1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Phần các tội phạm, Quyển 1 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Phạm Bích Học (Phần 2)

235 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Phần các tội phạm, Quyển 1
Tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, Phạm Bích Học
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại Giáo trình
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 86,58 MB

Nội dung

Trang 1

đến tài sản có thể xảy ra nhưng tin hậu quả đó không xảy ra) hoặc vô ý vì câu thả (do câu thả không thấy trước hậu quả thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhưng có thé và phải thấy trước

hậu quả đó).b Hình phạt

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo

không giam giữ đến 02 năm.

Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt cải tạo không

giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến

02 năm được quy định cho trường hợp phạm tội gây thiệt hại

cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Phân tích khái niệm chiếm đoạt tài sản và dấu hiệu chiếm đoạt tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

2 Phân tích các dấu hiệu phân biệt hành vi chiếm đoạt tài sản là vi phạm hành chính với hành vi chiếm đoạt tài sản là tội phạm.

3 So sánh dấu hiệu pháp lí của tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).

4 So sánh dấu hiệu pháp lí của tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) và tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS).

5 So sánh dấu hiệu pháp lí của tội lừa đảo chiếm đoạt tai sản (Điều 174 BLHS) và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).

Trang 2

CHƯƠNG V

CÁC TOI XÂM PHAM CHE ĐỘ HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

I NHUNG VAN DE CHUNG

Gia đình Việt Nam, như Luật hôn nhân va gia đình đã

khang định là gia đình kiểu mới, trong đó mọi người phải có nghĩa vụ thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Hôn nhân ở Việt Nam là hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ, một vợ, một chồng: vợ chồng bình đẳng, cùng nhau nuôi dạy con thành những

công dân có ích cho xã hội.

Đề bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh luật hôn nhân và gia đình, trên co sở kế thừa và sửa đổi, bố sung những quy định

tại Chương XV BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 quy định “Các

tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” tại Chương XVII Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những hành vi vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của chế

độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Thực tiễn đấu tranh chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam cho thấy những hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình xảy ra một phần là do tàn dư tư tưởng hôn nhân và gia đình phong kiến đã ăn sâu trong tiềm

Trang 3

thức của con người Do đặc điểm như vậy mà đường lối xử lí

những hành vi vi phạm luật hôn nhân va gia đình là kiên tri

giáo dục và thuyết phục tuân thủ pháp luật, kết hợp biện pháp giáo dục với biện pháp trừng trị đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trong Tinh thần này được thê hiện ở những đặc điểm chung của các tội phạm thuộc nhóm tội này như sau:

- Hành vi khách quan cấu thành tội phạm ở nhiều tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình khi có tình tiết nghiêm trọng liên quan đến thủ đoạn phạm tội, hậu quả của tội phạm hoặc liên quan đến đặc điểm nhân thân của chủ thể (đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm).

- Đối tượng được bảo vệ chủ yếu là phụ nữ và con cái mà quyên lợi của họ bị các hành vi ảnh hưởng của tàn dư tư tưởng phong kiến trọng nam, khinh nữ và gia trưởng xâm phạm.

- Chủ thể của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình có thé là chủ thé bình thường hoặc chủ thé có thêm dau hiệu đặc biệt khác Trong nội dung trình bày về dấu hiệu pháp lí của các tội cụ thể, dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ được trình bày khi chủ thể được quy định thêm dấu hiệu đặc biệt.

- Mức hình phạt được quy định cho các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình không cao Cụ thể: Mức hình phạt tối

đa 4/7 tội là không quá 03 năm tù và các tội còn lại cũng khôngquá 05 năm tù.

Căn cứ vào khách thé trực tiếp bị xâm phạm có thể chia các

tội phạm trong Chương này thành 02 nhóm: Nhóm các tội xâm

phạm chế độ hôn nhân và nhóm các tội xâm phạm chế độ gia đình Cụ thể:

Trang 4

- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gồm 03 tội Đó là: Tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, can trở li hôn tự nguyện; tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng: và tội tô chức tảo hôn Trong nhóm tội phạm này, hành

vi cưỡng ép li hôn và hành vi can trở li hôn tự nguyện là haihành vi mới được quy định trong BLHS năm 2015 Trong khi

đó, tội tảo hôn và tội đăng kí kết hôn trái pháp luật đã được

quy định trong BLHS năm 1999 nhưng không còn được quyđịnh trong BLHS năm 2015.

- Các tội xâm phạm chế độ gia đình gồm 04 tội Đó là: Tội

loạn luân, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ

chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình; tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng và tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại Trong đó, tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là tội mới được bố sung trong

BLHS năm 2015.

II CAC TOI XÂM PHAM CHE ĐỘ HON NHÂN

1 Tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc can trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, can trở li hôn tự nguyện (Điều 181 BLHS)

Điều 181 BLHS quy định: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác li hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh than, yêu sách của cải hoặc bang thủ đoạn khác, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này

mà con vi phạm `”.

Trang 5

Tội phạm này xâm phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ - một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Hành vi phạm tội đồng thời còn có thé là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mâu thuẫn gia đình, thậm chí có thé dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác (như dẫn đến hành vi tự sát của nạn nhân).

So với BLHS năm 1999, tội danh cũng như nội dung quyđịnh có sự mở rộng hơn BLHS năm 1999 mới chỉ quy định hành

vi phạm tội liên quan đến quyền kết hôn mà chưa quy định hành vi phạm tội liên quan đến quyền li hôn BLHS năm 2015 đã quy định hành vi phạm tội liên quan đến cả hai quyền này, đảm bảo sự thống nhất giữa quyền kết hôn và quyên li hôn Trong đó, kết hôn được hiểu là việc người nam và người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật hôn nhân và gia đình; li hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

a Dấu hiệu pháp lí

* Dầu hiệu mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi khách quan của tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ, cản trở li hôn tự nguyện

Trang 6

+ Hành vi can trở người khác li hôn tự nguyện.

Cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ (còn có thé được gọi là cưỡng ép kết hôn) là buộc người khác phải lay người nao đó lam chéng hoặc lam vợ trái với su tự

nguyện của họ.

Can trở người khác kết hôn hợp pháp (còn có thé được gọi là cản trở kết hôn) là ngăn cản người khác không được kết hôn theo ý muốn của họ, trong khi cuộc hôn nhân đó là hoàn toàn

hợp pháp Như vậy, hành vi can trở hôn nhân sai trái (vi phạm

các điều kiện kết hôn do luật định) không phải là hành vi khách

quan của tội phạm này.

+ Hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ là ngăn cản, gây khó khăn cho người khác trong việc họ tiếp tục có quan hệ hôn nhân đúng pháp luật với

người khác.

+ Cưỡng ép người khác li hôn (còn có thể được gọi là

cưỡng ép li hôn) là buộc người khác (một bên hoặc cả hai bên)

phải thực hiện việc li hôn trái ý muốn của họ.

+ Can trở người khác li hôn (còn có thé được gọi là cản trở

li hôn) là ngăn cản người khác (một bên hoặc cả hai bên)

không được thực hiện việc li hôn mà họ muốn.

- Thủ đoạn phạm tội (thủ đoạn thực hiện hành vi khách quannêu trên) được quy định phải là một trong các thủ đoạn sau:

+ Hành hạ: Là hành vi đối xử tàn ác như đánh đập, gây cho họ sự đau đớn, khổ sở về thể chất, tuy chưa đến mức gây thương tích hoặc tôn hại đáng kế đến sức khoẻ của nạn nhân nhưng lại diễn ra có tính hệ thống.

Trang 7

+ Ngược đãi: Là hành vi đối xử tôi tệ nhằm gây những đau khổ về tinh thần kéo dài như thường xuyên mắng chửi, sỉ vả, làm nhục, đuổi ra khỏi nhà

+ Uy hiếp tinh thần: Là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc dùng uy lực đe dọa sẽ không cho hưởng lợi ích quan trọng, thiết thân

nào đó, làm cho người bị đe dọa có căn cứ lo sợ thực sự.

+ Yêu sách của cải: Là hành vi đòi hỏi của cải như là một

trong những điều kiện bắt buộc dé được kết hôn như cố tình

thách cưới cao một cách không bình thường làm cho bên bị

thách cưới không thể lo liệu được đề lây cớ không cho kết hôn Cần phân biệt thủ đoạn này với tệ thách cưới thông thường là hiện tượng van còn tương đối phổ biến trong xã hội.

+ Những thủ đoạn khác: Là những thủ đoạn bất hợp pháp khác có tính chất tương tự như những thủ đoạn kế trên như dùng vũ lực bắt ép người con gái phải đi theo mình trái với ý muốn của họ (trường hợp này khác với tục lệ bắt cóc cô dâu tại một số vùng dân tộc ít người ở nước ta)

* Dầu hiệu mặt chủ quan của tội phạm Lỗi của chủ thê là lỗi cố ý.

* Dau hiệu phân biệt tội cưỡng ép kết hôn, li hôn với hành vi cưỡng ép kết hôn, li hôn là vi phạm hành chính

Hành vi cưỡng ép kết hôn, li hôn chỉ cấu thành tội phạm trong trường hop chủ thé là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Trang 8

b Hình phạt

Điều luật quy định 01 khung hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến

03 năm.

2 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS) Vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định là hành vi của “Người đang có vợ, có chong mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chong với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chong mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chong với người mà mình biết rõ là đang có chong, có vợ”.

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng xâm phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình là nguyên tắc một vợ, một chồng.

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan cua tội phạm này được quy định là:

- Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác trong khi đang có vợ hoặc có chồng:

- Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Đang có chồng, có vợ được hiểu là trường hợp đã kết hôn (có đăng kí kết hôn) và chưa cham dứt quan hệ vợ chồng bằng quyết định có hiệu lực của toà án (công nhận thuận tinh li hôn, xử cho li hôn ) Thực tiễn xét xử còn coi là đang có chồng,

Trang 9

có vợ trường hợp hôn nhân thực tế."

Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là trường hợp đôi bên trai gái hoặc đã tiến hành tô chức đám cưới theo tục lệ hoặc đã có giây đăng kí kết hôn (giả mạo giấy tờ dé được đăng kí) hoặc tuy không đăng kí kết hôn nhưng đã chung sống với nhau, tự coi nhau là vợ chồng trước gia đình và mọi người, thường được biểu hiện băng việc có con chung, có tài sản chung; đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn duy trì quan hệ đó

Việc người vợ hoặc người chồng trong hôn nhân hợp pháp có đồng ý hay không đồng ý cũng như người chồng hoặc người vợ trong hôn nhân không hợp pháp có biết hay không biết bên kia đang có vợ, có chồng đều không ảnh hưởng đến

việc xác định hành vi khách quan của tội phạm.

* Dầu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi cô ý trực tiếp Người phạm tội biết mình là người đang có vợ, có chồng hoặc biết người mà mình kết hôn đang có chồng, có vợ.

