Các quy định – nội quy nơi thực tập - Thời gian làm việc: + Sáng: 7h30 – 11h30 + Chiều: 13h30 – 17h30 - Các yêu cầu đề ra khi thực hiện công việc: + Làm việc đúng giờ, nghiêm túc trong c
GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tổng quan về đơn vị thực tập
- Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH MTV Gia Hòa An
- Địa chỉ: số 05, đường Phước Lý 11, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
- Giám đốc: Nguyễn Văn Trành
- Lĩnh vực: Sửa chữa – bảo dưỡng – đại tu các loại xe ô tô
Hình 1.1: Tổng quan công ty
Các quy định – nội quy nơi thực tập
- Thời gian làm việc: + Sáng: 7h30 – 11h30
- Các yêu cầu đề ra khi thực hiện công việc:
+ Làm việc đúng giờ, nghiêm túc trong công việc
+ Tuân thủ an toàn trong khi thực hiện công việc
+ Đảm bảo dụng cụ sạch sẽ, ngăn nắp sau khi sử dụng
+ Không vứt rác bừa bãi trong và ngoài khu vực làm việc
+ Không nói tục, chửi thề trong thời gian làm việc
+ Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong thời gian làm việc
+ Quan hệ đúng mực, lịch sự với khách hàng và dân cư quanh khu thực tập
+ Tuân thủ nội quy phòng cháy chữa cháy
+ Ngắt nguồn điện sau khi kết thúc công việc
Đồ nghề - dụng cụ làm việc
- Gara - Công ty TNHH MTV Gia Hòa An đã trang bị rất đầy đủ những đồ nghề - dụng cụ làm việc nhằm cho việc triển khai công việc đạt hiệu quả nhất có thể Từ những dụng cụ thiết yếu như cờ lê, tuýp, cán tuýp, khớp nối, kìm, tua vít, búa, dũa các loại, đến những dụng cụ giúp làm việc hiệu quả hơn như súng hơi (cỡ trung và cỡ đại), súng bắn silicon, nam châm, kìm bóp chết, khóa ống dầu, kìm tước dây điện,
Hình 1.3: Bộ cờ lê các loại
- Tiếp đó, Gara còn sở hữu cho mình những loại máy hữu dụng giúp ích cho những trường hợp cần thiết và dễ dàng “chữa cháy” cho các trường hợp hy hữu như máy hàn (loại hàn dây điện và loại có thể hàn những tấm kim loại), máy cắt (loại di động và cố định), máy mài, máy đánh bóng bề mặt, máy khoan,
Hình 1.4: Máy khoan , máy hàn điện
- Ngoài ra, Gara còn trang bị những dụng cụ hỗ trợ cho quá trình làm việc do khoảng không gian còn hạn chế, đôi lúc phải thực hiện công việc ngoài trời hoặc những nơi hẹp và thiếu ánh sáng như đèn soi, đèn pha, chóp cảnh báo nguy hiểm ngoài đường, quạt điện,
- Ngoài việc bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, Công ty TNHH MTV Gia Hòa An còn tiếp nhận việc đại tu động cơ ô tô từ ô tô con đến ô tô tải Nên không thể thiếu những đồ nghề quan trọng giúp công việc đại tu trở trên trơn tru, hiệu quả và chính xác để tránh khỏi những sai lầm không đáng thấy như cán lực (có cả loại nhỏ, vừa và to), thước kẹp, panme, mũi cạo, tấm làm gioăng, mũi đục gioăng, mũi đục đánh dấu từng số, và có cả máy bắn cát phục vụ cho công việc vệ sinh động cơ sau khi được tháo rời chuẩn bị cho quá trình đại tu
Hình 1.5: Bộ cần siết lực , Thước kẹp, thước lá
Cơ sở vật chất
