Để giải quyết các bài toán trắc địa đặt ra làm cơ sở xây dựng các phương pháp đo tính, mặt Geoid trái đất được đồng hóa bởi một thể hình học chính tắc gần đúng nhất gọi là Ellipsoid trái
Trang 1TRẮC ĐỊA
Biên soạn: GV Hồ Việt Dũng
Trang 2CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
MÔN TRẮC ĐỊA
THỜI GIAN 2 ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH LÝ THUYẾT, TL, BT, BTL : 30 TIẾT
KIỂM TRA: 1 TIẾT
Trang 4NỘI DUNGCHƯƠNG 1: NHỮNG KIẾN THỨC TRẮC ĐỊA CĂN BẢN
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ SAI SỐ TRONG TRẮC ĐỊA
CHƯƠNG 3: DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO GÓC
CHƯƠNG 4: DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO CHÊNH CAO CHƯƠNG 5: DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO CẠNH
CHƯƠNG 6: LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG
CHƯƠNG 7: LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO
CHƯƠNG 8: ĐO VẼ BẢN ĐỒ VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH
CHƯƠNG 9: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
CHƯƠNG 10: TRẮC ĐỊA ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG
Trang 5CHƯƠNG 1
NHỮNG KIẾN THỨC TRẮC ĐỊA
CĂN BẢN
Trang 61.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Trắc địa là một môn khoa học về đo đạc mặt đất để xác định hình dáng, kích thước của Trái Đất, biểu diễn mặt đất thành bản đồ, đo đạc bố trí xây dựng các công trình.
Trong qúa trình phát triển môn trắc địa đã được phân ra thành nhiều ngành chuyên môn hẹp hơn như: trắc địa cao
cấp, trắc địa công trình, trắc địa ảnh, trắc địa địa hình-địa
chính, bản đồ học
Tuy cũng là một môn khoa học về Trái Đất, nhưng đối
tượng nghiên cứu của trắc địa khác với địa chất, cơ đất
Trắc địa có liên quan chặt chẽ với toán học, vật lý
Trắc địa có vai trò quan trọng trong quốc phòng và trong các ngành kinh tế quốc dân Trắc địa cần thiết trong tất cả các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng công
trình.
Trang 7Ở giai đoạn khảo sát, thiết kế của công trình, công tác trắc địa đảm bảo cung cấp bản đồ và những số liệu cần thiết cho
người kỹ sư thiết kế.
Ở giai đoạn thi công công trình, công tác trắc địa đảm bảo cho việc bố trí các công trình ở ngoài hiện trường được chính xác, đúng như trong bản thiết kế Khi xây dựng xong từng phần hay toàn bộ công trình phải tiến hành đo vẽ hoàn công để xác định vị trí thực của công trình, đánh giá chất lượng thi công,
làm tài liệu lưu trữ.
Ở giai đoạn sử dụng công trình, công tác trắc địa tiến hành theo dõi sự biến dạng của công trình để đánh giá chất lượng
công trình, kiểm nghiệm lại các số liệu, giả thiết, lý thuyết tính toán thiết kế, đánh giá hiệu quả của các giải pháp xây dựng, dự báo diễn biến xấu có thể xẩy ra để có biện pháp xử lý thích
hợp.
Trang 81.2 CÁC MẶT CHUẨN QUY CHIẾU TỌA ĐỘ, ĐỘ CAO
1.2.1 Mặt đất tự nhiên và kích thước của
Trái Đất
Bề mặt trái đất không bằng phẳng, tổng diện tích 510,2 triệu
km2 gồm lục địa (29%) và phần lớn là
đại dương (71%) Độ chênh từ đỉnh núi
cao nhất (Everest 9.000m) đến đáy
11.000m) so với đường kính trái đất (
12.000km) là rất nhỏ (20km/12.000km
1/600) Bán kính trung bình của Trái
Đất là 6371km.
Trang 91.2.2 Mặt thủy chuẩn trái đất và mặt thủy chuẩn gốc
Mặt thủy chuẩn trái đất (hay mặt GEOID) là mặt nước biển
trung bình, yên tĩnh của các đại dương, tưởng tượng kéo dài xuyên qua các lục địa và hải đảo làm thành một mặt cong khép kín Mặt thủy chuẩn trái đất đặc trưng cho hình thể và kích thước trái đất.
Trong trắc địa thực hành sử dụng mặt thủy chuẩn làm mặt
chuẩn độ cao.
Tuy nhiên để cho chuẩn xác, mỗi quốc gia bằng số liệu đo đạc của mình xây dựng một mặt chuẩn độ cao riêng gọi là mặt thủy
chuẩn gốc.
Ở Việt Nam lấy mặt nước biển trung bình nhiều năm của trạm nghiệm triều ở đảo Hòn Dấu – Đồ Sơn – Hải Phòng làm mặt thủy chuẩn gốc.
Trang 10Đối với khu vực chưa có hoặc không cần sử dụng hệ đo cao
Nhà Nước thì có thể dùng mặt thủy chuẩn quy ước.
Mặt thủy chuẩn qui ước (hay mặt thủy chuẩn giả định) là các mặt thủy chuẩn trên mặt đất, không trùng với mặt nước biển trung bình yên tĩnh của các đại dương.
Mặt thủy chuẩn trái đất (GEOID) Mặt đất tự nhiên
Mặt thủy chuẩn quy ước
Trang 111.2.3 Mặt Ellipsoid trái đất và Ellipsoid thực dụng
Do sự phân bố không đều của các thành phần vật chất trong lòng đất, mặt thủy chuẩn trái đất (GEOID) có dạng một mặt cong phức tạp và luôn luôn thay đổi, không thể biểu diễn bằng một phương trình toán học xác định.
Để giải quyết các bài toán trắc địa đặt ra làm cơ sở xây dựng
các phương pháp đo tính, mặt Geoid trái đất được đồng hóa bởi
một thể hình học chính tắc gần đúng nhất gọi là Ellipsoid trái đất
Mặt Ellipsoid trái đất có đặc tính là “tại mọi điểm trên bề mặt
của nó pháp tuyến không trùng với phương dây dọi” mà lệch đi một góc gọi là “độ lệch dây dọi” (trung bình từ 3 4”).
Trang 12Kích thước Ellipsoid trái đất đặc trưng bằng hai bán trục
(bán trục lớn a, bán trục nhỏ b) và dộ dẹt tính theo công thức:
Trang 13Mỗi nước (hay khu vực) chọn một mặt Ellipsoid riêng và
định vị phù hợp nhất với bề mặt lãnh thổ nước đó (tức tâm
Ellipsoid trùng với tâm Geoid, thể tích Ellipsoid bằng thể tích Geoid và tổng bình phương các độ lệch từ mặt Ellipsoid đến
mặt Geoid tại một số điểm cơ bản là cực tiểu) gọi là Ellipsoid thực dụng , được sử dụng làm hệ quy chiếu tọa độ để xác định vị trí mặt bằng của các điểm trên mặt đất tự nhiên.
Trang 141.3 CÁC HỆ TỌA ĐỘ, ĐỘ CAO THƯỜNG DÙNG TRONG
TRẮC ĐỊA
1.3.1 Hệ tọa độ địa lý
Lấy tâm trái đất làm gốc tọa độ, nhận
trái đất là hình cầu, phương dây dọi làm
đường chiếu, để xác định tọa độ các điểm
trên mặt đất tự nhiên Các yếu tố cơ bản
của nó gồm: Kinh tuyến trái đất (giao
tuyến giữa các mặt phẳng chứa trục quay
trái đất và mặt trái đất, kinh tuyến gốc
(kinh tuyến chuẩn) được chọn đi qua đài
thiên văn Greenwich –London-Anh quốc)
Vĩ tuyến trái đất (giao tuyến giữa các mặt
phẳng thẳng góc với trục quay trái đất và
mặt trái đất, vĩ tuyến gốc là đường xích
đạo.
Trang 15Tọa độ một điểm bất kỳ trên mặt đất tự nhiên được xác định khi biết hình chiếu của nó trên mặt cầu trái đất, bao gồm hai yếu tố:
Độ kinh ( ) của một điểm là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó Độ kinh đánh số từ kinh tuyến gốc (0000’00”) sang hai phía
bán cầu đông và tây (mỗi phía 1800), được gọi là độ kinh đông và độ kinh tây.
Độ vĩ ( ) của một điểm là góc hợp bởi đường dây dọi đi qua điểm đó và mặt phẳng xích đạo Độ vĩ đánh số từ xích đạo (0000’00”) về hai cực bắc và nam (mỗi cực 900), được gọi là độ
vĩ bắc và độ vĩ nam.
