1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Tập 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội - Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Lê Cảm (Phần 2)

262 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

3 Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 229 BLHS)

Đề đảm bảo sự an toàn của công trình xây dựng, tránh xảy ra sự có công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng

công trình cũng như trong quá trình khai thác sử dụng công

trình xây dựng đòi hỏi tất cả các chủ thé tham gia vào hoạt động xây dựng từ khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng đến nghiệm thu công trình phải tuân thủ các quy định về xây dựng Hành vi vi phạm ở mỗi khâu trong hoạt động xây dựng đều có thé dẫn đến sự cố công trình xây

dựng và từ đó gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của

người khác Điều 229 BLHS là cơ sở pháp lí cho việc đấu tranh chống những hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu

quả nghiêm trọng và cũng là cơ sở pháp lí cho việc phòng ngừaloại hành vi phạm tội này.

a Dấu hiệu pháp lí

- Chủ thé của tội phạm này là người có trách nhiệm tuân thủ quy định về xây dựng trong hoạt động xây dựng Họ có thé là người có trách nhiệm trong khảo sát xây dựng, trong thiết kế

xây dựng, trong thi công xây dựng, trong nghiệm thu côngtrình xây dựng cũng như trong giám sát thi công xây dựng công

trình, trong thâm định, phê duyệt thiết kế, trong giám sát tác giả (giám sát thi công của bên thiết kế).

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi “vi phạm quy

định về xây dung trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công,

sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình

hay các lĩnh vực khác ” Quy định về xây dựng ở đây được hiểu là các quy chuan xây dựng (các quy định bắt buộc áp dung trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyển về xây dung ban hành) và các Tiêu chuẩn xây dựng (các quy định về chuẩn mực kĩ thuật, trình tự thực hiện các công việc kĩ

263

Trang 2

thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kĩ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyên ban hành hoặc công nhận để áp dung trong hoạt động xây dung) Hành vi vi phạm quy chuẩn xây dựng hoặc tiêu chuẩn xây dựng có thé xảy ra ở các lĩnh vực khác nhau thuộc hoạt động xây dựng Đó có thé là lĩnh vực khảo sát (Điều 51 Luật xây dựng), thiết kế (Điều 58 Luật xây dựng), thi công (bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di doi, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình) (Điều 76 Luật xây dựng), giám sát thi công (Điều 87 Luật xây dựng), giám sát tác giả (Điều 77 Luật xây dựng), trong nghiệm thu công trình (Điều 80 Luật xây dựng), trong thâm định, phê duyệt thiết kế (Điều 59 Luật xây dựng) Hành vi vi phạm có thê là không thực hiện đúng các quy chuẩn, bỏ qua quy trình nên không phát hiện được sai phạm về tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng hoặc có thé

là hành vi bỏ qua các sai phạm đó, không xử lí kip thời theo quyđịnh.

- Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêmtrong Đó là thiệt hại cho tính mang, là thiét hại cho tính mang;thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.Trong đó, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản được

hiểu tương tự như ở tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.) Với việc quy định hậu qua là dấu hiệu của cau thành tội phạm, BLHS cũng đồng thời xác định giữa hành vi vi phạm quy định về xây dựng và hậu quả nêu trên có quan hệ nhân quả với nhau Ở đây, phải xác định hành vi vi phạm quy định về xây dựng là nguyên nhân gây ra sự cố công trình xây dựng va sự cố này đã gây ra chết người,

(1).Xem: Điều 3 Luật xây dựng Ộ

-(2) Xem giải thích vê hậu quả này ở tội vi phạm quy định về điêu khiênphương tiện giao thông đường bộ.

Trang 3

gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý Người phạm tội khi cóhành vi vi phạm quy định về xây dựng không mong muốn gâyra sự cô công trình xây dựng mà tin hậu quả đó không xảy ra

hoặc không thấy trước hậu quả đó do cau thả.

b Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là

10 năm tù được áp dụng cho trường hợp: Người có chức vu,

quyên hạn: hoặc đã gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là

20 năm tù được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng.

Ngoài hình phạt chính, hình phạt bổ sung có thể được áp

dụng là hình phạt tiền từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng,

cam đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

4 Tội khúng bố (Điều 230a BLHS)"” a Dấu hiệu pháp lí

- Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả trong điều

luật có 3 dạng khác nhau:

+ Hành vi xâm phạm tính mạng người khác, phá huỷ tài

(1) Đây là điều luật được bổ sung theo Luật số 37/2009/QH12 Tội danhđược quy định tại điều luật này (Điều 230a) không thể được xếp vào cùngnhóm với tội danh được quy định tại Điều 230 vì quá khác nhau Việc xếptội danh tại Điều 230a vào nhóm nào của chương này cũng đều có bất hợplí Tuy nhiên, ít bất hợp lí nhất khi xếp tội danh này vào nhóm II của

chương này.

265

Trang 4

sản của người khác (cơ quan, tổ chức, cá nhân);

+ Hành vi xâm phạm sức khoẻ, tự do than thể người khác, chiếm giữ, làm hw hại tài sản của người khác (cơ quan, tô

chức, cá nhân);

+ Hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng, phá huỷ tài sản của

người khác hoặc hành vi khác uy hiếp tinh than ” - Lỗi của người phạm tội là lỗi cô ý.

- Mục đích phạm tội là nhdm gay ra tình trạng hoảng sợ

trong công chúng Trong đó, “tinh trạng hoảng sợ trong công

chúng là trạng thái tâm lí lo lắng của người dân về sự an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, các quyên và lợi ích hợp pháp khác của họ” (khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số

06/2012/TTLT/

BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNTC-TANDTC ngày 05/5/2012 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về tội khủng bố và tài trợ khủng bố) Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội khủng bố với các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể cũng như các tội cô ý xâm phạm sở hữu.)

b Hình phạt

Điều luật quy định 3 khung hình phạt cho ba dang hành vi phạm tội Đối với dạng hành vi phạm tội thứ nhất khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình Đối với dạng hành vi phạm tội thứ hai khung hình phạt có mức cao nhất là 15 năm tù và đối với dạng hành vi phạm tội thứ ba khung hình phạt có mức

(1) Về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thé tham khảoChương XVIII Tập 1 của Giáo trình này; về hành vi phá huỷ, làm hư hại tài sản,hành vi đe đọa, uy hiếp tỉnh thần tham khảo Chương XX Tập 2 của Giáo trìnhnày.

(2) Dé phân biệt tội khủng bố với các tội khác có liên quan có thé thamkhảo thêm Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT/BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 05/5/2012 hướng dẫn áp dụng mộtsố quy định của BLHS về tội khủng bố và tài trợ khủng bồ.

