HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CƠ SỞ KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG ĐỀ TÀI: ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH MÔ HÌNH KINH DOANH NHÀ HÀNG GYUDON CƠM BÒ XÀO HÀNH VỚI TOP
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MÔ HÌNH KINH DOANH NHÀ HÀNG
Mô tả ý tưởng kinh doanh
1.1.1 Sứ mệnh – viễn cảnh – mục tiêu a Sứ mệnh
Ngày nay, xu hướng ẩm thực của thế giới càng ngày càng đa dạng đi cùng với đó thì xu hướng thưởng thức món ăn của con người cũng ngày càng thay đổi Một số thì theo xu hướng hiện đại, có cách chế biến cầu kỳ có thể trong các nhà hàng hạng sang, một số thì theo xu hướng bình dân, đơn giản cách xa khỏi chốn xô bồ náo nhiệt Một số thì lại theo cả hai loại, và đáp ứng được nhu cầu đó ẩm thực Nhật Bản chính là giải pháp và món ăn Gyudon chính là chìa khóa cho vấn đề này
Hiện nay trên thị trường, chưa có nhiều hoặc ít cửa hàng hay nhà hàng kinh doanh món ăn chế biến với phong cách ẩm thực Nhật Bản mà chỉ duy nhất món hoặc loại món đặc trưng như này
Vì vậy đề án này thành lập nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng Nhà hàng Gyudon ( Cơm bò xào hành với topping kiểu Nhật ) nơi mà khách hàng có thể thưởng thức một loại món ăn duy nhất nhưng đáp ứng đủ về mặt dinh dưỡng, nguyên liệu gần gũi, đơn giản và đặc biệt dễ ăn, dễ no b Viễn cảnh
Các nhà hàng hiện nay đa số sẽ theo một xu hướng chủ yếu, họ chú trọng vào phần ẩm thực riêng của mình và chất lượng dịch vụ họ mang lại thông qua từng món ăn theo nền ẩm thực của nhà hàng đó Ví dụ điển hình: như một nhà hàng theo kiểu Thái thì sẽ phục vụ những món ăn kiểu Thái như TomYum, gỏi đu đủ Thái, Pad Thai, Xôi xoài, Có thể thấy được là đa số những nhà hàng này loại hình thực phẩm cực kỳ đa dạng Hiện nay thì điều này là cực kỳ phổ biến ở những nhà hàng khác thuộc những nền ẩm thực khác nhau và họ cũng xuất hiện ở nhiều nơi và nơi thường thấy đó chính là các trung tâm thương mại lớn
Khác với điều đó nhà hàng của chúng em lại theo xu hướng độc nhất, một món chính nhưng có thể kết hợp được với nhiều món khác Thay vì phải đau đầu lựa
2 chọn những món nên ăn thì ở nhà hàng chúng em chúng ta chỉ việc chọn món ăn kèm là xong Món chính lúc nào cũng chỉ có một, đỡ tốn thời gian, đơn giản mà lại còn lâu no cực kỳ hợp lý cho các dạng thực khách sinh viên và tầm trung niên Với nhóm khởi sự gồm 5 người, mặc dù đã được học tập cơ bản về kinh doanh cũng như ham muốn học hỏi thêm đi kèm với sự năng động, sáng tạo, sẵn sàng rút kinh nghiệm từ phía đối thủ cạnh tranh để thay đổi tốt hơn Tuy nhiên với tuổi đời còn non trẻ, thì việc thiếu kinh nghiệm và chưa va chạm nhiều điều trong thực tế là điều không thể tránh khỏi, nhất là một trong những ngành đang hot như ngành dịch vụ ăn uống hiện nay c Mục tiêu
Nắm được cách thức phát triển mô hình kinh doanh dựa trên ý tưởng mới sáng tạo Ôn lại tổng hợp kiến thức đã học về quản trị cơ sở dịch vụ ăn uống, marketing, menu, phân tích địa điểm, thực khách, các cách thiết kế và vận hành các bộ phận trong một nhà hàng
Mang lại cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đề án khởi sự mô hình kinh doanh, giúp cho người học có khả năng tổ chức và điều hành quá trình sản xuất của một nhà hàng một cách hiệu quả
*Đối với thực tế - xã hội
Có ý nghĩa với sức khỏe và nhu cầu của khách hàng Làm phong phú nét ẩm thực Nhật Bản nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung
Thêm lựa chọn độc đáo, mới lạ trong danh mục ăn uống của khách hàng Giải quyết vấn đề việc làm
1.1.2 Mô hình kinh doanh Bussiness Model Canvas ( B.M.C )
8 Những đối tác chính 6 Những hoạt động chính 2 Giá trị cung cấp 4 Quan hệ khách hàng 1 Phân đoạn khách hàng
- Các công ty chuyên cung cấp các loại nguyên liệu cần thiết cho nhà hàng Ví dụ: Nhà hàng về cơm thịt bò thì nguyên liệu chính là gạo và thịt bò
- Ngoài ra còn liên kết với các công ty hay các tổ chức sự kiện lớn nhằm quảng bá hình ảnh, cũng như danh tiếng về nhà hàng
- Các nền tảng mãng xã hội:
- Để tránh nhàm chán thì nhà hàng vào mỗi tuần sẽ cập nhật thêm nhiều loại topping mới, hoặc các loại sốt ăn kèm phù hợp với món chính vừa tránh sự nhàm chán cũng giữ được sự độc nhất của nhà hàng
- Luôn giữ lại tính độc nhất về hương vị của món chính để giữ lại lượng khách ổn định
- Cung cấp cho khách hàng có một bữa ăn đơn giản nhưng đầy đủ về dinh dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe vừa đẹp mắt và ngon miệng
- Nhà hàng có thể đáp ứng hết nhu cầu về dinh dưỡng của khách hàng với giá cả phải chăng
-Tuần đầu khai trương giảm giá 30% trong 3 ngày đầu và các combo mua đi kèm nhằm níu giữ khách hàng
- Có các phiếu giảm giá cho khách hàng cũ nếu như đi mời thêm khách hàng mới
- Các sự kiện ngày lễ đều có chương trình đi kèm hấp dẫn
- Khách hàng là sinh viên và các bậc trung niên ( từ 18 đến 50 tuổi )
Youtuber, và các phương tiện truyền thông khác
- Quản lý bộ phận bếp
- Quản lý bộ phận phục vụ
-Phục vụ trực tiếp tại nhà hàng
- Có thể Takeaway, ship đến cho khách
- Tiếp cận khách hàng qua các trang thông tin thương mại như zalo, grabfood, shoppee food sẽ tăng chiến lược marketing cũng như quảng cáo đến khách hàng
- Phụ cấp, chế độ công tác, bảo hiểm, chế độ nghỉ phép
Về cơ sở vật chất:
Các loại chi phí khác:
- Chi phí khấu hao, lãi vay, nguyên vật liệu hàng tháng
- Thu nhập chính thông qua việc bán các sản phẩm đồ ăn từ nhà hàng
- Có thể tổ chức dạy thêm nấu ăn với khách hàng có niềm đam mê với ẩm thực Nhật Bản
Hình 2 Bảng Bussiness Model Canvas cho nhà hàng Gyudon
Cơ sở pháp lý & Cơ sở thực tiễn
Cuộc sống hằng ngày luôn liên tục tiếp diễn, sau khi trải qua một ngày dài bận rộn khiến cho con người ta cảm thấy mệt mỏi chỉ muốn thưởng thức ngay một bữa ăn no nê với đầy đủ các loại thức ăn đi kèm trước mặt Một tô cơm trắng đặc biệt kết hợp với những lát thịt bò giòn tan béo ngậy đi kèm với nước sốt đặc trưng óng ánh nhìn thôi chỉ muốn ăn ngay cho nóng để xua đi cơn mệt mỏi này Nhà hàng Gyudon chúng em luôn mở rộng vòng tay để chào đón những thực khách như vậy, nhẹ nhàng, đơn giản kết hợp cùng không khí mộc mạc bình dị tiếng cười nói của các thực khách khi thưởng thức tại đây quả là một âm thanh tuyệt vời tạo cảm giác gần gũi như trong chính căn nhà của mình
1.2.2 Cơ sở thực tiễn Đây là lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận đem lại cao
Có địa điểm kinh doanh phù hợp thuận lợi nằm ở trung tâm thành phố, thuộc khu đông dân cư qua lại
Tất cả thành viên am hiểu trong lĩnh vực quản lý nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại trường công thương tp Hồ chí minh
Có khả năng hiểu biết về ẩm thực Nhật Bản nói riêng và ẩm thực Việt nói chung
Với tốc độ phát triển cao, nhà hàng là một trong những thứ không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh này Nhu cầu con người ngày càng gia tăng hãy để họ không chỉ thưởng thức được món ăn mới lạ này mà còn thấy được sự tận tình trong phục vụ ở nhà hàng chúng ta
Với mong muốn kết nối ẩm thực Nhật Bản và ẩm thực Việt ngày càng giao thoa mạnh mẽ hơn, việc cho ra đời nhà hàng này chính là bước đầu tiên của chúng em.
Phân tích môi trường và đánh giá cơ hội cạnh tranh
1.3.1 Phân tích các điều kiện KT – VH – XH a Kinh tế
Trong những năm gần đây, nhờ thành tựu trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước cũng phát triển mạnh, tổng sản phẩm
(GDP) hàng năm tăng Thu nhập của mọi tầng lớp dân cư được cải thiện Mặt khác hoạt động du lịch cũng không ngừng phát triển, số lượng khách nước ngoài đến thăm Việt Nam ngày càng tăng và lượng khách du lịch nội địa cũng tăng đáng kể Tất cả yếu tố trên là cơ hội tốt cho nhà hàng phát triển không chỉ ở các thành phố lớn, các khu du lịch Do cường độ làm việc căng thẳng, điều kiện thời gian và sức lực không cho phép nên phải cần đến dịch vụ phục vụ ăn uống chúng ta, một mặt đề tiết kiệm thời gian, mặt còn lại để nghỉ ngơi và thư giãn Mặt khác trước đây con người thường tiết kiệm để mua nhà, mua xe, sắp các đồ tiện nghi cho gia đình, thì giờ đây họ dành thời gian để cho việc đi ăn tại các nhà hàng hay điểm cung cấp dịch vụ ăn uống để gặp bạn bè, tâm sự, làm việc, Người ta thường ví đây là một dạng chi tiền để mua “ kinh nghiệm sống” b Văn hóa
Lấy cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản thì theo như tìm hiểu của chúng em thì giống như các món donburi, Gyudon hay Bát thịt bò Nhật Bản khác, luôn được phục vụ trên một bát cơm nóng hổi mới hấp “Gyu” (牛) có nghĩa là “thịt bò”, trong khi “Don” (丼) đề cập đến loại bát được phục vụ
Món gyudon mà chúng ta biết và yêu thích ngày nay có nguồn gốc từ món lẩu bò có tên là “gyunabe” (牛鍋) trong thời Minh Trị (1868-1912) ở Nhật Bản Cho đến thời điểm này, người Nhật bị nghiêm cấm ăn thịt bò vì cả lý do tôn giáo và thực tế Việc tiêu thụ thịt đi ngược lại triết lý Phật giáo và việc ăn những động vật trang trại có ích cho công việc phần lớn không được khuyến khích
Khi văn hóa phương Tây đến Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19, gyunabe—thịt bò và hành tây hầm với tương miso—trở nên cực kỳ phổ biến Đầu bếp của một quán izakaya tên là Isekuma ở quê hương Yokohama của tôi là người đầu tiên phục vụ món gyunabe vào năm 1862! Mọi người bắt đầu đổ nước dùng gyunabe còn thừa lên cơm, và chẳng bao lâu sau, các nhà hàng bắt đầu phục vụ món này như
7 một món thay thế rẻ hơn gọi là “gyumeshi” (牛飯) Vào cuối những năm 1800, Eikichi Matsuda cuối cùng đã đặt ra cái tên “gyudon” Matsuda là chủ sở hữu của chuỗi cửa hàng thịt bò nổi tiếng nhất Tokyo có trụ sở tại Tokyo, Yoshinoya Tóm lại Gyudon được tạo ra không chỉ các tín đồ sành ăn thưởng thức mà còn cho thấy được cách mà người Nhật phát triển các món ăn của mình thông qua từng giai đoạn từ đó nâng tầm món ăn của họ lên c Xã hội
Xã hội được chia thành các tầng lớp sau
Tầng lớp thượng lưu lớp trên
1% giàu có nhờ thừa kế, bảo thủ trong lối sống
Thị trường đồ kim hoàn, đồ cổ, du thuyền,
Tầng lớp thược lưu lớp dưới
2% giàu có nhờ năng lực, tích cực, tham gia các hoạt động xã hội, cố gắng gia nhập tầng lớp thượng lưu lớp trên
Thị trường nhà cửa đắt tiền, xe hơi, bể bơi,
Tầng lớp trung lưu lớp trên Đạt công danh trong ngành nghề tự do, trong kinh doanh, các cán bộ quản lý cấp cao, quan tâm đến học vấn, đời sống tinh thần, nghĩa vụ công dân
Thị trường nhà ở, đồ đạc, quần áo, đồ gia dụng tốt
Tầng lớp trung lưu lớp dưới 30% viên chức nhà kinh doanh nhỏ, hành vi mua độc lập, tôn trọng chuẩn mực
Thị trường hàng hóa theo kiểu nghiêm chỉnh như dụng cụ làm vườn, mộc, điện,
Tầng lớp bình dân lớp trên
35% viên chức nhỏ, công nhân có tính kỹ thuật, quân tâm đến vấn đề giới tính
Thị trường thể thao, bia, đồ dùng gia đình
Tầng lớp bình dân lớp dưới Công nhân lành nghề, những người sống bằng trợ cấp
Thị trường thực phẩm, tivi,
Hình 3 Tầng lớp xã hội
Với tình hình phân chia tầng lớp xã hội như vậy thì chúng em muốn nhắm tới các khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu lớp trên, lớp dưới và tầng lớp bình dân lớp trên, lớp dưới
Xã hội cũng có vài yếu tố
Gia đình: thay đổi thường xuyên (đặc biệt là người phụ nữ đóng vai trò quan trọng và tiếng nói có tầm ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra quyết định tiêu dùng)
Các nhóm tham khảo: (là nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng từ đó hình thành thái độ và quan điểm đối với sản phẩm) Vai trò địa vị xã hội ( mỗi cá nhân có vai trò địa vị xã hội riêng từ đó sẽ hướng dẫn hành vi của người tiêu dùng)
1.3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
Có 2 loại đối thủ cạnh tranh của nhà hàng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những nhà hàng có nhiều điểm tương đồng với chúng ta Họ bán các món ăn gần giống bạn, hoạt động theo mô hình dịch vụ, chiến lược tiếp thị, cung ứng thị trường gần giống bạn Ví dụ như McDonald’s và Burger King đều là nhà hàng thức ăn nhanh cung cấp bánh mì kẹp thịt Họ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những nhà hàng có thể bán các loại đồ ăn, cung cấp các dịch vụ khác với bạn nhưng họ cùng giải quyết các vấn đề, nhu cầu của khách hàng giống với bạn Và, sản phẩm, dịch vụ của họ hoàn toàn có thể thay thế bạn Ví dụ như McDonald’s và KFC tuy bán các mặt hàng khác nhau nhưng đều là 2 cửa hàng đồ ăn nhanh và cạnh tranh gián tiếp với nhau Đa số ở khu vực quận 2 chưa có nhiều các loại hình nhà hàng theo kiểu độc nhất như chúng ta nên việc cạnh tranh với đối thủ khác cũng giảm bớt một phần tuy nhiên các loại nhà hàng theo hình thức nền Nhật Bản khác cũng không ít thậm chí còn nhiều loại sản phẩm hơn chúng ta cho nên chúng ta vẫn phải đề phòng tập trung vào công tác quảng bá sản phẩm nhiều hơn
1.3.3 Phân tích nhà cung cấp a Thuận lợi
Các nhà cung cấp đều thuộc công ty lớn, chứng nhận đẩy đủ về an toàn vệ sinh thực phẩm có thể an tâm về chất lượng của nguyên liệu
Có thể có các chính sách thương lượng để hai bên làm ăn thuận lợi hơn
Do là các nhà cung cấp quá tốt sẽ dễ dẫn đến bị áp lực trong công việc
Các loại nguyên liệu quá tốt nếu bán không hết sẽ bị tồn kho không thể nhập thêm hàng mới làm giảm sụ hợp tác giữa hai bên
Khách hàng đòi hỏi phải có không gian sạch sẽ, thuận lợi cho việc giao lưu gặp nhau cuối tuần, tạo sự thoải mái, chất lượng dịch vụ tốt
Giá cả phù hợp với các sản phẩm mang lại hoặc với các nhà hàng kinh doanh khác Khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm mang lại, phải an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng Không những thế phải mới lạ để họ không bị nhàm chán khi thưởng thức
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của nhà hàng Gyudon sẽ được tổ chức theo mô hình phân cấp, bao gồm các cấp quản lý và bộ phận chức năng rõ ràng
❖ Giám đốc nhà hàng: Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của nhà hàng, từ chiến lược kinh doanh đến quản lý tài chính
