1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Quyền bình đẳng của vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

79 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Bình Đẳng Của Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014
Tác giả Phan Thị Thuy Hiền
Trường học Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 11,79 MB

Nội dung

Đã có một số công trình nghiên cứu ở nhiêu cấp đô khác nhau cu thé như sau Nhóm luận văn: Ở nhóm nay có thé liệt kê một số đề tai nghiên cứu tiêu biểu như - Bùi Thi Đảm 2020, Nguyên tắc

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

PHAN THỊ THUY HIEN

4537102

Trang 3

Xác nhậncủa

-giảng viên hướng dan

LOI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình : nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số

Tiện trong khóa luận tốt nghiệp là ting

thực, đâm bdo dé tin cật./.

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Trang 4

CEDAW : Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bö tat

cả các hình thức phân biệt đối xử chong lại

phụ nữ (Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women)

CT : Chi thi

DTTS : Dân tộc thiểu số

ĐƯQT : Điều ước quóc tê

HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình

NĐ-CP : Nghị Định — Chính phủ

TANDTC : Toa án Nhân dân Tôi cao

TTLT : Thông tư Liên tịch

TW : Trung Ương

UDHR : Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyên (The

Universal Declaration OfHuman Rights)

UPR : Cơ chế Ra soát phô quát định ky tình hình

thực hiện quyển con người (Universal

Periodic Review)

VKSNDTC Viện Kiém sat Nhân dan Tôi cao

WHO :Tô chức y tê thé giới (World Health

Organization)

Trang 5

MỤC LỤC

ET CE DRA NOU RIA ERG NS X40 SESQWGNNSA-AG8E44S9MGỆLGBTIAGSSEA a LOU COUN 0H tc0iGi066A 3A Gái, SBOE aa ed aRES TSS aa ii

Danh tục các chit viết tit ooo ccc cco alii

MỞĐÀU gui

Chương 1: MỘT số VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VE QUYỀN B BÌNH HĐẲNG biped 10

CUA VO VÀ CHONG Na: eee ress (|

1.1 Khai niém, đặc điểm quyền tình đằng gi giữa vợ và —, see dO

1.1.1 Khái niệm quyên binh dang giữa vợ va chỗng 10

1.1.2 Đặc điểm quyên bình dang giữa vợ và chông 12

1.2 Nội dung quyên bình dang giữa vợ và chông - 1

1.3 Vai trò, ý nghĩa của quyên bình dang của vợ vả chông 17

1.3.1 Vai trò của quyên bình đẳng của vợ vả chông A? 1.3.2 Ý nghĩa của quyên bình dang của vo và chông 20

Kết luận chương 1 222

Chương 2: NỘI DUNG COE BAN N VẺ QUYỀN Bì BÌNH HANG C CỦA AVON VA CHONG THEO LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014.23 2.1 Vo chong binh dang trong cac quyền, nghĩa vụ về nhân thân -33 2.1.1 Vợ chéng bình đẳng về quyên, ne =— dưng mu tôn trong các quyền công dân của nhau — 23

2.1.2 Vo chong binh = chọn nơi cư trú 25

2.1.3 Vợ chong bình đẳng về quyên, nghĩa vụ về fie tps lam viéc, tham gia vet động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã héi Ổ 2 Vợ chong bình dang trong quyên, nghĩa vu tài sẵn 0

2.1 Vợ chong bình dang về quyên sở hữu tai sản "1

2.3.2 Vợ oe bình đẳng trong chiêm hữu, sử ene A định đoạt tài sản nà của vợ chồng "—— mm 33 2.3 Vo chong binh đẳng về quyền va “5 vụ đôi với cơn “riêng z6 2.4 Quyên bình đẳng giữa vo và chồng khi ly hôn 38

Trang 6

2.4.1 Vợ chong bình đẳng về quyên yêu câu giải quyết li hôn

2.4.2 Vợ chông bình đẳng trong việc chia tai sẵn

Kết luận chương 2.

Chương 3: THỰC TIẾN THỰC HIỆN V VÀ À MỘT sóc GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VE QUYỀN BÌNH BANG CUA VỢ CHỎNG 45

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyên bình đẳng của vo chông 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO &oátStiiftbkcsitiecedtisese.02

Trang 7

MỜ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong quá trình phát triển va hội nhập kinh tê toàn câu, Việt Nam đã vàđang nâng cao chất lượng cuộc sông của người dân va chat lương nguôn nhânlực Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt thành tựu cao về thực

hiện quyên bình dang, được Liên hợp quốc đánh gia lä điểm sáng trong thực hiện

các mục tiêu Thiên niên kỷ Điêu nảy được minh chứng trong Báo cáo khoảngcách giới toản câu năm 2022 do Diễn dan kinh tế thé giới công bô vào thang

7/2022, chỉ số xếp hạng về bình đăng giới của Việt Nam năm 2022 là 83/146

quốc gia, tăng 4 bậc so với năm!, trong đó các chỉ số vé trao quyền cho phụ nữ,

Tỉnh vực sức khöe và giáo duc có những bước tiền bộ rổ rệt Vân dé bình đẳng ở

Việt Nam có sự chi phôi từ những nguyên nhân của lịch sử và ở từng giai đoạnkhác nhau, cũng có những biểu hiện khác nhau Đặc biệt trong nhiêu thê kỹ, dân

tộc Việt Nam chịu su đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhật là khi đạo Không

được truyền bá vào Việt Nam, vai trò của người phụ nữ trong xã hội trở nên hếtsức thap kém Theo đó, sự bat bình dang cũng diễn ra phô biến, các quyên cơ

ban của phụ nữ không được bao dam, thậm chí bị tước đoạt một cách vô lý.

Nhận ré tam quan trong va thé hiện trọng trách trước nhân dan vả cộng

đồng quốc tế, ngay trong Cương lĩnh 1930, Đăng Công sản Việt Nam xác định:nam, nữ bình quyên là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt

Nam Điêu đó cũng được ghi nhận trong Hiên pháp đâu tiên (năm 1946) của

nước Việt Nam dan chủ công hoa và được khẳng định rõ ở Điều 63, Hiên pháp

sửa đôi (năm 1992) của nước ta Cho tới nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật

đã được ban hanh, sửa đôi, bô sung nhằm tao điều kiện thuận lợi cho bình đẳng

` Hồ Hương-Nghứá Đức (2023), Chỉ số xếp hạng và Binh đẳng giới của Việt Nam tăng 4 dic,

hits J/qaochoi mipages Ai kiem aspx?Ttens[Ð=74540 ,tham khảo ngày 11/02/2024

Trang 8

giới va bảo vệ quyên của người phụ nữ tuy nhiên mục tiêu bình dang vàphát triển của phụ nữ ở Việt Nam hiện van còn nhiêu thách thức.

Đặc biệt, hôn nhân là “trái ngọt” của tình yêu, là xuất phát điểm hình thành

nên gia đình Theo đó, mỗi gia đình la mét “tế bảo” của xã hội, là môi trường

quan trong dé hình thành và phát triển nên nhân cách của một con người, nhiêu

“tế bao” tốt sé xây dung nên x4 hội ngày càng văn minh, phát triển Và một trongnhững quyên cơ bản nhật để duy trì hạnh phúc gia đình, đó chính la quyền bìnhđẳng của vợ và chông

Tuy nhiên, xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp, trải quahang nghìn năm Bắc thuộc, chịu ảnh hưởng của định kiến giới năng né, nên tư

tưởng trong nam, khinh nữ van còn tôn tại khá phô biển trong các gia đình Việt

Phụ nữ chủ yếu tham gia các công việc nôi trợ, it được tham gia các hoạt động

kinh tế, bạo lực gia đình thường xuyên diễn ra đối với phụ nữ Mặc dù cho tới

nay, tinh trang nay đã được day lui phan nao bởi chính sự đứng lên đâu tranh củanhiều giai cap, tầng lớp và đặc biệt là chi em phụ nữ Vị thé của phụ nữ trong giađính va ngoài xã hội đã không ngừng được nâng cao Trong gia đình, tiếng nóicủa phụ nữ được “lắng nghe” hơn khi quyết định các van dé lớn, quan niệm về

con trai, con gái đã có nhiều thay đôi tích cực Mức đô sở hữu và kiểm soát các

tai sản quan trong của phụ nữ Việt Nam hiện nay đã được pháp luật bảo vệ Kếtquả đó là thực tiến sinh động minh chứng sự quan tâm của Dang, Nhà nước ta và

đã được cụ thé hóa qua quyền bình đăng của vợ và chong theo Luật Hôn nhân va

gia đình Việt Nam Trên cơ sé đó, vợ, chồng bình dang với nhau, có quyển

ngang nhau nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của đôi bên Hiểu được tính cấp thiết

của van đê, bản thân tôi mong muốn được nghiên cứu giá trị côt lối, vai trò, ý

nghĩa của vấn để trên Vì vây, tôi chon đề tài: “Quyền bình đăng của vợ và

chông theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” làm khóa luận tốt nghiệp.

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu pháp luật về quyền bình đẳng của vợ va chông là một dé tảiđược rất nhiều nha khoa hoc, thuộc nhiêu lĩnh vực quan tâm Đã có một số công

trình nghiên cứu ở nhiêu cấp đô khác nhau cu thé như sau

Nhóm luận văn: Ở nhóm nay có thé liệt kê một số đề tai nghiên cứu tiêu

biểu như

- Bùi Thi Đảm (2020), Nguyên tắc vo chồng bình đẳng theo Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2014 và thực tiễn áp dung, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội

Luận văn đã phân tích khải niệm, một số đặc điểm và ý nghĩa của nguyêntắc vợ chồng bình đẳng Ngoài ra, nguyên tắc này được tác giả phân tích từ 2 gócđộ: bình dang trong thực hiện quyên, nghĩa vụ nhân thân va binh dang trong

quan hệ tải sản Luận văn đưa ra thực tiễn thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa

Vợ và chông qua một số vu việc cụ thể

- Nguyễn Thi Anh Thư (2021), Mguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong Luật

Nên nhân và gia đình và thue tiễn thực hiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội.

Luận văn đã nêu, phân tích được các van dé lý luận liên quan đền dé tainhư: khái niệm nguyên tac vợ chồng, ý nghia của nguyên tắc, sự phát triển của tưtưởng vo chông bình đẳng ở Việt Nam qua các giai đoạn lich sử Tác giả đã phân

tích lam rõ nội dung của nguyên tắc bình đăng qua các quy định của Luật Hôn

nhân va gia đình năm 2014, nêu được một sô van dé trong thực tiễn thực hiệnnhư tinh trang bạo lực gia đình giữa vơ va chông, không thực hiện đúng quan hệđại diện, chỉ ra những nguyên nhân va đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cườngnguyên tắc vợ chông bình dang

Trang 10

- Nguyễn Thị Ha (2021), Quyền nhân thân của vợ chỗng theo Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thực hiện, Luân văn thạc sĩ Luật hoc,

Trường Đại học Luật Hà Nôi.

Luận văn đã lam sáng tö một số van dé lý luận, phân tích, đánh giá phápluật hiên hanh về quyên nhân thân của vợ chong Đông thời, đánh giá thực tiếnthực hiên pháp luật về quyên trên, chỉ ra một số vướng mắc, tôn tại trong thực

tiến thực hiện pháp luật Từ đó, đưa ra một sô giải pháp hoàn thiện pháp luật về

quyên nhân thân của vợ chồng

- Tran Huê Trinh (2022), Nguyên tắc chưng về ché độ tài sản của vợ chẳng

theo Luật Hôn nhân và Gia dinh năm 2014, Luận văn thạc si Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Luận văn phân tích khá rố các nguyên tắc chung về chế độ tai sản của vợ

chông Cùng với đó, tác giả đã phân tích, đánh giá đôi với thực tế ap dụng, thựchiện quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc chế độ tai sản chung của vợ

và chông Luận văn gop phan giải quyết một so vân đề lý luân hiện nay dang đặt

ra về chế độ tai sản của vợ chong theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014Ngoài ra, những kiến nghị, đê xuất và giải pháp trong luận văn góp phan giúp cơquan xây dung, ban hành pháp luật hoàn thiện pháp luật vê nguyên tắc chưng củachế độ tải sản tại Việt Nam

- Nguyễn Thanh Vũ (2022), Hoàn thiện một số chỗ định của Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

Luận văn đã đưa ra những lập luận về lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho

những dé xuất, kiến nghị cụ thể, có tính tham khảo nhằm hoàn thiện một số chế

đình của Luật Hôn nhân va gia dinh năm 2014.

Trang 11

- Nguyễn Ngọc Điệp (2018), So sánh Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

- năm 2014 & các văn ban pháp luật về đân sự hôn nhân, gia đình mới nhất,

Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành:

- Nguyễn Văn Cử (2016), “Chế đô tai sản của vợ chong theo théa thuận

trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật hoc sô 4/2015.

Bai viết phân tích chế độ tai sản của vợ chồng trong hệ thông pháp luật Việt

Nam trước đây và Luật HN&GĐ năm 2014, đưa ra một số nhận xét nhằm hoànthiện các quy định của pháp luật về vân dé này

- Nguyễn Thi Lan (2016), "Chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm

2014”, Tạp chí Luật hoc sô 5/2016

Bai viết dé cập đến các van dé cơ bản trong chế định kết hôn, lam rõ nhữngđiểm còn vướng mắc, bat cập vả kiến nghị, dé xuất một sô giải pháp hoàn thiệnpháp luật về kết hôn

Trang 12

- Nguyễn Thi Hương Giang (2022), “Một sô vướng mắc trong thực tiễn Toà

án giải quyết tranh chap chia tai sản chung của vợ chồng”, Tạp chí nghé luật số

11/2022.

Tác giả nêu những bat cập trên thực tế trong việc ap dụng nguyên tắc phânchia tai sản chung của vo chông theo Luật Hôn nhân vả gia đình năm 2014 Baiviết kiên nghị hoàn thiện pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật về tô tụng

dân sư vả các quy định khác liên quan đến tranh chap chia tai sản của vợ chong

Những công trình nghiên cứu nảy đã cung cấp, bd sung và hoan thiện

những luận cứ quan trọng cũng như đưa ra các giải pháp hoản thiện pháp luật vềhôn nhân va gia đình Tiếp tục ké thừa những thanh quả nghiên cứu của các công

trình, bai viết trên đây, khóa luận đi sâu tìm hiểu toan điện về van dé quyên bình

dang của vợ và chông theo Luật Hôn nhân vả gia đinh năm 2014

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài

3.1 Mục dich

Lam 16 cơ sử lý luận va thực tiễn của quyên bình đẳng giữa vo và chẳng

theo Luật Hôn nhân va gia đình, đánh giá thực trang pháp luật va thực tiễn áp

dụng, từ đó nhân ra những điểm còn han chế và tôn tại trong quá trình áp dung

quy định của pháp luật Sau cùng, đề xuất kiên nghị và giải pháp nhằm nhằmhoản thiên pháp luật về quyên bình đẳng của vợ va chong trong Luật Hôn nhân

và gia dinh năm 2014

3.2 Niệm vụ

Khoa luận thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Tint nhất, nghiên cứu một sô van dé ly luận về đặc điểm, vai trò, y nghia

của quyên bình dang giữa vợ va chong

Trang 13

Tint hai, phân tích, tìm hiểu nội dung quyển bình đẳng giữa vợ và chong

theo Luật Hôn nhân và gia đính năm 2014

Tint ba, nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật vê quyên bình

đăng của vợ và chông tại Việt Nam, đưa ra giải pháp hoản thiện và nâng cao hiệu

quả đâm bảo quyên bình đẳng giữa vợ vả chông trong xã hội ngày nay

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đôi tuong nghiên cit

Khóa luận tập trung nghiên cứu về quyên bình đăng của vơ và chong trong

quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn áp dụng

Pham vì nghiên cin

Khóa luận tập trung nghiên cứu, phân tich, tìm hiểu các quy định về van dé

bình đẳng giữa vợ và chong, cụ thé la Luật Hôn nhân va gia định năm 2014 và

một số van bản pháp luật có liên quan Về thực tiễn, khóa luận tập trung đánh giá

thực tiễn thực hiện pháp luật về quyên bình dang của vo va chồng ở nước ta từnăm 2018 dén năm 2023

5 Các phương pháp nghiên cứu

Bai luận sử dụng tông hợp các phương pháp phân tích — tông hop: phân tích

các quy định của pháp luật liên quan dén quyền bình dang của vợ và chông nhưHiền pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bé Luật Dân sự 2015, các văn

bản hướng dan thi hành luật khác như Nghi Dinh, Thông Tu, Phương pháp so

sánh: áp dụng vào phân nêu ra các dẫn chứng trong thực tiễn xoay quanh van dé

bình đẳng, nhằm giúp cho bai luận thêm hap dẫn và có sức hút hơn vì có sự đôichiều thực tế Phương pháp liệt kê: được sử dụng trong phân cơ sở lý luân, phân

cân dùng dé trích dan nhiều nội dung của tài liệu tham khảo liên quan đến bình

Trang 14

đẳng giới nói chung và quyên bình đẳng giữa vo chong nói riêng, nhằm tao nên

cơ sở ly thuyết khoa học vững chắc cho luận cứ ma bai luận đang dé cập tới

Ngoài ra, bài luận áp dụng các phương pháp luân duy vật biện chứng, duy

vật lich sử của Chủ nghĩa Mac — Lénin vả tư tưởng Hô Chí Minh, quan điểm của

Đảng, Nha nước về quyên bình đẳng giữa vợ và chong Bên cạnh đó, khóa luận

vận dung các thành tựu nghiên cứu khoa học và các tap chí, sách tham khao của

các tác giả khác dé phát triển nội dung nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghia khoa hoc

Khóa luân “Quyên bình dang của vơ và chong theo Luật HN&GĐ năm2014” đã khái quát, tông hop được một số vân dé ly luận về quyên bình đẳng vềnhân thân vả tải sản giữa vợ vả chông, phân tích, đánh giá một cách tông thể,

tòan diện các quy định của pháp luật Việt Nam về quyên bình đẳng giữa vợ và

chồng từ đó đánh giá, ghi nhận những thành tựu đã đạt được cũng như chỉ ra

những khó khăn, bat cập Đông thời, bài luận đưa ra những giải pháp, kiến nghĩ

để khắc phục những han chê đó Vì vậy, khóa luận có thé trở thảnh tải liệu tham

khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học, đóng góp một phân cho quá trình

sửa đôi, bố sung vả hoản thiện quy định pháp luật về quyên bình dang giữa vợ và

chông

Ý nghĩa thuc tien

Khóa luận “Quyên bình ding của vợ va chông theo Luật Hôn nhân va Gia

đình năm 2014” có thé trở thành nguôn tai liêu tham khảo đổi với công dân, đặcbiệt 1a các cặp vo chông khi muốn nghiên cứu tìm hiểu về những quy định của

pháp luật hiện hành về quyên bình dang của vợ chồng Vì, bình đẳng trong hôn

Trang 15

quyết định đến hạnh phúc và ôn định của môt môi quan hệ vợ chồng Bat bìnhdang trong hôn nhân có thé gây ra nhiêu tác đông tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến sự

phát triển cá nhân và tương lai của gia đình Từ do, khóa luận cũng là một hình

thức phô biến pháp luật, gop phân xây dung gia định Việt Nam bình đẳng, dânchủ, hòa thuận, bên vững và là nguồn tài liệu tham khảo đôi với những ngườicông tác pháp luật như thâm phán, luật sư,,

1 Bố cục của khóa luận

Ngoài phân Mở đâu và Kết luận, Danh mục tải liệu tham khảo, Khóa luậngồm 3 chương:

Chương 1: Một sô van dé ly tuân về quyên bình dang của vợ vả chong

Chương 2: Nội dung cơ ban về quyền bình đẳng của vợ va chông theo Luật

Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyên bình đẳng của vợ vàchong và kiên nghị hoàn thiện

Trang 16

Chương 1: MỘT SÓ VAN BE LÝ LUẬN VE QUYEN BÌNH DANG

CỦA VỢ VÀ CHỎNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền bình đăng giữa vợ và chong

1.1.1 Khái niệm quyên bình dang giita vợ và chong

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “bình đăng” được định nghĩa là sự đôi

xử như nhau vê các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, không phân biệt thành phân

và dia vi xã hôi, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật

Về “quyển bình dang” của vợ và chồng là một trong những quyền cơ bản nhấtcủa con người được pháp luật quy định dam bảo rang tat cA các cá nhân trongquan hệ hôn nhân déu được đối xử công bang, tôn trong và có cơ hội tham giavào quyết định và các hoạt động của gia đinh

Hiền pháp dau tiên của nước Việt Nam dân chủ công hòa công nhận quyềnbình đẳng giữa nam va nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Hiến pháp đó tuyên

bồ với thé giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hang với dan ông dé hưởng moi

quyên công dan”? Cụ thé tại Điêu 9 Hiển pháp 1946 quy định: “Dan bả ngang

quyên đàn ông về mọi phương diện”

Hiên pháp 2013 kê thừa và ghi nhận quyên bình dang của công dân tạiKhoản 1 Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” Không ai bị phân

biệt đôi xử trong đời sóng chính trị, dân su, kinh tế, văn hóa, xã hội Ngoai ra

Điều 26, Hiền pháp năm 2013 cũng nêu rố

- Công dân nam, nữ bình đẳng về moi mặt Nha nước có chính sách bảođâm quyền va cơ hội bình dang giới

- Nhà nước, xã hội và gia định tao điều kiên để phụ nữ phát triển toàn điện,

phát huy vai tro của minh trong x4 hội.

Trang 17

~ Nghiêm cam phân biệt đối xử vê giới

Tuyên ngôn nhân quyên năm 1948 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc cũngkhẳng định rằng: “Moi người sinh ra ty do và bình đẳng về phẩm cách và quyền

1ợi"3 Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hô Chí Minh khởi thảo khai sinh ra

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng dé cao và khẳng định: “Tat cả mọi

người déu sinh ra có quyên bình dang” Điều đó cho thay, “bình đẳng" như mộtnguyên tắc cơ bản được thực hiện chung cho tật cả các dân tộc vả quốc gia

Bình dang còn được quy định trong các văn ban pháp luật của nước ta

Theo đó, Khoản 3 Điêu 5 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định: “Bình đẳng giới làviệc nam, nữ có vi tri, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hôi phát huy

năng lực của mình cho sự phát triển của công đông, của gia đình và thụ hưởng

như nhau về thành quả của su phát triển do.”

Co thé nói, trong những năm qua, Đảng va Nha nước đã thực hiện nhiềubước đột phá vê nhận thức vả hảnh đông, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đếnthực tiến thực hiện va đạt được nhiều thành tựu quan trong về quyền bình đăng.Điểm nỗi bat trong việc bảo dam quyền bình đẳng của vợ va chong ở Việt Nam

là việc hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về quyên bình dang

Tuy nhiên, các nhà lập pháp Việt Nam không quy định cụ thé về khái niệm

quyên bình dang của vo và chông mà chỉ đưa ra các quy định về quyên và nghĩa

vụ, cụ thé tại Khoản 1 Điêu 39 BLDS 2015, sửa doi bố sung 2017 quy định: “Cá

nhân có quyên kết hôn, ly hôn, quyên bình dang của vợ chông, quyên xác định

cha, mẹ, con, quyên được nhân làm con nuôi, quyền nuôi cơn nuôi và các quyển

nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình, Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân

của cha, me đều có quyên va nghĩa vụ như nhau đôi với cha, me của minh.”

` Liên Hợp quốc (1948), Tuyển ngôn nhểm quyển, Đầu 1

Trang 18

Luật Hôn nhân va Gia đình năm 2014 cũng quy định rang vo, chông bìnhđẳng với nhau, có quyên, nghia vụ ngang nhau Từ các quy định trên, có thé đưa

ra khái niệm về quyên bình đăng của vợ và chông như sau:

“Quyên bình đăng giữa vợ và chong được hiểu là vơ, chong bình đẳng với

nhau về quyên vả nghĩa vu trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọnglẫn nhau trong quan hệ nhân thân va tải sản, không phân biệt đôi xử trong cácmới quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội”

1.1.2 Đặc diém quyên binh đăng giữa vợ và chong

Xuất phát từ những quyên va nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền bình

đẳng giữa vợ va chong được pháp luật HN&GĐ quy định và ghi nhận trong Hiếnpháp — Đạo luật cơ ban và có hiệu lực pháp lý cao nhật của nước XHCN Việt

Nam Do đó, về bản chat, các quyên công dân chính là quyền con người được

Nha nước thửa nhận Vì vậy, quyên bình dang giữa vơ và chông mang day đủ

các đặc điểm của quyên con người trong HN&GD, cụ thé:

- Quyền binh đẳng giữa vợ va chong được thực hiện trên cơ sở nguyên tắccông bằng, dân chủ, không phân biệt đối xử, ké thừa vả phát huy giá trị đạo đức

truyền thông tốt dep của dân tộc” Quyên bình dang giữa vợ va chẳng đã tra

thành một trong những quyên cơ bản nhất của cá nhân, được pháp luật ghi nhậntrong Hiền pháp vả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan

- Quyên bình đẳng giữa vo va chong thường được dat trong lợi ích chungcủa gia đình vả xã hội Đôi với người phương Đông, điều kiện sinh sông có sựkhác biệt so với các nước phương Tây do tính khép kín trong sự phát triển củanên văn minh nông nghiệp, chịu ảnh hưởng năng nê của chê độ phong kiên nêntrong nhân thức của người phương Đông, thé giới xung quanh không phải là

* Quốc Hội (2014), Luật Han nhấn và Gia din, Điều WT x:

Trang 19

những mảnh ghép rời rac ma là một chỉnh thé có tinh thông nhất giữa trời, dat vàcon ngườiế Đây chính là cơ sở quan trong dé hình thành nên thói quen dé cao

văn hoa công dong, đề cao việc môi cá nhân gắn bó chặt chế với một gia đinh va

gia đỉnh chính là đơn vị hình thành nên xã hội cơ ban Trong đó, toan bộ tiền

trình phát triển của dan tộc Việt Nam gắn liên với kết cầu chat chế giữa gia định

~ lang xã - Nhà nước”.

- Quyên bình dang giữa vơ và chồng có môi liên hệ mật thiết với pháp luật

Quyển con người trước hết được hiểu là đặc quyền (quyên tu nhiên) ma conngười có, đó lả khả năng hảnh động có ý thức, trách nhiệm, nhật lả khả năng tựbảo vê Nhưng để được gọi là “quyên” thi cân phải có yếu tô thứ hai đó là phápluật Các đặc quyên khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật là khi đượcpháp luật ghi nhận, thi mới trở thanh các quyên của con người “Không có phápluật thì không có quyền và khó có quyền nao ma lại không phải là một đặcquyền, nhưng không nhất thiết là ngược lại, mà chỉ la những đặc quyên thuộcphạm vi vả chịu sự chi phôi của pháp luật mới là quyên” Š

Ngoài ra, quyên bình dang của vơ và chồng con mang những đặc điểm

riêng biệt khác

- Quyên bình dang giữa vợ va chong phát sinh khi có sự kiên kết hôn? nhằmxác lập quan hệ vơ chông, châm đứt khi quan hệ hôn nhân cham dứt bao gồm

quyên, nghĩa vụ nhân thân vả quyên, nghĩa vu tai sản Nghia vu và quyên về

nhân thân giữa vợ và chồng mang yếu tô tình cảm, là lợi ich tinh thân giữa vợ và

° Pham ông Nhật (2014), Ste Hide biết trong văn hóa Đông - Tây và những sip nghit đốt với việc phát triển văn

hóa Việt Nem hiện nap, Tạp chi Công sẵn,

° Bài Thị Đảm (2020) „Nggên tắc vợ chong bình đẳng theo kuật Hồn niêm và gia đồnh nến 2014 và tực tiến áp

ng Tuấn vữn thac sĩ Luật hoc, , Trường Ðại học Luật Ha Nội, Ha Nội tr.10.

* Trin Ngọc Đường @011), Oiyểncơn Tgười quên cổng dé rong Nhà nước pháp qu yên xã hột chai nghĩa Việt

Non ,Nxb Chinh trị quốc gia - Sưthật, Hà Nội,tr 20,21.

* Cui thích: Luật Hon nhân và gia đnh năm 201%, tạikhoăn 5 Điều 3 đưa ra gaithin về kết hôn nhẹ sau: "Kết

hôn hi việc nam và nit xác lập quan hệ vợ chẳng voinhan theo quy dh của Luật này về điều kiện kết hôn và

đăng kíkết hôn”

Trang 20

chong gắn liên với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân Chi với tưcách là vo chong của nhau thì họ mới có các quyên và nghĩa vụ do Quyên và

nghĩa vụ về tài sản giữa vợ chong đóng vai trò quan trọng trong đời sóng gia

định, mang những nét đặc trưng gắn liên với nhân thân của vợ chồng Quyên vànghĩa vụ tải sản giữa vợ va chong bao gôm quyền sở hữu tải sản; quyên, nghĩa

vụ cấp đưỡng, quyên thừa ké tai sẵn và các quyền khác

1.2 Nội dung quyền bình đăng giữa vợ và chồng

Điêu 17 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 quy định: “Vợ, chẳng bình dingvới nhau, có quyên, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việcthực hiện các quyên, nghĩa vụ của công dan được quy định trong Hiến pháp,

Luật nay và các luật khác co liên quan”.

Thứ nhất, vợ, chông bình đẳng với nhau, có quyên, nghĩa vụ ngang nhau về

mọi mặt trong gia đình Mọi mắt trong gia đính có thé hiểu là quan hệ vợ chẳng

được xác lập trên cở sở bình dang về nhân thân và tai sản trong quan hệ hônnhân cũng như khi châm dứt hôn nhân

Thứ hai, khi vợ va chông tôn trong lẫn nhau, được thực hiện các quyền và

nghĩa vụ như nhau, từ đó sé có một sự phối hợp hai hòa dé cùng nhau giải quyết

mọi công việc trong gia định không có sự phân biệt doi xử, đó là những nhân tôquan trong quyết định để xóa bö rat nhiều nguyên nhân gây ra sư rạn nứt trongquan hệ hôn nhân bat bình đẳng giữa vợ va chồng nhất là trong thời đại hiện nayvon rat dé chịu sự chi phôi của yêu tô vật chất

*Trong quan hệ về nhân thân

Nam và nữ kết hôn dựa trên tình yêu, sự tin tưởng vả ngang bằng nhau về

dia vị pháp lý khi thực hiện các hành vi trong gia đình và ngoài xã hội Ví du vợ

chồng yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau thực hiện các

Trang 21

công việc trong gia đình (Điều 19 Luật HN&GĐ 2014); tôn trọng danh dự, uy tínnhân phẩm của vợ chong (Điêu 21 Luật HN&GĐ 2014) hay vợ chồng tôn trong

quyên tự do tin ngưỡng, tôn giáo của nhau (Điều 22 Luật HN&GĐ 2014) Khi

một trong hai ôm đau, bệnh tật thì người còn lại có nghĩa vụ chăm sóc, yêuthương, cùng nhau giữ gìn mái âm Trong các quan hệ pháp luật hôn nhân giađình, quan hệ nhân than giữ vai trò chủ đạo, quyết định quan hệ tai sin Duy triđời sông va cùng nhau xây dựng, vun vén cho kinh té gia đình là nghĩa vụ chung

của vơ va chong Cả hai người déu bình đẳng với nhau trong việc thực hiện

những nghia vu đó cũng như cùng nhau sử dụng, định đoạt tai san.

Bình dang trong quan hệ nhân thân cũng được thể hiên thông qua quyên vanghĩa vu của cha mẹ đối với con cái: thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm

sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con,

*Trong quan hệ về quyền tài sản

Vợ, chong bình dang với nhau về tài sản được thé hiện trên những phương

diện sau

- Vợ chồng bình dang với nhau trong việc xây dưng vả tao lập khối tai sản

chung Tất ca những tài sản do chong hoặc vợ tạo ra hợp pháp trong thời kì hônnhân được quy định là tải sản chung của vợ chồng trừ những tai sin mà luật cóquy định là tai sản riêng của vo chong

Ngoài ra, bình dang trong tai sản được thể hiện như việc vợ chồng có nghĩa

vụ như nhau trong việc tạo lập va duy trì và sử dung khôi tải sản chung Quy

định nay ghi nhận việc tạo lập và sự đóng góp công sức của mỗi bên trong cáchoạt động làm nên khối tải sản chung của vợ chồng, vừa bảo dam vo chông đều

có trách nhiệm chăm lo sản xuất, tao thu nhập phát triển đời sóng gia đình và décao môi quan hệ tình cảm gắn bó giữa vợ và chông Điều nảy cũng nhằm tôn

Trang 22

trong công sức dong góp của vơ, chông trong quả trình xây dựng kinh tế gia

đỉnh.

- Vo chông có nghĩa vụ cập dưỡng cho nhau, có quyền được hưởng tải sản

thừa kế khi một bên đã chết hoặc bị tòa án tuyên bồ là đã chết

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và

chông khi ly hôn phát sinh khi thỏa man các điều kiện như sau: Một bên vo hoặc

chong khó khăn, tung thiểu có yêu câu cấp dưỡng và đông thời phải kèm theo ly

do chính đáng cho yêu câu của mình Mặc dù pháp luật không quy định rõ vềtinh trạng khó khăn, túng thiéu nhưng thực tế, cần nhìn nhận sự khó khăn, tungthiếu của bên yêu cau cap dưỡng phải là những khó khăn xuất phat từ yêu tổ

khách quan như ôm đau, gia yếu, bị tai nạn dan đền không có khả năng lao động

để kiếm sông Trong những hoản cảnh như vậy, việc chu cap một khoản tiên

hoặc tài sản khác cho bên có khó khăn, túng thiểu dé ho trang trải cuộc sông là

cơ chê hết sức nhân văn của pháp luật hôn nhân va gia định Việt Nam

Két hợp điêu kiện một bên có khó khăn, túng thiểu và có lý do chính đángcho yêu câu cap dưỡng của mình, pháp luật đặt ra quy định bên được yêu câu cấpdưỡng phải có kha năng thực tế thì nghĩa vu cap dưỡng giữa vợ và chồng khi lyhôn mới phát sinh Khả năng của người phải cấp dưỡng được xác định dựa trên

điều kiện về kinh tế như có thu nhập, việc lam ôn định để chi tra cho các nhu câu

cơ bản của bản thân người phải cấp dưỡng Ngược lại, thu nhâp của người phảicấp dưỡng chỉ đủ đáp ứng các điều kiện cơ ban cho cuộc sông người đó và

không có khả năng dé cap dưỡng cho bên kia thì nghĩa vu cấp dưỡng trong

trường hợp nay không được đặt ra giữa vo va chẳng Từ đây có thé thấy, nghĩa

vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là nghĩa vụ có điều kiên và các điều kiện phát

sinh nghĩa vụ nảy tương đối chặt chế

Trang 23

Vợ, chông chỉ được hưởng di sản thửa kê của nhau tại thời điểm mở thừa kế

khi mỗi quan hệ hôn nhân của ho hợp pháp và với tư cách la vợ chông của nhau.Khi một bên vợ, chông chết hoặc bị Tòa án tuyên bồ là đã chết, theo quy địnhcủa pháp luật, điều nay đông nghĩa với việc châm đứt quan hệ hôn nhân vớingười còn lại Khi đó, tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc tại Điều 6ó Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2014

- Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc phân chia tài sản chung Luật hôn

nhân va gia dinh quy định 3 trường hợp phân chia tai sản chung: chia tai san

chung khi ly hôn; chia tai sản chung khi hôn nhân còn tôn tai, chia tai sản chungkhi một bên đã chết

1.3.Vai trò, ý nghia của quyên bình đăng của vợ và chồng

1.3.1 Vai trò của quyên bình đăng của vợ và chong

Trong quan hệ gia đình (dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thông, nuôi dưỡng)quan hệ vo chéng có vai trò đặc biệt quan trọng Sự kiện kết hôn đã lam phat

sinh quan hé pháp luật giữa vơ và chông, bao gồm các nghĩa vu và quyên về

nhân thân và tải san, trong do các nghĩa vu va quyền vê nhân thân là nội dungchủ yêu trong quan hệ vo chéng”, xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan

hệ vợ chông nhằm xây dựng gia đình no âm, bình đẳng, tiễn bộ, hạnh phúc vàbên vững Pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật HN&GD nói riêng khi điều

chỉnh các quan hệ giữa vo và chông đã dựa trên các nguyên tắc bình dang - tiến

bộ Các nguyên tắc đó thé hiện rõ nét trong các nghĩa vu và quyên về nhân thân

và tai sản giữa vợ chong Do đó, dé gia đình tôn tại và phát triển, trong quan hệ

vợ chồng nhật thiết cân phải có sự bình dang về quyên, nghĩa vụ được quy địnhtrong pháp luật và được đâm bảo thực hiện trên thực tế đời sông gia định Vai trỏ

của quyên bình đẳng giữa vợ và chông được thể hiện ở các mặt sau:

19 Trường Đại học Luật Hi Nội 2013), Giáo trùnh Luật Hồn nhân và gia dinh Việt Nem,Nxd Công en Nhân din ,

Ha Nội,tr 133.

Trang 24

Thứ nhất, quyên bình đẳng giữa vo va chông được pháp luật ghi nhận là cơ

sở pháp lý dé vợ chồng có các quyên và nghĩa vụ với nhau, với gia đình va xã

hội, tao điều kiện dé vợ chông có những cách thức xử sư theo yêu cau của pháp

luật và phủ hợp với dao đức xã hội.

Thứ hai, Luật HN&GD điều chỉnh các quyên và nghĩa vu trong quan hệ vềnhân thân va tải sản phát sinh giữa vợ và chồng Việc thực hiện những quyên và

nghĩa vụ về nhân thân nhằm bão đâm thỏa mãn những nhu cầu tình cảm trong

đời sông vợ chong Nghĩa vu va quyền trong quan hệ nhân thân giữa vợ chồng là

những lợi ich về tinh thân, tình cảm, không phụ thuôc vào yêu tổ tai sản, vật

chat, gắn liên với ban thân vợ chồng trong suốt thời ky hôn nhân Các nghĩa vụ

và quyên đó còn bao gôm cả tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trong lẫn nhau, cach

xử sự trong gia đình, quan hệ đôi với cha mẹ, các con và các thảnh viên trong giađình Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ trong quan hệ tải sẵn giữa vo và chongđóng vai trò quan trọng không kém trong đời sông gia đình Quyên và nghĩa vụtai san giữa vợ và chông bao gồm quyên sở hữu tải sản, quyền, nghĩa vu cấpdưỡng vả quyên thừa ké tai sản Quyên va nghĩa vu tài sản giữa vợ chong là cơ

sở kinh tế bảo dam cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội Các quyền

và nghĩa vụ đỏ còn nhằm đáp ứng nhu cầu vat chat của vợ chong, bảo đâm cho

vợ chồng thực hiện tốt các quyên và nghĩa vu về nhân thân với nhau và thực hiệntốt các quyên va nghĩa vụ đối với con cái và với các thành viên trong gia đình

Thứ ba, thực hiện quyên bình dang giữa vợ và chông có vai trò quan trong

trong quá trình phát triển nền kinh tế bên ving Hiện nay Nha nước đã có nhiều

chính sách và biện pháp bao dam cho phụ nữ có cơ hội được tham gia vào các công việc xa hội, tham gia vao các nhà máy, công sở và tham gia vào hoạt động

quan ly nhà nước các biện pháp trên có vai trò rat lớn trong việc tạo điều kiện

thuận lợi cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới Phụ nữ Việt Nam đóng góp

Trang 25

rat lớn vao qua trình phát triển của dat nước, thé hiện ở sô nữ chiêm ti lệ cao

trong lực lượng lao động Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động đạt 78,2% so với

nam giới là 86%", trong đó có một sô lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giớiKhi nên kinh tế của chúng ta cảng phát triển, phụ nữ cảng có nhiêu cơ hội hơn,cho phép phụ nữ tham gia vào nên kinh tê thị trường va nam giới phải chia sétrách nhiệm chăm sóc gia đình dé giảm nhe gánh nặng việc nha cho phụ nữ, tạo

ra nhiêu cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động

Thứ tư, bình dang có vai trò quan trọng không chi là để giải phóng phụ nữ,

ma còn la giải phóng dan ông Khi qua dé cao nam giới va hạ thấp nữ giới trong

quan hệ vợ chong thi không chỉ co nữ giới bi ảnh hưởng ma nam giới cũng bi

ảnh hưởng theo Chang hạn, định kiến xã hội nam giới phải mạnh mế, là trụ cột

trong gia đình la một trong những nguyên nhân dan đến việc tỉ lê ty tử ở nam caogap 3 lan “nit giới, tudi tho cũng ngắn hơn

Ngày nay, gia đình Việt Nam đang thích ứng với sự thay đôi của thời đạiphát triển, khi đề cao giá trị chia sẻ, yêu thương, bình đẳng trong hôn nhân giữa

vợ va chong, tạo nên tảng xây dựng giá trị con người hiện đại, văn minh Cácthành viên trong gia đình đang dân học cách lắng nghe lẫn nhau, chia sẽ gánh

nặng về kinh tế và chăm sóc đời sông tinh thân vững chắc hơn Bên cạnh đó, nên

kinh tế phát triển, các dich vụ xã hội đáp ứng được nhu cau của cuộc sông, đang

dan giảm bớt gánh năng trên vai cho người phụ nữ, tạo điều kiện dé mỗi ngườikhẳng định, phát huy giá tri của bản thân, góp phân nâng cao vi thé trong gia

đình và zã hội.

"https Jimof gov vivivebc trfter(portaỨvc lvcstc spages_r/Uchi-tiet-tin 7dDocName=BTC332822,tham khảo ngày

08/02/2014

© Tính Nguyệt (2018), Tại sao tỷ lệ tư từ ở rum giới lại cao hon nik giới, hetps:/hve Ic are

smvtam-ly-than-kinlvtai-$a0-ty-le-tu-tt-o-mam- gioi: laš-cao-hon.tox g303, thàm khảo ngày 19/02/2024

Trang 26

1.3.2 Ý nghĩa của quyén binh đăng của vợ và chong

Quyên bình đẳng của vợ và chẳng góp phân nhằm xóa bỏ phân biệt đôi xử

về giới; tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tê — xã hội va

phát triển nguồn nhân lực, tiến tới binh đẳng giới thực chất giữa nam, nữ, đông

thời thiết lập, củng có quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực

của đời sông xã hôi va gia đình

Là cơ sở pháp lý dé cơ quan Nhà nước có thầm quyên giải quyết các van déliên quan đến quan hệ vợ chông như: tranh chap tai sản, bạo lực gia đình, giảiquyết ly hôn Một trong những nguyên tắc hoạt đông của Tòa án nhân dân làđộc lap xét xử, khi xét xử Tham phan va Hội thâm nhân dân chỉ tuân theo phápluật, nên khi giải quyết các vụ kiên về HN & GD thi Tòa án phải xét xử trên cơ

sỡ quy định của pháp luật, cụ thé là Luật Hôn nhân va gia đình Hơn nữa đây con

là cơ sở dé các cơ quan Nha nước có thâm quyên ban hành các văn ban hướng

dẫn cụ thé giúp cho việc giải quyết các tranh chap về HN&GĐ được khách quan,

thong nhât, đúng pháp luật, dam bao quyên lợi cho các bên!

Quyên bình đẳng giữa vợ và chông là cơ sở pháp ly thực hiện quyên và

nghĩa vụ của vợ chong về các vân dé liên quan đến nhân thân và tai của bảnthân vợ chông, cũng như các thanh viên trong gia đình Họ được hưởng quyênngang nhau, thực hiện nghĩa vụ ngang nhau về nhân thân và tài sản Đó là cácquyên ma Nhà nước trao và dam bảo thực hiện Trước hết, phải thừa nhận rang

sự bình đẳng trong quan hệ vợ chẳng phụ thuộc trước tiên vào su bình đẳng

trong quan hệ tải sản Trong gia đình có xu hướng ai có tài sản, người do nắmgiữ quyên quyết định, điều chỉnh mọi vân đề của gia đình Do đó, khi người phụ

nữ có cơ hội và thực tế được bình đẳng với chông về tiêm lực kinh tế, về quyên

© Nguyễn Thị Anh Thư (2021), Ngyền tẮ: vợ chẳng bình đẳng mong luật hôn nhân và gia đồnh và Đec tiến

TT CN ae See nouns tar edna ý Iden và thực nến về Luật Hồn nhân và gia đồn

Trang 27

tai sản, thì đó chính la các điều kiện tiên quyết dé bảo dam sự bình đẳng của cácquan hệ khác trong quan hệ vợ chông.

Quyên bình dang giữa vo va chong còn là mét trong những cơ sở góp phan

triển khai các chương trình binh dang giới, giảm thiểu tình trạng bao lực trong

gia đình Tat cả những ý nghĩa đó déu gop phan thúc day quá trình xã hội hóa

theo xu hướng bình dang thực sự từ trong gia đính đến xã hội, hướng tới mục

tiêu bình dang trên toản thé giới Tóm lại, có thé khẳng định rằng, quyên bìnhdang giữa vợ và chong đã được pháp luật ghi nhận, đây chính la một sự tiên bộ.Nhưng việc quan trong hơn la cân bảo vệ và bao dam cho được những quyên củangười phụ nữ được thực hiện trên thực tế Điều đó đòi hỏi một cơ chế đông bộ từviệc xây dựng pháp luật đến các biện pháp thực hiện ở các cập, các ngành đếnđịa phương Chỉ khi bảo vệ được quyền bình đẳng của vợ chồng trong hôn nhânthì việc đâm bao bình đẳng giới mới trở thành hiện thực

Trang 28

Kết luận chương 1

Hàng ngàn năm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo “trong nam khinh

nữ”, cả cuộc đời người phụ nữ trong xã hôi phong kiên Việt Nam chỉ được coinhư lả “cái bong” của người dan ông với những quan niệm như “xuât giá tongphu, phu tử tong tử” Tuy nhiên trong bồi cảnh hiện nay, tư tưởng cũ không cònphủ hợp với xu hướng phát triển, vai trò và vị trí của người vơ can được nâng

cao hơn nữa Vợ chông binh đẳng thi x4 hội mới tiền bộ, thính vượng và pháttriển bên vững Qua những nghiên cứu, phân tích trong chương 1, khóa luân đã

dé cập vả phân tích rổ hơn về khái niêm, nội dung, vai trò và ý nghĩa của nguyên

tắc vợ chong bình ding Đông thời cũng nhận thay quyên nay đã được hình

thành, phát triển va hoản thiên như thé nao trong suốt chiêu dai lịch sử Và đúckết được rang giá trị của nguyên tắc vo chong bình dang đã va đang ngày càng

được khẳng định một cách manh mé trong thời đại mới - pháp luật về quyên bình

dang trong quan hệ giữa vợ và chông có ý nghĩa to lớn trong giai đoan hiện nay,

đó là cơ sở pháp lý dé cơ quan Nhà nước có thẩm quyên giải quyết các van déliên quan đền quan hệ vơ chông

Trang 29

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN VE QUYỀN BÌNH BANG CUA VO VÀ

CHONG THEO LUẬT HON NHÂN VÀ GIA DiNH VIỆT NAM 2014

2.1 Vợ chông bình dang trong các quyền, nghĩa vụ về nhân thân

2.1.1 Vợ chong bình đăng về quyên, nghĩa vụ yêu tương, chung thity,tôn trong các quyén công dan của nhau

Trước xu hướng hội nhập và phát triển, gia đình Việt Nam đang ngay cảng

phức tạp va đa dạng do nhiêu thay đổi: sư giảm nhanh chóng mức sinh, tuôi kết

hôn được nâng cao, có những người không kết hôn trong cả cuộc đời, gia tăng lyhôn, sinh con ngoài gia thú, đặc biệt là những thay đôi trong quan hệ vo chong,

cha mẹ - con cái đã va dang tác động vào nên tang hạnh phúc gia đình Chính

vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, Dang và Nha nước ta đặc biệt quan tâm tới

van đê xây dung gia đỉnh, văn hóa gia định nhằm giữ gin và phát huy những giá

trị tích cực va hạn chế những biểu hiện tiêu cực

Trong nhiều giải pháp được đưa ra, có thể nhận thây rằng, một trong nhữnggiải pháp quan trọng và mang tính bên vững nhất chính là xây dựng các môi

quan hệ cơ bản trong gia đình, bao gồm: môi quan hệ giữa vo va chông, mối

quan hệ cha me - con cái, môi quan hệ ông bả — con chau, trong đó, mỗi quan

hệ vo chồng được đặc biệt coi trong bởi đây là mới quan hệ dau tiên và cơ bảnnhất nhằm duy trì sự bên vững của gia đình Soi dây ràng buộc, gắn bó vợ chồngcũng như các thảnh viên khác trong gia đình không chỉ là những môi liên hệ vậtchât mà còn là những môi liên hệ tình cảm Do đó, các tiêu chí: sự chung thủy,tôn trong và yêu thương lấn nhau, chia sé tinh thân, trách nhiệm, tinh cảm vớinhau giữa vo va chông sẽ tạo nên sự ôn định vẻ tinh than, sự cân bằng về tâm

lý giúp duy tri hạnh phúc gia đình Vì vây, Luật HN&GD đã luật hóa các tiêu chi

trên thanh các quy định cụ thể nhằm ràng buộc, đảm bảo quyên và nghĩa vụ cơ

Trang 30

bản giữa vợ và chong được thực thi, cu thé tai Khoan 1 Điều 19 Luật HN&GĐ:

“Vợ chông có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trong ”

Xuất phát từ tình yêu thương ma nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân vớinhau Tình yêu thương, chung thủy la yêu tô quan trong có tính chat quyết định

để vợ chông thực hiện các quyên vả nghĩa vụ với nhau, la cơ sở để quan hệ hôn

nhân tôn tại bên vững Thủy chung là việc người vợ, người chông déu luôn

luôn phải co tình cảm trước sau như một, tin tưởng ở nhau, không thay doi trướcbat cứ sóng gió, cam đỗ nào Sự quý trong giữa vơ và chong thé hiện ở hành vi,

cách xử sự vả thai đô của họ đôi với nhau như: giữ gìn danh du, nhân phẩm, lắng

nghe ý kiến, tôn trong các quyên công dan của nhau, Theo đó, Hiền pháp nướcCông hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định quyên và nghĩa vu cơ bản củacông dân trên các lĩnh vực chính trị, đân sự, kinh tế, xã hôi, văn hóa, là cơ sở déthực hiện các quyên va nghĩa vu cu thể khác của công dan và cơ sở chủ yếu dé

xác định địa vị pháp ly của công dân.

Vo chong binh ding với nhau trong việc thực hiện chính sách dan sô và kê

hoạch hóa gia đình Pháp luật về dân số quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện

kế hoạch hóa gia đình, xây dựng quy mô gia đình ít con, no âm, bình đẳng, tiên

bộ, hanh phúc và bên vững Thực hiện chính sách dân số và kê hoạch hóa giadinh là nghĩa vụ của vợ chong trước Nhà nước và xã hôi, dong thời cũng là nghĩa

vụ về nhân thân giữa vo va chong Vợ chong phải cùng nhau, tạo điều kiện chonhau, ủng hộ vả giúp đỡ lẫn nhau trong việc sinh đẻ có kế hoạch

Bảo vệ quyên bình dang của vợ chéng trong mọi mặt đời sông doi hỏi cả

hai cá nhân cần nỗ lực dé thực hiện moi quyên lợi và nghĩa vụ của mình Việc

thực hiện bình dang được thé hiện trong mọi khía cạnh của đời sông hôn nhân

như cùng chia sé công việc gia đính, chăm sóc con cái, được thỏa mãn những

Trang 31

nhu câu cá nhân như giải trí, hoc tập, tham gia hoạt động xã hội, công đồng,được bản bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng

như bình đẳng, tôn trong trong đời sông tinh duc hay kế hoạch hóa gia đình

Cho dù vay, cũng rất khó xác định cách dam bảo sự bình dang trong moi

hoạt động giữa vợ va chồng vì trong gia đình, hau hết mọi hoạt đông đều được

phân công thực hiện theo những chuẩn mực có tử nhiêu thế hệ và mỗi cá nhân

đêu chịu những áp lực nhất định với vai trò của mình khi làm vo/lam chong Dovậy, đôi khi tôn tại xung đột giữa mong muon của cšp vo chong với mong muốn

từ phía những thành viên khác (đặc biệt là cha mẹ), giữa những chuẩn mực ứng

xử truyền thông và hiện dai Đặc thù môi quan hệ giữa vợ chong là xuất phát từ

tình yêu, từ những cảm xúc nên sự bình đẳng không phải được thực hiện một

cách cứng nhắc, cao bằng ma cần có sự linh hoạt, mém do, dựa trên năng lực,

sở trường của vợ va chồng Có như vậy bình đẳng mới được thực hiện một cách

tự giác và bên vững trong mỗi gia đình

2.1.2 Vợ chong bình đăng trong việc lựa chọn nơi cư trit

Quy định về nơi cư trú là một chế đính pháp lý có y nghĩa đặc biệt quan

trong trong việc thực hiện và bảo vệ quyên của cá nhân, bao đảm sư ôn định các

quan hệ dân sự và sự quản lí về mặt nhà nước đôi với cá nhân

Noi cư trú của cá nhân lả nơi người đó thường xuyên sinh sống!ế Nơi cưtrú của công đân gồm nơi thường trú, nơi tam trú Trong đó, nơi thường trú lànơi công dân sinh sống ôn định, lâu dai va đã được đăng ký thường trú, Nơi tamtrú là nơi công đân sinh sông trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi

thường trú va đã được đăng ký tạm trú.”

!* Quốc Hồi (2015), Bồ luật Dân sic, Điều 40, Khoản 1.

' Quốc Hội (2020), Luat Cứ mí, Điều 2, Khoin 8, Khoin 9.

Trang 32

Theo quy định của Luật Cư trủ năm 2020: “Noi cư trú của vợ chông là nơi

vợ, chong thường xuyên chung sóng Vợ, chồng có thé có nơi cư trú khác nhau

theo thöa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan” 8

Vì vây cả vợ và chông đêu có quyên lợi và trách nhiệm tương đương trong

việc quyết định về nơi cư trú Do đó, Điều 20 Luật Hôn nhân và gia dinh năm

2014 quy định: “Việc lựa chon nơi cư trú của vơ chồng do vợ chồng théa thuận,

không bị ràng buôc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính ”

Trong thời kì hôn nhân, căn cứ vào hoản cảnh thực tế, nơi lảm việc, tínhchat của hoạt đông nghé nghiép, vo chông có thé lựa chọn nơi cư trú chunghoặc mỗi bên có nơi cư trú riêng Việc có nơi cư trú chung hay riêng không ảnh

hưởng tới việc vo chông thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, với con cai và

chăm lo xây dưng gia đình Tuy nhiên, việc vo chông có nơi ở chung hay nơi ởriêng phải căn cứ trên hoàn cảnh thực tế, do các điều kiên khách quan, có sựđồng thuận của cả vợ và chông và phải vì lợi ích chung của gia đình Nêu vợchong có đủ điều kiên để có nơi ở chung thì phải lựa chon nơi ở chung

Quy định trên nhằm đâm bao không có sự phân biệt đối xử giữa vợ và

chông, su ghi nhận bằng pháp luật quyền bình dang của người vợ trong việc lựa

chọn nơi cư trú, là cơ sở pháp ly quan trọng gúp người phụ nữ thoát khỏi ảnh

hưởng của tư tưởng phong kiến, phong tục, tập quán lạc hau, giúp ho có được sự

"độc lập" trong gia định.

2.1.3 Vợ chong bình đăng về quyên, nghia vụ về học tap, làm việc, thamgia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Điêu 25 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Công dân có quyên tự do

ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hôi, biểu tinh Việc thực

hiện các quyên nay do pháp luật quy định” “Công dân có quyên lam việc, lựa

Trang 33

chon nghệ nghiệp, việc làm và nơi lam việc” (Khoản 1 Điêu 35 Hiển pháp

2013).

Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Hôn nhân va gia đình quy định vợ, chồng cóquyên, nghĩa vụ tao điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghê nghiệp; hoc tap, nâng caotrình độ văn hoa, chuyên môn, nghiệp vu; tham gia hoạt đông chính trị, kinh tê,

van hóa, x4 hội!?

Vợ chông bình đẳng với nhau trong việc phát triển kinh tế gia đình, Vợ

chéng có quyên vả nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập, quan lí, phát triển tải

san của gia đình, Vợ chông cùng có ý thức trách nhiêm trong việc phát triển kinh

tế gia đình, phải tham gia lao đông, sản xuat, kinh doanh, dé có thu nhập

Đây là những quyên cơ bản của mỗi cá nhân trong x4 hôi, phục vụ cho nhu

câu sông, phát triển lành manh, tích cực của mỗi cá nhân Việc vợ chông được tự

lựa chọn nghệ nghiệp riêng cho bản thân là hoàn toàn chính đáng, xóa bö định

kiến và bất bình đẳng trong quan hệ vợ chông van tôn tai trong nhiêu gia định

Việt Nam, đồng thời việc học tập nâng cao trình đô không chi 1a quyền ma con

là nghĩa vụ của mỗi công dan, dam bảo mọi người đều được tiếp cân các cơ hội

và nguồn lực gióng nhau, cũng như được nhận thù lao như nhau cho những côngviệc tương đương, không phân biệt giới tính Bên cạnh đó, vợ chồng cân có sự

bình đẳng, hỗ trợ, đông viên nhau tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội và không ai có quyên ngăn can vo/chong thực hiện quyền nay

Luật HN & GD năm 2014 quy định bình đẳng của vợ chông trong học tap,

lam việc, tham gia hoạt đông chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội không chi góp

phan dam bảo quyền bình đẳng của vợ với chong trong gia định mà còn gop

phan đâm bao quyên binh dang của nữ giới so với nam giới ở ngoài ngoải xã hội,

© Quốc Hội (2024), Luật Hồn nhiên và gia dink, Điều 23

Trang 34

tiễn tới mục tiêu dam bảo quyên bình dang của vợ, chông trên mọi phương diệncủa đời sông xã hôi

Trên thực tế, người phu nữ khi tham gia vào lĩnh vực lao đông, việc lam có

phân thiệt thoi hơn nam giới Lực lượng lao động tử 15 tudi trở lên năm 2023 đạt

52.4 triệu người Trong đó, lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm46,7%, lực lượng lao động nam đạt 27,0 triệu người, chiếm 53,3%) Chat lượng

việc lam của lao đông nữ còn chưa ôn định và thiêu bên vững do lao động nữ

thường tập trung trong các lĩnh vực có có trình độ chuyên môn thap hoặc những

công việc có tính bên vững vả ôn định không cao Điêu đỏ dẫn đến tình trạng

lương bình quân hàng tháng của lao động nữ làm công hưởng lương thâp hơn sovới lao động nam Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu dong,gap 1,36 lan thu nhập bình quân thang của lao đông nữ (6,0 triệu đông).3!

Mặt khác, tình trạng sa thải lao động độ tuôi 35 trở lên, trong đó phân lớn là

lao động nữ dang la một vân dé lớn đáng báo động cho thị thường lao động hiệnnay Kết quả khảo sát ở mét sô doanh nghiệp cho thay có nơi tới 80% phụ nữ

tuổi trên 35 làm việc trong các khu công nghiệp bị buộc phải nghỉ việc hoặc tự

bỏ việc”, Với lý do chính là do cơ cau lại sản xuất hoặc tự nghỉ do không chiuđược điêu kiện lam việc khắc nghiệt Những con số nảy cho thay sự bat bìnhđẳng mà người phu nữ đang phải “gánh chiu” khi tham gia vào lĩnh vực lao

động, việc lam.

Do vậy, hơn ai hết, gia đình và đặc biệt lả người chông cân quan tâm tới

khả năng và nhu câu của người vợ để cùng tạo điêu kiện cho cả hai người được

học tập vả làm việc theo mong muôn của mình Từ việc thực hiện bình đẳng

*°Nftps:JArvrvwr gso gov vivdu-lieu-va-so-liew-thong-ke/2024/01 Amh-hinh-thi-truong- ho-dong-viet- amram

2023.

*hittps:/Anny gso.gow nuda liew-va-so-leu-thong-ke 2024/0 Ltimh-hinh-thi-trmong- ho-dong-viet-mma-nan

2023.

Trang 35

trong gia đình, người phu nữ mới được đối xử bình đẳng tại nơi lam việc cũngnhư xã hôi Đối với việc tham gia vào hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, mọi

chủ trương, chính sách của Đảng vả Nhà nước déu không phân biệt giữa phụ nữ

và nam giới Tuy nhiên, cũng giống như các lĩnh vực khác, rào cản lớn nhất đôivới người phụ nữ lại xuất phát từ chính gia dinh, bởi những trách nhiệm mà xã

hội “gan” cho phụ nữ Những quy định của Nhà nước đôi khi chi đặt ra những

nguyên tắc xử sự chung ma không thé can thiệp vảo cuộc sống riêng của mỗi giađình Việc sắp xếp, bô trí thời gian, công việc, nguôn lực tải chính để cả người

vợ và người chông déu được tham gia vao các hoạt đông x4 hội là trách nhiệmcủa cả vợ, chong và các thành viên trong gia định

2.2 Vợ chông bình đăng trong quyền, nghĩa vụ tài sản

2.2.1 Vợ chong bình đăng về quyên sở hitu tai sản

Kết hôn là sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân và các chế độ pháp lycủa vợ chông Như môt tat yếu của cuộc sông chung, vợ vả chông thực hiệnnhững quan hệ về tai sản nhằm đáp ứng nhu câu tổn tại và phát triển của gia

đình Đây là những quan hệ xảy ra phô biến trong xã hôi và chịu sự điêu chỉnh

trực tiếp của pháp luật về hôn nhân vả gia đình Về cơ bản tài sản của vợ chẳngđược xác định dựa trên hai căn cứ: Su thda thuận bằng văn bản của vợ chong(chế độ tai sản theo thỏa thuận) và theo các quy định của pháp luật (chế độ tai

sản theo luật định).

“Vg chong có quyên lựa chon áp dụng chế độ tai sản theo luật định hoặc

chế độ tải sản theo théa thuận ”23

Quyên sở hữu tải sản của vợ chong trong chế độ tải sản Luật định đượcLuật Hôn nhân và gia đình quy định trên nguyên tắc bình dang Ché đô tai sản

theo luật định là cơ sở pháp lý xác định tai sản chung và tải sản riêng của vợ

* Quốc Hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 29, Khoản 1.

Trang 36

chong trong thời kỳ hôn nhân va là căn cứ chia tai sản khi hôn nhân châm dứt.Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quý định về tải sản riêng, tải sân chung của

vợ, chông trên nguyên tắc bình dang Cụ thé như sau:

Tài sản chung của vợ, chong gomTM:

- Tai san do vợ, chông tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuat,

kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tai sản riêng, trừ tài sản đã chia trong

thời ky hôn nhân, tài sản ma vơ, chông được thừa kế chung hoặc được tặng cho

chung và tai sản khác mà vợ, chông théa thuận là tai sản chung,

- Quyên sử dụng dat ma vợ, chông co được sau khi kết hôn là tai sản chungcủa vợ chong, trừ trường hop vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tăng choriêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tai sản riêng,

- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân như: Tiên thưởng, tiên

trúng thưởng xô số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu dai ma vợ, chéng được

nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyêntai sản khác gắn liên với nhân thân của vợ, chồng

- Tai sản chung của vợ chong thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng débao dam nhu câu của gia định, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng Trongtrường hợp không có căn cứ dé chứng minh tai sản ma vợ, chông đang có tranhchap là tai sản riêng của mỗi bên thi tai sản do được coi là tai sản chung

Tuy nhiên, quy định nảy còn có nhiều bắt cập trên thực tế Trong quá trình

giao dịch, chuyên nhượng quyên sử dung dat mà người vợ hoặc chong được tặng

cho tai sin trước khi kết hôn hoặc sau khi kết hôn và đứng tên trong giây chứngnhận quyền sử dung dat nhưng khi giao dich mua bán, chuyển nhượng lam thủ

tục sang tên cho người bán thì cơ quan có thấm quyên cấp giấy chứng nhận

Trang 37

quyên sử dung đất yêu câu vợ hoặc chong phải có ban cam kết đó là tai sản riêng

của vơ hoặc chông thì mới cho chuyển nhương Điều nảy gây khó khăn cho

người dân trong việc thực hiện các giao dịch, mặt khác còn ảnh hưởng phân nảođến tinh cảm vo chong khi một bên tránh né hoặc không tranh chấp nhưng cũngkhông việt cam kết vì cho rằng ho không liên quan đến tai sản của mét bên vợ

hoặc chồng

Tài sản riêng của vợ, chong gon:

- Tải sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tải sản được thừa kế riêng,

được tặng cho nêng trong thời ky hôn nhân, tài sản được chia néng cho vo,

chồng trong thời kỳ hôn nhân, tải sản phục vụ nhu cau thiết yêu của vợ, chong vàtai sản khác ma theo quy đính của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vơ, chong

- Tai sản được hình thảnh từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng lả tai sản

riêng của vợ, chông, phân tải sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tải san

riêng của mỗi bên sau khi chia tải sản chung là tải sản riêng của vo, chồng, trừ

trường hợp vợ chông có thỏa thuận khác.

- Quyên tai sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật

sở hữu trí tuê, Tài sản mà vợ, chong xác lập quyên sở hữu riêng theo bản an,

quyết định của Toa án hoặc cơ quan có thâm quyên khác, Khoản trợ cấp, ưu dai

ma vợ, chong được nhân theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có côngvới cách mạng, quyên tai sản khác gắn liên với nhân thân của vợ, chong

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyên chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tải

sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vảo tài sản chung.

Quyên sở hữu tải sản của vợ chông trong chế độ tai sản theo thöa thuận:Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Trong

* Quốc Hội (2014), Luật Hên rhân và gia dinhnim 2014, Đầu 43

Trang 38

trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế đô tai san theo théa thuận thì théa thuậnnảy phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc

chứng thực Chế đô tai sản của vơ chông theo thỏa thuận được xác lap ké từ ngày

đăng ký kết hôn” Với quy định nảy thì trước khi đăng ký kết hôn vợ chồng phảilựa chọn chế độ tai sản (CDTS) vả phải lập thảnh văn bản có công chứng hoặcchứng thực nhằm đảm bảo quyên vả nghĩa vu của các bên trong khôi tai sẵn của

mình Thời điểm chê độ théa thuận tai sản của vơ chông phát sinh hiệu lực từ lúcđược cơ quan Nhà nước có thâm quyên cấp Giây chứng nhận đăng ký kết hôn

Như vậy, văn bản thỏa thuận là văn bản riêng và không được ghi nhận trong

Giây chứng nhận đăng ký kết hôn, cũng như không phải là điều kiện bắt buộc

trong thủ tục đăng ký kết hôn

Đề một thỏa thuận có hiệu lực vả phủ hợp với quy định của pháp luật cũngnhư được cả vo chông công nhân, pháp luật quy định về những nôi dung cơ bản

được ghi nhận trong văn ban thỏa thuận như sau

Thứ nhất, tài sản được xác định là tài sản chung, tải sản riêng của vợ,

chéng Đây là nôi dung căn ban quan trọng nhất, xác định tải sẵn nao là tải sản

chung và lả tai sản riêng của vợ chồng Thỏa thuận nay nhằm tách bạch tai sản

của mỗi bên trong quan hệ vợ chong

Thứ hai, quyên, nghĩa vu của vợ chông đồi với tài sản chung, tai sản riêng

và giao dich có liên quan; tai sản dé bao dam nhu câu thiết yêu của gia đình Qua

đó, dé xác định nghĩa vụ tai sản của mỗi bên đối với bên thứ ba trong giao dịch

dân sư.

Trang 39

Tint ba, điều kiên, thủ tục và nguyên tắc phân chia tải sản khi châm dứtCDTS Đây được xem là ghi nhận vê hậu qua pháp lý của thỏa thuận trong

trường hợp thỏa thuận bi vô hiệu hoặc châm dứt theo quy định của pháp luật ế

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định vợ chông có thể thỏa thuận những

nội dung khác có liên quan trong văn ban thöa thuận Trong quan hệ tai sản các

bên vợ, chông có quyền thỏa thuận sửa đôi, bô sung nội dung của thỏa thuận banđầu Với hình thức và nội dung của thỏa thuận CDTS được thực hiện tương tựnhư thöa thuận trước đây Cũng cân lưu ý rằng, khi thực hiện CDTS theo thỏathuận ma phát sinh những van dé chưa được vợ chồng thöa thuận hoặc thỏathuận không rõ rang thì áp dung quy định tại các điều 20, 30, 31 va 32 của Luật

HN&GD năm 2014 và các quy định tương ứng của CDTS theo luật định

2.2.2 Vợ chong binh dang trong chiếm lưữu, sử dung, định đoạt tài sản

chung của vợ chong

Khoản 1 Điêu 20 Luật Hôn nhân va gia đình năm 2014 quy định “Vo,chong bình dang với nhau vê quyền, nghĩa vụ trong việc tao lập, chiêm hữu, sử

dụng, định đoạt tải sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”

Với tư cách là đồng chủ sở hữu, vợ chông bình đẳng với nhau khi thực hiện

quyên sở hữu với tải sản chung Binh dang trong quyên sở hữu đối với tai sanchung được thể hiện cu thể ở ba quyên: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tai sản

phủ hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đôi, bôsung 2017 Trong gia đinh, vo vả chồng déu có quyên nắm giữ, quan lý tai sảnthuộc sở hữu chung, đêu có quyên khai thác công dụng, hưởng lợi ích từ tải sảncũng như quyên định đoạt so phận của tai sản đó Vợ, chong phải có sự bản bac,thỏa thuận sử dung tai sản chung nhằm đâm bao đời sống chung gia đình, sao

** Quốc Hội (2014), Luật Hon niin và gia đồnh, Điều 48

Ngày đăng: 08/11/2024, 03:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w