Trang 5

cao nhất là 7 năm tù.

Người phạm tội còn có thé bị phạt quản chế, cắm cư trú từ 1 năm đến 5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5 Tội tai trợ khủng bố (Điều 230b BLHS)°) a Dấu hiệu pháp lí

- Hành vi khách quan cua tội phạm là hành vi tạo điều kiện về vật chất cho hoạt động khủng bố Xét về khía cạnh này, hành vi của tội phạm này là hành vi giúp sức trong đồng phạm khủng bố Tuy nhiên, hành vi đồng phạm này đã được xây dựng thành tội danh độc lập vì yêu cầu khách quan.” Hành vi tạo điều kiện về vật chất được BLHS mô tả cụ thể là:

+ Huy động tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố: Bằng hình thức bắt kì tiếp nhận tiền, tài sản của người khác (cá nhân, tổ chức) dé chuyên cho tô chức, cá nhân khủng bố;

+ Hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố: Bằng hình thức bất kì chuyên tiền, tài sản của mình cho tổ chức, cá nhân khủng bó.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi có ý Người phạm tội biết tổ chức, cá nhân mà mình huy động, hỗ trợ tiền, tài sản là tổ chức, cá nhân khủng bố (đã hoặc sẽ có hoạt động khủng bổ) và tiền, tài sản sẽ được sử dụng cho hoạt động nay.)

(1) Xem cht thich vé Diéu 230a.

(2).Xem thém: Nguyễn Ngọc Hoa, “Sửa đổi quy định của BLHS năm 1999 về

đồng phạm và vấn đề có liên quan đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế”, Tap

chí dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề sửa đôi, bỗ sung BLHS năm 1999,‘ins

2008, tr 52.

(3) Dé phan biệt tội tai trợ khủng bố với các tội khác có liên quan có thétham khảo thêm Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT/BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNTC-TANDTC ngày 05/5/2012 hướng dẫn áp dụng một sốquy định của BLHS về tội khủng bé và tài trợ khủng bố.

267

Trang 6

b Hình phạt

Điều luật quy định một khung hình phạt có mức cao nhất là

10 năm tù.

Người phạm tội còn có thé bị phạt quản chế, cắm cư trú từ 1 năm đến 5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

I CAC TOI XÂM PHAM AN TOÀN LIÊN QUAN DEN MOT SO LOAI TAI SAN DAC BIET

Trong cuộc sống hang ngày, một số loại tài san đòi hỏi phải có sự quản lí, bảo quản đặc biệt nếu không có thê gây ra sự mất an toàn công cộng, đe dọa tính mạng, sức khoẻ con

người cũng như đe dọa gây thiệt hại cho tài sản Đó là những

tài sản có giá trị sử dụng hữu ích nhưng cũng có thê trở thành nguồn nguy hiểm cho xã hội khi không được quản lí, bảo

quản chặt chẽ hoặc khi bị xâm phạm, bị sử dụng vào mục đíchkhông hợp pháp Theo quy định của BLHS Việt Nam thìnhững tài sản đó là: Vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật

quân sự; vật liệu nô; vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chất phóng

xạ; chất cháy, chất độc; công trình điện; công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia Theo đó, BLHS Việt

Nam quy định trong nhóm tội này có các tội phạm sau:

1 Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyền, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự (Điều 230 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

- Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí quân

dụng và phương tiện kĩ thuật quân sự Trong đó, vũ khí quân

dụng được hiểu là những vũ khí được sử dụng trong quân đội cũng như trong lực lượng vũ trang nói chung, bao gồm:

Các loại súng ngăn, súng trường, súng liên thanh; các loại

Trang 7

pháo, giàn phóng, bệ phóng, súng cối, súng ĐKZ, hoá chất độc và nguồn phóng xạ, các loại đạn, tên lửa, bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dung, hoa cụ và các vũ khí khác dùng cho mục dich quốc phòng-an ninh (Thông tư số 1691/TT-QP ngày 08/7/1997 của Bộ quốc phòng).

Phương tiện kĩ thuật quân sự là những phương tiện kĩ thuật có

công năng phục vụ nhu cầu riêng của quân đội cũng như lực lượng vũ trang nói riêng bao gồm các loại xe, khí tài, phương tiện khác được thiết kế, chế tạo và trang bị cho lực lượng vii trang dé huấn luyện, chiến dau và phục vụ chiến dau (Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 07/01/1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ nội vụ).

- Hành vi khách quan của tội phạm này có thể là: Chế tạo trái phép; tàng trữ trái phép; vận chuyên trái phép; sử dụng trái phép; mua bán trái phép và chiếm đoạt đối tượng nói trên.

Trong đó, chế tạo, tàng trữ, vận chuyền, sử dụng, mua bán và

chiếm đoạt được hiểu có nội dung tương tự như ở các tội khác có hành vi tương ứng và chỉ khác ở đối tượng tác động của hành vi.”

- Lỗi của người phạm tội là lỗi có ý Người phạm tội biết tính chất của đối tượng là vũ khí quân dụng, là phương tiện kĩ thuật quân sự; Người phạm tội cũng biết mình không được cơ quan có thầm quyền cho phép chế tạo, tàng trữ, vận chuyền, sử dụng cũng như mua bán các đối tượng đó.

Hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyền, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt nói trên chỉ cấu thành tội phạm khi đối tượng

tác động có số lượng nhất định đủ thê hiện tính nguy hiểm của

tội phạm Việc xác định này phải căn cứ vào tính năng, tác

(1) Xem các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm về ma tuý.

269

Trang 8

dụng và giá trị sử dụng của từng loại vũ khí quân dụng, phương

tiện kĩ thuật quân sự cụ thể Trong Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 07/01/1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ nội vụ, việc xác định này đã được hướng dẫn cụ thể đối với một số loại vũ khí phô biến.

b Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 7 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, Điều luật còn quy định

3 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 12 năm tù được áp dụng cho trường hợp: Có /ổ chức; vật phạm pháp có số lượng lón; vận chuyển, mua bán qua biên giỏi; gây

hậu quả nghiêm trọng; tai phạm nguy hiểm.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 15 năm tù được áp dụng cho trường hợp: Vật phạm pháp có số lượng rất lon; gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức cao nhất là tù chung thân được áp dụng cho trường hợp: Vat phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trong.”

Ngoài hình phạt chính, hình phạt bổ sung có thé được áp

dụng /a hình phạt tiền từ năm triệu đến năm mươi triệu dong,

phat quản chế hoặc cắm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

2 Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyền, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nỗ (Điều 232 BLHS)

a Dau hiệu pháp lí

Tội phạm này chỉ khác tội phạm được quy định tại Điều

(1) Về tình tiết số lượng lớn, số lượng rất lớn và số lượng đặc biệt lớn xem

giải thích trong Thông tư liên ngành sô 01/TTLN ngày 07/01/1995 của Toàán nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tôi cao, Bộ nội vụ.

