Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Quyển 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Lê Thị Sơn (Phần 1)

204 3 0
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm,  Quyển 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Lê Thị Sơn (Phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHAN CÁC TOI PHAM

Quyén 2

Trang 2

258-2021/CXBIPH/70-03/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình

LUAT HÌNH SU VIET NAM PHAN CAC TOI PHAM

Quyền 2

(In lan thứ 22 có sửa đổi, bồ sung)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

HÀ NỘI - 2021

Trang 4

Chủ biên

GS.TS NGUYÊN NGỌC HOÀ

Tập thể tác giả

GS.TS LÊ THỊ SƠN Chương VIII GS.TS NGUYÊN NGỌC HOÀ Chương IX, XII TS NGUYEN VAN HUONG Chuong X TS HOANG VAN HUNG Chuong XI PGS.TS TRAN VAN DO Chuong XIII TS ĐÀO LE THU Chuong XIV

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình luật hình sự Việt Nam (toàn tap) được biên soạn

lan dau năm 2000 trên cơ sở kế thừa, phát triển các giáo trình luật hình sự cua Nhà trường được ấn hành từ năm 1992 do GS.TS Nguyễn Ngoc Hoà làm chủ biên Giáo trình này đã được in lại nhiều lan.

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 được Quốc hội nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII, kì họp thứ 10

thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bồ sung

năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Trước tình hình đó, tập thể tác giả đã tổng rà soát lại toàn bộ Giáo trình về nội dung khoa học cũng như về hình thức thể hiện Trên cơ sở rà soát này, các tác giả đã chỉnh li, bố sung và

hoàn thiện Giáo trình luật hình sự Việt Nam cho phù họp vớinội dung cua Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 đã được sửa

đổi, bổ sung năm 2017, kịp thời phục vụ nhu cẩu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên, sinh viên và các đối

tượng khác.

Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật

Hà Nội được tái bản có chỉnh lí lần này gom 3 quyển: 1 quyển về Phan chung và 2 quyền về Phan các tội phạm Các chương của Giáo trình về cơ bản van giữ kết cấu như các lan in trước đây, cụ thể:

Trang 6

- Về nội dung, ở các chương về Phan chung, Giáo trình được kết cấu theo các vấn đề và ở các chương về Phần các tội phạm, Giáo trình được kết cấu theo nhóm các lội phạm (các

chương trong Phân các tội phạm của BLHS).

- Về sự giải thích, Giáo trình đảm bảo kết hợp giữa tính khoa học với tính có căn cứ theo luật định Tuy nhiên, với yêu

cẩu của chương trình đào tạo luật ở bậc đại học, sự giải thích trong Giáo trình cũng có mức độ nhất định; mặt khác, nhiễu vấn đề trong Bộ luật can phải được sự giải thích chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyên.

- Về cách trình bày, các tác giả lưu ý bạn đọc về các định nghĩa khái niệm dưới hình thức in nghiêng Các chữ viết tat, các thuật ngữ được sử dụng thống nhất ở tất cả các chương,

mục của Giáo trình.

Với sự tham gia biên soạn của các giảng viên có kinh

nghiệm, hi vọng rằng Giáo trình này sẽ đáp ứng được sự

mong đợi của bạn đọc Trường Đại học Luật Hà Nội xin

tran trọng giới thiệu Giáo trình luật hình sự Việt Nam và rất mong nhận được những ý kiến góp ÿ, phê bình của ban đọc để Giáo trình này ngày càng hoàn thiện.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 8

BANG TỪ VIET TAT

BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

CAND Công an nhân dân

CTTP Cấu thành tội phạm QHNQ Quan hệ nhân quả TANDTC _ Toà án nhân dân tối cao

TNHS Trach nhiệm hình sựXHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 9

CHƯƠNG VIII

CAC TOI PHAM VE MA TUY

I NHUNG VAN DE CHUNG

BLHS năm 1985, sau ba lần sửa đổi, bố sung (12/1989, 8/1991 và 12/1992) đã có hai điều luật quy định các tội phạm về ma tuý Đó là Điều 96a quy định tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyên trái phép các chất ma tuý và Điều 203 quy định tội tổ chức dùng chất ma tuý Trong lần sửa đổi, b6 sung lan thứ tư (5/1997), Bộ luật này đã được bồ sung một chương quy định các tội phạm về ma tuý để thay thế cho Điều 96a và Điều 203 Đó là Chương VIIA trong Phần các tội phạm của BLHS Chương này gồm 14 điều, quy định 13 tội danh.

Trong BLHS năm 1999, các tội phạm về ma tuý được quy định tại Chương XVIII Khi ban hành, Bộ luật có 10 điều luật (từ Điều 192 đến Điều 201) quy định về 10 tội danh khác nhau Sau khi được sửa đổi, b6 sung (6/2009), Bộ luật còn 9 điều luật, quy định 9 tội danh (Điều 199 quy định “Tội sử dụng trái phép chất ma tuý” đã được bãi bỏ).

BLHS năm 2015 vẫn tiếp tục dành một chương quy định

(1) Xem thêm: Lê Thị Sơn, “Các tội phạm về ma tuý - So sánh giữa Bộ luật hình

sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999”, Tap chí luật học, sô 3/2000.