Cặp giá trị ( , ) của một điểm trên mặt đất gọi là tọa độ địa
lý của điểm đó, thường được xác định bằng phương pháp đo
thiên văn nên còn gọi là tọa độ thiên văn.
Trang 16Thủ đô Hà Nội (cột cờ) có tọa độ địa lý:
= 040 230 N
= 1020 1140 E
Trang 171.3.2 Hệ tọa độ vuơng gĩc phẳng giả
định
Khi đo vẽ bản đồ ở khu vực
nhỏ và độc lập không có hoặc
ở xa lưới khống chế tọa độ Nhà
nước, chúng ta có thể giả định
một hệ tọa độ vuông góc, trong
đó chọn trục tung OX là hướng
Bắc – Nam hoặc hướng gần
đúng (ox) Ngoài ra, để tránh trị
số x và y mang dấu âm nên
chọn gốc tọa độ O ở góc Tây –
Nam của khu đo
A
X
Y O
KHU ĐO
Trang 181.3.3 Phép chiếu UTM và hệ tọa độ Qu ốc gia VN-2000
1 Phép chiếu UTM
• Phép chiếu bản đồ UTM (Universal Transverse Mercator)
là phép chiếu hình trụ ngang đồng gĩc và được thực hiện như sau:
• Chia trái đất thành 60 múi bởi các đường kinh tuyến cách nhau 60, đánh số thứ tự từ 1 đến 60 bắt đầu từ kinh tuyến gốc Greenwich và tăng dần sang phía đơng.
• Dựng hình trụ ngang cắt mặt cầu trái đất theo hai đường cong đối xứng với nhau qua kinh tuyến giữa múi và cĩ tỷ
lệ chiếu k = 1 (khơng bị biến dạng chiều dài) Kinh
tuyến trục nằm ngồi mặt trụ cĩ tỷ lệ chiếu k = 0.9996
Trang 19• Dùng tâm trái đất làm tâm chiếu, lần lượt chiếu từng múi lên mặt
trụ theo nguyên lý của phép chiếu xuyên tâm Sau khi chiếu, khai triển mặt trụ thành mặt phẳng.
• Phép chiếu UTM có ưu điểm là độ biến dạng được phân bố đều và
có trị số nhỏ; mặt khác hiện nay để thuận tiện cho việc sử dụng hệ tọa độ chung trong khu vực và thế giới Việt Nam đã sử dụng
lưới chiếu này trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 thay cho phép chiếu Gauss-Kruger trong hệ tọa độ cũ HN-72.
Trang 202 Hệ tọa độ vuông góc Quốc gia VN2000
• Trong phép chiếu UTM, các múi chiếu đều cĩ kinh tuyến trục suy biến thành đường thẳng đứng được chọn làm trục OX;
xích đạo suy biến thành đường nằm ngang chọn làm trục
OY, đường thẳng OX vuơng gĩc với OY tạo thành hệ tọa độ
vuơng gĩc phẳng UTM trên các múi chiếu
• Để trị số hồnh độ Y khơng âm, người ta quy ước dời trục
OX qua phía tây 500km (ngoài ra ở những những khu vực thuộc Tây bán cầu người ta quy định dịch trục OY về phía
Tây 10.000km để tránh giá trị X âm) và quy định ghi hồnh
độ Y cĩ kèm số thứ tự múi chiếu ở phía trước (X =
2524376,437m; Y = 18.704865,453m) Trên bản đồ địa
hình, để tiện cho sử dụng người ta đã kẻ những đường thẳng song song với trục OX và OY tạo thành lưới ơ vuơng
tọa độ.
Trang 21• Hệ tọa độ VN-2000 được Thủ tướng Chính phủ quyết định là hệ là
hệ tọa độ Trắc địa- Bản đồ Quốc gia Việt Nam và có hiệu lực từ
ngày 12/8/2000 Hệ tọa độ này có các đặc điểm:
• Sử dụng Elipxoid WGS-84 (World Geodesic System 1984) làm Elip
thực dụng, Elip này có bán trục lớn a = 6378137m, độ det = 1:298,2
• Sử dụng phép chiếu UTM.
• Gốc tọa độ trong khuôn viên Viện Công nghệ Địa chính, Hoàng
Quốc Việt, Hà Nội.
Trang 22là chiều dài ngang tính từ điểm gốc O
đến điểm i Hệ tọa độ cực được áp
dụng khi đo vẽ trực tiếp bản đồ địa
hình ở thực địa và được sử dụng
nhiều khi cần chuyển các điểm thiết
kế ra thực địa trong lĩnh vực xây
dựng, giao thông, thủy lợi….
Trang 231.3.5 Hệ đôï cao thường
Trong mạng lưới khống chế độ cao sử dụng hệ độ cao
thường, trong đĩ độ cao tuyệt đối của điểm trên bề mặt đất là khoảng cách tính theo hướng dây dọi từ điểm đĩ đến mặt thủy chuẩn gốc và hiệu độ cao giữa hai điểm gọi là chênh cao Cũng
cĩ thể hiểu gần đúng là “chênh cao giữa hai điểm là khoảng
cách tính theo phương dây dọi giữa hai mặt phẳng thủy chuẩn quy ước đi qua hai điểm đĩ”.
Trang 24• Trên hình bên, HA và HB là độ cao thường của hai điểm A và B, còn chênh cao giữa hai điểm là hAB=HB-HA.
• Trị số độ cao của các mốc trong mạng lưới khống chế độ cao
của Việt Nam cho đến nay vẫn còn là độ cao đo được so với mặt thủy chuẩn gốc đi qua điểm gốc ở đảo Hòn Dấu - Đồ Sơn – Hải Phòng.
Trang 251.4 ĐỊNH HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG.
HAI BÀI TOÁN CƠ BẢN TRONG TRẮC ĐỊA
1.4.1 Định hướng đường thẳng
Muốn định vị một đường thẳng trên mặt đất hay trên bản đồ, ngoài độ dài cần phải biết hướng của nó Việc xác định quan hệ giữa một đường thẳng với một hướng gốc ban đầu nhất định lấy làm “hướng chuẩn” gọi là định hướng đường thẳng .
Trong trắc địa, thường sử dụng hướng bắc kinh tuyến thực
(được xác định bằng quan sát thiên văn), hướng bắc kinh tuyến từ (xác định bằng kim từ địa bàn) hoặc hướng bắc kinh tuyến giữa (hay đường thẳng song song với kinh tuyến giữa) làm hướng chuẩn.
Trang 261 Góc phương vị thực và góc phương vị từ
Góc phương vị (thực hoặc từ) của một đường thẳng là góc bằng hợp bởi đầu bắc kinh tuyến (thực hoặc từ) theo chiều kim đồng hồ đến hướng của đường thẳng. Góc phương vị (thực hoặc từ) được sử dụng để định hướng đường thẳng trên mặt đất.
Nếu hướng chuẩn là đầu bắc kinh tuyến thực, gọi là góc phương vị thực (ký hiệu Athuc).
Nếu hướng chuẩn là đầu bắc kinh tuyến từ, gọi là góc phương
Trang 27Đặc điểm của góc phương vị:
Góc phương vị có giá trị từ
0-360 0
Góc phương vị của đường thẳng
theo hướng định trước gọi là
góc phương vị thuận, theo
hướng ngược lại gọi là góc
phương vị nghịch.
Tại các điểm khác nhau trên
cùng một đường thẳng, góc
phương vị thực có giá trị khác
nhau (do các đường kinh tuyến
không song song với nhau).
Quan hệ giữa các góc như sau:
0 ngh
th
tu thuc
A A
180 A
A
A A
( là góc hội tụ kinh tuyến)
Trang 282 Góc phương vị tọa độ (góc phương vị)
Góc phương vị tọa độ (ký hiệu ) của một đường thẳng là góc bằng tính từ đầu bắc kinh tuyến trục của múi chiếu (hay đường thẳng song song với kinh tuyến đó) theo chiều kim đồng hồ đến hướng đường thẳng Góc phương vị tọa độ sử dụng để định vị đường thẳng trên bản đồ.
Góc phương vị tọa độ có giá trị từ 0-3600, cũng bao gồm góc phương vị thuận và nghịch Tại các điểm khác nhau trên cùng một đường thẳng, góc phương vị có giá trị không đổi Quan hệ giữa các góc:
0 ngh
th
thuc
A A
180 A
( - số hiệu chỉnh định hướng bản đồ bằng địa bàn)
Trang 293 Góc hai phương Mối quan hệ giữa góc phương vị tọa độ và góc hai phương
Để thuận lợi trong tính toán, góc phương vị được chuyển đổi thành góc hai phương (ký hiệu r) Góc hai phương của một
đường thẳng được hiểu là góc bằng hợp bởi hướng Bắc hoặc
hướng Nam của kinh tuyến giữa hay đường song song của kinh tuyến đó với đường thẳng cần xác định.
Góc hai phương có giá trị từ 0 đến 90o.
Mối quan hệ giữa góc phương vị và góc hai phương:
1
23
góc r Quan hệ r và
I 0 900 r1 – ĐB r =
II 90 1800 r2 – ĐN = 1800 rIII 180 2700 r3 – TN = 1800 + r
IV 270 3600 r4 – TB = 3600 r
Trang 301.4.2 Hai bài toán cơ bản trong trắc địa
Bài toán thuận (tính chuyền tọa độ) Trong hệ trục tọa độ phẳng
xOy xác định Nếu biết tọa độ điểm A (XA; YA), góc định hướng ( ) và độ dài (S) của cạnh AB Tọa độ điểm B (XB; YB) được tính theo công thức (1.2), trong đó x; y gọi là các số gia tọa độ Thực
chất đây là bài toán chuyển tọa độ cực sang tọa độ vuông góc.
AB
AB AB
AB
AB A
B
A B
S y
S x
y Y
Y
x X
cos
(1.2)
AB SABA
xAB
yAB
x
y
Trang 31Bài toán nghịch (tính độ dài và phương ova cạnh) Biết tọa độ hai điểm A và B (XA; YA; XB; YB) Độ dài (S) và góc định hướng ( ) của cạnh AB được tính theo công thức (1.3) Thực chất đây là bài toán chuyển tọa độ vuông góc sang tọa độ cực, trong đó giá trị góc định hướng phụ thuộc vào dấu của các số gia tọa độ (bảng 1.1).
AB A
B AB
AB
AB AB
AB AB
AB
Y Y
y X
X x
x
y y
x S
IV 270 3600 + = 3600 arctan |y/x|
Bảng 1.1
Trang 321.5 BẢN ĐỒ, BÌNH ĐỒ, MẶT CẮT ĐỊA HÌNH VÀ TỶ
LỆ BẢN ĐỒ
1 Bản đồ địa hình: Là bản vẽ thu nhỏ và khái quát hóa một phần bề mặt trái đất lên mặt phẳng (giấy) theo một phép chiếu và một tỷ lệ xác định Các yếu tố địa hình, địa vật được phân loại, lựa chọn, tổng hợp thể hiện lên bản đồ bằng một hệ thống ký hiệu quy ước Bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ địa lý tự nhiên có tỷ lệ khá lớn (từ 1/1.000.000÷ 1/500) Nội dung gồm dáng đất (lồi lõm, cao thấp của mặt đất) và địa vật (các vật thể tự nhiên và nhân tạo phân bố trên bề mặt đất).
2 Bình đồ địa hình: Là bản vẽ tỷ lệ lớn cho một khu vực hẹp, mặt đất được coi là mặt phẳng và sử dụng phép chiếu thẳng góc, nội dung mang tính khái quát hóa cao.
Trang 333 Mặt cắt địa hình: Là bản vẽ thu nhỏ hình chiếu của mặt cắt mặt đất theo một hướng xác định lên mặt phẳng thẳng đứng Thể hiện sự biến đổi của dáng đất theo hướng xác định, không phải mặt như bản đồ.
Do sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin không gian đã hình thành và phát triển Trong đó, bản đồ số được hiểu là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ được lưu trữ, xử lý và hiển thị (dưới dạng hình ảnh bản đồ) trên máy tính
Bản đồ số có thể được thành lập bằng phương pháp “số hóa” các bản đồ giấy truyền thống, từ các file số liệu đo trực tiếp bằng máy toàn đạc điện tử hay từ ảnh hàng không dạng số.
Trang 35Bản đồ số được tổ chức gọn nhẹ, lưu trữ dễ dàng, linh hoạt trong việc cập nhật hiện chỉnh thông tin bản đồ, chồng xếp hoặc tách lớp thông tin, mọi lúc có thể biên tập và làm mới bản đồ, các yếu tố bản đồ dữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu
đo, có khả năng liên kết dữ liệu… Do vậy, bản đồ số được sử dụng rộng rãi và năng động hơn so với bản đồ giấy.
4 Tỷ lệ bản đồ:
Là đại lượng biểu thị mức độ thu nhỏ một phần mặt đất lên mặt phẳng , đặc trưng bằng tỉ số giữa độ dài một đoạn thẳng
trên bản đồ (ab) và độ dài nằm ngang tương ứng của nó trên
mặt đất (AB), ký hiệu 1:M (M gọi là mẫu số tỉ lệ bản đồ, thường là chẵn 500; 1000; 2000; 5000…) Mẫu số tỷ lệ càng nhỏ tỷ lệ bản đồ càng lớn, mức độ thể hiện địa hình càng chi tiết, chính xác và ngược lại
Trang 36Từ tỷ lệ có thể xác định được độ dài đoạn thẳng trên mặt đất hay trên bản đồ.
Trên bản đồ địa hình, tỉ lệ được biểu diễn theo ba cách:
Tỷ lệ số: 1:500; 1:1.000; 1:2.000; 1:5.000; 1:10.000…
Tỷ lệ giải thích: Ghi bằng chữ khoảng cách ở mặt đất tương
ứng với một đơn vị (thường là 1cm) trên bản đồ.
M
AB ab
M
1 AB
ab
(1.4)
Trang 37Thước tỷ lệ: Được cấu thành từ các đơn vị cơ sở (thường là
2cm) tương ứng với độ dài chẵn nằm ngang trên mặt đất để dễ nội suy Đơn vị cơ sở đầu tiên bên trái số 0 được chia thành 10 khoảng nhỏ có thể đọc trực tiếp trên thước đến 1/10 và cho phép ước lượng đến 1/100 đơn vị cơ sở (tức 0,02cm) Để sử dụng thước, dùng compa lấy khẩu độ đoạn thẳng cần
đo trên bản đồ rồi đặt lên thước, đọc giá trị đoạn đo trên mặt đất.
0
520m
Trang 381.6 CHIA MẢNH VÀ ĐÁNH SỐ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TRONG HỆ QUY CHIẾU VÀ HỆ TỌA ĐỘ VN-2000
Hệ thống bản đồ địa hình của một nước có nhiều tỷ lệ khác nhau, thể hiện từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp Để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng bản đồ, phải phân mảnh và đánh số bản đồ Số hiệu của một tờ bản đồ biểu thị tỷ lệ, kích thước, vị trí của nó trên mặt đất gọi là danh pháp bản đồ .
Hệ thống bản đồ địa hình ở nước ta được phân mảnh theo phép chiếu Trước năm 2000, miền bắc dùng hệ tọa độ HN-72
với hệ thống phân mảnh bản đồ Gauss, miền nam dùng hệ tọa
độ UTM với hệ thống phân mảnh bản đồ UTM hiện còn sử dụng Hệ tọa độ VN-2000 sử dụng phép chiếu UTM có cách phân mảnh riêng Nguyên tắc:
Trang 39Thành lập mảnh bản đồ quốc tế tỷ lệ 1/1.000.000 theo phép chiếu hình nón đồng góc.
Lấy mảnh bản đồ quốc tế làm cơ sở để chia ra các loại bản đồ có tỷ lệ khác nhau.
Thành lập mảnh bản đồ quốc tế: Theo kinh tuyến chia trái đất thành 60 cột, mỗi cột có giá trị 60, đánh số từ 1 60, bắt đầu từ kinh tuyến 1800 sang phía tây bán cầu qua phía đông rồi trở về kinh tuyến 1800 Theo vĩ tuyến chia trái đất thành các đai, mỗi đai có giá tri 40, đánh số theo các chữ cái A, B, C… Y (trừ I và O) bắt đầu từ xích đạo về hai cực Các cột và đai theo cách chia như trên tạo nên các khung hình thang có kích thước 60 40 được vẽ với tỷ lệ 1/1.000.000 gọi là mảnh bản đồ quốc tế hay cơ sở Mảnh bản đồ cơ sở được gọi tên theo đai và cột (Ví dụ: Mảnh chứa thủ đô Hà Nội có tên NF- 48) Lãnh thổ Việt Nam chủ yếu nằm vào các cột 48; 49; 50 và các đai C; D; E; F.
Trang 40Hệ thống phân mảnh bản đồ hệ tọa
độ quốc gia VN-2000: Được chia ra
các tỷ lệ từ 1/500.000 đến 1/500
Khác với hệ thống UTM về số
lượng, kích thước, cách chia,
nhưng thống nhất tên gọi và đánh
số theo nguyên tắc từ trái sang
B C D E
32 33 30
G
31
34