Trang 9

230 BLHS ở đối tượng tác động Đối tượng tác động của tội

phạm này là vật liệu nỗ công nghiệp Đó là thuốc né và phụ kiện nỗ sử dụng cho mục dich dân dụng Trong đó, “7 huốc no” là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng no dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện; "Phụ kiện no" là các loại kíp no, dây nổ, dây cháy chậm, môi nổ, các vật phẩm chứa thuốc no có tác dụng tạo kích thích ban đâu làm nồ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ” (Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009) Như vậy, cùng là vật liệu nỗ nhưng có sự phân biệt giữa vật liệu nd quan dung và vật liệu nỗ công nghiệp Vật liệu nỗ công nghiệp là đối tượng tác động của tội phạm được quy định tại Điều 232 BLHS còn vật liệu nỗ quân dụng được coi là vũ khí quân dụng và là đối tượng tác động của tội phạm được quy định tại Điều 230 BLHS.

b Hình phạt

Hình phạt quy định cho tội phạm này cũng gần tương tự như ở tội được quy định tại Điều 230 BLHS.

3 Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyền, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 233 BLHS)

a Dau hiệu pháp lí

Tội phạm này khác tội phạm được quy định tại Điều 230 BLHS ở đối tượng tác động và ở dấu hiệu của chủ thé.

Đối tượng tác động của tội phạm là vũ khí thô sơ, công cụ

hỗ trợ Trong đó, vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, các loại kiếm, giáo mác, định ba, đại dao, mã tau, quả dam bang kim loại hoặc chất cứng, cung nỏ, côn, chông, cạm bây ; công cụ hỗ trợ gồm:

các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện, lưu đạn271

Trang 10

cay, súng bắn hơi cay, ngạt, độc, gây mê, bình xịt hơi cay, ngạt, độc, gây mê, sung bắn đạn nhựa, cao su, sung bắn la ze, súng bắn đình, sung ban tir trưởng (Thông tư số 1691/TT-QP ngày 08/07/1997 của Bộ quốc phòng).

Chủ thé của tội phạm phải là người đã bị xử phạt hành

chính về hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyên, sử dụng, mua

bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà

còn vi phạm.b Hình phạt

Hình phạt quy định cho tội phạm này cũng gần tương tự như ở tội được quy định tại Điều 230 BLHS.

4 Tội vi phạm quy định về quản lí vũ khí, vật liệu nỗ, công cụ hỗ trợ (Điều 234 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

- Chủ thê của tội phạm này là người có trách nhiệm trong quản lí việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu

giữ, vận chuyền, mua bán vũ khí, vật liệu nô, công cụ hỗ trợ - Hanh vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm

quy định về quản lí việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyên, mua bán vũ khí, vật liệu nỗ, công cụ hỗ trợ Người phạm tội đã không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm được giao trong việc quản lí hoạt động sản xuất, sửa chữa, trang bị,

sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyền, mua bán vũ khí, vật

liệu nỗ, công cụ hỗ trợ.

Dé xác định chủ thé của tội phạm, cũng như xác định

hành vi vi phạm của tội phạm này phải căn cứ vào các văn

bản pháp luật quy định về trách nhiệm quản lí các hoạt động

Trang 11

liên quan đến vũ khí, vật liệu nỗ, công cụ hỗ trợ Ở thời điểm hiện nay, các văn bản đó là Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lí vũ khí, vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ; Thông tư số 05/TT-BNV ngày 28/9/1996 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện một số vấn đề trong Nghị định số 47/CP; Thông tư số 1691/TT-BQP ngày 08/7/1997 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 47/CP.

- Hậu quả của tội phạm được quy định là thiệt hại cho tínhmạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản củangười khác Trong đó, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài

sản được hiểu tương tự như ở tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.)

Với việc quy định hậu quả là dau hiệu của cấu thành tội phạm BLHS cũng đồng thời xác định giữa hành vi vi phạm của chủ thê

và hậu quả nêu trên phải có quan hệ nhân quả với nhau Quan hệnhân quả này được xác định trong trường hợp do có sự vi phạmquy định về quản lí nên đã dẫn đến vi phạm trong sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyền, mua bán

vũ khí, vật liệu nỗ, công cụ hỗ trợ và chính sự vi phạm này đã gây ra hậu quả chết người hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản người khác.)

- Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý Người phạm tội khi có hành vi vi phạm quy định về quản lí không mong muốn gây ra

thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sứckhoẻ, tài sản của người khác mà tin hậu quả đó không xảy ra

hoặc không thấy trước hậu quả đó do câu thả.

b Hình phạt

(1) Xem giải thích về hậu quả này ở tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ.

(2) Về dang quan hệ nhân quả này có thé tham khảo: Nguyễn Ngọc Hoa,Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb CAND năm 2008, tr 79 và tr 80.

273

Trang 12

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, Điều luật còn quy định

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 10 năm tù được áp dụng cho trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 15

năm tù được áp dụng cho trường hợp gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt b6 sung cám đảm nhiệm chức vụ, cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Khoản 4 còn quy định khung hình phạt nhẹ hơn khung cơ

bản Nhưng đây không phải là trường hợp quy định tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ Thực chất đây là cấu thành tội phạm cơ bản thứ hai bên cạnh cấu thành cơ bản đã được quy định tại khoản 1 Trong cả hai cấu thành tội phạm này đều có

sự mô tả hành vi vi phạm như nhau nhưng hậu quả mà hành vi

vi phạm gây ra khác nhau hoàn toàn - gây ra thiệt hại cụ thể và chưa gây ra thiệt hại cụ thể mà chỉ mới gây ra tình trạng đặc biệt nguy hiểm cho xã hội (có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời)

5 Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nỗ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 235)

a Dấu hiệu pháp lí

- Chủ thể của tội phạm này là người đang được giao vũ khí,

(1) Về van dé này có thé xem: Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cau thành

tội phạm, Nxb CAND năm 2008, tr 140, 141.

Trang 13

vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ một cách hợp pháp vì lí do khác nhau, có thé dé bảo quản hoặc dé sử dụng.

- Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi thiếu

trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nô, công cụ hỗ trợ.

Người phạm tội đã không cân thận day đủ trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định và hậu qua là

người khác đã sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nô, công cụ hỗ trợ đó.

