Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được tính toán dựatrên giá cả của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cho nên, số thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà người nộp thuế thanh toán cho nhà nước sẽ được chuyển
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
- -BÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN: THUẾ
Đề tài: Thuế XK, thuế NK và thực trạng công tác kê khai, tính, nộp và quyết
toán thuế XK, thuế NK tại các DN XNK ở Việt Nam hiện nay
Giảng viên: Đoàn Thị Thanh Huyền LHP: 232_EFNI3211_03
Nhóm: 9
Hà Nội, tháng 4 năm 2024
Trang 2PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Học phần: Thuế
Nhóm: 9
LHP: 232_EFNI3211_03
Trang 3Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 9Học phần: THUẾ
-Giảng viên phụ trách: Đoàn Thị Thanh Huyền
Đề tài: Thuế XK, thuế NK và thực trạng công tác kê khai, tính, nộp và quyếttoán thuế XK, thuế NK tại các DN XNK ở Việt Nam hiện nay
Phương thức họp: online
Thành phần tham gia: Tất cả thành viên nhóm 09
Mục đích cuộc họp:
1 Lên kế hoạch chi tiết dàn ý cho bài thảo luận
2 Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên
3 Chuẩn bị mẫu phản biện, đặt câu hỏi
Trang 4- Thời hạn hoàn thành cho nội dung: 18h ngày 03/03/2024
- Thời hạn hoàn thành cho Word, Powerpoint: 18h ngày 07/03/2024
Nhóm trưởng Trang
Lê Thị Minh Trang
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 2
1.1 Những vấn đề chung về thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thuế XK, thuế NK 2
1.1.2 Vai trò 3
1.2 Nội dung về thuế xuất nhập khẩu 4
1.2.1 Phạm vi áp dụng 4
1.2.2 Căn cứ vào phương pháp tính thuế 6
1.2.3 Khai thuế và nộp thuế 8
1.2.4 Miễn, giảm, hoàn thuế 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÊ KHAI, TÍNH, NỘP VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ XK, THUẾ NK TẠI CÁC DN XNK Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2023 13
2.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xnk ở Việt Nam giai đoạn 2020-2023 13
2.1.1 Thực trạng thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm gần đây 13
2.1.2 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam 19
2.2 Thực trạng công tác kê khai, tính, nộp và quyết toán thuế XK, thuế NK tại các doanh nghiệp xnk ở Việt Nam trong giai đoạn 2020-2023 26
2.2.1 Thực trạng công tác kê khai thuế 26
2.2.2 Thực trạng công tác nộp thuế 31
2.2.3 Thực trạng công tác quyết toán thuế 41
2.3 Đánh giá thực trạng về công tác kê khai, tính, nộp và quyết toán thuế XK, thuế NK ở các DN XNK giai đoạn 2020-2023 47
2.3.1 Thành tựu đạt được 47
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 52
3.1 Đối với nhà nước 52
3.2 Đối với doanh nghiệp: 53
3.3 Đối với Tổng cục thuế : 53
Trang 6KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Thuế xuất nhập khẩu là một trong những sắc thuế lớn và quan trọng trong hệthống thuế, được áp dụng chính thức ở Việt Nam Về mặt lý thuyết đây là loại thuế cótính khoa học rất cao Thuế xuất nhập khẩu đóng góp lớn giá trị trong kế hoạch thuthuế của ngành thuế, điều đó nói lên vai trò quan trọng của nó trong hệ thống Thuếcủa nước ta hiện nay Bên cạnh đó, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương về thuế, đặc biệt là thamgia vào WTO với những cam kết cắt giảm thuế theo lộ trình trong thời gian sắp tới đãđược xây dựng và thông qua nên thuế xuất nhập khẩu ngày càng được hoàn thiện vàphát triển Do vậy, nhóm 4 chúng em lựa chọn tìm hiểu về đề tài: “Thuế XK, thuế NK
và thực trạng công tác kê khai, tính, nộp và quyết toán thuế XK, thuế NK tại các DNXNK ở Việt Nam hiện nay”
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1 Những vấn đề chung về thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thuế XK, thuế NK
Khái niệm:
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩutrên phạm vi lãnh thổ quốc gia Trên giác độ thể hiện sự can thiệp của nhà nước vàodòng hàng hóa, tài sản thông qua công cụ thuế, người ta còn gọi loại thuế này với tênchung là thuế quan
Đặc điểm
Là loại thuế gián thu: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế làhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và có cơ sở tính thuế là giá trị của hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được tính toán dựatrên giá cả của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cho nên, số thuế xuất khẩu, nhập khẩu
mà người nộp thuế thanh toán cho nhà nước sẽ được chuyển giao vào trong giá cả màngười tiêu dùng phải gánh chịu Nói cách khác, người nộp thuế và người chịu thuế làhai chủ thể tách biệt nhau Như vậy, khi nhà nước điều chỉnh gia tăng thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu của hàng hóa nào đó thì giá bán qua các khâu từ xuất khẩu, nhập khẩu,phân phối nội địa hàng hóa đó đến người tiêu dùng sẽ gia tăng
Gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế: dòng hàng hóa, tài sản di chuyểngiữa các quốc gia thông qua hành vi thương mại quốc tế sẽ tạo ra giá trị gia tăng vànguồn lực tài chính cho các chủ thể nhất định, do đó nhà nước đánh thuế xuất khẩu,nhập khẩu vào dòng hàng hóa, tài sản này để bổ sung nguồn thu NSNN và thực hiệncác mục tiêu kinh tế vĩ mô nhất định Chính vì vậy, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuluôn gắn liền và tác động đến hoạt động thương mại quốc tế Về nguyên tắc, ở đâu cóhoạt động thương mại quốc tế thì ở đó nảy sinh nghĩa vụ thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu
Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố quốc tế như sự biến động kinh tế quốc
tế, xu hướng tự do hóa thương mại, xu hướng bảo hộ mậu dịch, biến động tỷ giá,
Trang 91.1.2 Vai trò
Là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu
Trong điều kiện nền kinh tế mở, hoạt động xuất nhập khẩu hay hoạt độngthương mại quốc tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, các quốc gia có thể nhập khẩu những nguyên,vật liệu, hàng hóa, vốn, kỹ thuật, công nghệ,… mà trong nước chưa sản xuất đượchoặc còn thiếu nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư trong nước,đồng thời các quốc gia có thể xuất khẩu được những sản phẩm mà trong nước đang cónhững lợi thế tương đối nhằm tạo ra giá trị gia tăng và lợi nhuận vượt trội so với thịtrường nội địa, qua đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, mở rộng thị trường tiêuthụ, gia tăng nguồn thu ngoại tệ
Tuy nhiên, nếu các hoạt động này dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại ở mứcbất hợp lý, hay việc nhập khẩu có yếu tố tác động xấu đến phát triển kinh tế trongnước hoặc không phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa, lối sống,… của nước bảnđịa gây tác động tiêu cực, hoặc đe dọa đến an ninh, an toàn và khả năng phát triển củanước đó thì nhà nước cần kiểm soát và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu để phòngngừa và ngăn chặn những tác động tiêu cực của nó đến quá trình phát triển kinh tế xãhội
Các quốc gia đều sử dụng thuế xuất nhập khẩu làm công cụ quan trọng
để quản lý, kiểm soát và điều tiết các hàng hóa, tài sản xuất nhập khẩu theo các mụctiêu đặt ra trong từng thời kỳ
Là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư và thay đổi cơ cấusản xuất trong nước
Cùng 1 loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài chịu các loạithuế giống sản phẩm trong nước, không những thế còn phải chịu cả thuế nhập khẩu
Hàng rào thuế quan, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùngnội địa
Cùng 1 loại sản phẩm nếu để sử dụng trong nước thì sẽ phải chịu thuế tiêu thụđặc biệt Còn sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài thì sẽ không phải chịu thuế tiêu thụđặc biệt, không có thuế giá trị gia tăng vì đầu ra bằng 0 và đầu vào được hoàn lại, thuếxuất khẩu rất nhỏ
Trang 10Góp phần tạo ra nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước
Thuế đánh vào hàng hóa, tài sản nhập khẩu thường có thuế suất rất cao nhờ đógóp phần tạo ra nguồn thu quan trọng cho NSNN
1.2 Nội dung về thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh là Luậtthuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016 Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọitắt là thuế quan
Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì
Vì vậy có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau:
Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạnchế xuất khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vàohàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu
1.2.1 Phạm vi áp dụng
Đối tượng chịu thuế
Tại Điều 2 Luật thuế XNK số 45/2005/QH11 quy định về đối tượng chịu thuếxuất nhập khẩu như sau:
1 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
2 Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khuphi thuế quan vào thị trường trong nước
Theo quy định trên, thì:
- Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu chỉ bao gồm hàng hóa không bao gồm cácđối tượng dịch vụ
- Hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu là hàng hóa được phép xuấtnhập qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam Dấu hiệu được phép xuất khẩu, nhập khẩu làdấu hiệu pháp lý quan trọng nhất của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế XNK Điềunày có nghĩa là hàng hóa thuộc danh mục cấm XNK nếu có XNK thì không thuộcdiện chịu thuế xuất khẩu thuộc danh mục cấm xuất Việc XNK các mặt hàng thuộc
Trang 11danh mục cấm xuất nhập khẩu được coi là hành vi buôn lậu và tùy theo tính chất vàmức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế XNK không có sự phân biệt về mục đíchkinh doanh hay phi kinh doanh, chính ngạch hay tiểu ngạch, miễn là hàng hóa đượcxuất nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam
Người nộp thuế
Người nộp thuế xuất nhập khẩu bao gồm: chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổchức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; ngườiđược ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế; người thu mua, vậnchuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sửdụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhânnước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theoquy định của pháp luật; người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượngkhông chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượngchịu thuế theo quy định của pháp luật
Các trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
Tại khoản 4 Điều 2 Luật thuế Xuất Nhập Khẩu 2016 quy định rõ về các hànghóa, các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
- Hàng hóa chỉ vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu,biên giới của Việt Nam Các hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính Phủ ViệtNam
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại từ các tổchức quốc tế, tổ chức nhân đạo phi chính phủ…
- Các loại hàng hóa xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan ra nước ngoài.Hoặc các hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan Cuối cùng làcác hoàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác
- Hàng hóa xuất khẩu là các sản phẩm dầu khí bị chi phối và quy định bởithuế tài nguyên của Nhà nước và Chính phủ
Trang 121.2.2 Căn cứ vào phương pháp tính thuế
Có 3 phương pháp để xác định căn cứ tính thuế của hàng xuất, nhập khẩu cụ thể
là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế tuyệt đối vàphương pháp tính thuế hỗn hợp
Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
Thuế NK (XK) phải nộp = Số lượng hàng hóa NK (XK) tính thuế x Trị giá tính thuế NK (XK) x Thuế suất thuế NK (XK) của hàng hóa đó
Trị giá tính thuế:
Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:
Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất Không bao gồm phí bảo hiểmquốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) – (Tức là giá FOB)
Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:
Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên Phù hợp với pháp luậtViệt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Thuế suất
Nguyên tắc xây dựng biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
- Phân biệt thuế suất đối với từng loại hàng hóa XK, NK và được điềuchỉnh theo yêu cầu của Nhà nước trong từng thời kỳ
- Phân biệt thuế suất thuế NK theo từng loại hàng hóa, tài sản, theo khuvực thị trường, theo các cam kết của Việt Nam khi tham gia các liên kết kinh
tế, thương mại (WTO, AFTA, ) và theo các hiệp định thương mại về đối xửtối huệ quốc mà Nhà nước đã ký kết
Trang 13Các loại thuế suất thuế NK
- Thuế suất ưu đãi
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt
- Thuế suất thông thường
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%
Tỷ giá
Ngoại tệ được yết giá: Là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoảncủa Hội sở chính VCB tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kềhoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường hợpngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ
Ngoại tệ không được Hội sở chính VCB công bố: xác định theo tỷ giá tính chéogiữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
Phương pháp tính thuế tuyệt đối
Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa: đây là mức thuế đượcquy định cho từng mặt hàng trong danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đốitrong từng thời kỳ
Tỷ giá tính thuế: Là tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài đượcxác định theo phương pháp kể trên
Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Công thức:
Số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) = [số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu (nhập khẩu) x Mức thuế tuyệt đối QĐ trên một đơn vị HH + Số lượng
Trang 14đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu (nhập khẩu) x Trị giá tính thuế xuất khẩu (nhập khẩu) x Thuế suất thuế xuất khẩu (nhập khẩu)] x Tỷ giá tính thuế
Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối
1.2.3 Khai thuế và nộp thuế
Khai thuế
Việc khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực hiện đồng thời với việc khaihải quan trên tờ khai hải quan (còn được gọi là tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên
tờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng
Đăng ký tờ khai Hải quan: phương thức điện tử
Thời hạn nộp:
- HH là nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất HH XK:
Trang 15Tối đa là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai HQ nếu DN đáp ứng đủ cácđiều kiện (có CSSX HH XK tại Việt Nam; thời hạn hoạt động liên tục ít nhất 2 năm
mà không gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, )
Theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khaihải quan nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp
Nộp thuế trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất:
- Nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa
- Nếu được TCTD bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạnbảo lãnh nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất
- Hàng hóa không thuộc các trường hợp trên:
Phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa
Nếu được TCTD bảo lãnh thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóanhưng phải nộp tiền chậm nộp Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng
ký tờ khai hải quan
1.2.4 Miễn, giảm, hoàn thuế
Miễn thuế
Hiện nay, các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu được quy định từ điều 5đến điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, cụ thể gồm các đối tượng, trường hợpsau:
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu
tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng
bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạomáy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máymóc, thiết bị;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trựctiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
Trang 16c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sảnxuất của dự án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn
có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư,doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học
và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sảnxuất;
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự
án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo đượcmiễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;
Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia côngkhông quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồnggia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuếgiá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hảiquan;
Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễnthuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấuthành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩmtheo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu;
Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu;Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nướcchưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được miễn thuế nhập khẩu;
Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triểncông nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học
và công nghệ, đổi mới công nghệ được miễn thuế nhập khẩu;
Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trựctiếp cho giáo dục được miễn thuế nhập khẩu;
Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sửdụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trườngtrong nước được miễn thuế nhập khẩu;
Trang 17Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hànhdùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ViệtNam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặcgửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh…
Giảm thuế
Đối tượng nào được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơquan hải quan theo quy định tại Luật hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thihành, nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan được cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế (quy định tại khoản 1 Điều 18Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)
- Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất máttoàn bộ thì không phải nộp thuế
- Mức giảm thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế củahàng hóa
Hoàn thuế
Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định các
trường hợp được hoàn thuế như sau:
(1) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng
hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhậpkhẩu, xuất khẩu đã nộp thuế
(2) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái
nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu
(3) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái
xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu
(4) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh
doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm
(5) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện
vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đithuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sảnxuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan
Trang 18Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lạicủa hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhậpkhẩu đã nộp
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quyđịnh của Chính phủ
Lưu ý: Hàng hóa quy định tại các mục (1), (2), (3) được hoàn thuế khi chưa qua
sử dụng, gia công, chế biến
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÊ KHAI, TÍNH, NỘP VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ XK, THUẾ NK TẠI CÁC DN XNK Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2020-2023 2.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xnk ở Việt Nam giai đoạn 2020- 2023
2.1.1 Thực trạng thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm gần đây
Về thị trường xuất khẩu
Trong năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta đã đạt kỷ lục với con
số thặng dư lên tới 19,94 tỷ USD Kết thúc năm 2021, thặng dư thương mại giảmmạnh, chỉ còn 3,32 tỷ USD
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% sovới năm 2020 Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%,chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầuthô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6%
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2021, nhóm hàng công nghiệp chế biếnchiếm 89,2%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2020; nhóm hàng nông sản, lâmsản chiếm 7,1%, giảm 0,2 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,6%, giảm 0,4điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,1%, bằng năm trước.Liên quan đến nhập khẩu, ước tính tháng 12/2021, kim ngạch hàng hóa nhậpkhẩu đạt 32 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng 12 và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm2020
Quý IV/2021, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 89,07 tỷ USD, tăng 16% so vớicùng kỳ năm 2020 và tăng 6,2% so với quý III/2021 Tính chung năm 2021, kimngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020,trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực có vốnđầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1% Trong năm 2021 có 47 mặt hàngnhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 94,1% tổng kim ngạch nhập khẩu
Trang 20Năm 2021 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch
COVID-19, nhưng thành tích xuất siêu tiếp tục được giữ vững Cho đến hết quý III năm 2021,cán cân thương mại hàng hóa vẫn nhập siêu 2,55 tỷ USD, nhưng với nỗ lực khôngngừng trong quý IV, đến hết năm 2021 cán cân thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu4,08 tỷ USD Mặc dù mức xuất siêu năm 2021 chỉ bằng 20% so với mức xuất siêunăm 2020, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, xuất, nhập khẩu vẫn làđiểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2022
(Nguồn tự tổng hợp)
Trong 11 tháng từ đầu năm 2022, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơnnhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã tăng cao trở lại, đạt 10,68 tỷ USD, tổng trịgiá xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)đạt 468,7 tỷ USD, tăng 12,1% so cùng kỳ năm 2021
Về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2022 đã có mặt tại gần 200 quốcgia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn và khó tính, như Mỹ, NhậtBản và EU Đáng chú ý đến nay, Việt Nam đã có 33 thị trường xuất khẩu đạt kimngạch trên 1 tỷ USD và có 6 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.Trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đã trải rộng ra khắp cácchâu lục: Á, Âu, Bắc Mỹ, chỉ riêng 6 thị trường lớn nhất, có quy mô trên 10 tỷ USD,năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này đã đạt 237 tỷ USD,chiếm 63,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
Trang 21Năm 2022, tỷ trọng đóng góp của nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản chỉ còn9,6%, nhóm nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn 1,4%, trong khi tỷ trọng đóng góp củanhóm sản phẩm công nghiệp chế biến đã đạt 89,0%.
(Nguồn tự tổng hợp)
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% sovới cùng kỳ năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 77,09 tỷ USD, giảm4,1%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể
cả dầu thô) đạt 214,19 tỷ USD, giảm 8,1%, chiếm 73,5% Kim ngạch nhập khẩu hànghóa ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vựckinh tế trong nước đạt 95,08 tỷ USD, giảm 10,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoàiđạt 171,59 tỷ USD, giảm 13,3%
Năm 2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9%tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,2%); có
41 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,4% tổng kimngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 43,4%) Các sảnphẩm của ngành Nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng, là điểm sángtrong hoạt động xuất khẩu cả nước, đặc biệt tập trung các nhóm hàng nông sản như:
Trang 22gạo, rau quả, cà phê, hạt điều… Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản trongtháng 10/2023 ước đạt 3 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái Đây cũng lànhóm hàng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng trong 10 tháng năm 2023, với kimngạch xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD, tăng 3,8%
Về cơ cấu năm 2023, trong nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chếbiến ước đạt 257,42 tỷ USD, chiếm 88,3%; trong nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng
tư liệu sản xuất ước đạt 250,12 tỷ USD, chiếm 93,8%
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuấtkhẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 78,6 tỷ USD, giảm 15,8% so vớicùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 49,4 tỷ USD, là thị trường duynhất đạt mức tăng 4,7%; xuất khẩu sang EU đạt 36,2 tỷ USD, giảm 8,9%; xuất khẩusang ASEAN đạt 27 tỷ USD, giảm 6,2%; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 19,9 tỷ USD,giảm 3,6%; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 19,2 tỷ USD, giảm 4,2%
Về thị trường nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020.Nhập khẩu đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp, không cótình trạng thiếu hụt hay đứt gãy nguồn cung
Nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đạt 294,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng88,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng trưởng nhập khẩu từ các thị trường chínhcủa Việt Nam đều đạt hai con số Trong đó, Trung Quốc vẫn giữ vị trí là thị trườngnhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 33,1% tổng giá trị nhập khẩu của ViệtNam năm 2021 (109,9 tỷ USD) và tăng 30,5% so với năm trước Ngoài ra, năm 2021,Trung Quốc cũng là quốc gia mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với mức nhập siêu lênđến 53,9 tỷ USD Sau Trung Quốc, Hàn Quốc là nguồn nhập khẩu lớn thứ 2 của ViệtNam với 56,2 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam Có thểthấy, phân nửa hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 là từ hai thị trường nhậpkhẩu này
Năm 2022 nhập khẩu đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước Trong đó,nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 9,9%; nhập khẩu củakhu vực doanh nghiệp FDI tăng 6,7% Nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu,
Trang 23linh kiện thiết bị cần nhập khẩu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng là chủ yếu trong trịgiá hàng nhập khẩu, đạt 316,7 tỷ USD, chiếm 88,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 95,08 tỷ USD,giảm 10,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 171,59 tỷ USD, giảm 13,3%
Về cơ cấu trong năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 250,12 tỷ USD,chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,5%;nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,3% Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ướcđạt 16,55 tỷ USD, chiếm 6,2% Về thị trường nhập khẩu hàng hóa năm 2023, TrungQuốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,8 tỷUSD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 43,3 tỷUSD, giảm 18,3%; nhập khẩu từ ASean đạt 33,5 tỷ USD, giảm 14,8%; nhập khẩu từNhật Bản đạt 17,6 tỷ USD, giảm 10,6%; nhập khẩu từ EU đạt 12,6 tỷ USD, giảm1,4%; nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 11,5 tỷ USD, giảm 6,5%
Quy mô nhập khẩu hàng hóa trong 5 tháng/2023 giảm 28,29 tỷ USD so với cùng
kỳ năm trước Trong đó, giảm mạnh nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện(giảm 5,87 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 4,92 tỷ USD);máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (giảm 2,39 tỷ USD); sắt thép các loại (giảm1,66 tỷ USD) Tính riêng 4 nhóm hàng trên, trị giá nhập khẩu đã giảm 14,84 tỷ USD
so với 4 tháng/2022, chiếm 52% trị giá nhập khẩu giảm của cả nước
Bảng: 10 nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong 5 tháng/2022
và 5 tháng/2023
Trang 24Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 683,0 tỷ USD, giảm6,4% so với năm 2022 Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 ước tính xuất siêu 28
tỷ USD
Nguồn: Vioit.vn
Nguồn: Vioit.vn
Trang 25Trong năm 2023, có 44 mặt hàng nhập khẩu ước đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm
tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu Trong đó, có 04 mặt hàng nhập khẩu trên
10 tỷ USD
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụtùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48% Nhóm hàng vậtphẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Trung Quốc là thị trường nhậpkhẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD chiếm chiếm tỷtrọng 33,80% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Tiếp đến là các thịtrường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 16,08%; ASEAN chiếm tỷ trọng 12,66%; Nhật Bảnchiếm tỷ trọng 6,66%; Đài Loan, chiếm tỷ trọng 5,71%
2.1.2 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Hiện nay, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang có nhiều cơ hội và tiềmnăng phát triển Với các thị trường chính cho xuất nhập khẩu của Việt Nam bao gồmHoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Australia và Canada.Cụthể: thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử, phần mềm, nông sản, dệt may, giày dép vàtúi xách
Các đối tác thương mại quan trọng: Hiện nay, các đối tác thương mại quan trọngcủa Việt Nam bao gồm các tập đoàn lớn như Walmart, Samsung, Nike, Adidas,Panasonic, LG, Intel và Microsoft
Trong những năm qua, xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đã
có bước tiến mạnh mẽ về mặt quy mô và tốc độ Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóatrong 20 năm (giai đoạn 2002-2021) của Việt Nam đã đạt con số 5.146 tỷ USD Trong
đó, chỉ tính riêng 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu củanước ta đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần xuất nhập khẩu của 10 năm về trước cộnglại
Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, sự phối kết hợp chặt chẽ, tíchcực giữa các bộ, ngành, các hiệp hội ngành nghề cùng với các tỉnh, thành phố, và nỗlực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, trong 2 thập kỷ qua xuất nhậpkhẩu hàng hóa của Việt Nam đã liên tiếp đạt các mốc kỷ lục Gần đây trong năm 2021,
Trang 26Tổ chức Thương mại thế giới ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trênthế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới Trong ASEAN,xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore) và nhập khẩuhàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore).
Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa ấn tượng ghi nhận trong năm 2022, thứhạng xuất khẩu nhập của các doanh nghiệp của nước ta có thể được nâng cao trênphạm vi toàn cầu
Các cơ hội và thách thức: Việt Nam đang hưởng lợi từ các thỏa thuận thươngmại tự do như CPTPP và EVFTA, giúp tăng cường quan hệ thương mại với các đốitác quan trọng Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với các tháchthức như nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường và tăngcường quản lý chất lượng sản phẩm
Và sau đây là cụ thể một số doanh nghiệp top đầu về xuất nhập khẩu tại Việt Nam:
Công ty Cổ phần Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương Việt Nam (VINATRANS)
Công ty Cổ phần Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương Việt Nam(VINATRANS), được thành lập vào ngày 14/7/1975
Bắt đầu thực hiện dịch vụ Đại lý cho các hãng giao nhận lớn trên thế giới nhưJardines Freight Services, Kuehne Nagel, Kintetsu World Express, Panalpina, LepInternational, Itochu Express, Nissin Transport, Konoike Transport, Tokyu Air Cargo,, KEC International, Conquest, US North West, Fast Sped…
Trang 27Các dịch vụ xuất nhập khẩu của công ty bao gồm:
Dịch vụ Logistics
Logistics – một dịch vụ hậu cần nhằm quản lý dòng lưu chuyển hàng hóa, thiết
bị, vật tư, nguyên vật liệu, con người…từ điểm đi đến điểm đến cuối cùng
Dịch vụ Vận tải đa phương thức
Trang 28Bằng việc tích hợp và phát triển tính hiệu quả các ưu việt của các phương thứcvận chuyển, Vinatrans cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức chuyên nghiệp,
có chất lượng cao Các giải pháp thiết kế linh hoạt theo từng yêu cầu của khách hàng,đáp ứng khả năng kết nối thông suốt, tối ưu về chi phí và thời gian để hàng hóa đượclưu chuyển nhanh chóng, an toàn và giá cả cạnh tranh
Dịch vụ Giao Nhận Hàng Không
Vận chuyển từ sân bay đến sân bay
Vận chuyển từ sân bay đến tận tay người nhận
Vận chuyển từ nhà người giao đến sân bay
Vận chuyển từ nhà người giao đến tận tay người nhận
Dịch vụ Vận tải đường bộ
Thực hiện đồng bộ các dịch vụ giao nhận, vận chuyển các chủng loại hàng hóasiêu trường, siêu trọng, thiết bị, cấu kiện, containers… cho khách hàng, đảm bảo antoàn từ nơi nhận tới nơi giao Tổ chức, phối hợp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩutheo phương thức vận tải đa phương thức door-to-door…
Dịch vụ chuyển phát nhanh
Vinatrans cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế chất lượng cho chứng từ,hàng hóa từ Việt Nam đến các nước trên thế giới với thời gian nhanh nhất Trong vaitrò là đối tác chiến lược và là đại lý hàng đầu của các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc
Trang 29tế lớn trên thế giới như DHL, TNT, Fedex, UPS,…, Vinatrans cung cấp cho QuýKhách hàng sự lựa chọn đa dạng và tối ưu nhất về dịch vụ chuyển phát nhanh
Tình hình kinh doanh:
Trang 30Công ty cổ phần logistics vinalink
Vinalink là công ty cung cấp các dịch vụ logistics toàn diện, bao gồm:
- Dịch vụ logistics cho hàng xuất – nhập khẩu:
+ Khai thuế Hải quan
+ Thủ tục xuất nhập khẩu
+ Giao nhận hàng triển lãm và công trình
+ Giao nhận hàng hóa tận nhà (door to door services)
- Dịch vụ phân phối hàng hóa thiết bị XNK và nội địa :
Thực hiện các công việc giao nhận vận chuyển tập trung về kho, bảo quản, phânloại và tổ chức vận chuyển, bốc dỡ, giao nhận đến các địa điểm được yêu cầu, thu chi
hộ cho chủ hàng … thông qua hệ thống kho bãi đủ tiêu chuẩn và chương trình phầnmềm quản lý theo yêu cầu của các công ty đa quốc gia
Các nhóm hàng chính đã thực hiện : thiết bị viễn thông/ trạm BTS; máy rút tiền
tự động ATM, nguyên liệu cho sản xuất bia, điện tử gia dụng, thực phẩm … cho cáckhách hàng là các công ty viễn thông, các ngân hàng và các nhà nhập khẩu đầu mốiđại lý cho các hãng nước ngoài
- Dịch vụ vận chuyển
+ Vận chuyển container và hàng rời
+ Di dời văn phòng, nhà xưởng và tài sản cá nhân
+ Vận chuyển hàng quá cảnh Lào, Campuchia,Trung quốc
Trang 31Tình hình kinh doanh:
Công ty Cổ Phần TM DV Trung Thực
Công ty Cổ Phần TM-DV Trung Thực là một công ty chuyên làm các dịch vụquốc tế về giao nhận, vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, đại lý hãng tàu, cho cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực vận chuyển, giao nhận vàxuất khẩu hàng hóa Gồm các chức năng:
Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức chuyênchở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa quá cảnh, tài liệu chứng từ
Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hànghóa
Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài Liên doanh, liên kết với các tổ chứckinh tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kho bãi
-Lĩnh vực hoạt động:
Đại lý hãng tàu