❖ Quản lý vận hành: Giám sát quy trình phục vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng
❖ Quản lý bếp: Chịu trách nhiệm về chất lượng món ăn, quy trình chế biến và an toàn thực phẩm
❖ Quản lý nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên
❖ Quản lý marketing: Phát triển và thực hiện các chiến dịch marketing để thu hút khách hàng
Tổ chức nhân sự
Tổ chức nhân sự của nhà hàng sẽ bao gồm
❖ Bộ phận phục vụ: 10 nhân viên (gồm nhân viên phục vụ bàn, nhân viên thu ngân)
❖ Bộ phận bếp: 6 nhân viên (gồm đầu bếp chính, phụ bếp, và nhân viên chế biến)
❖ Bộ phận lễ tân: 2 nhân viên (chịu trách nhiệm tiếp đón và hướng dẫn khách)
❖ Bộ phận marketing: 2 nhân viên (gồm nhân viên truyền thông và nhân viên quảng cáo)
❖ Bộ phân thu ngân: 2 nhân viên ( chịu trách nhiệm thanh toán chi phí cho khách)
❖ Bộ phận bảo vệ: 3 nhân viên (bảo vệ khách hàng, chỉ dẫn cho khách ra vào nhà hàng)
Mỗi bộ phận sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả làm việc
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT - KINH DOANH
Quy trình sản xuất sản phẩm – cung ứng dịch vụ
Quy trình sản xuất và cung ứng dịch vụ của nhà hàng Gyudon sẽ bao gồm các bước chính:
Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu sẽ được chọn lọc từ các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng
Chế biến: Thịt bò sẽ được ướp gia vị và xào nhanh với hành tây để giữ được độ tươi ngon
Trình bày món ăn: Các món ăn sẽ được bày biện đẹp mắt, sử dụng các nguyên liệu tươi để tạo sự hấp dẫn
Phục vụ khách hàng: Nhân viên sẽ phục vụ món ăn kèm với sự niềm nở và chuyên nghiệp
Thu thập phản hồi: Khách hàng sẽ được khuyến khích phản hồi về trải nghiệm để cải thiện dịch vụ
Các nguồn lực & đối tác cung ứng các yếu tố đầu vào
Để đảm bảo hoạt động của nhà hàng Gyudon diễn ra hiệu quả, chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác cụ thể sau:
1 Nhà cung cấp thực phẩm
❖ Công ty TNHH Thực phẩm Hữu Nghị: Cung cấp thịt bò tươi ngon, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
❖ Công ty TNHH Rau quả Sạch: Cung cấp rau củ tươi, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe
❖ Công ty CP Thực phẩm Nhật Bản: Cung cấp các gia vị, sốt đặc trưng Nhật Bản để chế biến món ăn Gyudon
2 Nhà cung cấp đồ uống
❖ Công ty TNHH Bia Sài Gòn: Cung cấp các loại bia, nước giải khát để phục vụ khách hàng
❖ Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam: Cung cấp nước ngọt và các sản phẩm giải khát khác
3 Nhà cung cấp thiết bị bếp
❖ Công ty TNHH Thiết bị Bếp Á Châu: Cung cấp thiết bị bếp như bếp gas, lò nướng, và các dụng cụ nhà bếp chuyên dụng
❖ Công ty TNHH Thiết bị Nhà hàng Kỳ Hòa: Cung cấp các dụng cụ và thiết bị phục vụ khách hàng như bàn ghế, đồ dùng ăn uống
❖ Công ty CP Quảng cáo Truyền thông ABC: Hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu, thiết kế logo và các ấn phẩm truyền thông
❖ Công ty TNHH Marketing số XYZ: Chuyên cung cấp dịch vụ quản lý mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
❖ Công ty TNHH Vận tải Đường bộ Hà Nội: Đảm bảo việc giao nhận nguyên liệu và hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả
❖ Công ty TNHH Giao hàng nhanh Grab: Hợp tác để cung cấp dịch vụ giao hàng cho khách hàng đặt món online
KẾ HOẠCH MARKETING
Kế hoạch sản phẩm dịch vụ
Kế hoạch sản phẩm - dịch vụ trong đề án khởi sự kinh doanh mô hình nhà hàng Gyudon (cơm bò xào hành kiểu Nhật) tại Quận 2 cần tập trung vào việc cung cấp những món ăn chất lượng cao, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo và dịch vụ chuyên nghiệp Dưới đây là chi tiết kế hoạch sản phẩm - dịch vụ:
• Gyudon truyền thống: Món cơm bò xào hành truyền thống Nhật Bản là sản phẩm chủ đạo của nhà hàng Cơm được ăn kèm với bò thái mỏng xào hành trong nước sốt ngọt nhẹ, đậm đà phong cách Nhật
• Topping đa dạng: Nhà hàng sẽ cung cấp nhiều lựa chọn topping như trứng sống, trứng lòng đào, phô mai, kim chi, rong biển, và rau củ để khách hàng có thể tùy chọn theo sở thích cá nhân
• Thực đơn cho bữa ăn phụ: Cung cấp thêm các món phụ truyền thống như súp miso, salad rong biển, trứng chần, bánh tempura để làm phong phú bữa ăn của khách hàng
• Thực đơn đặc biệt theo mùa: Để tạo sự mới mẻ và thu hút khách hàng quay lại, nhà hàng sẽ liên tục giới thiệu những món Gyudon phiên bản đặc biệt, sử dụng nguyên liệu tươi theo mùa (ví dụ như cá hồi, lươn nướng, hoặc các loại rau củ theo mùa) Chất lượng thực phẩm
• Nguyên liệu tươi sạch: Sử dụng thịt bò chất lượng cao, nhập khẩu từ các nguồn uy tín, đảm bảo tươi ngon và tuân thủ quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt
• Gia vị và nước sốt: Sử dụng gia vị và nước sốt nhập khẩu từ Nhật Bản để đảm bảo hương vị chuẩn Nhật và giữ đúng phong cách truyền thống
• Rau củ tươi sống: Các loại rau củ dùng làm topping và món phụ đều được chọn lọc từ những nhà cung cấp địa phương uy tín, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng.Đa dạng hóa thực đơn
• Món chay: Bên cạnh món Gyudon truyền thống, nhà hàng cũng phát triển các phiên bản Gyudon chay, sử dụng nấm, đậu hũ và rau củ dành cho những khách hàng ăn chay hoặc muốn lựa chọn thực đơn ít đạm động vật
• Combo bữa ăn: Tạo ra các set combo bao gồm món chính Gyudon, món phụ (súp miso, salad) và đồ uống để mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm cho khách hàng
• Phục vụ nhanh chóng: Đảm bảo quá trình phục vụ nhanh chóng và chuyên nghiệp, mang phong cách Nhật Bản, thích hợp cho khách hàng có nhu cầu ăn nhanh trong giờ nghỉ trưa
• Dịch vụ giao hàng: Cung cấp dịch vụ giao hàng trực tuyến thông qua các ứng dụng phổ biến như GrabFood, Baemin, ShopeeFood, cũng như phát triển dịch vụ giao hàng riêng của nhà hàng nhằm đảm bảo chất lượng món ăn khi đến tay khách hàng
• Dịch vụ ăn tại chỗ: Không gian nhà hàng được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho khách hàng khi dùng bữa tại chỗ Nhân viên phục vụ sẽ được đào tạo kỹ lưỡng để mang đến trải nghiệm tốt nhất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Quy trình chuẩn: Áp dụng quy trình chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chế biến đến bảo quản và phục vụ Nhà hàng sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế và các yêu cầu pháp lý về vệ sinh thực phẩm
Kiểm soát chất lượng: Thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng thực phẩm, từ nguồn cung cấp đến quá trình chế biến nhằm đảm bảo món ăn luôn tươi ngon và an toàn
Kế hoạch giá
4.2.1 Chiến lược định giá a Định giá dựa trên giá trị
Nhà hàng Gyudon sẽ áp dụng chiến lược định giá dựa trên giá trị Chiến lược này có nghĩa là giá cả không chỉ phản ánh chi phí sản xuất mà còn thể hiện giá trị mà khách hàng nhận được Với món ăn chủ đạo là Gyudon – một món ăn truyền thống của Nhật Bản – chất lượng nguyên liệu và trải nghiệm ẩm thực độc đáo là yếu tố then chốt Thịt bò, gạo và gia vị sẽ được nhập khẩu hoặc lựa chọn kỹ lưỡng từ các nguồn cung cấp chất lượng, đảm bảo khách hàng cảm thấy mức giá xứng đáng với trải nghiệm món ăn b Định giá phân tầng
Nhà hàng sẽ triển khai chiến lược định giá phân tầng, cung cấp các mức giá khác nhau cho các loại sản phẩm Ví dụ, Gyudon cơ bản sẽ có mức giá trung bình, phù hợp với đa số khách hàng, nhưng với các lựa chọn topping đặc biệt (như trứng cá hồi, phô mai, hoặc bò Wagyu), giá sẽ cao hơn để phản ánh đúng giá trị của nguyên liệu cao cấp Điều này sẽ giúp phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau, từ những người có thu nhập trung bình đến những khách hàng cao cấp muốn trải nghiệm hương vị độc đáo c Chiến lược giá cạnh tranh Để cạnh tranh trong thị trường Quận 2, nơi có nhiều nhà hàng Nhật Bản, Gyudon sẽ áp dụng chiến lược giá cạnh tranh Mức giá sẽ được điều chỉnh dựa trên sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Dù giá của Gyudon có thể cao hơn các nhà hàng khác vì sử dụng nguyên liệu cao cấp, nhà hàng sẽ tạo sự khác biệt bằng chất lượng và dịch vụ tốt hơn, từ đó khách hàng cảm nhận được sự đáng giá trong mức chi phí bỏ ra
4.2.2 Phân khúc giá a Phân khúc thu nhập trung bình
Những khách hàng này thường là người lao động văn phòng, học sinh, sinh viên hoặc gia đình trẻ, mong muốn một bữa ăn chất lượng nhưng giá cả phải chăng Mức giá cho phần Gyudon cơ bản sẽ nằm trong tầm giá từ 60.000 VND – 80.000 VND, đảm bảo phù hợp với thu nhập trung bình trong khu vực b Phân khúc thu nhập cao Đối với những khách hàng có thu nhập cao hoặc khách hàng muốn trải nghiệm món ăn cao cấp hơn, nhà hàng sẽ cung cấp các phiên bản Gyudon đặc biệt với topping chất lượng cao (bò Wagyu, trứng cá hồi, nấm truffle) với mức giá từ 120.000 VND trở lên Phân khúc này sẽ tập trung vào những người muốn trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản đích thực và có khả năng chi trả cao
4.2.3 Chiến lược về giá a Chính sách giảm giá và khuyến mãi
Chương trình combo: Nhà hàng sẽ tạo ra các combo bữa ăn với Gyudon cơ bản, món phụ (súp miso, salad rong biển) và đồ uống (trà Nhật hoặc nước ngọt) với giá ưu đãi, ví dụ từ 90.000 VND – 100.000 VND Chiến lược này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà còn khuyến khích họ gọi thêm món phụ, tăng giá trị đơn hàng Ưu đãi giờ vàng: Để kích cầu trong các khung giờ vắng khách, nhà hàng có thể áp dụng chương trình giảm giá giờ vàng từ 14:00 – 17:00, giảm giá 10% - 15% cho tất cả các món
Chiến lược này sẽ thu hút thêm nhóm khách hàng là dân văn phòng hoặc sinh viên có thời gian linh hoạt
Chính sách thẻ thành viên: Nhà hàng sẽ cung cấp thẻ thành viên cho khách hàng quen thuộc Khách hàng tích lũy điểm sau mỗi lần ăn và có thể đổi điểm để nhận các phần ăn miễn phí hoặc giảm giá cho lần sau Ngoài ra, thẻ thành viên còn mang đến các ưu đãi vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ Tết hoặc các sự kiện dành riêng cho khách hàng thân thiết b Chiến lược định giá theo sự kiện
Giảm giá khai trương: Áp dụng chính sách giảm giá từ 10-20% cho khách hàng đến dùng bữa trong tuần khai trương, hoặc tặng kèm món ăn miễn phí cho khách hàng đặt bàn trước
17 Ưu đãi theo mùa và dịp lễ: Áp dụng khuyến mãi đặc biệt vào các dịp lễ như Tết Dương lịch, lễ Valentine, Quốc tế Phụ nữ… để tăng lượng khách hàng và quảng bá thương hiệu Các phiên bản Gyudon đặc biệt theo mùa cũng sẽ có giá ưu đãi trong thời gian giới hạn Ngày thành viên: Định kỳ mỗi tháng sẽ có một ngày đặc biệt dành riêng cho khách hàng thành viên, với các ưu đãi như giảm giá trên toàn bộ thực đơn, quà tặng kèm, hoặc món tráng miệng miễn phí c Chính sách cho phân phối trực tuyến:
Giá niêm yết trên ứng dụng giao hàng: Cung cấp mức giá tương tự hoặc gần bằng giá tại nhà hàng, nhưng thêm một khoản phí dịch vụ nhỏ để bù đắp cho chi phí vận chuyển Ưu đãi cho khách đặt lần đầu qua ứng dụng: Hợp tác với các nền tảng giao hàng như GrabFood, Baemin để áp dụng mã giảm giá cho đơn hàng đầu tiên nhằm thu hút khách hàng mới
Khuyến mãi trực tuyến: Đưa ra các chương trình giảm giá trực tuyến, ví dụ "Mua 1 tặng 1" cho một món nhất định khi khách đặt qua app vào các ngày cuối tuần để tăng đơn hàng
4.2.4 Định giá dựa trên giá trị và xu hướng ẩm thực
Phiên bản Gyudon cao cấp: Đối với những món ăn có nguyên liệu đặc biệt, nhà hàng sẽ định giá cao hơn để phản ánh đúng giá trị của món ăn Ví dụ: phiên bản Gyudon với trứng cá hồi hoặc bò Wagyu có giá cao hơn Gyudon thông thường Định giá theo mô hình ăn uống hiện đại: Đối với nhóm khách hàng yêu thích ẩm thực Nhật Bản và có thu nhập cao, nhà hàng sẽ cung cấp các phiên bản cao cấp có giá cao hơn và đi kèm dịch vụ cao cấp (như không gian riêng hoặc phục vụ bàn đặc biệt)
4.2.5 Theo dõi và điều chỉnh giá
Phân tích thị trường và điều chỉnh giá: Nhà hàng cần liên tục theo dõi phản hồi từ khách hàng và phân tích biến động giá nguyên liệu để điều chỉnh giá kịp thời Mỗi 3 tháng, nhà hàng sẽ đánh giá lại chiến lược giá để đảm bảo mức giá vẫn cạnh tranh, hợp lý và phù hợp với nhu cầu của thị trường
Khảo sát khách hàng: Nhà hàng có thể tiến hành khảo sát khách hàng để đánh giá mức độ hài lòng về giá cả và chất lượng sản phẩm Dựa trên phản hồi, nhà hàng sẽ điều chỉnh giá hoặc chính sách khuyến mãi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
Kế hoạch phân phối
4.3.1 Phân phối tại chỗ (On-premise)
Phân phối tại chỗ là hình thức phục vụ trực tiếp tại nhà hàng, nơi khách hàng đến và trải nghiệm dịch vụ ăn uống ngay tại chỗ
Không gian nhà hàng: Nhà hàng sẽ được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, tạo cảm giác thoải mái và độc đáo cho khách hàng Mục tiêu là mang lại một trải nghiệm ẩm thực đậm chất Nhật, giúp khách hàng cảm nhận được sự tinh tế từ món ăn đến không gian
• Không gian truyền thống Nhật Bản: Sử dụng bàn ghế gỗ, các yếu tố trang trí như đèn lồng, tranh phong cảnh Nhật, tạo không khí thanh bình và gần gũi
• Bố trí linh hoạt: Bố trí các khu vực bàn đôi, bàn nhóm và khu vực riêng tư cho các buổi họp mặt gia đình hoặc nhóm bạn Điều này giúp nhà hàng có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ cá nhân đến nhóm đông
Chất lượng dịch vụ tại chỗ: Đội ngũ nhân viên của nhà hàng sẽ được đào tạo kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng phục vụ chuyên nghiệp, từ việc tiếp đón khách hàng đến việc tư vấn món ăn Điều này giúp tăng sự hài lòng và tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng trong suốt bữa ăn
• Dịch vụ tiêu chuẩn Nhật Bản: Nhân viên sẽ học các quy tắc phục vụ theo phong cách Nhật, từ cách chào hỏi khách hàng đến quy trình phục vụ món ăn
• Thực đơn phong phú: Nhà hàng sẽ cung cấp nhiều lựa chọn về món ăn và topping để khách hàng có thể cá nhân hóa bữa ăn của mình theo sở thích
4.3.2 Phân phối qua nền tảng giao hàng trực tuyến
Hiện nay, nhu cầu đặt món ăn qua các ứng dụng giao hàng đang ngày càng tăng, đặc biệt là trong các khu đô thị phát triển như Quận 2 Do đó, nhà hàng Gyudon sẽ tập trung phát triển kênh phân phối này nhằm tiếp cận những khách hàng không có thời gian đến ăn tại chỗ Liên kết với các nền tảng giao hàng
• Hợp tác với các ứng dụng phổ biến: Nhà hàng sẽ đăng ký phân phối qua các ứng dụng giao hàng như GrabFood, ShopeeFood, Baemin… Đây là các nền tảng phổ biến giúp khách hàng dễ dàng đặt món từ xa, tiết kiệm thời gian
• Mở rộng trên nhiều nền tảng: Không giới hạn ở một ứng dụng giao hàng mà sẽ mở rộng trên nhiều nền tảng, nhằm phục vụ nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau, cũng như tăng độ phủ sóng Đảm bảo chất lượng món ăn khi giao hàng
• Đóng gói chuyên nghiệp: Để đảm bảo món Gyudon giữ được hương vị và chất lượng khi đến tay khách hàng, nhà hàng sẽ đầu tư vào bao bì đóng gói kỹ lưỡng, hộp đựng chắc chắn và giữ nhiệt tốt
• Bảo vệ môi trường: Sử dụng bao bì phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường để đóng gói các món ăn, giảm thiểu tác động môi trường từ việc giao hàng
Khuyến mãi cho đơn hàng giao tận nơi
• Chính sách khuyến mãi đặc biệt: Cung cấp các mã giảm giá hoặc ưu đãi giao hàng miễn phí khi khách hàng đặt qua ứng dụng, đặc biệt vào các giờ vắng khách hoặc cuối tuần
• Tặng kèm món ăn: Đối với đơn hàng có giá trị cao, nhà hàng có thể tặng kèm một món phụ hoặc nước uống, khuyến khích khách hàng đặt qua ứng dụng thường xuyên hơn
Quy trình giao nhận hiệu quả
• Để đảm bảo quá trình giao hàng nhanh chóng và chính xác, nhà hàng sẽ thiết lập quy trình đóng gói và giao nhận rõ ràng, giảm thiểu tối đa các sai sót trong quá trình giao món Điều này giúp đảm bảo sự hài lòng và trải nghiệm tích cực cho khách hàng đặt món qua ứng dụng
4.3.3 Phân phối qua website và mạng xã hội
Nhà hàng Gyudon cũng sẽ xây dựng kênh bán hàng trực tuyến qua website chính thức và các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram để tiếp cận thêm khách hàng tiềm năng Website đặt hàng trực tuyến
Kế hoạch xúc tiến
4.4.1 Xúc tiến qua quảng cáo truyền thống
Phát tờ rơi và voucher khuyến mãi
• Phát tờ rơi tại khu vực lân cận: Nhà hàng sẽ tiến hành phát tờ rơi và voucher giảm giá tại các khu vực tập trung đông dân cư, trung tâm thương mại và văn phòng ở Quận 2 Mỗi tờ rơi giới thiệu về món Gyudon và kèm theo một mã giảm giá, khuyến khích khách hàng đến dùng thử
• Đặt tờ rơi tại các điểm đối tác: Gyudon sẽ hợp tác với các cửa hàng, quán cà phê và các điểm kinh doanh lân cận, giúp nhà hàng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng trong khu vực
• Biển hiệu và bảng quảng cáo: Đầu tư vào biển hiệu bắt mắt và dễ nhận diện tại các tuyến phố chính trong khu vực Quận 2 Điều này không chỉ thu hút sự chú ý của người qua đường mà còn tăng khả năng nhận diện thương hiệu
• Áp phích tại các trạm xe buýt, bãi đỗ xe: Đặt áp phích tại những điểm đông người để giới thiệu về món Gyudon và các chương trình khuyến mãi, giúp tăng cường sự hiện diện của nhà hàng trong mắt khách hàng tiềm năng
4.4.2 Xúc tiến qua nền tảng kỹ thuật số
Marketing qua mạng xã hội
• Nội dung hấp dẫn trên Facebook và Instagram: Gyudon sẽ xây dựng một trang mạng xã hội sinh động với các hình ảnh chất lượng cao, video ngắn về quá trình chế biến và các bài viết thú vị về món Gyudon Điều này không chỉ tạo sự gắn kết mà còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện và độc đáo
• Mini-game và ưu đãi đặc biệt: Tổ chức các chương trình mini-game như đố vui, hay khuyến mãi khi chia sẻ trải nghiệm về món ăn tại nhà hàng sẽ giúp tăng sự tương tác và truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội
Quảng cáo trên Google và mạng xã hội
• Quảng cáo Google Ads: Nhà hàng sẽ sử dụng quảng cáo Google để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của khách hàng với các từ khóa như "nhà hàng Nhật tại Quận 2" hay "món Gyudon ngon" Chiến dịch này giúp nhà hàng tiếp cận đúng nhóm khách hàng đang có nhu cầu
• Quảng cáo trên Facebook và Instagram: Các chiến dịch quảng cáo trả phí trên Facebook và Instagram cũng sẽ được triển khai, nhằm tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Gyudon trên các nền tảng phổ biến
• Website tối ưu: Gyudon sẽ xây dựng một website dễ sử dụng với giao diện thân thiện, cung cấp thông tin về thực đơn, giá cả, và các dịch vụ của nhà hàng
• SEO từ khóa: Tối ưu hóa từ khóa giúp website của nhà hàng có thứ hạng cao khi khách hàng tìm kiếm về ẩm thực Nhật Bản tại Quận 2 Ngoài ra, nhà hàng có thể kết hợp một blog chia sẻ thông tin về văn hóa ẩm thực Nhật để tăng lượng truy cập website
4.4.3 Chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt Ưu đãi ngày khai trương và theo mùa
• Ưu đãi khai trương: Trong tuần đầu khai trương, nhà hàng sẽ triển khai chương trình giảm giá 20-30% trên toàn bộ thực đơn Điều này giúp thu hút lượng khách hàng lớn và tạo ấn tượng mạnh ngay từ ban đầu
• Khuyến mãi theo mùa: Tổ chức các chương trình ưu đãi vào các dịp lễ hội như Tết, Giáng sinh, hoặc lễ hội truyền thống của Nhật Bản Những dịp đặc biệt này giúp tạo không khí và tăng cường sự tham gia của khách hàng
Chương trình khách hàng thân thiết
• Thẻ tích điểm: Nhà hàng sẽ phát hành thẻ tích điểm, khuyến khích khách hàng quay lại để tích lũy điểm và đổi lấy phần thưởng, chẳng hạn như giảm giá hoặc món quà đặc biệt
• Ưu đãi nhóm và gia đình: Đối với các nhóm khách hàng hoặc gia đình, nhà hàng sẽ cung cấp các gói ưu đãi đặc biệt khi đặt bàn trước, giúp khách hàng tiết kiệm và khuyến khích họ quay lại
4.4.4 Sự kiện trải nghiệm ẩm thực và hợp tác với KOL
Ngày hội Gyudon và buổi hướng dẫn nấu ăn
• Ngày hội Gyudon: Nhà hàng sẽ tổ chức một ngày hội đặc biệt dành riêng cho món Gyudon, với thực đơn phong phú để khách hàng thử nghiệm các phiên bản khác nhau Sự kiện này không chỉ tạo điểm nhấn mà còn giúp quảng bá thương hiệu rộng rãi
Kế hoạch khách hàng
4.5.1 Phân khúc khách hàng ( khách hàng mục tiêu )
Khách hàng trẻ từ 18-30 tuổi
• Đây là nhóm khách hàng chủ yếu là sinh viên, người mới đi làm, và nhân viên văn phòng Họ thường tìm kiếm những trải nghiệm ẩm thực mới lạ và phong cách sống hiện đại Đặc điểm nổi bật của nhóm này là họ có thói quen chia sẻ trải nghiệm ẩm thực trên mạng xã hội Điều này tạo cơ hội cho nhà hàng trong việc tạo ra các món ăn hấp dẫn và không gian check-in lý tưởng