- Hậu quả của tội phạm được quy định là thiệt hại cho tínhmạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của ngườikhác Đây là hậu quả do hành vi sử dụng trái phép vũ khí, vật

liệu nỗ, công cụ hỗ trợ của người khác trực tiếp gây ra Nhưng

hậu quả này cũng được coi có quan hệ nhân quả với hành vi thiếu trách nhiệm của người được giao vũ khí, vật liệu nô, công

cụ hỗ trợ trong trường hợp hành vi thiếu trách nhiệm có quan

hệ nhân quả với hành vi sử dụng trái phép và hành vi sử dụng

trái phép có quan hệ nhân quả với thiệt hai đã xảy ra.“

- Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý Người phạm tội khi có hành vi thiếu trách nhiệm không mong muốn để người khác sử dụng được vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cũng như không mong muốn gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc

gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của ngườikhác mà tin không có việc sử dụng trái phép xảy ra hoặc

không thấy trước việc đó do cầu thả.

b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

(1) Về dạng quan hệ nhân quả này có thé tham khảo: Nguyễn Ngọc Hoà,

Tội phạm và cau thành tội phạm, Nxb CAND năm 2008, tr 79 và tr 80.

275

Trang 14

1 khung hình phat tăng nặng có mức cao nhất là 10 năm tù được áp dụng cho trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng

hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thé bị cam đảm nhiệm chức vu, cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5

6 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyền, sử dung, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ (Điều 236 BLHS)

Tội phạm này khác tội phạm được quy định tại Điều 230

BLHS ở đối tượng tác động Đối tượng tác động của tội phạm

này là chất phóng xạ Trong đó chất phóng xa được hiểu /v chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ (Luật năng lượng nguyên tử).

7 Tội vi phạm quy định về quản lí chất phóng xạ (Điều

- Tội phạm này không đòi hỏi dấu hiệu hậu quả phải là thiệt hại thực tế mà chỉ cần là khả năng thực té dan đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.

8 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 238 BLHS)

Tội phạm này khác tội phạm được quy định tại Điều 230

BLHS ở đối tượng tác động Đối tượng tác động của tội phạm

này là chất cháy, chất độc Đây là hai chất trong các chất nguy hiểm được Luật hoá chất xác định Trong đó chất cháy được

Trang 15

hiểu là chất dé xảy ra cháy dưới dang thé ran như phốt pho, thé lỏng như xăng, thể khí như gas;t chất độc là hoá chất có một trong các đặc tính nguy hiểm: Độc cấp tính; độc mãn tính; gây

kích ung với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung

thư; gây biến đối gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh hoc; 6 nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; độc hại đến môi trường.” )

9 Tội vi phạm quy định về quản lí chất cháy, chất độc (Điều 239 BLHS)

Tội phạm này khác tội phạm được quy định tại Điều 234 BLHS ở đối tượng của các quy định về quản lí mà người phạm tội vi phạm Đối tượng của các quy định về quản lí mà người phạm tội này vi phạm là chất cháy, chất độc Đề xác định hành vi vi phạm của tội phạm này cần căn cứ vào Luật hoá chất cũng

như các văn bản quy phạm pháp luật kèm theo.

10 Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện (Điều 241 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

Điều 241 BLHS quy định hai trường hợp phạm tội:

* Trường hợp thứ nhất là trường hợp người phạm tội đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện

và hành vi đó đã gây hậu quả nghiêm trọng;

* Truong hợp thứ hai là trường hợp có hành vi như trường

hợp thứ nhất nhưng chưa gây hậu nghiêm trọng va chi thé là người đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi

nay mà con vi phạm.

- Chủ thé của tội phạm nay trong cả hai trường hop đều có thê là chủ thê bình thường hoặc có thể là người có trách nhiệm (1) Xem Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001

(2).Xem: Điêu 4 Luật hoá chat năm 2007.

277

Trang 16

nhất định; trong trường hợp thứ hai, chủ thể phải là người có đặc điểm nhân thân là đỡ bi xử Ii kỉ luật hoặc phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi:

+ Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, côngtrình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;

+ Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương ray, làm đồ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;

+ Đào hồ, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngâm;

+ Thả neo tàu, thuyén trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngâm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển

- Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêmtrong Đó là thiệt hại cho tính mang, là thiệt hại nghiêm trọng chosức khoẻ, tài sản của người khác Trong đó, thiệt hại nghiêmtrọng cho sức khoẻ, tài sản được hiệu tương tự như ở tội vi phạm

các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Với việc quy định hậu quả là dấu hiệu của cấu thành tội phạm BLHS cũng đồng thời xác định giữa hành vi vi phạm và hậu quả

nêu trên có quan hệ nhân quả với nhau Quan hệ nhân quả này

chỉ được xác định khi hành vi vi phạm của chủ thê đã gây ra sự có cho công trình điện và sự cô này có quan hệ nhân quả với

thiệt hại đã xảy ra.2

- Lỗi của người phạm tội ở trường hợp phạm tội thứ nhất là

(1) Xem giải thích về hậu quả này ở tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ.

(2) Về dang quan hệ nhân quả này có thé tham khảo: Nguyễn Ngọc Hoa,Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb CAND năm 2008, tr 79 và tr 80.

Trang 17

lỗi vô ý Người phạm tội khi có hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cầu thả Trong trường hợp phạm tội thứ hai, người phạm tội có lỗi cố ý với hành vi guy định về an toàn vận hành công trình điện.

b Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 3 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, Điều luật còn quy định

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 7 năm tù, được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả rất nghiêm trọng,

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 10

năm tù, được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả đặc biệt nghiêm

Người phạm tội còn có thé bị cắm đảm nhiệm chức vu, cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến

năm năm.

Khoản 4 còn quy định khung hình phạt nhẹ hơn khung cơ

bản Nhưng đây không phải là trường hợp quy định tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ Thực chất đây là cau thành tội phạm cơ bản thứ hai bên cạnh cấu thành cơ bản đã được quy định tại khoản 1 Trong cả hai cầu thành tội phạm này đều có

sự mô tả hành vi vi phạm như nhau nhưng hậu quả mà hành vi

vi phạm gây ra khác nhau hoàn toàn - gây ra thiệt hại cụ thể và chưa gây ra thiệt hại cụ thể mà chỉ mới gây ra tình trạng đặc

(1) Về van dé này có thé xem: Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cau thành

tội phạm, Nxb CAND năm 2008, tr 140, 141.

