Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sảnchung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ giađình?.... Trong Bản án, ở đoạn [2
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP CHẤT LƯỢNG CAO 48A
BUỔI THẢO LUẬN BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
Bộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Giảng viên: Trần Nhân Chính
Nhóm: 07
Thành viên
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC Vấn đề 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng 4
1 Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng trong một hệthống pháp luật nước ngoài 4
2 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thôngtin trong giao kết hợp đồng? 4
3 Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồngtrong vụ việc này có thuyết phục không (về điều kiện áp dụng và hệ quả của việc
áp dụng)? Vì sao? 5
Vấn đề 2: Hợp đồng vô hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vô hiệu 6
1 Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trảlời 7
2 Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sảnchung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ giađình? 7
3 Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợpđồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần? 8
4 Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyểnnhượng trên chỉ vô hiệu một phần 8
5 Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015 9
6 Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định nhưthế nào? 10
7 Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thếnào? 11
8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự 11
9 Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoảntiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? 12
Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn 12
1 Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào? 13
2 Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh trong thời hạn bảolãnh của Ngân hàng không? 13
3 Theo Toà án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện Ngânhàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có còn trách
Trang 3nhiệm của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời? 14
4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao 14
Vấn đề 4: Giảm mức bồi thường do hoàn cảnh kinh tế khó khăn 15
1 Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt hạiquá lớn so với khả năng kinh tế 15
2 Trong tình huống nêu trên, việc Tòa án áp dụng các quy định về giảm mức bồithường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mứcbồi thường có thuyết phục không? Vì sao? 16
Vấn đề 5: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 17
1 Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thườngthiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? 17
2 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra 18
3 Tòa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hạikhông? 18
4 Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại? 19
5 Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho giađình nạn nhân? 19
6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tốicao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho giađình nạn nhân 19
Vấn đề 6: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra 20
1 Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theoLuật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS 21
2 Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhànước điều chỉnh không? Vì sao? 22
3 Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực,hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao? 23
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 4Vấn đề 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng
1 Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.
Trong các hệ thống pháp luật nước ngoài, quy định về nghĩa vụ cung cấp thôngtin khi giao kết hợp đồng thường có sự khác biệt, nhưng về cơ bản, đây là một nghĩa
vụ quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và trung thực giữa các bên tham gia hợpđồng
Theo hệ thống pháp luật Pháp, nguyên tắc về nghĩa vụ cung cấp thông tin đượcquy định khá rõ ràng Bên nào có thông tin quan trọng liên quan đến đối tượng củahợp đồng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho bên kia CSPL: Điều
1112-1 của Bộ Luật Dân sự Pháp quy định: “Bên nào biết một thông tin có tính quyết định đối với sự chấp thuận của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết nếu bên kia không biết thông tin đó một cách chính đáng hoặc tin tưởng vào người cùng giao kết hợp đồng…” Tức khi giao kết hợp đồng, bên nào có thông tin mà nếu không có sẽ
dẫn đến bên kia không giao kết hoặc giao kết với các điều kiện khác, thì có nghĩa vụcung cấp thông tin đó Nếu không thực hiện nghĩa vụ này, bên vi phạm có thể phải bồithường thiệt hại
Trái lại, trong hệ thống pháp luật Anh, nguyên tắc caveat emptor (người mua tựchịu trách nhiệm) thường được áp dụng, tức là người mua có trách nhiệm điều trathông tin trước khi ký kết hợp đồng Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, chẳnghạn như khi một bên cố tình che giấu hoặc bóp méo thông tin quan trọng, bên bị thiệthại có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường
2 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng?
Trong Bản án, ở đoạn [2.5] có phần cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định vềcung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng, cụ thể:
“Về lỗi dẫn đến việc không thực hiện được nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Căn cứ quy định tại Điều 387 Bộ luật dân sự năm 2015 về “Thông tin trong giao kết hợp đồng” thì:
“1 Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
2 Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được
Trang 5sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
3 Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Cấp sơ thẩm nhận định “thông tin quy hoạch là có trước khi bà T2, ông T3 thỏa thuận giao kết hợp đồng với bà T1” và việc “bà T2, ông T3 trình bày mình không biết thông tin quy hoạch là không có căn cứ”
là phù hợp.
Việc bà T2, ông T3 không cung cấp thông tin quy hoạch của phần đất thỏa thuận chuyển nhượng đã làm cho việc giao kết hợp đồng không thể thực hiện Xác định lỗi không giao kết hợp đồng là do bà T2, ông T3 gây ra.
Nguyên đơn chỉ yêu cầu bị đơn trả lại tiền đặt cọc đã nhận, không yêu cầu bồi thường do không thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có lợi cho bị đơn Do đó chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn 200.000.000 đồng là đúng quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015”.
3 Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng trong vụ việc này có thuyết phục không (về điều kiện áp dụng và hệ quả của việc áp dụng)? Vì sao?
Việc Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồngtrong vụ việc này là thuyết phục
Về điều kiện áp dụng, một trong những nguyên tắc trong giao kết hợp đồng làtrung thực, thiện chí Điều đó được thể hiện qua nghĩa vụ của bên có thông tin, bên cóthông tin ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo chobên đó biết (Khoản 1 Điều 387 BLDS 2015) Trong bản án, Tòa án cấp sơ thẩm nhậnđịnh “thông tin quy hoạch là bị trước khi bà T2, ông T3 thỏa T2 giao kết hợp đồng với
bà T1” và việc “bà T2, ông T3 Trình bày mình không biết thông tin quy hoạch làkhông có căn cứ” là phù hợp Vì tình trạng thực tế hiện nay của phần đất này đangnằm trong quy hoạch thuộc nút giao thông dự phóng theo Quyết định số2591/QĐ-UBND ngày 26/5/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ÔngT3 và bà T2 đã không trung thực và minh bạch khi không thông báo cho bà T1 về việcphần đất thuộc quy hoạch Điều này ảnh hưởng đến quyết định ký kết hợp đồng của bàT1 Theo khoản 2 Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015, nếu một bên biết hoặc phải biết vềviệc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện nhưng không thông báo, khiến bênkia ký kết hợp đồng, thì bên biết phải bồi thường thiệt hại
Trang 6Về hệ quả của việc áp dụng, căn cứ theo Khoản 3 Điều 387 BLDS 2015, vì bên
bị đơn đã vi phạm việc không thông báo thông tin cho bên nguyên đơn nên phải chịutrách nhiệm bồi thường, nguyên đơn chỉ yêu cầu trả lại tiền đặt cọc đã nhận, khôngyêu cầu bồi thường do không thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất là có lợi cho bị đơn Do đó, chấp nhận yêu cầu khởi kiện củanguyên đơn, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn 200.000.000 đồng là đúng quy địnhtại Điều 328 BLDS 2015
Vấn đề 2: Hợp đồng vô hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vô hiệu
Tóm tắt Bản án Quyết định số 22:
Nguyên đơn: Bà Dung.
Bị đơn: Anh Khánh, Anh Tuấn, chị Vy.
Tranh chấp: Tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất của các thành viên trong hộ gia đình
Nội dung: hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng
thực ngày 27/07/2011 thể hiện anh Khánh, anh Tuấn, chị Vy cùng ủy quyền cho bàDung làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đấtnhưng anh Khánh, anh Tuấn, chị Vy không thừa nhận ký hợp đồng nêu trên Vợ chồngông Học, bà Mỹ và bà Dung đều biết tài sản chuyển nhượng là tài sản chung của hộgia đình Hội đồng thẩm phán theo hướng do không có thỏa thuận nên chia tài sảnchung hộ gia đình theo phần và hủy phần chuyển nhượng của anh, chị Tuấn, Khánh,Vy
Phán quyết: Phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển
nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực Cònphần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuần, Vy là vô hiệu
Cơ sở pháp lý: Điều 135 BLDS 2015.
Tóm tắt Bản án Quyết định số 319:
Nguyên đơn: ông Vinh.
Bị đơn: ông Lộc, bà Lan.
Tranh chấp: Ông Vinh yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, ông Lộc đề nghị
hủy bỏ hợp đồng do ông Vinh vi phạm nghĩa vụ trả tiền đúng hạn
Nội dung: Ngày 9/9/2005, ông Vinh cùng ông Lộc, bà Lan lập hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích 953m2 với giá thỏa thuận sau cùng là100.000.000 đồng Ông Vinh đã giao cho ông Lộc 45 triệu Tại đợt nhận tiền thứ hai,ông Vinh không giao tiền tiếp cho ông Lộc và ông Lộc cũng không giao giấy chứng
Trang 7nhận quyền sử dụng đất, vợ chồng ông Lộc xác định vợ chồng ông Vinh không trả tiềnđúng hạn nên không đồng ý tiếp tục hợp đồng.
Phán quyết: Hủy Bản án phúc thẩm, sơ thẩm, giao cho TAND tỉnh Bình
Thuận xét xử sơ thẩm lại
Cơ sở pháp lý: Điều 130, Điều 131, Điều 133 BLDS 2015 (Điều 135, Điều
do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129)
Về vô hiệu từng phần, căn cứ khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 dẫn chiếu đếnĐiều 1302, thì hợp đồng bị vô hiệu một phần (hay từng phần) cũng tương tự như giaodịch dân sự bị vô hiệu từng phần, khi mà phần nội dung bị vô hiệu không ảnh hưởngđến những phần khác của hợp đồng Khi đó, chỉ phần nội dung đó bị vô hiệu, phầncòn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực và có giá trị
Ngoài ra trường hợp vô hiệu ở khoản 3 Điều 408 quy định về hợp đồng vô hiệu
do có đối tượng không thể thực hiện được có thể áp dụng được cả cho trường hợp vô
hiệu một phần lẫn toàn phần Cụ thể: “Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực”.
2 Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình?
Đoạn [2] phần [NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN] trong Quyết định số 22 cho thấy
đã có việc chuyển nhượng tài sản chung hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả
2Điều 130 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.
1Khoản 1 Điều 407 BLDS 2015: “1 Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.
Trang 8thành viên của hộ gia đình Cụ thể: “Hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực ngày 27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy cùng
ủy quyền chi bà Dung được làm thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất tại Tổ 2, khu phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy không thừa nhận ký vào hợp đồng ủy quyền nêu trên Bà Dung cho rằng chữ
ký của các bên ủy quyền không phải do các anh chị Khánh, Tuấn Vy ký, ai ký bà Dung không biết”.
3 Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Đoạn [2] phần [NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN] trong Quyết định số 22 cho thấyHội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng chỉ vô hiệu một phần Cụ
thể: “Trường hợp này, do các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về quyền
sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nên xác định quyền sử dụng đất
và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các thành viên trong hộ gia đình theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết Theo đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực Còn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuần, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sư năm 2005”.
4 Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
Theo tôi, việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng vôhiệu một phần là hợp lý và thuyết phục
Ở đây, Hội đồng thẩm phán đã áp dụng các quy định về sở hữu chung để vôhiệu một phần hợp đồng Tài sản tranh chấp ở vấn đề trên là bất động sản thuộc sởhữu của hộ gia đình Theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 212 và dẫn chiếuĐiều 209 BLDS 20153; tương ứng Điều 108; 109 BLDS 2005), khi tài sản của hộ giađình là bất động sản phải được sự đồng ý của các thành viên có đủ năng lực hành vi
3Khoản 2 Điều 212 BLDS 2015: “2 Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác
có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này” Điều 209 BLDS 2015: “1 Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”; “2 Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Trang 9dân sự của hộ gia đình Theo đó, mỗi thành viên của hộ gia đình có phần quyền trongkhối tài sản chung của hộ gia đình.
Ngoài ra, việc vô hiệu một phần ở đây đảm bảo phần quyền của bà Dung trongthửa đất của hộ gia đình mà không làm ảnh hưởng đến phần quyền của các thành viênkhác trong hộ gia đình (hợp đồng liên quan đến phần quyền của các thành viên khác bị
vô hiệu), giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên còn lại
Vì những lẽ trên, hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán hoàn toàn có căn
cứ và hợp lý, thuyết phục
5 Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
Căn cứ khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 và khoản 1 Điều 410 BLDS 2005 quyđịnh về hợp đồng bị vô hiệu thì các trường hợp hợp đồng vô hiệu cũng giống cáctrường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu Vì vậy hậu quả khi hợp đồng vô hiệu cũnggiống như hậu quả khi giao dịch dân sự bị vô hiệu, được quy định tại Điều 131 BLDS
- Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự
Trang 105 Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.
Điểm khác biệt đầu tiên là ở BLDS 2015 có bổ sung thêm quy định về giảiquyết trường hợp hậu quả của liên quan đến quyền nhân thân
Ngoài ra thay đổi đáng chú ý là vấn đề “hoa lợi” và “lợi tức” Nếu ở BLDS
2005 quy định rằng hoa lợi và lợi tức phải bị tịch thu theo đúng nghĩa hoàn trả về tìnhtrạng ban đầu thì ở BLDS 2015, hoa lợi và lợi tức không cần thiết phải trả lại nếu làbên ngay tình Tức là BLDS 2015 đã tách riêng vấn đề “khôi phục lại tình trạng banđầu” và “hoa lợi, lợi tức” thành hai khoản riêng biệt thay vì gộp chung vào như ởBLDS 2005 Có thể giải thích rằng việc “tịch thu” là vấn đề do pháp luật Hành chính,Hình sự điều chỉnh, không phải của Dân sự; cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp cho bên ngay tình nếu hợp đồng vô hiệu mà đã tồn tại hoa lợi, lợi tức
6 Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như thế nào?
Trong Quyết định số 319, Tòa án xác định lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu là từphía của cả hai bên Cụ thể, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định tại phần[XÉT THẤY] như sau:
“Tuy nhiên khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh xác định chính xác mức độ lỗi của các đương sự làm cho hợp đồng vô hiệu Việc xác định thiệt hại của hợp đồng vô hiệu cũng không chính xác Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cũng có lỗi khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu”.
Xét tới nội dung của phần [NHẬN THẤY], Tòa án cũng xác định:
“Ngày 17/7/2006 hai bên lập lại hợp đồng với nội dung: vợ chồng ông Lộc chuyển nhượng cho vợ chồng ông Vinh diện tích đất 953m 2 với giá 100.000.000đ, ông Vinh đã trả 45.000.000đ, sau 8 tháng ông Vinh phải trả tiếp 45.000.000đ, nếu sai hẹn bên chuyển nhượng sẽ huỷ hợp đồng, số tiền 10.000.000đ còn lại sẽ trả đợt 3, ông Lộc cam kết sau khi nhận tiền đợt 2 sẽ giao “sổ đỏ” cho ông Vinh Tuy nhiên sau đó ông Vinh cũng không giao tiền tiếp cho ông Lộc và ông Lộc cũng không giao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông Vinh Ông Vinh thừa nhận ngày 17/3/2007 (tức là ngày đến hạn trả tiền đợt 2) đến gặp vợ chồng ông Lộc nhưng cũng không mang
Trang 11theo tiền Còn vợ chồng ông Lộc xác định do vợ chồng ông Vinh không trả tiền đúng hạn nên không đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Cả hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 9/9/2005 và ngày 17/7/2006 đều chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực…”
7 Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế nào?
Trong Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường ½chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường Điều này được thể hiện tạiphần [XÉT THẤY] như sau:
“ cả hai bên cũng có lỗi khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá trị thị trường nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại buộc
vợ chồng ông Lộc bồi thường thiệt hại ½ giá trị của toàn bộ thửa đất theo giá thị trường là không đúng”.
8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
Theo tôi, hướng giải quyết trên của Tòa dân sự là chưa thực sự hợp lý và thuyếtphục
Tòa đã xác định hai bên cùng có lỗi dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu Mặc dù
ông Vinh khai rằng “ông biết vợ chồng ông Lộc không có sổ đỏ đề giao, nên đã gặp
vợ chồng ông Lộc trao đổi, hẹn thời gian khác giao tiền” nhưng không có căn cứ,
bằng chứng xác thực lập luận này mà chính việc ông không mang tiền, không có tiền
để tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trực tiếp dẫn đến hậuquả là vợ chồng ông Lộc không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông làmcho hợp đồng bị vô hiệu Căn cứ theo Điều 137 BLDS 2005 quy định về hậu quả pháp
lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Trang 12Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu Tòa án đã xác định lỗi của hai bên làngang nhau dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu thì nên khôi phục lại tình trạng ban đầu, để
các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Việc “bồi thường thiệt hại do hợp đồng
bị vô hiệu là để bên bị thiệt hại khôi phục trở lại tình trạng ban đầu nếu không có việc giao kết hợp đồng còn hoàn trả không nhằm mục đích đó mà giải quyết phần tăng thêm hay thiếu hụt so với tình trạng ban đầu (bồi thường phải xuất phát từ yếu tố lỗi còn hoàn trả không bị lệ thuộc vào yếu tố lỗi)”4nên việc Tòa bắt ông Lộc phải bồithường cho ông Vinh ½ khoản chênh lệch giá 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường
Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn
Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm 05:
Nguyên đơn: Công ty TNHH K.N.V.
Bị đơn: Công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Cửu Long, Ngân
hàng TMCP Việt Á
Vụ việc: Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh.
Nội dung: Ngày 12/4/2016, nguyên đơn là Công ty K.N.V ký kết hợp đồng
thương mại với nguyên đơn là Công ty Cửu Long, nội dung là nguyên đơn mua của bịđơn 3000 tấn phân bón và một số điều khoản liên quan về vấn đề trả tiền, giao hàng.Ngày 15/4/2016, nguyên đơn chuyển tiền cho bị đơn qua Ngân hàng Việt Á và Ngânhàng này phát hành “Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước”, sau đó phát hành “Thư tuchỉnh bảo lãnh ” Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Cửu Long không giaohàng theo nội dung hợp đồng nên nguyên đơn khởi kiện
4 Tlđd [1], tr.900.