Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng TNHS là một trong những căn cứ quan trọng đề Tòa án quyết định mức hình phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội c
Trang 1
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TẠ NHƯ THẢO
4537118
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VÈẺ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
VÀ THỰC TIÊN XÉT XỬ TẠI THÀNH PHÓ HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Hà Nội — 2024
Trang 2
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TẠ NHƯ THẢO
4537118
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
VE CAC TINH TIET TANG NANG TRACH NHIEM HiNH SU’
VÀ THỰC TIÊN XÉT XỬ TẠI THÀNH PHÓ HÀ GIANG
Chuyên ngành Luật Hình sự
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.TRƯƠNG QUANG VINH
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và đảm bảo độ tin cậy./
Trang 5Bảng 3.1 Tổng số vụ án, bị cáo bị xét xử tại TAND thành phố Hà Giang 39 Bảng 3.2 Kết quả xét xử các vụ án hình sự sơ thâm và số vụ án sơ thẩm áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS tại TAND thành phó Hà Giang giai đoạn
Bang 3.3 Số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với
Bảng 3.4 Nhân thân người phạm tội áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn thành phó Hà Giang giai đoạn 2019—2023 43
Trang 6MUC LUC
Lời cam đoan và ô xác nhận của giảng viên hướng dẫn
1.1.2 Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 9
1.2 Khái quát lịch sử quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
1.2.1 Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi
1.2.2 Giai đoạn từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực đến trước khi BLHS
1.2.3 Giai đoạn từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực đến trước khi ban
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BO LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÈ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 14 Chương 3: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG THỰC TIÊN XÉT XỬ TẠI THÀNH PHÓ HÀ GIANG VÀ MỘT SÓ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP
3.1 Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS tại thành phó Hà
3.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phó Hà Giang, tỉnh
3.1.2 Khai quát về tổ chức, bộ máy hoạt động của Tòa án nhân ở dân
Trang 7trong thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Giang 39 3.2 Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Hình sự
năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 53
3.2.1 Định hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Trang 8MO BAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tác giả GS.TS Nguyên Ngọc Hòa và GS.TS Lê Thị Sơn đưa ra định nghĩa về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học” như sau: “Tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi
là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tdi do”
Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng TNHS là một trong những căn cứ quan trọng đề Tòa án quyết định mức hình phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của người phạm tội Cùng với các quy định khác về căn cứ quyết định hình phạt, các tình tiết tăng nặng TNHS
còn thê hiện chính sách hình sự trừng trị nghiêm khắc đối với người phạm tội,
góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm Trước khi các BLHS được pháp điền hoá, các tình tiết tăng nặng TNHS chỉ được quy định rải rác trong một số sắc lệnh và pháp lệnh, sau đó các tình tiết này được quy định cụ
thể trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 Đến nay, trên cơ sở kế thừa
các quy định về tình tiết tăng nặng TNHS của BLHS năm 1985 và BLHS năm
1999, đồng thời sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội
của đất nước, BLHS năm 2015 ngày càng hoàn thiện các quy định về tình tiết tăng nặng TNHS Tuy nhiên, trên thực tế, quy định của BLHS năm 2015 về các tình tiết tăng nặng TNHS cũng như việc áp dụng các tình tiết tăng nặng
TNHS còn gặp nhiều khó khăn khi còn nhiều cách hiểu, quan điểm khác nhau
dẫn đến việc không thống nhất trong cách áp dụng
Thực tiễn công tác giải quyết, xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong thời gian qua có những chuyền biến tích cực Hệ thống TAND đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, chất lượng hoạt động xét xử được nâng cao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ồn
Trang 9Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Những năm gần đây, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới và
trong nước có nhiều khó khăn, thác thức Tuy nhiên, dưới sự lãnh chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước, hệ thống Tòa án nói chung và TAND hai cấp tỉnh Hà Giang
nói riêng với tỉnh thần nỗ lực, cố gắng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đề ra, với kết quả giải quyết, xét xử các loại án đạt và vượt chỉ tiêu do Quốc hội giao; chất lượng xét xử có chuyển biến rõ rệt và ngày càng được nâng lên Trong xét xử các vụ án hình sự, TAND thành phố Hà Giang đã căn
cứ các quy định của BLHS, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn có liên quan để tiền hành giải quyết, xét xử các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xét xử oan sai, không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo các phán quyết của Tòa án thê hiện tình nghiêm minh của pháp luật, thấu tình đạt lý, thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước nhưng đủ sức răn đe, giáo dục người phạm tội và giáo dục chung Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự nói chung cũng như áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói riêng trong xét xử các vụ án hình sự còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án
Nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược về cải cách tư pháp, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa các tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt lý luận — thực tiễn trong quá trình áp dụng đề giải quyết các vụ án hình sự đồng thời nghiên cứu, phân tích thực tiễn các tình tiết tăng nặng TNHS tại thành phố Hà Giang, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng trong công tác xét xử các vụ án hình sự tại TAND thành phố Hà Giang nói riêng và hệ thống TAND các cấp nói chung Vì vậy,
em xin chọn đề tài: “Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về
các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Giang” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 10Theo quy định của LHS, tình tiết tăng nặng TNHS là một trong các căn
cứ quan trọng trong việc quyết định hình phạt Do đó, việc nghiên cứu về tình tiết tăng nặng TNHS nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý ở Việt Nam với các góc độ khác nhau trong các công trình nghiên cứu Những công trình nghiên cứu này, chính là nguồn tài liệu tham khảo quý giá đối với tác giả trong quá trình viết khóa luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo nhiều công trình nghiên cứu về tình tiết tăng nặng TNHS như:
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Ngô Chí Cường (2021), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, trường Đại học Luật Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Phương Thảo (2018), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015, trường Đại học Luật Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Bùi Văn Lam (2018), Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015, trường Đại học Luật Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Phương Thảo (2018), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015, trường Đại học Luật Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Văn Sơn (1996), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Hương (2016), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang), Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trang 11dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thực tiễn TAND tỉnh Hà Giang, trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Hồ Công Phúc (2018), Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh, Viện Hàn Lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Đình Tùng (2018), Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, Viện Hàn Lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội
Để làm sáng tỏ các quy định của BLHS năm 2015 về các tình tiết tăng nặng TNHS, trong khóa luận này, tác giả tiếp thu có chọn lọc những kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời phân tích cụ thể các quy
định của BLHS năm 2015 về các tình tiết tăng nặng TNHS và các văn bản
hướng dẫn có liên quan đến quy định này Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các quy định của BLHS về các tình tiết tăng nặng TNHS, đánh giá việc
áp dụng trong thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Giang
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung các tình tiết tăng nặng TNHH§ và nâng cao hiệu quả áp dụng đúng các tình tiết này trong thực tiễn Xét xử
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà khóa luận tập trung nghiên cứu là quy định của BLHS về
các tình tiết tăng nặng TNHS và thực tiễn áp dụng quy định này trên địa bàn thành phố Hà Giang
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm, định hướng của
Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyên, về chính sách hình sự, đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm của Nhà nước ta, làm kim chỉ nam xuyên suốt trong toàn bộ cầu trúc nghiên cứu của khóa luận
Trang 13Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể và đặc thù của
khoa học luật hình sự như: phương pháp lịch sử, so sánh, đối chiếu, thống kê,
diễn dịch, quy nạp, phân tích và tổng hợp để giải quyết những nhiệm vụ mà khóa luận đề ra
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Từ những giải pháp đưa ra, khóa luận góp phần hoàn
thiện hơn những quy định của pháp luật hiện hành về các tình tiết tăng nặng
TNHS; 1a cơ sở lý luận — khoa học cho hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan có thấm quyền nói chung và ở Toà án thành phố Hà Giang nói riêng
Về mặt thực tiên: Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu
tham khảo cho cơ quan tiến hành tổ tụng tại thành phố Hà Giang Ngoài ra, kết quả đạt được trong nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản của các cơ quan có thấm quyền ở thành phố
Hà Giang
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận cấu trúc thành 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Chương 2: Quy định của bộ luật hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Chương 3: Tình hình áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự trong thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Giang và một số giải pháp bảo đảm
áp dụng
Trang 14NHUNG VAN DE LY LUAN VE CAC TINH TIET TANG NANG
nhất, toàn ven lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyên, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyên con người, quyên, lợi ích hợp pháp của công dan, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” Theo Khoa học hình sự, tội phạm là một thể thống nhất của 4 yếu tố: chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và mặt khách quan của tội phạm Những yếu tố này tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể được nghiên cứu độc lập với nhau Bat kì tội phạm nào, không phụ thuộc vào loại tội phạm hay đó là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều được cấu thành bởi các yếu tố khách quan, chủ quan, giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên trong
và đều là hoạt động của chủ thể của tội phạm xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ
Theo Điều 50 BLHS 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt:
“Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tdi, cdc tinh tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình
Trang 15trọng trong việc quyết định hình phạt Như vậy, việc nghiên cứu và làm rõ các tình tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận, đồng thời, hỗ trợ cho việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự vào giải quyết những vụ án hình sự nên cần xem xét, cân nhắc và áp dụng chính xác các tình tiết tăng nặng TNHS Để nhận thức rõ hơn về các tình tiết tăng nặng TNHS cần phải nắm được khái niệm của tình tiết tăng nặng TNHS
Hiện nay, BLHS 2015 chưa đưa ra khái niém vé “tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” Tuy nhiên, hiện có rất nhiều quan điểm về vấn đề này Mỗi công trình nghiên cứu khoa học, mỗi tác giả với những góc nhìn khác
nhau lại có những nhận định riêng về khái niệm “?ình tiét tăng nặng TNHS” khác nhau Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Trường Đại học Luật
Hà Nội của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thi Son: “Tinh tiét tang nang trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm tăng lên so với trường hợp bình thường
và đo đó được coi là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội đó!” Theo tác giả Trần Văn Sơn: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết phản ảnh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên trong phạm vì một khung hình phạt của một tội phạm
cu th” PGS TS Duong Tuyét Mién c6 quan diém nhu sau: “Tinh tiét tang nặng TNHS là những tình tiết được quy định trong BLHS phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tdi Tinh tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt ”
' Trường Đại học Luật Hà Nội, (1999), 7 điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.1 1ó
2 Tran Van Son, (1996), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học trường
3 Dương Tuyết Miên, (2003), Tình (iết tăng nặng TNHS theo BLHS năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2003, tr.19
Trang 16ra khái niệm về các tình tiết tăng nặng TNHS như sau: Các fình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong BLHS, làm tăng thêm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong giới hạn một khung hình phạt của trường hợp phạm tội cụ thể so với trường hợp phạm tội thông thường, đông thời là căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đó
1.12 Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Thứ nhất, các tình tiết tăng nặng TNHS có tính luật định Các tình tiết
tăng nặng TNHS phải được quy định cụ thê trong BLHS (hiện được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015) Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định chính là căn cứ để xem xét và xác định TNHS của người phạm tội Ngược lại
với quy định của BLHS về các tình tiết tăng nặng, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ lý
do giảm nhẹ trong bản án thi với các tình tiết tăng nặng TNH§S, các tình tiết này bắt buộc phải được quy định cụ thể trong BLHS và Tòa án không được tùy tiện bổ sung các tình tiết khác trở thành các tình tiết tăng nặng TNHS đối với người phạm tội
Thứ hai, các tình tiết tăng nặng TNHS là tình tiết làm tăng mức độ
nguy hiểm cho xã hội của trường hợp phạm tội trong phạm vi một cầu thành tội phạm cụ thể Trong vụ án cụ thể có tình tiết tăng nặng TNHS sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó Trên cơ sở này, người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, cụ thể là việc phải chịu việc áp dụng các biện pháp nghiêm khắc hơn so với những trường hợp bình thường
để cải tạo, giáo dục người phạm tội Mặc dù, các tình tiết tăng nặng TNHS sẽ
làm tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể nhưng các tình tiết này không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy.
Trang 17quy định là dấu hiệu định tội đối với một tội phạm cụ thẻ, vì vậy, khi quyết
định hình phạt đối với người phạm tội trong trường hợp này, Tòa án không được sử dụng các tình tiết này là tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015
Thứ tư, trong một số trường hợp, các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định là yêu tố định khung đối với một tội phạm cụ thê Đây là tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong một khung hình
phạt, vì vậy, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, các tình tiết này
là căn cứ để Tòa án tăng mức hình phạt đối với người phạm tội trong khung
hình phạt đó thì sẽ không thể xem là tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015
1.2 Khai quát lịch sử quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Việt Nam
1.2.1 Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 ban hành
Đây là giai đoạn đầu đặt nền móng pháp luật hình sự của Nhà nước Việt Nam Ngay từ những ngày đầu dựng nước, Đảng và nhà nước ta đã xác định được vai trò quan trọng của các tình tiết tang nang TNHS trong việc quyết định hình phạt Tuy nhiên, trong thời kỳ này chưa có văn bản nào quy định riêng về các tình tiết tăng nặng TNHS mà nó được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau dẫn đến khó thống nhất trong việc áp dụng Ngày 30/10/1967, Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ra đời,
đánh dấu sự hoàn thiện ban đầu với pháp luật hình sự Việt Nam và các tình tiết tăng nặng TNHS Đến ngày 16/01/1976, Công văn số 38/NCPL của
TANDTC “được ban hành, tình tiết tăng nặng TNHS được chia thành 3 nhóm: Những tình tiết tăng nặng thuộc về phương diện khách quan của tội phạm,
# Tòa á án nhân dân tối cao (1976), Công văn số 38/NCPL ngày 16/01/1976 v tổng kết thực tiễn vận dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, Hà Nội
Trang 18tăng nặng thuộc về phương diện chủ quan của tội phạm
1.2.2 Giai đoạn từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực đến trước khi BLHS năm 1999 được ban hành
Ngày 27/6/1985, BLHS năm 1985 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VI
đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Lần đầu tiên, Nhà nước ta quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS tương đối đầy
đủ, rõ ràng, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước ta, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước ta lúc bấy giờ
Tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 39 BLHS năm 1985 bao gồm: Phạm tội có tổ chức; xúi giục người chưa thành niên phạm tội; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội đề phạm tội; Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn
có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ
có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về vật chất, công tác hay các mặt khác; Phạm tội vì động
cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng; Phạm tội nhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm; Sau khi phạm tội,
đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm? Như vậy, một số tình tiết tăng nặng TNHS đã được loại bỏ như: ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, dùng tài sản phạm tội đề kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, có móc ngoắc, phạm tội vì động cơ hưởng
lạc, thủ đoạn phạm tội táo bạo, bi di Việc xóa bỏ một số tình tiết trên xuất
phát từ tình hình thực tế đất nước: công cuộc kháng chiến chống Mỹ đã hoàn thành, đất nước thống nhất, nhà nước ta mở rộng dân chủ, bảo vệ quyền con người
Trang 19ban hành BLHS năm 2015
BLHS năm 1999 được ban hành, tuy nhiên, quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS cũng được thay đổi Theo quy định tại Điều 48 BLHS năm
1999, chỉ những tình tiết sau mới là tình tiết tăng nặng TNHS:
“1 Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
đ) Phạm tội có tính chất côn đỏ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Pham tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong
tình trạng không thẻ tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật
chất, tỉnh thần, công tác hoặc các mặt khác;
1) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
I) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội dé phạm tội; m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
Trang 20phạm.”
Dựa vào đặc điểm, nội dung của các tình tiết quy định tại khoản I Điều
48 BLHS năm 1999, có thể chia thành 3 nhóm như sau: Nhóm các tình tiết thuộc về phương diện khách quan, nhóm các tình tiết thuộc về phương diện
chủ quan và nhóm các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội
KET LUẬN CHƯƠNG 1 Trong khoa học pháp lý nước ta chưa có khái niệm thống nhất về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích,
Chương 1 của khóa luận đã đưa ra khái niệm về các tình tiết tăng nặng TNHS
như sau: “Các fình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong BLHS, làm tăng thêm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong giới hạn một khung hình phạt của trường hợp phạm tội cụ thể so với trường hợp phạm tội thông thường, đông thời là căn cứ đề Tòa án quyết định hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đó ” Bên cạnh đó, khóa luận đã đưa ra đặc điểm của các tình tiết tăng nặng
TNHS va trình bày cụ thể quá trình hình thành, phát triển những quy định về
các tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS Việt Nam từ năm 1945 cho đến trước khi ban hành BLHS năm 2015 Đây chính là các cơ sở pháp lý đề từ đó, khóa luận phân tích, trình bày quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS theo BLHS năm 2015 và việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trong thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Giang từ năm 2019 — 2023
Trang 21QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÈ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong BLHS năm 2015 tiếp tục kế thừa tiếp tục kế thừa những quy định của BLHS năm 1999, đồng thời
bổ sung thêm các tình tiết mới đề phù hợp với thực tiễn Theo khoản I Điều
52 BLHS năm 2015 quy định các tình tiết tăng nặng TNHS đối với người
phạm tội:
“1 Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Pham tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi
trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chat, tinh than, công tác hoặc các mặt khác;
I) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trang khan cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tính vi, xảo quyệt, tàn ác đề phạm tội;
Trang 22người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.”
Theo khoản 2 Điều 52 BLHS năm 2015 quy định: “Các /ình tiết đã
được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng” Quy định này đảm bảo nguyên tắc công bằng, nhân đạo và cá thể hóa hình phạt một cách chính xác đồng thời không làm nặng hơn tình trạng vi phạm của người phạm tội
Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS năm 2015 được
quy định cụ thé, chat chẽ hơn và ít lặp lại trong các quy định về dấu hiệu định tội, định khung hình phạt hơn so với năm 1999 Bởi lẽ, trong BLHS năm
2015, số tình tiết tăng nặng TNHS được quy định là dấu hiệu định tội hoặc dấu hiệu định khung hình phạt chiếm 9/15 tình tiết và so với BLHS năm
1999, số tình tiết tăng nặng TNHS được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt chiếm 12/14 tình tiết
a Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm.” Đây là một dạng đặc biệt của đồng phạm với mức độ cấu kết cao hơn Tức là giữa những người tham gia trong đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ, có tính bền vững, thống nhất ý chí cao
Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cùng cố ý bàn bạc, cùng lập ra
kế hoạch và cấu kết chặt chẽ với nhau cùng thực hiện kế hoạch, đồng thời, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm và che dấu tội phạm trong phạm tội có tổ chức thường tỉnh vi xảo quyệt Tn tại trong tổ chức là quan hệ chỉ huy phục tùng, bởi lẽ, mỗi người sẽ thực hiện một hoặc một số hành vi và
7 Khoản 2 Điều 17 Bppj luật Hình sự năm 2015
Trang 23được hình thành với phương hướng hoạt động lâu dài, bền vững Tuy nhiên, cần phân biệt giữa người tổ chức trong đồng phạm và phạm tội có tổ chức Trong đồng phạm, có 4 loại người đồng phạm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội nắm giữ
những vai trò khác nhau Trong đó, người tổ chức là người chủ mưu, cầm
đầu, trực tiếp điều khién, phân công, đôn đốc việc thực hiện hành vi phạm tội Người tổ chức trong đồng phạm nói về vai trò của một người trong vụ án có đồng phạm, còn phạm tội có tổ chức thể hiện quy mô, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm
Việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS phụ thuộc vào quy mô vụ án và vai trò tham gia của từng người vào tội phạm đó Khi vụ án được xác định là
có yếu tố “phạm tội có tổ chức ” thì người phạm tội trong vụ án đó sẽ bị án đó
đều áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội có tổ chức” Tùy thuộc vào vai trò của người phạm tội trong vụ án mà mức độ tăng nặng TNHS nhiều hay
ít Người tổ chức (chủ mưu, cầm đầu, điều khiển việc thực hiện hành vi phạm tội) có mức độ tăng nặng TNHS cao hơn người giúp sức, người xúi giục và người thực hành Vì vậy, mức hình phạt khi quyết định hình phạt đối với người tô chức không thê thấp hơn so với mức hình phạt của các đồng phạm khác trong vụ án nếu các tình tiết khác là như nhau
Tình tiét tang nang TNHS “pham tdi có tổ chức” thường là tình tiết định khung hình phạt với các tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như: Tội dâm ô đối với người dưới l6 tuổi (phạm tội thuộc trường hợp phạm tội có tô chức thì bị phạt tù từ 03 năm — 07 năm)Š, tội mua bán người (phạm tội thuộc trường hợp có tổ chức thì bị phạt tù từ 0§ năm đến
Š khoản 2 Điều 146 Bộ luật hình sự năm 2015
Trang 24chức thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình)!,
b Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoán 1 Điều 52
BLHS năm 2015)
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần và coi việc phạm tội là nghề nghiệp của mình, lấy nguồn thu từ việc phạm tội là nguồn thu nhập chính Tình tiết này được quy định hoàn toàn phù hợp với Nguyên tắc xử lý tại điểm d khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015: “Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ”
Theo Điều 5 Nghị quyết só 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng
thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm
1999, áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau:
“a C6 ÿ phạm lội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa
e Lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội (điểm e khoản 1 Điều
52 BLHS năm 2015)
® khoản 2 Điều 150 Bộ luật hình sự năm 2015
!9 khoản 2 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015
Trang 25mình như công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội Bởi lẽ, chức vụ
và quyền hạn là điều kiện thuận lợi đề người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng Người phạm tội lợi dụng phạm vi chức vụ, quyền hạn, tầm ảnh hưởng của mình tới người khác mà thực hiện tội phạm gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Bởi vậy, mức độ tăng nặng TNHS của người phạm tội phụ thuộc vào chức vụ, quyền hạn và mức độ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chỉ khi người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội thì đây mới được coi là tình tiết tăng nặng TNHS
Ví dụ: A giữ chức vụ Trưởng khoa tâm thần của Bệnh viện H, còn B và
C là 02 điều dưỡng cùng khoa với A Trong quá trình khám chữa bệnh, A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong việc kê đơn thuốc cho các bệnh nhân nên đã kê sai số lượng để cắt xén bớt đơn thuốc và vật tư của các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Sau đó, A đã giao cho B va C mang thuốc
bán ra ngoài dé trục lợi Hành vi của các đối tượng đã gây thiệt hại cho bệnh
viện hơn 500 triệu đồng Trong vụ án này, xuất phát từ động cơ vụ lợi, A, B
và C đã lợi dụng việc được giao quản lý thuốc và vật tư y tế đề làm trái công
vụ, mang thuốc bán ra ngoài kiếm lời Hành vi của A, B và C đã phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn đề phạm tội
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997, đồng thời, bỗ sung thêm tình tiết tăng nặng TNHS “lợi dụng chức vụ cao để phạm tội” Đến 21/12/1999,
BLHS năm 1999 được ban hành, sửa tình tiết tăng nặng TNHS “fợi dựng chức
Aus
vụ cao để phạm tội” thành “lợi dụng chức vụ, quyền hạn đề phạm tội” Cho
đến nay, BLHS năm 2015 vẫn giữ nguyên nội dung tình tiết trên
Theo Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, quyền
Trang 26quyền hạn được giao đề làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện
Như vậy, cần phân biệt rõ bản chat cua “Joi dung chitc vu quyên hạn”
và “lạm dụng chức vụ quyền hạn” đê tránh nhầm lẫn khi áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng, nhân đạo và cá thể hóa hình phạt một cách chính xác
Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyên hạn để phạm tội” chỉ được áp dụng
là tình tiết tăng nặng TNHS khi tình tiết này không là tình tiết định tội (Điều
356: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ) hoặc tình tiết định khung (điểm d khoản 2 Điều 251: Tội mua bán trái phép chất ma túy, )
d Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015)
Theo Án lệ số 17/2018/AL xác định yếu tố được đánh giá là có tính
chất côn đồ: “chỉ vì mâu thuân nhỏ nhặt trong sinh hoạt với nhau mà tội phạm đã dùng mã tắu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thé của nạn nhân!!” Như vậy, có thể hiểu, phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp mà hành vi phạm tội thể hiện sự hung hãn, lưu manh, ngang ngược, coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe, tính mạng, coi thường người khác và phạm tội vì các nguyên nhân rất nhỏ nhặt, bất kể mâu thuẫn, tình huống nào trong cuộc sống
Ví dụ: H, T, Y, M nhậu cùng nhau tại khu trọ của Y, M Sau khi đi vệ sinh, H cầm điều cày vào trong phòng và hỏi “lúc nãy đứa nào đi vệ sinh
!! An lệ số 17/2018/AL, (2018), Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao
Trang 27phát vào vùng mặt T Sau khi bị can ngăn, H vớ con dao đuổi theo T nhưng không được H trở về trọ của mình cầm 1 con dao quắm quay lại khu trọ và được mọi người can ngăn nên đi về nhà
Việc áp dụng tình tiết này cần xét đến hành vi phạm tội của người phạm tội mà không phải bản thân của người thực hiện hành vi đó Khi một người thực hiện hành vi phạm tội vì nguyên cớ nhỏ nhặt với thái độ hung hãn, coi thường người khác, coi thường pháp luật dù trong cuộc sống họ chưa bao
giờ thể hiện thái độ như vậy thì vẫn bị áp dụng tình tiết này Ngược lại, nếu
trong cuộc sống người phạm tội thẻ hiện thái độ ngang ngược, hung hãn, coi thường pháp luật nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội thái độ này không
được thẻ hiện thì không thể áp dụng tình tiết này với người phạm tội
Trên thực tế, khi áp dụng tình tiết này còn có nhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng hành vi phạm tội mang tính lưu manh ,, liều lĩnh
thì được coi là có tính côn đồ nhưng quan điểm khác cho rằng, đối với bị cáo
có tiền án, tiền sự khi phạm tội có tính hung hăng thì được coi là có tính côn
đồ Có thể thấy, tình tiết phạm tội có tính côn đồ tương đối khó xác định, dẫn
đến tình trạng mỗi nơi khác nhau lại áp dụng tình tiết này một cách khác nhau Vì vậy, cần có sự xem xét, đánh giá toàn diện các yếu tố dé áp dụng chính xác tình tiết trên, tránh xem xét một cách phiến điện như: Chỉ chú trọng xem xét đến nhân thân người phạm tội, hoặc địa điểm xảy ra vụ án gây thương tích, hành vi cụ thể gây ra thương tích cho nạn nhân mà cần xem xét đến mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân, thái độ của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội, nguyên nhân nào dẫn đến việc người phạm tội có ý gây thương tích cho nạn nhân
đ Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
Trang 28định khung của một số tội phạm mà còn quy định là tình tiết tăng nặng TNHS khi quyết định hình phạt Phạm tội vì động cơ đê hèn là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ hèn nhát, bội bạc, phản trắc và mang
tính ích ki Chẳng hạn phạm tội để trốn tránh trách nhiệm mà mình gây ra,
giết người mình mang ơn
Phạm tội vì động cơ đê hèn chủ yêu Xảy ra đối với các tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và các tội xâm phạm đến các quyền tự do dân chủ của công dân Trong BLHS năm 2015, tình tiết “phạm tội vì động cơ đê
hèn ” được quy định là tình tiết định khung với một số tội phạm: Tội giết người;
tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy Ngoài ra, đối với các tội phạm khác được quy định trong BLHS năm 2015, tình tiết “Pham tội vì động cơ để hèn ” là tình tiết tăng nặng TNHS
Mức độ tăng nặng TNHS phụ thuộc vào mức độ hèn nhát, bội bạc, phản trắc và ích kỉ của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội
Ví dụ: A và B kết hôn với nhau Tuy nhiên, A có quan hệ ngoài hôn nhân
với chi C C nhiều lần dụ đỗ A ly hôn đề kết hôn và sinh sống với C nhưng A
không chịu ly hôn với B C nói đã có thai và đe dọa sẽ nói với B về mối quan hệ của A và C đề áp buộc A ly hôn A đã giết C nhằm trén tránh trách nhiệm và che giấu mọi chuyện giữa A và C
e Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52
Trang 29đích của người phạm tội không đạt nhưng chứng minh được người phạm tội đang tìm mọi cách để thực hiện được tội phạm đến cùng thì cũng áp dụng tình tiết này
Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào khó khăn mà người phạm tội cần phải khắc phục và mức độ cô gắng, quyết tâm khắc phục khó khăn đề thực hiện hành vi phạm tội của người người phạm tội Nếu quyết tâm càng cao, khó khăn càng lớn mà người phạm tội vẫn cố thực hiện tội phạm thì mức độ tăng nặng TNHS càng nhiều
Ví dụ: Trong khi nhậu cùng nhau, M và N xảy ra xô xát, đánh nhau và được bạn bè vào can ngăn N lấy lý do đi vệ sinh, một lúc sau, N quay lại bàn nhậu, tay cầm theo I con dao Thái Lan liên tục chém vào người M, M bị trọng thương Bạn bè chạy vào can ngăn, vì quá sợ hãi, M đã bỏ chạy nhưng
N tiếp tục đuổi theo, đạp M ngã xuống và đè lên người M liên tục đâm nhiều nhát vào người M Hậu quả là M tử vong ngay tại chỗ
g Phạm tội 02 lần trớ lên (điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
Tại BLHS 1999, tình tiết này được ghi nhận là “phạm tội nhiễu lần” Tuy nhiên, nhằm cụ thể hóa các quy định trong BLHS đồng thời tạo thuận lợi
cho việc áp dụng, các nhà làm luật đã sửa đổi thành “phạm tội 02 lần trở lên ” Phạm tội từ 02 lần trở lên được hiểu là người phạm tội đã thực hiện ít nhất một lần trước lần phạm tội này và chưa bị xét xử Đây là trường hợp một người đã phạm cùng một tội phạm ít nhất 02 lần trở lên, mỗi lần phạm tội đó
đủ yếu tố cấu thành một tội phạm và mỗi lần phạm tội đó chưa bị xét xử Các lần phạm tội có thể cùng đối tượng hoặc khác đối tượng, có thể thuộc cùng khung hình phạt hoặc các khung hình phạt khác nhau Mức độ tăng nặng
TNHS của tình tiết phạm tội 02 lần trở lên phụ thuộc vào số lần phạm tội
cùng một tội phạm của người phạm tội Cần lưu ý trường hợp phạm tội từ 02
Trang 30phạm tội từ 02 lần trở lên mà là phạm nhiều tội
Tình tiết phạm tội 02 lần trở lên có thể được quy định là dấu hiệu định
khung hình phạt tăng nặng ở một số tội phạm (tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội mua bán trái phép chất ma túy, ) hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS
h Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
Đây là tình tiết được tách ra từ tình tiết được quy định tại điểm g khoản
1 Điều 48 BLHS 1999 và được quy định cụ thé tai Điều 53 BLHS năm 2015 Thứ nhất, căn cứ để xác định tái phạm!? là:
- Trước khi thực hiện hành vi phạm tội người đó đã bị kết án về bất kì
tội nào mà không phục thuộc vào loại tội hay dấu hiệu lỗi
- Người phạm tội đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích
- Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội do có ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý
Thứ hai, căn cứ xác định tái phạm nguy hiểm) là:
- Người nào đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trước đó do lỗi có ý nhưng chưa được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng với lỗi cô ý
- Người nào đã bị kết án 2 lần về bất kỳ tội danh nào, trong lần kết án thứ 2 người này đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới do lỗi có ý sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm
!? khoản | Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015
Trang 31Một là, trong độ tuổi từ 14 đến đưới 16 tuổi: án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi, không tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm và người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án được coi là không có án tích Hai là, trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: nếu bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng
do vô ý thì được coi là không có án tích!* Đồng thời, trong trường hợp bị kết
án về tội phạm rất nghiêm trọng do có ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành
xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới
Ba là, trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên: Lần phạm tội làm căn cứ xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm phụ thuộc vào loại tội
Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tái phạm, tái phạm nguy hiểm
¡ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ
70 tuôi trở lên (điểm ¡ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
Đây là tình tiết tăng nặng được các nhà làm luật cụ thể hóa cách diễn đạt hơn tại điểm ¡ khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 Tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS 1999 ghi nhận tình tiết này như sau: “ Phạm ội đối với trẻ em, phụ nữ
có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tỉnh than, công tác hoặc các mặt khác ”
BLHS năm 2015 đã tách tình tiết này thành hai và quy định cụ thể hơn về độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi và người già là từ đủ 70 tuổi trở lên BLHS năm
1999 chỉ quy định “người già” mà không quy định rõ độ tuổi của người già là
bao nhiêu Theo khoản 2.4 Điều 2 Nghị quyết số 01/2006 NQ-HĐTP ngày
!* khoản 1 Điều 107 Bộ luật hình sự năm 2015
Trang 32định của BLHS năm 1999 quy định độ tuổi của trẻ em và người gia: “tré em được xác định là người dưới 16 tuổi ”, “người già được xác định là người từ
2x”
70 tuổi trở lên” BLHS năm 2015 đã kế thừa các quy định trên từ đó đưa ra
quy định cụ thể về tình tiết “phạm tội với người từ đủ 70 tuổi trở lên” Có thể thấy, các đối tượng thuộc tình tiết này là các đối tượng cần bảo vệ, khả
năng tự vệ không có hoặc thấp Vì vậy, hành vi phạm tội đã xâm phạm đến chính sách bảo vệ của Nhà nước đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuôi nên tình tiết này được coi là một trong những tình tiết tăng nặng TNHS Mức
độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào độ tuổi của nạn nhân
(người già càng lớn tuổi hoặc trẻ em càng nhỏ tuổi); thời kì thai nghén, mức
độ ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi; khả năng tự vệ của nạn nhân
k Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác (điểm k khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) Đây là tình tiết được tách ra từ điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS 1999, đồng thời bổ sung thêm một đối tượng bị tội phạm xâm hại Tại BLHS 1999
chỉ có các đối tượng “#gười ở trong tình trạng không thể tự vệ được ” hoặc
“người lệ thuộc mình về mặt vật chat, tinh than, công tác hoặc các mặt khác ” thì tại BLHS 2015 đã bổ sung các đối tượng “người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức” Theo khoản
1 Điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010 giải thích: “Người khuyết tật là
người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dang tat khién cho lao dong, sinh hoat, hoc tap gap khó khăn ” Người trong tình trạng không thể tự vệ được là người do thể trạng
yêu đuối hoặc bệnh tật dẫn đến không có khả năng chống lại hành vi phạm
tội, không có khả năng tự bảo vệ mình Người lệ thuộc vào người phạm tội là
Trang 33vật chất, tinh than, công tác hoặc các mặt khác như tôn giáo, tín ngưỡng Theo khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật năm 2010 cũng chia người khuyết tật theo các mức độ khuyết tật:
“q) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu câu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vu nhu câu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; e) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này ”
Có thể thấy, đây là những đối tượng có khiếm khuyết về bộ phận trên
cơ thể hoặc suy giảm chức năng Họ không thể thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân của bản thân và họ phải lệ thuộc vào người khác
Vì vậy, những hành vi phạm tội đối với các đối tượng này được xem là nghiêm trọng hơn Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn nhân với người phạm tội, nghĩa vụ của người phạm tội với nạn nhân Nếu nghĩa vụ càng lớn, mối quan hệ càng sâu sắc thì mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này càng nhiều
Ví dụ: A và B kết hôn A có con trai riêng là E B hướng dẫn E làm bài
tập nhưng thấy E chậm hiều bài nên B đã sử dụng dây điện (một đầu bị cắt hở lõi dây bên trong và một đầu nói vào 6 điện) dí vào người E nhiều lần
I Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm I khoán 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội được hiểu là lợi dụng thời điểm xã hội đang gặp khó khăn đề người phạm tội đã thực hiện
Trang 34phức tạp đòi hỏi sự hỗ trợ, giúp sức nhưng người phạm tội không những không giúp đỡ làm giảm bớt khó khăn lại thực hiện hành vi phạm tội làm tăng khó khăn đang có của xã hội Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào ý thức, tính chất mức độ của hành vi phạm tội khi lợi dụng hoàn
cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó
khăn đặc biệt khác của xã hội của người phạm tội
Ví dụ: Lợi dụng thiên tai ở các tỉnh miền Trung để vận động quyên góp, làm từ thiện sau đó chiếm đoạt tài sản
m Dùng thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội (điểm m khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
So với quy định tại điểm m khoản I Điều 48 BLHS 1999, điểm m khoản
1 Điều 52 BLHS 2015 đã bổ sung thêm thủ đoạn “/" vi” vào tình tiết này
Thủ đoạn phạm tội tính vi là những mánh khóc, cách thức thực hiện tội phạm kín đáo, phức tạp, khó bị phát hiện
Thủ đoạn phạm tội xảo quyệt là người phạm tội sử dụng những cách
thức nham hiểm đề thực hiện hành vi phạm tội Đồng thời, những thủ đoạn
này làm người bị hại khó có thé phát hiện và gây ra khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
Thủ đoạn tàn ác là việc thực hiện tội phạm một cách man rợ, tàn nhãn,
dã man, gây ra sự ghê sợ, phan uất trong xã hội như giết người bằng cách mồ bụng moi nội tạng, tra tấn và hành hạ nạn nhân tới chết,
Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ tỉnh
vi, tàn nhẫn của hành vi phạm tội Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đây là tình tiết
“dùng thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt, tan ác để phạm tội ”, tức là người phạm tội dùng các thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt, tàn ác đề thực hiện hành vi phạm tội, vì vậy, nếu thủ đoạn này xảy ra sau khi phạm tội, người phạm tội có tình sử
Trang 35được áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS này
Ví dụ: Do bị D (chồng của H) đánh đập, bạo hành quá nhiều, H đã âm thầm bỏ bả chuột vào đồ ăn của D nhưng 2 lần trước H không dám bỏ nhiều nên D chỉ bị đau bụng Lần thứ 3, H bỏ nhiều nên D bị trúng bả và tử vong ngay tại chỗ
n Dùng thủ đoạn, phương tiện có khá năng gây nguy hại cho nhiều
người để phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
Tình tiết này được áp dụng khi người phạm tội dùng cách thức, công
cụ, phương tiện dé thực hiện hành vi phạm tội mà có khả năng gây hại cho
sức khỏe, tính mạng của nhiều người Đồng thời, điều kiện để áp dụng tình
tiết này dựa trên công cụ, phương tiện, cách thức phạm tội trong điều kiện hoàn cảnh nhất định có khả năng gây nguy hại cho nhiều người mà không đòi hỏi khả năng đó thực sự xảy ra Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của công cụ, phương tiện, thủ đoạn mà người phạm tội đã thực hiện Thủ đoạn của người phạm tội càng nguy hiểm thì mức
độ tăng nặng TNHS càng nhiều
Ví dụ: P là hàng xóm của S Do cả 2 có xích mích, S tìm cách để hại P nên đã cho thuốc trừ sâu xuống giếng nước mà nhà P sử dung dé sinh hoạt, nâu nướng dẫn đến cả gia đình P bị trúng độc phải nhập viện
o Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
Tình tiết này được hiểu là người phạm tội có hành vi dụ dỗ, kích động,
thúc đầy người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm Người xúi giục biết rõ người
bị mình xúi giục chưa đủ 18 tuổi Người xúi giục có thể tham gia vụ án có tổ chức hoặc phạm tội riêng lẻ So với quy định tại điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS 1999, BLHS 2015 đã thay thế thuật ngữ người chưa thành niên sang
người đưới 18 tuổi nhằm thống nhất với các quy định lại BLHS 2015 Người
Trang 36giục được coi là người thực hành — người thực hành gián tiếp Người xúi giục không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP cụ thể mà họ tác động vào người khác và người bị tác động là người thực hiện hành vi Người
bị tác động trong trường hợp này là những người dưới 18 tuổi Tùy từng trường hợp mà có thể là người tổ chức hoặc người xúi giục nếu người bị xúi giục chưa thành niên nhưng đã đủ tuổi chịu TNHS với một số tội phạm Mức
độ tăng nặng TNHS của tình tiết phụ thuộc vào số lượng người dưới 18 tuổi
bị xúi giục, độ tuổi của người bị xúi giục và tính chất mức độ nguy hiểm của
tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện
p Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc
che giấu tội phạm (điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
Đây là trường hợp người phạm tội có hành vi gian đối, xảo quyệt hoặc
đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực đối với người khác Những hành động này nhằm mục đích trốn tránh, che giấu tội phạm, đồng thời, cản trở, đánh lạc hướng hoạt động tư pháp của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất và mức độ xảo quyệt, hung hãn mà bị cáo thực hiện nhằm che giấu tội phạm sau khi phạm tội
Ví dụ: Do thiếu tiền, H nảy sinh ý định cướp tài sản H đặt xe ôm công nghệ đến | cay cầu vắng người rồi sử dụng dao khống chế tài xế Nhưng do
tài xế không đồng ý, đồng thời hô hoán khiến H sợ hãi H đã đâm nhiều nhát
vào vùng ngực của nạn nhân khiến nạn nhân tử vong tại chỗ, sau đó, H kéo xác nạn nhân ném xuống sông nhằm phi tang
BLHS năm 2015 kế thừa các quy định liên quan đến tình tiết tăng nặng TNH§ trong BLHS năm 1999 và sửa đổi, bổ sung một số quy định so với Điều 48 BLHS năm 1999,
BLHS năm 2015 xóa bỏ hai tình tiết tăng nặng TNHS: “xám phạm tài sản của nhà nước” và “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rat nghiém
Trang 37mặc dù không còn được ghi nhận trong quy định về các tình tiết tăng nặng TNH§ nhưng nó đóng vai trò là tình tiết định tội, định khung hình phạt của
một số tội phạm cụ thể như: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Tội lập quỹ trái phép, Đối với việc xóa tình tiết “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng” là hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ, tình tiết này có tính chất
định tính và trừu tượng, đồng thời, cũng đã được lượng hóa trong các tình tiết định tội, định khung hình phạt
Hợp nhất các quy định từ nhiều văn bản pháp luật khác, BLHS năm
À
2015 sửa đồi, cụ thể hóa một số tình tiết: “phgm đội nhiêu lần” thành “phạm
tội từ 02 lần trở lên ” “vúi giục người chưa thành niên phạm tội ” thành “xúi giục người dưới I8 tuổi phạm tội”, “phạm tội với trẻ em” thành “phạm tội với người dưới l6 tuổi”, “người già” thành “người đủ 70 tuổi trở lên” Ngoài ra, BLHS năm 2015 bổ sung đối tượng bị xâm hại “„gười khuyết tật và người khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức ” vào
tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm k khoản I Điều 52 BLHS năm
2015 Theo đó, người khuyết tật, người khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn
chế khả năng nhận thức là những đối tượng tương đối đặc biệt nên có tính
nguy hiểm cao hơn so với trường hợp phạm tội thông thường
Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thé coi tình tiết khác là tình tiết
giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án thì đối với tình tiết tăng nặng
TNHS, Tòa án không được coi bất kỳ tình tiết khác là tình tiết tăng nặng Theo Điều 50 BLHS năm 2015, các tình tiết tăng nặng là căn cứ đẻ quyết
định hình phạt, vì vậy, việc áp dụng thừa, thiếu, không đúng nội dung của các tình tiết tăng nặng TNHS sẽ dẫn đến quyết định hình phạt không chính xác, làm trái với nguyên tắc công bằng, nhân đạo và cá thể hóa hình phạt một cách chính xác đồng thời không làm nặng hơn tình trạng vi phạm của người phạm
Trang 38này không có căn cứ
Qua nghiên cứu, phân tích quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS có thể thấy, trên thực tế, các tình tiết này có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau dẫn đến sự không đồng nhất trong việc áp dụng Cụ thể:
Thứ nhất, đối với việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp ” Tại mục 5.1 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP quy
định về việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phgm tội có tính chất côn đồ”, người phạm tội phải cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội
phạm, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa, chưa hết thời hiệu truy cứu TNH§ hoặc chưa được xóa án tích Như vậy, theo Nghị quyết số
01/2006/NQ-HĐTP, chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp ” khi người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội từ 05 lần trở lên cùng một tội phạm, tức là, 05 làn trở lên trong cùng một loại tội phạm được quy định trongvmột điều luật Vậy trong trường hợp người phạm tội thực hiện năm lần trở lên đối với các tội phạm khác nhau nhưng cùng tính chất, cùng loại khách thể thì có xem là tội phạm có tính chất chuyên nghiệp không? Ngoài ra, theo Nghị quyết só 01/2006/NQ-HĐTP, bên cạnh dấu hiệu về
số phần phạm tội, để xác định “nh chất chuyên nghiệp” cần dựa vào dấu hiệu người phạm tội lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết qua của việc phạm tội làm nguồn sống chính Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định người phạm tội lấy các lần phạm tội làm “ghê sinh sóng” và kết qua phạm tội làm “zguồn sóng chính ” rất khó chứng minh Bởi vì, trên thực tế có những trường hợp người phạm tội không có công việc 6n định, thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần nhưng không lấy kết quả phạm tội làm nguồn sống chính như người phạm tội được cha mẹ chu cấp, nuôi dưỡng, hoặc việc phạm tội do sở thích hoặc bị rủ rê, Hay có trường hợp người phạm tội có công việc ổn định và nguồn thu nhập chính đề nuôi bản thân nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội để có thêm nguồn thu nhập khác
Trang 39Trên thực tiễn, khi áp dụng tình tiết này nồi lên một vấn đề là có thể đồng thời
áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” với
“phạm tội từ 02 lần trở lên” không? Bởi lẽ, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đã bao gồm phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng phạm tội từ 02 lần trở lên chưa chắc đã là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hay có thể nói, “phạm
tội có tính chất chuyên nghiệp” là một trường hợp đặc biệt của “phạm tội từ
02 lần trở lên ”
Thực tế, Tòa án có thể đồng thời áp dụng hai tình tiết trên trong một vụ
án nhưng như vậy sẽ đi ngược với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta Đồng thời, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đã thể hiện được mức độ nguy hiểm của tình tiết này hơn so với phạm tội từ 02 lần trở lên và mức độ tăng nặng TNH§ đối với tình tiết phạm tội có tính chuyên nghiệp cũng nhiều hơn so với tình tiết phạm tội 02 lần trở lên nên theo tác giả, không cùng
đồng thời áp dụng hai tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp “ và
“phạm tội từ ()2 lần trở lên” trong một vụ án hình sự đối với người phạm tội
Thứ ba, về chủ thể áp dụng tình tiết “xứi giục dưới 18 tuổi phạm tội ” Hiện có nhiều quan điểm đối với chủ thể áp dụng đối với tình tiết này!Š
Ví dụ: Khoảng giữa tháng 3/2021, Q (sinh ngày 06/7/2004) đã rủ H (sinh ngày 13/11/2004) — đều là học sinh Trường THPT Ð, huyện A, tỉnh Q trộm súng AK hoán cải, vô hiệu hóa do cơ quan quân sự cấp phát cho Trường THPT Ð phục vụ cho môn giáo dục quốc phòng và an ninh, H đã đồng ý Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 31/3/2021, Q và H đến trường bằng hai xe đạp
và gặp nhau ở cổng phụ Thấy không có bảo vệ, cửa nhà kho không khó, H ở nhà giữ xe và cảnh giới, Q đi vào nhà kho, dùng tay, móc treo chậu lan lấy
được 03 khẩu súng AK ra khỏi 02 tủ đựng súng Sau khi lấy được 03 khẩu
súng AK, Q mang về nhà cất Ngày 12/9/2021, Q đã tự nguyện giao nộp 03 '* Đỉnh Minh Lượng (2023), Một số ý kiến áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự *xúi giục người
đưới I8 tuôi phạm tội”, Tạp chí Tòa án nhân dân số I3, Hà Nội, tr.24-27