• Chiến lược phục vụ: Gyudon nên chú trọng vào việc phát triển các món ăn độc đáo, có màu sắc bắt mắt và dễ dàng chụp hình Ngoài ra, nhà hàng cần tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho nhóm khách hàng này, như giảm giá cho nhóm đông người hoặc tổ chức các sự kiện chụp ảnh
Nhân viên văn phòng và doanh nhân từ 25-45 tuổi
• Nhóm khách hàng này thường có thu nhập ổn định và nhu cầu cao về chất lượng món ăn và dịch vụ Họ thường tìm kiếm những bữa trưa tiện lợi và không gian yên tĩnh để làm việc hoặc tiếp đối tác Với nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ ăn uống
25 nhanh chóng và chất lượng, đây là nhóm khách hàng quan trọng mà Gyudon cần nhắm đến
• Chiến lược phục vụ: Cung cấp dịch vụ đặt hàng online, giao hàng tận nơi, và các suất ăn trưa đặc biệt Nhà hàng cũng nên đảm bảo rằng không gian ăn uống có đủ sự yên tĩnh và thoải mái để phục vụ nhu cầu làm việc của khách hàng
Gia đình và cặp đôi trẻ
• Nhóm này thường tìm kiếm những trải nghiệm ăn uống thân mật và ấm cúng Họ ưu tiên sự thoải mái và an toàn cho gia đình, đồng thời mong muốn có những món ăn phù hợp với nhiều lứa tuổi Gia đình và cặp đôi thường chi tiêu nhiều cho các bữa ăn vào cuối tuần hoặc dịp lễ
• Chiến lược phục vụ: Tạo ra các gói ăn gia đình, thiết kế thực đơn phong phú cho trẻ em và ưu đãi vào cuối tuần Nhà hàng cũng cần đảm bảo không gian rộng rãi và thoải mái cho gia đình
Khách du lịch và người nước ngoài sinh sống tại Quận 2
• Đây là nhóm khách hàng đặc biệt quan tâm đến việc trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản chính thống Họ thường tìm kiếm các món ăn mang hương vị đặc trưng và chất lượng cao Với sự đa dạng văn hóa tại Quận 2, nhóm khách hàng này có tiềm năng lớn
• Chiến lược phục vụ: Cung cấp thực đơn và dịch vụ với phong cách Nhật Bản truyền thống, đảm bảo hương vị và chất lượng món ăn Đồng thời, đào tạo nhân viên giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và tiếng Nhật để tạo sự thuận tiện cho nhóm khách hàng này
4.5.2 Thiết lập và xây dựng quan hệ khách hàng a Chiến lược thiết lập và xây dựng quan hệ khách hàng
Chương trình khách hàng thân thiết
• Thẻ thành viên và tích điểm: Nhà hàng Gyudon có thể triển khai thẻ thành viên dành cho các khách hàng thường xuyên Thẻ này cho phép khách hàng tích điểm dựa trên giá trị hóa đơn mỗi lần ghé thăm, từ đó có thể đổi lấy các phần quà, món miễn phí hoặc giảm giá Đây là cách hiệu quả để khuyến khích khách hàng quay lại nhà hàng
• Chương trình ưu đãi đặc biệt: Đối với khách hàng có sinh nhật hoặc ngày kỷ niệm, nhà hàng có thể gửi tin nhắn chúc mừng kèm theo ưu đãi, chẳng hạn như giảm giá
26 hoặc tặng một món ăn đặc biệt Điều này tạo cảm giác được quan tâm và góp phần xây dựng sự gắn bó lâu dài
Tạo trải nghiệm ăn uống độc đáo
• Chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp: Để tạo ấn tượng với khách hàng, Gyudon cần đào tạo nhân viên có thái độ phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện, hiểu biết về các món ăn để tư vấn phù hợp cho khách hàng Điều này giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng ngay từ lần đầu ghé thăm
• Không gian nhà hàng ấm cúng, độc đáo: Nhà hàng cần đầu tư vào không gian sạch sẽ, thoáng đãng, mang đậm phong cách Nhật Bản, tạo cảm giác thoải mái để khách hàng có thể thư giãn và thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn
Phản hồi và chăm sóc khách hàng
• Hỗ trợ và lắng nghe khách hàng: Gyudon cần xây dựng các kênh tiếp nhận phản hồi như bảng khảo sát ngắn, email, hoặc qua trang mạng xã hội Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng đóng góp ý kiến, giúp nhà hàng kịp thời cải tiến dịch vụ và sản phẩm
• Phản hồi nhanh chóng: Khi khách hàng gặp vấn đề hoặc có thắc mắc, nhà hàng cần đảm bảo phản hồi nhanh chóng, tạo cảm giác được lắng nghe và chăm sóc Những điều này không chỉ giúp nâng cao sự hài lòng mà còn tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng
Tăng cường tương tác qua mạng xã hội
• Chia sẻ nội dung hấp dẫn: Gyudon có thể chia sẻ hình ảnh món ăn, video về quy trình chế biến, và các sự kiện đặc biệt trên Facebook, Instagram, và TikTok để thu hút sự chú ý và tăng cường tương tác với khách hàng Ngoài ra, các nội dung về văn hóa ẩm thực Nhật Bản cũng tạo thêm giá trị độc đáo cho nhà hàng
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Mức đầu tư dự án
Mức đầu tư dự án là tổng số tiền hoặc tài sản cần thiết để triển khai và hoàn thành một dự án cụ thể Mức đầu tư dự án rất quan trọng vì nó giúp xác định tính khả thi, lợi nhuận và rủi ro của dự án
5.1.1 Cơ sở tổng mức đầu tư
Cơ sở tổng mức đầu tư là tổng hợp tất cả các chi phí cần thiết để khởi động và vận hành một dự án kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định Đối với mô hình kinh doanh nhà hàng Gyudon, cơ sở tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí cố định, chi phí biến đổi và các khoản dự phòng cần thiết để đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả và bền vững Các thành phần của tổng mức đầu tư
• Chi phí cố định: Là các chi phí không thay đổi theo quy mô hoạt động, như tiền thuê mặt bằng, chi phí thiết kế và trang trí, và đầu tư vào trang thiết bị
• Chi phí biến đổi: Là các chi phí thay đổi theo mức độ hoạt động, bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí nhân sự, và chi phí marketing Những chi phí này sẽ tăng lên khi doanh thu tăng và ngược lại
• Chi phí phát sinh và dự phòng: Là khoản chi phí dự trù cho những rủi ro không lường trước trong quá trình hoạt động, như sự thay đổi giá nguyên liệu, hoặc chi phí sửa chữa thiết bị
5.1.2 Nội dung tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, dùng để chỉ tổng hợp tất cả các chi phí cần thiết để triển khai một dự án kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định Đối với mô hình nhà hàng Gyudon, tổng mức đầu tư bao gồm các loại chi phí khác nhau mà doanh nghiệp phải chi trả từ giai đoạn khởi động cho đến khi hoạt động ổn định Các thành phần của tổng mức đầu tư
• Chi phí thuê mặt bằng: Khoản tiền phải trả cho việc sử dụng không gian kinh doanh
• Chi phí thiết kế và trang trí: Chi phí cho việc thiết kế nội thất và trang trí nhà hàng
• Chi phí trang thiết bị: Các khoản đầu tư cho thiết bị bếp, bàn ghế, đồ dùng phục vụ
• Chi phí nguyên liệu: Khoản chi cho thực phẩm và nguyên liệu cần thiết để chế biến món ăn
• Chi phí nhân sự: Tiền lương cho nhân viên, bao gồm cả quản lý, đầu bếp, và nhân viên phục vụ
• Chi phí marketing: Chi phí cho các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi
Chi phí phát sinh và dự phòng:
• Dự phòng cho biến động giá nguyên liệu: Chi phí có thể phát sinh nếu giá nguyên liệu tăng
• Chi phí sửa chữa và bảo trì: Dự phòng cho việc bảo trì thiết bị và cơ sở vật chất.
Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư là tổng hợp các nguồn tài chính được huy động để thực hiện các hoạt động đầu tư, nhằm tăng cường năng lực sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng, hoặc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới Nguồn vốn này có thể được sử dụng cho các dự án ngắn hạn hoặc dài hạn Các loại nguồn vốn đầu tư
• Vốn từ các quỹ đầu tư
5.2.1 Phương án huy động vốn đầu tư
Góp vốn từ chủ sở hữu: Chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông có thể đầu tư thêm vốn vào công ty
Lợi nhuận giữ lại: Sử dụng lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư vào các dự án mới
Khoản vay ngắn hạn và dài hạn: Doanh nghiệp có thể vay từ ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động hoặc đầu tư dài hạn
Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư
Cổ phiếu phổ thông: Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn từ các nhà đầu tư
Cổ phiếu ưu đãi: Phát hành cổ phiếu ưu đãi với các quyền lợi nhất định để thu hút nhà đầu tư
• Huy động từ quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư mạo hiểm: Tìm kiếm đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thường là các quỹ sẵn sàng đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng cao
Quỹ đầu tư chứng khoán: Huy động vốn từ các quỹ đầu tư chứng khoán thông qua việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch
• Đầu tư từ đối tác chiến lược
Liên doanh và hợp tác: Hợp tác với các doanh nghiệp khác để chia sẻ nguồn lực và rủi ro đầu tư
Nhà đầu tư cá nhân: Tìm kiếm nhà đầu tư cá nhân sẵn sàng đầu tư vào dự án
• Vốn từ các tổ chức tài chính
Tổ chức tài chính phi ngân hàng: Huy động vốn từ các tổ chức tài chính không phải ngân hàng, như công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính
Huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding): Sử dụng các nền tảng trực tuyến để kêu gọi vốn từ một lượng lớn người dân
Chương trình hỗ trợ từ nhà nước: Tìm kiếm các khoản hỗ trợ tài chính hoặc trợ cấp từ chính phủ cho các dự án phát triển kinh tế
5.2.2 Tiến độ phân bổ nguồn vốn đầu tư
• Lập kế hoạch phân bổ vốn
Xác định mục tiêu đầu tư: Rõ ràng về các mục tiêu mà nguồn vốn đầu tư cần đạt được, như mở rộng sản xuất, nâng cấp công nghệ, hay phát triển sản phẩm mới
Phân tích nhu cầu vốn: Đánh giá chính xác nhu cầu vốn cho từng hoạt động hoặc giai đoạn của dự án
Vốn cố định: Dùng cho các tài sản lâu dài như máy móc, thiết bị, và cơ sở hạ tầng
Vốn lưu động: Dùng cho chi phí hoạt động hàng ngày như nguyên liệu, nhân công, và chi phí vận hành
• Lập kế hoạch thời gian
Xác định thời gian phân bổ: Lập lịch trình cụ thể cho từng giai đoạn phân bổ vốn, bao gồm thời điểm bắt đầu và kết thúc cho mỗi hoạt động
Theo dõi tiến độ: Thiết lập các mốc thời gian để theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện
• Điều chỉnh và tối ưu hóa
Theo dõi và đánh giá: Thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn so với kế hoạch đã đề ra, đánh giá hiệu quả đầu tư Điều chỉnh khi cần thiết: Nếu có sự thay đổi về nhu cầu hoặc tình hình thị trường, cần điều chỉnh phân bổ vốn để phù hợp hơn
• Báo cáo và minh bạch
Báo cáo định kỳ: Cung cấp báo cáo về tình hình phân bổ và sử dụng vốn cho các cổ đông và các bên liên quan
Minh bạch thông tin: Đảm bảo mọi thông tin liên quan đến việc phân bổ vốn được công khai và minh bạch để tăng cường niềm tin từ nhà đầu tư và các bên liên quan
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ & PHÂN TÍCH RỦI RO
Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
Giả định kế toán thường được sử dụng để giả định về tình trạng và sự phát triển của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong quá khứ, hiện tại và tương lai Các giả định này phụ thuộc vào ngành kinh tế, loại hình kinh doanh và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Nguyên tắc kế toán là các quy tắc và nguyên tắc được thiết lập để hướng dẫn quá trình ghi nhận, phân tích và báo cáo tài chính Các nguyên tắc này giúp đảm bảo tính công bằng, đáng tin cậy và thông qua của thông tin tài chính
Các giả định và nguyên tắc kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tiêu chuẩn và quy trình kế toán Chúng giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính, tạo ra một cơ sở tin cậy để ra quyết định kinh doanh và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp
6.1.1 Giả định về thị trường
Quận 2 có một cộng đồng người nước ngoài và người Việt Nam trẻ tuổi, có mức sống khá, thường xuyên tìm kiếm các món ăn mới lạ và đa dạng Gyudon là món ăn nhanh, tiện lợi, phù hợp với lối sống hiện đại và khẩu vị của nhiều người, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp cung cấp món Gyudon chất lượng tại khu vực này Đối tượng khách hàng là những bạn trẻ, dân văn phòng và gia đình có thu nhập trung bình cao
Khách hàng mục tiêu có thu nhập trung bình khá, sẵn sàng chi trả cho những trải nghiệm ẩm thực chất lượng Ẩm thực Nhật Bản đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam, xu hướng ăn uống tiện lợi, nhanh chóng đang ngày càng phát triển
Món Gyudon được đa dạng hóa với nhiều loại thịt, topping và sốt để đáp ứng khẩu vị của nhiều khách hàng, chất lượng nguyên liệu được đảm bảo tươi ngon, nguồn gốc rõ rang Nhà hàng có không gian ấm cúng, hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, dịch vụ chuyên nghiệp, nhân viên được đào tạo bài bản
Chi phí khởi đầu gồm có vốn thuê mặt bằng, vốn trang thiết bị (bếp, bàn ghế, đồ dùng nhà bếp, hệ thống điện nước, máy lạnh ), vốn hàng hóa (thịt bò, hành tây, gạo, gia vị, nước uống ), vốn marketing (quảng cáo, khuyến mãi, thiết kế website )
Chi phí vận hành gồm có chi phí nhân công (đầu bếp, phục vụ, nhân viên thu ngân ), chi phí nguyên liệu (thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào thị trường), chi phí điện, nước, gas ), chi phí marketing (duy trì và phát triển thương hiệu)
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
• Tính độc đáo và sức hấp dẫn của sản phẩm Ưu điểm: món ăn mới lạ, có thể thu hút sự tò mò và khách hàng muốn trải nghiệm
Thách thức: khách hàng mục tiêu sẽ là những người có tâm lý khám phá cao và chấp nhận rủi ro về khẩu vị Việc truyền thông và xây dựng thương hiệu sẽ rất quan trọng
Phân khúc khách hàng: người trẻ, người nước ngoài, dân văn phòng và gia đình có thu nhập trung bình cao, những người quan tâm đến ẩm thực độc đáo
Vị trí nhà hàng có thuận lợi cho việc di chuyển và tiếp cận khách hàng không
• Giá thành và chất lượng sản phẩm
Cân nhắc giá thành nguyên liệu, chi phí vận hành và mức giá mà khách hàng mục tiêu có thể chấp nhận Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hương vị món ăn phải hấp dẫn và độc đáo
Sử dụng các kênh truyền thông xã hội, PR để tạo sự chú ý và thu hút khách hàng Áp dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và tạo lòng trung thành
Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh
Tác giả gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến phòng kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
❖ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
❖ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định
❖ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định là 50,000 đồng
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh
Nếu sau ba ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp Thành phố Đăng ký thuế hộ kinh doanh
Có 3 loại thuế mà nhà hàng Gyudon cần phải nộp đó là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo thông tư 65/2020/TT-BTC quy định Mức thuế môn bài đối với hộ gia đình là: Doanh thu trên 500 triệu/ năm đồng: Mức thuế môn bài phải nộp là 1 triệu/ năm
Doanh thu từ 300 triệu- 500 triệu đồng/ năm: Mức thuế môn bài phải nộp là 500 nghìn đồng/ năm
Doanh thu 100 đến 300 triệu đồng/ năm: Mức thuế môn bài phải nộp là 300 nghìn đồng/ năm
Căn cứ Điều 2 và Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC nguyên tắc đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân là
✓ Nếu cá nhân kinh doanh có Doanh thu tính thuế từ 100 triệu/năm trở xuống, thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập cá nhân (TNCN) Như vậy: Nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có Doanh thu tính thuế từ 100 triệu/ năm trở xuống thì không phải nộp Thuế môn bài, GTGT, TNCN
✓ Cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của năm Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm
▪ Cá nhân mới ra kinh doanh
▪ Cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ
▪ Cá nhân ngừng nghỉ kinh doanh
Mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế là doanh thu tính thuế TNCN của một năm (12 tháng) Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng nghỉ kinh doanh trong năm
Sau khi chủ đầu tư và chủ nhà đã thống nhất các điều khoản thì cần phải lập một hợp đồng để là bằng chứng, cơ sở pháp lý Hợp đồng cần được công chứng để đảm bảo tính minh bạch và được pháp luật bảo vệ
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
✓ Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh thực phẩm Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận Mẫu đơn được trình bày ở Phụ Lục
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng)
Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm)
Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh
Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm
Tổ chức, công dân đến lấy mẫu hồ sơ
Tổ chức, công dân nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Phân tích rủi ro của đề án
Những rủi ro có thể gặp phải khi cửa hàng đi vào hoạt động
Không có hoạt động kinh doanh nào là tuyệt đối an toàn, luôn luôn có những rủi ro rình rập, cho nên lường trước được những rủi ro trong tương lai để biết được có loại rủi ro phải chấp nhận, có loại rủi ro cần phòng tránh, khắc phục
Rủi ro chi phí tốn kém nhất là những chỉ phí phát sinh nhỏ, khó kiểm soát được trong quá trình chuẩn bị cho cửa hàng cũng như sau khi cửa hàng đi vào hoạt động kinh doanh như: chỉ phí cá nhân, chi phí đi lại, chi phí điện, điện thoại cố định
Quản lý hàng lưu kho kém dẫn đến hàng trong kho còn tồn đọng nhiều, sản phẩm dễ có khả năng hư hỏng, hết thời gian sử dụng
Một trong những rủi ro khi mở nhà hàng là việc tính toán giá cả không phù hợp Việc định giá sai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tính cạnh tranh mà còn tác động đến cảm nhận của khách hàng Chính vì vậy, nhà hàng cần xác định mức giá phù hợp với chi phí và đối tượng khách hàng mà quán hướng đến
Không kịp thời giải quyết vấn đề vốn, đề vốn đọng dưới dạng tài sản như: quá nhiều hàng lưu kho, mà lại không đủ tiền mặt để chỉ trả cho nhu cầu hoạt động hàng ngày
Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu từ công đoạn thi công, mua sắm vật tư đến khi vận hành và thu được lợi nhuận Nhưng nếu không chuẩn bị và phân bổ được nguồn tài chính phù hợp thì nhà hàng khó lòng trụ vững được trong thời gian dài Đây là lý do khiến nhiều nhà hàng phải “ngã ngựa” đau đớn chỉ sau vài tháng
Trộm cắp, gian lận xảy ra trong khi cửa hàng đông khách, nhân viên không bao quát hết được toàn bộ
Tai họa đột ngột có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan như hoà hoạn, bão lụt Chủ nhà chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đột ngột khi thấy cửa hàng kinh doanh tốt, đông khách dẫn đến ngưng việc kinh doanh, mất khách quen
Rủi ro trong các vấn đề về tiếp thị như không thu hút đủ lượng khách hàng cần thiết, tỉnh thần phục vụ của nhân viên bán hàng chưa tốt
Tương tự như nhiều loại hình dịch vụ khác, kinh doanh nhà hàng rất cần có chiến lược marketing để quảng bá hình ảnh và thu hút khách hàng Nếu khách hàng không biết đến quán, không rõ chất lượng dịch vụ thì làm sao có thể đến được? Do đó, hãy có chiến lược marketing bài bản và phù hợp cho nhà hàng
Tính cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khi có rất nhiều thương hiệu, cửa hàng mọc lên như nấm Do đó, mở nhà hàng nhưng không định vị thương hiệu và tính năng nổi bật sẽ khó lòng tồn tại lâu dài Việc khẳng định đẳng cấp và sự khác biệt thật không hề dễ dàng để đạt được Nhưng nếu chú trọng tìm tòi, quan sát và học hỏi để xây dựng nên điều này thì sẽ giảm thiểu được rủi ro cho nhà hàng
Việc lựa chọn nguồn nguyên liệu kém chất lượng sẽ khiến món ăn không còn chuẩn vị và tươi ngon Điều này sẽ khiến quán dần mất khách và không thể phát triển lâu dài Vì vậy, đừng vì muốn tiết kiệm chi phí mà bạn lại phạm phải sai lầm
6.3.3 Những phương án phòng ngừa rủi ro và hướng giải quyết
Nhận thức và lường trước được rủi ro đồng thời cũng nên đề phòng những rủi ro đó nhằm tránh tổn thất cho cửa hàng, càng tránh được tổn thất thì càng giảm được nguy cơ thất bại trong kinh doanh sau này
Nắm vững những kỹ năng kinh doanh cần thiết nhất như kỹ năng bán hàng, tính toán chi phí, cân nhắc mua hàng và quản lý hàng lưu kho tốt nhất Đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên bán hàng với thái độ phục vụ tốt nhất, đồng thời đề ra những quy định cụ thể cho nhân viên về trách nhiệm đối với cửa hàng và khách hàng
Có chính sách giảm giá đối với những mặt hàng có nguy cơ lỗi mốt nhằm giải toả hàng đọng và khuyến khích mua hàng từ những khách hàng mới
Kiểm soát và hạn chế tối đa các loại chỉ phí phát sinh
Kiểm tra và dưa ra những điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng thuê nhà nhằm hạn chế bất lợi sau này bị tạm dừng việc thuê nhà, hoặc những chi phí không thuộc trách nhiệm của chủ cửa hàng