* Dấu hiệu phan biệt tội vi phạm chế độ một vợ, một chong voi hanh vi vi pham chế độ một vo, một chong la vi pham hanh chinh

Hanh vi vi pham chế độ một vợ, một chồng chỉ cầu thành tội phạm khi có một trong hai dấu hiệu sau:

- Da gây ra hậu quả li hôn của bên đang có vợ, có chong:

(1) Về hôn nhân thực tế xem: Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Toà án nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tôi caovà Bộ tư pháp hướng dân thi hành một sô quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Trang 10

Do có việc vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà quan hệ hôn nhân của bên đang có vợ, có chồng đã chấm dứt (li hôn) Trong trường hợp, cả hai bên đều đang có vợ, có chồng, luật

cũng chỉ đòi hỏi có việc li hôn của một bên.

- Chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà còn vi phạm.

b Hình phạt

Điều luật quy định 02 khung hình phạt.

Khung cơ bản có mức hình phạt cảnh cáo, cải tạo không

giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm Trong thực tiễn xét xử, việc xử lí về hình sự đối với người vi phạm chế độ một vợ, một chồng chủ yếu được áp dụng đối với nam giới, trước hết là những trường hợp có thủ đoạn gian dối kèm theo như giả mạo giấy tờ để lay nhiều vợ Ngoài ra, việc xử lí về hình sự cũng được áp dụng với những người ác ý “cướp chồng”, phá hoại hạnh phúc gia đình người khác hoặc trong trường hợp cé tình bat chấp pháp luật.

Khung hình phạt có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

được quy định cho 02 trường hợp phạm tội sau:

- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; - Đã có quyết định của toà án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Về kĩ thuật lập pháp, câu hỏi được đặt ra ở đây là: Khoản 2

có phải là CTTP tang nặng không?

Bình thường, như tuyệt đại đa số các điều luật khác, khoản 2

Trang 11

của Điều 182 phải là CTTP tăng nặng trong mối liên hệ với khoản 1 là CTTP cơ bản Cách diễn đạt của khoản 2 (“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây ”) cũng thê hiện

khoản 1 là CTTP cơ bản (mô tả “Phạm tội”) và khoản 2 làCTTP tăng nặng (mô tả “trường hợp sau đây”).

Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì có trường hợp vi phạm chế độ một vợ, một chồng có dấu hiệu của CTTP tăng nặng nhưng không thỏa mãn dấu hiệu định tội của CTTP cơ bản Vi du: Hành vi vi phạm đã dẫn đến vợ của người vi phạm tự sát

nhưng người đó chưa bị xử phạt hành chính và hành vi vi

phạm cũng không dẫn đến li hôn.

Theo đó, khoản 2 có thé phải hiểu là CTTP cơ bản thứ hai Hiểu theo cách này sẽ giải quyết mâu thuẫn thực tế nêu trên nhưng từ đó cũng phát sinh mâu thuẫn khác Trước hết, về lí thuyết, không thể có 02 CTTP cơ bản cho 01 tội danh Thứ hai, nếu là CTTP cơ bản thứ hai thì CTTP này phải độc lập với CTTP cơ bản thứ nhất Trong khi đó, khoản 2 thể hiện sự phụ thuộc vào khoản 1 Nội dung của khoản 1 được thể hiện qua từ

“Phạm tội” nói tại khoản 2.

3 Tội tổ chức tảo hôn (Điều 183 BLHS)

Tổ chức tảo hôn được quy định là hành vi t6 chức việc lấy vợ, lay chỗng cho những người chưa đến tuổi kết hôn.

Tội phạm này xâm phạm nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là hôn nhân tiến bộ Theo nguyên tắc này, việc kết hôn của hai bên nam nữ phải tuân thủ điều kiện về tuổi kết hôn, nhằm đảm bảo người kết hôn đã có sự phát triển đầy đủ về mọi mặt và nhận thức được trách nhiệm

Trang 12

đối với gia đình, với xã hội cũng như có khả năng tự chủ được

cuộc hôn nhân của mình.

Nhu vậy, tảo hôn là việc lấy vợ, lay chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình Liên quan đến tảo hôn, BLHS năm 1999 quy định 02 hành vi bị coi là tội phạm Đó là hành vi tổ chức

tảo hôn và hành vi tảo hôn BLHS năm 2015 chỉ quy định hành

vi tô chức tảo hôn là tội phạm a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội tổ chức tảo hôn được quy định là hành vi t6 chức việc lấy vợ, lay chồng cho người chưa đến tuổi kết hôn.

Đối tượng của hành vi tổ chức việc lấy vợ, lay chồng là người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Điều luật chỉ đòi hỏi một bên (vợ hoặc chồng) chưa đủ tuôi kết hôn (nam chưa đủ 20 tuôi, nữ chưa đủ 18 tuôi, theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) Trên thực tế, có thé cả hai bên đều chưa đủ tuổi kết hôn.

Hành vi tô chức việc lấy vợ, lay chồng cho người chưa đến tuổi kết hôn là hành vi quyết định, sắp đặt, tiến hành lễ cưới

(1) Theo Luật hôn nhân va gia đình năm 2000, tuổi kết hôn là nam từ 20 tuổitrở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn ápdụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích: Nam đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tudi 18 mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuôi kết hôn.

Trang 13

cho đôi bên trai gái chưa đến tuổi kết hôn hoặc một trong hai bên chưa đến tuổi kết hôn theo luật định.

* Dầu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thé được quy định là lỗi có ý trực tiếp Người phạm tội biết rõ cả hai hoặc một trong hai người mà mình tô chức lễ cưới chưa đến tuôi kết hôn theo quy định.

* Dau hiệu phân biệt lội t6 chức tảo hôn với hành vi tổ

chức tảo hôn là vi phạm hành chính

Hành vi tô chức tảo hôn chỉ cấu thành tội tổ chức tảo hôn trong trường hợp chủ thé là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn.

b Hình phạt

Điều luật quy định 01 khung hình phạt có mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

4 Tội loạn luân (Điều 184 BLHS)

Tội loạn luân được quy định là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em

cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ

khác cha.

Tội loạn luân được quy định trong luật hình sự là xuất phát từ cơ sở khoa học của sự cần thiết phải tránh di truyền huyết

(1) Khái niệm loạn luân tại Điều luật này có điểm khác so với nội dung giảithích của TANDTC về dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng “có tính chấtloạn luân” ở nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm của con người (Xem: Nghịquyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thâm phánTANDTC về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143,144, 145, 146, 147 của BLHS ; Chương 2 của Giáo trình này).

Trang 14

thong có hại đến sự phát triển bình thường về thể chat và tinh thần của con cái cũng như do yêu cầu của việc bảo vệ đời sống hạnh phúc gia đình và thuần phong mĩ tục.

Theo đó, tội phạm này không chỉ xâm phạm đến quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của con cái mà còn xâm phạm đến thuần phong mĩ tục, hạnh phúc gia đình.

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thé của tội phạm đòi hỏi có quan hệ gia đình (cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em

cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha) với người thuận

tình giao cấu với mình.

* Dầu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

giao cấu với người cùng dong máu về trực hệ (nghĩa là giữa

cha me va con, giữa ông ba với cháu nội, cháu ngoạn); gitra anhchị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùngmẹ khác cha.

Điều luật không mô tả thủ đoạn được sử dụng dé giao cầu nhưng có thể hiểu hành vi giao cau ở đây được thực hiện có sự thuận tình Trường hợp giao cấu không có sự thuận tình, hành vi có thể cấu thành tội thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân pham và “loạn luân” là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “Có tính chất loạn luân” của tội phạm này.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp Người phạm

Trang 15

tội biết rõ giữa mình và người giao câu với mình có quan hệ huyết thống (cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa anh chị em cùng

cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha).

Ở tội phạm này cần chú ý: Trong vụ phạm tội, chủ thể của tội phạm có thê chỉ là một bên có quan hệ giao cấu nhưng cũng có thê cả hai bên đều là chủ thé của tội phạm.

b Hình phạt

Điều luật quy định 01 khung hình phạt chính có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tội loạn luân được coi là có mức độ nguy hiểm cao trong số các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình vì tính xấu xa, sự tác hại về nhiều mặt đến hạnh phúc gia đình và đạo đức Do đó, khung hình phạt có mức cao nhất là 05 năm và là mức hình phạt cao nhất được quy định trong chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

II CAC TOI XÂM PHAM CHE ĐỘ GIA ĐÌNH

1 Tội ngược đãi hoặc hành ha ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS)

Tội phạm nay vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ có tính đạo lígiữa những người thân trong gia đình và đã được pháp luật hoá

thành nghĩa vụ pháp lí trong luật hôn nhân và gia đình Đồng thời, hành vi phạm tội còn trực tiếp xâm hại sức khoẻ và phẩm giá của nạn nhân Theo đó, đối tượng tác động của tội phạm được quy định là ông bà, cha mẹ, vợ, chong, con, chau cua

người phạm tdi; người có công nuôi dưỡng người phạm tội.

Theo điều luật, ông bà được hiểu là ông bà nội, ông bà ngoại; cha mẹ được hiểu là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng và

Trang 16

cha me vợ (khi người con trai ở ré), con cái được hiệu là con đẻ,con nuôi (hợp pháp), con dâu, con rê, con riêng của chông hoặcvợ; cháu được hiéu là cháu nội, cháu ngoại, chau dâu, cháu tê,cháu là con nuôi (hợp pháp) của người con; người có công nuôidưỡng được hiéu là người đã hoặc đang nuôi dưỡng người phạmtội và sự nuôi dưỡng này phù hợp với pháp luật hay truyênthông đạo đức gia đình Việt Nam, như sự nuôi dưỡng của anhchị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những ngườikhác đôi với người phạm tội.

a Dâu hiệu pháp lí

* Dáu hiệu chủ thê của tội phạm

Chủ thê của tội này là người có quan hệ về hôn nhân, giađình hoặc quan hệ nuôi dưỡng với nạn nhân.

* Dau hiệu mặt khách quan cua tội phạm

- Hành vi khách quan của tội này được quy định là hànhvi đôi xử tôi tệ hoặc hành vi bạo lực xâm phạm thân thênạn nhân.

Hành vi đối xử tôi tệ với nạn nhân có thé như cố tình cho

ăn đói, đê mặc rách, đê ở nơi khô cực mặc dù có điêu kiện tôthơn hoặc băt làm việc nặng nhọc quá sức

Hanh vi bạo lực xâm phạm than thé nạn nhân có thé là

đánh, trói, nhôt nạn nhân.

Các hành vi trên đây tương tự như hang vi khách quan cuatội hành hạ người khác được quy định tại Điêu 140 BLHSnhưng được tách ra thành tội độc lập vì đôi tượng của các hànhvi này có môi quan hệ hôn nhân và gia đình với người phạm tội.

Trang 17

- Dấu hiệu thứ hai thuộc mặt khách quan của tội phạm là dấu hiệu: Làm cho nạn nhân thường xuyên bị đau đớn về thé xác, tỉnh thần Họ luôn bị giay vo về tình cảm, đau khô về tinh thần và phan nào bị ton hại đến sức khoẻ Dấu hiệu này có thé được thay thế bằng dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là đặc điểm nhân thân xấu của chủ thể của tội phạm.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm Lỗi của chủ thê thực hiện là lỗi có ý.

b Hình phạt

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính.

Khung hình phạt cơ bản có mức cảnh cáo, cải tạo không

giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi đối xử tôi tệ cần chú ý đến đặc điểm người bị hại như người bị hại là con cái bướng binh, hư hỏng trong gia đình hay là bố mẹ già yếu

Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến

05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong

các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Phạm tội) đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

- (Phạm tội) đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

2 Tội từ chối hoặc tron tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều

186 BLHS)

Tội này được quy định là hành vi tr chối hoặc trốn tránh

Trang 18

nghĩa vụ cấp dưỡng của người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng va có khả năng thực té dé thực hiện việc cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc người có hành vì từ chối hoặc tron tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành

vi này mà còn vi phạm.

Tội phạm này xâm hại quyền được người khác nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật Đó là quyền bảo đảm cho sự phát triển bình thường về thé chất và tinh thần của người được cấp dưỡng.

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người có nghĩa vụ cấp dưỡng

theo pháp luật hôn nhân và gia đình.

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

- Dấu hiệu hành vi: Hành vi khách quan của tội phạm này

được quy định là:

+ Hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng; + Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là “nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là

người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả

năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình ” (Điều 3

Luật hôn nhân và gia đình).

Trang 19

Theo quy định tại các điều từ Điều 107 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được đặt ra giữa:

+ Vợ và chong;

+ Cha, me va con;

+ Ong bà nội, ông bà ngoại va cháu;

+ Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;+ Anh chị em với nhau.

Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đòi hỏi các dấu hiệu sau:

+ Chủ thé phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của

Luật hôn nhân và gia đình;

+ Chủ thé phải có khả năng thực tế dé thực hiện việc cấp dưỡng Khả năng thực tế nói ở đây được hiểu là khả năng có thực về kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng như có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương.

Hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là (kiên quyết)

không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quy định của pháp luật,

biểu hiện như cô tình không góp tiền, tài sản dé cấp dưỡng trong khi có khả năng thực tế thực hiện nghĩa vụ đó.

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là hành vi tim mọi cách lảng tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật, biểu hiện bằng việc bỏ đi nơi khác và cố ý giấu địa chỉ hoặc cố tình dây dưa không chịu thực hiện việc cấp dưỡng

Trang 20

- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm: Hậu quả của hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định là hậu quả: Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe Do không nhận được sự cấp dưỡng của người phạm tội nên người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc chữa bệnh v.v sức khoẻ và có thể cả tính mạng bị đe dọa.

Điều luật cũng quy định, dấu hiệu hậu quả có thể được thay thế bằng dấu hiệu về nhân thân của người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Đó là dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn vi phạm.

* Dầu hiệu mặt chủ quan của tội phạm Lỗi của chủ thê được quy định là lỗi cố ý.

Điều luật còn quy định: “nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này” Đây là trường hợp đã có bản án hoặc quyết định của toà án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà người này vẫn cố tình không chấp hành (từ chối hoặc trốn tránh) mặc dù đã dùng các biện pháp cưỡng chế cần thiết Khi đó, hành vi không cấu thành tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà cấu thành tội không chấp hành án (Điều 380 BLHS).

b Hình phạt

Điều luật quy định 01 khung hình phạt có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trang 21

3 Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187 BLHS)

Tội phạm này có thể được hiểu là hành vi tổ chức cho người

khác mang thai hộ vì mục đích thương mại Đây là tội phạm

mới được quy định trong BLHS năm 2015 để chống các hành vi lợi dụng sự cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân dao" dé tổ

chức thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan được quy định là hành vi tổ chức cho

người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại Trong đó,“mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ

nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác” (Điều

3 Luật hôn nhân và gia đình).

Như vậy, hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ được hiểu là hành vi sắp xếp, điều hành hoạt động mang thai hộ vì mục đích thương mại như từ tìm phụ nữ có thé mang thai cho người khác bằng việc áp dụng biện pháp kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, kết nối họ với người cần được mang thai hộ, tiến hành các công việc dé việc mang thai hộ được thực hiện ở cơ

(1) vé van dé mang thai hộ vi mục dich nhân dao, xem: Nghị định SỐ10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kĩ thuật thụ tỉnh trong ống nghiệmvà điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân dao (được sửa đối bổ sung bằngNghị định số 98/2016/NĐ-CP).

Trang 22

sở y tế v.v Việc mang thai hộ ở đây là nhằm mục đích thương

mại, người mang thai hộ không phải vì mục đích nhân đạo mà

vì lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thê là lỗi có ý Cố ý đối với việc mang thai hộ cũng như cố ý đối với mục đích hưởng lợi của người phụ nữ

mang thai hộ.b Hình phạt

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến

05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong

các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: - (Phạm tội) đối với 02 người trở lên;

- Phạm tội 02 lân trở lên;

- Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; - (Pham tội trong trường hop) tdi phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vu, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trang 23

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Phân tích dấu hiệu pháp lí của tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ, can trở li hôn tự nguyện (Điều 181 BLHS).

2 Trình bày mối quan hệ giữa dấu hiệu định tội của tội loạn luân với dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng “có tính chất loạn luân” ở các tội xâm phạm nhân phẩm cua con người.

3 Phân tích dau hiệu pháp lí của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187 BLHS).

Trang 24

CHƯƠNG VI

CÁC TOI XÂM PHAM TRAT TU QUAN LÍ KINH TE A NHỮNG VAN DE CHUNG

Các tội xâm phạm trật tự quan lí kinh té là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nên kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích cua Nhà nước, lợi ích hợp pháp cua tổ chức và

của công dân qua việc vi phạm quy định cua Nhà nước trong

quản lí kinh tế.

Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế có một số đặc điểm chung sau:

- Khách thê của các tội phạm thuộc chương này là các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự 6n định và phát triển của nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế đó là “nén kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc té, gan kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Điều 50 Hiến pháp năm 2013).

- Sự xâm hại các quan hệ xã hội này được biểu hiện cụ thé qua sự vi phạm ở mức độ nhất định các quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế Những quy định này rất đa dạng, có thé có tính chất chung cho toàn bộ hệ thống kinh tế nhưng cũng có

Trang 25

thê có tính chất riêng cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế Từng tội phạm trong chương này đều vi phạm quy định cụ thê ở mức độ khác nhau.

- Hậu quả của các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế là thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho nền kinh tế quốc dân cũng như cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế Ở một số tội phạm nhất định, hậu quả đó được thể hiện là thiệt hại vật chất cụ thê.

Với nội dung là những hành vi vi phạm quy định của Nha

nước trong quản lí kinh tế, khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế cũng có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của chính sách kinh tế cũng như sự thay đổi của nên kinh tế trong

từng thời kì, phạm vi cũng như nội dung của từng loại tội

thuộc chương này cũng có sự thay đổi theo.

Trong BLHS năm 2015, các tội xâm phạm trật tự quản lí

kinh tế được quy định ở Chương XVIII Xét về cấu trúc, so với

quy định trước đó, Chương XVIII của BLHS năm 2015 có

điểm mới là được chia thành 03 mục với các tội danh được xếp

theo nhóm tương ứng Đó là:

Mục | - Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,

thương mại;

Mục 2 - Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;

Mục 3 - Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lí kinh tế Xét về nội dung, chương XVIII của BLHS năm 2015 đã có nhiều điểm mới đáng kẻ.

Trang 26

Trước hết, BLHS năm 2015 đã bổ sung một số tội danh mới Ví dụ như tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215); tội trỗn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217); tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218); tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222) Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 cũng đã sửa đối một số tội danh cho phù hợp với chính sách hình sự, tình hình thực tế của đất nước cũng như phù hợp với quy định tương ứng thuộc luật chuyên ngành về trật tự quản lí kinh tế Ví dụ như: tội sản xuất, buôn bán hàng cam (Diéu 190); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phâm (Điều 193); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); tội tron thuế (Điều 200) Một số tội danh bị hủy bỏ do quy định về tội phạm đó

không còn phù hợp với tình hình mới như tội kinh doanh trái

phép, tội báo cáo sai trong quản lí kinh tế, tội vi phạm quy định về cấp văn băng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tin dụng Bên cạnh đó có tội bị huỷ bỏ do BLHS đã cụ thể hoá một số hành vi phạm tội của tội này thành một số tội danh cụ thé (tội cô ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu

quả nghiêm trọng).

Một điểm mới khác của BLHS năm 2015 là sự quy định TNHS của pháp nhân thương mai đối với một số tội phạm

Trang 27

trong đó có 22 tội thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản

li kinh tế như tội buôn lậu (Điều 188); tội vận chuyền trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); tội sản xuất, buôn bán hàng cắm (Điều 190); tội tàng trữ, vận chuyển hàng cam (Điều 191); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192), tội đầu cơ (Điều 196), tội trốn thuế (Điều 200)

Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế có thể là chủ thé bình thường hoặc có thé là chủ thể có dấu hiệu đặc biệt Trong nội dung trình bày về dấu hiệu pháp lí của các tội cụ thé, dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ được trình bày khi chủ thê của tội phạm có dấu hiệu đặc biệt.

Về hình phạt đối với các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, mức phạt tiền (ở hình phạt chính và ở hình phạt bố sung) đều được nâng lên để đảm bảo tính nghiêm minh trong xử lí hình sự cũng như dé phù hợp với tình hình thực tế.

B CAC TOI PHAM CỤ THE

I CAC TOI PHAM TRONG LINH VUC SAN XUAT,

KINH DOANH, THUONG MAI

1 Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm

Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cô vật Khái niệm hàng hoá ở đây bao gồm tất cả các loại hàng hoá (trừ một số loại hàng hoá do tính chất đặc biệt đã được quy định là đối tượng của một sỐ tội phạm khác).

Trang 28

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội buôn lậu được quy định là hành

vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế ® vào nội địa hoặc ngược lại hàng hoá, tiên Việt Nam,

ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cô vật.

Hành vi buôn bán trái pháp luật được mô tả trên day chi bị

coi là tội phạm khi hàng hoá, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó

nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một

trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

- Vật phạm pháp là di vật, cô vat.

Buôn bán /rái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng kê trên được hiểu là hành vi trao đối các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vao nội địa hoặc ngược lai trai với quy định của Nhà nước như không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giém hàng hoá, không có giấy tờ hợp lệ của cơ

(1) Theo khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 thi“Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, đượcthành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lí xác định, ngăn cáchvới khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt độngkiểm tra, giám sát, kiêm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan cóliên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khâu và phương tiện, hành kháchxuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đôi hàng hóa giữa khu phi thuếquan với bên ngoài là quan hệ xuất khâu, nhập khâu”.

(2) Xem: Các khoản 5, 6 Điều 4 Luật di sản văn hoá.

Trang 29

quan có thâm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng Người buôn lậu có thé chuyển các loại hàng hoá kế trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt hoặc qua bưu điện quốc tế

Trường hợp người được thuê vận chuyển (người khuân vác, lái xe) có hành vi vận chuyên (thuê) hang hoá, tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc

ngược lại cho chu hàng (người buôn lậu) cũng bi coi là phạm

tội buôn lậu với vai trò là người giúp sức trong đồng phạm Tội buôn lậu được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyên hàng hoá một cách trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa

hoặc ngược lại.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cô ý.

b Hình phạt

Điều luật quy định 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho pháp nhân

thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07

năm quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình

tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Có tổ chức: Day là trường hợp đồng phạm buôn lậu có sự cau kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.

Trang 30

- Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp buôn lậu

từ 05 lân trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu TNHS haychưa; chưa hêt thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xoáán tích) và người phạm tội đêu lây các lân phạm tội buôn lậulàm nghê sinh sông và lây kêt quả của việc phạm tội buôn lậu

làm nguồn sống chính."

- Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500

triệu đồng;

- Thu lợi bat chính từ 100 triệu dong đến dưới 500 triệu đồng; - Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

- Lợi dụng chức vụ, quyên han;

- Lợi dung danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 1,5

ti đông đên 05 tỉ đông hoặc phạt tù từ 07 năm dén 15 nămđược quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tìnhtiêt định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu dong đến dưới 01 tỉ dong; - Thu lợi bat chính từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỉ dong.

Khung hình phạt tăng nặng thứ 3 có mức phạt tù từ 12 nămđên 20 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có mộttrong các tình tiét định khung hình phạt tăng nặng sau:

(1).Xem: Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thâmphán TANDTC.

(2).Xem: Giải thích “Bảo vật quôc gia” tại Chương IV Giáo trình này.

Trang 31

- Vật phạm pháp trị giá 01 ti dong trở lên; - Thu lợi bat chính 01 tỉ dong trở lên;

- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.)

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu

TNHS được quy định:

- Nếu hành vi phạm tội thuộc điểm a khoản 6 thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (các điểm a, b, c, d, đ, h hoặc 1) thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 01 tỉ chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS thì hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Hình phạt b6 sung (có thé được áp dụng) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 03 tỉ đồng, cấm kinh doanh, cắm hoạt động

(1).Xem: Giải thích “Hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh” tại Chương IVGiáo trình này.

Trang 32

trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cắm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

2 Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 BLHS)

Trước đây, BLHS năm 1985 đã quy định tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới trong cùng điều luật với tội buôn lậu Việc dé 02 tội có tính chất nguy hiểm khác nhau trong cùng điều luật với cùng các khung hình phạt là không hợp lí, không thể hiện được nguyên tắc phân hoá TNHS Vì vậy, BLHS năm 1999 đã khắc phục hạn chế này khi quy định tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới tại 02 điều luật riêng biệt Trong BLHS năm 2015, tội vận chuyên trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới vẫn tiếp tục được quy định là một tội danh độc lập với chế tài

được quy định nhẹ hơn so với tội buôn lậu.

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu doi tượng tác động của tội phạm

Đối tượng tác động của tội phạm này được quy định giống

như ở tội buôn lậu.

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi

vận chuyên trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cô vật.

Hành vi vận chuyền trái phép được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khi hang hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc có giá trị

dưới mức đó nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

Trang 33

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một

trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

- Vật phạm pháp là di vật, cô vật.

Vận chuyền trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng kể trên được hiểu cụ thé là hành vi đưa các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc đưa từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của Nhà nước như trốn tránh sự kiểm soát của hải quan hay cơ quan quản lí cửa khẩu, không có giấy tờ hoặc có nhưng là giả mạo, không khai báo hoặc khai báo gian dối Các đối tượng này được vận chuyên qua biên giới có thể bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi đưa các đối tượng kể trên một cách trái

phép qua biên giới Việt Nam hoặc đưa trái phép từ khu phi

thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại * Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cô ý.

Khác với người phạm tội buôn lậu, người phạm tội vận

chuyền trái phép hang hoá, tiền tệ qua biên giới không nhằm mục đích buôn bán kiếm lời.

b Hình phạt

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt b6 sung va 01 khung hình phạt đối với pháp nhân

Trang 34

thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05

năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các

tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: - (Phạm tội) có t6 chức;

- Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; - Lợi dụng chức vụ, quyên han;

- Lợi dung danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

được quy định cho trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu

đồng trở lên.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được áp dụng) là: Phat tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu

trách nhiệm hình sự được quy định:

Trang 35

- Nếu hành vi phạm tội thuộc điểm a khoản 5 thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng:

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (điểm a, b, c, e hoặc ø) thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỉ đồng:

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 02 tỉ đồng đến 05 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS thì hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Hình phạt b6 sung (có thé được áp dụng) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cắm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

3 Tội sản xuất, buôn bán hàng cắm (Điều 190 BLHS)

Trước đây, BLHS năm 1985 chỉ quy định tội buôn bán hàng

cắm Trong thực tiễn, không chỉ có hành vi buôn bán hàng cam mà còn có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyên hàng cắm Do vậy, BLHS năm 1999 đã bô sung thêm 03 loại hành vi phạm tội là sản xuất, tàng trữ và vận chuyền hàng cam Tuy nhiên, đây là các hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau đòi hỏi phải có sự phân hoá trong xử lí Do vậy, việc xếp 04 tội danh trong cùng Điều 155 BLHS năm 1999 với cùng các khung hình phạt là chưa thể hiện được nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự Để khắc phục hạn chế này, BLHS năm 2015 đã quy định 4 tội danh này tại 02 điều luật - tội tàng trữ,

Trang 36

vận chuyển hàng cam tại Điều 191 và tội sản xuất, buôn ban hàng cam tại Điều 190 BLHS Trong đó, các khung hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cam nang hon so với các khung hình phạt đối với tội tàng trữ và vận chuyền hàng cam.

a Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm

Đối tượng tác động của 02 tội này là hàng cam, “gổm hàng hóa cam kinh doanh, hàng hóa cắm lưu hành và hàng hoá cam sử dụng tại Việt Nam ” )

Tuy nhiên, không phải tất cả những hàng hoá có đặc điểm như vậy đều thuộc phạm vi đối tượng của tội phạm này Có một số hàng hoá tuy cũng là loại Nhà nước cắm kinh doanh nhưng đã được BLHS quy định là đối tượng của tội phạm khác nên không còn là đối tượng của tội phạm này Vi du: Vũ khí

quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự thuộc phạm vi quy

định của Điều 304 BLHS, các chất ma tuý thuộc phạm vi quy định của các điều thuộc Chương XX BLHS

Như vậy, hàng cắm thuộc phạm vi quy định của Điều 190 BLHS là những hang cam còn lại mà không thuộc phạm vi quy định của những điều luật riêng biệt khác như thuốc bảo vệ thực vật ma Nhà nước cắm kinh doanh, cắm lưu hành, cắm sử dụng; thuốc lá diéu nhập lậu; pháo nổ v.v Danh mục những hàng hoá là hang cắm theo điều luật này không cố định mà có thé có sự thay đổi ở mỗi giai đoạn nhất định, phù hợp với tình hình

(1) Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/8/2020quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng câm và bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng.

Trang 37

thực tế của đất nước cũng như sự chuyền đổi của nền kinh tế.“ * Dầu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Điều luật quy định 02 loại hành vi sau:

- Hành vi sản xuất hàng cấm: Đây là hành vi làm ra hàng cam, “Jà việc thực hiện một, một số hoặc tat cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa” Hay nói cách khác, người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm ra hàng cắm hoặc chỉ một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng cắm.

- Hành vi buôn bán hang cam: Đây là hành vi mua đi bán lại hang cắm dưới bat kì hình thức nào nhằm thu lợi bất chính như mua bán theo nghĩa thông thường, trao đổi, thanh toán bằng hàng cam Người phạm tội có thể “thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyên, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông”.

Hành vi sản xuât, buôn ban hang cam được mô tả trên day(1) Về danh mục hàng cấm theo pháp luật hiện hành xem Nghị định củaChính phủ số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 quy định chỉ tiết Luật thương mạivề hàng hoá, dich vụ cắm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh cóđiều kiện.

(2) Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thươngmai, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cắm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.(1) Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thươngmại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cắm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trang 38

chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cam kinh doanh, cam lưu hành, cam sử dụng từ 50 kg trở lên

hoặc từ 50 lít trở lên;

- Buôn bán thuốc lá điều nhập lậu từ 1.500 bao trở lên; - Sản xuất, buôn bán pháo né từ 06 kg trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hoá khác ma Nhà nước cam kinh doanh, cắm lưu hành, cấm sử dụng tri giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bat chính từ 100 triệu đồng trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hoá dưới mức quy định của khoản 1 (các điểm a, b, c, d và đ) nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 190 hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cô ý.

b Hình phạt

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung

(1) Điều luật còn quy định: “hành vi sản xuất, buôn bán hàng cắm phải khôngthuộc trường hợp được quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249,250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của BLHS năm 2015” Quy định nàylà không cần thiết.

Trang 39

hình phạt bố sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân

thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình

tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: - (Phạm tội) có 16 chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - (Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp;

- (Hàng cam là) thudc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cam lưu hành, cam sử dung từ 100 kilôgam đến đưới 300 kil6gam hoặc từ 100 lit đến dưới 300 lít;

- (Hàng cam là) /huốc lá diéu nhập lậu từ 3.000 bao đến

đưới 4.500 bao;

- (Hàng cam là) pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; - (Hàng cam là) hàng hoá khác mà Nhà nước cam kinh doanh, cam lưu hành, cắm sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu dong hoặc thu loi bat chính từ 200 triệu dong đến dưới 500 triệu đồng;

- (Hàng cấm là) hang hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỉ đồng hoặc thu lợi bắt chỉnh từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu dong;

Trang 40

- Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hoá là thuốc lá điễu

nhập lậu;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 08

năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Hàng cam là) /huốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên

hoặc 300 lít trở lên;

- (Hàng cam là) thuốc lá diéu nhập lậu 4.500 bao trở lên; - (Hàng cam là) pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

- (Hàng cam là) hàng hoá khác mà Nhà nước cắm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dung trị giá 500 triệu dong trở lên hoặc thu lợi bất chỉnh 500 triệu đồng trở lên;

- (Hàng cấm là) hang hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép su dung tại Việt Nam tri giá 01 tỉ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thé được áp dụng) là: Phat tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu

trách nhiệm hình sự được quy định:

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản | thì khung hình phat có mức là phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (điểm a, d, đ, e, g, h,

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN