1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình

127 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Tác giả Lê Thị Mỹ Thúy
Người hướng dẫn TS. Bùi Đại Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 21,84 MB

Nội dung

Một trong những yếu tố nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối v

Trang 1

O HUYEN QUANG NINH TINH QUANG BINH

LUAN VAN THAC SI KINH TE CHINH TRI

CHUONG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Trang 2

Ở HUYỆN QUANG NINH TINH QUANG BINH

Chuyén nganh: Kinh té chinh tri

Mã số: 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC: TS BUI DAI DUNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của giảm viên hướng dẫn- Tiến sĩ Bùi Đại Dũng

Tất cả các số liệu, kết quả được sử đụng trong phạm vi nội dung nghiên

cứu của Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác Các thông tin trích dẫn tro ng Luận văn đều đã được chỉ

rõ nguồn gốc rõ rằng và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn nảy đều

đã được cảm ơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân

Trước hết, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy _, cô

tham gia giảng dạy Lớp Cao học QH -2012-E; các khoa, phòng và Ban Giảm

hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ , truyền

đạt những kiến thức cơ bản cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Thường trực Huyệnủy ; UBND Huyện, lãnh đạo, cán bộ, công chức Chi cục Thống kê , Phòng Nông nghiệp

và phát triển nông thôn , Văn phòng Huyện ủy , Văn phòng UBND Huyện Quang Ninh và các đồng nghiệp , bạn bè đã nhiệt tình cộng tác _„ cung cấp những tài liệu thực tế va thông tin cần thiết để tôi hoàn thành tốt luận văn nay

Đặc biệt, tác giả xin bay tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS Bùi Đại Dũng, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoản thành Luận

văn tốt nghiệp này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song Luận văn vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được sự góp

ý của quý thây, cô và các bạn đồng nghiệp

Trang 5

TÓM TÁT LUẬN VĂN

Tên đề tài: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người nghiên cứu: Lê Thị Mỹ Thúy

Giáo viên hướng dẫn: TS Bùi Đại Dũng

Nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, là

ngành sản xuất vật chất quan trọng, cơ bản của xã hội, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu cho đời sống Một trong những yếu tố nhằm đẩy mạnh phát

triển kinh tế là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước

đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tham khảo những công trình nghiên cứu, các tải liệu liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của các nhà nghiên cứu và thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương khác

Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Huyện Quảng Ninh trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản

Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều khó khăn

và bất cập Số lượng các sản phẩm mang tính hàng hóa trong nông nghiệp

ở địa phương còn ít, chất lượng sản phẩm chưa cao; một số sản phẩm chưa

Trang 6

đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Đặc biệt là sự liên doanh liên kết trong các hình thức tổ chức sản xuất để thực hiện chuỗi giá trị sản

phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, sản phẩm chưa có thương hiệu, nên khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế còn thấp Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp ở Huyện Quản Ninh, Tỉnh Quảng Bình chỉ là bước

khởi đầu với quy mô nhỏ

Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng hảng hóa và tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao Cụ thể:

1 Công tác quy hoạch, kế hoạch về sản xuất nông nghiệp và quy hoạch đất sản xuất

2 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến

3 Chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

7 Công tác quản lý của Nhà nước

Kết quả nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị này là đồng nhất với mục tiêu, nhiệm vụ đã đê ra

Trang 7

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt 2-22 222s22211222112211122111221122111221112211211221 21c ccer 1 Danh mục các bảng biểu 2222-22222222222222212222222111122222211112222211112222212,e2 il

6200 )H 1

Chương 1: TÔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ PHÁT

TRIEN NONG NGHIEP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 5

LL Téng quan nghién ctr eecssseeessessssteeessssseeeesesssseeeseesssttessesesseeeeeees’S 1.1.1 Cac cong trinh nghién cttu nude ngoal 0.0 eee eee eeeeeeeeeeeeeeeeeeee 5 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước - 5 +5+s+sz+ztzezezzrrrrrrxe 6 1.1.3 Những khoảng trống cần nghiên cứu 2222EE2222z22222222zzzz+e 11

le sa 12 1.2.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp 122 1.2.2 Nội dung sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp .- 15 1.2.3 Đặc trưng cơ bản phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

1.2.4 Các nhân tô ảnh hướng đến nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

1.2.5 Ưu thế của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương

1.3.1 Tiên thê Bi ÒÏ tụt tia ti TH GIÌNGHHH3g8t 3l giang tagtggntdiganagaai 25 1.3.2 Ở Việt NữĩH 55: 5 St 2E 2 112 1221111122211 28

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2222z222222222zzz+2 32 2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 2 2222z22222222czzz+e 32

2.1.1 Thông tin, số liệu thứ cấp

2.2 Các phương pháp nghiên cứu và xử lý sô liệu -+-+-+~5>+ 34 2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp .- - ccc©cccccccccc2 34 2.2.2 Phương pháp chỉ số trong thống kê . -:-©c:©c5ccccsccccscccy 35

Trang 8

2.2.3 Phương pháp phân tỏ thống kê . -:©2ccccccccscceccverrrrcee 36

2.3 Các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

hang hoa -sessseeneosne sonoma canis aie ee ee oS 37

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp 37

2.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh phân bồ sử dụng các nguồn lực 38 2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh trình độ sản xuất nông — nghiệp theo hướng hàng HÓA tt King HH HH HH HH ri 38

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG

SAN XUAT HANG HOA G HUYEN QUANG NINH, TINH QUANG BINH41

3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa -©22222222222222122271122271112221112222112222111221122212221222ee 41

3.1.1 Điều kiện tự nhiêH -©2s+©2<+S22EEE2E12322122112211211211211121 xe 41 3.1.2 Diéu kién kinh tế - xã hội 52252 2222222122121 cee 44

3.1.3 Những lợi thế và những khó khăn © ¿222z+2222zS2zzsczzcsrz 51 3.2 Thực trạng phát triển kinh tế chung huyện Quảng Ninh 3 3.2.1 Chủ trương phát triển kinh tế của huyện -555522 53 3.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Quảng Ninh 53

3 3 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 55

3.3.1 Phát triển nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản

3.3.2 Hoạt động của các loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp T1 3.3.3 Hoạt động của các loại hình tổ chức sản xuất và sự liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp

E0 ae .e 82

Chương 4: QUAN ĐIÊM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐÉN NĂM 2020 2-22222E222EE2222E221E22EEe-EEer 87

