1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Phần các tội phạm, Quyển 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Lê Thị Sơn (Phần 2)

204 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Phần các tội phạm, Quyển 2
Tác giả Nguyễn Ngọc Hoà, Lê Thị Sơn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại giáo trình
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 71,18 MB

Nội dung

quyền hạn liên quan đến quản lí nhà nước về nghĩa vụ quân sựnhư chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên hội đồng nghĩa vụ quân sựcấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc người có chức vụ quyền hạnkhác l

Trang 1

4 Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhậpngũ (Điều 333 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dầu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này được quy định là quân nhân dự bị.Theo pháp luật hiện hành, họ chỉ có thể là công dân nam chưaquá 45 tuổi hoặc công dân nữ chưa quá 40 tuổi.“

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội không chấp hành lệnh gọi quânnhân dự bị nhập ngũ được quy định là hành vi không chấp

hành lệnh gọi nhập ngũ trong các trường hợp:

- Có lệnh tổng động viên;

- Có lệnh động viên cục bộ;

- Có chiến tranh; hoặc

- Có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực củaquân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyềnlãnh thô

Theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật nghĩa vụ quân

sự năm 2015, khi có lệnh tong động viên, lệnh động viên cục

bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượngthường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo

vệ chủ quyền lãnh thé, việc gọi nhập ngũ thực hiện theo quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc

(1) Điều 25, 26 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.

205

Trang 2

phòng Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnhgọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của chủ tịch uỷban nhân dân cùng cấp Công dân được gọi nhập ngũ phải cómặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vikhông có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi

nhập ngũ.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi có ý Người phạm tộibiết mình có lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ nhưng không

thực hiện.

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cảnh

cáo, hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc hìnhphạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù

* Dầu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này được quy định là người có chức vụ

Trang 3

quyền hạn liên quan đến quản lí nhà nước về nghĩa vụ quân sựnhư chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên hội đồng nghĩa vụ quân sựcấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc người có chức vụ quyền hạnkhác liên quan đến việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhậpngũ, gọi tập trung huấn luyện.

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội làm trái quy định về việc thực

hiện nghĩa vụ quân sự được quy định là hành vi lợi dụng chức

vụ quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cácquy định của pháp luật về đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhậpngũ, gọi tập trung huấn luyện Cụ thể, hành vi này có thể là:

- Làm trái quy định về tổ chức việc đăng kí nghĩa vụ như

không lập danh sách hoặc có hành vi gian lận trong việc lập danh sách đăng kí nghĩa vụ quân sự, đăng kí phục vụ trong ngạch dự bị

- Làm trái quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc tôchức khám sức khoẻ, tuyển chọn, xét hoãn, miễn gọi nhập ngũ,

lập danh sách và ra lệnh gọi nhập ngũ.

- Lam trái quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc lập

danh sách, ra lệnh gọi tập trung huấn luyện (đối với hạ sĩ quan,

binh sĩ dự bị).

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi có ý Người phạm tộibiết hành vi của mình là không đúng với quy định về đăng kínghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện

207

Trang 4

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính và 1 khunghình phạt bổ sung

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo

không giam giữ đến 03 năm hoặc là hình phạt tù từ 06 thángđến 03 năm

Khung hình phạt tang nặng được quy định là hình phạt tù

từ 02 năm đến 07 năm, được áp dụng cho trường hợp phạm tộitrong thời chiến Đây là trường hợp hành vi phạm tội xảy ratrong thời gian đất nước có chiến tranh Do vậy, hành vi phạmtội trong hoàn cảnh đặc biệt này có tính nguy hiểm cho xã hội

cao hơn trường hợp bình thường.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) cho tội này là cắm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01năm đến 05 năm

6 Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 335

BLHS).

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định là hành vi can trở việc đăng kí nghĩa vụ

quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện Cụ thể, hành

vi này có thê là:

- Can trở việc đăng kí nghĩa vụ quan sự như không hợp tác,

gây khó khăn hoặc đe doa, uy hiếp người có trách nhiệm tổ

Trang 5

chức việc đăng kí nghĩa vụ quân sự; cản trở người thân hoặc người khác đăng kí nghĩa vụ quân sự hoặc có hành vi gian lận

trong việc kê khai, xuất trình các giấy tờ liên quan đến việc

đăng kí nghĩa vụ quân sự của người thân

- Cản trở việc gọi nhập ngũ như không hợp tác, gây khó

khăn hoặc đe dọa, uy hiếp người có trách nhiệm trong việc gọi

thanh niên nhập ngũ; có hành vi can trở người thân hoặc người khác nhập ngũ hoặc có hành vi gian lận trong việc khám sức khoẻ gọi nhập ngũ của người thân

- Can trở việc gọi tập trung huấn luyện (đối với hạ sĩ quan,

binh sĩ dự bi) như không hợp tác, gây khó khăn hoặc de dọa,

uy hiếp người có trách nhiệm trong việc gọi tập trung huấn

luyện; có hành vi cản trở người thân hoặc người khác thực hiện

lệnh gọi tập trung huấn luyện

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi có ý Người phạm tộibiết tính chất “cản trở” của hành vi mà mình thực hiện

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cảnh

cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ

03 tháng đến 02 năm

Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù

từ 02 năm đến 05 năm, được áp dụng cho trường hợp phạm

tội sau:

209

Trang 6

- Lợi dụng chức vụ, quyên hạn: Đây là trường hợp ngườiphạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi

cản trở việc kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung

huấn luyện của cơ quan hoặc người có trách nhiệm

- Phạm tội trong thời chiến: Đây là trường hợp hành viphạm tội xảy ra trong thời gian đất nước có chiến tranh Do

vậy, hành vi phạm tội trong hoàn cảnh đặc biệt này có tính

nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp bình thường

7 Tội đăng kí hộ tịch trái pháp luật? (Điều 336 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dầu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thé của tội này được quy định là người có nhiệm vụ,quyền hạn trong việc đăng ki, cấp giấy tờ về hộ tịch như côngchức tư pháp - hộ tịch, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã; côngchức phòng tư pháp, chủ tịch uy ban nhân dân cấp huyện”

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội đăng kí hộ tịch trái pháp luật

được quy định là hành vi đăng kí, cấp giấy tờ về hộ tịch trái

pháp luật Như vậy, hành vi khách quan của tội phạm này có

thể là:

- Đăng ki hộ tịch trái pháp luật: Day là hành vi của người

có thâm quyền xác nhận hoặc ghi vào số hộ tịch các sự kiện hộ

(1) Tội đăng kí hộ tịch trái pháp luật là tội phạm mới được quy định trong BLHS năm 2015.

(2) Các điều 7, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 32, 33, 34, 35,

36, 37, 38, 39, 40, 44, 46, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 Luật hộ tịch năm 2014.

Trang 7

tịch của cá nhân về khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ,con” trái quy định của pháp luật (thêm, bớt, thay đổi cácthông tin khi xác nhận hoặc ghi vào sô hộ tịch).

- Cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật: Đây là hành vi củangười có thâm quyên cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật nhưgiấy khai sinh, đăng kí kết hôn, trích lục đăng kí giám hộ,

đăng kí nhận cha, mẹ, con (không có căn cứ, không đúng

đối tượng )

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi có ý Người phạm tộibiết hành vi của mình là không đúng với quy định của pháp luật

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính và 1 khunghình phạt bổ sung

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cảnh

cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ

03 tháng đến 02 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội sau:

- Đăng kí, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật cho 02

người trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội đăng kí hoặc

cấp giấy tờ về hộ tịch (bao gồm một hoặc nhiều loại giấy tờkhác nhau) trái pháp luật cho ít nhất 02 người

- Giấy tờ về hộ tịch đã được cấp, đăng kí trái pháp luật

(1) Điều 3 Luật hộ tịch năm 2014.

211

Trang 8

được sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật: Đây làtrường hợp các giấy tờ về hộ tịch đã được cấp, đăng kí tráipháp luật được sử dụng dé thực hiện hành vi trái pháp luật Viđụ: Xác nhận, cấp giấy chứng tử (đối với người còn sống) đãđược sử dụng để lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội nhận tiềntheo chế độ

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) là cắm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm

8 Tội có ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, muabán hoặc tiêu huỷ vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337

BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của hai tội danh được quy định tại điềuluật có thê là:

Trang 9

gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc” Điều 2 Luật bảo

vệ bí mật nhà nước còn quy định: “hình thức chứa bí mật nhà

nước bao gom tai liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoại động hoặccác dạng khác ” Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dungthông tin và mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhànước được được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm: tuyệtmật, tối mật và mật.” Theo đó, thông tin có nội dung quantrọng thuộc mức độ tuyệt mật là thông tin có độ mật cao nhất.

Danh mục bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ xem xét,

quyết định ban hành trên cơ sở (dự thảo quyết định ban hành

danh mục bí mật nhà nước) của người có trách nhiệm lập danh

mục bí mật nhà nước là người đứng đầu các bộ, ngành, ngườiđứng đầu cơ quan trung ương của tô chức chính trị-xã hội vàvăn bản thâm định của Bộ công an hoặc dự thảo do Bộ trưởng

Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ công an trình Thủ tướng Chínhphủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nướcthuộc phạm vi quản li

Hành vi làm lộ bí mật nhà nước là hành vi để người không

có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước qua đọc được, nghe

được, sao chép được

Hành vi chiếm đoạt vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước làhành vi chuyển dich bat hợp pháp vật (chứa bí mật nhà nước)

hoặc tài liệu bí mật nhà nước đang do người khác quản lí thành

của mình bằng các thủ đoạn tương tự như thủ đoạn của các tội

(1) Điều 8 Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.

(2) Điêu 9 Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.

213

Trang 10

chiếm đoạt tài sản như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặcthủ đoạn uy hiếp tinh than, thủ đoạn gian dối hoặc lén lút Điều luật quy định đối tượng của hành vi chiếm đoạt là vật

(chứa bí mật nhà nước) hoặc tài liệu bí mật nhà nước Tuy

nhiên, hành vi chiếm đoạt cũng có thể chỉ là chiếm đoạt nội

dung thông tin bí mật nhà nước như lén lút sao chép, sao chụp tài liệu tài liệu bí mật nhà nước

Hành vi mua ban vật hoặc tài liệu bi mật nhà nước là hành

vi dùng tiền hoặc các phương tiện thanh toán khác như vàng

dé trao đổi vật (chứa bi mật nhà nước) hoặc tài liệu bí mật nhànước Việc mua bán cũng có thê chỉ là mua bán nội dung thông

tin thuộc bí mật nhà nước.

Hành vi tiêu huỷ vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (trái

pháp luật)” là hành vi (của người không có thấm quyềnhoặc không thuộc trường hợp được luật cho phép)® làm cho

vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước không còn giá trị sử dụng

bằng các cách thức, thủ đoạn khác nhau như đập phá, đốt,nghiền nát

* Dầu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi cố ý Người phạm tộibiết được đối tượng của hành vi là bí mật nhà nước khi làm lộ,mua bán, chiếm đoạt, tiêu huỷ Họ mong muốn hoặc chấp nhận

(1) Về các thủ đoạn này, xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phan các tội phạm (Quyền 1), Nxb CAND, Hà Nội, 2019, Chương IV.

(2) Xem: Điều 5 Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018

(3) Xem: Điều 23 Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.

Trang 11

việc người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nướchoặc bằng các thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt, mua bán

hoặc tiêu hủy vật (chứa bí mật nhà nước) hoặc tai liệu bi mật nhà nước.

Ngoài các dấu hiệu được quy định trên, điều luật còn quyđịnh dấu hiệu “ néw không thuộc trường hợp quy định tạiĐiều 110 của Bộ luật này ” Tuy nhiên, dau hiệu này làkhông cần thiết vì tội được quy định tại Điều 110 BLHS kháctội phạm này ở dấu hiệu mục đích phạm tội

- Bí mật nhà nước thuộc độ toi mật: Đây là trường hợp đối

tượng của hành vi phạm tội là bí mat nhà nước được xác định

là tối mật Hiện nay, danh mục bí mật nhà nước độ Tối mậtđược quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật bảo vệ bí mật nhà nước

năm 2018.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp người

(1) Về vấn đề này, xem: Nguyễn Ngọc Hoà, “Trường hợp phạm nhiều tội và trường hợp trùng luật - Từ lí thuyêt đên sự thê hiện trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tap chí luật học, sô 5/2018.

215

Trang 12

phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn va đã sử dung vi thếnày như là phương tiện dé có thể thực hiện hoặc dé dang thực

hiện hành vi phạm tội.

- Gây tốn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế,

văn hoa: Day là trường hợp phạm tội mà việc bí mat nhà nước

bị làm lộ, bi mua bán, bị chiếm đoạt, bị tiêu huỷ đã gây tốn hại

về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hoá.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định là hình

phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, được áp dụng cho các trường

hợp phạm tội sau:

- Có t6 chức: Day là trường hợp đồng phạm tội cố ý làm lộ

bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ vật

(chứa bí mật nhà nước) hoặc tài liệu bí mật nhà nước ma trong

đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm

- Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mát: Đây là trường hợp

đối tượng của hành vi phạm tội là bí mật nhà nước được xác

định là tuyệt mật Hiện nay, danh mục bí mật nhà nước độ

Tuyệt mật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật bảo vệ bí

mật nhà nước năm 2018.

- Phạm tội 02 lan trở lên: Đây là trường hợp phạm tội màchủ thể đã thực hiện tội này ít nhất 02 lần hành vi phạm tộiđược quy định tại điều luật, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình

sự và còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Gây ton hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyên, thongnhất và toàn vẹn lãnh thé: Đây là trường hợp phạm tội mà việc

bí mật nhà nước bị làm lộ, mua bán, chiếm đoạt, tiêu huỷ đã

Trang 13

gây tôn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất

và toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, camđảm nhiệm chức vu, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh từ 01 năm đến 05 năm

9 Tội vô ý làm lộ bi mật nhà nước; tội làm mắt vật, tàiliệu bí mật nhà nước (Điều 338 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của hai tội danh được quy định tại

Điều luật này là:

- Hành vi làm lộ bí mật nhà nước; va

- Hành vi làm mắt vật, tài liệu bí mật nhà nước

Như vậy, Điều luật quy định hai loại hành vi khách quankhác nhau của hai tội danh nhưng có cùng đối tượng là bí mậtnhà nước và bí mật này có thé được thể hiện là vật (chứa bí mậtnhà nước) hoặc tai liệu bi mật nhà nước.” Hành vi làm lộ bí mậtnhà nước là hành vi để người không có trách nhiệm biết được

bí mật nhà nước qua đọc được, nghe được, sao chép được Đó

có thé là hành vi của người có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà

nước (cán bộ lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước, người được giao

nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật nhà nước) đã vi phạm các quy

(1) Xem phan trình bày trong Giáo trình này về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiêm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ vật hoặc tai liệu bí mật nha nước (Điêu 337 BLHS).

217

Trang 14

định của Nhà nước về cất giữ, bảo quản, bảo vệ bí mật nhà

nước, làm cho người khác (người không có trách nhiệm, không

được phép) biết được bí mật nhà nước Hành vi làm lộ bí mậtnhà nước còn có thể là hành vi của công dân bình thường ngẫunhiên biết được thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc ngẫu

nhiên có được vật (chứa bí mật nhà nước), tài liệu bí mật nhà nước nhưng đã không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm,

không cất giữ cân thận nên người khác (người không có tráchnhiệm, không được phép) biết được bí mật nhà nước.” Hành vilàm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước là hành vi của người có

trách nhiệm bảo quản, bảo vệ vật (chứa bí mật nhà nước), tài liệu bí mật nhà nước như cán bộ làm công tác lưu trữ, bảo vệ,

vận chuyền hoặc người được giao nhiệm vụ tiếp xúc, sử dụng

vật, tài liệu bí mật nhà nước đã vi phạm các quy định của Nhà

nước về cất giữ, bảo vệ, vận chuyền nên vật (chứa bí mật nhà

nước), tài liệu bí mật nhà nước đã không còn thuộc sự quản lí

của cơ quan, tô chức, cá nhân có trách nhiệm quản lí do bịchiếm đoạt, bị bỏ quên, bị đánh rơi

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi vô ý Người phạm tộikhông mong muốn cũng như không chấp nhận việc bí mật nhànước bị lộ, bị mắt

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính va 1 khung

(1) Khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Bao

vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân ”.

Trang 15

hình phạt bổ sung.

Khung hình phạt cơ bản được quy định là phạt cải tạo

không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù

10 Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác (Điều

339 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dầu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan cua tội gia mạo chức vụ, cấp bậc, vi trícông tác được quy định có thê là:

- Hành vi giả mạo chức vụ: Đây là hành vi gian dối củangười tự xưng, tự nhận hoặc công bố, xuất trình các giấy to,quyết định (giả mạo) dé người, co quan, tô chức khác biếthoặc tin rằng mình có chức vụ (lãnh đạo, quản lí) trong các cơquan cơ quan (Đảng, đoàn thể, cơ quan nhà nước), tổ chức kinh

tế - xã hội, doanh nghiệp, đơn vi thuộc lực lượng vũ trang

- Hành vi giả mạo cấp bậc: Đây là hành vi gian đối củangười tự xưng, tự nhận hoặc công bố, xuất trình các giấy to,

219

Trang 16

quyết định (giả mạo) để người, cơ quan, tô chức khác biếthoặc tin rằng mình có cấp bậc, chức vụ nhất định trong cơ

quan công an, quân đội.

- Hành vi giả mạo vị trí công tác: Đây là hành vi gian dốicủa người tự xưng, tự nhận hoặc công bố, xuất trình các giấy

tờ, quyết định (giả mạo) dé người, cơ quan tô chức khác biếthoặc tin rằng mình có vị trí công tác nhất định trong cơ quan,

tổ chức như giả mạo là nhân viên cơ quan thuế, hải quan, cán

bộ trường đại học, văn phòng uỷ ban Việc giả mạo vị trí

công tác có thé là giả mạo chức vụ với chức danh nghé nghiệp

như trưởng phòng kinh doanh, phó phòng nhân sự công ti

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạmTheo điều luật, hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí

công tac bi coi là hành vi khách quan của tội phạm trong

trường hợp có sự gắn liền với hành vi trái pháp luật cụ thể.Việc giả mạo như là thủ đoạn có thể giúp chủ thể thực hiệnđược hành vi trái pháp luật khác như giả mạo cán bộ thuế dé ép

doanh nghiệp mua tài liệu Hanh vi trái pháp luật ở đây

không bao gồm hành vi có mục đích chiếm đoạt tài sản vì điềuluật quy định “không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản ”.0)

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi có ý Người phạm tội

(1) Ở đây, có thể nhà làm luật cho rằng, hành vi trái pháp luật có mục đích chiếm đoạt tài sản đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, không phải tat cả các hành vi gian đối có mục đích chiếm đoạt tài sản đều cau thành tội phạm mà có thé vẫn chỉ là vi phạm

Trang 17

biết chức vụ, cấp bậc, vi trí công tac mà mình nhận là khôngđúng với thực tế; biết việc giả mao đó là dé thực hiện hành vi

trái pháp luật khác.

Trong thực tế, hành vi trái pháp luật mà chủ thể thực hiệndựa vào sự giả mạo có thé cầu thành tội phạm cụ thể Khi đó,hành vi của chủ thé thoả mãn hai CTTP khác nhau Việc truycứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này được giải quyếttheo nguyên tắc chung.”

b Hình phạt

Điều luật chỉ quy định một khung hình phạt với mức phạtcải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 thángđến 02 năm

11 Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tàiliệu của cơ quan, tố chức (Điều 340 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội sửa chữa và sử dụng giấychứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tô chức được quy địnhbao gồm 2 hành vi kế tiếp nhau:

- Hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thịthực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệucủa cơ quan, tô chức: Đây là hành vi làm sai lệch nội dung của

(1) Về vấn đề này, xem: Nguyễn Ngọc Hoà, “Trường hợp phạm nhiều tội và trường hợp trùng luật — Từ lí thuyết dén sự thê hiện trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tap chí luật học, sô 5/2018.

221

Trang 18

giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tô chức bang thủ

đoạn khác nhau như sửa chữa tên, họ, ngày tháng năm sinh

trên sô hộ khẩu, văn băng, chứng chỉ của một người thành củangười khác; sửa chữa tỉ lệ thương tật trên giấy chứng nhận

thương tật

- Hành vi sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơquan, tổ chức đã bị sửa chữa, làm sai lệch Đây là hành vixuất trình cho cơ quan, tô chức giấy chứng nhận, tài liệu đã bị

sửa chữa, làm sai lệch nội dung (người sử dụng đã sửa chữa

hoặc nhờ, thuê người khác sửa chữa) như xuất trình hộ chiếu

đã bị sửa chữa, làm sai lệch cho công an cửa khẩu để xuất cảnhhoặc xuất trình bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đã bị sửachữa, làm sai lệch nội dung để được thi tuyển vào đại học

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạmTheo quy định của điều luật, hành vi sửa chữa và sử dụnggiấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tô chức bị coi là tội

phạm trong hai trường hợp sau:

- Giấy chứng nhận, tài liệu bị sửa chữa đã được sử dụng

cho việc thực hiện tội phạm; hoặc

- Chủ thể thực hiện hành vi sửa chữa và sử dụng đã bị xửphat vi phạm hành chính hoặc đã bi kết án mà chưa được xoá

án tích về hành vi sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, cáctài liệu của cơ quan, tổ chức Ở đây có sự quy định đặc điểmnhân thân xấu là dấu hiệu định tội thay thế dấu hiệu “thực hiệntội phạm” Hiện nay, có ý kiến cho rằng việc quy định đặcđiểm nhân thân là dấu hiệu định tội là trái với nguyên tắc co

Trang 19

bản của luật hình sw.”

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thê được quy định là lỗi có ý

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính và 1 khunghình phạt bổ sung

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cảnh cáo,

phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo khônggiam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù

từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội

có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Phạm tội 02 lan trở lên: Day là trường hợp phạm tội màchủ thê đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhưng chưa bịtruy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều cònthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều

27 BLHS.

- Su dụng giấy to, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệchthực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệtnghiêm trọng: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể thựchiện tội phạm qua sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặclàm sai lệch là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc

biệt nghiêm trọng.

(1) Nguyén Ngọc Hoà (Chu biên), Sửa đổi Bộ luật hình sự - Những nhận thức

cân thay đổi?, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015, tr 152 và các trang tiếp theo.

223

Trang 20

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) cho tội này là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 20 triệuđồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

12 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức;tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức(Điều 341 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là:

- Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác cho

việc thực hiện hành vi trái pháp luật;

- Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ (khác)

giả cho việc thực hiện hành vi trái pháp luật.

Như vậy, hành vi khách quan của hai tội danh tuy khác

nhau nhưng có chung đối tượng tác động là con dấu, tài liệuhoặc giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức Cả hai hành vi đều gắnvới hành vi trái pháp luật Trong đó, con dấu? bị làm giả làcon dấu có hình quốc huy hoặc con dấu có hình biểu tượng,

(1) Con dau là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng

kí, quan lí, được sử dụng dé đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức,

chức danh nhà nước Con dấu thê hiện vị trí pháp lí và khang định giá trị pháp

lí đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tô chức, chức danh nhà nước.

Vì vậy, Chính phủ có những quy định cụ thể, chặt chẽ việc quản lí, sử dụng con dau qua đó đảm bảo hiệu lực quản lí của các cơ quan, tổ chức; giá trị pháp

lí của các văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước (xem thêm: Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày O1 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lí và sử dung con dấu).

Trang 21

con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạngdau ướt, dấu nôi, dau thu nhỏ, dau xi.“ Con dấu, tài liệu, giấy

tờ bị làm giả có thể mang danh của cơ quan tô chức có thật

hoặc không có thật.

Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơquan, tổ chức được hiểu là hành vi làm ra một cách trái phépcon dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tô chức nhưkhắc con dấu giả, chế ban, in, kí tên, đóng dấu để tạo ra cácgiấy tờ, tài liệu giả mang danh của các cơ quan, tổ chức nhưvăn bang giả, chứng chỉ giả, chứng minh thư giả

Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiệnhành vi trái pháp luật được hiểu là hành vi sử dụng các đối

tượng này như là phương tiện khi thực hiện hành vi trái pháp

luật Trong đó, người sử dụng có thể là người đã làm ra condau, tài liệu, giấy tờ giả nhưng cũng có thé là người khác

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi có ý Người phạm tộibiết con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức

mà mình làm ra là giả và sẽ được sử dụng cho việc thực hiện

hành vi trái pháp luật hoặc biết con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ

mà mình sử dụng thực hiện hành vi trái pháp luật là giả.

b Hình phạt

Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khunghình phạt bổ sung

(1) Điều 3 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 cua

Chính phủ quy định về quản lí và sử dung con dấu.

225

Trang 22

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ

30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữđến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm

Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt

tù từ 02 năm đến 05 năm và từ 03 năm đến 07 năm

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quyđịnh là dấu hiệu về số lượng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả; vềloại tội (theo Điều 9 BLHS) được thực hiện khi sử dụng condấu, tài liệu, giấy tờ giả; về mức độ thu lợi bất chính v.v Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng

13 Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệucủa cơ quan, tổ chức (Điều 342 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép con dấu, tài liệu của cơquan, t6 chức Như vậy, có ba dạng hành vi khách quan khácnhau và cùng đối tượng tác động là con dấu hoặc tài liệu của

cơ quan, tô chức (nhưng không thuộc tài liệu bí mật nhà nước

Trang 23

quan, tô chức đang do người khác quản lí thành của mình bằngcác thủ đoạn tương tự như các thủ đoạn của các tội chiếm đoạt

tài sản như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn

khác uy hiếp tinh thần, thủ đoạn gian dối hoặc lén lút

Hành vi mua bán con dấu, tài liệu của cơ quan, tô chức

là hành vi dùng tiền hoặc các phương tiện thanh toán khácnhư vàng, ngoại tệ dé trao đổi con dấu, tài liệu của co quan,

tổ chức

Hành vi tiêu huỷ trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan,

tô chức là hành làm cho con dấu, tài liệu của cơ quan, tôchức không còn giá trị sử dụng như đập, nung, đốt, nghiềnnát và việc làm này không được phép của cơ quan có thâmquyền hoặc không tuân theo quy trình và thủ tục mà pháp

luật quy định.

Các hành vi phạm tội trên đây có thể có liên quan với nhaunhư chiếm đoạt dé bán; chiếm đoạt dé tiêu huỷ; mua bán đề

tiêu huỷ

* Dấu hiệu mặt chủ quan của toi phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi cố ý

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính và 1 khunghình phạt bổ sung

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ

05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữđến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

227

Trang 24

Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù

từ 02 năm đến 05 năm

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quyđịnh là: Có tổ chức; thu lợi bất chính 10 triệu đồng trở lên; déthực hiện hành vi trái pháp luật (như để làm giả các giấy tờ, tàiliệu; dé che giấu hành vi phạm tội ) và tái phạm nguy hiểm.Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cắm đảmnhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

từ 01 năm đến 05 năm

14 Tội vi phạm các quy định về quản lí nhà ở (Điều 343

BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thể là:

- Hành vi chiếm dụng chỗ ở: Đây là hành vi biến nhà ở,chỗ ở đang thuộc sự quản lí của cơ quan, tổ chức (như tập thé

cơ quan, nhà công vụ ) thành chỗ ở của mình một cách tráiphép bằng thủ đoạn bất kì Hành vi chiếm dụng chỗ ở còn cóthé chỉ là hành vi lan chiếm phòng ở hoặc diện tích sử dụngchung như sân chơi, lối đi, công trình bếp, công trình vệ sinh làm chỗ ở hoặc công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình

- Hành vi xây dựng nhà trái phép: Đây là hành vi xây dựng

nhà ở, các công trình liên quan (đến nhà ở) trên đất không phải

là đất ở; xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn

Trang 25

diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước quy định về tiêuchuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở; xây dựng nhà ở trongkhu vực cam xây dựng, lan chiếm hành lang bảo vệ công trìnhgiao thông, thuỷ lợi, đê điều, khu di tích lịch sử - văn hoá ;xây dựng nhà không có giấy phép đối với trường hợp pháp luậtquy định phải có giấy phép hoặc xây dựng nhà, các công trìnhliên quan không đúng với giấy phép xây dựng được cấp."

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạmTheo quy định của điều luật, hành vi chiếm dụng chỗ ở, xây

dựng nhà trai phép bi coi là tội phạm trong trường hợp:

- Chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này; hoặc

- Chủ thể đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà

còn vi phạm.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thê được quy định là lỗi cố ý

b Hình phạt

Điều luật chỉ quy định 1 khung hình phạt chính và 1 khunghình phạt bổ sung

Khung hình phạt chính được quy định là hình phạt cải

tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến

02 nam.”

(1) Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 và Điều 12 Luật xây dựng năm 2014.

(2) Ngoài ra, điều luật còn quy định: Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thé bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu Day là các biện pháp không được quy định trong Phần chung của BLHS nên không phải là biện pháp hình sự và việc quy định này là không phù hợp.

229

Trang 26

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) là hình phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

15 Tội vi phạm quy định về hoạt động xuất bản (Điều

344 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về hoạt độngxuất bản được quy định có thê là:

- Hành vi in 2.000 bản trở lên đối với từng xuất bản pham

mà không có quyết định xuất ban, không có giấy phép xuất bản

tài liệu không kinh doanh hoặc không có bản thảo đã được kí

duyệt theo quy định của pháp luật: Đây là hành vi in xuất bảnphẩm trái quy định của pháp luật Dấu hiệu trái quy định củapháp luật ở đây có thé là không có quyết định xuất bản; không

có giấy phép xuất bản (đối với tài liệu được in ấn, phát hànhkhông nhằm mua, bán) hoặc không có bản thảo đã được kí

duyệt theo quy định của pháp luật.

Hành vi vi phạm quy định về xuất bản trong trường hợpnày bị coi là hành vi khách quan của tội phạm khi đối tượngcủa hành vi có số lượng 2.000 bản trở lên (đối với từng xuấtbản phẩm)

- Hành vi xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bịđình chi phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷhoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản trở lên đối vớitừng xuất bản phẩm: Day là hành vi xuất bản, in hoặc phát

Trang 27

hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bi thu hồi, tịchthu, cắm lưu hành, tiêu huỷ hoặc là hành vi nhập khẩu xuất bảnpham mà không có giấy phép hợp lệ.

Hành vi vi phạm quy định về xuất bản trong những trườnghợp này bị coi là hành vi khách quan của tội phạm khi đốitượng của hành vi có số lượng 500 bản trở lên (đối với từngxuất bản phẩm)

- Hành vi xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử có nộidung bị cắm, không có quyết định xuất bản hoặc không có bản

thảo đã được kí duyệt theo quy định của pháp luật: Đây là hành

vi xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử trái quy định củapháp luật Dấu hiệu trái quy định của pháp luật ở đây có thể làxuất bản phẩm điện tử có nội dung bị cấm; xuất ban phẩm điện

tử không có quyết định xuất bản; xuất bản phẩm điện tử không

có bản thảo đã được kí duyệt theo quy định của pháp luật.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thê được quy định là lỗi có ý

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính và 1 khunghình phạt bổ sung

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cảnh

cáo, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cảitạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 thángđến 02 năm

Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù

231

Trang 28

từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội

có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm có sự câu kếtchặt chẽ giữa những người đồng phạm

- Thay đôi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được kí duyệthoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quancấp giấy phép xuất bản để xuất bản bản thảo có nội dung bịcắm theo quy định của Luật xuất bản: Đây là trường hợp phạmtội mà người phạm tội đã có ý thay đổi, làm sai lệch nội dungbản thảo đã được kí duyệt dé xuất bản bản thảo có nội dung bịcắm theo quy định của Luật Xuất bản hoặc đã có ý thay đổi,

làm sai lệch nội dung bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có

dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản bản thảo

có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản

- Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cam theo quyđịnh của Luật xuất bản: Đây là trường hợp phát hành các xuấtbản phẩm có nội dung bị cam theo quy định của Luật xuất bản.)

(1) Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản năm 2012.

(2) Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật xuất ban năm 2012, các xuất bản phẩm bị cắm bao gồm xuất bản phẩm có nội dung :

“a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc

và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lỗi sống dâm ô, đôi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tin di đoan, pha hoại thuần phong mĩ tục;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Xuyên tac sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng

Trang 29

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấmđảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh từ 01 năm đến 05 năm.

16 Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng ditích lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quảnghiêm trọng (Điều 345 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - vănhoá, danh lam, thắng cảnh Đó là hành vi vi phạm quy địnhliên quan đến việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá,danh lam, thắng cảnh như chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch

sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh; đào bới trái phép các địađiểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lan chiếm đất đai thuộc ditích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi,vận chuyên trải phép di vật, cô vật, bảo vật quốc gia thuộc ditích lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh; đưa trái phép divật, cô vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; khai thác, sử dụngtrái phép di vật, cô vật, bảo vật quốc gia, các di tích lich sử -văn hoá, danh lam, thắng cảnh

chủ quyền quốc gia; vu khong, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh

du, nhan phám của ca nhan” ¬

(1) Điêu 13 Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đôi, bô sung năm 2009.

233

Trang 30

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạmHành vi vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tíchlịch sử - văn hoá, danh lam, thăng cảnh bị coi là tội phạm trong

các trường hợp sau:

- Gây hư hại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh

ở mức 100 triệu đồng trở lên Mức thiệt hại này thường đượcxác định qua chi phí tu sửa, phục hồi di tích lịch sử - văn hoá,danh lam, thắng cảnh;

- Huy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cau thành di tích lich

sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh cấp tỉnh trở lên Đây làtrường hợp làm cho di tích lịch sử - văn hoá, danh lam, thangcảnh mat đi giá trị lich sử - văn hoa vốn có của nó; làm chodanh lam, thắng cảnh mất đi cảnh quan thiên nhiên, các côngtrình kiến trúc nghệ thuật mất đi giá trị lịch sử, thâm mĩ, khoa

học của nó ; hoặc

+ Chủ thể thực hiện là người đã bị xử phạt vi phạm hành

chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa

được xoá án tích.

* Dấu hiệu mặt chủ quan cua tội phạm

Lỗi của chủ thể trong trường hợp hậu quả được quy định làlỗi vô ý Trong trường hợp còn lại, lỗi của chủ thể được quyđịnh là lỗi có ý

b Hình phạt

Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cảnh

Trang 31

cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạokhông giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt tang nặng được quy định là hình phạt tù

phạt từ 03 năm đến 07 năm, được áp dụng cho các trường hợp

phạm tội sau:

- Gây hư hại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh

có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp hư hại

đã gây ra cho di tích lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh cómức ít nhất là 500 triệu đồng

- Huỷ hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch

sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốcgia đặc biệt: Đây là trường hợp đối tượng của hành vi vi phạm

là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thăng cảnh được xếp hạngcấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt

17 Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới (Điều 346

BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thê làhành vi vi phạm quy định về cư trú, vi phạm quy định về đi lại

và vi phạm các quy định khác về khu vực biên giới Các hành

vi vi phạm này có cùng nơi xảy ra là khu vực biên giới đất liền.Trong đó, khu vực biên giới đất liền có thể là xã, phường, thịtran có một phan địa giới hành chính trùng hợp với đường biên

(1) Các khoản 2, 3 Điều 29 Luật di sản văn hoá năm 2001, được sửa đôi, bổ sung năm 2009.

235

Trang 32

giới quốc gia trên đất liền.” Day là khu vực cần được quản li,bảo vệ nghiêm ngặt dé duy tri an ninh, trat tu; phong, chống,

ngăn chặn các hành vi xâm nhập, phá hoại, khai thác, thu thập

bí mật nhà nước Theo đó, Nhà nước thiết lập khu vực biêngiới (đất liền) và có các quy định quản lí riêng (quy chế về khuvực biên giới) Người sinh song, làm việc, đi lại va ca các

phương tiện hoạt động tại khu vực biên giới phải tuân thủ các

quy định của quy chế về khu vực biên giới.”

Hành vi vi phạm quy định về cư trú (ở khu vực biên giới là

hành vi cư trú trái phép ở khu vực biên giới Theo quy định,

người được phép cư trú trong khu vực biên giới bao gồm người

có hộ khâu thường trú ở khu vực biên giới (cư dân biên giới),người có giấy phép của công an tỉnh biên giới (cấp) và người

của các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trong khu vực biên giới Theo đó, hành vi cư trú của những người không

thuộc diện được phép cư trú trong khu vực biên giới đều là

hành vi cư trú trái phép Cũng bi coi là hành vi cư trú trái phép

đối với những trường hợp tuy có quyên cư trú trong khu vựcnhững đã bị cam theo quy định

(1) Hiện nay cả nước có 435 xã, phường, thị trấn thuộc 103 huyện, thị xã, thành phố thuộc 25 tỉnh được xác định là khu vực biên giới Xem: Phụ lục Danh sách xã, phường, thị trấn khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ban hành kèm theo Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ).

(2) Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ban hành kèm theo Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm

2014 của Chính phủ).

(3) Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ.

Trang 33

Hành vi vi phạm quy định về đi lại (ở khu vực biên giới) là

hành vi đi vào khu vực biên giới mà không tuân thủ quy định

của pháp luật như không có giấy tờ tuỳ thân (công dân ViệtNam), không có giấy phép của Công an cấp tỉnh (người nướcngoài thường trú, tạm trú tại Việt Nam)

Hành vi vi phạm các quy định khác về khu vực biên giới cóthê là hành vi vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh; thăm

dò, khai thác tài nguyên; xây dựng các công trình, thực hiện

phạm quy chê về khu vực biên giới; hoặc

- Chủ thé đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về hành

VI này.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi cố ý

Trang 34

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ

10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến

03 năm.

Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù

từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho các trường hợp phạm

tdi sau:

- Tái phạm nguy hiểm: Day là trường hợp phạm tội ma chủthê thực hiện hành vi phạm quy chế về khu vực biên giới thỏamãn các dấu hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS

- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn

xã hội khu vực biên giới: Đây là trường hợp hành vi phạm tội

đã dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất an ninh, trật tự nghiêm

trọng trong khu vực biên giới.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cam cưtrú từ 01 năm đến 05 năm

18 Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ởlại Việt Nam trái phép (Điều 347 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thê của tội ở lại Việt Nam trái phép chỉ có thể là ngườinước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về xuất cảnh,nhập cảnh được quy định có thể là:

Trang 35

- Hành vi xuất cảnh trái phép: Đây là hành vi của công dânViệt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch rakhỏi lãnh thổ Việt Nam (qua cửa khẩu) mà không có giấy tờhợp pháp (hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lạiquốc tết) hoặc thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh hoặc bịtạm hoãn xuất cảnh.) Hành vi xuất cảnh trái phép thường đượcthực hiện bằng thủ đoạn lén lút đi qua đường biên giới hoặcbăng việc xuất trình tại cửa khâu giấy tờ giả, tài liệu sai sự thật

- Hành vi nhập cảnh trái phép: Đây là hành vi vào lãnh thổViệt Nam mà không có giấy tờ hợp pháp (hộ chiếu, giấy thônghành hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) hoặc thuộc trườnghợp chưa được nhập cảnh vào Việt Nam (đối với người nướcngoài).”)' Hành vi nhập cảnh trái phép thường được thực hiệnbằng thủ đoạn lén lút đi qua đường biên giới hoặc bằng việcxuất trình tại cửa khẩu giấy tờ giả, tài liệu sai sự thật

Hành vi khách quan của tội ở lại Việt Nam trái phép được quy định là:

- Hành vi của người nước ngoài, người không quốc tịch

(thường trú tại nước ngoài) vào Việt Nam hợp pháp (công tác,

(1) Theo Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014: “Gidy to’ có giá trị di lại quốc tế là loại giấy tờ

do cơ quan có thẩm quyên của một nước cấp cho người không quốc tịch dang

cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyên của Việt Nam chap thuận ” (2) Điều 6, Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019; các điều 5, 27, 28, 44 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

(3) Diéu 20, Diéu 21 Luat nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

239

Trang 36

làm việc, du lịch, chữa bệnh ) nhưng đã không rời khỏi Việt

Nam khi đã hết thời hạn được phép

* Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạmHành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép và hành vi ở lại ViệtNam trái phép bị coi là tội phạm trong trường hợp chủ thé đã bi

xử phat vi phạm hành chính về hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái

phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thê của cả hai tội được quy định là lỗi có ý

b Hình phạt

Điều luật chỉ quy định một khung hình phạt được áp dụngđối với người phạm tội là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

19 Tội t6 chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thê là

các hành vi sau:

- Hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép: Đây

là “chuỗi” hành vi cần thiết cho việc đưa người khác ra khỏiViệt Nam qua các cửa khẩu của Việt Nam trái quy định nhưvận động, rủ rê, lôi kéo người khác xuất cảnh trái phép; chuẩn

bị phương tiện, tiền bạc, giấy tờ, đưa dẫn, chuyên chở để

Trang 37

người khác xuất cảnh trái phép.”

- Hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép: Đây

là “chuỗi” hành vi cần thiết cho việc đưa người khác vào ViệtNam qua các cửa khẩu của Việt Nam trái quy định như vậnđộng, rủ rê, lôi kéo người khác nhập cảnh trái phép; chuẩn bịphương tiện, tiền bạc, giấy tờ, đưa dẫn, chuyên chở dé ngườikhác nhập cảnh trái phép.”

- Hành vi tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép:Đây là “chuỗi” hành vi cần thiết để người nước ngoai, ngườikhông quốc tịch (thường trú ở nước ngoài) đã vào Việt Nam

hợp pháp như công tác, làm việc, du lịch, chữa bệnh nhưng

không rời khỏi Việt Nam khi đã hết thời hạn theo quy địnhbằng cách vận động, rủ rê, lôi kéo người khác ở lại Việt Namtrái phép; chuẩn bị phương tiện, địa điểm, giấy tờ và các điềukiện khác cần thiết cho người khác ở lại Việt Nam trái phép

- Hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép:Đây là hành vi có tính chất tạo điều kiện như giới thiệu hỗ

trợ, chỉ dẫn người khác (người Việt Nam, người nước ngoài,

người không quốc tịch) dé họ có thé được (hành vi tổ chứcxuất cảnh trái phép) đưa ra khỏi Việt Nam qua các cửa khẩu

trái quy định.

(1) Điều 6, Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019; các điều 27, 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

(2) Điều 6, Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019; các điều 20, 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

241

Trang 38

- Hành vi môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép:

Đây là hành vi có tính chất tạo điều kiện như giới thiệu hỗ trợ,chi dẫn người khác (người Việt Nam, người nước ngoài, ngườikhông quốc tịch) dé họ có thé được (hành vi tổ chức nhập cảnhtrái phép) đưa vào Việt Nam qua các cửa khẩu trái quy định

- Hành vi môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái

phép: Đây là hành vi có tính chất tạo điều kiện như giới thiệu

hỗ trợ, chỉ dẫn người khác (người nước ngoài, người khôngquốc tịch thường trú ở nước ngoài) tiếp tục ở lại Việt Nam khi

đã hết thời hạn nhờ hành vi tổ chức ở lại Việt Nam trái phép

* Dầu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

- Dầu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thê được quy định là lỗi cố ý

- Dấu hiệu động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội được quy định là động cơ vụ lợi Thông

qua việc thực hiện các hành vi cụ thể t6 chức hoặc môi giới chongười khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép,người phạm tội muốn thu về lợi ích vật chất cho cá nhân hoặcnhóm cá nhân Nếu không vi vụ lợi thì hành vi tô chức hoặc môigiới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Namtrái phép không cấu thành tội tổ chức hoặc môi giới cho ngườikhác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

b Hình phạt

Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khunghình phạt bổ sung

Trang 39

Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ

01 năm đến 05 năm

Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt

tù từ 05 năm đến 10 năm và từ 07 năm đến 15 năm

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng là dấu hiệu

về số lần phạm tội; về số người được tô chức hoặc được môigiới xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trai phép; vềmức độ thu lợi bất chính; v.v Trong đó, cần chú ý dấu hiệu

“làm chết người” (trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra

trong quá trình diễn ra hành vi phạm tội Lỗi của người phạm

tội đối với hậu quả chết người là lỗi vô ý); dấu hiệu “có tinhchất chuyên nghiệp ” (trường hợp phạm tội mà chủ thé đã liêntiếp thực hiện hành vi phạm tội từ 05 lần trở lên và lấy việcphạm tội này làm nguồn sống chính)

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được ápdụng) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc cắmđảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh từ 01 năm đến 05 năm

20 Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lí

* Dầu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thê là

các hành vi sau:

(1) Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thấm phán TANDTC hướng dan áp dụng một sô quy định của BLHS.

243

Trang 40

- Hành vi tô chức cho người khác trén đi nước ngoài: Day

là “chuỗi” hành vi cần thiết cho việc đưa người khác ra khỏiViệt Nam một cách bat hợp pháp, không qua cửa khẩu nhưvận động, rủ rê, lôi kéo người khác xuất cảnh trái phép; chuẩn

bị phương tiện, tiền bạc, giấy tờ, đưa dẫn, chuyên chở déngười khác ra khỏi Việt Nam một cách bat hợp pháp, khôngqua cửa khẩu

- Hành vi tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài tráiphép: Đây là “chuỗi” hành vi cần thiết cho việc để người ViệtNam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam đã ra nước

ngoài hợp pháp như công tác, làm việc, du lịch, chữa bệnh

không trở lại Việt Nam khi đã hết thời hạn theo quy định như

vận động, rủ rê, lôi kéo người khác ở lại nước ngoài trái phép;

chuẩn bị phương tiện, địa điểm, giấy tờ và các điều kiện kháccần thiết cho người khác ở lại nước ngoài trái phép

- Hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài: Đây

là hành vi có tính chất tạo điều kiện như giới thiệu hỗ trợ, chỉdẫn người khác (người Việt Nam, người không quốc tịchthường trú tại Việt Nam) dé họ có thé được (hành vi tô chứctrốn đi nước ngoài) đưa ra khỏi Việt Nam một cách bất hợppháp, không qua các cửa khâu

- Hanh vi môi giới cho người khác ở lại nước ngoài trái

phép: Đây là hành vi có tính chất tạo điều kiện như giới thiệu

hỗ trợ, chỉ dẫn người khác ra nước ngoài hợp pháp như công

tác, làm việc, du lịch, chữa bệnh (người Việt Nam, người

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN