TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNGPHÒNG TRÁNH XÂM HẠI DANH DỰ NHÂN PHẨM Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Sinh viên: Trần Quỳnh NhiMã số sinh viên: 2158020051Lớp GDQP&AN: 15
Lớp: XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ K41
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
Trang 23, Các loại tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm 5
4, Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội 6
II, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI XÂM PHẠM DANH DỰ NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC 7
1, Phương hướng 7
2, Tổ chức tiến hành công tác phòng ngừa tội phạm 8
3, Tổ chức tiến hành hoạt động điều tra, xử lý 11
III, MỘT VÀI KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI DANH DỰ NHÂN PHẨM Ở VIỆT NAM
Trang 3MỞ ĐẦUTính cấp thiết của vấn đề
”Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm”[3] Mỗi người đều mang trong mình
một giá trị riêng và điều đó được thể hiện qua danh dự, nhân phẩm của người đó Danh dự, nhân phẩm cũng là hai điều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ Nhưng hiện nay vấn nạn xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác luôn là một vấn đề nóng hổi cần được bàn luận Hơn thế nữa trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như ngày nay, hành vi đó còn được thực hiện qua Internet, mạng xã hội bằng cách đăng những hình ảnh, nội dung sai sự thật về một vấn đề, một tổ chức hay một người làm ảnh hưởng xấu đến đời sống cá nhân và danh dự của họ Chả còn gì lạ lẫm với những bài báo, bài đăng và tin tức về loại tội phạm này Đây là một tình trạng thực sự đáng báo động Do đó, Đảng và nhà nước ta đã đề ra những chính sách, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng dành cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị trong hoạt động phòng tránh xâm hại danh dự và nhân phẩm của người khác để đòi lại công bằng và danh dự cho những người đã từng ở trong tình trạng ấy Tuy nhiên công tác đó vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn cho nên ta cần đưa ra những giải pháp để công tác có thể diễn ra và được thực hiện một cách chuẩn chỉ và thành công nhất.
Trang 4NỘI DUNG
I NHẬN THỨC VỀ TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC
1, Khái niệm
Khi một cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp hình sự (từ đủ 16 tuổi trở lên) thực hiện những hành vi nguy hiểm đã được ghi rõ trong Bộ luật hình sự, trái với những điều pháp luật và nhà nước cho phép một cách vô tình hoặc cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự và nhân phẩm của một người được ghi nhận và bảo vệ bởi Hiến pháp và pháp luật hình sự; là cá nhân đó đã phạm tội xâm hại danh dự và nhân phẩm của người khác.
Mỗi người là một cá thể riêng biệt trong xã hội, đều được xã hội nhận diện và đánh giá bằng danh dự và nhân phẩm của riêng mình Theo quá trình phát triển thì nhân cách, đạo đức và danh dự của mỗi người sẽ ngày càng phát triển theo những cách khác nhau Tích cách của mỗi người sẽ phản ánh lên nhân phẩm của họ hay còn là phẩm chất và giá trị tinh thần của người đó và tạo ra giá trị riêng của mỗi cá nhân Trong quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của mỗi người sẽ
Trang 5hình thành danh dự của người đó Cho nên danh dự và nhân phẩm có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Vai trò của con người hiện nay đều được đề cao và bảo vệ Phương pháp tối ưu nhất để bảo vệ con người chính là thông qua pháp luật Bảo vệ con người là bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, sự tự do, sức khỏe trong đó quan trọng nhất là việc bảo vệ danh dự nhân phẩm Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện điều này Vì thế tất cả những hành vi nào thực hiện với mục đích xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác đều bị trừng phạt nghiêm khắc Xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác là gây tổn hại cho một cá nhân về cả thể chất lẫn tinh thần bằng những lời nhục mạ, xúc phạm hay đánh đập; làm cá nhân đó lâm vào tình trạng xấu hổ đối với những người xung quanh như gia đình, bạn bè hay xã hội.
2, Dấu hiệu pháp lý
Mục đích của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩmngười khác
Các tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm của mỗi cá nhân Một con người cụ thể và còn sống mới được coi là nạn nhân của xâm phạm danh dự và thân thể Cách này giúp chúng ta phân biệt được loại tội phạm khác có hành vi tương tự nhưng đối tượng tác động không phải là con người và không còn sống (kể cả bào thai còn trong bụng mẹ).
Hành vi xâm hại danh dự và nhân phẩm con người khiến người đó bị nhục mạ, bị coi thường trong gia đình cũng như
Trang 6ngoài xã hội bằng những hành động hay lời nói xúc phạm gây tổn thương đến thể chất và tinh thần.
Chủ thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm ngườikhác
Là người có năng lực trách nhiệm pháp lý và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Bên cạnh đó còn có những trường hợp đặc biệt như:
“1 Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ 3 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
Hay người đó có quan hệ nhất định với người bị lệ thuộc.
Mặt khách quan của tội phạm xâm hại danh dự nhânphẩm người khác
Trang 7Được thể hiện ở những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến nhân phẩm và danh dự của con người “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a
khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này” [2] Còn những lời nói, lời
lan truyền những điều không đúng gây hiểu nhầm, xâm phạm đến danh dự nhâm phẩm của người khác được coi là hành vi xâm phạm nhân phẩm danh dự con người.
Mặt khách quan còn thể hiện qua hậu quả nguy hiểm tội phạm gây ra cho xã hội Đó cũng là những tổn thương và thiệt hại về cả thân thể và tinh thần mà đối tượng phải chịu Trong chương XIV của Bộ luật hình sự, hầu hết mọi tội phạm đều có các bằng chứng của mặt khách quan là các hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó cũng là điều cần làm rõ để truy cứu trách nhiệm hình sự của tội phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm xâm hại nhân phẩm ngườikhác
Đa phần các tội phạm sẽ thực hiện theo lỗi cố ý trực tiếp Trong cấu thành tội phạm đối với một số tội thì mục đích và động cơ phạm tội là điều kiện bắt buộc Theo Bộ luật hình sự, theo điểm c khoản 2 các điều 151, 152, 153 liên quan đến các tội mua bán, đánh tráo chiến đoạt trẻ em bắt buộc phải làm rõ động cơ phạm tội vì nó được coi như cấu thành tăng nặng bởi động cơ đề hèn; hay bán mua bán người; đưa ra nước
Trang 8ngoài với mục đích vô nhân đạo Còn đối với những tội trạng khác thì không bắt buộc phải có động cơ phạm tội.
3, Các loại tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm
Sau nhiều lần sửa đổi bổ sung, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung và quy định thêm một số tội danh xâm phạm đến danh dự nhân phẩm con người (đặc biệt khi đối tượng là trẻ em) Theo quy định của bộ luật, các loại tội phạm gồm:
Các tội phạm xâm hại tình dục
Nhóm này bao gồm các tội sau: Tội hiếp dâm; Tội cưỡng dâm: Tội dâm ô với người chưa đủ 16 tuổi; Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi và Tội sử dụng người dưới 16 tuổi với mục đích khiêu dâm.
Theo Bộ luật hình sự 1999, các tội xâm hại tình dục bao gồm: Điều 111, 112, 113, 114, 115 Năm 2015 bộ đã sửa đổi và bổ sung Điều 144,146,146,147.
Các tội mua bán người
Nhóm tội phạm này gồm các tội: Tội mua bán người (chủ yếu sẽ là phụ nữ và trẻ em); mua bán người dưới 16 tuổi; đánh tráo người dưới 1 tuổi; chiếm đoạt người chưa đủ 16 tuổi; mua bán chiến đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
“Theo PGS.TS Trần Văn Luyện và các cộng sự (2018), đây là
Tội xâm phạm đến sức khoẻ con người, xâm phạm đến quyền
bất khả xâm phạm về thân thể con người”[4] Mua bán người
là hình thức mua bán, vận chuyển người bằng cách ép buộc, bắt cóc sử dụng vũ lực hay bạo lực để bóc lột đối tượng về
Trang 9mặt tình dục, hoặc sức lao động hay lấy bộ phận cơ thể đem đi bán.
So với bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi và bổ sung 2009), tội mua bán người ở các điều: 119, 120 thì Bộ luật hình sự năm 2015 (đã sử đổi và bổ sung 2019) vẫn tiếp tục giữa nguyên nội dung Điều 119 nhưng đổi thành Điều 150 và thêm một số tội danh khác: Tội mua bán người dưới 16 tuổi (151); Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi (152); Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (153); Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (154).
Các tội làm nhục khác
Bao gồm: Tội làm nhục người khác; vu khống; hành hạ người khác.
Năm 1999 Bộ luật hình sự (đã sửa đổi bổ sung 2009) chỉ ra rằng Điều 110, 121, 122 là các tội làm nhục người khác Đến Bộ luật hình sự 2015 (đã sửa đổi và bổ sung 2017) tiếp tục quy định những tội danh này nhưng thay đổi vị trí tại Điều 140, 155,156.
Một số nhóm tội khác
Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội cố ý lây truyền HIV cho người khác; Tội chống lại người thi hành công vụ.
HIV khiến họ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm bởi những lời đàm tiếu, khinh thường của những người xung quanh vì nghĩ rằng họ quan hệ tình dục bừa bãi nên mới bị lây nhiệm bệnh này Từ đó tạo rào cản tâm lý, khiến họ bị tổn thường trầm trọng về mặt tinh thần và thậm chí nhiều người nghĩ quẩn nên đã tự kết liễu cuộc đời mình Do đó những tội phạm lây truyền hay
Trang 10cố ý lây truyền HIV đến người khác cũng sẽ được coi là hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác.
Tiếp đó, hành vi chống lại người thi hành công vụ cũng được coi là xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác vì nó xâm phạm và ảnh hưởng đến cơ quan Nhà nước trong việc quản lý xã hội nói chung và hành chính nói riêng không những thế gây tác động trực tiếp đến cơ phân phẩm của cán bộ thi hành công vụ.
4, Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội
Các cơ quan chức năng phải xác định rõ nguyên nhân điều kiện của tội phạm để phòng ngừa và xây dựng chiến lược phòng ngừa phù hợp Bao gồm những nguyên nhân, điều kiện sau đây: Những mặt trái của nền kinh tế thị trường; Những hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại; Sự thâm nhập, ảnh hưởng của tệ nạn xã hội, tội phạm ở các quốc gia khác; Mặt quản lý công tác còn sơ hở, thiếu sót về Nhà nước các cấp, ban ngành về việc giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hóa người dân còn nhiều thiếu sót; Hệ thống pháp luật chưa hoàn hiện; Các cơ quan chức năng nói chung và ngành công an nói riêng có công tác chống tội phạm còn nhiều thiếu sót và yếu kém; Công tác quản lý an ninh nhà nước còn nhiều sơ hở; Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh, chống tội phạm chưa thực sự hiệu quả và đông đảo.
II, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI XÂM PHẠM DANH DỰ NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC
Các giải pháp được thực hiện bởi Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân với mục đích khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phạm tội để tội phạm từng bước được ngăn chặn,
Trang 11hạn chế và loại trừ ra khỏi xã hội được gọi là phòng ngừa tội phạm.
Các chủ thể trong phòng chống tội phạm được chia làm 4 nhóm: Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp; Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản; Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án).
