Trong hệ thống pháp luật, về nguyên tắc BTTH là biện pháp nhằm khắc phục những thiệt hại xảy ra dé đưa bên bị thiệt hại vào vị trí mà đáng lẽ bên này có được nếu hợp đồng được thực hiện
Trang 1BỘ TƯ PHAP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRAN THỊ QUỲNH ANH
K201CQ005
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Ha Nội — 2024
Trang 2BO TU PHAP BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRAN THỊ QUYNH ANH
K20ICQ005
Chuyên ngành: Luật Dan sự
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC
PGS.TS TRAN THỊ HUE
Hà Nội 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiêncứu của riêng tôi, các kết luận, só liệu trong
khóa luận tốt nghiệp là trung thục, đám bảo độtin cậy./
Xác nhận của Tác giả khóa luận tốt nghiệp
giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Trần Thị Huệ Trần Thị Quỳnh Anh
Trang 4DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
TNBTTHNHĐ | Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Danh mục kí hiệu hoặc các chữ viết tắt iii
Mue lục iv
PHAN MỞ DAU.
1 Tinh cấp thiế: của việc nghiên cứu GB PAL sa-e2
2 Tình hình nghiên cứu dé tài
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn của việc nghiên cứu để tài
6.1 Ý nghĩa khoahọc.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
7 Kết cấu của khoá luận
Chương 1 MỘT SỐ VAN ĐỀ LY LUẬN VỀ TRÁCH NHIEM BOI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ HỢP ĐÔNG
1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 61.2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 7
iv
Trang 61.3 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng với
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.4, Một số vấn đề lý luận về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
"
hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
1.5 Một số van đề lý luận về chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai do hành
vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sisal 1.6 Một số vấn đề lý luận về chủ the được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp dong alt1.7 Một số vấn dé lý luận về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại dobành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
1.8 Khái quát quy định pháp luật vẻ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng qua các thời kỳ.
TIEU KET CHUONG 1
Chương 2 THỰC TRANG PHAP LUẬT, THỰC TIEN THỰC HIEN VE TRÁCH
NHIỆM BOL THUONG THIET HAI DO VI PHAM NGHĨA VỤ HỢP DONG VÀ
MỘT SỐ KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bai thường
thiệt hại do vi pham nghĩa vụ hợp đồng T22
2.1.1 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện phát sinh trách nhiệm
bài thường do vi phạm nghĩa vụ hợp đỒNG ee
2.1.2 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chủ thé chịu trách nhiệm bôi
thường do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
2.1.3 Quy định về thiệt hại được bồi thường
2.1.4 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thời hiệu khởi kiện yêu cầu boi
thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sae đất
ù
Trang 72.1.5 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về các trường hợp loại trừ trách
awdnhiệm bài thường thiệt hai do vi phạm nghĩa vụ hợp động
2.2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bai thường thiệt
2.3.3 Những khó khăn, vướng mắc và nguyen nhân
2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về trick nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 45
24.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bôi thường thiệt hại đo vi
phạm nghĩa vụ hợp đồn;
3.4.1.1 Định hướng hoàn thiện
2.4.1.2 Mội số kiến nghị cụ thể
2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bôi thưởng
thiệt hại do vì nhạm nghĩa vụ hợp đẳng el
TIỂU KET CHƯƠNG 2
KET LUẬN
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO
Trang 8PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hợp đồng được xem là “luật" của các bên, do đó nếu hợp đồng không được thực
hiện hoặc thực hiện sai lệch theo thỏa thuận và gây ra sự thiệt hại thì người bị thiệt
hại phải được đền bù xứng đáng Nhiệm vụ của bất cử bộ luật dân sự nào cũng làxây dựng cơ chế pháp lý dé việc bồi thường thiệt hại đó được điễn ra một cáchthuận lợi Chế tài bồi thường thiệt hại đo vi phạm hợp đồng là biện pháp pháp lýquan trọng có vai trò bù đắp cho bên bị thiệt hại những tổn that là hậu quả của hành
vi vi phạm hợp đồng Trong hệ thống pháp luật, về nguyên tắc BTTH là biện pháp
nhằm khắc phục những thiệt hại xảy ra dé đưa bên bị thiệt hại vào vị trí mà đáng lẽ
bên này có được nếu hợp đồng được thực hiện đúng, tuy vậy, các hệ thống pháp luật
cũng có những khác biệt về biện pháp này như căn cứ phát sinh chế tài bồi thường
thiệt hại, thiệt hại được bồi thường, nguyên tắc BTTH, xác định mức BTTH, các
trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH Việc nghiên cứu chế tài bồi thường
thiệt hại dé hiểu hơn các hơn về quy định của pháp luật giúp doanh nghiệp vận dung
pháp luật | cách hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ quyền vả lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp, đẳng thời có thé phát hiện những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo,
chưa phù hợp, từ đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật trong lĩnh
vue nay.
2 Tinh hình nghiên cứu dé tài
Đến thời điển hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu về trách nhiệm bôi
thường thiệt hại trong hợp đồng theo BLDS 2005 cũng như BLDS 2015, như đưới
đây:
- Quách Thiy Quỳnh (2005), Pháp luật về bồi thường thiệt hại do ví phạm hợp
đồng trong kinh doanh — Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Hoàng Thi Hà Phương (2011), Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại —
Những Van dé lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội.
Trang 9- Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vì phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội.
- Lê Thị Yến (2013), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự - Một
số vấn đẻ lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội
- Hoàng Thị Thu Thủy (2017), Chế tải phạt vi phạm và bồi thường thiệt hạitrong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật thương mại Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
~ Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng,
Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngoài ra, con có một số tác phẩm nghiên cứu của các chuyên gia như: “Một số
ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt
Nam” của các tác giả Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ (Tạp chí khoa học pháp lý
số 1 năm 2005), “Việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng vả bồi thường thiệt hại vào
thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại” của Nguyễn
Thị Hằng Nga (Tạp chí tòa án nhân dan số 9/2005, “Tac động của hình thức lỗi đến
việc xác định trích nhiệm hợp dồng” của các tác giả Dương Anh Sơn, NguyễnNgọc Sơn (Tạp chí khoa học pháp lý); '“Thỏa thuận hạn chế hay miễn trách nhiệm
do vi phạm hợp đồng” của tác giả Dương Anh Sơn (Nhà nước và pháp luật số
3/2005).
Các công trình nghiên cứu trên, hoặc là đã đề cập một cách khái quát cáchình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói chung, hoặc là đã nghiên cứuchuyên sâu về hình thức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Một số công,
trình đã nghiên cứu các van đề nêu trong bối cảnh Bộ luật Dan sự 2005, do do, tinh
thời sự đã có phần bị suy giảm Kẻ từ khi Bộ luật Dân sự 2015 ra đời và có hiệu lực,cũng đã có một số công trình nghiên cứu về Bộ luật Dân sự 2015 nói chung và về
vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại hoặc bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung tuy nhiên chỉ nghiên cứu một cách khái
quát.
Trang 10Công trình “Cac biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp déng trong
pháp luật Việt Nam” của Đỗ Văn Đại, 2010, Nxb Chính trị Quốc gia đã đi sâu phântích các chế tài không thực hiện đúng hợp đồng, phạm vi của đề tài rất rộng Tác giả
đi sâu phân tích có hệ thống trách nhiệm bồi thường thiệt hại đo vi phạm hợp dồng
bên cạnh các chế tài khác theo quy định của LTM năm 2005 và pháp luật dân sự
Việt Nam trước năm 2015 Tuy nhiên những điểm mới trong BLDS năm 2015 chưađược cập nhật trong công trình nay.
Đáng lưu ¥ nhắt, trong số các công trình đó là các cuốn Bình luận khoa học
về Bộ luật Dân sự 2015 của PGS-TS Đỗ Văn Đại (2016, NSB, Hồng Đức), của TSNguyễn Minh Tuấn (2016, NXB Tư Pháp); của tập thể tác giả khoa Dân sự, Đạihọc Luật mà chủ biên là PGS.TS Trần Thị Huệ và PGS.TS Nguyễn Văn Cừ (2017,NXB Công an nhân dân) Các cuốn bình luận khoa học về Bộ luật Dân sự 2015 đã
cung cấp những kiến thức, thông tin thiết thực, bé ích cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên
cứu, học tập, giảng dạy và áp dụng thực tiễn Từ việc phân tích làm rõ nội dung của
từng điều luật, bình luận các nội dung tích cực và phù hợp với thực tiễn, tập thể tácgiả đã phát hiện những nội dung còn hạn chế, chong chéo, trùng lặp, thiếu khuyết dé
từ đó có định hướng để hoàn thiện.
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do viphạm nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015, từ đó đưa ra kiến nghị
và giải pháp cụ thể nhằm tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho các chủ thẻ hợp
đồng dân sự, nhét là các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặcbiệt là trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xác lập, thực
hiện hợp đồng.
4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về:
Một là, các quan điểm khoa học về các vấn dé liên quan đến trách nhiệmBTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Trang 11Hai là, quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm BYTH do vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng, đặc biệt là các quy định của BLDS năm 2015 về: (i) Diéu kiện phát sinh trách nhiệm hồi thường thiệt hại; (ii) Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại; ii) Thiệt hại được bồi thường; (iv) Các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường.
thiệt hại.
Ba là, thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng tại Việt Nam
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu khóa luận này sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác — lê nin về nhà nước và pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác — Lénin và vận dụng những quan điểm của Đáng va Nhà nước về phát triển
kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới, Tác giả sẽ sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh: nhằm so sánh những điểm tương đồng và khác biệt
giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng.
- Phương pháp phân tích và bình luận dé làm rõ những vấn dé về lý luận va
quy định của pháp luật dân sự hiện hành của Việt Nam về BTTH do vi phạm hợp
đồng.
- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật dan sự về
BTTH do vi phạm hợp đồng nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp.
Trên cơ sở áp dụng những phương pháp nghiên cứu như trên Tác giả đưa ra
những đánh giá về chế định BTTH do vi phạm hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành để từ đó rút ra những kiến nghị nhằm đưa chế định BTTH do vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng hoàn thiện hơn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
6.I — Ý nghĩa khoa học
Trang 12Khóa luận bước đẫu nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ được một số hạn chế
của BLDS liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Các phát hiện này góp phần cung cấp thêm tư liệu nghiên cứu, bỏ sung các dé xuất dễ
hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này trong tương lai
6.2 — Ý nghĩa thực tiễn
Khoá luận là tài liệu tham khảo cho các chủ thể trước, trong và sau khi giao kết
hợp đồng có điều khoản ràng buộc các bên thực hiện trách nhiệm BTTH do vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng Nội dung khoá luận cung cấp cái nhìn tổng quan các vấn để có thể phát sinh khi xác lập, thực hiện hợp đồng có điều khoản trách nhiệm BTTH do
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
7 Kết cấu của khoá luận
= Chương 1: Một số vấn dé lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hai do
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
- Chương 2: Thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và một số kiến nghị, giai
pháp haàn thiện
Trang 13Chương 1
MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIEM BOL THƯỜNG THIET
HAI DO VI PHAM NGHĨA VỤ HỢP DONG
1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp
tổn thất về vất chất hoặc tinh thần cho bên bị thiệt hại! Trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng được hiểu là những hậu quả pháp lý bất lợi mà một trong số các bên chủ
thể tham gia hợp đồng phải gánh chịu đo hành vi không thực hiện, thực hiện khôngđúng nghĩa vụ đã cam kết, ràng buộc với chủ thể còn lại của hợp đồng (vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng) Pháp luật các quốc gia trên thể giới luôn chú ý xây dựng cácquy phạm điều chỉnh van dé trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhằm buộc bên vi
phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quà, ngăn chặn tâm lý không thiện trí thực hiện
hợp đồng và đồng thời bù đắp tổn thất cho chủ thể bị vi phạm hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong số các loại trách nhiệm dân suđược đặt ra với mục dích bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại Có 02 loại tráchnhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng va
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Trong phạm vi của đề tải, TNBTTH được
nghiên cứu dưới góc độ trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hay con
gọi là trách nhiệm BTTH theo/ trong hợp đồng).
Dưới góc nhìn của khoa học pháp lý: “Nghia vu bôi thường thiệt hại là một
loại quan hệ dân sự, trong đá người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tin, tài sản, các quyền và lợi ich hợp pháp của người khác gây ra
! Phạm Diệu Hương (2018), Căn cứ loại trừ trách nhiệm đân sie do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đẳng theo
pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lugt Hà Nội, tr L1.
Trang 14thiệt hại phải bôi thường những thiệt hại mà mình gây ra " Ở cách định nghĩa trên.
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có hành
vi trái pháp luật, xâm phạm quyền của người khác gây thiệt hại Trách nhiệm này
phát sinh không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên hay còn được biếu là
TNBTTH ngoài hợp đồng: “7NBTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự mà
trong đó một hoặc nhiều chi: thể phải bù đắp những tổn thất về vật chất và tỉnh thân
mà người bị thiệt hại phải gảnh chịu khi các đối tượng được pháp luật báo vệ bịxâm phamTM, Dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì TNBTTH cũng là một loại tráchnhiệm đân sự Day là loại trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của
người bị thiệt hại Hậu quá của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những
bắt lợi về tai sản cho
Trong khi đó trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là “logi
trách nhiệm dân sự mà chủ thé có năng lực bằi thường phải bà đắp ton thất cho
người bị thiệt hại khi chit thé nay thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp
đằng gay ra thiệt hai”.
1.2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng
Đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại TNBTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự nên có một
số đặc điểm chung với trách nhiệm dan sự như sau:
Một là, TNBTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi
mà chủ thể có năng lực bồi thường thiệt hại phải gánh chịu VỀ nguyên tắc, các bên
có thể thỏa thuận về phương thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật, phải thực
hiện một công việc, Tuy nhiên, việc bồi thường dù có dược thực hiện bằng
phương thức nào đi chăng nữa thì cũng hướng tới việc bù đắp những thiệt hại mà
người bị thiệt hại phải gánh chịu Tức là người có trách nhiệm bồi thường phải bù
? Trường Đại học Luật Ha Nội (2019), Giáo trình Luật Dan sự Việt Nam tập 2, NXB Công an nhân din, tr
302.
* Nguyễn Văn Hợi (2017), Trách nhiệm bôi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp tuds dn sự Việt
Nam, Luận an tiễn sĩ Lugt học.
Trang 15đắp những thiệt hại được tính toán bằng một lượng tai sản nhất định (mat đi một lợi ích nhất định).
Hai là, TNBTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng chỉ được áp dụng
khi có hành vi vi phạm TNBTTH phát sinh theo nhiều nguyên nhân khác nhau có
thể là TNBTTH phat sinh do hành vi con người hoặc TNBTTH phát sinh do tài sảngây ra TNBTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra là loại trách nhiệm
pháp lý do hanh vi của con người gây ra.
Ba là,TNBTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mang tính cưỡng chế
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có
thấm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp phápluật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện nhữnghành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thânthể của cá nhân Nói TNBTTH mang tính cưỡng chế nghĩa là đây là loại nghĩa vụ
bat buộc thực hiện với người gây thiệt hại, việc thực hiện nghĩa vụ đó được đảm
bảo bằng quyền lực nhà nước.
Ngoài ra, TNBTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là trách nhiệmBTTH trong hợp đồng do đó có những đặc điểm riêng noi bật sau:
Một là, nguyên nhân gáy ra thiệt hai là hành vi trải pháp luật của chú thể
tham gia hop đông Khác với hành vi xâm phạm trái pháp luật gây thiệt hại ngoàihợp đồng, hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là hành vi làm trái cam kết, thoảthuận của các bên tham gia hợp đồng
Hai là, vẻ chú thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Khác với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ thể chịu trách nhiệm BTTH có thẻ
là người không trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại Trong trách nhiệm BTTH
đo vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng chú thể phải bồi thường thiệt hại được địnhdanh theo nguyên tắc “đi gây thiệt hại thì người đó trực tiếp bồi thường”
Ba là, về mức bi thường thiệt hại: Mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng khác với trường hợp BTTH ngoài hợp đồng Trong tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng do các bên không thoả thuận với nhau do đó mức bồi
Trang 16thường thiệt hại thường được xác định theo nguyên tắc "thiệt hại bao nhiều bồi
thường bấy nhiêu" Trong khi đó, trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
là trách nhiệm BTTH trong hợp đồng sẽ phát sinh theo thoá thuận các bên, do đó
các bên được tự đo thoả thuận điều khoản về mức bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại 26 thể được ấn định trước Theo thoả thuận của các bên chủ thể mức thiệt hại đưọc BTTH có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng với thiệt hại thực tế đã
Xây ra.
1.3 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng.trong luật dân sự “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dan sựtrong đó một bên phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra do hành vi xâm phạm
đến tinh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tin, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác hoặc do tài sản mà mình chiếm hữu, quản lí gây ra thiệt
hại cho người khác và bền được nhận bồi thường theo mức đã thỏa thuận hoặc theo
quyết định của Toa án”.*
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có điểm tương đồng như đều là hình thức trách
nhiệm dân sự có tác dụng nhằm buộc bên mang hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về mặt vật chất và tỉnh thần cho bên bị ảnh
hưởng thiệt hại Bồi thường thiệt hại trong hay ngoài hợp đồng đều phát sinh khi cóthiệt hại xảy ra; có mối quan hệ nhân quá giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy
ra; các bên có thẻ thỏa thuận với nhau giữa hình thức và mức bồi thường khi xảy ra
thiệt hại.
Tuy nhiên bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Thứ nhất, về căn cứ phát sinh:
4 Trường Đại học Lug Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Dâm sự Việt Nam tip 2, NXB “Tư pháp, tr 477.
Trang 17Trach nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được xây dựng bor các quy
phạm định chế trong hợp đồng, chỉ tồn tại khi hợp đồng tổn tại Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm về một hay
nhiều nghĩa vụ được quy định cụ thé trong hợp đồng Vi dụ như: giao hàng hóa
không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng, tiễn độ như da ký kết trong hợp đồng.
“Trong khi đó, bồi thưởng thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi tồn tại một hành vi
vi phạm pháp luật dần sự Cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vínày không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại
và người bị thiệt hại.
Đối với bai thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Theo thông lệ pháp luật các
quốc gia trên thể giới trong đó có Việt Nam sẽ xác định TNBTTHNHĐ phát sinhkhi thoả mãn 03 điều kiện mà không cần các bên phải tồn tại quan hệ nghĩa vụ phát
sinh từ hợp đồng, Các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH bao gdm: (i) Có thiệt haithực tế xảy ra (thiệt hại về vật chất, tn thất về tinh than); (ii) Có hành vi gây thiệt
hại trái luật hoặc có sự kiện tài sản gây thiệt hại trái luật; (iii) Có mối liên hệ nhân
quả giữa hành vi của con người hoặc hoạt động của tài sản và thiệt hại xảy ra.
Thứ hai, về nguyên nhân gây ra thiệt hại: Trong trách nhiệm BTTH do hành
vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, nguyên nhân gây thiệt hai chính là hành vi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng — không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp
đồng đã xác lập trước đó Đối với TNBTTHNHD, nguyên nhân gây thiệt hại có thẻ
do hành vi trái pháp luật của con người cũng có thể do sự kiện gây thiệt hại trái
pháp luật của tài sản.
Tint ba, vẻ mức boi thưởng
Đối với trích nhiệm BTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại thường do các bên thoả thuận trước trong hợp đồng Các trường
hợp giảm, loại trừ trách nhiệm BTTH cũng được các bên thoả thuận cụ thể trong
hợp đồng.
Trang 18Đổi với trách nhiệm BTTHNHD, mức bồi thường thiệt hại được xác định
theo quy định của pháp luật tương ứng với loại khách thẻ bị xâm phạm, trừ trường
hợp các bên có thoả thuận khác khi thực hiện trách nhiệm BTTH.
1.4 Một số vấn đề lý luận về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệthại do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng được hiểu là những yếu tố, những căn cứ để xác định trách
nhiệm bồi thường, mức bồi thường, chủ thể phải bồi thường, người được bồithườngŠ Cũng giống như các loại TNBTTH ngoài hợp đồng khác, TNBTTH dohành vi vi phạm aghĩa vụ hợp đồng chỉ phát sinh khi thóa mãn ba điều kiện cơ bản
sau: (i) Có thiệt hại xảy ra; (ii) Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; (iii) Có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xây ra Cụ thể:
Tint nhất, có thiệt hại xảy ra: Có thiệt hại xảy ra là một trong những yếu tổ
tiền đề làm phát sinh TNBTTH của người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; không có thiệt hại xảy ra sẽ không đặt ra vấn dé bồi thường dù cho có đủ các yếu tố khác Lý
luận đã chỉ ra rằng “?biệt hại là tiền đề của trách nhiệm BTTH bởi mục đích của
việc áp dung trách nhiệm là khôi phục tình trang tài sản cho người bị thiệt hại, do
đó không có thiệt hai thì không đặt ra vấn đề bôi thường cho đà có day đủ các điều
kiện khác" Nhu vậy, rõ ràng thiệt hại là điều kiện cần được xem xét đầu tiên chứkhông phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại Thiệt hại là tn thất về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ” Trong trường hợp này là khi người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có hành vi trái quy định pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của chủ thẻ khác thì phải bồi thường Nếu không có thiệt hại xảy ra sẽ không có căn cứ để xác định mức bồi thường, chủ thể được bồi thường, thiệt hại được bồi thường Vậy
nên đây được coi là nhân tổ không thể thiếu trong việc áp đụng trách nhiệm nảy
> Trường Dai học Luật Hà Nội (2019), TLDD, tr.307.
© Nguyễn Van Hợi (2115), Điều kign phát sinh trách nhiệm bi thường thiệt hại do tài sản gay ra trong Bồ
luật Dân sie, Tạp chí Luật học, số 12/1015, tr 52.
®Trường Đại học Luật Ha Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngte luật học, Nxb Công an nhãn din, Ha Nội,
tr118.
Trang 19Thú hai, có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Hành vi trái pháp luật của người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là những xử sự
đi ngược lại quy định của pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ich hợp pháp của người khác Hành vi trái pháp luật bao gồm 02 dạng lả hành
động và không hành động Đó lả việc người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thực hiệnnhưng hành động đó không được phép thực hiện, thực hiện không đúng (dạng hành
động) hoặc không thực hiện (không hành động) Hành vi gây thiệt hại có thể là hành
vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc thoả
thuận của các bên trong hợp đồng buộc chủ thé mang nghĩa vụ phải thực hiện hành
vi đó nhưng chủ thé đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung nghĩa
vụ.
Tint ba, có mỗi quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi vi phạm
nghĩa vu hợp đồng trái pháp luật gáy thiệt hại: Có thé hiểu mỗi quan hệ nhân quảgiữa thiệt hại và hành vi là thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi và ngược lại hành
vi là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại Theo đó, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quảtrong khoảng thời gian xác định và hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của
thiệt hại” Hay nỏi cách khác, thiệt hại xay ra trên thực tế là kết quả của hành vi viphạm pháp luật của người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Hơn nữa, chỉ khi xác định
một cách khách quan, chính xác, toàn diện mỗi liên hệ giữa thiệt hại và hành vi mới
là cơ sở xác định đúng trách nhiệm của chủ thể gây thiệt hại Người có hành vi tráipháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường Việc xác
định một hành vi là nguyên nhân gây thiệt hại và hành vi chi là điều kiện ma khong
phải nguyên nhân của thiệt hại là cần thiết Nó sẽ giúp xác định chính xác trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc vẻ ai Do đó, việc xác định mối liên hệ nhân quảgiữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
là vô cùng quan trọng.
Bàn về vai trò của yếu t6 lỗi như một căn cứ phát sinh TNBTTH do hành vi
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: Có quan điểm cho rằng, lỗi là một yếu tố cần thiết
* Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), TLDD, tr.3 12.
Trang 20trong việc xác định trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Tức
là, người yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài việc phải chứng mính thiệt hại xảy ra,
có hành vi trái pháp luật, có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của
hành vi còn phải chứng minh yếu tế lỗi của người thực hiện hành vi Quan điểm thứ
hai lại cho rằng “khi BLDS 2015 ra đời, yếu tố lỗi không còn là điều kiện cần phảithỏa mãn dé chủ thể quyền có quyền yêu cầu bôi thường nữa`9 Mỗi quan điểm lại
có những lý giải khác nhau dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn khác nhau Đối vớiquan điềm thứ nhất, lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường vì “theo nguyêntắc chung, mọi trách nhiệm dan sự đều phải có yếu tố lỗi'"° Trong khi đô, vớinhững người ủng hộ quan điểm thứ hai thi cho rằng “dé xác định có hay không có
yeu 16 lỗi của chủ thể gáy thiệt hại là một việc không đơn giản và mất nhiều thời
gian”! nên không xếp lỗi vào một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại Theo quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hợi, thì việc chứng, minh lỗi là khỏ khăn thì nên ghi nhận nó theo hướng suy đoán thay vì loại bỏ lỗi với vai trò là một yếu tố để xem xét khi nhắc đến TNBTTH Theo quan điểm này thì lỗi
và hành vi trái pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, lỗi không thé tồn tại
độc lập và tách biệt với hành vi trái pháp luật của chủ thé?
Tác giả khoá luận đồng tình với quan điểm trên và cho rằng trong tráchnhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ, hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã tiềm andấu hiệu có lỗi Chủ thể có nghĩa vụ thực hiện cam kết giữa các bên biết chắc mình
phải thực hiện nghĩa vụ nhưng lựa chọn không thực hiện, thực hiện không đúng
được xem là có lỗi.
1.5 Một số vấn đề lý luận về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đông
* Ngô Hoàng Oanh (chil biển), Binh đuận Khoa học Bộ luật Đán sự 2015, NXB Lao động, Hà Nội, 2016,
11,592.
1® Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bish trán khoa học Bộ luật Déin sự của nước Công hoa xã hội chú nghĩ
Việt Nam năm 2015, XB Tư pháp, Ha Nội, tr821.
`! Ngủ Hoàng Oanh (chù biên), SBD, tr.593.
” Nguyễn Văn Hợi (2021),Căn cứ phát sink và năng lực chịu trách nhiệm bôi thưởng thiệt hại ngoài hợp
đẳng theo pháp luật Việt Nan và Đức, Tạp chi Luật học, số 9/2021, tr.44.
Trang 21Theo nguyên tắc thông thường, người nào có hành vi trái pháp luật gây thiệt
hại thi người đó phải bồi thường Khác với các chủ thé khác, trong cái nhìn so sánh
với người thành niên, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đo hành vi vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể là bản thân người tham gia hợp đồng, bản thân chủthể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Chủ thể chịu TNBTTH là người phải gánh chịuhậu quả pháp lý bất lợi, bù đắp tổn thất do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Chủ thể chịu TNBTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là người có năng lực bồithường Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa TNBTTH do hành vi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng với TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung
Thứ nhất, trường hợp chủ thể vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là cá nhân
Trường hợp người vi phạm nghĩa vụ hop đồng là chủ thể tham gia hợp đồng
và vi phạm nghĩa vụ hợp đồng:
Theo quy định pháp luật giai đoạn cá nhân chưa thành niên là giai đoạn cá
nhân chưa có sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý do đó việc xác lập giao dịch nay
trong một số trường hợp phải thông qua hành vi của người đại diện Trường hợp
giao dịch đo chính cá nhân người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đỏ thực hiện nhưng,
do thiếu hiểu biế, chưa có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi đầy da, người viphạm nghĩa vụ hợp đồng thường hành động bồng bột Vậy nên, những người cótrách nhiệm quản lý cần quan tâm, chăm sóc, quản lý người vi phạm nghĩa vụ hợpđồng Hơn nữa, theo quan niệm truyền thống của người Việt, ở giai doan nay, người
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng chưa thé có thu nhập dn định dé tao lập khôi tai
sản riêng nên bản thân không có khả năng chịu trách nhiệm bồi thường Do dó,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thườngđược đặt ra cho chủ thể khác Từ đó, vừa đảm bảo lợi ích cho người bị thiệt hại khắc phục kip thời tổn thất đã xảy ra vừa bảo vệ lợi ích của người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Cũng có rhững trường hợp người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thé dùng tài
sản riêng của mình để bồi thường thiệt hại, chủ thể khác chỉ bồi thường phần cònthiểu, nhất là trong giai đoạn từ 15 đến dưới 18 tuổi Bởi lề, người vi phạm nghĩa vụ
Trang 22hợp đồng ở giai đoạn này đã phan nao biết phân biệt phải trai, ding sai cũng như
nhìn nhận, đánh giá trước được hậu quả do hành vi của minh gây ra Vậy nên người
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải din có trách nhiệm đối với hành vi của minh
Thứ hai, trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ hợp dong là pháp nhân
“Trường hợp pháp nhân là chú thể vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dẫn dén thiệt haixáy ra thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tải sản của mình, trong phạm vi tải
sản mà pháp nhân có và nhân danh chính pháp nhân chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại.
1.6 Một số vấn đề lý luận về chú thể được bồi thường thiệt hại do hành vi vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng
Nếu như trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, chủ thẻ được bồi thường
thiệt hại do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật có thể là người trực tiếp bị thiệt hạihoặc người chăm sóc người bị thiệt hại, người mà người thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng hoặc người thừa kế người bị thiệt hại khi người bị thiệt hại đã chết Thì trong.
trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng chủ thể được bồi thường.thiệt hại sẽ chính là chủ thé còn lại của hợp đồng, có quyền và lợi ich hợp pháp bịxâm phạm dẫn đến tốn thất do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Thông thường
trên thực tế, khi xác lập hợp đồng các bên đã thoả thuận định danh chính xác chủ
thể được bồi thường thiệt hại khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
Đối với cá nhân, người bị thiệt hại sẽ trực tiếp nhận bồi thường nếu họ còn
sống căn cứ vào năng lực hành vi dân sự của chính người đó Nếu người dé làngười vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc mắt năng lực hành vi din sự, hạn chế năng
lực lành vi dâu sy thì chủ thể nhận bồi thường sẽ là người đại diện của người bị
thiệt hại Nếu cả nhân chết, khoản tiền bồi thường thiệt hại sẽ do những người ruộtthịt hoặc có quar hệ thân thiết của người đã mắt nhận Bởi lẽ, khi người bị thiệt hại
chết thì quyền được bồi thường sẽ được chuyển giao kể từ thời điểm mở thừa kế
Đối với pháp nhân và các tổ chức khác thì việc bồi thường sẽ được thực
hiện bồi thường trực tiếp cho pháp nhân, tổ chức bị thiệt hại, trừ trường hợp tại thời
Trang 23điểm thực hiện bồi thường, pháp nhân, tổ chức không con tồn tụi thì khoản boi
thường sẽ được giao cho tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức này.
1.7 Một số vấn đề lý luận về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Trong quan hệ dan sự, việc người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác là một trong những căn cứ phát sinh
TNBTTH Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ban thân, các chủ thé bị xâm hại được thực hiện các biện pháp nhằm báo vệ mình Khởi kiện yêu cầu bồi thường là
một trong những cách thức bảo vệ của chủ thể quyển Tuy nhiên, cùng với thời gian, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trở nên khó khăn, vì thế pháp luật quy
định một thời har nhất định cho sự phát sinh, chấm dứt hay tồn tại quyển khởi kiện.
Đó chính là thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện yêu cầu boi thường thiệt hại là
thời hạn do pháp luật quy định mà trong thời hạn đó, người bị thiệt hại có quyền
khởi kiện yêu câu người gây thiệt hai phải boi thường thiệt hại
Về cơ bản, đặc điểm của thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH do hành vi vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng có những nét tương đồng và trùng khớp với đặc điểm của
thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi BTTH nói chung Cụ thé:
Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện do pháp luật quy định: Theo đó, đây không
phải là khoảng thời gian ma các bên trong quan hệ có thể tự do thỏa thuận hay quyết
định mà được điều chỉnh trực tiếp bởi các quy phạm pháp luật
Thứ hai, thời hiệu khởi kiện là cơ sở thực hiện quyền khởi kiện của các chủ
thé và là diều kiện dé Tòa án thụ by vụ việc dân sự: Một vụ việc dân sự cần được
giải quyết tại Tòa án phải đảm bảo còn trong thời hiệu khởi kiện Còn nếu vụ việc
đân sự được coi là không còn thời hiệu khởi kiện thì các chủ thé không thé thực
hiện quyền khởi kiện cũng như được giải quyết bởi Toa án.
Thứ ba, thời hiệu khởi kiện mang tính định lượng và tính liên tục, trừ trường
hợp pháp luật quy định khác Thời hiệu khởi kiện thông thường được tính bằng một
!* Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), TLDD, tr325.
Trang 24don vị cụ thể như ngày, tháng, năm va được định lượng bằng một con số cụ thẻ.
'TThời hiệu khởi kiện thường mang tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc
Thứ tư, thời hiệu khới kiện phụ thuộc vào tính chất của quan hệ đân sw cầngiải quyết: Mỗi quan hệ dan sự có tính chất và mức độ phức tạp khác nhau Chính
vì vậy, mỗi quan hệ dân sự lại có những quy định về thời hiệu khởi kiện khác nhau
và phù hợp với tính chất, đặc thù của loại quan hệ đó
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng là thời hiệu khởi kiện yêu cầu các bên chú thể giải quyết tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng Do đó, thời hiệu được áp dụng trong trường hợp này là thời hiệu khởikiện liên quan đến hợp đồng không phải là thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm
BTTHNHD.
1.8 Khái quát quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng qua các thời kỳ.
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng đã được quy định
từ BLDS 1995.
Tại Điều 310 BLDS 1995, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như
sau:
“1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hai bao gồm trách nhiệm bôi thường thiệt
hại về vật chất và trách nhiệm bằi thường thiệt hại về tỉnh thân
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là tách nhiệm bù đắp tốnthất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gay ra,bao gồm ton thất về tài sản, chỉ phí ngăn chăn, hạn chế thiệt hai, thu nhập
thực tế bi mat, bị giảm sút.
3 Người gây thiệt hại về tỉnh thần cho người khác do xâm phạm đến tính
mang, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tọy tín của người khác, thì ngoài việc
chấm dứa hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bi thường
một khoản tiền cho người bị thiệt hại `.
Trang 25Tại Điều 307 BLDS 2005, trách nhiệm bôi thường thiệt hại được bộ sung, làm
rõ hơn ở một số rội dung:
“1 Trách nhiệm bôi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bôi thường thiệthại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp ton thất vẻ tỉnh thân
2 Trách nhiệm bôi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tốnthất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gom
ton thất về tài sản, chỉ phí hợp lý để ngăn chăn, hạn chế, khắc phục thiệt
hai, thu nhập thực tế bị mat hoặc bị giảm sút.
3 Người gây thiệt hại về tình thần cho người khác do xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vì vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bi thường một khoản tiền dé bù đắp tẫn thất về tình thần cho người bị thiệt hai.”
Tuy nhiên đến BLDS 2015, quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng,
có sự điều chỉnh đáng kể
Tại Điều 419 BLDS 2015, thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
được quy định như sau:
| “J, Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác
| định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ Luật
| này.
| 2 Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt lại cho lợi ích mà lẽ ra
| minh sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại Người có quyén con có thể yêu
cầu người có nghĩa vụ chỉ trả chỉ phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa
| vụ hap đẳng mà khéng trùng lặp với mite bÀi thường thiệt hai cha lợi ích mà.
hợp đồng mang lại.
3 Theo yêu cầu của người có quyên, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụbồi thường thiệt hại về tinh thần cho người eó quyên Mức bằi thường do
Tòa án quyét định căn cứ vào nội dung vụ việc ”
Theo BLDS 2015, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm:
Trang 26) — Thiệt hai vật chất thực tế xác định được: tổn thất về tài sản, chỉ phí
hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mắt hoặc giảm sút;
(ii) Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được
hưởng do hợp đồng mang lại:
(ii) Chi phí phat sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không
trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang
lại;
(iv) Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không
trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ich mà hợp đồng mang
lại;
(v) _ Thiệt hại về tinh thần.
Như vậy bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự năm 2015 có sự mở rộnghơn so với quy định trong BLDS 1995, BLDS 2005 khi các thiệt hại được bồithường không chỉ là các thiệt hại thực tế, hiện hữu như trước đây đã quy định mà
còn cả các thu nhập bị bỏ lỡ (khoán lợi mà đáng lẽ ra trong, điều kiện bình thườngthì bên bị thiệt bại sẽ có được nhưng do hành vi vi phạm của bên kia mà mình đãkhông thu được) Ví dụ: khoản lợi nhuận theo kế hoạch dé ra sẽ đạt được Sự mởrộng này có sự tương đồng với quy định về bôi thường thiệt hại trong luật thương
mai 2005.
Tai Khoản 2 Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định: *Giá wi bồi thưởngthiệt hại bao gôm giá trị tôn thất thựe tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu dobên vi phạm sây ra và khoăn lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng
néu không có hành vi vi phạm."
Ngoài ra theo Khoản 3 Diéu 419 BLDS 2015 thì người vi phạm có thé phải
bồi thường thiệt hại về tỉnh thần cho người bị hại trong đó có các pháp nhân thươngmại (doanh nghiệp) Đây cũng là một điểm mới liên quan đến các loại thiệt hại đượcbồi thường mà trước đây được quy định còn mập mờ, không rõ ràng, gây tranh chấp
không đáng có Cụ thể, BLDS 2005 không quy định một cách cụ thé rằng thiệt hại
về tinh thần cũng có thể được bồi thường trong vi phạm hợp đồng, nhưng cũng có
Trang 27thé hiểu rang, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bén co nghĩa
vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần).
Trang 28"TIỂU KET CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 tập trung nghiên cửu các vấn dé lý luận về TNBTTH do
hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra Cụ thể:
(i) Xây dựng khái niệm người TNBTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ
“Trên cơ sở đó kết luận TNBTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra
là hậu qua pháp lý bat lợi ma chủ thể có năng lực bồi thường phải bù dip cho người
bị thiệt hại khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Nội dung chương 1 cũng đồng thời cung cấp cơ sở lý luận nền tảng liên quan đến TNBTTH do hành vi vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng gây ra, từ đó tao tiền đề cho việc triển khai Chương 2 của đề tài.
Trang 29Chương 2
'THỰC TRẠNG PHAP LUAT, THỰC TIEN THỰC HIEN VE TRÁCH
NHIỆM BOI THƯỜNG THIET HAI DO VI PHAM NGHĨA VỤ HỢP DONG
VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bai
thường thiệt hại do vì phạm nghĩa vụ hợp đồng,
2.1.1 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện phát sinh tráchnhiệm boi thường do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Khi hợp đồng nói chung và hợp đồng trong hoạt động của doanh nghiệp nói riêng được ký kết và có hiệu lực pháp luật thì các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình Nếu bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thi
phải chịu trách nhiệm trước bên kia Khoản 1 Điều 351 Bộ luật din sự 2015 về
trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ đã quy định “Bén có nghĩa vụ mà vi phạm
nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyên Vi phạm nghĩa vụ
là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ” Theo quy định nay, thì căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự chính là hành vi vi phạm nghĩa vụ của
người có nghĩa vụ trước người có quyền Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính làmột hình thức của trách nhiệm dân sự Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ
phát sinh khi có những căn cứ nhất định do pháp luật quy định Việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo quy định của Điều 360" và
Điều 419, BLDS năm 2015 Theo đó:
Điều kiện thứ nhất, có thiệt hại tĩưực t xảy ca
Như chúng ta đã biết, thiệt hại xảy ra là điều kiện cần nhằm phát sinh trách
nhiệm bồi thường Tuy nhiên, không phải thiệt hại nao cũng được bồi thường Nội
dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc người có nghĩa vụ trong hợp đồngphải bù đắp cho phía bên kia những, tổn thất mà mình đã gây ra do việc vi phạm hợp
!* Điều 360, BLDS (2015) quy định vẻ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “fiưởng hop
có thiệt hai do vi phan nghĩa vụ gay ra thì bên có nghĩa vụ phải bài thường toàn bộ thiệt họi, trừ trưởng hop
có thỏa thuận khắc hoặc luật có quy định khác”.
Trang 30đồng Vi vậy, việc xác định có thiệt hại xảy ra hay không? Ihiệt hại bao nhiều?Loại thiệt hại nào thì được bồi thường? Là những việc hết sức cần thiết và quan
trọng khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Khoản 2 Biều 419 BLDS 2015 quy định “gười có quyên có thể yêu cầu bôithường thiệt hai cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hướng do hợp dong mang lại.Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chỉ trả ehi phí phát sinh dokhông hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt
hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại" Như vậy, theo tỉnh than của BLDS 2015,người có quyền só thé yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ich mà lẽ ra mình sẽ
được hưởng do hợp đồng mang lại, tuy nhiên, đó phải là lợi ích thực tế, tắt yếu,
chắc chắn sẽ xảy ra chứ không thể suy diễn một cách vô căn cứ Đồng thời người
cỏ quyển có thể có yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chỉ phi phát sinh do không
hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng
Trên cơ sử quy định chung tại BLDS, Điều 303 Luật Thương mại 2005 cũng
quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: “J ( ) 2 Có thiệt hại thực tế” Như vậy, một trong những điều
kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đo vi phạm hợp đồng là thiệt hại
đó phải là thiệt bại có thật, có thể chứng minh được, tất yếu đã và sẽ xảy ra do cóhành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm VỀ nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thìphải bồi thường bấy nhiêu và mỗi một thiệt hại chỉ được bồi thường một lần
Ví dụ: Công ty A và Công ty B ký hợp đồng mua bán hàng hóa, công ty B làbên mua đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại hợp đồng nhưng công
ty A vẫn chưa chịu giao hàng hóa cho công ty B Công ty B mua hang hóa của công,
ty A với mục đích bán lại cho công ty C để thu phần giá trị chênh lệch của hàng
hóa, nên sau khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty A, công ty B đãtiếp tục ký hợp đồng mua bán với công ty C Tuy nhiên, việc công ty A chậm giaohàng cho công ty B đã làm cho công ty B không có hàng để giao cho công ty C làm
cho công ty C từ chối không tiếp tục tham gia hợp đồng với công ty B Vì vậy, công
ty B không thu được phan giá trị chênh lệch nay — phần lợi ích mã lẽ ra B sẽ dược
hưởng do hợp đồng mang lại Ngoài ra, để đảm bảo việc tiếp nhận hàng hóa mà
Trang 31công ty A chuyển giao cho mình, cöng ty B đã phái di đăng ký kho bãi để chứa
hàng, việc chậm giao hang của công ty A làm cho thời gian thuê kho bãi bị kéo dài, phát sinh thêm chỉ phí cho công ty B do công ty A không hoàn thành nghĩa vụ hợp.đồng trong trường hợp này, công ty B có thể yêu cầu công ty A phải bồi thường
thiệt hại thực tế phát sinh, bao gồm: phần giá tị chênh lệch của hàng hóa và chỉ trả
chỉ phí phát sinh do kéo đài thời gian thuê kho bãi của mình.
Điều kiện thứ hai, phải có hành vi vi phạm hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc cham dút quyền, nghĩa vụ!Ý Sau khi hop đồng được giao kết và có hiệu lực, các bên có nghĩa vụ phải tuân thủ và thực hiện
hợp đồng theo các nguyên tắc do pháp luật quy định Hành vi vi phạm hợp đông la
căn cứ pháp lý can thiết để áp dụng đối với tất cã các hình thức chế tai đo vi phạm
hop đồng Bộ luật đân sự 2015 mặc dù không đưa ra khái niệm về vi phạm hợpđồng nhưng Khoản | Điều 351 đã đưa ra định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ dân sự
như sau “Bên có nghia vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dan sự
đối với bên có quyền Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầu đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không
đứng nội dụng của nghĩa vụ” Khoản 2 Điều 13 Luật thương mại 2005 cũng quy định: “ Vi phạm nghia vu hợp đồng được hiểu là sự không thực hiện hoặc thực hiện
khong đúng nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng do pháp luật Thương mại quy
định ”.
Như vậy, theo quy định này, để xem xét một hành vi có vi phạm hợp đồng,
hay không cần dựa trên hai căn cứ:
Một là, eó tôn tại hợp dong hợp pháp và có hiệu lực pháp luật
Hợp đồng thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên tham gia, nó quy định rõ
ràng quyển và nghĩa vụ của các bên Vì vậy, chỉ khi có hợp đồng, đổi chiếu vớinhững điều khoẻn quy định nội dung của nghĩa vụ hợp đồng, các điều kiện thực
hiện nghĩa vụ, mức độ thực hiện thì mới có thể đánh giá hành vi có vi phạm hợp
đồng hay không? Khi hợp đồng chưa hình thành, hợp đồng chưa có hiệu lực pháp
'S Điều 385 Bộ luật Din sự (2015).
Trang 32luật hoặc hợp đồng bị vö hiệu toan bộ thi khöng lam phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau, do vậy không có hành vi vi phạm hợp đẳng Trong quả
trình thực hiện hợp đồng có thể phát sinh các tình huống bất ngờ dẫn dến việc hai bên phải sửa đỗi, bd sung hợp đồng Họ có thể thực hiện việc này thông qua fax, telex, các phụ lục hợp đồng, các tài liệu thỏa thuận này được coi như là một phần
của hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng Vì vậy, khi xem xét hành vi vi
phạm hợp đồng, các bên cũng cần phải lưu ý tới các văn bản thỏa thuận này.
Hai là có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thỏa
thuận trong hợp đông hoặc quy định của pháp luật.
Hanh vi vi phạm hợp đồng được chia làm hai dạng gồm: không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng hợp đồng Không thực hiện hợp đồng là việc một bên cónghĩa vụ theo hợp đồng nhưng đã không thực hiện dù được bên kia yêu cầu Ví du,
công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B, mặc dù công ty B đã thanh toán một phần giá trị của hợp đồng cho công ty A nhưng đến thời hạn được bên công ty B yêu cầu mà công ty A vẫn không giao hàng cho công ty B Trong trường,
hợp này, công ty A được xác định là không thực hiện hợp đồng Có thé thấy, việckhông thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng với những nghĩa vụ tồn tại dưới dạng hànhđộng (chuyển giao vật, tải sản, hoàn thành công việc ) chứ không thể áp dụng với
những nghĩa vụ tồn tại dưới dang không hành động (nghĩa vụ giữ bí mật hoặc
không thực hiện một công việc).
Tuy nhiên nếu hai bên chủ thể trong hợp đồng đồng ý hoãn việc thực hiện
hợp đồng thì việc không thực hiện hay thực hiện không đúng thỏa thuận ban đầukhông phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Theo Khoản 2 Điều 354 BLDS 2015 quy định về việc hoãn thực hiện nghĩa
vụ như sau: “Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có
quyên đồng ý Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hện đúng
thời han”.
Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam bên có nghĩa vụ trong
trường hợp không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì phải thông báo cho
Trang 33bến có quyền biết va được bén có quyền đồng ý, trong trưởng hợp không théng bao
thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu phát sinh.
Điều kiện thứ ba, có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hai
xảy ra
Trong khoa học pháp lý, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả, xảy ra được hiểu chính hành vi vi phạm đó là nguyên nhân tất yếu dẫn đến hậu quả Hành vi nào của chủ thé là nguyên nhân trực tiếp, tất yếu dẫn đến thiệt hại là
căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thuộc vẻ ai
Muốn làm việc đó, ngoài việc chứng minh của bên bị thiệt hại, con cần cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa án hoặc Trọng tài thu thập tài liệu, chứng cứ rồi xem xét
một cách khách quan, đầy đủ, tổng hợp các hành vi, sự kiện có liền quan để đưa ra
một đánh giá hợp lý nhất về mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại
thực tế xảy ra Như vậy, bên ví phạm hợp đồng chỉ phải chịu trách nhiệm nếu bên bị
vi phạm chứng minh được rằng hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại của bên
bị vi phạm là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm Mối quan hệ nay là mỗi quan
hệ mang tính chất nội tại, tất yếu.
Quy định về lỗi và vai trò của lỗi trong trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Pháp luật Việt Nam quy định lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi có ý, lỗi vô ý!* Lỗi cổ ý được hiểu là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra Lỗi vô ý được hiểu la trường
hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả nang gây thiệt hai mặc
dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành ví của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được Có thể thấy, các nhà lập pháp Việt Nam nhìn nhận và phân biệt lỗi dựa trên trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đổi với hành vi
của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra Như vậy, khái niệm lỗi trong trách
© Điều 364, Bộ luật Dân sự 2015
Trang 34nhiệm dan sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hai) co sự đồng nhất với khải niệm lỗi
trong trách nhiệm hình sự, tức phải xem xét, đánh giá “trạng thái tâm lý và nhận
thức” của bên vi phạm, trong khi kết quả chưa chắc đã phản ánh được bản chấtkhách quan của hành ví ví phạm Đây là một hạn chế của Bộ luật Dân sự, đã vấpphải rất nhiều ý kiến phản đối của các nhà nghiên cứu Theo Tôi, quan điểm phảnđối của các nhà nghiên cứu là hợp lý khi cho rằng hai chế tài lỗi trong trách nhiệm
dan sự và trách nhiệm hình sự là hoàn toản khác nhau Trong hình sự, không có lỗi không phải chịu trách nhiệm pháp lý trong mọi trường hợp Hình phạt trong hình sự hoàn toàn phụ thuộc và mức độ lỗi Ngược lại, trong dan sự, lỗi là "lỗi đương
nhiên” hay "lỗi say đoán”, nghĩa là bên vi phạm phải chứng minh là mình không có
lỗi Và mức bồi thường trong đân sự cũng như trong thương mại hoàn toàn không
phụ thuộc vào mức độ lỗi Thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu mặccho lỗi đó là lỗi số ý hay lỗi vô ý Do vậy, theo tác giả, việc phân biệt lỗi có ý, lỗi
vô ý đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ Luật dan sựkhông có nhiều ý nghĩa, vì dù vi phạm hợp đồng với lỗi gì thì cũng phải bồi thường
thiệt hại như nhau Bén cạnh đó, về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng của đoanh nghiệp, Luật thương mại 2005 lại không quy
định “lỗi” là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đo vi phạm hợp đồng.
Các hệ thông pháp luật khác nhau có những quan điểm khác nhau về việc có
xem yếu tế lỗi la một trong những điều kiện xác định trách nhiệm dân sự nói chung
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng hay không?
“Trong pháp luật Anh — Mỹ, hợp đồng được xem như nghĩa vụ bảo đảm va người có
nghĩa vụ có "tách nhiệm tuyệt đối” Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ thì họ phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
ma không phụ thuộc vào việc họ có lỗi hay không Khi xét xứ tại Tòa án, Tham
phán sẽ chỉ quan tâm việc thực hiện nghĩa vụ của họ đã hoàn tất và tuân thủ của các.
bên hay không mà thôi Ngược lại hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và pháp luật
Việt Nam lại quan tâm đến yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Mặc dù tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 không quy định yếu tổ lỗi là
Trang 35căn cứ xác định trách nhiệm bồi thưởng thiệt hại nhưng vẻ mật pháp lý, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại còn phải tuân thủ theo quy định chung về trách nhiệm dân sự
Như vậy, đối với trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng thì nếu bên vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng có lỗi sẽ phải gánh chịu trách nhiệm do vi phạm hợp dồng đó
2.1.2 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hanh về chi thé chiu trách nhiệm bôithường do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Tai Khoản 1, Điều 302 Luật Thương Mại 2005 quy định: “Boi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bài thường những tổn thất đo hành vi vi phạm hợp donggâu ra cho bên bj vỉ phạm” Như vậy theo Luật Thương Mai 2005 thì trách nhiệm
bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được xác định đựa trên cơ sở các nghĩa vụ dân
sự hình thành theo thoả thuận giữa các bên trong một hợp đồng Chủ thể chịu trách
nhiệm bdi thường là bên có nghĩa vy đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho bên kia néu có
phát sinh thiệt hại, nhằm bù dap, trả lại cho người bị thiệt hai sự tương xứng về
những tổn thắt, thiệt hại mà họ đã gánh chịu do hành vi vi phạm gây ra Như vậy,bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường nếu có
thiệt hại xảy ra, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Tuy nhiên trong luật Dân sự có cách dé cập đến chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường rộng hơn so với quy định của luật Thương mại.
Tai Điều 360 BLDS 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hai do vi phạmnghĩa vụ quy định như sau: “Trudng hop có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra
thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác hoặc luật có quy định khác `.
Tại Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015 quy định “Người có quyên có thể yêu cầu bồi thường thiệt hai cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồngmang lại Người có quyén còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chỉ trả chỉ phí phát