- Dù có hạn chế về không gian làm việc nhưng Gara Gia Hòa An vẫn trang bị rất đầy đủ những cơ sở vật chất để có thể sẵn sàng tiếp nhận và dễ dàng thực hiện công việc sửa chữa – bảo dưỡng các loại xe ô tô khi đến đây như giàn sắt để xe có thể chạy lên và tạo khoảng trống gầm xe giúp dễ dàng thay nhớt, lọc nhớt, hoặc những công việc liên quan; mặt khác còn có kích cá sấu và kê sắt giúp thợ dễ dàng nâng hạ xe ngay trực tiếp ngoài mặt đường, phục vụ cho việc bảo dưỡng phanh nhanh chóng và dễ dàng; ngoài ra, bên trong Gara còn lắp đặt cho mình hệ thống giàn nâng hạ tiên tiến từ Nhật Bản, giúp nâng hạ mọi loại xe và hỗ trợ cho tất cả các công việc sửa chữa liên quan đến khung gầm như bảo dưỡng phanh, thay lốp, hạ hộp số, thay ly hợp, hạ bình chứa xăng dầu hoặc hay dầu nhớt đều được
- Không thể thiếu đó là những vật phẩm có sẵn nhằm sẵn sàng thay thế ngay khi cần thiết ở những công việc bảo dưỡng gần như là thường xuyên ở mỗi địa điểm, trung tâm sửa chữa ô tô như nhớt máy, nhớt hộp số, dầu trợ lực, dầu cầu, nước làm mát, nước rửa kính, lọc nhớt, lọc bụi, lọc điều hòa, Gara ô tô Gia Hòa An luôn luôn tích trữ cho mình một lượng dầu nhớt khổng lồ và mọi thể loại nhớt từ đắt nhất đến vừa túi tiền phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi tài xế từ nhớt 5W30, 10W40, 15W40, cho đến nhớt 80W90, ngoài ra còn có loại nhớt dành riêng được nhập từ hãng xe Ford nổi tiếng; kể cả nước làm mát cũng được chuẩn bị cả 2 loại xanh và đỏ phục vụ cho mọi loại xe Vì vậy khi đến đây, các tài xế luôn yên tâm vì việc bảo dưỡng luôn diễn ra nhanh chóng, gọn gàng và sạch sẽ nhất
Hình 1.7: Lọc nhớt , lọc gió điều hòa các loại
Hình 1.8: Các hãng dầu nhớt hiện có tại công ty
An toàn nơi làm việc
- Để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người và tài sản của khách hàng nơi công xưởng, công ty TNHH MTV Gia Hòa An có sở hữu cho mình chứng nhận an toàn môi trường làm việc cũng như trang bị bình chữa cháy (dạng bột và dạng bọt), ngoài ra công ty cũng thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về phòng cháy – chữa cháy cho thợ sửa chữa cũng như những học viên đang học việc tại đây
Hình 1.13: Bộ dụng cụ máy súc bét kim phun
NỘI DUNG THỰC TẬP
Nhật ký thực tập
+ Lau đồ nghề , sắp xếp lại đồ nghề lên tủ
+ Kiểm tra thước lái của xe “ Xe tải 3T5 FAW”
- Nguyên nhân: Đánh lái bị xì dầu , bị hở đường dầu đi
- Cách khắc phục : Vệ sinh và siết ốc lại
+Thay nhớt máy và vệ sinh lọc gió , lọc nhớt
+ Thay cuppen ,xy lanh mới cho xe ben nhỏ “ THACO FORLAND”
- Nguyên nhân : Cuppen bị xì dầu, xy lanh bị mòn trong quá trình làm việc
- Cách khắc phục : Vệ sinh chỗ bị xì dầu nhớt, mua và thay thế cuppen và xy lanh mới
+ Kiểm tra và thay thế còi cho xe “ FORD ESCAPE”
- Cách khắc phục : thay thế còi mới và đấu lại dây còi mới
+ Kiểm tra bộ phận giảm chấn cho xe “ FORD ESCAPE”
- Nguyên nhân : Do cao su bát bèo bị mòn theo thời gian sử dụng
- Cách khắc phục : Thay thế cao su bát bèo mới
+ Kiểm tra hệ thống phanh tang trống trên xe “ Mitsubishi FUSO”
+) Xe bị xì dầu chỗ cuppen
+) Tiết kê moay ơ bị cháy ren
+) Vệ sinh và thay cuppen mới
+) Đem tiết kê mới thay thế
+ Mở hết tất cả bánh xe ben “ THACO FORLAND” nhỏ để kiểm tra và báo giá cho khách
+ Kiểm tra bên trong bị chảy dầu nhớt bên trong cuppen
+ Vệ sinh các vòng bi bên trong và các cây láp , moay ơ
+ Vệ sinh thân máy , mặt quy lát , xupap ,piston, trục khuỷu ,trục cam ,họng nạp- xả, bơm , các bu lông cảu xe múc
+)Ngâm dầu diesel cho nhả hết các bùn đất dính lâu ngày
+) Dùng các đồ chuyên dụng để chả rửa , vệ sinh
+) Dùng máy mài để mài các bu lông và các chi tiết bên ngoài của máy
+ Kiểm tra hệ thống lạnh của xe “ KIA”
+) Kiểm tra xem hệ thống lạnh có bị rò rỉ ra bên ngoài không
+) Và bơm ga mới lại cho xe
+ Kiểm tra và thay thế bóng đèn mới cho xe tải “ THACO FORLAND”
+ Kiểm tra phần gầm cho xe santafe máy dầu
+) Kiểm tra rô tuyn lái , các su chụp bụi của thước lái
+) Bôi mỡ , lắp phụ tùng thay thế cho trục láp cho xe, lắp lại thanh giằng
+ Thay dầu thủy lực cho xe múc
+ kiểm tra và thay thế bugi cho xe tải nhỏ
+ kiểm tra khớp chữ thập tục các đăng có tiếng kêu ( Ổ bi rơ )
- Thay mới ổ bi chữ thập
+ Kiểm tra và bơm ga cho xe Kia
- Độ điện thân xe Ford Ranger
+ Tháo tapi xe ra, rút hết giắc cắm điện
+ Lắp đèn led lên tapi và nối vào hộp
- Lắp đèn gầm xe Mitsubishi Attrage
+ Gỡ đèn cũ và xử lí sạch hết vết keo cũ tránh keo không ăn chặt
+ Lắp đèn vào, độ công tắc chỉnh đèn và chỉnh đèn
- Hút chân không, bơm ga điều hòa trên xe Toyota Venza
+ Để gió điều hòa mức 2
+ Dùng máy đo nhiệt độ bơm cho đến khi nhiệt độ đứng yên khoảng 5 6 độ
- Thay cảm biến áp suất lốp bị lỗi xe Ford Everset
+ Tháo lốp ra, xì hết hơi rồi mở lốp
+ Lấy con cảm biến ra thay mới rồi lắp vào, kiểm tra lại
- Bánh răng motor nâng hạ kính xe Lexus 200t bị mòn
+ Tháo tapi xe ra, tháo hết bộ nâng hạ kính ra ngoài
+ Dùng máy đánh hết lớp gỉ của compa nâng hạ kính rồi sơn lại
+ Thay bánh răng motor nâng hạ kính, lắp vào lại và kiểm tra
- Bình nước rửa kính xe Vinfast Fadil bị rỉ nước
+ Xả hết nước rửa kính ra
+ Làm khô và dán keo lại
+ Chờ keo khô rồi châm nước làm mát và kiểm tra lại
+ Lắp bộ côn mới cho xe civic
+ Tháo turbo kép của xe ford transit
- Mua và thay thế mới turbo
+ Thay bugi sưởi cho xe KIA 1T4
+ Bơm ga mới cho xe Isuzu Dmax, do xe bị hết ga
+Thay bugi và súc bét kim phun cho xe suzuki 500kg, do xe có hiện tượng khó nổ , nổ cầm chừng
+ Kiểm tra và chỉnh lại dầu thắng cho xe Thaco FORTON, bị hiện tượng bó phanh , đạp phanh không ăn
Ngô Lê Vĩnh Toàn 28 + Vệ sinh và bắn trấu họng xả cho xe FORD TRANSIT
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Tổng quan về hệ thống phanh
Hệ thống phanh là một trong các cụm đảm bảo an toàn chuyển động cho ôtô Trong quá trình phanh, động năng của xe được chuyển hoá thành nhiệt năng do ma sát giữa trống phanh (đĩa phanh) với má phanh nhờ vậy có thể:
Giảm được tốc độ chuyển động của xe, dừng xe hoặc đỗ xe;
Duy trì vận tốc của ôtô một giá trị nhất định khi xe chuyển động xuống dốc; Đảm bảo cho ôtô đứng yên trên đường kể cả trên đường dốc cũng như khi không có mặt người lái; Đối với xe bánh xích hệ thống phanh còn giúp cho việc quay vòng xe
+ Hệ thông phanh chính (phanh chân): Thường điều khiển bằng chân sử dụng để giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe trong khi xe đang chuyển động
+ Hệ thống phanh dừng (phanh tay): Thường được điều khiển bằng tay nhờ đòn kéo hoặc các đòn dẫn động để giữ cho xe đứng yên trong thời gian dài và đứng trên dốc, hệ thống phanh dừng yêu cầu phải có hệ thống dẫn động và cơ cấu phanh độc lập hoặc có thể cùng trong một cơ cấu phanh với cơ cấu phanh chính nhưng phải dẫn độc lập
- Theo kết cấu cơ cấu phanh:
+ Dạng tang trống: Phụ thuộc vào dạng bố trí guốc phanh, dạng dẫn động điều khiển cơ cấu phanh như: thủy lực, cơ khí, khí nén
+ Dạng đĩa: Phụ thuộc vào số lượng đĩa, bố trí cụm xylanh công tác (loại có giá cố định và có giá di động)
- Theo mức độ hoàn thiện hệ thống phanh:
+ Hệ thống phanh có trang bị hệ thống chống khóa cứng bánh xe ABS (Antilock Braking System), có thể tổ hợp cả hệ thống TRC (Traction control) điều khiển lực kéo chống trượt quay bánh xe
+ Bộ điều hòa lực phanh thông thường
Hệ thống phanh là một hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động cho ô tô Do vậy phải chấp hành những yêu cầu kiểm tra khắt khe, nhất là đối với ô tô thường xuyên hoạt động ở tốc độ cao Hệ thống phanh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
Có hiệu quả phanh cao nhất nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm;
Phải đảm bảo phanh giảm tốc độ của ô tô trong mọi điều kiện sử dụng, lực phanh trên bàn đạp phải tỷ lệ với hành trình bàn đạp, có khả năng rà phanh khi cần thiết Gia tốc chậm dần đều đặn và giữ ổn định cho xe;
Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ôtô khi phanh; Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển không lớn;
Phải có độ nhạy cao;
Phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kì cường độ nào
Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt Không có hiện tượng tự siết phanh khi ôtô chuyển động tịnh tiến hoặc quay vòng
Có hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh (đĩa phanh) cao, ổn định trong điều kiện sử dụng
Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp hoặc đòn điều khiển với lực phanh trên bánh xe; Có khả năng phanh ôtô khi dừng trong thời gian dài trên dốc
Dễ lắp ráp, điều chỉnh, bảo dưỡng và sữa chữa
Cơ sở lý thuyết về hệ thống phanh
Hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất của một chiếc xe, đảm bảo an toàn cho người lái và những người xung quanh Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là tạo ra lực ma sát để làm giảm tốc độ hoặc dừng hoàn toàn chuyển động của xe
Nguyên lý hoạt động chung:
- Tạo ma sát: Khi người lái đạp phanh, lực tác dụng sẽ được truyền đến các má phanh
- Ép chặt: Các má phanh sẽ ép chặt vào đĩa phanh hoặc tang trống đang quay cùng bánh xe
- Sinh nhiệt: Ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn, làm giảm tốc độ quay của bánh xe và cuối cùng làm dừng xe
Các loại hệ thống phanh:
- Phanh thủy lực: Sử dụng chất lỏng không nén được để truyền lực từ pedal phanh đến các bánh xe Đây là loại phanh phổ biến nhất hiện nay
- Phanh khí nén: Sử dụng khí nén để truyền lực Thường được sử dụng trên các xe tải nặng
- Phanh điện tử: Sử dụng các cảm biến và bộ điều khiển điện tử để điều chỉnh lực phanh
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
Kết Cấu Hệ Thống Phanh Trên Xe Ford Ranger
Hệ thống phanh trên xe Ford Ranger thường được thiết kế để đảm bảo hiệu suất phanh cao và độ an toàn tối đa Tuy nhiên, cấu hình cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào từng phiên bản và năm sản xuất Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về cấu trúc điển hình của hệ thống phanh trên xe Ford Ranger:
Hệ thống phanh thủy lực: Ford Ranger thường sử dụng hệ thống phanh thủy lực, nơi chất lỏng phanh truyền áp lực từ pedal phanh đến các xi lanh bánh xe
Phanh đĩa trước: Phanh đĩa thường được trang bị ở bánh trước để đảm bảo khả năng làm mát tốt và hiệu suất phanh cao hơn
Phanh tang trống sau: Nhiều phiên bản Ford Ranger sử dụng phanh tang trống ở bánh sau, tuy nhiên, một số phiên bản cao cấp có thể được trang bị phanh đĩa cả bốn bánh
Hệ thống ABS (Anti-lock Brake System): Hệ thống chống bó cứng phanh giúp ngăn bánh xe bị khóa cứng khi phanh gấp, tăng độ ổn định và khả năng điều khiển xe
Hệ thống EBD (Electronic Brakeforce Distribution): Hệ thống phân phối lực phanh điện tử giúp phân bổ lực phanh hợp lý giữa các bánh xe, tùy thuộc vào điều kiện đường và tải trọng
Pedal phanh: Bộ phận người lái trực tiếp tác động để kích hoạt hệ thống phanh
Bơm chân không: Tăng cường áp suất chất lỏng phanh Ống dẫn: Vận chuyển chất lỏng phanh đến các bánh xe
Xi lanh bánh xe: Chuyển đổi áp suất chất lỏng thành lực ép lên má phanh
Má phanh: Ép vào đĩa phanh hoặc tang trống để tạo ma sát Đĩa phanh: Bề mặt tròn bằng kim loại quay cùng với bánh xe
Tang trống: Vỏ hình trụ bên trong có má phanh ép vào.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh trên xe Ford Ranger
Hệ thống phanh trên xe Ford Ranger, cũng như hầu hết các loại xe ô tô hiện đại, hoạt động dựa trên nguyên lý thủy lực và ma sát Khi bạn đạp chân phanh, một loạt các quá trình sẽ diễn ra để làm giảm tốc độ hoặc dừng hoàn toàn chiếc xe
Quy trình hoạt động chi tiết:
Tạo áp lực: Khi bạn đạp chân phanh, lực tác dụng lên pedal phanh sẽ được truyền qua một thanh truyền đến bơm chân không Bơm chân không sẽ tạo ra một áp suất lớn trong hệ thống chất lỏng phanh
Truyền áp lực: Áp suất này được truyền qua các ống dẫn đến các xi lanh bánh xe ở cả bốn bánh (hoặc hai bánh trước và hai bánh sau, tùy thuộc vào thiết kế)
Kích hoạt má phanh: Khi áp suất chất lỏng đến xi lanh bánh xe, nó sẽ đẩy các piston di chuyển, ép chặt má phanh vào đĩa phanh (ở bánh trước) hoặc tang trống (ở bánh sau)
Tạo ma sát: Ma sát giữa má phanh và đĩa phanh/tang trống sẽ làm giảm tốc độ quay của bánh xe, từ đó làm giảm tốc độ của xe
Hệ thống ABS (nếu có): Nếu xe được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, khi một bánh xe có nguy cơ bị bó cứng, hệ thống ABS sẽ nhanh chóng giảm áp suất chất lỏng phanh tại bánh xe đó, giúp bánh xe tiếp tục quay và duy trì khả năng bám đường, tăng độ ổn định cho xe.
Kết Cấu Các Bộ Phận Của Hệ Thống Phanh Trên Xe Ford Ranger
- Pedal Phanh (Bàn đạp phanh)
Chức năng: Khi bạn đạp vào pedal phanh, lực này sẽ được truyền qua hệ thống để kích hoạt quá trình phanh
Chức năng: Tăng cường áp suất của chất lỏng phanh, giúp truyền lực phanh nhanh và mạnh hơn
- Ống Dẫn Chất Lỏng Phanh
Chức năng: Vận chuyển chất lỏng phanh từ bơm đến các xi lanh bánh xe
Hình 4.3 Ống dẫn chất lỏng phanh
Chức năng: Chuyển đổi áp suất chất lỏng thành lực đẩy lên má phanh
Hình 4.4 Xi lanh bánh xe
Chức năng: Ép chặt vào đĩa phanh hoặc tang trống để tạo ma sát, làm giảm tốc độ
- Đĩa Phanh (Bánh trước) và Tang Trống (Bánh sau)
Chức năng: Là bề mặt tiếp xúc với má phanh để tạo ra ma sát
- Hệ thống ABS (Anti-lock Brake System)
Chức năng: Ngăn bánh xe bị bó cứng khi phanh gấp, giúp xe ổn định và điều khiển dễ dàng hơn
- Hệ Thống EBD (Electronic Brakeforce Distribution)
Chức năng: Phân phối lực phanh hợp lý giữa các bánh xe, tùy thuộc vào điều kiện đường và tải trọng
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG
Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh
Kiểm tra mức chất lỏng phanh:
Mục đích: Đảm bảo lượng chất lỏng đủ để hoạt động hệ thống
Cách làm: Kiểm tra mức chất lỏng trong bình chứa chất lỏng phanh Nếu mức quá thấp, cần bổ sung loại chất lỏng phanh phù hợp
Kiểm tra má phanh và đĩa phanh:
Mục đích: Kiểm tra độ mòn của má phanh và đĩa phanh
Cách làm: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để đo độ dày của má phanh và kiểm tra bề mặt đĩa phanh xem có vết nứt, rỗ hoặc biến dạng không Nếu má phanh quá mòn hoặc đĩa phanh bị hư hỏng, cần thay thế
Kiểm tra đường ống dẫn dầu phanh:
Mục đích: Kiểm tra xem có rò rỉ dầu phanh hay không
Cách làm: Kiểm tra kỹ các ống dẫn dầu phanh, các mối nối, và các xi lanh bánh xe xem có dấu hiệu rò rỉ hay không
Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh:
Mục đích: Kiểm tra xem hệ thống phanh hoạt động có mượt mà, có độ nhạy bén không
Cách làm: Lái thử xe và kiểm tra xem pedal phanh có cứng hay mềm quá, có bị xê dịch không Kiểm tra xem xe có bị kéo lệch khi phanh hay không
Kiểm tra các bộ phận khác:
Bơm chân không: Kiểm tra xem bơm có hoạt động tốt không
Hệ thống ABS: Kiểm tra đèn báo ABS xem có sáng bất thường không
Dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh cần được bảo dưỡng
Pedal phanh bị mềm hoặc cứng quá
Xe bị kéo lệch khi phanh
Pedal phanh bị xê dịch Đèn báo ABS sáng
Xe không dừng lại ngay khi đạp phanh.
Quy trình tháo lắp hệ thống phanh
5.2.1 Các công cụ cần thiết
- Khắn lau và găng tay bảo hộ
Chuẩn bị: Đỗ xe ở nơi bằng phẳng, tắt máy, kéo phanh tay
Nâng xe lên bằng jack và đặt chân chống chắc chắn
Tháo bánh xe cần sửa chữa
An toàn: Luôn đặt chân chống chắc chắn khi nâng xe Không đứng dưới xe khi đang nâng
Chất lỏng phanh: Chỉ sử dụng loại chất lỏng phanh đúng chủng loại và quy cách của xe
Khe hở má phanh: Khe hở má phanh quá lớn hoặc quá nhỏ đều ảnh hưởng đến hiệu quả phanh
Cân chỉnh: Sau khi lắp ráp xong, cần cân chỉnh lại hệ thống phanh để đảm bảo lực phanh đều trên các bánh xe.
Quy trình chuẩn đoán và đánh giá tình trạng kĩ thuật của hệ thống phanh
5.3.1 Mục tiêu của việc kiểm tra Đảm bảo hệ thống phanh hoạt động an toàn và hiệu quả
Phát hiện sớm các hư hỏng để khắc phục kịp thời
Kéo dài tuổi thọ của hệ thống phanh
Kiểm tra mức dầu phanh: Dầu phanh phải nằm trong mức quy định và không bị ô nhiễm
Kiểm tra các ống dẫn: Kiểm tra xem có vết nứt, rò rỉ hay bị biến dạng không
Kiểm tra má phanh và đĩa phanh: Kiểm tra độ mòn của má phanh, bề mặt đĩa phanh có bị rỗ, nứt hay biến dạng không
Kiểm tra các mối nối: Kiểm tra xem các mối nối có bị lỏng lẻo hay không
Kiểm tra các bộ phận khác: Kiểm tra các bộ phận như xi lanh bánh xe, lò xo trả lại má phanh, tay thắng (nếu có)
- Kiểm tra hoạt động: Đạp thử chân phanh: Kiểm tra xem pedal phanh có cứng hay mềm quá, có bị xê dịch không
Kiểm tra độ nhạy của phanh: Kiểm tra xem xe có dừng lại ngay khi đạp phanh không, có bị kéo lệch khi phanh không
Kiểm tra hệ thống ABS (nếu có): Khi phanh gấp, kiểm tra xem đèn báo ABS có nhấp nháy không và xe có bị trượt hay không
- Kiểm tra bằng dụng cụ: Đo khe hở má phanh: Sử dụng đồng hồ đo khe hở má phanh để kiểm tra xem khe hở có nằm trong giới hạn cho phép không
Kiểm tra độ run của đĩa phanh: Sử dụng đồng hồ đo độ run để kiểm tra xem đĩa phanh có bị cong vênh không
Các dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh có vấn đề:
Pedal phanh bị mềm hoặc cứng quá
Xe bị kéo lệch khi phanh
Pedal phanh bị xê dịch Đèn báo ABS sáng liên tục hoặc nhấp nháy
Xe không dừng lại ngay khi đạp phanh
Mức dầu phanh giảm bất thường
Có vết dầu phanh trên bánh xe hoặc dưới gầm xe
Tần suất kiểm tra: Nên kiểm tra hệ thống phanh định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc ít nhất 6 tháng một lần
Môi trường làm việc: Kiểm tra nên được thực hiện ở nơi bằng phẳng, an toàn và có đủ ánh sáng
Dụng cụ: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác
Kỹ thuật: Người thực hiện cần có kiến thức và kỹ năng về hệ thống phanh
5.4 Quy trình công nghệ sửa chửa hệ thống phanh
Quy trình sửa chữa hệ thống phanh là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao để đảm bảo an toàn cho người lái và những người xung quanh Dưới đây là quy trình chung thường được áp dụng:
- Tiếp nhận xe và xác định lỗi:
Tiếp nhận xe: Kiểm tra tổng quan tình trạng xe, lắng nghe khách hàng mô tả về vấn đề đang gặp phải
Kiểm tra trực quan: Quan sát các bộ phận của hệ thống phanh, kiểm tra dấu hiệu rò rỉ dầu, mòn má phanh, đĩa phanh bị biến dạng,
Thử lái: Lái thử xe để xác định rõ hơn các triệu chứng hỏng hóc như: phanh bị kéo lệch, pedal phanh cứng hoặc mềm, phanh kêu,
Sử dụng thiết bị chẩn đoán: Sử dụng máy scan để đọc mã lỗi của hệ thống ABS, EBD (nếu có)
- Tháo lắp các bộ phận:
Nâng xe: Nâng xe lên bằng jack và đặt chân chống chắc chắn
Tháo bánh xe: Tháo bánh xe cần sửa chữa
Tháo má phanh: Tháo các bu lông cố định má phanh, nhẹ nhàng tách má phanh ra khỏi đĩa phanh hoặc tang trống
Tháo đĩa phanh hoặc tang trống: Tháo các bu lông cố định đĩa phanh hoặc tang trống và tháo chúng ra
Tháo ống dẫn dầu phanh: Tháo ống dẫn dầu phanh tại vị trí nối với xi lanh bánh xe Lưu ý: Dùng cốc hứng để hứng dầu phanh chảy ra
- Vệ sinh và kiểm tra:
Vệ sinh: Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận đã tháo ra, đặc biệt là bề mặt tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh/tang trống
Kiểm tra: Kiểm tra kỹ các bộ phận xem có vết nứt, mòn, biến dạng hay không Đo độ dày của má phanh, kiểm tra độ cong vênh của đĩa phanh
- Thay thế hoặc sửa chữa:
Thay thế các bộ phận hư hỏng: Thay thế các má phanh, đĩa phanh, ống dẫn dầu, piston xi lanh, bị mòn hoặc hư hỏng
Sửa chữa các bộ phận có thể sửa chữa: Đối với các bộ phận như xi lanh bánh xe, có thể thay gioăng hoặc piston
Lắp ráp theo thứ tự ngược lại: Lắp lại các bộ phận đã tháo ra, đảm bảo các mối nối được siết chặt
Bơm dầu phanh: Dùng bơm tay để bơm dầu phanh vào hệ thống cho đến khi không còn bọt khí
Kiểm tra lại: Kiểm tra lại các mối nối, đảm bảo không có rò rỉ dầu
- Thử lại và điều chỉnh:
Thử lái: Lái thử xe để kiểm tra xem hệ thống phanh đã hoạt động bình thường chưa Điều chỉnh: Nếu cần, điều chỉnh lại khe hở má phanh để đảm bảo lực phanh đều trên các bánh xe
Kiểm tra lại: Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống phanh một lần nữa
Bàn giao xe: Bàn giao xe cho khách hàng, giải thích rõ các công việc đã thực hiện và hướng dẫn khách hàng cách sử dụng.