Các chủ thể hoạt động theo nguyên tắc: Pháp chế, Dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhân đạo trong phòng ngừa, Khoa học và tiến bộ trong phòng ngừa, Phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong phòng ngừa, Cụ thể hóa trong phòng ngừa
1, Phương hướng
Phương hướng chiến lược, cơ bản và lâu dài là phát hiện, hạn chế và loại bỏ các hiện tượng tiêu cực trong xã hội vì đó chính là những nguyên nhân, điều kiện gây ra tình trạng phạm tội và phạm tội cụ thể
Các cơ quan chức năng phải kịp thời phối hợp để điều tra, phát hiện, xử phạt và cải tạo tội phạm cải tà quy chánh, thành người lương thiện nhằm hạn chế hậu quả, tác hại của hành vi phạm tội đến mức thấp nhất Và Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân phải có tính hệ thống và sự phối hợp chặt chẽ với nhau để phòng chống tội phạm
2, Tổ chức tiến hành công tác phòng ngừa tội phạm
Cải cách và hoàn hiện thể chế, chính sách kinh tế, xã hộinhằm đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả phòngchống tội phạm
Trang 12Trong công tác phòng, chống tội phạm, khắc phụ những sơ hở, thiếu sót mà tội phạm dựa vào để thực hiện hành vi phạm tội cần gắn hoạch địch, tiến hành các chính sách phát triển kinh tế, xã hội Các chính sách kinh tế cần tiến hành trong quá trình hoạch định: các dự án, doanh nghiệp đầu tư nước cần được góp vốn, cho vay vốn; công khai, minh bạch trong chính sách tái cơ cấu kinh tế, doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp và có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan tài chính, kiểm toán để không dẫn đến trường hợp thất thoát tài sản của nhà nước; quản lý ngân hàng thương mại bằng cơ chế, chính sách chặt chẽ; đổi mới chính sách thuế, quản lý đất đai Các chính sách xã hội phòng chống tội phạm được nghiên cứu và đổi mới: xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và các chính sách về tôn giáo, dân tộc, giáo dục, cảm hóa những người phạm tội Những dự án phát triển kinh tế, xã hội trọng điểm cần được thẩm định và bảo mật.
Các cán bộ đảng viên và các công dân đặc biệt là lãnh đạo chỉ huy cần được giáo dục, trau dồi kiến thức về quốc phòng, an ninh nhất là kiến thức về phòng chống tội phạm; ưu tiên về giáo dục đạo đức, luật pháp, văn hóa, lối sống và sự sáng tạo; kỹ năng thực hành và lập nghiệp, các nhà trường đưa ra các chương trình giáo dục phòng chống tội phạm Nhà trường và xã hội kết hợp chặt chẽ tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh Các hành vi nguy hiểm cho xã hội cần được phát hiện, nghiên cứu và đưa vào luật kịp thời cùng với đó vào thời điểm phù hợp thực hiện xây dựng và ban hành các văn bản thi hành sau khi các luật hoặc bộ luật có hiệu lực Cán bộ kiêm nghiệm và những cá nhân không hưởng ngân sách từ nhà
Trang 13nước mà tham gia vào phòng chống tội phạm sẽ có chế độ, chính sách đặc thù.
Đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảovệ an ninh tổ quốc
Để phù hợp và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng thời kỳ cần được đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; vùng trọng điểm chiến lược, dân tộc tiểu số, biên giới hải đảo, khu công nghiệp và các thành phố lớn cần tập trung xây dựng và phát triển phong trào; các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của Đảng, Nhà nước, được lồng ghép cùng phong trào; phát hiện và giải quyết những điều liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân; hạn chế những “Điểm nóng” xảy ra trong cộng đồng và củng cố lòng tin của dân với Đảng, Nhà nước và các cơ quan pháp luật.
Cải cách hình thức tuyền về việc phòng chốn tội phạm bằng cách: kết hợp tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, mở rộng đợt tập trung và cả tuyên truyền cá biệt; tuyền truyền qua các phương tiện truyền thông hay các cuộc họp Đặc biệt lưu tâm đến phương thức tuyên truyền các biệt đối với các đối tượng phạm tội hoặc tái phạm và tại các địa bàn trật tự, an toàn xã hội trọng điểm Đẩy mạnh phong trào nhờ các trang thông tin điện tử.
Thúc đẩy hoạt động xây dựng mô hình điểm hình tiên tiến trong phong trào; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường, các cộng đồng dân cư, cần được chú trọng và nâng cao chất lượng của các mô hình quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải liên quan đến an ninh, trật tự; sơ