Trang 10

các tội phạm về ma tuý Đó là Chương XX: “Các tội phạm về ma tuý”, bao gồm 13 điều luật (từ Điều 247 đến Điều 259) quy

định 13 tội danh tương ứng với 9 tội danh được quy định trong BLHS năm 1999 Trong đó, “tội tàng trữ, vận chuyền, mua bán

trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý” (Điều 194 BLHS năm 1999) được tách thành bốn tội danh (Điều 249 đến Điều 252

BLHS năm 2015); “tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng

trái phép chất ma tuý” (Điều 200 BLHS năm 1999) được tách thành hai tội danh (Điều 257 và Điều 258 BLHS năm 2015) Với việc tách tội danh như vậy, BLHS năm 2015 có điều kiện mô tả cụ thé hơn các hành vi phạm tội, thể hiện rõ hơn sự phân hoá TNHS cũng như giảm bớt số tội phạm về ma tuý có hình

phạt tử hình được quy định Theo BLHS năm 1999, hình phạt

tử hình được quy định đối với bốn loại hành vi phạm tội (Điều

194), còn theo BLHS năm 2015, hình phạt tử hình chỉ được

quy định đối với hai loại hành vi phạm tội tương ứng với hai tội danh là tội vận chuyền trái phép chất ma tuý (Điều 250) và tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251).

13 tội danh thuộc các tội phạm về ma tuý theo BLHS năm

2015 là:

- Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 247);

- Tội sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 248); - Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249); - Tội vận chuyên trái phép chất ma tuý (Điều 250); - Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251);

Trang 11

- Tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 252);

- Tội tàng trữ, vận chuyên, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền

chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 253); - Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyên hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 254);

- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 255); - Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý

- Tội vi phạm quy định về quản lí chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259).

1 Khái niệm các tội phạm về ma tuý

Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lí chất ma tuý là loại chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt Vi phạm các quy định về chế độ quản lí các chất ma tuý không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma tuý của Nha nước mà còn gop phan tạo ra lớp người nghiện, qua đó de dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của các hành vi vi phạm các quy định về chế độ quản lí chất ma tuý như vậy nên mọi

11

Trang 12

hành vi vi phạm, ở bất kì khâu nào của quá trình quản lí chất ma tuý đều bị quy định là tội phạm.

Từ các quy định của Chương XX có thể định nghĩa:

Các tội phạm về ma tuý là hành vi cô ý xâm phạm chế độ quản lí các chất ma tuý của Nhà nước.

a Khách thể của tội phạm

Khách thể của các tội phạm về ma tuý là chế độ quản lí các chất ma tuý của Nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản lí Các tội phạm này có đối tượng là các chất ma tuý (theo nghĩa rộng) và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất

ma tuý.

* Các chất ma tuý

Các chất ma tuý (theo nghĩa rộng) là đối tượng của các tội phạm về ma tuý, bao gồm chất ma tuý theo nghĩa hẹp là chất gây nghiện và chất hướng than; tiền chất;” thuốc gây nghiện, thuốc hướng than;® cây có chứa chất ma tuý." Như

(1) “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thân được quy định

trong các danh mục do Chính phú ban hành ” “Chất gáy nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thân kinh, dé gây tình trạng nghiện đối với người sử dung”.

“Chat huong than là chất kích thích, ức chế than kinh hoặc gây ảo giác, nếu

sử dụng nhiều lan có thé dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng”

(các khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000, được sửa đôi,

bồ sung năm 2008).

(2) “Tiên chất là các loại hoá chất không thé thiếu được trong quá tình điềuchế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục do chính phủ banhành” (Khoản 4 Điều 2 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000, được sửa đổi bổ

sung năm 2008).

(3) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy

định trong các danh mục do Bộ y tế ban hành, có chứa chất gây nghiện, chất

Trang 13

vậy, các chất ma tuý (theo nghĩa rộng) là đối tượng của các tội phạm về ma tuý có thể được chia thành hai nhóm: Thi? nhất là các chất ma tuý (chất gây nghiện, chất hướng thần) và các đối tượng có chứa chất ma tuý (thuốc chữa bệnh và cây có chứa chất ma tuý); thir hai là các tiền chất (các hoá chất dùng dé điều chế, sản xuất chất ma tuý).

Ở Việt Nam, việc xác định các chất ma tuý (theo nghĩa hẹp) và các tiền chất được thực hiện theo quy định hiện hành về danh mục chất ma tuý và tiền chất do Chính phủ ban hanh.” Việc ban hành quy định nay dựa trên cơ sở tham khảo các bảng quy định về các chất ma tuý và các chất hướng thần của 3 công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma tuý.°)

Chất ma tuý là các chất gây nghiện ở dạng tự nhiên hay

tong hợp Đặc tính nguy hiểm của chất ma tuý thé hiện ở khả năng gây nghiện cho người sử dụng các chất này Con người chỉ cần sử dụng một vài lần chất ma tuý sẽ có nhu cầu được cung cấp thường xuyên và với liều lượng ngày càng cao hơn Khi không đáp ứng được nhu cầu, họ sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thé xác và có thé làm tất cả những gi, ké cả tội ác mà họ

hướng thần, xem: Khoản 5 Điều 2 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000, đượcsửa đôi, bồ sung năm 2008.

(1) “Cay có chứa chất ma tu bao gém cây thuốc phiện (cây anh túc), cây côca, cây can sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuy” (khoản 6 Điều 2 Luậtphòng, chống ma tuý năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2008).

(2) Các chất này được quy định trong Danh mục chất ma tuý và tiền chất đượcban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của

Chính phủ.

(3) Đó là: Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước vềcác chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp phápcác chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988.

13

Trang 14

cho là cần thiết nhằm giải tỏa cơn nghiện Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào chất ma tuý chính là tác hại gây nghiện của chất ma tuý đối với người dùng chất đó.

Các dạng chất ma tuý thường gặp và là đối tượng phổ biến của các tội phạm về ma tuý là:

+ Heroine;

+ MDMA;

+ Cần sa và các chế phẩm từ cần sa; + Lá khát (lá cây Catha edulis).

+ Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện;

+ Cao côca;

+ Lá cây côca (lá của cây côca - lá chưa dùng dé chiết xuất);

+ Cocaine;

+ Methamphetamine, Amphetamine.”

* Cac vat dung phuc vu san xuất và sử dụng chat ma tuy Cac vat dung phuc vu san xuất và sử dụng chất ma tuý là các công cụ, phương tiện dùng vào việc sản xuất và sử dụng chất ma tuý.

(1) Các chất trên đây là các chất ma tuý trong Danh mục I, “Các chất ma tuý

tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sông xã hội; việc sử dụng các chấtnày trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo

quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyên ” (Ban hành kèm theo Nghị địnhsố 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ).

(2) Đây là các chất ma tuý trong danh mục II, “Các chất ma tuý được dùnghạn chê trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạmhoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thâm quyền” (Ban hànhkèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ).

Trang 15

b Mặt khách quan của tội phạm

* Hanh vi khách quan của các tội phạm về ma tuy

Hành vi khách quan của các tội phạm về ma túy tuy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở chỗ đều là những hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về chế độ quản lí các chất ma tuý Đó có thê là những hành vi thực hiện những điều mà Nhà nước cam làm (hành vi khách quan của các tội quy định từ Điều 247 đến Điều 258 BLHS) hoặc có thé là những

hành vi của những người có trách nhiệm trong quản lí các

chất ma tuý đã không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc làm những việc ngoài phạm vi những quy định về quản lí các chất ma tuý (hành vi khách quan của tội được quy định tại Điều 259 BLHS).

* Hậu quả của các tội phạm về ma tuy

Hậu quả mà các tội phạm về ma tuý có thể gây ra là rất nghiêm trọng về nhiều mặt Tuy nhiên, các tội phạm về ma tuý đều được quy định là tội phạm có cau thành tội phạm hình thức Hậu quả không được qui định là dấu hiệu trong CTTP

của những tội phạm này.

c Mặt chủ quan của tội phạm

Đối với đa số tội phạm về ma tuý, lỗi của người thực hiện

là lỗi cố ý trực tiếp (các tội phạm quy định ở các điều từ Điều 247 đến Điều 255, Điều 257 và Điều 258 BLHS) Lỗi của người phạm các tội quy định tại Điều 256 và Điều 259 có thé là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cô ý gián tiếp.

15

Trang 16

d Chủ thể của tội phạm

Chủ thé của hầu hết tội phạm về ma tuý là chủ thể bình thường: riêng tội được quy định tại Điều 259 BLHS đòi hỏi chủ thé đặc biệt.

2 Hình phạt đối với các tội phạm về ma tuý

Các tội phạm về ma tuý là nhóm tội có tính nguy hiểm cao Vì vậy, hình phạt quy định cho các tội phạm này rất nghiêm khắc Hầu hết tội phạm về ma tuý là tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (trừ tội được quy định tại khoản 1 Điều 247 BLHS là tội phạm

it nghiêm trọng).

Hình phạt chính được quy định cho tất cả tội phạm về ma tuý là hình phạt tù với mức khởi điểm đối với đa số tội phạm là trong khoảng từ 01 đến 02 năm, trừ tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 247 BLHS (khởi điểm là 06 tháng) và tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 259 (khởi điểm có thé là hình phạt tiền).

Hình phạt tử hình được quy định đối với 3 tội danh (tại các điều 248, 250 và 251); hình phạt tù chung thân được quy định đối với 6 tội danh (tại các điều 249, 252, 253, 255, 257, 258) Đối với 4 tội danh khác, mức cao nhất của hình phạt tù được quy định trong khoảng từ 7 đến 15 năm.

Việc quy định hình phạt cho các tội phạm về ma tuý trong BLHS năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lí đầy đủ cho việc thực hiện cá thể hoá hình phạt và đường lối xử lí nghiêm khắc đối với

Trang 17

các tội phạm về ma tuý trong giai đoạn hiện nay Các khung

hình phạt được quy định không quá rộng (khoảng của một

khung hình phat tù chỉ từ 4 đến 8 năm) Các chất ma tuý được định lượng cụ thể thành các dấu hiệu định khung cho từng

khung hình phạt tăng nặng.

Các hình phạt bố sung được quy định có thé áp dụng đối với các tội phạm về ma tuý bao gồm:

- Hình phạt tiền (mức thấp nhất là 05 triệu đồng và mức cao nhất là 500 triệu đồng);

- Cam đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (từ 01 đến 05 năm);

- Tịch thu (một phần hoặc toàn bộ) tài sản; - Quản chế hoặc cắm cư trú (từ 01 đến 05 năm) II CAC TOI PHAM CỤ THÊ

1 Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 247 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

trồng và đối tượng được trồng là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý Trong đó, hành vi trồng được hiểu là hành vi gieo trồng, chăm bón cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý hoặc thu hoạch các bộ phận của cây như lá,

17

Trang 18

hoa, qua, thân cây.”

