1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội

132 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Hoàng Thị Huyền, Lê Thị Thương
Người hướng dẫn TS. Đỗ Ngọc Trâm
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Khoa học Sinh viên
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 3,29 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (9)
  • 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (14)
  • 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (14)
  • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
  • 5. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (16)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP (18)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ GTGT (18)
      • 1.1.1. Khái niệm thuế và bản chất của thuế (18)
      • 1.1.2. Tổng quan về thuế giá trị gia tăng (20)
    • 1.2. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP (27)
      • 1.2.1. Khái niệm về tuân thủ và không tuân thủ thuế (27)
      • 1.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế (29)
    • 1.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU VỀ TUÂN THỦ THUẾ (32)
      • 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới (32)
      • 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (36)
    • 1.4. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT (40)
      • 1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (44)
    • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
      • 2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (47)
      • 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (47)
        • 2.2.1. Quy trình xây dựng bảng câu hỏi (47)
        • 2.2.2. Nghiên cứu định tính (48)
        • 2.2.3. Nghiên cứu định lượng (49)
      • 2.3. DIỄN ĐẠT VÀ MÃ HÓA THANG ĐO (49)
      • 2.4. MÔ TẢ DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU (51)
        • 2.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (51)
        • 2.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (52)
        • 2.4.3. Đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (53)
        • 2.4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (53)
        • 2.4.5. Kiểm định sự phù hợp mô hình (54)
    • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (56)
      • 3.1. SƠ LƯỢC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (56)
        • 3.1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu (56)
        • 3.1.2. Tổng quan về DN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019 (59)
        • 3.1.3. Đánh giá về sự tuân thủ thuế GTGT của các DN trên địa bàn Hà Nội (62)
      • 3.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU (65)
        • 3.2.1. Kết quả thu thập dữ liệu (65)
        • 3.2.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (66)
      • 3.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S (67)
        • 3.3.1. Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Dịch vụ công và công tác quản lý của Cơ quan Thuế (67)
        • 3.3.2. Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố về Kinh tế và chuẩn mực xã hội (68)
        • 3.3.3. Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Chính sách thuế (69)
        • 3.3.4. Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Ý thức nghĩa vụ thuế của DN (70)
        • 3.3.6. Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Mức độ tuân thủ thuế của DN (72)
        • 3.3.7. Kết quả tổng hợp phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo các nhóm yếu tố 65 3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA (73)
        • 3.4.1. Thực hiện phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập (76)
        • 3.4.2. Thực hiện phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc (77)
      • 3.5. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT (80)
        • 3.5.1. Phân tích tương quan Pearson (80)
        • 3.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính (81)
        • 3.5.3. Phân tích sự khác biệt về mức độ tuân thủ thuế GTGT giữa các nhóm DN (83)
      • 3.6. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NHÓM YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TUÂN THỦ THUẾ GTGT (89)
        • 3.6.1. Phân tích kết quả khảo sát nhóm yếu tố Dịch vụ công và công tác quản lý của Cơ quan Thuế (89)
        • 3.6.2. Phân tích kết quả khảo sát nhóm yếu tố Kinh tế và các chuẩn mực xã hội (90)
        • 3.6.3. Phân tích kết quả khảo sát nhóm yếu tố Chính sách thuế (91)
        • 3.6.4. Phân tích kết quả khảo sát nhóm yếu tố Ý thức nghĩa vụ thuế của DN (93)
        • 3.6.5. Phân tích kết quả khảo sát nhóm yếu tố Quy mô DN và ngành nghề kinh doanh (94)
      • 3.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (96)
        • 3.7.1. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố Dịch vụ công và công tác quản lý của Cơ quan Thuế (96)
        • 3.7.2. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố Kinh tế và chuẩn mực xã hội (96)
        • 3.7.3. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố Chính sách thuế (97)
        • 3.7.4. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố Ý thức nghĩa vụ thuế của DN (97)
        • 3.7.5. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố Quy mô và ngành nghề kinh doanh (98)
    • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP (99)
      • 4.1. KẾT LUẬN (99)
      • 4.2. NHỮNG HẠN CHẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM (100)
        • 4.2.1. Hạn chế trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế (100)
        • 4.2.2. Hạn chế trong những quy định pháp lý liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (102)
        • 4.2.3. Hạn chế xuất phát từ nguồn nhân lực quản lý nền kinh tế (103)
      • 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN LÀM TĂNG SỰ TUÂN THỦ THUẾ GTGT CỦA DOANH NGHIỆP (103)
        • 4.3.1. Về phía Nhà nước (103)
        • 4.3.2. Về phía Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (104)
        • 4.3.3. Về phía doanh nghiệp (107)
        • 4.3.4. Về phía Cục thuế thành phố Hà Nội (108)
      • 4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (110)
        • 4.4.1. Hạn chế của đề tài (110)
        • 4.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (111)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (113)
  • PHỤ LỤC (116)

Nội dung

DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu khoa học trên thế giới về không tuân thủ thuế của DN Bảng 1.2: Một số nghiên cứu khoa học trên thế giới về tu

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

a Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu Mục tiêuitổng quát của đề tài nghiên cứu là tìm và phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội Từ đó giúp cho Nhà nước, cơ quan thuế có thể tìm ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế GTGT của các doanh nghiệp b Mục tiêu cụ thể đạt được của đề tài

Nghiên cứu đề tài để đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

- Nhận diện những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam của DN trong việc khai báo nghĩa vụ thuế GTGT

- Xác định và nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

- Khảoisát mức độituân thủ các quy định, yêu cầu về nộp thuế, kê khai thuế, kế toán thuế, của các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Chi cục Thuế Hà Nội

- Giải pháp giúp Nhà nước và cơ quan thuế hoàn thiện công tác quản lý doanh nghiệp và giúp tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội c Câu hỏi nghiên cứu

- Mức độ sự tuân thủ thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội thời gian qua như thế nào?

- Những hành vi không tuân thủ thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ?

- Tồn tại các yếu tố nào có mối quan hệ với sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong việc khai báo nghĩa vụ thuế GTGT theo quy định của pháp luật?

- Những giải pháp nào góp phần nâng cao sụ tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Được thực hiện bằng cách gửi các câu hỏi mở cho các chuyên gia để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế GTGT của

DN và gửi bảng hỏi tới các doanh nghiệp, phỏng vấn và thảo luận nhóm để xác định mô hình nghiên cứu, xác định thang đo và các khái niệm có liên quan

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ Tổng cục Thuế, Chi cục thuế Hà Nội, Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

+ Phương pháp tổng hợp: Tiến hành tổng hợp, xử lý, so sánh đối chiếu, phân tích các số liệu thứ cấp từ nguồn trên để đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của các yếu tố tới mức độ tuân thủ thuế của DN

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua dữ liệu thu thập từ việc khảo sát dựa trên bảng hỏi được thiết kế Mẫu điều tra khảo sát được chọn bằng phương pháp lấy mẫu xác suất Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS thông qua các hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính.

NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

a Về mặt khoa học Đề tài đã sử dụng kết hợp cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để kiểm định, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới mức độ tuân thủ thuế GTGT của DN Cụ thể:

Dữ liệu sơ cấp được lấy bằng cách gửi câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong ngành Thuế và các đại diện của các doanh nghiệp, chi cục thuế

Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các chỉ tiêu trên BCTC của các doanh nghiệp, thông tin trên Tổng cục thuế, Chi cục thuế Hà Nội và Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Đồng thời các dữ liệu thu thập về được xử lý bằng phần mềm, thông qua các chỉ số khoa học để đánh giá mức độ tin cậy của các yếu tố ảnh hưởng trên b Về mặt thực tiễn

- Đề tài có tính mới khi nghiên cứu về mức độ tuân thủ thuế GTGT của các DN trên địa bàn Hà Nội trong phạm vi pháp luật Việt Nam, với thời gian nghiên cứu có thông tin được cập nhật, kiểm chứng bởi các chuyên gia, lãnh đạo và nhân viên của cơ quan thuế cũng như đại diện của các DN trên địa bàn Hà Nội

- Việc sử dụng phần mềm SPSS có tính phổ biến và tin cậy cao SPSS là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê Phần mềm SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp - là các thông tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, thường được sử dụng rộng rãi trong các các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng

- Ngày nay với sự phát triển đa dạng nhiều ngành nghề khác nhau thì kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp ở những lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì mức độ tuân thủ thuế cũng khác nhau

- Đề tài có sự trao đổi, lấy ý kiến của các chuyên gia trong ngành thuế, lãnh đạo và nhân viên trong cục thuế và đại diện các DN Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp gắn liền với thực tiễn và khả năng thực hiện được là cao

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài được cấu trúc thành 5 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế GTGT của doanh nghiệp

Chương 4: Kết luận và đề xuất giải pháp góp phần làm tăng sự tuân thủ thuế GTGT của doanh nghiệp

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP

TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ GTGT

1.1.1 Khái niệm thuế và bản chất của thuế 1.1.1.1 Khái niệm thuế

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, thuế là một khoản bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và không hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế và thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật (Lê Thị Thanh Hà và cộng sự 2007)

Theo OECD (1996), thuật ngữ “thuế” là những khoảniđóng gópibắt buộc, cóigiới hạnicho Chính phủ Cácikhoản thuế đãinộp sẽ đượcihoàn trả tương ứng bằng những lợi ích do Chính phủimang lại vớiihình thứciđặc biệt Thuế không bao gồm các khoảnitiền phạt liêniquan đến vi phạm về thuế và các khoản vay bắt buộc phải trả cho Nhà nước

Tổng hợp các quan điểm trên thì thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của thể nhân và pháp nhân vào ngân sách Nhà nước với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ cho xã hội, dịch vụ công cộng Những quy định về thuế được Nhà nước ban hành thông qua các văn bản pháp luật, chính sách thuế và đó là công cụ điều tiết nền kinh tế của đất nước Do vậy, đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc mang tính cưỡng chế được Nhà nước quy định thông qua hệ thống luật pháp ở mỗi quốc gia

Như đã trình bày, đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cả thể nhân và pháp nhân được quy định bằng hệ thống pháp luật của quốc gia Phan Hiển Minh và cộng sự (2001) đã viết rằng thuế do giai cấp thống trị nắm giữ và đã tồn tại rất lâu từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ, tạo ra những mâu thuẫn xã hội Vì vậy bản chất đầu tiên của thuế chính là sự cưỡng chế nguồn tài chính từ nhân dân được Nhà nước thực hiện Đặc tính thứ hai của thuế là không có sự tương thích giữa việc nộp thuế và lợi ích nhận được từ việc nộp thuế (Phan Hiển Minh và cộng sự 2001) Bởi lẽ, Chính phủ thu thuế để chi tiêu vào hàng hóa, dịch vụ công, trên thực tế mọi người đều nhận được những lợi ích

11 như nhau từ hoạt động công ích nhưng số thuế phải nộp là không giống nhau Chính điều này làm nên sự khác biệt của thuế so với giá cả vì đối tượng phải chi trả cho những lợi ích từ hàng hóa, dịch vụ công mang lại và đối tượng có quyền quyết định thực hiện hoạt động công ích là hai chủ thể khác nhau

Tóm lại, thuế là một phạm trù liên quan đến Nhà nước và pháp luật, mang tính cưỡng chế; không có sự tương thích giữa số thuế phải nộp và lợi ích mang lại Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ thuế thường ít khi mang tính tự nguyện cao

Thuế có hai chức năng: thứ nhất là chức năng phân phối và phân phối lại, thứ hai là chức năng điều tiết nền kinh tế (Phan Hiển Minh và cộng sự 2001), cụ thể như sau:

- Chức năng phân phối và phân phối lại là loại chức năng đặc thù, giúp hình thành các quỹ bằng tiền của Nhà nước, đảm bảo cho sự hoạt động và tồn tại của Nhà nước Đó là sự huy động tiền từ cư dân vào NSNN Số tiền này sau đó sẽ được Chính phủ chi tiêu vào các hoạt động công ích, phục vụ xã hội Đa phần thuế sẽ đánh trên hàng hóa và thu nhập nên người có thu nhập cao và chi tiêu cho nhiều hàng hóa hơn sẽ phải nộp thuế nhiều hơn

- Chức năng điều tiết nền kinh tế gắn liền với chức năng phân phối và phân phối lại Đối với nền kinh tế thị phần, chính sách về thuế chính là công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng để điều tiết vĩ mô kinh tế Điều này được xuất phát từ chính chức năng điều chỉnh của thuế; từ lợi ích phố hội mà Nhà nước có thể thực hiện nâng cao giảm thuế đối với thu nhập của cá nhân, Tổ chức Giải pháp này nhằm mục đích kích thích hay tránh sự tăng trưởng của lĩnh vực chuyên ngành nghề khác nhau Không những thế điều chỉnh chính sách thuế còn góp phần hình thành nên cơ cấu ngành nghề hợp lý theo đề xuất nền kinh tế trong từng giai đoạn tăng trưởng khác nhau Căn cứ theo đấy, Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách thuế để thúc đẩy sự phát triển ngành quan trọng hay giữ vị mũi nhọn then chốt hay điều tiết tốc độ phát triển giữa các đơn vị quản lý với nhau để san bằng thị phần kinh tế

Thuế đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi mỗi sự thay đổi của thuế đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các chủ thể trong quá trình SXKD Do đó, Chính phủ

12 tất cả các nước rất chú trọng đến nguồn thu thuế và xem hệ thống thuế như là một công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô

1.1.2 Tổng quan về thuế giá trị gia tăng 1.1.2.1 Khái niệm thuế GTGT

Theo quan điểm chung của các quốc gia thì thuế GTGT là một loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh qua mỗi khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Tổng số thuế được tính trên giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng Thuế GTGT do các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người bán Người tiêu dùng là người chịu thuế Ở Việt Nam theo Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thuế GTGT được hiểu là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

1.1.2.2 Đặc điểm của thuế GTGT

Bản chất của thuế GTGT là một loại thuế gián thu Các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng mới là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ

Là một loại thuế độc lập nên thuế GTGT cũng có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các loại thuế khác như sau:

Thứ nhất, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất lớn Mọi đối tượng trong xã hội, kể cả cá nhân và tổ chức đều phải chi trả thu nhập của mình để hưởng thụ kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho xã hội Tuy nhiên, thuế GTGT chỉ đánhivào hoạt độngitiêu dùngidiễn ra trong phạm viilãnh thổ, khôngiđánh vàoihành vi tiêuidùng ngoàiilãnh thổ Đặc điểm này tạo ra sựicông bằng tronginhững giao dịch quốcitế thông quaiviệc khôngithu thuếiđối với hàngihóa, dịch vụixuất khẩu vàiđánh thuếivới hàng hóa, dịchivụ nhậpikhẩu

Thứ hai, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ không phải tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng dịch vụ

Thứ ba, tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên phần giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên, trên thực tế rất khó để xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung gian Do vậy cứ có hàng vi muaihàng là phảiitính thuế Số thuếiGTGT ở khâuitrước sẽ đượcitự độngichuyểnivào giá bán hàngiở khâu sauivà ngườiitiêu dùngicuối cùngisẽ phải trảitoàn bộisố thuế GTGT đánhitrên hàngihóa đó Tổng sốithuế ngườiitiêu dùngicuối cùng phảiitrả bằngitổng số thuế phátisinh quaitừng giaiiđoạn củaiquá trìnhisản xuất, kinhidoanhihàng hóa, dịchivụ

LÝ THUYẾT NỀN TẢNG LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm về tuân thủ và không tuân thủ thuế 1.2.1.1 Khái niệm tuân thủ thuế

OECD (2004) đã đưaira khái niệmivề tuânithủ thuếinhư sau: Tuânithủ thuếivề cơ bản liên quaniđến mứciđộ đápiứng nghĩaivụ thuế củaingười nộpithuế như: thựcihiện đăng ký thuế trongihệ thốngicơ quanithuế; Nộp hồisơ khaiithuế hoặcicác thông tinicần thiết về thuế kịp thời; Báoicáo đầyiđủ, chính xácisố thuếiphải nộp (lưu trữ hồ sơ tốt); Nộpithuế đúng thời gianiđược quy định

Theo Jackson and Milliron (1986) và Alm (1991) cho rằng tuân thủ thuế là việc NNT báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện hết các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án Trong khi theo Hamm

(1995) thì tuân thủ thuế được định nghĩa là NNT nộp tờ khai thuế vào thời điểm thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tòa án

Tác giả NguyễniThị LệiThúy (2011) tronginghiên cứuicủa mìnhicũng đãiđưa ra khái niệm cơibản vềituân thủ: Sựituân thủithuế củaidoanh nghiệpilà hànhivi chấpihành nghĩa

20 vụ thuế theoiđúngimục đíchicủa Luậtimột cáchiđầy đủ, tựinguyên vàiđúng thờiigian Như vậy khái niệmituân thủiđược đoibằng ba yếuitố: (1) Tínhiđầy đủ, (2) Tính tựinguyện và

Có rất nhiều kháiiniệm khácinhau về tuânithủ thuế Do đó, xét trong phạm vi nghiên cứu này khái niệm tuân thủ thuế được định nghĩa là việc NNT thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế của mình đã được quy định trong luật thuế hiện hành một cách tự nguyện

1.2.1.2 Khái niệm về không tuân thủ thuế

Ngượcivới tuânithủ thuế, OECDicũng đưa raikhái niệmivề khôngituânithủ thuế: Người nộp thuế khôngiđáp ứng bấtikỳ nghĩaivụ nàoithì đượcixem nhưikhông tuânithủ thuế Không tuânithủ thuếiđược đánhigiá ởinhiều cấpiđộ khácinhau Ngoài ra, khôngituân thủ thuế còn doinhiều nguyêninhân gây rainhư do lỗiivô ý hoặcigian lậnicó chủ ý

TheoiJackson & Milliron (1986) và Kasipillai & Jabbar (2003), khôngituân thủithuế được xáciđịnh làiviệc khôngitình nguyện tuân theoiluật thuếivà/hoặc khaiibáoikhông chính xác nghĩaivụ thuế, ngoàiithời gianinộp thuếiđã đượciquy định

Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2012) cho rằng quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thuyết hầu hết các doanh nghiệp không tự nguyện tuân thủ quy định và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế Vì vậy, khái niệm không tuân thủ thuế được hình thành gắn liền với quan điểm tuân thủ thuế

Kế thừa từ các khái niệm cũng như những quan điểm trước đây của các nhà nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng: Không tuân thủ thuế của doanh nghiệp được hiểu là không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: không đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc không nộp thuế đúng hạn

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Việt Nam, những hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế bao gồm:

(1) Vi phạm các thủ tục về thuế;

(3) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn;

(4) Trốn thuế, gian lận thuế

Bất kỳ hành vi không tuân thủ thuế nào đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của công tác quản lý thuế Vì vậy hầu hết chính phủ và cơ quan thuế các quốc gia đều mong muốn tăng cường mức độ tự nguyện tuân thủ và hạn chế các hành vi không tuân thủ thuế 1.2.1.3 Phân loại về tuân thủ

- Tuân thủithuế được đánh giáiở các mứciđộ khácinhau, từ mức độc đó chiaituân thủ thành haiiloại khácinhau: Tuân thủitự nguyện vàituần thủicó sựiquản lýicủa cơ quan thuế + Tuân thủitự nguyện là việc người nộp thuếiý thức đượciviệc nộpithuế làinghĩa vụ và tráchinhiệm củaimình, họ tự nguyện tuân thủ đầy đủ đúngiquy địnhicủa pháp luật về thuế

+ Tuân thủicó sự quảnilý của cơ quanithuế là người nộp thuế tuânithủ quy định nhưngiphải trên cơisở có sự đôniđốc, nhắcinhở và kiểmitra, kiểmisoát của cơiquan thuế

- Khôngituân thủ thuế cũng được phânithành hai loại là khôngituân thủ cóichủ ý vàikhông cóichủ ý

+ Không tuânithủ cóichủ ý là việc người nộp thuế cốitình làmisai hoặc cốitình không thực hiện cáciquy định phápiluật về thuế

+ Không tuân thủ không có chủ ý là việc người nộp thuế khôngihiểu hoặc hiểuikhông đúng về chínhisách, các quy định về thuế, hoặc không có sựiquản lý chặtichẽ củaicơ quanithuế

1.2.2 Khung lý thuyết nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế Cùng với việc các nhà chính trị quan tâm nhiều về thuế thì những nghiên cứu về trốn thuế và không tuân thủ thuế ngày càng lan rộng Các nghiên cứu đầu tiên xuất hiện ở Mỹ và tập trung vào lý thuyết kinh tế (Devos 2014) Qua tìm hiểu về các nghiên cứu trước đây, chúng tôi nhận thấy khung lý thuyết được các tác giả vận dụng để nghiên cứu là Lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế; lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và tài chính

1.2.2.1 Lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế

Những nguyên lý của các mô hình ngăn chặn kinh tế lần đầu tiên được khám phá vào những năm 1960 từ tác phẩm của Becker (1968), nhà nghiên cứu đã phân tích các hành vi trái pháp luật sử dụng cùng một khung lý thuyết kinh tế Becker (1968) đề xuất một luận cứ hẹp rằng các biện pháp ngăn chặn như xác suất phát hiện xử phạt và những hình phạt

22 có ảnh hưởng đến sự tuân thủ Dựa trên lý thuyết “Thuyết hữu dụng”, Allingham và Sandmo (1972) cho rằng người nộp thuế sẽ tìm mọi cách để tối ưu hóa lợi ích của họ trong các báo cáo thuế Nghiên cứu của Allingham và Sandmo (1972) cũng chỉ ra rằng nếu xác suất phát hiện là chắc chắn, hình phạt nhẹ có thể có hiệu quả đối với việc tuân thủ Srinivasan (1973) trong Devos (2014) lập luận rằng nếu xác suất phát hiện là độc lập với thu nhập thì khi thu nhập của người đóng thuế tăng lên thì mức độ trốn thuế cũng sẽ tăng theo

Trong những năm 1980, mô hình ngăn chặn kinh tế có nhiều phiên bản, trong đó sửa đổi một số giả định cơ bản và kiểm tra các biến tuân thủ khác nhưng vẫn dựa trên tiền đề rằng các biện pháp chế tài kinh tế là yếu tố quan trọng nhất để cải thiện sự tuân thủ chung của người nộp thuế Tuy nhiên sau đó, một nghiên cứu của Graetz và cộng sự (1986) đã chỉ ra mô hình ngăn chặn kinh tế cung cấp một nền tảng lý thuyết không đầy đủ về tuân thủ thuế Các tác giả này đưa ra một nền tảng lý thuyết toàn diện hơn cho việc phân tích tuân thủ thuế liên quan đến các yếu tố như: mức độ không tuân thủ, sự kiểm toán và việc đánh giá bằng hình phạt Đặc biệt, hai nghiên cứu quan trọng khác đã nâng cao mô hình ngăn chặn kinh tế cơ bản là công trình của Scotchmer và Slemrod (1989) cũng như Slemrod (1989) Mặc dù vẫn dựa trên lý thuyết người nộp thuế đã tìm mọi cách để tối đa hóa lợi ích của họ, các tác giả đã cho rằng bởi vì chi phí tuân thủ pháp luật ngày càng phức tạp đã làm tăng sự không tuân thủ

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU VỀ TUÂN THỦ THUẾ

1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về tuân thủ thuế và không tuân thủ thuế đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới Để có cái nhìn tổng quát về nội dung nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến tuân thủ và không tuân thủ thuế của DN trong bảng 1.1 và 1.2 bên dưới:

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu khoa học trên thế giới về không tuân thủ thuế của

Mô hình nghiên cứu và các biến

Kết quả nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế

Mô hình gian lận thuế của các doanh nghiệp nhỏ

Hồi quy đa biến Tobit

- Gian lận thuế: Tỷ lệ chênh lệch giữa thu nhập thực tế và thu nhập tự khai báo

Thu nhập; thuế suất biên; xác suất phát hiện bởi kiểm toán; các biến về nhân khẩu học

- Xác suất phát hiện bởi kiểm toán;

- Các biến nhân khẩu học (Tuổi, vùng kinh tế)

Bằng chứng thực nghiệm của sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Hồi quy đa biến OLS

- Sự không tuân thủ thuế: Tổng số thuế kê khai thiếu

Tổng tài sản/Thu nhập chịu thuế; Quy mô doanh nghiệp (Log(Doanh thu)

- Tổng tài sản/Thu nhập chịu thuế;

- Thuộc tính của doanh nghiệp

Các biến thuộc tính của doanh nghiệp

Tìm kiếm nơi ẩn giấu: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về trốn thuế bằng cách sử dụng các thông tin BCTC

- Sự không tuân thủ thuế: Tỷ lệ số thuế mà doanh nghiệp che giấu - Các biến độc lập: Chênh lệch lợi nhuận giữa sổ sách kế toán và kê khai thuế; Hiệu suất tích lũy; Đòn bẩy tài chính; Quy mô doanh nghiệp; Lợi nhuận tạo ra trên tài sản;

Lợi nhuận nước ngoài; Chi phí nghiên cứu và phát triển

- Chênh lệch lợi nhuận giữa sổ sách kế toán và kê khai thuế;

- Chi phí nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu các chỉ số gian lận thuế

Hồi quy đa biến OLS

- Gian lận thuế: Tỷ lệ giữa thu nhập gian lận chia cho tổng tài sản

Vốn lưu động (Vốn lưu động / Tổng tài sản); Doanh thu(Tổng doanh thu / Tổng tài sản); Đòn bẩy tài chính (Tổng nợ / Tổng tài sản);

- Tỷ lệ vốn lưu động;

Thuế suất hiệu quả (Thuế đã nộp / Lợi nhuận thuần); Vòng quay hàng tồn kho (Giá trị hàng tồn kho / Doanh thu); Khoản phải thu / Tổng doanh thu

Những yếu tố quyết định gian lận thuế tại Pakistan – trường hợp nghiên cứu của miền nam

Thống kê mô tả kết hợp phân tích nhân tố ANOVA

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế ở Pakistan ở góc độ của người nộp thuế và cơ quan thu thuế

Theo quan điểm của cơ quan thuế:

- Thu nhập được miễn giảm;

- Ảnh hưởng chính trị Theo quan điểm của người nộp thuế:

- Sự phức tạp của hệ thống thuế;

- Phân phối thu nhập của Chính phủ;

- Các yếu tố miễn giảm thuế;

- Thái độ người nộp thuế

Các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế của doanh nghiệp: Điều tra khảo sát và kiểm định nhân tố

- Gian lận thuế của doanh nghiệp:Tỷ lệ số thuế TNDN khai báo thiếu

- Niềm tin vào Chính phủ

Bằng chứng từ các công ty tại tỉnh Guilan

Nền văn hóa về thuế;

Niềm tin vào Chính phủ; Sự phức tạp của Luật thuế; Thuế suất;

Hệ thống quản lý thuế

(Nguồn: Luận án Tiến sĩ Nguyễn Việt Hồng Anh – 2019) Bảng 1.2: Một số nghiên cứu khoa học trên thế giới về tuân thủ thuế của DN

Mô hình nghiên cứu và các biến

Kết quả nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế

1 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Quản lý rủi ro tuân thủ - Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế

Phương pháp tiếp cận tìm hiểu

DN và bối cảnh hoạt động của

DN Đặc điểm của NNT (Chiến lược KD, ngành nghề, tâm lý, xã hội, kinh tế) có tác động đến hành vi của NNT

- Yếu tố chủ quan của NNT (Tâm lý, chiến lược KD, ngành nghề - KD)

- Yếu tố khách quan: kinh tế, xã hội

Chiến lược quản lý thu thuế theo cấp độ tuân thủ thuế của khách hàng

Tìm hiểu nhu cầu và hành vi của NNT, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuân thủ hoặc không tuân thủ pháp

Chia đối tượng nộp thuế theo từng nhóm mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT Đối với NNT có lịch sử tuân thủ thuế tốt thì sử dụng các biện pháp thanh tra, kiểm tra linh hoạt như thanh, kiểm tra một phần thay vì toàn bộ

2008 - 2013 Hệ thống thuế Singapore vận hành đảm bảo 4 trụ cột chiến lược quan trọng

- Thúc đẩy tuân thủ tự nguyện

- Kiểm tra thuế dựa trên đánh giá rủi ro tuân thủ

- Cung cấp thông tin minh bạch

- Không cố tình tạo tâm lý đối phó với NNT

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo nội dung tổng hợp tại Bảng 1.1 và 1.2 có thể thấy các công trình nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến những vi phạm pháp luật về thuế bằng những tiếp cận khác nhau Một số công trình nghiên cứu còn được áp dụng luôn vào thực tế Các biến được đưa ra trong mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố về đặc điểm của

DN, của chính sách thuế đang áp dụng, một số chỉ tiêu đo lường dựa trên số liệu của BCTC đóng vai trò là nguyên nhân dẫn đến hành vi tuân thủ, không tuân thủ thuế Kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây sẽ là cơ sở để đề tài kế thừa, so sánh và xây dựng nghiên cứu tại Việt Nam

1.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam những công trình khoa học liên quan đến vấn đề tuân thủ và không tuân thủ thuế còn chưa nhiều theo thống kê chưa hoàn toàn đầy đủ của tác giả, mặc dù đây là mối quan tâm không thể không nhắc đến của Chính phủ và DN Vì vậy, đề tài đã tổng hợp một số nghiên cứu tại Việt Nam đã được công bố trong những năm qua ở Bảng 2.3 để có thể nhận định sâu sắc hơn về các yếu tố tác động đến hành vi của người nộp thuế Cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Các nghiên cứu về tuân thủ thuế của DN tại Việt Nam

Mô hình nghiên cứu và các biến

Kết quả nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế

1 Vũ Hữu Sử dụng các tỷ Tổng hợp kinh Không đưa ra mô Các chỉ tiêu tài chính

29 Đức và các cộng sự

(2009) số trên BCTC để phát hiện sai lệch thuế nghiệm thực tế và phân tích mô phỏng hình nghiên cứu có tác dụng phát hiện sai lệch về thuế:

- Tỷ lệ Chi phí hoạt động/Doanh thu;

- Tỷ lệ Lợi nhuận / Doanh thu;

- Tỷ lệ Nợ phải trả/Tài sản;

- Tỷ lệ Hàng tồn kho / Tài sản;

- Tỷ lệ Nợ phải thu / Tài sản;

- Tỷ lệ Vốn lưu động / Tài sản;

- Tỷ lệ Lợi nhuận/Tài sản;

- Tỷ lệ Doanh thu/Nợ phải thu;

- Tỷ lệ Giá vốn/Hàng tồn kho;

- Tỷ lệ lãi vay/Nguồn vốn

Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Phân tích hành vi và đặc điểm tuân thủ thuế của doanh nghiệp và khảo sát ý kiến về thực trạng quản lý thu

Không đưa ra mô hình nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp:

30 thuế - Yếu tố kinh tế;

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tư nhân – Xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn

Hồi quy Logit - Sự tuân thủ thuế:

Khả năng nộp thuế đúng hạn

Doanh thu; Lợi nhuận trước thuế;

Lợi nhuận/Tổng tài sản; Lợi nhuận/Doanh thu;

Biến giả ngành nghề; Độ tuổi của chủ doanh nghiệp;

Giới tính của chủ doanh nghiệp; Tôn giáo của chủ doanh nghiệp; Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp;

Kinh nghiệm quản lý; Số lao động

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp:

Nhận diện những hành vi gian lận thuế

Thống kê, tổng hợp và phân tích thực trạng

Không đưa ra mô hình nghiên cứu

Nhận diện và phân tích các hành vi gian lận thuế của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế

Tổng hợp và phân tích định tính

Không đưa ra mô hình nghiên cứu

Các nhóm yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế:

1/ Nhóm các yếu tố mang tính chất kinh tế: Thu nhập; Thuế suất; Xác suất bị kiểm tra thuế; Mức phạt

2/ Nhóm các yếu tố mang tính chất tâm lý – xã hội: Nhận thức về tính công bằng; Ý thức thuế

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp – Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Điều tra khảo sát kết hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích mô hình hồi quy bội

- Sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp: Luôn khai báo chính xác các khoản thu nhập chịu thuế TNDN;

Luôn thanh toán các khoản thuế TNDN đúng hạn;

Hoàn toàn tuân thủ trong kê khai thuế TNDN

- Các biến phụ thuộc: Đặc điểm hoạt động; Đặc

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp:

- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp;

- Đặc điểm cơ quan thuế;

- Đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp;

- Yếu tố pháp luật, chính sách thuế;

32 điểm tâm lý; Đặc điểm ngành; Yếu tố xã hội; Yếu tố kinh tế; Yếu tố pháp luật và chính sách; Yếu tố đặc điểm cơ quan thuế

(Nguồn: Luận án Tiến sĩ Nguyễn Việt Hồng Anh – 2019)

Có thể thấy các công trình nghiên cứu ở Việt Nam còn ít đưa ra mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, một số yếu tố có tác động đến sự tuân thủ thuế của DN của các tác giả Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012); Bùi Ngọc Toàn (2017) đã gợi ý cho đề tài khi xây dựng mô hình nghiên cứu cần phải xem xét các biến ảnh hưởng đến hành vi của NNT một cách đầy đủ, chi tiết hơn bên cạnh các yếu tố tài chính Đề tài cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu mà các tác giả trước đây đã sử dụng gồm: Kỹ thuật phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, phương pháp định lượng như phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy đa biến để thực hiện mục tiêu của đề tài.

CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Trong một bất kỳ lĩnh vực quản lý nào thì việc tuân thủ pháp luật của đối tượng là điều mà các nhà quản lý quan tâm và phải nghiên cứu để hạn chế thấp nhất sự không tuân thủ Hiện nay, hầu hết các sản phẩm, nguyên liệu, đồ dùng dùng trong các DN đều chịu thuế GTGT, mặc dù đây là loại thuế gián thu nhưng với sự phúc tạp trong cách tính, sự công bằng thì thuế GTGT được đánh giá là loại thuế với mức tuân thủ không cao

Trong chuyên đề nghiên cứu: Giám sát sự tuân thủ thuế của Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011) có viết: “Muốn nâng cao tính tuân thủ thuế NNT thì phải hiểu tính tuân thủ bị tác động bởi những yếu tố nào và mức độ tác động của những yếu tố này ra sao để từ đó có biện pháp nâng cao tính tuân thủ thuế Hành vi tuân thủ của NNT không phải là một yếu tố độc lập, bất biến, nó chịu tác động của các yếu tố trong môi trường hoạt động và các yếu tố trong bản thân NNT”

1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của DN a Nhóm yếu tố về dịch vụ công và công tác quản lý của cơ quan thuế

- Hiện đại hóaicông sở vàiphương tiệnilàm việcicủa cơ quanithuế hiệninay phụcivụ tốt cho DN: NgànhiThuế đangitập trung hiệniđại hóa côngisở và trangibị các phươngitiện quản lý thuế hiệniđại để vừaiđảm bảoihiệu quảiquản lýivừa hỗ trợitạo điềuikiện DN trong quáitrình thực hiệninghĩaivụ thuế củaimình Từ đó thúc đẩy DN tuân thủ một cách tự nguyện đối với nghĩa vụ thuế của mình

- Công tác tuyênitruyền, hỗitrợ giải đápithắc mắc của cơ quan thuế nhanh chóng, bài bản, dễ tiếp thu: Tuyênitruyền, hỗitrợ, đốiithoại là một trong những biệnipháp quảnilý thuế của Cơ quan Thuế hiệninay Công tácinày nhằm nâng cao tình thần tự nguyện, đạo đức, đặc biệt là bổ sung các kiến thức về thuế cho DN, từ đó nâng cao tính tuân thủ thuế của

- Trình độichuyên môn, năngilực quản lý và đạo đức, tháiiđộ ứng xử, khả năng giao tiếp hướngidẫn DN của côngichức thuế: Đội ngũicán bộ thuế đóng vaiitrò quan trọng trong hệ thốngiquản lý Thuếivìiđây là những ngườiihướng dẫn trực tiếp, tiếpixúc trựcitiếp vớiiDN đểitạo cho DN sự tinitưởng và tuân thủ Cánibộ thuế có trình độ chuyênimôn sâu, năng lực tốt sẽ nângicao tính tuân thủ của DN Ngoàiira, bên cạnh việc có trìnhiđộ chuyên môn, năng lực thì đạo đức, thái độ và các ứng xử với DN cũng rất quan trọng Chính đạo đức và cách ứng xử sẽ tạo cho DN thiện cảm, niềm tin vào tuân thủ thuế

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế được thực hiện một cách thường xuyên, công khai, minh bạch: Thanh kiểm tra là quá trình sau cùng trong khâu quản lý nhưng đóng vai trò rấtiquan trọng Cơ quan Thuế thựcihiện chức nănginày đồnginghĩa vớiiviệc giám sátitính tuânithủ phápiluật thuếicủa DN, kiểm tra xem DN đã khai đúng, đầy đủ số thuế phảiinộp theoithực tế phát sinh của DN hayikhông? Đồng thời Cơ quan Thuế sẽ áp dụng các hình thức xửiphạt tùyitheo mứciđộ viiphạm của DN b Nhóm yếu tố về kinh tế và chuẩn mực xã hội

- Vaiitrò, vị thếivà danhitiếng của DN: Đốiivới DN đãicó thươngihiệu trên thị trường thì vai trò, vị thếicủa họ rất quanitrọng Nếu họibị phát giácikhông tuânithủ thuế, bị phạt vì vi phạm luật thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả SXKD, hiệu quả hoạt động của DN

- Hội nhập kinh tế quốc tế: Việc hội nhập kinh tế quốc tế có cả thách thức lẫn cơ hội với nhiều DN Tuy nhiên, chính sựihội nhập đó màiý thức tuânithủ thuế của DN được nâng lên do áp lực từ phía đối tác nước ngoài

- Sự ổn định của nền kinh tế: Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước nhà nói riêng có ổn định, phát triển thì tình hình sản xuất kinh doanh của DN cũng ổn định và phát triển theo Khi đó DN mới có tiền để nộp thuế và tuân thủ thuế

- Công khai thông tin DN vi phạm thuế và mức phạt cho hành vi vi phạm: Việc công khai thông tin DN vi phạm pháp luật giúp cho DN nhận ra cái sai, và rút ra bài học cho mình Đồng thời lấy đó làm răn đe cho các DN khác không được vi phạm sai lầm này c Nhóm yếu tố về chính sách thuế

- Thủ tụcihành chínhivề kê khai, nộpithuế, hoànithuế GTGT: Khi các thủ tục hành chính về thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, … rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, minh bạch đồng thời có tính ổn định, tiết kiệm thì sự tuânithủ thuế củaiDN sẽ cao hơn NNT tuân thủ cao hơn thì sẽ giảm được việc gây hạchisách, phiềnihà cho cánibộ thuế

- Các chính sách của Luật thuế GTGT, các văn bản hướng dẫn dưới luật: NNT thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua việc đọc hiểu các quy định trong Luật thuế, các văn bản hướng dẫn, … Nếu có quá nhiềuivăn bản hướngidẫn thực hiệniLuật, các vănibản cóithể chồng chéoinhau, không thống nhất thì khiithực hiện, DNisẽ gặp nhiều sai sót đồng thời Cơ quan Thuế cũng khóikhăn trongicông tác quản lý thuế

- Các chính sách ưu đãi thuế GTGT: Ưu đãi về đối tượng chịu thuế, về thuế suất thuế GTGT càng nhiều thì sẽ càng có nhiều DN tuân thủ thuế hơn

- Các quy định phạt hành chính đối với vi phạm về thuế GTGT: Đây là biện pháp nhằm ngăn chặn không tuân thủithuế, đồng thời là biện pháp để xử lý, quản lý đối tượng không tuân thủ thuế, từ đó răn đeicác trường hợp không tuân thủ và tái phạm Khi các quy định xử phạt hợp tình hợp lý thì DN sẽ tuân theo khi bị phạt d Nhóm yếu tố về ý thức nghĩa vụ thuế của DN

- DN quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực pháp lý và kế toán: DN quan tâm vào lĩnh vực này thông qua việc tổ chức cho nhân viên kế toán tham gia vào các buổi đào tạo về chuyên môn, cập nhật kiến thức về thuế hay các quy định mới về thuế, các buổi nghe chuyên gia… Sự quan tâm các quy định về thuế càng cao thì mức độ tuân thủ thuế cũng sẽ tăng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện bằng phương pháp kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Cách tiếp cận này triển khai các chiến lược tìm hiểu liên quan đến việc thu thập số liệu một cách tiếp nối hay đồng thời để tìm hiểu vấn đề một cách tốt nhất Việc thu thập số liệu cũng liên quan tới việc tập hợp các thông tin bằng số và các thông tin bằng chữ sao cho thu được kết quả cuối cùng tiêu biểu cho cả hai loại thông tin là định lượng và định tính

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 Sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến và kiểm định kết quả nghiên cứu 2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.1 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi

- Xác định khái niệm lý thuyết của các biến và cách đo lường các biến trong mô hình lý thuyết dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trước đây

- Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thang đo:

● Sử dụng thang đo định danh để thu thập thông tin về DN

● Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ tác động của sự tuân thủ thuế GTGT của DN Thang đo được quy ước từ “ hoàn toàn không đồng ý” đến

Bảng câu hỏi được gửi cho 10 chuyên gia hiện đang là trưởng, phó phòng của Chi cục thuế Hà Nội và DN với từ ngữ dễ hiểu, không bị đa nghĩa, dễ trả lời và phù hợp Kết quả được sử dụng chỉnh sửa câu từ và ý trong bảng hỏi được rõ ràng và có ý nghĩa

- Hoàn thiện bảng hỏi chính thức: Trên cơ sở các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế GTGT của DN, bảng câu hỏi bao gồm các phần như sau:

● Phần I: Các câu hỏi mang tính định danh DN

● Phần II: Các câu hỏi đánh giá mức độ tác động đến sự tuân thủ thuế GTGT của

DN (bao gồm 25 biến quan sát)

2.2.2 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm mục đích thăm dò, mô tả một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi, thái độ, nhận thức con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này a Mục đích của nghiên cứu định tính

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mức độ tuân thủ thuế GTGT của DN Tác giả đã hình thành được mô hình nghiên cứu và các giả thuyết với các thang đo dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ thuế Các yếu tố này được xây dựng và kiểm định ở các địa phương khác nhau trên địa bàn Hà Nội Do vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua việc gửi bảng câu hỏi với các chuyên gia, cán bộ trong ngành Thuế và một số đối tượng khảo sát là Doanh nghiệp trong tháng 03/2020 Thông qua kết quả này, thang đo sơ bộ đã được điều chỉnh một cách dễ hiểu về mặt từ ngữ để hình thành nên thang đo chính thức

Trên cơ sở thang đo chính thức đó, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng cách khảo sát từ các doanh nghiệp do Chi cục Thuế Hà Nội quản lý b Phương pháp thực hiện

Tác giả đã gửi bảng câu hỏi cho 5 chuyên gia hiện đang là cán bộ thuộc Chi cục thuế Hà Nội và 5 người trong doanh nghiệp bất kỳ (hiện đang là Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng) để lấy ý kiến phi xác suất

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế dàn bài nghiên cứu bao gồm các câu hỏi với nội dung liên quan đến mô hình và thang đo Nội dung chia làm 3 phần:

● Phần I: Giới thiệu đề tài, ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu

● Phần II: Các câu hỏi mang tính định danh doanh nghiệp

● Phần III: Các mức độ để đánh giá mức tuân thủ thuế GTGT của DN của biến độc lập và biến phụ thuộc c Kết quả nghiên cứu định tính

Qua kết quả nghiên cứu định tính, các biến độc lập được sàng lọc và kiểm tra mối quan hệ với biến phụ thuộc Tất cả các người được hỏi đều đồng ý với các yếu tố mà tác giả đưa ra

2.2.3 Nghiên cứu định lượng Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá để lượng hóa, đo lường và diễn giải các mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau

Tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng với 220 doanh nghiệp kê khai thuế tại Chi cục thuế Hà Nội, thông qua bảng câu hỏi chính thức lấy mẫu ngẫu nhiên trong tháng 3/2020 để tiến hành kiểm định thang đo, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Trước tiên, các thang đo này được kiểm định bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Tiếp sau đó, phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm thể hiện mối tương quan giữa các nhân tố và sự tuân thủ thuế GTGT của DN

Cuối cùng, sử dụng kiểm định ANOVA và T-test nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm Cụ thể thông qua thực hiện việc so sánh nhóm bằng kiểm định ANOVA và T-test giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các yếu tố của mô hình cấu trúc

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 SƠ LƯỢC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu a Tổng quan về thành phố Hà Nội

Hà Nội – Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, kinh tế và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế cả nước Sau khi mở rộng, Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 Ha, đứng vào top 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số hơn 7 triệu người, gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn Theo số liệu thống kê của Thành phố Hà Nội, năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt nam xếp thứ 02 về tổng sản phẩm trên địa bàn (971.700 tỷ Đồng), GDP bình quân đầu người đạt 120,6 triệu Đồng xếp thứ 08 về GDP bình quân và đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GDP (7,62%) đạt kế hoạch đề ra và cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay (hanoi.gov.vn) b Giới thiệu sơ lược về Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Cục Thuế Thành phố Hà Nội được thành lập vào năm 1954 với tổ chức đầu tiên của cơ quan Thuế là phần Sở Thuế vụ Hà Nội Sự phát triển và trưởng thành của Cục Thuế TP

Hà Nội gắn liền với sự phát triển toàn diện của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung

Từ năm 1954 đến nay, cùng với quá trình cải cách hành chính của ngành Thuế, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã trải qua nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ Tính đến 01/11/2019, bộ máy tổ chức của Cục Thuế Thành phố Hà Nội gồm 21 phòng,

27 Chi cục Thuế, 251 Đội thuế với gần 4.000 cán bộ công chức hoạt động trải dài trên toàn thành phố Hà Nội

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phòng ban Cục thuế Hà Nội

(Nguồn: Cục thuế Hà Nội)

Tính đến 02/03/2020, bộ máy tổ chức của Cục Thuế TP Hà Nội gồm 21 phòng, 25 Chi cục Thuế, 247 Đội thuế với khoảng 3500 cán bộ công chức Địa bàn hoạt động của Cục thuế TP Hà Nội trải rộng trên toàn thành phố gồm 30 quận, huyện, thị xã với 579 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn Cục Thuế đang quản lý trên 170.000 nghìn DN, tổ chức kinh tế đang hoạt động, hơn 176.000 nghìn hộ kinh doanh, trên 3,3 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân, gần 2 triệu hộ gia đình nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã không ngừng vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách và là một trong hai Cục Thuế có số thu hàng năm lớn nhất cả nước Những đóng góp của Cục Thuế thành phố Hà Nội đã góp phần đắc lực vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cũng như của cả nước Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã không ngừng củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức để luôn là một tập thể đoàn kết, thống nhất; Đồng thời tinh gọn tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu quả quản lý thuế Với những nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, công chức Cục Thuế thành phố

Hà Nội, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cùng với sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của nhân dân, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã được đánh giá là đơn vị tiêu biểu đi đầu trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; dẫn đầu trong cải cách hiện đại hóa, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu, các bước công việc trong công tác quản lý thuế…

Với khẩu hiệu “Tận tâm lắng nghe - Tận tình hướng dẫn - Tận tụy giải quyết”, Cục Thuế

TP Hà Nội khẳng định là: Cơ quan quản lý nhà nước tiên tiến, hiện đại, chuyên nghiệp của toàn ngành thuế và tại địa phương; Cơ quan thân thiện với các tổ chức, cá nhân người nộp thuế, Đối tác tin cậy của các cơ quan hữu quan

Ghi nhận những đóng góp của Cục Thuế thành phố Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới, nhiều tập thể, cá nhân đã được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý Tiêu biểu là Cục Thuế được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2010), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2005), hạng Nhì (năm 2000), hạng Ba (năm 1995) và Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua (năm 2006, 2015, 2016, 2017) … vinh dự lớn nhất

51 là năm 2015 – nhân kỷ niệm 25 năm thành lập, Cục Thuế TP Hà Nội được Chủ tịch Nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong 10 năm đổi mới (2006-2015), góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc

3.1.2 Tổng quan về DN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019 Tính đến ngày 30/06/2019, thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cho 13.630 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 166.730 tỷ đồng (tăng 9% về số lượng doanh nghiệp và tăng 17% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), thực hiện thủ tục giải thể cho 1.009 doanh nghiệp (tăng 36% so với cùng kỳ), 4.737 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 21% so với cùng kỳ) Nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 267.293 doanh nghiệp

(Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp)

(Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp)

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quận, huyện, tính đến ngày 30/6/2019, xét về số lượng doanh nghiệp, các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất, trong đó: quận

Hà Đông, Cầu Giấy (hơn 1.300 doanh nghiệp/quận), Đống Đa, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân (hơn 1.100 doanh nghiệp/quận); huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất (dưới 40 doanh nghiệp); về quy mô vốn đăng ký, quận Nam Từ Liêm có số vốn đăng ký nhiều nhất (hơn 35.023 tỷ đồng), huyện Ứng Hòa có số vốn đăng ký thấp nhất (108 tỷ đồng)

(Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp)

Ngành nghề kinh doanh của các DN trên địa bàn Hà Nội rất đa dạng Các doanh nghiệp thành lập mới trong các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng tiếp tục dẫn đầu với 8.882 doanh nghiệp và thấp nhất là khối doanh nghiệp Sản xuất phân phối, điện, nước, gas; Khai khoáng; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Y tế và trợ giúp xã hội; Nghệ thuật vui chơi và giải trí chỉ có 367 doanh nghiệp

(Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp)

3.1.3 Đánh giá về sự tuân thủ thuế GTGT của các DN trên địa bàn Hà Nội a Đánh giá tổng quan về sự tuân thủ thuế GTGT của DN

Do phạm vi và định hướng nghiên cứu không tuân thủ thuế là những vi phạm pháp luật thuế dẫn đến khai báo không đúng số thuế GTGT nộp cho NSNN, nên đề tài trình bày thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp ở khía cạnh số thu ngân sách qua các năm, trong đó có sự so sánh số thu thuế GTGT với các sắc thuế khác nhau của cả nước và tại phạm vi nghiên cứu là địa bàn Hà Nội Ngoài ra, không tuân thủ thuế GTGT sẽ được đề tài phản ánh qua những con số truy thu từ các hành vi vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp trong quá trình thanh tra, kiểm tra hằng năm của các cơ quan thuế thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội

Sau khi triển khai thực hiện Luật thuế GTGT, thực tế đã chứng minh Luật thuế GTGT đã đi vào thực tiễn cuộc sống Từ đó, thói quen tính toán hiệu quả kinh tế và sử dụng hóa

KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Tuân thủ thuế là một nghĩa vụ không thể thiếu mà mỗi người nộp thuế phải thực hiện và là nội dung mà các nhà chính trị và cơ quan thuế luôn luôn nghiên cứu để hạn chế việc không tuân thủ thuế Với phạm vi nghiên cứu khoa học, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn

Hà Nội” nhằm nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng, từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp nâng cao tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Với cơ sở lý luận về tuân thủ thuế được tổng hợp từ các nghiên cứu về tuân thủ thuế ở Việt Nam và trên thế giới, tác giả đã nghiên cứu và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế GTGt của doanh nghiệp phù hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó, tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo khảo sát các yếu tố, khảo sát từ các doanh nghiệp do Cục thuế Hà Nội quản lý

Từ kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tuân thủ thuế GTGT của doanh nghiệp trên địa bàn Với kết quả từ chương 3 đã cho ta thấy nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế GTGT của doanh nghiệp được doanh nghiệp công nhận Qua phân tích hồi quy tuyến tính thì mức độ tuân thủ thuế GTGt của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố, cao nhất là yếu tố về Chính sách thuế, thứ hai là yếu tố về Dịch vụ công và công tác quản lý của Cơ quan Thuế, thứ ba là yếu tố về Ý thức nghĩa vụ thuế của DN, thứ tư là yếu tố về Kinh tế và chuẩn mực xã hội, cuối cùng là yếu tố về Quy mô DN và ngành nghề kinh doanh

(1) Nhóm yếu tố về Chính sách thuế: Kết quả cho thấy yếu tố này có mối quan hệ thuận chiều với tuân thủ thuế GTGT Nghĩa là Chính sách thuế GTGT rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, dễ áp dụng thì kế toán doanh nghiệp sẽ hiểu đúng và đầy đủ các quy định về thuế, do đó mức độ không tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ thấp Vì vậy Nhà nước cần phải hoàn chỉnh luật, các văn bản dưới luật, hướng dẫn cụ thể về thuế GTGT đồng thời phải phổ biến kịp thời cho doanh nghiệp những quy định đấy

(2) Nhóm yếu tố về Dịch vụ công và công tác quản lý của cơ quan thuế Kết quả cho thấy yếu tố này có mối quan hệ thuận chiều với tuân thủ thuế GTGT Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân với lợi ích

92 chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội nhằm đảm bảo ổn định và công bằng xã hội (baobinhphuoc.com.vn) Ở đây, dịch vụ công được đề cập đến là công tác hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho DN, tuyên truyền, cập nhật những quy định mới nhất về thuế,… Do đó, cùng với chất lượng dịch vụ công được cải thiện và công tác quản lý của cơ quan thuế tốt thì mức độ không tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ giảm dần

(3) Nhóm yếu tố về Ý thức nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp: Nhận thức và hiểu biết về nghĩa vụ của người nộp thuế đối với thuế GTGT là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu đúng, đầy đủ theo quy định của nhà nước Doanh nghiệp có nhận thức được về tính công bằng của Luật thuế GTGT, chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc họ bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ thuế thì họ sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình Bên cạnh đó, việc khen thưởng, tuyên dương doanh nghiệp tuân thủ thuế sẽ khích lệ các doanh nghiệp sẵn sàng tuân thủ thuế

(4) Nhóm yếu tố về Kinh tế và chuẩn mực xã hội: Kết quả cho thấy nhóm yếu tố này ảnh hưởng thuận chiều với tuân thủ thuế Tình hình kinh tế và xã hội của từng địa phương, cả nước hoặc kinh tế thế giới đều ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi tình hình kinh tế ổn định, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi thì khả năng doanh nghiệp tuân thủ thuế GTGT tốt hơn

(5) Nhóm yếu tố về Quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả cho thấy nhóm yếu tố này ảnh hưởng thuận chiều đến tuân thủ thuế Tuy nhiên trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có quy mô khác nhau và ngành nghề kinh doanh đặc thù nên mỗi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất riêng, đối tượng khách hàng khác nhau, cách thức mua bán hàng hóa có thể không giống nhau… Do đó tác động cùng chiều hay ngược chiều đến tuân thủ thuế là phụ thuộc vào môi trường kinh doanh ở mỗi nước, mỗi khu vực được chọn làm mẫu nghiên cứu

4.2 NHỮNG HẠN CHẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM

4.2.1 Hạn chế trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế Thứ nhất, một trong những hành vi vi phạm về thuế và gian lận trong sử dụng hóa đơn làm thất thu thuế hiện nay rất phổ biến, chiếm tỉ lệ cao Điều này chứng tỏ hệ thống quản

93 lý quá trình xuất và kê khai hóa đơn GTGT hiện nay chưa hiệu quả mặc dù Việt Nam đã từng bước ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý hóa đơn thông qua hình thức hóa đơn điện tử Tuy nhiên, Theo nghị định 119/2018/NĐ-CP mới nhất về hoá đơn điện tử thì từ 01/11/2018 áp dụng cho doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp đang hoạt động đã hết hóa đơn giấy và từ 01/11/2020 cho tất cả doanh nghiệp, tức là phải đến tháng 11/2020 thì tất cả doanh nghiệp bắt buộc dùng hóa đơn điện tử Hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang dùng hóa đơn giấy hoặc là dùng cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử Hơn nữa không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin để sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay chưa tốt qua thực tế áp dụng kê khai thuế qua mạng thường xuyên xảy ra lỗi nghẽn mạng, tốn thời gian công sức để nộp tờ khai qua mạng (Anh Vũ 2017) Do vậy, việc quản lý hóa đơn bằng công nghệ thông tin vẫn chưa thực sự đi vào hoạt động, còn thực hiện thủ công, khiến cho việc phát hiện gian lận trong sử dụng hóa đơn GTGT chưa kịp thời là một trong những hạn chế dẫn đến không tuân thủ thuế

Thứ hai, Theo Thông tư 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 thì hằng năm cơ quan thuế chỉ thực hiện công tác phân tích rủi ro qua số liệu kê khai của người nộp thuế một lần để lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế Số liệu phân tích được tính và chấm điểm theo từng tiêu chí, từng ngành nghề Tuy nhiên, việc thực hiện một năm một lần để lập kế hoạch kiểm tra là không mang tính cập nhật thường xuyên để sớm phát hiện ra những hành vi không tuân thủ thuế Cụ thể: Theo báo cáo của Cục Thuế thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2019, Cục Thuế đã thực hiện 7.494 cuộc thanh, kiểm tra thuế, qua đó đã truy hoàn và phạt hơn 1.191 tỷ đồng Đồng thời, Cục Thuế đã tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra thuế theo phương thức nhận diện rủi ro hồ sơ khai thuế ngay tại trụ sở cơ quan Thuế Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng đã tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong công tác chống thất thu Qua đó đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế, đặc biệt là hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp Tính đến 30/6/2019, Cục Thuế đã chuyển hồ sơ phối hợp đến cơ quan Công an 624 vụ đề nghị xác minh hóa đơn liên quan đến 5.633 số hóa đơn, với tổng tiền thuế là 38,3 tỷ đồng (Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính

05/08/2019) Điều này Chứng tỏ cơ quan thuế đang thực hiện rất tốt công tác thanh tra kiểm tra nhưng công tác vẫn chưa thực hiện kịp thời, đồng bộ làm thất thu thuế

4.2.2 Hạn chế trong những quy định pháp lý liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế

GTGT Thứ nhất, Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 quy định về việc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng đối với các hóa đơn có tổng giá trị thanh toán từ 20.000.000 đồng trở lên Đây là một trong những yếu tố doanh nghiệp có thể né tránh bằng cách chia nhỏ giá trị thanh toán thành nhiều hóa đơn nhỏ hơn 20.000.000 đồng, rải thành nhiều ngày trả tiền khác nhau, ghi hình thức thanh toán là tiền mặt để được khấu trừ thuế, đồng thời không phải giao dịch qua ngân hàng nhằm hạn chế sự kiểm soát của Nhà nước Nhờ vậy doanh nghiệp có thể kê khai các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động SXKD mà các cơ quan chức năng khó phát hiện do việc thanh toán bằng tiền mặt không được kiểm soát Điều này dẫn đến những vi phạm về thuế GTGT qua hành vi kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp hiện nay cũng rất phổ biến

Ngày đăng: 09/11/2024, 13:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu khoa học trên thế giới về không tuân thủ thuế của - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu khoa học trên thế giới về không tuân thủ thuế của (Trang 32)
Bảng 1.3: Các nghiên cứu về tuân thủ thuế của DN tại Việt Nam - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 1.3 Các nghiên cứu về tuân thủ thuế của DN tại Việt Nam (Trang 36)
Hình nghiên cứu  có  tác  dụng  phát  hiện - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Hình nghi ên cứu có tác dụng phát hiện (Trang 37)
Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Sơ đồ 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 44)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phòng ban Cục thuế Hà Nội - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phòng ban Cục thuế Hà Nội (Trang 57)
Bảng 3.3: Cronbach’s Alpha của yếu tố KT và chuẩn mực XH - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 3.3 Cronbach’s Alpha của yếu tố KT và chuẩn mực XH (Trang 68)
Bảng 3.9: Thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 3.9 Thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến (Trang 75)
Bảng 3.10: Phân tích tương quan - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 3.10 Phân tích tương quan (Trang 80)
Bảng 3.11: Hệ số hồi quy tuyến tính - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 3.11 Hệ số hồi quy tuyến tính (Trang 82)
PHỤ LỤC 4: Bảng khảo sát chuyên gia - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trên Địa bàn thành phố hà nội
4 Bảng khảo sát chuyên gia (Trang 130)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w