219

Trang 18

biệt nguy hiểm cho xã hội (có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp

11 Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 BLHS)

Trong BLHS năm 1985, tội phạm này được quy định trong

chương Các tội xâm phạm an ninh quốc gia Trong BLHS năm

1999 hiện nay, tội phạm này được quy định trong nhóm tộixâm phạm an toan công cộng.

a Dau hiệu pháp lí

- Đối tượng tác động của tội phạm này là công trình hoặc phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia Theo liệt kê của điều luật thì các đối tượng tác động của tội phạm này có thể là:

+ Công trình, phương tiện giao thông vận tải như Nhà ga, bến cảng, cầu, phà, tàu hoả, tàu bay v.v.;

+ Công trình, phương tiện thông tin-lién lạc như cột ang ten, trạm phát sóng của đài truyền hình, các thiết bị của trạm

điều khién vệ tinh v.v.;

+ Công trình điện như nha máy điện, đập thuỷ điện, tram

biến áp, cột điện, đường dây tải điện v.v.;

+ Công trình dẫn chất đốt như đường ống dẫn xăng, dau, khí đốt, trạm bơm xăng, dầu, khí đốt v.v.;

+ Công trình thủy lợi như hệ thống đê, đập, trạm bơm v.v.; + Công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học-kĩ thuật, văn hoá và xã hội.

- Hành vi phạm tội của tội nay là hành vi phá huỷ công

trình nêu trên Đó có thé là hành vi huỷ hoại hoặc là hành vi làm hư hỏng công trình, phương tiện quan trọng về an ninh

Trang 19

quốc gia.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi có ý Người phạm tội không có mục đích phạm tội được quy định tại Điều 85 BLHS.

b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 12 năm tù Khung hình phạt tăng nặng có mức cao nhất là tử hình được áp dụng cho trường hợp: Có 16 chức; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; hoặc tdi phạm nguy hiểm.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ I năm đến 5 năm.

IV CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN TRONG LĨNH VUC PHÒNG CHAY, Y TE, VỆ SINH THUC PHAM, CONG NGHE THONG TIN

1 Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 240 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

- Hanh vi khách quan cua tội phạm này là hành vi vi phạm

quy định về phòng cháy, chữa cháy Đó là các quy định nhằm ngăn ngừa việc cháy xảy ra cũng như nhằm cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy kịp thời trong trường

hợp cháy xảy ra Quy định này xác định trách nhiệm không chỉ

của người có trách nhiệm của tô chức, cơ quan mà của từng người dân “Phỏng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 5 Luật phòng cháy, chữa cháy) Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa

(1) Về vấn dé này có thé tham khảo phan viết về tội huỷ hoại hoặc cố ý làm

hư hỏng tài sản trong chương các tội xâm phạm sở hữu của giáo trình này.

281

Trang 20

cháy là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không

đầy đủ quy định mà mình có nghĩa vụ pháp lí phải thực hiện ĐỀ xác định hành vi vi phạm của cá nhân cụ thể phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra vụ cháy." Đối với quy định về phòng cháy cần chú ý: Phạm vi quy định trách nhiệm về phòng cháy không chỉ bao gồm trách nhiệm “Quản li chặt chẽ và sử

dung an toàn các chất cháy, chất no, nguồn lira, nguon nhiét,

thiét bi va dung cu sinh lua, sinh nhiệt, chat sinh lia, sinh nhiệt; bảo dam các điều kiện an toàn về phòng cháy” mà con bao gồm trách nhiệm “Thường xuyên, định kì kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kip thời” cũng như trách nhiệm trong “Thiét kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy Sửu Tương tự như vậy, trách nhiệm về chữa cháy cũng có phạm vi quy định tương đối rộng, từ trách nhiệm báo cháy đến trách nhiệm chữa cháy

(3)A299

va tham gia chữa cháy.

- Hậu quả của tội phạm này là thiét hai cho tính mạng hoặcthiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.Trong đó, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản được

hiểu tương tự như ở tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bd Với việc quy định hậu qua là dấu hiệu của cau thành tội phạm BLHS cũng đồng thời xác

(1) Các văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đang có hiệu lực hiện naylà: Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, Nghị định số 35/2003/NĐ-CPngày 4/4/2003 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và

chữa cháy.

(2).Xem: Điều 14 và Điều 15 Luật phòng cháy và chữa cháy.

(3).Xem: Điều 33 Luật phòng cháy và chữa cháy.

(4) Xem giải thích về hậu quả này ở tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ.

Trang 21

định giữa hành vi vi phạm và hậu quả nêu trên có quan hệ nhânquả với nhau.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý Người phạm tội khi có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do câu

b Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 8 năm tù, được áp dụng cho trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trong;

- Khung hình phạt tang nặng thứ hai có mức cao nhất là 12

năm tù, được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả đặc biệtnghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thé bị phạt tiền từ năm triệu đông

đến năm mươi triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cam hành

nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Khoản 4 còn quy định khung hình phạt nhẹ hơn khung cơ

bản Nhưng đây không phải là trường hợp quy định tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ Thực chất đây là một cấu thành tội phạm cơ bản thứ hai bên cạnh cấu thành cơ bản đã được quy định tại khoản 1.0 Trong ca hai cau thành tội phạm này đều có sự mô tả hành vi vi phạm như nhau nhưng hậu quả

(1) Về van dé này có thé xem: Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cau thành

tội phạm, Nxb CAND năm 2008, tr 140, 141.

283

Trang 22

mà hành vi vi phạm gây ra khác nhau hoàn toàn - gây ra thiệt

hại cụ thể và chưa gây ra thiệt hại cụ thé mà chỉ mới gây ra tình trạng đặc biệt nguy hiểm cho xã hội (có khả năng thực tế dan đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn

kịp thời).

2 Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 BLHS)

a Dau hiệu pháp li

Điều 242 BLHS quy định hai trường hợp phạm tội:

* Trường hợp thứ nhất là trường hợp người phạm tội đã có hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, ban thuốc hoặc dich vụ y tế

khác và hành vi đó đã gây hậu quả nghiêm trọng;

* Trường hợp thứ hai là trường hợp có hành vi như trường

hợp thứ nhất nhưng chưa gây hậu nghiêm trong và chi thé là người đã bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc đã bị két án về ti này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi:

+ Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh; + Vi phạm quy định về sản xuất, pha chế thuốc; + Vi phạm quy định về cấp phát thuốc, bán thuốc;

+ Vi phạm quy định trong dịch vụ y tế khác (các dịch vụ về

sức khoẻ không thuộc các dịch vụ nêu trên).

Hành vi vi phạm quy định về các lĩnh vực nêu trên là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ

quy định mà mình có nghĩa vụ pháp lí phải thực hiện Đó là

các quy định chuyên môn nghiệp vụ y tế Để xác định hành vi

Trang 23

vi phạm của cá nhân cụ thé phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về y tế đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.”

- Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêmtrong Do là thiệt hại cho tính mạng, là thiệt hại nghiêm trọngcho sức khoẻ của người khác Trong đó, thiệt hại nghiêm trọng

cho sức khoẻ được hiểu tương tự như ở tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.) Với việc quy định hậu quả là dấu hiệu của cấu thành tội phạm BLHS cũng đồng thời xác định giữa hành vi vi phạm và hậu

quả nêu trên có quan hệ nhân quả với nhau.

- Lỗi của người phạm tội ở trường hợp phạm tội thứ nhất là lỗi vô ý Người phạm tội khi có hành vi vi phạm gy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, ban thuốc hoặc dịch vụ y tế khác không mong muôn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do câu thả Trong trường hợp phạm tội thứ hai, người phạm tội có lỗi có ý với hành vi

quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc,

cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.

b Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

(1) Các văn bản pháp luật về y tế đang có hiệu lực hiện nay là: Luật bảo vệsức khoẻ nhân dân; Luật dược; Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân;Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 quy định chỉ tiết thi hànhmột số điều của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân; các thông tư của Bộy tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh và Nghị định nêu trên (các thông tư số7, 8 và 9 năm 1994 và Thông tư số 15 năm 1999 của Bộ y tế).

(2) Xem giải thích về hậu quả này ở tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ.

285

Trang 24

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 10 năm tù, được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả rất nghiêm trọng,

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 15

năm tù, được ap dụng cho trường hợp gáy hậu quả đặc biệt nghiêm

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiễn từ năm triệu đồng

đến năm mươi triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cam hành

nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm 3 Tội phá thai trái phép (Điều 243 BLHS)

a Dau hiệu pháp lí

Điều 243 BLHS quy định hai trường hợp phạm tội:

* Trường hợp thứ nhất là trường hợp người phạm tội đã có

hành vi phá thai trái phép cho người khác và hành vi nay đãgây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọngcho sức khoẻ của người đó;

* Trường hợp thứ hai là trường hợp có hành vi như trường

hợp thứ nhất nhưng chưa gây hậu nghiêm trong và chi thé là người đã bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi: /hực hiệnviệc pha thai trai phép cho người khác Đây là hành vi thực

hiện các thủ thuật nạo thai, phá thai mà không có giấy phép do Bộ y tế hoặc sở y tế cấp."

(1) Khoản 3 Điều 44 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 quy định:Nghiêm cam các cơ sở y té và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, pha thai,tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc sở y tế cấp.

Trang 25

- Hau quả của tội phạm được quy định là thiét hại chotính mạng, là thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của ngườikhác Trong đó, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ được

hiểu tương tự như ở tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Với việc quy định hậu quả là dấu hiệu của cấu thành tội phạm BLHS cũng đồng thời

xác định giữa hành vi phá thai trái phép và hậu quả nêu trêncó quan hệ nhân quả với nhau.

- Lỗi của người phạm tội ở trường hợp phạm tội thứ nhất là lỗi vô ý Người phạm tội khi có hành vi phá thai trái phép không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tin

hậu quả đó không xảy ra Trong trường hợp phạm tội thứ hai,

người phạm tội có lỗi có ý với hành vi phá thai trái phép.

b Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 10 năm tù, được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả rất nghiêm trong;

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 15

năm tù, được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả đặc biệt nghiêm

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng

đến năm mươi triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cắm hành

nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

(1) Xem giải thích về hậu quả này ở tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ.

287

Trang 26

4 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Cả ba dạng hành vi của tội phạm này đều có đối tượng là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn Trong đó, thực phâm được hiểu là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản Thực phâm không bao đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn là thực phẩm

có khả năng gây hại cho sức khoẻ, tính mạng của con người Đó

có thé là “Thue phẩm hết thời hạn sử dụng mà van bán trên thị trường, Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật tương ứng; Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép hưu hành; Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định; Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyên nước xuất khẩu, nước khác hoặc tô chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người” (Điều

55 Luật an toàn thực phẩm).

- Hậu quả của tội phạm được quy định là thiét hại cho tinhmạng hoặc gáy thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người

Trang 27

tiêu dùng Trong đó, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ được

hiểu tương tự như ở tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.” Với việc quy định hậu qua là dau hiệu của cau thành tội phạm BLHS cũng đồng thời xác định giữa hành vi chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn và hậu quả nêu trên có

quan hệ nhân quả với nhau Quan hệ nhân quả này chỉ được

xác định khi việc sử dụng (ăn, uống) thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đó có quan hệ nhân quả với thiệt hại đã xảy ra.)

- Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý vì quá tự tin Người phạm tội biết rõ thực phẩm mà mình chế biến, cung cấp, bán ra là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn; người phạm tội cũng biết việc sử dụng thực pham đó có thê nguy hại

cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng nhưng không mong

muốn thiệt hại cho tính mạng hoặc cho sức khoẻ của người tiêu dùng và tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

b Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 10 năm tù, được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả rất nghiêm trọng,

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 15 (1) Xem giải thích về hậu quả này ở tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ.

(2) Về dang quan hệ nhân quả này có thé tham khảo: Nguyễn Ngọc Hoa,Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb CAND năm 2008, tr 79 và tr 80.

289

Trang 28

năm tù, được áp dụng cho trường hợp gáy hậu quả đặc biệt nghiêm

Người phạm tội còn có thé bị phạt tiền từ năm triệu đồng

đến năm mươi triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vu, cam hành

nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

5 Tội phat tán vi rút, chương trình tin học có tính nang

gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi phat tan virut, chương trình tin học có tính năng gây hại cho mạng máy

tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số Trong đó, vi rút được hiểu là “ chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xoá bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số” (Điều 4 Luật công nghệ thông tin năm 2006); ” chương trình

tin học có tính năng gây hại là chương trình tự động hoá xử lí

thông tin, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số” (Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC- TANDTC ngày 10/9/2012 hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông) Như vậy, hành vi khách

quan của tội phạm là hành vi đưa vi rút máy tính hoặc chươngtrình tin học có tính năng gây hại vào mạng máy tính, mạng

viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số Trong đó, mạng máy tính được hiểu là hệ thống nhiều máy tính được kết nối với nhau để có thể cùng khai thác các chương trình, dữ liệu trong phạm vi nhất định - phạm vi đơn vị, địa phương, ngành,

Trang 29

quốc gia; mạng Internet được hiểu là mạng máy tính có tính toàn cầu; mạng viễn thông được hiểu là hệ thống các thiết bị viễn thông được kết nối với nhau để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng; thiết bị số được hiểu là “ thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dung dé sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số” (Điều 4 Luật công nghệ thông tin năm

Từ nội dung của hành vi khách quan có thể rút ra các nhận

XÉT sau:

- Phương tiện phạm tội của tội này là vi rút máy tính hoặcchương trình tin học có tính năng gây hại Phương tiện phạm

tội này có thê do chính người phạm tội tạo ra;

- Đối tượng tác động của tội phạm này là các mạng máy tính (gồm cả mạng Internet), mạng viễn thông và các thiết bị SỐ;

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi đưa phương

tiện phạm tội thâm nhập vào đối tượng tác động của tội phạm.

- Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêmtrọng Hậu quả này là thiệt hại do phương tiện phạm tội gây ra

khi thâm nhập vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet và các thiết bị số Theo Thông tư liên tịch sé

10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thi hau qua nghiém trong duoc hiéu 1a thiét hai vé vật chat có giá tri từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

b Hình phạt

291

Trang 30

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 7 năm tù, được áp dụng cho trường hợp: Có 6 chức; gây hậu quả rất nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm Trong đó, hậu quả rất nghiêm trọng là thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (Thông tư liên tịch số

10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC).

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 12 năm tù, được áp dụng cho trường hợp: Đối với hệ thong dit liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng; đối với cơ sở hạ tang thông tin quốc gia; hệ thong thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng, hệ thống thông tin điều khiển giao thông;

gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Trong đó, hậu quả đặc biệt

nghiêm trọng là thiệt hại về vật chất có giá tri từ năm trăm triệu đồng trở lên (Thông tư liên tịch số

Người phạm tội còn có thé bị phat tiền từ năm triệu đồng

đến năm mươi triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cam hành

nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

6 Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều

225 BLHS)

a Dau hiệu pháp lí

Trang 31

- Hành vi khách quan của tội phạm có thể là một trong các

hành vi trai phép sau:

+ Xod, thay đổi, lam tổn hai phan mém hoặc đữ liệu thiết bịSỐ;

+ Ngăn chặn việc truyễn tải dữ liệu của mang máy tinh, mạng viễn thông, mang Internet, thiết bị số;

+ Hanh vi khác can trở hoặc gây rồi loạn hoạt động của mang máy tinh, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.)

- Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêmtrọng Hậu quả này là thiệt hại do hành vi khách quan nói trên

gây ra Theo Thông tư liên tịch số

10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thì hậu quả nghiêm trọng

được hiểu là thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi có ý.

Hành vi phạm tội khi đã cau thành tội phạm theo Điều 224 và Điều 226a thì không cấu thành tội phạm này.

b Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

2 khung hình phạt tăng nặng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 7 năm tù, được áp dụng cho trường hợp: Có 16 chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viên thông, mang

(1) Về nội dung của các hành vi khách quan có thể tham khảo Thông tư

lên tịch sô 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC.

293

Trang 32

Internet; gây hậu quả rất nghiêm trọng.t

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 12 năm tù, được áp dung cho trường hợp: Đối với hệ thong dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng; đối với cơ sở hạ tang thông tin quốc gia; hệ thong thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng, hệ thống thông tin điều khiển giao thông; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.)

Người phạm tội còn có thé bi phạt tiên từ năm triệu dong

đến năm mươi triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cam hành

nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

7 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng

máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226 BLHS) a Dau hiệu pháp lí

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi xâm phạm

lợi ích của cơ quan, tô chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội qua một trong các hành vi cụ thé sau:

+ Pua lên mang máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet

những thông tin trai với quy định cua pháp luật (nhưng không

thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của BLHS) như thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín

của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; kích

động tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín di đoan, phá hoại thuần phong

(1) Tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng và tình tiết gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng có nội dung tương tự như ở tội được quy định tại Điều 224

(2) Tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng và tình tiết gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng có nội dung tương tự như ở tội được quy định tại Điều 224

BLHS.

Trang 33

mi tục v.V ;

+ Mua ban, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đối hoặc công khai hoá những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tỉnh, mạng viễn thông,

mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tinđó;

+ Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy

tính, mạng viễn thông, mạng Internet.

- Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêm

trọng Theo Thông tư liên tịch số số

10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thì hậu quả

nghiêm trọng được hiểu là thiệt hại về vật chất có giá tri từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng hoặc là hậu quả ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, dẫn đến rồi loạn và làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tô chức.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi cô ý.

b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 3 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định khung hình phạt tăng nặng có mức cao nhất là 7 năm tù, được áp dụng cho trường hợp: Có /ổ chức; lợi dụng quyên quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; thu lợi bat chính từ một trăm triệu dong trở lên; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (theo Thông tư liên tịch số

10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thi gay hau qua rat nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tô chức, dẫn đến việc cơ quan, tô chức bị xâm phạm giải thê

295

Trang 34

hoặc phá sản).

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu

đồng đến hai trăm triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cam

hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm 8 Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a BLHS)

a Dau hiệu pháp lí

- Hành vi khách quan của tội phạm là

+ Truy cập bat hợp pháp vào mang máy tinh, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác và

+ Chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lay cắp, thay đổi, hủúy hoại, lam giả dit

liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.

Người phạm tội đã truy cập hệ thống (mạng hoặc thiết bị số) của người khác mà không được phép bằng các cách thức khác nhau, trong đó có các cách thức vượt “rao chan”, sử dụng quyền quản trị của người khác v.v Từ đó, người phạm tội tiến hành một hoặc nhiều hành vi khác nhau trong sỐ các hành vi bất hợp pháp trực tiếp gây thiệt hại cho người khác như lây cắp, huỷ hoại dữ liệu, sử dụng trái phép dịch vụ v.v

- Lỗi của người phạm tội là lỗi có ý.

b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định

hai khung hình phạt tăng nặng.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 7

Trang 35

năm tù, được áp dụng cho trường hợp: Có 16 chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; thu lợi bat chính lớn; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm Trong đó, thu lợi bất chính lớn là thu lợi bất chính có giá trị từ hai mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng: gây hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (Thông tư lên tịch số

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 12 năm tù, được áp dụng cho trường hợp: Đối với hệ thong dit liệu thuộc bi mật nhà nước; hệ thong thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng; đối với cơ sở hạ tang thông tin quốc gia; hệ thong thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thong thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thong thông tin điều khiển giao thông; thu lợi bat chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; gây hậu quả rất

nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Trong đó, thu lợi bat

chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn là thu lợi bat chính có giá tri từ một trăm triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên (Thông tư liên tịch số

Người phạm tội còn có thé bi phat tiền từ năm triệu đồng

đến năm mươi triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cam hành

nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

9 Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

207

Trang 36

- Hanh vi khách quan của tội phạm là các dạng hành vi khác

nhau có sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số như là phương tiện phạm tội Các dạng hành vi này

được BLHS liệt kê là:

+ Sử dung thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ

chức, cá nhân, làm giả thẻ ngân hàng;

+ Truy cập bat hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, t6 chức, cá

+ Lừa dối trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động von tín dung, mua bán và thanh toán cồ phiếu qua mạng;

+ Hanh vi tương tự khác „0 - Lỗi của người phạm tội là lỗi cô ý.

- Mục đích của người phạm tội là mục đích chiếm đoạt Khi cỗ ý thực hiện hành vi khách quan nêu trên, người phạm tội đều nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản băng các hình thức khác nhau như làm gia thẻ ngân hàng dé rút tiền mặt tại máy ATM hay dé thanh toán hàng hoá, dịch vụ; truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của người khác nhằm chuyền tiền sang tài khoản khác để chiếm đoạt; sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của người khác đề thanh toán

hàng hoá, dịch vụ qua mạng v.v b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 5 năm tù.

Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định ba

khung hình phạt tăng nặng.

(1) Về các dạng hành vi khách quan có thể tham khảo giải thích trong

Thông tư liên tịch sô 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC.

Trang 37

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức cao nhất là 7 năm tù, được áp dụng cho trường hợp: Có 16 chức; phạm tội nhiễu lan; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu dong đến dưới 200 triệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng (gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng - Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC); tdi phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức cao nhất là 15 năm tù, được áp dung cho trường hợp: Chiém đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu dong đến dưới năm trăm triệu dong; gây hậu quả rat nghiêm trọng (gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỉ năm trăm triệu đồng - Thông tư liên tịch số

Khung hình phat tăng nặng thứ ba có mức cao nhất là tù chung thân, được áp dụng cho trường hợp: Chiém đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đông trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ một tỉ năm trăm triệu đồng trở lên -Thông tư liên tịch số

Người phạm tội còn có thé bị phạt tiền từ năm triệu dong dén mot tram triéu dong, tich thu mot phan hoặc toàn bộ tài sản, cam

dam nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.)

B CAC TOI XÂM PHAM TRAT TỰ CÔNG CỘNG Bên cạnh đòi hỏi vé an toàn, cuộc sống chung của cộng đồng và xã hội cũng đòi hỏi có sự ồn định, có tính ki luật và

(1) Về các tình tiết định khung tăng nặng xem Thông tư liên tịch số

10/2012/ TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC.

299

Trang 38

tính có tổ chức Dé đảm bảo tính ổn định, có kỉ luật và có tổ chức này Nhà nước và xã hội phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp xử lí về hình sự những

người có hành vi xâm phạm sự trật tự nay trong các trường hợp

có tính nguy hiểm của tội phạm BLHS Việt Nam quy định

nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng trong chương XIX cùng

với nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng Tổng cộng có 12 điều luật (từ Điều 245 đến Điều 256) quy định về nhóm tội

phạm này.

1 Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS) a Dau hiệu pháp lí

Điều 245 BLHS quy định hai trường hợp phạm tội:

* Trường hợp thứ nhất là trường hợp người phạm tội đã có hành vi gáy rồi trật tự công cộng và hành vi này đã gây hậu

quả nghiêm trọng;

* Trường hợp thứ hai là trường hợp có hành vi như trường

hợp thứ nhất nhưng chưa gây hậu nghiêm trong và chi thé là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà con vi phạm.

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi gây rối trật tự công cộng Trong do, trật tự công cộng được hiểu là “Tinh

” 1 2 2 ^ ^ @) Ơ HƠI cong cong - nol trang ổn định, có tổ chức, có kỉ luật

diễn ra hoạt động chung của đông đảo người như trên đường phố, trong công viên, trong nhà hát, trong nhà ga hàng không hay đường sắt v.v Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi phá vỡ tình trạng ồn định, có tô chức, có kỉ luật đó Hanh vi đó

(1).Xem: Tir điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr 995.

Trang 39

có thể là lời nói như chửi bới, la hét hoặc là việc làm như đập phá tài sản, xô đây người, tạo ra âm thanh am 7 bằng các công cụ khác nhau hoặc mở thiết bị âm thanh quá cỡ v.v

- Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêm

trọng Hành vi gây rỗi đã thực sự dẫn đến tình trạng mất ôn định, hỗn loạn, vô tô chức, vô kỉ luật một cách nghiêm trọng ở nơi công cộng mà hành vi gây rỗi đã được thực hiện.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi cô ý.

b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 2 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định khung hình phạt tăng nặng có mức cao nhất là 7 năm tù, được

áp dung cho trường hợp có ding vũ khí hoặc có hành vi pha

phách; có tổ chức; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gay đình trệ hoạt động công cộng; xúi giục người khác gây rồi;

hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; tải phạm

nguy hiểm.

2 Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 246

a Dấu hiệu pháp lí

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi xâm phạm

thi thé, m6 ma, hài cốt trong đó có hành vi đào, phá mồ ma, chiếm đoạt những đồ vật dé ở trong mộ, trên mộ Hành vi dao, phá m6 ma là hành vi đào, phá nơi chôn người chết (hình thức địa táng) Chiếm đoạt đồ vật để ở trong mộ là lay cho minh các đồ vật đã được chôn cùng người chết; chiếm đoạt đồ vật để ở trên mộ là lây cho mình các đồ vật để trên mộ theo phong tục tập quán và dành cho người chết Hành vi đào, phá

301

Trang 40

m6 ma và hành vi chiếm đoạt đồ vật dé trong mộ, trên mộ là hai dạng hành vi được xác định cụ thê trong điều luật; ngoài ra điều luật còn xác định những hành vi khác xâm phạm đến thi thé, mồ ma, hài cốt cũng được coi là hành vi khách quan của tội phạm Trong đó thi thể được hiểu là thân xác người chết; hài cốt được hiểu là phần xương còn lại của người chết Với hình thức hoả táng hiện nay thì phần tro của người chết mà sau đó được đựng trong bình dé chôn hoặc để ở các ngăn trong nghĩa trang cũng được coi là hài cốt Một số ví dụ về hành vi khác xâm phạm thi thé, mồ má, hài cốt có thé là đâm, chém xác chết; yêm bùa vào mé ma; đập phá hài cốt, bình tro hài cốt v.v

- Lỗi của người phạm tội là lỗi có ý.

b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là 2 năm tù Ngoài khung hình phạt cơ bản này, điều luật còn quy định khung hình phạt tăng nặng có mức cao nhất là 5 năm tù, được

áp dụng cho trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

3 Tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247 BLHS) a Dau hiệu pháp lí

Điều 247BLHS quy định hai trường hợp phạm tội:

* Trường hợp thứ nhất là trường hợp người phạm tội đã có hành vi đừng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tin, di

đoan khác và hành vi này đã gây hậu quả nghiêm trọng;

* Trường hợp thứ hai là trường hợp có hành vi như trường

hợp thứ nhất nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng và chii thé là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị

Ngày đăng: 29/04/2024, 23:55

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN