bay miền Nam có
có tổng diện tích 160ha, đường băng dài 2.080m, rộng 40m Hiện nay đangđược nâng cấp thành sân bay có đường bay quốc tế, đảm bảo giao lưu nhanhchóng giữa Đà Lạt với các địa phương khác trong cả nước và nước ngoài
*Đường thủy
Trang 12Do đặc điểm địa hình núi và cao nguyên nên hệ thống sông suối ở LâmĐồng ít có giá trị giao thông Giao thông thủy trên địa bàn Lâm Đồng chủ yếutrên sông Đồng Nai (huyện Cát Tiên) với chiều dài khoảng 60km Vào mùamưa, do nước từ thượng nguồn đổ về nên nước chảy xiết và lòng sông có nhiềubãi đá và ghềnh thác nên giao thông thủy rất bị hạn chế.
*Hệ thống thông tin liên lạc
Lâm Đồng là một trong số các tỉnh có ngành bưu chính viễn thông pháttriển với công nghệ hiện đại và giá trị sản xuất tăng nhanh
→ Tuy là một tỉnh miền núi nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuậtphục vụ cho SXNN của tỉnh Lâm Đồng khá hoàn thiện và hiện đại góp phần rấtlớn trong phát triển nông nghiệp nói riêng và KT – XH nói chung
II Nội dung xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp
1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển
1.1 Quan điểm
Quan điểm phát triển nông nghiệp phải gắn với những đặc điểm kinh
tế-xã hội trong từng thời kỳ, các yếu tố nội lực, biến động và xu thế phát triển củathị trường thế giới
+ Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, lấy hiệu quả kinh
tế làm tiêu chuẩn để xác định quy mô, chủng loại sản phẩm
+ Lấy nông dân làm chủ thể của sự phát triển
+ Tam Nông: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn
1.2 Định hướng
a, Định hướng theo nhóm sản phẩm:
- Nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu thị trường cao:
+ Triển khai đồng bộ các giải pháp hình thành chuỗi ngành hàng quy mô lớn,chất lượng, hiệu quả trên các sản phẩm có lợi thế, gồm: cà phê, rau, hoa, dượcliệu, sầu riêng, mắc ca, tơ tằm, bò sữa, cá nước lạnh và giống cây trồng nuôi cấymô
+ Thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện pháp lý và huy độngvốn hỗ trợ các doanh nghiệp, người sản xuất hoàn thiện hệ thống sản xuất, cungứng giống; tiếp tục đổi mới, ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ vào từngkhâu của quá trình sản xuất; phát triển các vùng nguyên liệu quy mô lớn được
số hóa, kiểm soát theo quy chuẩn, chất lượng gắn với phát triển công nghiệp chếbiến; mục tiêu đến 2030 trên 40% sản phẩm được cung ứng cho thị trường đãchế biến với giá trị gấp 1,5 lần hiện nay
+ Hỗ trợ hình thành và phát triển các chuỗi liên kết khép kín, đồng bộ từ đầuvào đến thị trường bán lẻ; nâng cấp hệ thống logistics, kết nối bền vững với hệthống phân phối nông sản trong nước, quốc tế Ưu tiên quảng bá, phát triểnnhận diện thương hiệu và thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các thị trường
Trang 13xuất khẩu Nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ qua chuỗi đạt trên 65%, giá trị xuấtkhẩu tăng 8-10%/năm.
- Nhóm sản phẩm chủ lực địa phương:
+ Tập trung thực hiện tốt chính sách chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vậtnuôi và chuyển giao khoa học kỹ thuật; đổi mới hệ thống, quy trình canh tác đểnâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; góp phần giảm diện tích sản xuất kémhiệu quả
+ Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm đặc thù, đặc trưng của địa phươnggắn với việc triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm, hỗ trợ người dândoanh nghiệp giải quyết các vấn đề khó khăn, tồn tại trong quá trình sản xuấttiêu thụ sản phẩm Phấn đấu đến 2030 có trên 330 sản phẩm được công nhậnsản phẩm OCOP, trong đó có khoảng 50 sản phẩm OCOP quốc gia
b, Định hướng phát triển theo từng lĩnh vực sản xuất
- Trồng trọt: Phát triển sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng hiệu quả khoahọc công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ số, quản lý nôngnghiệp sinh thái, hữu cơ Thực hiện cơ cấu lại các sản phẩm theo hướng ưu tiêncác sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao gắn với công nghiệp sơ chế, chế biến
và phát triển các chuỗi giá trị; hướng đến xuất khẩu; đồng thời phát triển các sảnphẩm đặc thù của địa phương gắn với du lịch canh nông, làng nghề; định hướngphát triển một số cây trồng chủ lực như sau:
+ Rau: Tiếp tục mở rộng diện tích canh tác thêm khoảng 2.500-3.000 ha, trên cơ
sở chuyển đổi diện tích canh tác cà phê kém hiệu quả, diện tích đất lúa 1 vụ;nâng tổng diện tích đất canh tác rau toàn tỉnh đến năm 2030 lên 26.500 ha, sảnlượng 2,8 triệu tấn; tập trung vào các sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, lợi thếcạnh tranh của tỉnh
+ Hoa: Duy trì và phát triển diện tích canh tác hoa đến năm 2030 khoảng 4.000
ha, diện tích gieo trồng đạt 11.000 ha; sản lượng khoảng 4 tỷ cành và 500 triệuchậu hoa các loại; đẩy mạnh phát triển các diện tích sản xuất hoa giá trị cao,giống mới phù hợp với điều kiện từng khu vực; từng bước chuyển sang sử dụnggiống có bản quyền phù hợp với các quy định để phát triển thị trường xuất khẩu.+ Cây dược liệu: Phát triển ngành dược liệu tương xứng với tiềm năng của tỉnh
để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu Mở rộng quy mô, diện tích vùngtrồng cây dược liệu theo 2 hướng trồng dưới tán rừng và trồng tập trung trên đấtnông nghiệp, gắn với đẩy mạnh chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng.Đến năm 2030, toàn tỉnh có trên 2.500 ha sản xuất dược liệu (dưới tán rừng1.000 ha, trên đất nông nghiệp 1.500 ha)
+ Cây ăn quả: Tiếp tục rà soát, chuyển đổi hoặc trồng xen cây ăn quả trên cácdiện tích sản xuất cây công nghiệp kém hiệu quả; xây dựng và triển khai kếhoạch sản xuất cây ăn quả chủ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, linh hoạt vớithị trường đặc biệt là các giống trái vụ; xây dựng các vùng trồng cây ăn quả chấtlượng cao được cấp mã số vùng trồng phục vụ nhu cầu xuất khẩu Đến năm
2030, diện tích đạt khoảng 50.000 ha, sản lượng đạt khoảng 600.000 tấn
Trang 14+ Mắc ca: Mở rộng diện tích mắc ca bằng hình thức trồng xen trong vườn càphê, trên các diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm sản xuất nông nghiệp lâunăm, đến năm 2030 diện tích toàn tỉnh đạt trên 15.000 ha sản lượng trên 22.000tấn.
+ Cà phê: Rà soát chuyển đổi khoảng 25.000 ha cà phê kém hiệu quả sang cáchình thức sản xuất khác; tiếp tục thực hiện tái canh, ghép cải tạo 55.000-60.000ha; nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê cảnh quan bền vững Đến năm 2030duy trì diện tích khoảng 150.000 ha, sản lượng đạt 510.000 tấn; trong đó phấnđấu ổn định diện tích cà phê Arabica đạt khoảng 15.000 ha, sản lượng đạt45.000 tấn Nâng cao chất lượng cà phê bằng cải tạo giống cà phê, đặc biệt là càphê Arabica thay thế các giống cũ sang các giống mới; đồng thời khuyến khíchphát triển các giống cà phê chất lượng cao như Typica, Bourbon, tại thành phố
Đà Lạt và huyện Lạc Dương
+ Chè: Duy trì ổn định diện tích chè đến năm 2030 khoảng 10.000 ha, tập trungchuyển đổi khoảng 2.000 ha chè hạt, chè già cỗi năng suất thấp tại huyện BảoLâm và thành phố Bảo Lộc sang chè cành (1.500 ha) và chè Oolong (500 ha);nâng tỷ lệ diện tích chè chất lượng cao lên 50% diện tích toàn tỉnh, sản lượng150.000 tấn/năm Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất chè tập trung, quy môlớn hiện có để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, đạt chất lượng cung cấpnguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp,chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ cao, chủ động phòng chống dịch bệnh;
bò sữa, bò thịt, lợn, gia cầm, tằm tiếp tục là các đối tượng vật nuôi chính,chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôiquy mô lớn theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ; thực hiện di dời, hoặc ngừnghoạt động, chuyển đổi ngành nghề đối với các cơ sở chăn nuôi trong khu vựckhông được phép chăn nuôi theo quy định
+ Bò sữa: Phấn đấu đến năm 2030, đàn bò sữa toàn tỉnh đạt 48.000 con Tiếptục sử dụng tinh bò sữa cao sản và tinh phân biệt giới tính nhằm cải tạo giống,nâng cao năng suất, chất lượng sữa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; khuyếnkhích các doanh nghiệp đầu tư, nâng công suất các nhà máy chế biến, trạm thumua sữa, thu hút doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến sữa để tạo đầu ra ổnđịnh cho sản phẩm nguyên liệu sữa tươi
+ Bò thịt: Phấn đấu đến năm 2030 nâng đàn bò thịt lên khoảng 130.000 con.Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu, nâng cao tầm vóc, năng suất, chấtlượng sản phẩm bò thịt để tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập nộitrên thị trường
+ Đàn lợn: Đến năm 2030 đạt khoảng 840.000 con bằng các giống lợn ngoạithuần có năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển chăn nuôitrang trại quy mô lớn theo hướng công nghiệp, hiện đại; hạn chế phát triển chănnuôi quy mô nông hộ Khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệvào phát triển chăn nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường
Trang 15+ Gia cầm: Đến năm 2030 đàn gia cầm đạt 15 triệu con với các giống gà thịtlông trắng, lông màu và gà chuyên trứng Khuyến khích chăn nuôi trang trại quy
mô lớn và vừa theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩmgắn với bảo vệ môi trường; thu hút xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chănnuôi và cơ sở giết mổ quy mô lớn gắn với sơ chế, chế biến để ổn định thị trườngđầu ra cho sản phẩm
+ Dâu tằm: Phát triển diện tích trồng dâu đạt khoảng 15.000 ha, sản lượng kénkhoảng 18.000 tấn; nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằmđảm bảo chất lượng để chủ động nguồn giống phục vụ sản xuất; hình thànhvùng nguyên liệu dâu tằm ổn định; khuyến khích hình thành liên kết chuỗi giátrị trong sản xuất dâu tằm; chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu,hợp tác phát triển sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước
+ Thủy sản: Tận dụng, khai thác hiệu quả, bền vững các diện tích mặt nước hồchứa thủy lợi, mặt nước khác để duy trì các đối tượng thủy sản truyền thống và
mở rộng đối tượng thủy sản nước lạnh Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủysản đạt khoảng 2.650 ha (trong đó diện tích nuôi cá nước lạnh đạt 60 ha) tậptrung phát triển cá nước lạnh tại địa bàn các huyện Lạc Dương, Đam Rông, DiLinh và thành phố Đà Lạt; nâng cao năng lực nghiên cứu sản xuất giống thủysản, áp dụng công nghệ nuôi Biofloc, hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) trong nuôithâm canh, tăng hiệu quả kinh tế, phòng chống dịch bệnh, giảm ô nhiễm môitrường Tăng cường bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi các loàithủy sản có giá trị kinh tế, duy trì đa dạng sinh học tại các hồ chứa, đập thủy lợi
và hệ thống sông Đồng Nai
- Lâm nghiệp:
+ Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, bảo vệ và phát triển hiệu quả diện tíchrừng hiện có và rừng được tạo mới; đổi mới mô hình tăng trưởng từ mở rộngdiện tích và khối lượng sang tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giátrị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp
+ Phát triển vùng trồng rừng tập trung, các loại cây nguyên liệu gỗ và lâm sảnngoài gỗ có thế mạnh của tỉnh; các loài cây gỗ lớn bản địa; hình thành các vùngnguyên liệu, phục hồi và phát triển công nghiệp chế biến gỗ
+ Phát triển sản xuất nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ; lâm nghiệp đô thị,cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững gắn với rừng (thuê môi trường rừng
để kinh doanh du lịch sinh thái) Nghiên cứu phát triển, mở rộng một số dịch vụkhác từ rừng đặc biệt là dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; thực hiện
có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; phấn đấu đến năm 2030nguồn thu từ rừng đủ bù đắp kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ và phát triểnrừng
1.3 Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển
Mục tiêu chung của Chiến lược: Phát triển nông nghiệp hàng hóa có giátrị, sức cạnh tranh cao, từng bước mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu,hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững Từng bước trở thành Trung tâm
Trang 16nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; xây dựng nôngthôn mới có kết cấu hạ tầng, dịch vụ xã hội phù hợp với quá trình đô thị hóa;đảm bảo hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp gắn với ổn địnhkinh tế xã hội, bảo vệ môi trường cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu; nângcao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tỉnh Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởngngành nông lâm thủy đạt bình quân 4 - 4,5%/năm; tốc độ tăng năng suất laođộng nông lâm thủy sản bình quân 5,5 - 6%/năm Tốc độ tăng giá trị xuất khẩuhàng năm đạt 8-10%; đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 700triệu USD, tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chế biến, chế biến sâu đạt từ 35%trở lên Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuốngdưới 50%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 75%
Phương hướng phát triển tầm nhìn đến 2050: Phát triển nền nông nghiệpbền vững, hiện đại có giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh quốc tế; đờisống văn hóa, xã hội và thu nhập của người dân nông thôn tiệm cận với đô thị;nông thôn thịnh vượng và có kết cấu hạ tầng phù hợp, cảnh quan môi trườngsạch đẹp, xã hội văn minh
2 Chính sách nông nghiệp
Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương để tạo
ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng cho thị trường, gia tăng thunhập trên đơn vị diện tích Khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh giốngcây trồng để chủ động nguồn giống cho sản xuất, ưu tiên phát triển công nghệsinh học trong sản xuất các giống rau, hoa, từng bước đưa Lâm Đồng trở thànhtrung tâm sản xuất giống rau, hoa, cây trang trí cung ứng cho vùng, toàn quốc
và hướng tới xuất khẩu
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, thông minh trong nông nghiệptheo hướng bền vững về môi trường, từng bước nâng cao năng suất lao độngtrong nông nghiệp
+ Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn
+ Tiếp tục phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ
+ Cơ giới hóa, tự động hóa
Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môitrường, chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu: triểnkhai hiệu quả các biện pháp, giải pháp phòng, chống phá rừng, vi phạm luật lâmnghiệp, suy thoái chất lượng rừng; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế củarừng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh phát triểnrừng bền vững, đầu tư trồng các loại cây lâm nghiệp, cây đa mục đích, cây dượcliệu phù hợp với điều kiện từng vùng; phát triển hợp lý các loại hình du lịch,dịch vụ, nghỉ dưỡng dưới tán rừng; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, hiệu quả kinh
tế của rừng, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp thông minh trên cơ
sở phát triển liên kết chuỗi giá trị bền vững hiệu quả: Triển khai phát triển,
Trang 17quảng bá các nhãn hiệu, thương hiệu nông sản của tỉnh gắn với truyền thông,thương mại điện tử, đặc biệt là thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đấtlành” đến các nước trong khu vực và một số thị trường quan trọng như NhậtBản, EU Triển khai hiệu quả hoạt động xúc tiến thị trường nông sản gắn vớiphát triển sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng.
Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ đổi mớisáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước:Thực hiện các chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển sản phẩm khoahọc, công nghệ theo từng lĩnh vực; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổchức, cá nhân đầu tư nghiên cứu phát triển, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoahọc - công nghệ; hỗ trợ khởi nghiệp trong nông nghiệp thông qua các quỹ đầu
tư khởi nghiệp tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển đồng bộ nôngnghiệp, nông dân và nông thôn
Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu
và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Thực hiện các giải pháp cải thiện môitrường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghịquyết số 19/2017/NQ-CP, ngày 06/02/2017 của Chính phủ nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, giảm chi phí khởi nghiệp, giảm chi phí đầuvào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp
3 Đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng
3.1 Đặc thù của ngành nông nghiệp nói chung
Nông nghiệp là một trong 2 ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội
Nó có những đặc điểm riêng ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức quản lýcũng như việc đề ra các chính sách, giải pháp kinh tế đối với nông nghiệp
a, Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
Đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp Nókhông chỉ là điều kiện vật chất để tồn tại ngành này mà còn tham gia với vai trò
là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp Thường thì không thể sản xuất nôngnghiệp nếu không có đất đai
Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướngsản xuất và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào số lượng và chấtlượng đất đai Nếu con người biết sử dụng hợp lí, biết duy trì và nâng cao độ phìtrong đất thì sẽ sử dụng được lâu dài và tốt hơn Việc duy trì và nâng cao độ phìtrong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn đầu tư, sức lao động, phương tiệnsản xuất hiện đại, áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật và kinhnghiệm sản xuất tiên tiến
b, Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống.Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất
Trang 18lớn của quy luật tự nhiên Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tạiđộc lập với ý chủ quan của con người.
Vì vậy, trong quá trình phát triển nông nghiệp, con người không thể ngăncản hay can thiệp thô bạo vào quá trình sinh vật, trái lại phải nghiên cứu vànhận thức được các quy luật đó để vận dụng thích hợp vào sản xuất
c, Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của quá trình sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt, bởi vì một mặt, thời gian lao động khôngtrùng với thời gian sản xuất của các loại cây trồng và mặt khác, do sự biến đổicủa thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau Thời gianlao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới việc hìnhthành sản phẩm Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm đangtrong quá trình sản xuất Trong nông nghiệp, thời gian sản xuất bao giờ cũng dàihơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm Sự không phù hợp giữa thờigian lao động và thời gian sản xuất là nguyên nhân nảy sinh tính thời vụ Quátrình sinh học của cây trồng, vật nuôi diễn ra thông qua hàng loạt các giai đoạn
kế tiếp nhau Vì vậy, sự tác động của con người vào các giai đoạn của chúnghoàn toàn không phải như nhau Tính thời vụ thể hiện không những ở nhu cầu
về đầu vào như lao động, vật tư, phân bón, mà còn ở cả khâu thu hoạch, chếbiến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
d, Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là đất đai vàkhí hậu, do đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi Chúngchỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên:nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng Các yếu tố này kết hợpchặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thếnhau
Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộnglớn, phức tạp, thuộc nhiều vùng lãnh thổ có những điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội cũng như lịch sử truyền thống rất khác nhau Mỗi vùng, mỗi địa phương
có những lợi thế riêng, đồng thời cũng có những khó khăn, phức tạp trong khiphát triển kinh tế – xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng Vì vậy ta phảibiết tận dụng được lợi thế so sánh của từng vùng trong phát triển kinh tế nóichung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng, cần làm tốt công tác phân vùng, quyhoạch và bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng
e, Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa
Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp vàđẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm
f, Thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam,đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng
Trang 19điểm phía Nam Hiện nay tỉnh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng300.000 ha trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 69.279 ha, chiếm tỷtrọng 21,9%, đất trồng cây lâu năm là 246.931ha chiếm 78,1% Cùng với đótỉnh Lâm Đồng có 229.216 ha đất bazan (chiếm 23,5% diện tích tự nhiên củatỉnh); trong đó, khu vực huyện Bảo Lâm, Di Linh và TP Bảo Lộc (gọi tắt là khuvực Di Linh - Bảo Lộc) nằm trên khối bazan trung tâm của tỉnh Lâm Đồng có134.008 ha đất bazan (chiếm 58,5% diện tích đất bazan toàn tỉnh) thích hợp choviệc chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, dâu tằm…
Tỉnh cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo
độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùamưa và mùa khô Thời tiết tỉnh Lâm Đồng ôn hòa và mát mẻ quanh năm, ít cóbiến động lớn trong chu kỳ năm Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm,
độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%
⇒Có thể nói đây là nơi hội tụ hầu hết các loại cây trồng thuộc các vùng, miềncủa cả nước, trong đó nhiều loại cây trồng có thể sản xuất được quanh năm,nhất là các giống rau, hoa và đặc biệt là cà phê
3.2 Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất nông nghiệp Lâm Đồng
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 tỉnh Lâm Đồng tăng2,58% so với năm 2020, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt18.996,2 tỷ đồng, tăng 4,8%, đóng góp 1,78 điểm phần trăm trong mức tăngchung Cơ cấu nội bộ ngành gồm trồng trọt 80,2%; chăn nuôi 17,6%; dịch vụ2,2% Giá trị sản xuất bình quân đạt 201 triệu đồng/ha, tăng 5,3% so với năm
2020 Diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 63.108 ha, tương ứngvới 21% tổng diện tích canh tác Nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc ứng dụng công nghệ cao trongnông nghiệp đang được đánh giá là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về lĩnh vực này
a, Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Tình hình sản xuất nông nghiệp trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh LâmĐồng thời tiết tương đối thuận lợi cho việc gieo trồng và phát triển đối với câytrồng Tuy nhiên tình trạng giá cả vật tư nông nghiệp leo thang đã tác động trựctiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của người dân, nhà nông vốn đã khó khănlại khó khăn thêm, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịchCovid-19 trong sản xuất Sản xuất lâm nghiệp có mức tăng trưởng ổn định.Ngành thủy sản nuôi trồng chủ yếu là nuôi thuỷ sản nước ngọt với quy mô nhỏ,phát triển trên diện tích mặt nước tận dụng
Lâm Đồng là địa phương có nhiều lợi thế về sản xuất các sản phẩm nôngnghiệp Mỗi năm, Lâm Đồng sản xuất khoảng 2,7 triệu tấn rau, hơn 3 tỷ cànhhoa, trên 500 nghìn tấn cà phê, 175 nghìn tấn chè búp tươi, hơn 180 nghìn tấntrái cây và nhiều loại nông sản khác
Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng có 175 chuỗi liên kết từ sảnxuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ (có hợp đồng liên kết lâu dài) với sự tham gialiên kết của 17.000 hộ dân tham gia, tổng diện tích đạt 24.000 ha, sản lượng đạt
Trang 20trên 337.000 tấn Với chăn nuôi, tổng đàn tham gia chuỗi đạt 855.000 con, tổngsản phẩm đạt trên 143.000 tấn.
Trên địa bàn tỉnh, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có diện tích 5.400ha; diện tích sản xuất theo 4C, UTZ 80.500ha Đồng thời, về truy xuất nguồngốc nông sản(QR Code), đến nay có 101 doanh nghiệp, hộ dân được gắn temđiện tử truy xuất nguồn gốc nông sản
Ngoài ra, Lâm Đồng đã xây dựng, đăng ký cấp 72 mã số vùng trồng chocác sản phẩm như: thanh long, mít, xoài, chôm chôm, dưa hấu và đang trình cấp
10 mã số vùng trồng cho sầu riêng đi thị trường Trung Quốc, đồng thời đang ràsoát đăng ký cấp mã vùng trồng cho ớt đi thị trường Malaysia
* Ngành trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 395.531,9 ha, tăng 1,62% (+6.305 ha)
so với cùng kỳ Trong đó, diện tích cây hàng năm 132.732,9 ha, chiếm 33,56%,tăng 1,41% Theo mùa vụ, vụ Đông xuân 40.396,3 ha, chiếm 30,43%, tăng2,58%; vụ Hè thu 43.656,31 ha, chiếm 32,89%, tăng 1,68%; vụ mùa sơ bộ48.680,23 ha, chiếm 36,68%, tăng 0,22% Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt191.621,1 tấn, tăng 1,76% so với cùng kỳ
Cây lúa gieo trồng 27.550 ha, giảm 0,23% (-62,2 ha) so với cùng kỳ,trong đó: lúa Đông xuân thực hiện 3.737 ha, tăng 1,11%; lúa Hè thu ước 5.783,7
ha, giảm 1,34% Năng suất bình quân chung của tỉnh đạt 54,37 tạ/ha, tăng3,86% (+2,02 tạ/ha); sản lượng đạt 149.785,7 tấn, tăng 3,63% (+5.245,2 tấn) sovới cùng kỳ
Kết quả sản xuất hoa màu và một số cây hàng năm khác: Sản lượng ngôđạt 41.835,4 tấn, giảm 4,42% (-1.932,6 tấn) so với cùng kỳ do diện tích giảm457,2 ha; khoai lang đạt 55.614,3 tấn, tăng 3.419 tấn (diện tích giảm 29,5 ha);sắn/mì đạt 6.837 tấn; khoai môn; khoai tây 54.523,2 tấn; mía đạt 16.989,3 tấn,giảm 1.202 tấn; đậu tương đạt 254,2 tấn, tăng 20,5 tấn; lạc đạt 995,1 tấn, tăng95,3 tấn; đậu các loại đạt 1.993,4 tấn, giảm 11,4 tấn; rau các loại đạt 2.380,7ngàn tấn, tăng 65,9 ngàn tấn (diện tích tăng 1.073,4 ha); Atiso đạt 7.909,2 tấn;hoa các loại đạt 2.999,1 triệu bông/cành, giảm 90,4 triệu bông/cành (diện tíchtăng 65,3 ha)
Cây lâu năm: Diện tích hiện có 262.799 ha, tăng 1,73% (+4.460,2 ha) sovới cùng kỳ Trong đó, cây cà phê là cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh LâmĐồng, với diện tích hiện có 175.460,7 ha, tăng 0,16% (+404,9 ha) Tiếp đến làcây cây ăn quả với diện tích hiện có 34.416,5 ha, tăng 17,76% (+5.189,9 ha);cây điều diện tích hiện có 20.446,3 ha, giảm 5,56% (-1.202,7 ha); cây chè vớidiện tích 10.613,8 ha, giảm 2,15% (-233 ha); cây cao su đạt 9.407,3 ha, tăng0,54% (+50,8 ha) so với cùng kỳ
Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm trong năm 2021: Sản lượng càphê thu hoạch ước đạt 552.266,7 tấn, tăng 2,78% (+14.921,5 tấn); chè sản lượngthu hoạch ước đạt 130.099,6 tấn, giảm 1,35% (-1.786,2 tấn); điều thu hoạch ướcđạt đạt 16.620,58 tấn, giảm 1,98% (-335,1 tấn); sản lượng tiêu thu hoạch đạt
Trang 217.192,6 tấn, tăng 0,23% (+16,2 tấn); cây cao su sản lượng ước đạt 9.348,6, tăng4,03% so với cùng kỳ.
Chương trình Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thôngminh: Diện tích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao 63.378 ha (tăng 2.880 ha
so với cùng kỳ), gồm 25.910,2 ha rau; 2.062,5 ha hoa; 4.934 ha chè; cà phê22.031 ha; lúa chất lượng cao 4.425 ha; cây ăn quả 3.226 ha; dược liệu 134 ha;nấm 5,2 ha; vườn ươm 381,1 ha
Về phòng chống dịch hại cây trồng: Năm 2021, dịch hại trên các loại câytrồng cơ bản được kiểm soát, hầu hết gây hại nhẹ và ít biến động so với cùng
kỳ Trên cây ngô sâu keo mùa thu gây hại 210 ha; cây cà phê chè bọ xít muỗigây hại nhẹ 2.168,9 ha; cây điều bệnh thán thư gây hại 5.278,7 ha, bọ xít muỗigây hại 4.350,7 ha; cây cà chua bệnh xoăn lá virus gây hại 302,5 ha; cây hoacúc bệnh virus sọc thân gây hại 14 ha
* Tình hình chăn nuôi
Tổng đàn vật nuôi trong năm 2021: Tổng đàn trâu hiện có ước đạt 13.121con, giảm 0,33% (-44 con); tổng đàn bò thời điểm hiện tại ước đạt 99.050con[2], tăng 2,5% (+2.416 con) so với cùng kỳ Tổng số lợn là 396.920 con,tăng 8,99% (+32.750 con); tổng số gia cầm hiện có 12.081,4 nghìn con, tăng5,74% (+655 nghìn con) so với cùng kỳ Trong đó: gà chiếm 46,27% con tổngđàn gia cầm với 5.590 nghìn con, tăng 3,67% (+198 nghìn con)
Tổng sản lượng chăn nuôi trong năm 2021: Sản lượng thịt trâu hơi xuấtchuồng ước đạt 885 tấn, giảm 1,32% (-12 tấn); sản lượng thịt bò hơi xuất đạt5.872 tấn, tăng 2,61% (+149 tấn); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 67.267tấn, tăng 4,53% (+2.291 tấn); sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 23.892,2 tấn, tăng6,3% (+1.415,4 tấn), trong đó: Sản lượng thịt gà hơi đạt 19.626 tấn, tăng 6,63%(+1.220 tấn) so với cùng kỳ
Sản lượng, sản phẩm không qua giết mổ xuất chuồng năm 2021: Sảnlượng sữa bò đạt 106.248,2 tấn, tăng 9,8% (+9.483 tấn); sản lượng trứng giacầm các loại ước đạt 1.754.854,5 ngàn quả, tăng 7,95% (+129.226,4 nghìn quả)
so với cùng kỳ[3] Sản lượng kén tằm đạt 14.606 tấn, tăng 7,5% (+1.019 tấn) sovới cùng kỳ
* Lâm nghiệp
Một số chỉ tiêu lâm nghiệp chủ yếu trong năm 2021:
Trồng mới rừng tập trung: Toàn tỉnh đạt 1.312 ha, giảm 5,49% (-76,3 ha)
so với cùng kỳ, chủ yếu là rừng sản xuất; rừng trồng được chăm sóc đạt 13.570
ha, tăng 2,21% (+293,9 ha); tổng diện tích giao khoán quản lý bảo vệ rừng452.756,6 ha
Khai thác lâm sản: Gỗ tròn các loại khai thác ở các loại hình kinh tế ướcđạt 51.802 m3, tăng 0,61% (+315,5 m3) so với cùng kỳ, tăng do khai thác trắngrừng trồng; củi thước đạt 81.926 ster, bằng 98,5% so với cùng kỳ
Tình hình vi phạm lâm luật: Trong 2021, lực lượng Kiểm Lâm và các đơn
vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện lập biên bản 490 vụ, giảm 27,94%
Trang 22(-190 vụ) so với cùng kỳ Trong đó: Số vụ phá rừng 229 vụ, giảm 9,13% (-23 vụ);diện tích rừng bị phá 36,05 ha, giảm 15,06% (-6,39 ha) so với cùng kỳ Tổng số
Công tác cho thuê rừng, đất lâm nghiệp: Đến nay tổng số dự án đã thu hồi
208 dự án/30.469 ha gồm 172 dự án thu hồi toàn bộ/26.226 ha và 36 dự án thuhồi một phần/4.243 ha do không triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định
và một số doanh nghiệp tự nguyện trả lại dự án …
* Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Lâm Đồng là tỉnh miền núi, hoạt động sản xuất chủ yếu là nuôi trồng vàkhai thác thủy sản nước ngọt, hầu hết hộ tận dụng mặt nước phục vụ tưới trongsản xuất nông nghiệp để nuôi trồng nhằm cải thiện, phục vụ đời sống
Diện tích nuôi trồng thủy sản ước năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh đạt2.290,6 ha, giảm 6,33% (-154,8 ha) so với cùng kỳ
Nuôi trồng thủy sản lồng bè: Toàn tỉnh hiện có 30 cơ sở nuôi thủy sảnlồng, bè trên sông, hồ Số lồng bè nuôi cá tầm 205 cái, chiếm 50,12%, thể tíchlồng nuôi 21.960 m3, chiếm 50,86%; cá diêu hồng 9.275 m3, chiếm 21,48%; cá
rô phi 5.570 m3, chiếm 12,9%; cá trắm 3.666 m3, chiếm 8,49%; cá chép 2.190m3, chiếm 5,07%
Nuôi trồng thủy sản bể bồn: Toàn tỉnh có 13 cơ sở nuôi thủy sản bể bồn,trong đó 07 doanh nghiệp và 06 hộ cá thể Thể tích nuôi 116.341 m3, chủ yếu lànuôi cá tầm
Sản xuất giống thủy sản: Tổng diện tích/thể tích ươm, nuôi thủy sản nộiđịa 5.000 m2 Trong đó, hộ gia đình 2.700 m2, doanh nghiệp ngoài nhà nước500m2, HTX 1.800 m2; thể tích nuôi 2.830 m3
Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác: Ước năm 2021 đạt 8.950,5tấn, tăng 4,49% (+384,2 tấn) so với cùng kỳ Trong đó, sản lượng thủy sản nuôitrồng ước đạt 8.686,5 tấn, chiếm 97,05%, tăng 4,79% (+396,7 tấn) so với cùngkỳ
Sản xuất giống thủy sản: Ước đạt 28,3 triệu con, chủ yếu là cá giống cácloại, tăng 4,81% (+1,3 triệu con) so với cùng kỳ
b, Tốc độ tăng xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp
Lâm đồng là tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt
là nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao Ngành Nông nghiệp cóvai trò quan trọng trong tổng thể nền kinh tế của Lâm Đồng Điều đó thể hiện ở
tỷ trọng của nông sản trong xuất khẩu
Trang 23Thống kê trong 5 năm qua, giá trị nông sản xuất khẩu toàn tỉnh LâmĐồng từ 317 triệu USD tăng lên 423,2 triệu USD, tương ứng với tỷ trọng 48%trên tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Còn lại tỷ trọng nhóm hàng côngnghiệp nặng và khoáng sản 33%, tỷ trọng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ côngnghiệp 19% Nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của tỉnh Lâm Đồng
Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lâm Đồng đến 50 quốc gia và vùnglãnh thổ.Đáng chú ý, nông sản xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng hiện đang có mặt
ở những thị trường khó tính như Nhật Bản, các nước châu Âu, Mỹ; đồng thời,đang cung cấp nông sản nguyên liệu xuất khẩu cho nhiều tập đoàn đa quốc gia
và các nhà phân phối lớn Cụ thể, thị phần châu Á chiếm 65,5%; châu Âuchiếm 27,7%; châu Mỹ chiếm 4,8%; châu Úc chiếm 1,5%; châu Phi chiếm0,5%
Trong đó, 5 mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của Lâm Đồng gồm: càphê; chè; rau, củ, quả; hoa tươi các loại
Cụ thể, cà phê vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trongmặt hàng nông sản với tổng giá trị xuất khẩu đạt 141,69 triệu USD Hiện nay80% cà phê của Lâm Đồng được các tập đoàn như OLAM, Louis Dryfus, Nestlethu mua, 20% được chế biến và xuất khẩu trực tiếp bởi các công ty khác Thịtrường xuất khẩu mặt hàng cà phê đa dạng với các nước Khu vực Đông Á, Liênminh Châu Âu và Mỹ
Các mặt hàng rau như ớt chuông, bắp ngọt, khoai lang, cà rốt… xuất khẩusang thị trường EU và các quốc gia Đông Á, ASEAN khoảng trên 34 nghìn tấnvới tổng giá trị hơn 60 triệu USD
Sản phẩm hoa cũng được xuất khẩu qua các quốc gia Đông Á, châu Úc,ASEAN khoảng 371 triệu cành và đạt tổng giá trị trên 58,7 triệu USD Các sảnphẩm chè, cà phê nhân cũng được xuất khẩu sang các quốc gia như Đà Loan,Afghanistan, Pakistan, Vương Quốc Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…3.3 Đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp
Tại tỉnh Lâm Đồng, cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện trồng trọt chiếm82%, chăn nuôi chiếm 15,9% và dịch vụ chiếm 2,1% Trong những năm qua,ngành nông nghiệp Lâm Đồng luôn duy trì mức tăng trưởng khá, và đóng vaitrò là trụ đỡ nền kinh tế
Thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án, ngànhNông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng đã dần chuyển dịch theo hướng pháttriển toàn diện, bền vững, hiện đại, thể hiện qua một số thành tựu nổi bật sauđây:
Về tổ chức sản xuất: Các vùng sản xuất chuyên canh tập trung tiếp tục có
sự phát triển ổn định trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng địaphương Mỗi vùng đều được hỗ trợ đầu tư và hình thành các mô hình canh tácứng dụng công nghệ cao, bền vững Sản xuất trong vùng có sự đầu tư thâm canhcao theo chiều sâu để tăng năng suất và chất lượng nông sản Bên cạnh đó, một
số địa phương trong tỉnh tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cây trồng trên phạm vi nhỏ
Trang 24để nâng cao hiệu quả sản xuất Vùng sản xuất rau, hoa được mở rộng thêmkhoảng 7.000 ha trên địa bàn các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, LạcDương và thậm chí một số loại hoa (Lan vũ nữ, Hồng môn, Lan hồ điệp…) đãđược phát triển tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc trên cácdiện tích cà phê, chè, lúa, màu… đang canh tác kém hiệu quả Diện tích đấttrồng cây dâu tằm được mở rộng thêm hơn 4.000 ha trên cơ sở chuyển đổi mộtphần diện tích cây chè, cà phê già cỗi năng suất thấp, đất lúa kém hiệu quả, đấtven sông suối… tại các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên
và thành phố Bảo Lộc Diện tích trồng các loại cây ăn quả tăng mạnh thông quaviệc thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp và phát triển các mô hình trồng xencây ăn quả trong vườn cây công nghiệp với nhiều chủng loại giống cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao như bơ, sầu riêng, măng cụt… (trong 5 năm qua, diện tíchcây ăn quả tăng 6.300 ha, trong đó 80% là trồng xen) Trong chăn nuôi, cơ cấuđàn vật nuôi phát triển tương đối hợp lý, đặc biệt, việc thực hiện đề án bò sữa đãgiúp mở rộng vùng chăn nuôi bò sữa ra các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm
và thành phố Bảo Lộc nhằm khai thác có hiệu quả nguồn thức ăn thô xanh, phụphẩm trong sản xuất trồng trọt và sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi để nâng caothu nhập Trong chăn nuôi heo, ngoài các vùng chăn nuôi truyền thống ở Lâm
Hà, Đức Trọng, thông qua việc thực hiện tốt các dự án thu hút đầu tư và pháttriển kinh tế trang trại, đã hình thành nhiều trại chăn nuôi quy mô lớn tại ĐạHuoai, Đạ Tẻh theo mô hình chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp chế biếnthực phẩm; từ đó đã tạo tác động lan tỏa mạnh đến nhiều địa phương khác, thúcđẩy phát triển chăn nuôi trang trại theo định hướng của ngành
Về chất lượng giống cây trồng: Qua nhiều năm triển khai thực hiện các
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giống (hỗ trợ chứng nhận cây đầu dòng,xây dựng vườn đầu dòng, hướng dẫn quy trình sản xuất giống và công bố tiêuchuẩn cây giống, nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống), đến nay đã hìnhthành mạng lưới sản xuất giống cây trồng rộng khắp các địa phương, các vùngsản xuất tập trung của tỉnh; cơ bản đáp ứng yêu cầu chuyển đổi giống, phát triểnsản xuất, kể cả các vùng sâu, vùng xa Cùng với việc tăng cường công tác quản
lý, đến nay phần lớn nguồn giống đưa vào sản xuất đều là giống mới, chất lượngcao và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
Về trình độ sản xuất: Thông qua việc thực hiện tốt công tác khuyến nông,
các dự án ODA, phần lớn nông dân các vùng sản xuất tập trung đều được tậphuấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt là quytrình canh tác, nuôi trồng an toàn, bền vững, phòng chống dịch bệnh hiệu quả,nâng cao khả năng tiếp cận với các loại hình máy móc, công nghệ kỹ thuật mới,phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi Đồng thời, việc liên kếtsản xuất với các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã gópphần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức, trình độ canh tác cho nông dântrên địa bàn Do đó, trình độ sản xuất của phần lớn nông dân trên địa bàn tỉnhđược đánh giá cao hơn so với mức bình quân chung cả nước, đây là yếu tố
Trang 25thuận lợi để triển khai các giải pháp hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp trongthời gian tới.
Về mức độ ứng dụng khoa học công nghệ: Với thuận lợi là tỉnh đi đầu
trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến nay đã có trên 20%diện tích canh tác đạt tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao với giá trị sản xuấtbình quân gấp 2,3 lần mức bình quân chung toàn tỉnh và có hiệu quả kinh tế caohơn nhiều so với sản xuất truyền thống Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã làmchủ được các công nghệ hiện đại như: IoT, thủy canh, khí canh, in vitro, robot,truy xuất nguồn gốc điện tử… đã giúp nâng cao giá trị gia tăng lên nhiều lần sovới sản xuất thông thường Đây chính là nền tảng để ngành nông nghiệp tỉnhnhà khai thác có hiệu quả thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để tiếp tụcphát triển toàn diện, tiệm cận với các nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới
Về chất lượng nông sản: Từ kết quả của nhiều năm thực hiện công tác
chuyển đổi giống, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng về năng suất và sản lượng,nông sản của tỉnh giai đoạn vừa qua đã có bước tiến dài về chất lượng Trongsản xuất rau, hoa, các loại giống thường xuyên được thay đổi, nhập khẩu vớimẫu mã, màu sắc, hương vị theo kịp xu hướng của thị trường Các sản phẩmcây ăn quả, cây công nghiệp cũng luôn có lợi thế về chỉ tiêu, hàm lượng dinhdưỡng so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, được người tiêu dùng tintưởng Đặc biệt, hầu hết nông sản của tỉnh đều đáp ứng các điều kiện an toànthực phẩm (tỷ lệ mẫu vi phạm qua kiểm tra luôn thấp hơn 0,5%), tỷ lệ sản phẩmđáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế ngày càng cao
Công tác bảo quản và chế biến nông sản, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu: Tỷ lệ nông sản qua khâu sơ chế, đóng gói trước khi đưa ra
thị trường đạt 75%, tỷ lệ sản phẩm được chế biến đạt 20% Mô hình kiểm soáttoàn diện sản phẩm từ nông trại đến bàn ăn theo xu hướng và yêu cầu của thịtrường đang dần được hình thành thông qua giải pháp phát triển liên kết chuỗi
Số lượng chuỗi liên kết và thành viên tham gia liên kết tiếp tục có xu hướngtăng nhanh; chủ trì liên kết là các doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thu mua,
sơ chế và tiêu thụ sản phẩm nên đã phát huy được vai trò đầu mối kết nối giữasản xuất với thị trường, thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng và truy xuấtnguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng, thông qua đó tạo thuậnlợi cho công tác quản lý nhà nước, củng cố niềm tin của người tiêu dùng Đồngthời, việc xây dựng, phát triển thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đấtlành” và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp cho nông sản củatỉnh tiếp tục khẳng định được vị trí, sự khác biệt so với các sản phẩm cùngchủng loại trên thị trường
Về hạ tầng phục vụ sản xuất: Hạ tầng phục vụ sản xuất tiếp tục được
quan tâm đầu tư, từ những công trình thủy lợi trọng điểm đến các trạm bơm, hệthống kênh mương, đường giao thông nội đồng, các công trình nước sạch nôngthôn, đặc biệt là các vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp côngnghệ cao Cơ chế đầu tư công trình được thay đổi mạnh mẽ, từ chỗ hoàn toàn
Trang 26trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư, đã triển khai đẩy mạnh cácgiải pháp xã hội hóa, huy động nguồn lực của người dân, doanh nghiệp để pháttriển hạ tầng Đặc biệt là Đề án hỗ trợ phát triển hệ thống ao hồ nhỏ, với suấtđầu tư thấp nhưng đã đem lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với đầu tư các côngtrình lớn, đã đóng góp 7,3% trên tổng diện tích tưới toàn tỉnh (chiếm hơn 50%diện tích tưới tăng thêm trong 5 năm qua)
a, Trồng trọt
Thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng là phát triển nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao, phát triển vượt bậc cả chiều rộng lẫn chiều sâu Toàn tỉnh hiện cóhơn 65.308 ha, chiếm 21,8% diện tích đất canh tác, giá trị sản xuất bình quânđạt 234,4 triệu đồng/ha/năm Tỉnh đã hình thành, công nhận 8 vùng sản xuấtnông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 18 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệcao Trong đó canh tác rau, hoa trên giá thể trên 718 ha, công nghệ màng PE 3-5lớp có tác dụng chống tia UV, khuếch tán ánh sáng, chống bám bụi được ứngdụng trên 700 ha nhà kính Mức độ ứng dụng công nghệ cao có tính đa dạng với46.920 ha tưới tiên tiến tiết kiệm nước phun mưa, tưới nhỏ giọt, thủy canh hồilưu; hơn 160 ha nhà kính nhập khẩu tích hợp các công nghệ thông minh trên thếgiới có giá trị trên 1 triệu USD/ha Đặc biệt, với 56 cơ sở nuôi cấy mô thực vật(trên 636 box cấy), hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên72,3 triệu cây giống cấy mô các loại;… Toàn tỉnh đang phát triển 456 ha diệntích ứng dụng công nghệ thông minh, giảm 10 - 20% lượng thuốc bảo vệ thựcvật, phân bón; 30 - 50% lượng nước tưới và nhân công lao động; tăng lợi nhuận
15 - 20% so với sản xuất ứng dụng công nghệ cao
Hiện Lâm Đồng có diện tích trồng trọt được cấp giấy chứng nhận hữu cơ1.336 ha, tăng hơn 12,3 lần so với năm 2020, tổng sản lượng ước đạt hơn 2.081tấn/năm; 1.045 con bò sữa đạt chứng nhận hữu cơ, với sản lượng khoảng 5.200tấn sữa
Cũng cần ghi nhận là ở Lâm Đồng kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất tiếptục phát triển cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả của mô hình ngày một nângcao Theo ngành chức năng, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 4 liên hiệp hợp tác
xã và 392 hợp tác xã nông nghiệp với 8.657 thành viên; doanh thu bình quân đạttrên 2,2 tỷ đồng/năm; thu nhập lao động bình quân đạt 72 - 75 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động khá tốt, ước đạt 45%
b, Chăn nuôi
Nhìn chung, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, đànlợn có xu hướng tăng do người chăn nuôi đầu tư tái đàn để chuẩn bị sản phẩmcung ứng cho thị trường dịp cuối năm Đàn bò thịt, gia cầm ổn định, đàn bò sữagiảm nhẹ do một số cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ giảm đàn, chuyển đổi ngànhnghề, sản xuất dâu tằm phát triển tốt
Chất lượng đàn vật nuôi được nâng cao, tỷ lệ đàn bò sữa thuần đạt trên90%, tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 78% tổng đàn, tỷ lệ giống heo ngoại và heo lai đạttrên 95% Trong cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi, đàn trâu bò
Trang 27chiếm 16%, đàn lợn chiếm 36%, đàn gia cầm chiếm 36% và chăn nuôi động vậtkhác chiếm 12%.
Các đối tượng vật nuôi chính chủ lực của tỉnh là bò sữa, bò thịt cao sản,lợn, gia cầm, tằm Ngành chăn nuôi đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đàn vậtnuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn theo hướng antoàn sinh học, hữu cơ, bảo vệ môi trường sinh thái Đồng thời, đã hình thành cácchuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm sữa tươi, lợn, gà thịt, gà trứnghoạt động hiệu quả
Trong năm 2021, phát triển quy mô đàn gia súc toàn tỉnh tăng 15,2%, sảnphẩm chăn nuôi tăng 18,4% so với năm 2020; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuấtngành chăn nuôi của tỉnh đạt 6,59%; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội
bộ ngành nông nghiệp đạt 17,5%
Tính đến hết tháng 8/2022, ước đàn lợn của tỉnh đạt 445.111 con, tăng6% so cùng kỳ, đàn gia cầm đạt 9.982 nghìn con, bằng 100% so cùng kỳ,…Ướctổng sản phẩm thịt hơi các loại đạt khoảng 85.889 tấn, tăng 4,1% so cùng kỳ,trứng gia cầm 291.091 ngàn quả, tăng 1,4% so cùng kỳ; kén tằm 10.267 tấn,tăng 5,9% so với cùng kỳ
Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.358 trang trại chăn nuôi, trong đó có 81 trangtrại chăn nuôi quy mô lớn, 405 trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 872 trang trạichăn nuôi quy mô nhỏ và khoảng 28.248 hộ chăn nuôi Tỷ lệ gia súc, gia cầmchăn nuôi trong các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và vừa chiếm khoảng 37% tổngđàn, chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ khoảng 63% tổng đàn
Đáng chú ý, toàn tỉnh hiện có 19 chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôihoạt động có hiệu quả, góp phần giúp ngành chăn nuôi ổn định (4 chuỗi bò sữa,
2 chuỗi bò thịt, 3 chuỗi gia cầm, 4 chuỗi lợn, 2 chuỗi kén tằm, 2 chuỗi mật ong,
…)
Về tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, có trên 95% sản lượng sữa tươiđược thu mua thông qua hợp đồng giữa hộ dân chăn nuôi bò sữa và các doanhnghiệp thu mua mua sữa trên địa bàn Khoảng 50% sản lượng thịt hơi các loạiđược xuất bán đi các tỉnh lân cận, còn lại phục vụ nhu cầu thực phẩm trong tỉnh;trên 95% sản lượng kén tằm được thu mua phục vụ hoạt động các nhà máy sảnxuất tơ tằm trên địa bàn tỉnh; trên 90% sản lượng mật ong được xuất khẩu sangthị trường Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông
c, Dịch vụ
Theo báo cáo mới nhất của ngành chức năng, các đơn vị kinh doanh dulịch trên địa bàn tỉnh đã tích cực đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹthuật cũng như chất lượng dịch vụ phục vụ Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanhcòn tăng cường tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục
vụ khách du lịch để đón lượng khách tăng cao trong dịp hè, nhất là thời điểm tổchức các chương trình, hoạt động văn hóa trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạtlần thứ IX diễn ra vào cuối năm nay Số liệu được Cục Thống kê công bố chothấy, tính đến hết tháng 6, tổng số lượt khách đến Lâm Đồng tham quan, nghỉ