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạm Hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch cây có chứa chất ma tuý bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau:

- Chủ thể đã được giáo dục hai lần và đã được tạo điều kiện dé ôn định cuộc sống:

Đây là trường hợp chủ thê tiếp tục thực hiện hành vi gieo

trồng, chăm bón hoặc thu hoạch cây có chứa chất ma tuý sau

khi đã có 2 lần được cơ quan có thâm quyền nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt việc trồng cây và phá bỏ số cây đã trồng Ngoài ra, người vi phạm cũng đã được Nhà nước hỗ trợ các điều kiện về vật chất, tài chính và kĩ thuật dé có thé bỏ việc trồng cây có chứa chất ma tuý, chuyển đổi sang cây trồng khác mà không anh hưởng đáng ké đến đời sống Sự hỗ trợ của Nhà nước có thể là cấp lương thực, cấp tiền hoặc cho vay tiền không lấy lãi, cấp giống cây trồng mới cũng như hướng dẫn

kĩ thuật canh tác

- Chủ thé đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này: Đây là trường hợp chủ thê tiếp tục thực hiện hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch cây có chứa chất ma tuý sau khi đã bị co quan nhà nước có thâm quyền áp dụng biện pháp

(1) Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTPngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toa án nhân

dân tối cao, Bộ tu pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIIICác tội phạm về ma tuý của BLHS năm 1999, Phần II Mục 1.2.

Trang 19

xử phạt vi phạm hành chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền về hành vi trồng cây có chứa chất ma tuý đã thực hiện.

- Chủ thể đã bị kết án về tội phạm này, chưa được xoá án

tích mà còn vi phạm:

Đây là trường hop chủ thé tiếp tục thực hiện hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch cây có chứa chất ma tuý sau khi đã bị kết án về tội trồng cây có chứa chất ma tuý và trong thời gian chưa được xoá án tích về tội phạm này.

- Chủ thể đã trồng được số lượng từ 500 cây trở lên:

Đây là trường hợp chủ thể đã gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch được ít nhất 500 cây có chứa chất ma tuý.

* Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi có ý Người phạm tội biết tính chất của cây mà mình trồng cũng như biết dấu hiệu xác định hành vi trồng cây có chứa chất ma tuý là tội phạm.

Khung hình phạt tăng nặng có mức từ phạt tù 03 năm đến 07 năm, được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy

19

Trang 20

định là: Phạm tội có tổ chức; với số lượng 3.000 cây trở lên; tái

phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt bổ sung (có thé được áp dụng) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Khoản 4 của Điều luật quy định người phạm tội có thé được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thâm quyền trước

khi thu hoạch.

2 Tội sản xuất trái phép chat ma tuý (Điều 248 BLHS) a Dấu hiệu pháp lí

* Dầu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

sản xuất trái phép chất ma tuý Trong đó, các chất ma tuý được hiểu là các chất được Nhà nước xác định.” Đó là nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 và các chất ma tuý khác ở thé rắn hoặc thể lỏng.

Hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý là hành vi làm ra chất ma tuý mà không được phép Trong đó, hành vi sản xuất chất ma tuý được hiểu là hành vi tham gia vào quá trình tạo ra chất ma tuý (theo cách thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ) từ cây có chứa chất ma tuý, từ tiền chất, từ các hoá chất hoặc từ chất ma tuý khác.

(1) Hiện nay, các chất ma tuý được quy định trong Danh mục các chất ma tuý

được ban hành kèm theo Nghị định sô 73/2018/NĐ-CP ngày 15 thang 5 nam2018 của Chính phủ.

Trang 21

Trên thực tế các chất ma tuý có thể được làm ra theo một

trong các phương pháp thông thường sau:

- Chiết xuất: Tach tinh chất từ thảo mộc hoặc từ hỗn hợp chất bằng những phương pháp khác nhau Chiết xuất chất ma tuý ở Việt Nam thường gặp là chiết quả thuốc phiện đề thu hỗn

hợp nhựa.

- Điều chế: Tạo ra chất mới từ những chất đã có Điều chế chất ma tuý có thể là quá trình tinh lọc các chất ma tuý hoặc là quá trình chuyên hoá từ chất ma tuý này sang chất ma tuý khác hoặc có thể là tổng hợp ra chất ma tuý từ các tiền chất ma tuý

đã có

Để kiểm soát chặt chẽ các chất ma tuý, Nhà nước độc quyền và chỉ giao cho những cơ sở nhất định được phép chế biến các chất ma tuý nhất định phục vụ cho các mục đích chung Do vậy, tất cả hành vi sản xuất - làm ra chất ma tuý ngoài các cơ sở được giao đều bị coi là trái phép Đối với những trường hợp tuy được phép nhưng đã sản xuất ngoài nội dung cho phép cũng bị coi là sản xuất trái phép.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội biết rõ hành vi minh thực hiện là hành vi làm ra chất ma tuý và là không được phép.

Trang 22

02 năm đến 07 năm.

Ba khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt

tù từ 07 năm đến 15 năm; từ 15 năm đến 20 năm và phạt tù 20

năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng bao gồm chủ yếu là dấu hiệu về khối lượng, thể tích của chất ma tuý được sản xuất Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tô chức Trong đó cần chú ý dấu hiệu “có tính chuyên nghiệp” là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội sản xuất trái phép chất ma tuý (5 lần trở lên) và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.”

Khung hình phạt bổ sung (có thé được áp dụng) là phạt tiền

từ 05 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vu,

cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3 Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249 BLHS) a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành(1) Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thâmphán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS;Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày24/ 12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân

tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII Cáctội phạm về ma tuý của BLHS năm 1999, Phần II Mục 2.2.

Trang 23

vi tàng trữ trái phép chất ma tuý Trong đó, các chất ma tuý có thé như nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, Heroine,

Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA,

XRL-11, lá cây côca, lá khát (lá cây Catha edulis), lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa, bộ phận của cây khác có chứa chất ma tuý, quả thuốc phiện khô, tươi và các chất ma tuý khác ở thé ran hoặc thé lỏng Hành vi tang trữ chất ma tuý là hành vi cất giữ, cất giấu chất ma tuý Các dạng hành vi này có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào, như cất giữ trong nhà, ngoài vườn , cất giấu trong quân áo, tư trang, trong người và bat ké thời gian bao lâu.t

Hành vi cất giữ, cất giấu chất ma tuý bị coi là trái phép khi các hành vi đó được thực hiện mà không có giấy phép của cơ quan có thâm quyền.

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạm Hành vi cất giữ, cất giấu trái phép chất ma tuý chỉ bị coi

là tội phạm trong các trường hợp sau:

- Chủ thê đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này:

Đây là trường hợp chủ thé thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý sau khi đã bị cơ quan nhà nước có thâm quyền áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về hành

(1) Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTPngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân

dân tối cao, Bộ tu pháp hướng dan áp dụng một số quy định tại Chương XVIIICác tội phạm về ma túy của BLHS năm 1999, Phan II Mục 3.1.

23

Trang 24

vi này mà họ đã thực hiện trước đó.

- Chủ thê đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà

còn vi phạm:

Đây là trường hợp chủ thé thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý sau khi đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý mà họ đã thực hiện trước đó và chưa được

xoá án tích.

- Chủ thể đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xoá án

tích mà còn vi phạm:

Đây là trường hợp chủ thé thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý sau khi đã bị kết án về một trong 4 tội (khác) quy định tại Điều 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma tuý), Điều 250 (Tội vận chuyền trái phép chất ma tuý), Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma tuý) hoặc Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma tuý) mà họ đã thực hiện trước đó và chưa được

xoá án tích.

- Chất ma tuý được tàng trữ trái phép có khối lượng tối thiểu 01 gam (nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao coca);

0,1 gam (Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine,MDMA hoặc XLR-11); 01 kiôgam (lá cây côca, lá khát (lá

cây Catha edulis), lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma tuý); 05 kilôgam (quả thuốc phiện khô); 01 kilôgam (quả thuốc phiện tươi); 01 gam (các chất ma tuý khác ở thé ran); 10 mililít (các chất ma tuý khác ở thé lỏng).

Trang 25

Trong trường hợp tàng trữ nhiều chất ma tuý khác nhau đòi hỏi tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma tuý được Điều

luật quy định.

Như vậy, theo quy định của Điều luật, hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý bị coi là tội phạm khi khối lượng hoặc thê tích chất ma tuý được tàng trữ đạt mức tối thiêu mà Điều luật quy định Tuy nhiên, dấu hiệu này có thé được thay thé bằng dấu hiệu nhân thân “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án ”,

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm - Dau hiệu lỗi của chủ thé

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cô ý trực tiếp Khi xác định lỗi của người phạm tội này cần chú ý: Người thực hiện hành vi cất giữ, cất giấu các chất được giám định không phải là chất ma tuý nhưng lại ý thức rằng đó là chất ma tuý thì vẫn phải chịu TNHS về tội phạm này (theo khoản 1 Điều 249 BLHS).?

(1) Xem: Bình luận Điều 15 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bìnhluận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017(Phan chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017; Thông tư liên tịch số08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 của Bộ

công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư phápsửa đổi, bé sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một

số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999,Phần I Mục 1.4.

25

Trang 26

- Dấu hiệu muc đích phạm tội

Điều luật quy định: Người phạm tội “không nhằm mục

dich mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma tuý”.

Theo đó, hành vi cất giữ, cất giấu trái phép chất ma tuý nhằm

mục đích mua bán, vận chuyên hoặc sản xuất trái phép chất ma

tuý không cau thành tội phạm này Ở đây, câu hỏi được đặt ra

là người thực hiện hành vi đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự

về tội gì? Khi người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý chưa có hành vi mua bán, hành vi vận chuyền hay hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý mà mới chỉ có mục đích thực hiện các hành vi đó thì chắc chắn không thé truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội hoàn thành của tội mua bán hay tội vận chuyên hay tội sản xuất trái phép chất ma tuý và cũng không thể về chuẩn bị phạm tội của các tội này vì theo Điều 14 BLHS, chuẩn bị phạm tội của các tội này không phải chịu trách nhiệm hình sw Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về phạm tội chưa đạt của các tội này cũng thiếu cơ sở vì khó có thê khăng định hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý nhăm

mục đích mua bán, vận chuyên hoặc sản xuất trái phép chất ma

tuý là hành vi “đi liền trước” của hành vi mua bán, vận chuyên hay sản xuất trái phép chất ma tuý.) Vi du: A ngẫu nhiên có

(1).Xem: Bình luận Điều 14 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bìnhluận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bồ sung năm 2017(Phan chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017.

(2) Xem: Bình luận Điều 15 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bìnhluận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017(Phan chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017; bình luận Điều 146 BLHS trong

Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015,

Trang 27

gói Heroine bị “bỏ quên” vì lí do nao đó trong cửa hàng của

mình và đã đò hỏi để bán nhưng chưa tìm được người mua thì

Ba khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt

tù từ 05 năm đến 10 năm; từ 10 năm đến 15 năm và từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng bao gồm chủ

yếu là dau hiệu về khối lượng, thể tích của chất ma tuý được

tàng trữ cũng như một số dấu hiệu khác tương tự như ở tội sản xuất trái phép chất ma tuý Ngoài ra, cần chú ý dấu hiệu “sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội” là trường hợp người phạm tội đã sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Khung hình phạt bổ sung (có thé được áp dung) là phạt tiền

từ 05 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vu,

cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

được sửa đối, bồ sung năm 2017 (Phan các tội phạm) - Quyển 1, Nxb Tư pháp,

Hà Nội, 2018.

27

Trang 28

4 Tội vận chuyền trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS) a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

vận chuyền trái phép chất ma tuý Theo đó, đối tượng của tội phạm này là các chất ma tuý như: nhựa thuốc phiện, nhựa cần

sa, cao côca, Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine,MDMA, XLR-11, lá cây côca, lá khát (lá cây Catha edulis),

lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa, bộ phận của cây khác có chứa chất ma tuý, quả thuốc phiện khô, tươi và các chất ma tuý khác ở thé rắn hoặc thé lỏng Đối tượng của tội phạm này cũng giống như đối tượng của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý là hành vi chuyền dịch chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác mà không có giấy phép của cơ quan có thâm quyên Hành vi này có thể được thực hiện dưới bất kì hình thức nào như mang theo người

(cho vào túi áo, túi quần, nuốt trong bụng, dé trong túi xách ),

chuyển qua đường bưu điện, đường hàng không, bằng các phương tiện khác nhau (6 tô, tàu bay, tàu thủy ) v.v °2

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạm Hành vi chuyển dịch trái phép chat ma tuý chỉ bi coi là

(1) Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTPngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân

dân tối cao, Bộ tu pháp hướng dan áp dụng một số quy định tại Chương XVIIICác tội phạm về ma túy của BLHS năm 1999, Phần II Mục 3.2.

Trang 29

tội phạm trong những trường hợp sau:

- Chủ thê đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này:

Đây là trường hợp chủ thé thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý sau khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về hành

vi này mà họ đã thực hiện trước đó.

- Chủ thê đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà

còn vi phạm:

Đây là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý sau khi đã bị kết án về tội vận chuyên trái phép chất ma tuý mà họ đã thực hiện trước đó và chưa được

xoá án tích.

- Chủ thể đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xoá án

tích mà còn vi phạm:

Đây là trường hop chủ thé thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý sau khi đã bị kết án về một trong 4 tội (khác) quy định tại Điều 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma tuý), Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý), Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma tuý) hoặc Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma tuý) mà họ đã thực hiện trước đó và chưa

được xoá án tích.

- Chất ma tuý được vận chuyền trái phép có khối lượng tối thiểu 01 gam (nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao coca);

29

Trang 30

0,1 gam (Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine,MDMA hoặc XLR-11); 01 kil6gam (lá cây côca, lá khát (lá

cây Catha edulis), lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma tuý); 05 kilôgam (quả thuốc phiện khô); 01 kilôgam (quả thuốc phiện tươi); 01 gam (các chất ma tuý khác ở thé ran); 10 mililít (các chất ma tuý khác ở thể lỏng).

Trong trường hop vận chuyển nhiều chất ma tuý khác nhau đòi hỏi tổng khối lượng hoặc thê tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thé tích chất ma tuý được điều luật quy định.

Như vậy, theo quy định của Điều luật, hành vi vận chuyên trái phép chất ma tuý bị coi là tội phạm khi khối lượng hoặc thể tích chất ma tuý được vận chuyên đạt mức tối thiểu mà điều luật quy định Tuy nhiên, dấu hiệu này có thé được thay thế bằng dấu hiệu nhân thân “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án ”.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm - Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cô ý trực tiếp Khi xác định lỗi của người phạm tội này cần chú ý: Người thực hiện hành vi chuyên dịch các chất được giám định không phải là chất ma tuý nhưng lại ý thức răng đó là chất ma tuý thì vẫn phải chịu TNHS về tội phạm này (theo

Trang 31

khoản 1 Điều 250 BLHS).”? - Dau hiệu muc dich phạm tội

Điều luật quy định: Người phạm tội “không nhằm muc dich sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý” Theo đó, hành vi vận chuyền trái phép chất ma tuý nhăm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý không cấu thành tội phạm này Ở đây, câu hỏi được đặt ra là người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gì? Khi người có hành vi vận chuyên trái phép chất ma tuý chưa có hành vi sản xuất, hành vi mua bán hay hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà mới chỉ có mục đích thực hiện các hành vi đó thì chắc chắn không thể truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội hoàn thành của tội sản xuất, tội mua bán hay tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và cũng không thể về chuẩn bị phạm tội của các tội này vì theo Điều 14 BLHS, chuẩn bị phạm tội của các tội này không phải chịu trách nhiệm hình sự.” Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về phạm tội chưa đạt của các tội này cũng chưa có cơ sở vững chắc vì khó có thể khăng định trong

(1) Xem: Bình luận Điều 15 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bìnhluận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bồ sung năm 2017(Phan chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017; Thông tư liên tịch số08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 của Bộ

công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư phápsửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại ChươngXVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999, Phan I Mục 1.4.

(2) Xem: Bình luận Điều 14 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bìnhluận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bồ sung năm 2017(Phân chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017.

a1

Trang 32

mọi trường hợp hành vi vận chuyền trái phép chất ma tuý nhằm mục đích sản xuất hoặc mua bán trái phép chất ma tuý là hành vi “đi liền trước” của hành vi sản xuất hay mua bán trái

Ba khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt

tù từ 07 năm đến 15 năm; từ 15 năm đến 20 năm và từ phạt tù

20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng bao gồm chủ yếu là dấu hiệu về khối lượng, thể tích của chất ma tuý được vận chuyên cũng như một số dấu hiệu khác tương tự như ở tội sản xuất trái phép chất ma tuý Ngoài ra, cần chú ý dấu hiệu “qua biên giới”: Là trường hợp hành vi vận chuyền trái phép chất ma tuý được thực hiện qua biên giới giữa Việt Nam và

nước khác.

Khung hình phạt bổ sung (có thé được áp dung) là phạt tiền

từ 05 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vu,

cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(1) Xem: Bình luận Điều 15 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bình

luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa doi, bô sung năm 2017(Phân chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017.

Trang 33

5 Tội mua bán trái phép chat ma tuý (Điều 251 BLHS) a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

mua bán trái phép chất ma tuý Đối tượng của hành vi mua bán trái phép này là chất ma tuý như: nhựa thuốc phiện, nhựa cần

sa, cao côca, Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine,MDMA, XLR-11, lá cây coca, lá khát (lá cây Catha edulis), lá,

rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa, bộ phận của cây khác có chứa chất ma tuý, quả thuốc phiện khô, tươi và các chất ma tuý khác ở thé rắn hoặc thé lỏng Đối tượng của tội phạm này giống đối tượng của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và tội vận chuyên trái phép chất ma tuý.

Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý được hiểu là hành vi trao đồi trái phép chất ma tuý dưới bat kì hình thức nào.

Hành vi mua bán chất ma tuý có thé được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bán chất ma tuý cho người khác bao gồm cả bán hộ; mua chất ma tuý nhằm bán cho người khác; xin chất ma tuý để bán cho người khác; trao đổi, thanh toán bang chất ma tuý; dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán lay chất ma tuý nhằm bán cho người khác; tàng trữ hoặc vận chuyên chất ma tuý nhằm bán cho người khác.”

Hành vi mua bán chất ma tuý bị coi là trái phép khi được thực hiện không có giấy phép của cơ quan có thâm quyền.

(1) Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- -BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII Cáctội phạm về ma tuý của BLHS năm 1999, Phần I Mục 3.3.

23

Trang 34

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được xác định là lỗi cô ý trực tiếp Khi xác định lỗi của người phạm tội này cần chú ý:

- Người thực hiện hành vi mua bán các chất được giám định không phải là chất ma tuý nhưng họ ý thức rằng đó là chất ma tuý thì vẫn phải chịu TNHS về tội phạm này (theo khoản 1 Điều 251 BLHS); ®

- Trong trường hợp bên bán biết là chất ma tuý giả còn bên mua đã nhằm tưởng là chất ma tuý, hành vi của người bán không cấu thành tội mua bán trái phép chất ma tuy mà cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo Điều 174 BLHS); còn hành vi mua nhằm van cấu thành tội mua bán trái phép chất ma tuý (chưa đạt vô hiệu).)

(1) Xem: Bình luận Điều 15 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bìnhluận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bồ sung năm 2017(Phan chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017; Thông tư liên tịch số08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 của Bộcông an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư phápsửa đổi, bé sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một

số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999,

Phần I Mục 1.4.

(2) Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày14/11/2015 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tôicao, Bộ tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch sỐ

17/2007/TTLT-BCA- VKSNDTC- TANDTC-BTP ngay 24/12/2007 của Bộ công

an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫnáp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS

năm 1999, Phan I Mục 1.4.; Xem: Bình luận Điều 15 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoa (Chủ biên), Binh luận Khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đối, bổ sung năm 2017 (Phan chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017.

Trang 35

Ba khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt

tù từ 07 năm đến 15 năm; từ 15 năm đến 20 năm và từ phạt tù 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình.

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng bao gồm chủ yếu là dấu hiệu về khối lượng, thể tích của chất ma tuý được mua bán cũng như một số dấu hiệu khác tương tự như ở tội vận chuyền trái phép chất ma tuý.

Khung hình phạt bổ sung (có thé được áp dung) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cắm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6 Tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 252 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dầu hiệu mặt khách quan của toi phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

chiếm đoạt chất ma tuý Trong đó, chất ma tuý có thể như nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, Heroine, Cocaine,

Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11, lá cây

côca, lá khát (lá cây Catha edulis), lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa, bộ phận của cây khác có chứa chất ma tuý, quả

35

Trang 36

thuốc phiện khô, tươi và các chất ma tuý khác ở thể răn hoặc thé lỏng Đối tượng của tội phạm này giống đối tượng của các tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, tội vận chuyền trái phép chất ma tuý và tội mua bán trái phép chất ma tuý.

Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý được hiểu là hành vi chuyền chất ma tuý của người khác thành của mình bằng bat kì thủ đoạn nào Các thủ đoạn cụ thé của hành vi chiếm đoạt chất ma tuý là tương tự với các hình thức chiếm đoạt tài sản đã được BLHS quy định Người phạm tội có thé có hành vi giống các hành vi phạm tội của các tội xâm phạm sở hữu có tinh chất chiếm đoạt (tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cũng có thé tội tham 6 tài san).

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạm Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý bi coi là tội phạm trong

các trường hợp sau:

- Chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này:

Đây là trường hop chủ thé thực hiện hành vi chiếm đoạt chất ma tuý sau khi đã bị cơ quan nhà nước có thầm quyền áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà

họ đã thực hiện trước đó.

(1) Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự ViệtNam - Phan các tội phạm (Quyên 1), Nxb CAND, Hà Nội, 2018, Chương IV.

Trang 37

- Chủ thể đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà

còn vi phạm:

Đây là trường hợp chủ thé thực hiện hành vi chiếm đoạt chất ma tuý sau khi đã bị kết án về tội chiếm đoạt chất ma tuý

mà họ đã thực hiện trước đó và chưa được xoá án tích.

- Chủ thê đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250 và 251 của Bộ luật này, chưa được xoá án

tích mà còn vi phạm:

Đây là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt chất ma tuý sau khi đã bị kết án về một trong 4 tội (khác) quy định tại Điều 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma tuý), Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý), Điều 250 (Tội vận chuyên trái phép chất ma tuý) và Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma tuý) mà họ đã thực hiện trước đó và chưa được

xoá án tích.

- Chất ma tuý bị chiếm đoạt có khối lượng tối thiểu 01 gam (nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao coca); 0,1 gam

(Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMAhoặc XLR-11); 01 kilôgam (lá cây côca, lá khát (lá cây Catha

edulis), lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma tuý); 05 kilôgam (quả thuốc phiện khô); 01 kilôgam (quả thuốc phiện tươi); 01 gam (các chất ma tuý khác ở thể ran); 10 mililit (các chất ma tuý khác ở thể lỏng).

Trong trường hợp chiếm đoạt nhiều chất ma tuý khác nhau đòi hỏi tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thé tích chất ma tuý được Điều luật

quy định.

E

Trang 38

Như vậy, theo quy định của Điều luật, hành vi chiếm đoạt chất ma tuý bị coi là tội phạm khi khối lượng hoặc thé tích chất ma tuý bị chiếm đoạt đạt mức tối thiêu mà điều luật quy định Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể được thay thế bằng dấu

hiệu nhân thân “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã

bị kết án ”.

* Dầu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi có ý trực tiếp Người phạm tội biết đối tượng mà mình chiếm đoạt là chất

ma tuý.

Khi xác định lỗi của người phạm tội này cần chú ý:

- Người có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biết trong đó có chất ma tuý thì hành vi của họ không cấu thành tội chiếm đoạt chất ma tuý mà cấu thành tội danh tương ứng với hành vi chiếm đoạt tài sản đã được thực hiện.

- Người thực hiện hành vi chiếm đoạt các chất được giám định không phải là chất ma tuý nhưng họ ý thức rằng đó là chất ma tuý thì hành vi vẫn cau thành tội phạm này (phạm tội chưa đạt vô hiệu) theo khoản | của Điều 252 BLHS)."”

(1) Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTPngày 14/11/2015 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhândân tối cao, Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịchsố 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộcông an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháphướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về matuý” của BLHS năm 1999, Phan II Mục 1.4.; Xem: Bình luận Điều 15 BLHS trong Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bình luôn khoa học Bộ luật hình sự năm

2015, được sửa đổi, bố sung năm 2017 (Phan chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội,2017.

Trang 39

Ba khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt

tù từ 05 năm đến 10 năm; từ 10 năm đến 15 năm va từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Khung hình phạt bổ sung (có thé được áp dung) là phạt tiền

từ 05 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vu,

cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

7 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 253 BLHS)

Về hình thức, đây là 1 tội danh nhưng cũng có thé xem Điều 253 quy định 4 tội phạm cụ thê là:

- Tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép

Trang 40

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có chung

đối tượng tác động là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý Trong đó, “Tién chất là các loại hoá chất không

thé thiếu được trong quá tình điều chế, sản xuất chất ma tuy được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành”

(khoản 4 Điều 2 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000, được sửa đối bổ sung năm 2008).

Theo quy định, hành vi khách quan của tội phạm có thể là: - Hành vi tàng trữ trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý:

Đây là hành vi cất giữ, cất giấu trái phép tiền chất dé dung vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý Các hành vi này có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào, như cất giữ trong nhà, ngoai vườn , cất giấu trong quan áo, tư trang, trong người và bất kế thời gian bao lâu.

- Hành vi vận chuyền trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý:

Đây là hành vi chuyên dịch trái phép tiền chất dé dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác dưới bat kì hình thức nao;

- Hành vi mua bán trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý:

Đây là hành vi trao đổi tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy dưới bat kì hình thức nào Theo đó, hành vi này có thể là bán hoặc mua bao gồm cả bán hộ, mua hộ và hình

Ngày đăng: 07/04/2024, 14:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan