1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài Tập Nhóm Kinh Tế Đầu Tư Đề Tài Báo Cáo Phân Tích Kinh Tế Ngành Và Tổng Quan Về 3 Ngành.docx

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: BÁO CÁO PHÂN TÍCH KINH TẾ NGÀNH VÀ TỔNG QUAN VỀ

3 NGÀNH

Giảng viên hướng dẫn : GV Ngô Ngọc QuangLớp : MES307_232_1_D02Thành viên nhóm 06

Trần Phương TịnhNguyễn Thị Bé ThơNguyễn Hoàng Minh ThưHuỳnh Thị Thu Thương

Trang 2

I PHÂN TÍCH KINH TẾ

Chu kỳ kinh tế của Việt Nam cũng trải qua các giai đoạn thăng trầm như các nền kinh tếkhác, bao gồm:

Giai đoạn 1 Suy thoái

• Nền kinh tế hoạt động chậm lại, sản xuất giảm sút.• Doanh nghiệp cắt giảm đầu tư, sa thải nhân công.• Mức thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm sút.

Giai đoạn 2 Phục hồi

• Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại sau khi chạm đáy ở giai đoạn suy thoái.• Sản xuất tăng, đầu tư được đẩy mạnh.

• Mức thất nghiệp giảm, thu nhập dần hồi phục.

Giai đoạn 3 Phát triển

• Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đạt tốc độ cao nhất trong chu kỳ.• Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thị trường sôi động.

• Lợi nhuận doanh nghiệp tăng, thu nhập người dân cải thiện.

Dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi:

• GDP tăng trưởng: GDP quý 1/2024 tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước, cao hơndự báo.

• Sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 tăng 9,1% so vớicùng kỳ năm trước.

Trang 3

• Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 tăng 13,2% so với cùngkỳ năm trước.

• Lượng khách du lịch: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 thángđầu năm 2024 tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, vẫn còn một số rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của nền kinhtế, như:

• Biến động kinh tế toàn cầu: Nguy cơ suy thoái ở một số nền kinh tế lớn có thể ảnhhưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

• Lạm phát: Lạm phát đang có xu hướng tăng cao, có thể ảnh hưởng đến sức muacủa người tiêu dùng và chi tiêu của doanh nghiệp.

• Dịch Covid-19: Dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, có thể ảnhhưởng đến hoạt động kinh tế.

II PHÂN TÍCH NGÀNH 1 Ngành CNTT

1.1 Lịch sử hình thành ngành CNTT

- Thời kì Sơ khai (Trong khoảng 3000 trước CN  1400 sau CN)

Đây được coi là thời kì đầu tiên của công nghệ thông tin Đây cũng là khoảng thời gianchiếc bảng tính nguyên thủy nhất ra đời sau khi xuất hiện hệ thống chữ số.

- Thời kì Công cụ hóa (Khoảng từ 1450 - 1840)

Thời kì này ngành Công nghệ thông tin đã có một vài bước tiến rõ ràng hơn, điểm nhấnchính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới dùng để tính toán các phép tính cơ bản đượcphát minh bởi Blaise Pascal vào những năm 1640.

- Thời kì Điện tử (Từ 1840 - 1940)

Đây là thời kì đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghê thông tin, khoa học máytính với chiếc máy vi tính điện tử số đầu tiên (ENIAC – Electronic Numerical IntegratorAnd Computer)

- Thời kì hiện đại ( 1940 - nay)

Máy tính đã phát triển cực kì mạnh mẽ bây giờ chúng ta đã có chiếc máy tính nhỏ gọnhơn rất nhiều.

Trang 4

Internet được trình làng vào năm 1969 Nhưng nó chính thức được bùng nổ vào năm1991 khi World Wide Web ra đời khiến Internet trở nên dễ tiếp cận hơn rất nhiều.

Hiện nay công nghệ đang ngày một phát triển với tốc độ chóng mặt Có thêm rất nhiềulĩnh vực đầy tiềm năng xuất hiện, điển hình có thể kể đến cryptocurrency, AI ( trí tuệnhân tạo), Big Data đều là những lĩnh vực dẫn đầu kỉ nguyên công nghệ 4.0.

1.2 Chu kỳ sống ngành CNTT

Giai đoạn tăng trưởng

- Công nghệ được chứng minh tiềm năng, thu hút đầu tư mạnh mẽ, bắt đầu được

thương mại hóa.

- Thị trường hình thành, sản phẩm/dịch vụ CNTT dần phổ biến, cạnh tranh gay gắt.

Giai đoạn bão hòa

- Công nghệ đạt đến độ trưởng thành, thị trường bão hòa.

- Lợi nhuận giảm dần, tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp cần đổi mới, sáng tạo để

duy trì vị thế.

Giai đoạn suy thoái

- Công nghệ lỗi thời, xuất hiện thay thế mới, thị trường thu hẹp.

- Doanh nghiệp cần chuyển đổi sang lĩnh vực mới hoặc đối mặt với nguy cơ phá

1.3 Phân tích các yếu tố trong ngành CNTT

1.3.1 Môi trường cạnh tranh trong ngành

Tính đến cuối năm 2023, lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động tạinước ta ước đạt 70.800, tăng 300 doanh nghiệp so với tháng 1 - 2023 Theo số liệu từ CụcCông nghiệp CNTT và Truyền thông, 92% doanh nghiệp CNTT ở nước ta là doanhnghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 0,3% (còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ).Tuy nhiên, 92% doanh nghiệp siêu nhỏ lại chỉ nắm 2,64% doanh thu toàn ngành côngnghệ số, trong khi 0,3% doanh nghiệp lớn nắm đến 58,25% doanh thu toàn ngành.

Gia nhập ngành công nghệ thông tin đòi hỏi vượt qua nhiều rào cản về vốn đầu tư,công nghệ, thị trường, quy định pháp lý, nhân lực, và thương hiệu Mặc dù những rào cản

Trang 5

này tạo ra thách thức lớn, nhưng với chiến lược đúng đắn, sáng tạo và khả năng thíchứng, các công ty mới vẫn có thể tìm được cơ hội thành công trong ngành CNTT.

1.3.2 Phân tích cung cầu thị trường

Cung sản phẩm và dịch vụ ngành CNTT

- Số lượng công ty: Hiện nay, có rất nhiều công ty CNTT lớn nhỏ hoạt động tại

Việt Nam, từ các công ty đa quốc gia như FPT, VNG, Vingroup đến các start-up mới nổi.

- Nhân lực: Số lượng kỹ sư và chuyên gia CNTT ngày càng tăng nhờ vào các

chương trình đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo.

- Công nghệ và sáng tạo: Các công ty CNTT tại Việt Nam đã và đang phát triển

các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến như AI, blockchain, big data, và các giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp.

Cầu về Sản Phẩm và Dịch Vụ CNTT

- Doanh nghiệp: Nhu cầu về các giải pháp CNTT trong quản lý, vận hành, và

marketing của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao để đáp ứng với xu hướng chuyển đổi số.

- Người tiêu dùng: Sự gia tăng sử dụng các thiết bị công nghệ, dịch vụ internet, và

các ứng dụng di động tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm và dịch vụ CNTT chất lượng cao.

- Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng CNTT

trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các dự án CNTT lớn được triển khai.

1.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên ngành

Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến việc phát triển của ngành công nghệ thông tin

Trang 6

Chuyển đổi số: Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong Cách mạng công

nghiệp 4.0.Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới như: BigData,IoT, Cloud,… nhằm mục đích thay đổi cách thức điều hành, quy trìnhlàmviệc, văn hóa của công ty Theo nghiên cứu của Microsoft, năm 2017 tácđộngmà chuyển đổi số mang lại là 15%, cho tới năm 2020 lên tới 21%;còn ở khu vựcChâu Á Thái Bình Dương, năm 2017 GDP đạt khoảng 6%,năm 2019 là 25% vànăm 2021 là 60% Tốc độ chuyển đổi số ở các khuvực, quốc gia khác nhau phụthuộc vào sự phát triển công nghệ và chuyểnđổi mô hình doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực: Để phát triển bất cứ ngành nghề nào thì con người luôn là một

yếu tố cực kỳ trọng yếu Vì vậy cần phải tận dụng được tốt tiềm lực của mỗicánhân nếu muốn thành công Nguồn cung việc làm trong lĩnh vực công nghệthông tin đang phát triển mạnh mẽ, với những số liệu hứa hẹn tỷ lệ thất nghiệpthấp hơn và triển vọng việc làm cao hơn trong tương lai Nhưng cũng chính ngànhcông nghệ thông tin sẽ tác động rất lớn đến việc làm, áp dụng tự động hóa vào quátrình sản xuất, thay thế các công nhân bằng robot,… và cũng đồng thời tạo ranhiều việc làm mới Chính vì vậy các doanh nghiệp tuyển dụng nguồn nhân lực cótay nghề cao, dễ thích nghi với tình hình biến đổi, thêm cả việc giỏi tiếng anh vìngành này là một ngành mang tính toàn cầu nên tiếng anh rất quan trọng Côngnghệ thông tin đóng vai trò không nhỏ trong phương pháp quản lí, tổ chức bộ phậnnhân sự Ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lí nhân sự sẽ nâng cao trình độcủa người quản lý và của cả ngườilao động trong doanh nghiệp, giúp tăng cườngđược các mối quan hệ giữa người quản lí với người lao động và cả với khách hàngcủa doanh nghiệp.

Dịch Covid: Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại cho con người mà còn ảnh hưởng

nghiêm trọng đến kinh tế và ngành công nghệ Trong thị trường chứng khoán, giátrị cổ phiếu của nhiều công ty bị thiệt hại lớn Vì nhiều hãng công nghệ còn phụthuộc vào Trung Quốc, nơi từng lâm vào tâm dịch Sau này cho đến Mỹ, là nơi cócông nghệ hiện đại, đình đám nhất trên thế giới Các sự kiện công nghệ bị hủy bỏnhư MWC 2020, CP+ (Triển lãm ảnh và thiết bị ngành ảnh 2020) và các hội nghị

Trang 7

như hội nghị F8 của Facebook, Google I/O,… Đối với nền kinh tế, hàng loạt cáccông ty công nghệ đang gặp khó khăn: Apple hạ mục tiêu doanh thu; Foxconnnăm 2020 dự đoán tài chính giảm tới 39%; hãng điện tử Hàn Quốc – Samsungcũng không thoát khỏi tình hình này;… Đại dịch làm cho nguồn cung bị trì trệ,thiếu hụt sản phẩm công nghệ tiêu dùng như máy tính, Iphone, tivi bởi vì nhữngsản phẩm này hầu hết đều sản xuất ở Trung Quốc Nhiều thành phố của TrungQuốc bị phong tỏa, buộc các công ty, doanh nghiệp dừng hoạt động vì thiếu nguồnnhân công Mặt khác, dịch bệnh làm cản trở công việc làm ăn của con người làmcho sức mua cũng bị giảm Vì vậy, yếu tố dịch bệnh là vô cùng quan trọng, ảnhhưởng lớn tới ngành công nghệ thông tin.

Bong bóng dotcom: Điều quan tâm nhất chính là “Bong bóng dotcom vỡ” gây

ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghệ thông tin Vào ngày 10/03/2000, chỉ sốNASDAQ đạt mức 5048, cao gấp đôi so với năm ngoái Xảy ra sự hoảng loạn lệnhbán giữa các nhà đầu tư kho các công ty như Dell, Cisco đặt lệnh bán lớn cho cổphiếu của họ Vài tuần sau, thị trường chứng khoán bị mất 10% giá trị, vốn đầu tưcạn kiệt, các công ty thiếu hụt lợi nhuận.

- Sự gia tăng về số lượng người dùng internet và điện thoại thông minh ở Việt Namđã tạo ra một thị trường tiêu dùng công nghệ rất lớn Điều này thúc đẩy nhu cầu vềcác sản phẩm và dịch vụ công nghệ, từ phần mềm ứng dụng đến thương mại điệntử và dịch vụ trực tuyến.

Trang 8

- Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động và có trình độ cao Các trường đạihọc và trung tâm đào tạo CNTT đang không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đểđáp ứng nhu cầu thị trường.

- Doanh nghiệp và tổ chức ở Việt Nam ngày càng nhận thức được tầm quan trọngcủa xu hướng chuyển đổi số Việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo(AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), và điện toán đám mây (CloudComputing) đang gia tăng, tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực và dịch vụ CNTT.

- Nhiều công ty công nghệ lớn như FPT, Viettel, và VNG đang dẫn đầu trong việcphát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ Bên cạnh đó, các công ty công nghệquốc tế như Samsung, Intel, và LG cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, tạo ramôi trường cạnh tranh và cơ hội học hỏi.

- Việt Nam đang trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp công nghệ năngđộng nhất Đông Nam Á Sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, các chươngtrình hỗ trợ khởi nghiệp, và các vườn ươm công nghệ giúp thúc đẩy đổi mới sángtạo trong ngành CNTT.

- Việt Nam đang trở thành một trung tâm gia công phần mềm và dịch vụ IT hấpdẫn, cạnh tranh với các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc Các công ty ViệtNam đã và đang cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng quốc tế, mở ra cơ hội lớntrong việc xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT.

- CNTT càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều ngành, thấyđược tầm quan trọng của CNTT trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý, sản xuấtvà kinh doanh Đối với các ngành kinh tế khác nhau thì mức độ sử dụng CNTTcũng khác nhau

Với những tiềm năng này, ngành CNTT ở Việt Nam không chỉ có triển vọng phát triểnmạnh mẽ trong nước mà còn có khả năng vươn ra thị trường quốc tế, đóng góp vào sựphát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

2 Ngành Sản xuất hóa chất

2.1 Lịch sử hình thành ngành Sản xuất hóa chất

Trang 9

- Năm 1954, nền công nghiệp sản xuất hóa chất bắt đầu được xây dựng trên quy mô lớn.Trải qua hơn một thập kỷ, nền công nghiệp hóa chất ngày càng phát triển mạnh mẽ vàdần trở thành 1 ngành kinh tế về kỹ thuật độc lập.

- Những năm 1980 – 1985, nó dần chiếm được vị thế cao trong toàn bộ ngành côngnghiệp Việt Nam.

- Năm 1985, bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền công nghiệp hóa chất nước ta phát triển ổnđịnh.

- Từ năm 1992 – 1995, nó đạt mức độ tăng trưởng cao nhất – 20% / năm.

- Những năm cuối thế kỷ XX đến nay, công nghiệp sản xuất hóa chất nước ta cũng tăngtrưởng ở tất cả các thành phần kinh tế

2.2 Chu kỳ sống ngành Sản xuất hóa chất

 Giai đoạn tăng trưởng

Sản xuất Hóa chất duy trì tốt sự tăng trưởng bằng những điểm sáng cả trong sản xuấtvà tiêu thụ Cơ cấu thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam đã có sự chuyển dịchrõ rệt khi thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên và thị phần của Ấn Độ, NhậtBản giảm xuống Một số mặt hàng hóa chất xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt tốcđộ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của thế giới trong cùng giaiđoạn.

 Giai đoạn bão hòa

Hóa chất sử dụng cho ngành công nghiệp không đáp ứng được nhu cầu nội địa và cạnhtranh về giá bởi các đối thủ trong và ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc Trong khi đó,hệ thống máy móc kỹ thuật của ngành hóa chất phần lớn chỉ ở mức độ trung bình khá sovới một số nước trong khu vực nên năng suất của ngành chưa cao và giá trị gia tăng cònthấp

Nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất chất khan hiếm nên còn phụ thuộc vào nhậpkhẩu nguyên liệu từ nước ngoài, dẫn đến khó kiểm soát chi phí đầu vào khi giá nguyênvật liệu nhiều biến động.

 Giai đoạn suy thoái

Trang 10

Ngành đứng trước những thách thức chu kỳ như dư thừa công suất, áp lực giảm giá,những bất ổn thương mại và chính sách về môi trường, đại dịch đã mang đến những thayđổi mang tính cấu trúc và đột biến Do nhu cầu thị trường giảm mạnh nên sự giảm súttrong doanh thu và lợi nhuận được thể hiện rõ rệt Đối mặt với thách thức này, các côngty cần phải cắt giảm quy mô sản xuất và chi phí.

2.3 Phân tích các yếu tố trong ngành Sản xuất hóa chất

2.3.1 Môi trường cạnh tranh trong ngành

Báo cáo của Cục Hóa chất – Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, toàn ngànhhóa chất có khoảng 1.818 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước trongđó 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón (chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóachất bảo vệ thực vật (chiếm 6%), 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm1%), 68 doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản (chiếm khoảng 4%)… với khoảng 2,7triệu lao động trong đó có 725.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất hóa chất và cácsản phẩm hóa chất Các doanh nghiệp này không chỉ cạnh tranh về giá cả mà còn về chấtlượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và khả năng cung ứng Sự cạnh tranh có thể dẫn đếnsự giảm giá và biên lợi nhuận thấp, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hóa chiphí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Sự phát triển của các sản phẩm thay thế, đặc biệt là các sản phẩm thân thiện với môitrường và công nghệ mới, có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với ngành công nghiệphóa chất truyền thống Các sản phẩm sinh học và công nghệ nano đang ngày càng đượcưa chuộng, đòi hỏi các công ty hóa chất phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để duytrì khả năng cạnh tranh.

Rào cản gia nhập ngành: Ngành sản xuất hóa chất có rào cản gia nhập cao do yêu cầu vềvốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và quy định nghiêm ngặt về môi trường và an toàn.Các doanh nghiệp mới cần đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển, xây dựng nhàmáy và thiết lập hệ thống phân phối Tuy nhiên, khi đã gia nhập thành công, những ràocản này cũng giúp bảo vệ các doanh nghiệp hiện tại khỏi sự cạnh tranh mới.

Trang 11

2.3.2 Phân tích cung cầu thị trường

 Cung thị trường

- Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ vớisự gia tăng đáng kể trong sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm Các sản phẩm chínhbao gồm hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, và hóa chất chuyên dụng Việt Namcó nhiều nhà máy hóa chất lớn, tập trung tại các khu công nghiệp lớn như Khucông nghiệp Phú Mỹ, Khu công nghiệp Tân Bình, và các khu công nghiệp ở miềnBắc và miền Nam Vì vâỵ nên sẽ tạo ra một lượng cung lớn.

- Đầu tư nước ngoài vào ngành hóa chất của Việt Nam tăng lên, đặc biệt từ các quốcgia có nền công nghiệp hóa chất phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nướcchâu Âu Công nghệ sản xuất được cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sảnphẩm.

 Cầu thị trường:

- Nhu cầu trong nước: Nhu cầu về các sản phẩm hóa chất ở Việt Nam tăng mạnh dosự phát triển của các ngành công nghiệp khác như dệt may, da giày, chế biến thựcphẩm, và xây dựng Hóa chất là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong nhiều ngànhcông nghiệp, do đó, sự tăng trưởng của các ngành này kéo theo nhu cầu lớn về hóachất.

- Nhu cầu ở ngoài nước: Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng lớn hóa chất sang cácthị trường quốc tế, bao gồm các nước trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, HànQuốc, và châu Âu Các sản phẩm hóa chất của Việt Nam được đánh giá cao vềchất lượng và giá cả cạnh tranh, nhờ vào chi phí sản xuất thấp và năng suất cao.- Xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến

các sản phẩm hóa chất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe Điềunày thúc đẩy các công ty hóa chất tại Việt Nam đầu tư vào nghiên cứu và pháttriển các sản phẩm mới, đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững.

 Phân tích thách thức cung – cầu thị trường:

Trang 12

Mặc dù sản xuất hóa chất tại Việt Nam tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trongnước và xuất khẩu Nhiều nguyên liệu hóa chất vẫn phải nhập khẩu do công nghệ sảnxuất trong nước chưa đủ tiên tiến hoặc chưa sản xuất được Các doanh nghiệp cần đầu tưvào công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển sản phẩm mới Chính phủ cũngcần tiếp tục hỗ trợ ngành thông qua các chính sách ưu đãi và đầu tư vào cơ sở hạ tầng đểđảm bảo ngành sản xuất hóa chất phát triển bền vững và hiệu quả.

2.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên ngành

 Kinh tế chính trị:

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang gia tăng, sự rạn nứt giữa hai nước đã gây ramột cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên toàn cầu Nga và Ukraine cung cấp nhiều loạihàng hóa cho thị trường đặc biệt là cung cấp phần lớn nguyên liệu thô cho các thị trườngtrên toàn thế giới Cuộc xung đột dẫn đến giá của khí đốt tự nhiên cũng như dầu thô tăngchóng mặt ở các quốc gia khác trên thế giới Điều này đẩy giá của các sản phẩm tăng caohơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở Mỹ, châu Á,… Việt Nam đã liên tục chịu chiphí tăng cao trong việc nhập khẩu xăng dầu cũng như bị gián đoạn chuỗi cung ứng cácsản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu từ Nga

 Văn hóa xã hội:

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn trong cộng đồng,từ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phầm cho đến người tiêu dùng.Không những vậy, người tiêu dùng còn có động thái thực hiện việc quay lưng, tẩy chaysử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khi doanh nghiệp bịngười dân tố cáo hoặc bị các cơ quan chức năng công bố.

 Công nghệ:

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phổ biến trong tất cả các hoạt động xử lý dữ liệu, chẳnghạn như sản xuất, tiếp thị hay R&D,… Thông tin sẵn có theo thời gian thực (real-time) cókhả năng thay đổi quá trình ra quyết định Điều này giúp quyết định được chắc chắn,chính xác hơn Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngày đăng: 15/07/2024, 16:09

w