Trang 9

4.1 Bối cảnh ánh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

4.1.1 Những cơ hội mới

11.2106.1186 87 4.2 Những quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng héa88 4.2.1 Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bên vững 89 4.2.2 Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phải gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới 89 4.2.3 Phát triển nông nghiệp theo hưởng sản xuất hàng hóa phải có sự 07/80847/00(0007 220 nnn8n88e 90 4.3 Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Quảng Ninh đến năm 2020 -22-©2222222z2222Z22 91 GBD MUO TOME coco cess cee IES ELD IE ID I I I 9]

4.3.3 Một số giải pháp 2522222222222222122211222122112121 22c 94

KET LUAN 111

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TAT

2 |CN-XD Công nghiệp - xây dựng

3 |CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

9 |IPM Phương pháp quản lý phòng trừ dịch hại tông hop

10 |KT-XH Kinh tê, xã hội

17 |TTCN Tiểu thủ công nghiệp

19 |WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU

1 | Bang 3.1 Thực trạng tài nguyên đất năm 2013 43

Thực trạng dân số, lao động và việc lam| 45

4 | Bang 3.4 Thực trạng phát triển giao thông năm 2013 47

5 | Bang 3.5 Thực trang phát triển thuỷ lợi năm 2013 48

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của| 54

huyện giai đoạn 2009 - 2013

Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu | 57

ngành trông trọt giai đoạn 2009 — 2013

Tình hình phát triển ngành chăn nuôi giai| 64

11 | Bảng 3.11 đoạn 2009 - 2013

Trang 12

ngành chăn nuôi giai đoạn 2009 — 2013

Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp giai | 67

13 | Bảng 3.13

đoạn 2009 — 2013

Tình hình phát triển sản xuất hảng hod] 68

ngành lâm nghiệp giai đoạn 2009 — 2013

Tình hình phát triển ngành thuỷ sản giai| 69

nghiệp giai đoạn 2009 - 2013

Tình hình phát triển các loại hình sản xuất | 73

18 |Bảng3.18 | và sự liên doanh liên kết trong sản xuất

nông nghiệp Tình hình phát triển trang trại trong sản| 76

19 |Bảng3.19 | xuất nông nghiệp trên địa bản huyện từ

năm 2009 - 2014 Giá trị sản xuất của các loại hình tô chức| 81

20 | Bảng 3.20 sản xuất giai đoạn 2009 - 2013

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, là

ngành sản xuất vật chất quan trọng, cơ bản của xã hội, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu cho đời sống Là thị trường rộng lớn của các ngành sản xuất, dich vụ trong nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực va tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự phát triển Đa số các nước phải đựa vào sản xuất nông nghiệp để đâm bảo an ninh lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân và tạo nền tảng, cơ sở cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát

triển Một trong những yếu tố nhằm đây mạnh phát triển kinh tế là phát triển

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là vấn đề quan tâm hiện nay của

nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó

có Việt Nam

Nước ta là một nước nông nghiệp với xuất phát điểm thấp, hiện có trên

70% đân số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ

trương và giải pháp phát triển nông nghiệp từ kinh tế hàng hoá nhỏ lên nền kinh

tế thị trường hiện đại nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hóa nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập

nên kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt khi chúng ta tham gia hội nhập kinh tế

quốc tế Trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển nền nông

nghiệp sản xuất hàng hoá lớn nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện

đời sống cho người nông dân; góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới

Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp theo ướng sản xuất hàng hóa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Đó là, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp với quy

Trang 14

mô hiệu quả chưa cao, năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động nhìn chung còn thấp Mặc dù, nông nghiệp nước ta có thế mạnh về đất đai, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về

cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất và chế biến, trình độ tổ

chức quản lý, kinh nghiệm thương trường Những hạn chế đó làm cho chất

lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp, tính cạnh

tranh chưa cao Đề hội nhập kinh tế với thị trường khu vực vả quốc tế, giữ

được thị trường trong nước, thì cần phải thúc đây phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình là huyện sản xuất nông nghiệp độc canh Trong những năm qua, vấn đề đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thường xuyên được quan tâm Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế về nông nghiệp vẫn còn chậm, hiệu quả chưa cao trong khi các yếu tố thuộc chỉ phí đầu vào có xu hướng ngày cảng tăng, trong khi còn đầu

ra của các sản phẩm lại quá bấp bênh Mặt khác, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương Trình độ dân trí, kỹ năng, kỹ thuật trong sản xuất còn thấp , hạ tang

kỹ thuật còn thấp kém, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, trình độ chuyên môn hóa chưa cao Vì vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn đạt thấp, việc đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, số lượng các mặt hàng nông sản được liên kết trong sản xuất từ sản xuất đến chế biến va tiêu thụ sản phẩm còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân đặc biệt là trong xuất khẩu Thực tiễn sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tăng trưởng còn thấp, tính bền vững chưa cao, sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng về các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho

Trang 15

sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là phát huy lợi thế so sánh để thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, hội nhập kinh tế quốc tế thì

việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan

trọng Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Câu hỏi nghiên cứu

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ đưa lại lợi ích

gì cho nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình?

- Tại sao Huyện Quảng ninh chưa đây mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa?

- Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện

Quảng Ninh, thì cần phải làm gì?

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu: Đề xuất những giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

- Nhiệm vụ:

Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Huyện Quảng

Ninh, Tỉnh Quảng Bình

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 16

- Về nội dung và không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp của Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình gồm các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

- Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2009 - 2013 Phần mục tiêu, phương hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa từ nay đến 2020

5 Kết cầu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

- Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

Trang 17

Chương 1

TONG QUAN NGHIEN CUU VA CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN

NONG NGHIEP THEO HUONG SAN XUAT HANG HOA

Vấn dé nông nghiệp, nông thôn, nông dan cé vai trò đặc biệt quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ; đây cũng

là một nội đung mà các nhà lý luậ n, các nhà khoa học, các tổ chức phát triển

trong và ngoải nước về lĩnh vực nông nghiệp tập trung nghiên cứu

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

- Những nghiên cứu về đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp nhằm

khai thác các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, có các tac giả Martin Ravallion, Dominique van de Walle với tác phẩm “Đát đại trong thời lỳ chuyển đổi: cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam” (2008) Tác giả Sally P.Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Hùng về “Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam” (2007)

Những nghiên cứu đó cho rằng việc chia nhỏ đất đai đã phát huy được tính tự

chủ, sự năng động sáng tạo của nông dân trong sản xuất nhằm tăng năng suất

và sản lượng cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên, việc chia nhỏ đất đai đã cản trở việc áp dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp và chính việc sản xuất manh mún đó đang làm chậm quá trình phát triển phát triển nông nghiệp hiện đại ở Việt Nam

- Những vấn đề về tổ chức sản xuất nông nghiệp có các nghiên cứu như Chambert R., Phái triển nông thôn - hãy bắt đầu từ những người cùng khổ

(1991), Elis Ph., Kinh fế hộ gia đình với phát triển nông nghiệp (1993) Những nghiên cứu này cho thấy, chủ trương phát triển kinh tế hộ từ những ngày đổi mới là đúng đắn Tuy nhiên, với kinh nghiệm quốc tế về tổ chức sản

Trang 18

xuất và tiêu thụ sản phẩm thì việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam

với quy mô sản xuất nhỏ lẽ và năng lực sản xuất thấp thì cần phải tổ chức sản

xuất theo kiểu liên doanh, liên kết hình thành các vùng sản xuất tập trung

chuyên canh, liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với các đối tác khác trong chuỗi ngành hàng nông sản nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Trong những năm qua, vấn đề phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nói riêng đã trở thành quan

điểm của Đảng và đường lối chính sách của Nhà nước và được khẳng định

trong nhiều nghị quyết của các Đại hội của Đảng Đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì Đảng và Nhà nước

ta đặc biệt quan tâm và được khẳng định trong nhiều nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật như:

- Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông thôn, nông

đân“ˆ nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại „ xây dựng nông thôn mới và xây dựng lực lượng nông dân có trí thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu hội

nhập kinh tế quốc tế

- Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bên vững, phát huy lợi thế của nên nông nghiệp nhiệt đói Trên cơ sở tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại; bố trí lại cây trồng vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu công nghiệp công nghệ cao, các tô hợp sản xuất lớn Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “4 nhà” và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có

Trang 19

năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu”

- Kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/2014 về một số chủ

trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về

“nông nghiệp, nông dân, nông thôn"[9] Nghị quyết khẳng định, một là, xác định vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hai là, rà soát điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Ba là, day manh CNH

- HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản, ưu tiên các sản phẩm chủ lực Bốn là, đây mạnh xây dựng Nông thôn mới theo 19 tiêu chí để vận dụng sáng tạo, linh hoạt và sử dụng có hiệu

quả các nguồn lực Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng

yêu cầu sản xuất, đời sống Năm lả, tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất Tăng cường các hình thức hợp tác, liên kết, hỗ trợ cho nông dân trong sản

xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm Sáu là, đây mạnh nghiên cứu,

chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm Tăng cường xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Bảy là, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tám là, đổi mới cơ chế

chính sách, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư và lĩnh

vực nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới Chín là, nâng cao năng lực của

bộ máy quản lý Nhà nước về nông nghiệp

- Đề án Tái eơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây

dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg

ngày 10/6/2013 Đề án đã đưa ra các mục tiêu và quan điểm tái cơ cấu nganh nông nghiệp; nội dung và các giải pháp chính đề thực hiện tái cơ cấu ngành

nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

Trang 20

- Quy hoạch /ổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến nărâ020 và tẩm nhìn đến năm 2030, được được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 Trên cơ sở đánh giá thực trạng nông nghiệp nông thôn trong những năm qua để đưa ra các quan điểm quy hoạch, mục tiêu phát triển định hướng quy hoạch sử dụng đất vàphát triển sản xuất nông nghiệp

theo ngảnh hàng và một số giải pháp chủ yếu đề n khai thực hiện

- Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020,

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày

29/1/2010 Đề án đã đưa ra các quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời đưa ra 3 nội dung chủ yếu và 7 giải pháp chính đề tổ chức thực hiện đề án nhằm xây đựng một nền nông nghiệp phát triển

toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng,

hiệu quả và sức cạnh tranh cao

Đây là những nghị quyết, văn bản quan trọng là cơ sở đề các địa phương xây dựng chiến lược „ kế hoạch phát triển kinh tế ; thực hiện chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hóa phù hợp với thực tế của từng địa phương _ Ngoài những nghị quyết , các

văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướ ng

sản xuất hàng hóa thì còn có những tác phẩm, những công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp

- PGS.TS Vũ trọng Khải , GS Đỗ Thị Bông và TS Phạm Bích Hợp

(2004) chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước mã số KC.07-13 “Phát triển nông thôn

Việt Nam từ làng, xã truyén thống đến văn minh thời đại” Đề tài khăng định

mô hình sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa nhà nông _, doanh nghiệp

và nhà khoa học đưới sự quản lý của Nhà nước theo pháp luật là cơ sở kinh tế của mô hình phát triển cụm làng và tiểu vùng nông thôn phi làng xã Một kết luận quan trọng liên quan đến tiêu thụ sản phâm hàng hóa là đề tài đã xác

Trang 21

định được lợi ích thiết thực của các chủ thể tham gia và o chuỗi giá trị nông

sản khi thực hiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi giả trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Cuốn sách ”T7hương mại hóa nông nghiệp , chuỗi giá trị và giảm

nghèo” (2004) do Ngân hàng châu Á phát hành Tác phẩm cho rằng , những nước đang phát triển sau khi sản xuất mà đảm bảo an ninh lương thực thì cần

chuyển đổi nền nông nghiệp dựa vào sản xuất lương thực là chính sang một nền nông nghiệp c ó khả năng đáp ứng nhu cầu của chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tạo thu nhập cho người nông dân và chuyền dân nền kinh tế sang hoạt động phi nông nghiệp

- TS Dương Ngọc Thí và Ths Trần Minh Vĩnh (2006) chủ nhiệm đề tài

“Nghiên cứu đánh giá các hình thức giao dịch thương mại nông sản ở Việt Nam” của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

Đề tài tập trung phân tích 4 hình thức giao địch nông sản: thứ nhất, là mua

bán tự do thông qua người thu mua; thứ hai, mua bán thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân; thứ ba, mua bán thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và tô hợp tác; thứ tư, mua bán tại các chợ đầu mối nông sản

- Tác phẩm “7áe động của hội nhập kinh té quốc tế đối với - phát triển nông nghiệp Việt Nam” (2008) của TS Nguyễn Từ cho rằng , nông nghiệp

phải tận dụng những cơ hội thị trường khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế „ xem day 1a diéu kiện , là cơ hội dé phát triển nông nghiệp theo hướng lấy thi trường làm căn cứ đề phát triển

- Đề tài “Giải pháp chủ yêu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Huyện Đông Hỷ - Thái Nguyên” của tác giã Triệu Thị Minh

Hồng (2009) Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình

trong sản xuất hang hoa va khang định muốn sản xuất hàng hóa trong nông

Trang 22

nghiệp thì phải thúc đây các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng kinh tế trang

trại và kinh tế hợp tác xã Đồng thời, quan tâm xây dựng quy hoạch sản xuất trên

cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng từng địa phương

- Đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định” của tác giả Trần Quốc Vĩnh (2011)[35] Đề tài khẳng định rằng, muốn

sản xuất hàng hóa thì phát triển nông nghiệp phải gắn với các hình thức tổ

chức sản xuất và nhắn mạnh vai trò của các chính sách hỗ trợ phát triển đối với sản xuất nông nghiệp Đồng thời, đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển nông nghiệp cần phải gắn với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Đề tài “Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam” của tác giả Nguyễn

Thị Thanh Mai (2010) Đề tài đi sâu nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại và đánh giá tình hình phát triển công nghiệp chế biến và hệ thống dịch vụ trong

nông nghiệp, đây là một những khâu quan trọng của chuỗi giá trị sản phẩm Đồng thời, chú trọng phát triển sản xuất những cây trồng, vật nuôi có lợi thế

so sánh và chú trọng đến các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết trong sản

xuất nông nghiệp

- Bài viết “Liên kết trong sản xuất - xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện đại, phân vai “4 nhà”, của tác giả Chi Mai (2013) và “Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung”, của tác giả Tran Hanh (2014) Bài viết tập trung: thứ nhất, khang định tính ưu việt của sự liên kết “4 nhà”, Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông trong sản xuất nông nghiệp và vai trò, nhiệm vụ của từng nhà trong mối liên kết đó Thứ hai, nhẫn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong mối liên kết, đặc biệt sau

khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Thứ ba, đề cao trách nhiệm của nhà

khoa học trong việc nghiên cứu các giống vật nuôi , cây trồng mới và chuyển

giao các quy trình kỹ thuật mới Thứ tư, khẳng định vai trò quản lý của Nhà

Trang 23

nước với những cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

- Bài viết “Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận”, của tác giả Xuân Bính (2014) Bài viết nêu rõ, để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần phải: thứ nhất,

xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với từng vùng:

thứ hai, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để đưa sản xuất nông nghiệp phát triển ngày cảng tăng về quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường Thứ ba, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và xây dựng thương hiệu hàng hoá cho một số sản phẩm chủ lực

Các công trình nghiên cứu nêu ở trên, mặc dù có để cập đến phát triển

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở các khía cạnh khác nhau nhưng đều nói về phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, ít đi sâu nghiên cứu về một vùng miễn cụ thể, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thé về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng

Ninh giai đoạn 2009-2013 Vì vậy, đây là một đề tài độc lập, đề cập một cách đầy đủ và hệ thống về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở

huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Các công trình đó đã cung cấp phương pháp luận cho luận văn của tác giả Đồng thời, tác giả luận văn kế thừa một cách chọn lọc những kết quả nghiên cứu đó

1.1.3 Những khoảng trống cần nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các chủ trương đường lối của Đảng và tham khảo những tải liệu liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của một số địa phương khác Việc đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập Số lượng các sản phẩm mang tính hàng hóa trong nông nghiệp ở địa phương còn ít, chất lượng sản phẩm chưa cao; một số sản

Trang 24

phẩm chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Đặc biệt, là sự liên

doanh liên kết trong các hình thức tổ chức sản xuất để thực hiện chuỗi giá trị

sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, sản phâm chưa có thương hiệu nên khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế còn thấp

Vi vậy, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh, nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Nghiên cứu một số cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; chú trọng các sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Nghiên cứu những tiềm năng thế mạnh của địa phương trong việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp Nghiên cứu

các hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với sự liên kết, liên doanh trong

sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả nhất đối với các

loại hình tổ hợp tác, mô hình trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp Từ đó, đề

xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Khái niệm sân xuất hàng hóa trong nông nghiệp

1.2.1.1 Nông nghiệp và đặc điển của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh

tế quốc dân Là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm, là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội Ngày nay, mặc dù trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được Xã hội cảng phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu của con người cảng cao

Nông nghiệp không chỉ là một ngảnh kinh tế đơn thuần mả còn là hệ

Trang 25

thống sinh học, kỷ thuật Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành nông nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và ngành thuỷ sản So với các ngành kinh tế khác, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản đó là: sản xuất nông nghiệp chịu tác động và chi phối mạnh mẽ

của các quy luật tự nhiên và các điều kiện cụ thể như đất đai, khí hậu, thời

tiết Lao động nông nghiệp của con người phụ thuộc vào quá trình tăng trưởng của sinh vật; mỗi loại cây trồng, vật nuôi có quy luật vận động riêng của nó, đặc điểm đó có vai trò quyết định đến năng suất lao động trong nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản thực hiện trên một không gian rộng lớn và thời gian đài Thời gian lao động và thời gian sản xuất không ăn khớp, tính thời vụ cao, tiềm năng lao động trong nông nghiệp còn rất lớn, nhất

là những vùng chậm phát triển Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, đặc biệt không thê thay thế được trong hoạt động nông nghiệp Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm do tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá Chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp là nông đân với trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật còn thấp

Ngoài những đặc điểm trên, thì sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn có đặc điểm riêng đó là Việt Nam là một nước đất hẹp, người đông, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp Nước ta chịu ảnh hưởng khí hậu

nhiệt đới gió mùa, nóng âm quanh năm là điều kiện thuận lợi cho các loại cây con phát triển; khí hậu lại có sự phân hoá theo hướng Bắc - Nam tạo cơ hội để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau, kể cả những loại cây ôn

đới Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nơi gánh chịu nhiều thiên tai, bão, lũ điều

đó cũng tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp mang nặng thế độc canh và trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần từ tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá

Trang 26

quy mô lớn gắn với thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế

1.2.1.2 Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

Nông nghiệp 1a ngành có những đặc điểm riêng khác với các ngành kinh tế

khác và phát triển là quá trình tự thân vận động bên trong của mỗi sự vật Vì vậy,

luận văn sẽ xem xét quá trình phát triển nội tại của ngành kinh tế với đặc thù

riêng của ngành nông nghiệp Có nhiều quan điểm về phát triển nông nghiệp: Theo trường phái cơ cấu kinh tế và quản trị sản xuất thì ngành kinh tế là kết quả của sự phân công lao động xã hội và ngành này được phân biệt với các ngành khác là các yếu tô đầu vào, quá trình sản xuất và các sản phẩm làm

ra (Đoàn Tranh, 2012) Nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản được hình thành

từ quá trình phân công lao động xã hội và theo quan điểm nảy thì điều kiện để

phát triển nông nghiệp là cần phải nâng cao quy mô và chất lượng các yếu tố đầu vào, áp đụng phương thức canh tác tiên tiến, đa dạng chủng loại và chất lượng sản phẩm sản xuất ra Trong đó, khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển này

Theo trường phái quản trị doanh nghiệp mà Micheal Porter là người đại

diện, ngành được hình thành và sản phẩm dễ thay thế cho nhau và các doanh

nghiệp luôn chịu áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành từ các đối thủ, các nhà cung ứng, người tiêu thụ và các sản phẩm thay thế (Đoàn Tranh, 2012) Vì

vậy, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh để chuyền từ lợi thé so

sánh sang lợi thế cạnh tranh bằng cách hạ chi phí, tạo sự khác biệt sản phẩm

và chất lượng sản phẩm, duy trì khả năng cạnh tranh đề phát triển Theo quan điểm này, ngành nông nghiệp muốn duy trì sự phát triển thì cần định hướng

sản xuất nông nghiệp theo thị trường và khách hàng để từ đó xây dựng các liên kết kinh tế nhằm hình thành một hệ thống chuỗi giá trị sản phẩm đề đưa sản phâm đến với người tiêu dùng với chỉ phí thấp nhất

Theo tổ chức Lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc, nông nghiệp

Trang 27

theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, theo nghĩa rộng bao gồm cả sản xuất, bảo quản, chế biến và thị trường các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản, thủy sản Luận văn sẽ tiếp cận ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp

1.2.2 Nội dung sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

Để ngành nông nghiệp phát triển từ quy mô nhỏ lẽ, phân tán sang sản xuất với quy mô lớn và có khả năng ứng phó được với những biến đổi của điều kiện tự nhiên và tác động của các yếu tố ngoại cảnh, thì sản xuất nông nghiệp phải gắn với liên kết các vùng nhằm tận dụng được lợi thế về quy mô

và đây mạnh sản xuất hàng hóa; sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuỗi giá tri nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại thị trường và tận dụng

những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp phải gắn với liên kết với các vùng nhằm tận dụng được lợi thế về quy mô và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa

Trong nông nghiệp, liên kết vùng chính là hình thức liên kết nhằm hình

thành các vùng sản xuất chuyên canh và tạo mối liên kết giữa các vùng Khi liên kết vùng ngày càng được mở rộng thì sự phân công lao động trong nông nghiệp ngày cảng phát triển Quá trình này làm cho quá trình sản xuất tự cung,

tự cấp phát triển thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa Kinh tế hộ ngày càng phát triển về quy mô sẽ hình thành nên các trang trại Liên kết vùng ở các cấp độ khác nhau thì sẽ thúc day quá trình chuyên môn hóa sản xuất đạt hiệu quả Liên kết vùng trong nông nghiệp , ngoài việc tận dụng được lợi thế sản xuất hàng hóa về quy mô thì nó còn tạo điều kiện phát triển thị trường sản phẩm Nhờ có mối liên kết giữa các vùng mà thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm

dễ đàng hơn Vì vậy, khi nói đến sản xuất nông nghiệp thì phải nói đến sự gắn

kết với quá trình phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn _ Hay nói

cách khác, khi kết cấu hạ tầng ngày cảng phát triển, nó sẽ thúc đã y quá trình

Trang 28

lưu thông hàng hóa giữa các vùng và chỉ phí sản xuất sẽ giảm Đến lượt nó, quá

trình lưu thông hàng hóa được thuận lợi thì sẽ thúc đây sản xuất phát triển

1.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nhằm phát triển các loại hình thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Chuỗi giá trị của một sản phẩm là một phức hợp những hoạt động do

nhiều tác nhân tham gia khác nhau thực hiện để biến từ một nguyên liệu thô trải qua các quá trình sản xuất trở thành một thành phẩm đem bán được và tổ chức phân phối đến người tiêu dùng Hệ thống chuỗi giá trị của một ngành

hàng bao gồm liên kết chuỗi giá trị của nhà cung cấp đầu vào, chuỗi giá trị các nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị trường và chuỗi giá trị của người tiêu đùng

Có nhiều phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị, nhưng theo phương pháp

tiếp cận liên kết chuỗi giá trị của (ValueLinks), thì chuỗi giá trị là một quá trình mà các doanh nghiệp thực hiện các chức năng chủ yếu để sản xuất, chế

biến và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó (Võ Thị Thanh Lộc, 2010) Vì

vậy, để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thì việc thực

hiện chuỗi giá trị sản phẩm hay một ngành hàng nào đó có ý nghĩa hết sức

quan trọng, vì đây là cách nối kết thị trường tốt nhất và bền vững nhất cho một sản phẩm hay một ngành hàng

Thực tế ở Huyện Quảng Ninh, sản xuất nông nghiệp ở chủ yếu là quy mô

sản xuất nhỏ lẽ , manh mún nên chỉ phí sản xuất cao _, chất lượng sản phẩm thấp và sản phẩm chỉ được trao đôi ở thị trường địa phương Khi năng suất lao động cao, chỉ phí sản xuất thấp thì sản phẩm sẽ thâm nhập có hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế Như vậy, sản xuất nông nghiệp với quy mô kinh tế hộ thì không đủ khả năng để thâm nhập thị trường lớn mà chỉ có những trang trại sản xuất với quy mô lớn, sản phẩm đạt chất lượng cao, thì các doanh nghiệp mới liên kết để thu mua sản phẩm và chế biến để nâng cao chất lượng nông sản tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm và liên kết với thị trường

Trang 29

trên toàn cầu Đồng thời, cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng và các thể

chế chính sách của Nhà nước là điều kiện thuận lợi để thu hẹp khoảng cách

tiếp cận của các hộ nông dân với thị trường

1.2.3 Đặc trưng cơ bản phát triển nông nghiệp theo hướng sân xuất hàng hóa 1.2.3.1 Phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng bên vững là một đặc trưng cơ bản trong cơ chế thị trường hàng hoá Nên sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững phải dựa trên các tiêu chỉ:

- Bền vững về mặt sản xuất: sản phẩm được tạo ra không những phải

khai thác được lợi thế tự nhiên, lợi thế về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

- Bên vững về thị trường tiêu thụ: đó là sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường về khối lượng, chất lượng và sản phẩm có tính cạnh tranh cao Có thị trường tiêu thụ ổn định và tạo khả năng mở rộng thị

trường mới Thị trường ở đây được hiểu là thị trường tiêu dùng sản phẩm

cùng thị trường nguyên liệu sản phẩm cho công nghiệp chế biến

- Bền vững về môi trường kinh tế - xã hội nông thôn: Sản xuất sản phẩm hàng hoá (sản phẩm chuyên môn hoá) phải gắn với phát triển đa đạng các loại sản phẩm, là sản phẩm sạch, không gây ô nhiễm môi trường, phá hoại môi

trường sinh thái Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững là quá trình phát triển dựa trên tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa

phương để thực hiện thâm canh tăng năng suất bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh sản lượng và chất lượng sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Quá trình sản xuất cần năm bắt thông tin và lựa chọn sản phẩm vừa có nhu cầu trên thị trường, vừa có lợi thế so sánh để đầu tư mở rong quy mô, từng bước sản xuất theo hướng chuyên môn hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa Sản xuất phải gắn với chế biến sản phẩm để vừa sử dụng nguyên liệu tại chỗ, vừa giảm được chi phí vận chuyền, thu hút được lao động tại chỗ, tạo thêm được việc làm cho người lao động

Trang 30

Đặc trưng của nó là nền nông nghiệp được thương mại hóa và chuyên môn hóa cao, khối lượng hàng hóa nhiều và chủng loại hàng hóa phong phú

Trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cho phép hình thành vùng sản xuất

chuyên canh và phát triển thành các vùng cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh với quy mô lớn, cơ cấu sản xuất hợp lý, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế

Mục đích của sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tối đa hóa lợi nhuận; việc sản xuất ra một loại sản phẩm nông nghiệp nào đó không phải xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất mà xuất phát từ nhu cầu của thị trường Và nhà sản xuất đây mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao động, giảm

giá thành sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường Vai trò của Nhà nước ở thời kỳ này chủ yếu là thiết lập

hệ thống luật pháp, chính sách về thị trường, đảo tạo cán bộ, cung cấp hàng hóa công cộng, tổ chức hệ thống dự báo, thông tin cho các cơ sở sản xuất, tạo

ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp 1.2.3.2 Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế

Chuyên môn hóa sản xuất là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất để

sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hóa phù hợp với điều kiện sinh thái,

nguồn lực sẵn có và nhu cầu của thị trường Chuyên môn hóa tất yếu sẽ din đến tập trung hóa sẽ lảm cho quy mô sản xuất ngày càng phát triển, tăng cường năng lực liên kết với các đối tác trong chuỗi ngành hàng nông sản

Để thực hiện chuyên môn hóa trong nông nghiệp, thì điều quan trọng là phải xây dựng quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch đất đai, bố trí các loại

cây trồng, vật nuôi phải phủ hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và môi

trường, phù hợp với khả năng canh tác của từng vùng, từng hộ gia đình về

Trang 31

khả năng đầu tư và trình độ sản xuất Cây trồng, vật nuôi được lựa chọn phải

có khả năng phát triển tập trung, quy mô lớn để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến một cách ổn định Việc xây dựng vùng sản xuất chuyên canh phải xuất phát nhu cầu thị trường, phải quan tâm đến số lượng

và chất lượng sản phẩm đặc biệt là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Vi vay, cần phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại tạo đại

hội lưu thông hàng hóa Tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công

nghệ mới, đặc biệt là công nghệ cao để đầu thâm canh tăng năng suất, sản phẩm đạt chất lượng cao mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ liên kết với nông nghiệp và bảo quản nông sản sẽ thúc đây quá trình chuyên môn hóa phát triển

Ở nước ta, có một số địa phương, bên cạnh sản xuất tự cung tự cấp cũng

đã có một số sản phâm nông nghiệp trở thành hàng hóa với những quy mô và trình độ phát triển khác nhau như chè, cả phê, cao su, bò sữa, gà, lợn, nuôi

trồng thủy sản Các chính sách của Nhà nước đã có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi vùng thì có thể đây mạnh

phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững

1.2.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến nông nghiệp theo hướng sân xuất hàng hóa

1.2.4.1 Nhóm nhân tô thuộc về điều kiện tự nhiên

Trong nông nghiệp, đối tượng của sản xuất là những cây trồng và vật nuôi Nó là những cơ thể sống, phát triển theo quy luật sinh học nhất định, rất nhạy cảm với những yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết - khí hậu đều tác động trực tiếp đến đến năng suất và chất lượng sản phẩm Trong quá trình sản xuất, người lao động phải nghiên cứu rất cụ thể đặc tính sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi liên quan đến điều kiện tự nhiên, để

Trang 32

bồ trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng mới đưa

lại hiệu quả Chính vì vậy, để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa, đòi hỏi cần phải nghiên cứu tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi

có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa

phương Mặt khác, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ

đã hình thành nên các vùng cây, con đặc sản có lợi thế cạnh tranh rất cao Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nền nông nghiệp hàng

hóa cần phải nghiên cứu để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên trong sản xuất

hàng hóa nông nghiệp

1.2.4.2 Nhóm nhân tô thị trường

Thị trường vừa là điều kiện, vừa là môi trường của kinh tế hàng hóa; nó thừa

nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối lượng nông sản hàng hóa tiêu thụ trên thị trường Thị trường còn điều tiết các quan hệ kinh tế của cả người quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua tín hiệu giá cả thị trường Thông qua sự vận

động của giá cả thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất điều chỉnh

quy mô sản xuất, thay đổi mặt hàng sản phẩm, thay đổi công nghệ sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Thị trường ngày càng phát triển thì nó đòi hỏi cảng cao về số lượng và chất lượng, phong phú về chủng loại nông sản hàng hóa

Nhân tố thị trường ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đây được

xem xét trên 2 góc độ: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra

* Thị trường đâu vào bao gồm đất đai, lao động, khoa học, công nghệ sản xuất, vốn trong đó đặc biệt là thị trường đất đai và lao động Cũng như các hàng hoá khác, đất đai và lao động cũng trở thành hàng hoá

Trong nông nghiệp, đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động và là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thé thay thế được; hiệu quả của sản xuất nông nghiệp

phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất đai Khi nhà sản xuất làm chủ sử dụng đất

Trang 33

thì đất đai mới sử dụng có hiệu quả

Cũng như đất đai, sức lao động là một trong hai yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp Vì vậy, cần phát triển và mở rộng thị trường lao động và phân bố lao động hợp lý, phù hợp với khả năng, trình

độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong nông nghiệp Chính sự phân công lao động và chuyên môn hóa lao động trong nông nghiệp là điều

kiện đề hình thành và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Mặt khác, quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp và việc mở rộng quy mô sản xuất phụ thuộc rất lớn vào vào trình độ phát triển của khoa học công nghệ và trình độ sử dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: hệ thống quy trình kỹ thuật trong sản xuất, quy trình công nghệ trong bảo quản, chế biến

sản phẩm Những tiến bộ liên quan trình độ văn hóa, trình độ quản lý, trình độ

chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và khả năng tiếp thị sản phẩm người lao động nông nghiệp Tiến bộ kỹ thuật trong việc trang bị và sử dụng các phương tiện

cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn; hệ thống kết cấu ha tang phục vụ sản xuất Các nhân tố đó được coi là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trực tiếp làm thay đổi trạng thái của sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa

Trong nền sản xuất hàng hóa, vốn là một trong những nguồn lực quan trong dé tiến hành sản xuất kinh doanh Vốn ở đây được xét theo nghĩa hẹp,

nó được biểu hiện một lượng tiền mặt nào đó, có thể biến thành một nguồn

lực cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh Vốn và việc sử dụng vốn có

ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp hàng hóa; vì vậy để nâng cao trình

độ sản xuất kinh doanh thì không những cần phải đầu tư vốn mả quan trọng là phải nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn Trên thực tế, cá hai vấn đề này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Do

Trang 34

đó, cần phải có những cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm tạo điều kiện

cho các thành phần kinh tế được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Có như vậy mới tạo ra sự đột phá về sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

* Thị trong dau ra, việc xây dựng thị trường đầu ra cho nông nghiệp

hàng hóa là cơ sở đề các doanh nghiệp tồn tại và phát triển Do vậy, điều kiện

cơ bản để các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình là phải xác định được thị trường đầu ra, tìm kiếm được khách

hàng và lựa chọn được phương thức tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, đó là các doanh nghiệp công nghiệp, các doanh nghiệp thương mại và những người tiêu dùng thông qua các chợ nông thôn, các đại lý tiêu thụ, các cơ sở chế biến nông nghiệp, tiêu thụ ở thị trường nước ngoải thông qua các nhà xuất khẩu, các hợp đồng kinh tế Khả năng khai thác và mở rộng thị trường của các cơ sở sản xuất kinh đoanh nông nghiệp là nhân tô hết sức quan trọng quyết định quy mô

và trình độ phát triển nông nghiệp hàng hóa

1.2.4.3 Công tác quản lÿ của Nhà nước

Chính sách kinh tế vĩ mô có ý nghĩa tạo ra môi trường kinh doanh đề hình thành nền nông nghiệp hàng hóa Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó

sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thê sản xuất kinh đoanh, khai thác

tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đây sự phát triển nông nghiệp hàng

hóa và ngược lại nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước không phù hợp

nó sẽ trở thành yếu tô kìm hãm sự phát triển nông nghiệp hàng hóa Trong nền

kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua các chính sách đề điều tiết thị trường như: chính sách đất đai, chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chính

sách tín dụng, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tiêu thụ nông sản

các chính sách này vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất, vừa tạo điều kiện thu

hút đầu tư để thúc đây sự phát triển nông nghiệp hàng hóa Phát triển khoa học

Trang 35

công nghệ, cung cấp dịch vụ thông tin, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, cung cấp vốn, tín dụng những vấn đề này thé hiện sự can thiệp và trợ giúp của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và là nhân tố không thé thiếu được trong

phát triển nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững

Các nhóm nhân tô đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đây sản

xuất hàng hoá phát triển bền vững, trong mỗi nhóm nhân tố đều có mặt tích cực riêng, nhưng nếu giải quyết không đồng bộ thì sản xuất hàng hoá hoặc không phát triển được hoặc phát triển không bền vững

Đối với Việt Nam, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực,

với việc từng bước tham gia các thị trường thế giới , thì tất yếu khách quan

phải chuyền nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng sang sản

xuất hàng hóa Vì vậy, nghiên cứu để thực thi một hệ thống thể chế pháp lý và

chính sách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Vì có phát huy được lợi thế so sánh nhằm làm tăng các loại sản phẩm, giá trị sản xuất hàng hóa ngành nông nghiệp ngảy càng cao thỏa mản nhu cầu nông sản phâm cho sản xuất, đời sống và xuất khâu, góp phần thúc đây nhanh tiến trình chuyền địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa

1.2.5 Ưu thế của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

Sản xuất hàng hoá đánh đấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước So với sản xuất nông nghiệp theo lối tự cung, tự cấp thì sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp có những ưu thế hơn hẳn Đó là: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất Chính vì thế, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng địa phương Bên cạnh đó, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc day sự phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên sâu

Trang 36

sắc Nó làm phá vỡ tính tự cung tự cấp, bảo thủ, trì trệ của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi địa phương, mà nó được

mở rộng dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội Điều đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất và tạo điều kiện cho nền sản xuất công nghiệp hoá ra đời

Trong nền sản xuất hàng hóa , sự tác động của các quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật Giá trị, quy luật Cung - cầu, quy luật Cạnh tranh, buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, sáng tạo, biết cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; cải

tiến hình thức tổ chức sản xuất làm giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu

cầu người tiêu dùng ngày cảng cao Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tỉnh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa, kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường cũng có những khiếm khuyết nhất định Kinh tế thị

trường luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế thừa hoặc thiếu, theo đó

là tình trạng lãng phí tài nguyên của xã hội; là tinh trang thất nghiệp thường xuyên

xảy ra dẫn đến sự phân hoá xã hội, dẫn đến sự phá hoại môi trường sinh thái Để phát huy ưu thế của sản xuất hàng hoá, kinh tế hàng hoá và cao hơn là của kinh tế

thị trường, hạn chế những khuyết tật của nó, rất cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Vai trò đó có thể được thể hiện thông qua cơ

Trang 37

chế quản lý vĩ mô bằng các chính sách và định hướng chiến lược phát triển

Ở nước ta, sản xuất hàng hoá đã ra đời nhưng đang trong giai đoạn sản xuất hàng hoá nhỏ và đang từng bước phát triển Đây mạnh việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ làm cho trình độ sản xuất ngày càng phát triển cả quy mô lẫn chiều sâu Sản xuất hàng hoá không chỉ dựa trên cơ sở

điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật mà phải liên kết mở rộng thị trường trong

nước và quốc tế Chính sự giao lưu và hợp tác quốc tế đã làm cho nền kinh tế hàng hoá nước ta có những bước phát triển mới

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương

1.3.1 Trên thế giới

Kinh tế nông nghiệp ở mỗi nước thường là không giống nhau _, nó phụ

thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước, nhưng xu

hướng chung của thế giới thì sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

* Nhật Bản:

La nước có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lượng người đông, đơn vị

sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình nhỏ Trong phát

triển nông nghiệp, Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khôn khéo và hiệu quả như

đầu tư tăng năng suất cây trồng vật nuôi trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động đề nông nghiệp; thực hiện thâm canh tăng năng suất, xuất khẩu nông, lâm

sản đề nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóa

công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thảnh thị Những bước đi thích hợp này là những điều

kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản theo hướng hiện đại thực hiện Đề thúc đầy nông nghiệp tăng trưởngNhật Bản đã chú trọng đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng „ hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, thực hiện cơ giới hóa và hóa học hóa trong nông nghiệp để tạo ra năng

Trang 38

suất lao động cao Nâng cao hiệu quả hoạt động các ngành công nghiệp chế biến nông sản, các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bản nông thôn toàn quốc Tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn

* Thái Lan:

Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chỉ phối Với chiến

lược xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao có sức cạnh tranh, trong những năm qua, Thái Lan chú trọng phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Thái Lan đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi bảo đảm tưới tiêu, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác Để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại là phải điện khí hóa, cơ giới hóa và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất từng bước nâng cao năng suất, và sản lượng cây trồng Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng , vật nuôi; nghiên cứu các quy trình công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh và sắn củ Nhờ có chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp mà trong những năm qua, Thái Lan là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tắn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam A

* Ở Hà Lan đề phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Hà Lan thúc

đây chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh các chính sách như xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tập trung vào những ngành có

Trang 39

nhiều lợi thế Chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng nhất của nông nghiệp Hà Lan đặc biệt là chăn nuôi bò sữa Hà Lan tập trung phát triển các hợp tác xã chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến sữa Hà Lan là nước sản xuất sữa và chế

phẩm sữa bò lớn nhất thế giới Ngành trồng hoa cũng là thế mạnh của Hà Lan

với nhiều chủng loại đa dạng như hoa cắt, cây cảnh, củ hoa các loại Hà Lan là một trong 8 nước sản xuất lớn về thuỷ sản ở Châu Âu Kim ngạch xuất khâu

thuỷ sản của Hà Lan đứng thứ 11 thế giới Cơ sở sản xuất nông nghiệp chủ yếu

là các trang trại gia đình, tỉ lệ lao động làm thuê rất ít Các hộ gia đình tiêu nông

tự cấp, tự túc trước đây được khuyến khích tích tụ chuyên thành trang trại lớn

hiện đại theo mô hình kinh tế tổ hợp sản xuất hàng hoá

* Ở Đài Loan, từ năm 1952 đã đẩy mạnh chính sách công nghiệp hoá nông

nghiệp; thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cầu kinh tế nông nghiệp để tạo thêm

việc làm cho người lao động Từ đầu những năm 1980, Đải Loan mở rộng quy

mô trang trại, đồng thời loại bỏ những ngành sản xuất làm tiêu tốn tài nguyên

cao, gây ô nhiễm môi trường, chuyền sang sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như rau sạch, hoa, quả, nắm cao cấp, đánh bắt cá Trong giai đoạn đây mạnh công nghiệp hoá, nông nghiệp Đài Loan chủ yếu nhờ thâm canh tăng năng suất bằng áp đụng kỹ thuật mới mà không tăng thêm vật tư nông nghiệp Đề tạo việc làm và thu nhập cho lao động, Đài Loan thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp để tạo thêm việc làm cho người lao động Đài Loan tập trung phát triển ngành nghề nông thôn và chuyển đổi cơ cấu nông

nghiệp đề giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp

Qua thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số nước, chúng ta có

thể rút ra một số kinh nghiệm sau: trước hết phải khẳng định phát triển nông

nghiệp bên vững theo hướng sản xuất hàng hóa là xu thế tất yếu trong chiến

lược phát triển kinh tế các nước; lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội

và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng

Trang 40

vào xuất khẩu làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nước Đối với Việt Nam,

nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế, vì thế nông nghiệp, nông thôn cần được coi trọng và được đặt lên vị trí hàng đầu không chỉ vì giá trị kinh tế mà nông nghiệp còn có vai trò trong đảm bảo an ninh lương thực, cân bằng sinh thái, môi trường của quốc gia Nông nghiệp vẫn là ngảnh tạo nhiều việc làm và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phân lớn lao động ở khu vực nông thôn Vì vậy, để hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì phải phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; thực hiện chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuat , từng bước đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm Đồng thời, chú trọng việc áp dụng các quy trình công nghệ vào chuỗi giá trị sản phẩm từ quá trình sản xuất , bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

1.3.2 Ở Việt Nam

Xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò to lớn trong sự

nghiệp đổi mới đất nước Phát triển nông nghiệp theo hướng sả n xuất hàng

hóa là giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp, đây mạnh phân công lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn còn

nhiều yếu kém, gây khó khăn, trở ngại lớn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi phải được khắc phục, giải quyết

Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, từ năm 1986 đến nay, Đảng

ta luôn nhấn mạnh thực hiện nhất quán, lâu đài chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Ngày đăng: 08/11/2024, 21:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w