Khóa luận làm rổ khái niệm tra hô sơ dé điều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thấm vu án hình sự, căn cử và chủ thé ápdụng, từ đó giúp cho việc thực hiện đúng các quy định pháp luật
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HÀ NOI
KHƯƠNG THANH TÙNG
K20DCQ098
NAM VE TRA HO SƠ DE DIEU TRA BO SUNG TRONG
GIAIDOAN XET XU SO THAM VA THUC TIEN AP DUNG TAI THANH PHO HA NOI
KHOA LUAN TOT NGHIEP
HÀ NỘI - 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI
KHƯƠNG THANH TÙNG
K20DCQ098
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VIET NAM VE TRA HO SO DE DIEU TRA BO SUNG
TRONG GIAI DOAN XET XU SO THAM VA
THUC TIEN AP DUNG TAI THANH PHO HA NOI
Chuyên ngành: TỔ tung hinh swe
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHÓA LUẬN:
TS VŨ GIA LAM
HA NOI —2023
Trang 3Xác nhận của
Giảng viên hướng dẫn
Tôi xin cam doan day là công trình nghiền cứu của
riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt
nghiệp là trung thực, dam bdo độ tin cay /
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
Khương Thanh Ting
Trang 4Thông tư liên tích
Toa án nhân dân tối cao
Bộ luật Dân sự
Viện Kiểm sát
: Cơ quan điều tra
Trang 5Tời cam Moan sees Gi2Stö09s2608: tới SGL0//4ÈtGGi 8260 antec se
Danh: ruc từ ngữ viết tắt M voce cee Bt
Muc iuc #
LỜI MỞ ĐẦU
Bs Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài ti8h2/exgbong
2 Tình hình nghiên cứu đề tai 5
3 Ý nghĩa của khóa luận
3.1 Yaghia lý luận
5
3⁄3 `Ÿ ng) lĩnh Bene esi i02 Ga 8á
4 Mục đích nghiên cứu
5 Đối trong và phạm vi nghiên cứu na ee
5.1 Đối tương nghiên cứu
` an
“
5.2 Pham vi nghiên cứu tt kbittleek seinen
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Kết cu của Khóa luận eesti S0 0-040316.02168
CHƯƠNG 1 MỘT SÓ VẤN BÊ] LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHAP
LUAT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VE TRA HO SO DE DIEU TRA BO SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THAM VU AN
Annan
1d, 1 Mots vn Ini hd sau tra sang tong gia doa
1.2 Quy định của pháp luật tố tung hình sự Việt Nam về trả hé sơ dé điều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thầm vụ án hình sự 18
12.1 Khái quát quá trình lập pháp về trả hỗ sơ đễ điều tra bd sung trong giai
Trang 6sơ đề điều tra bỗ sung trong giai doan xét xử sơ thẩm vụ đa hình sự 22
KET LUẬN CHƯƠNG1 :
=-CHƯƠNG 2 THUC TIEN TRA HỖ § so 7 ĐÈ ĐIỂU 1 TRA A BỘ ‡ SUNG
TRONG GIAI DOAN XÉT XU SƠ THAM VU ÁN HÌNH SỰ TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI VÀ MỘT SO KIEN NGHỊ 39
2.1 Thực tiễn trả hô sơ dé điều tra bô sung trong giai đoạn xét xử sơ
thâm vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội 39
3.1.1 Tình hình trả hỗ sơ để điều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vu dn hình sự trên dia bàn thành phd Hà Nội 402.1.2 Han ché, vướng mắc trong quá trình áp dung 44
2.2 Một số giải pháp nhằm han chế trả hồ sơ va nâng cao chat hreng trả
hô sơ đề điều tra bé sung trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sw.49
2.2.1 Giải pháp lập pháp 49
Giải pháp khác sat 52
DANH MỤC TÀI TLIỆU THAM KHẢO
Trang 7LỜI MỜ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài
Trong hơn 30 năm đổi mới và thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời ky quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1901, bô sung,phát triển năm 201 1), công cuộc xây dưng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vi Nhân dan dưới sư lãnh dao
của Đảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng Nhận thức, lý luận vềNha nước pháp quyên x4 hôi chủ nghĩa Việt Nam ngày cảng thông nhất, đây
đủ vả sâu sắc hơn Hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện một bước cơ bản;
vai trò của pháp luật va việc thực thi pháp luật được chủ trong trong tô chức,hoạt động của Nhà nước và xã hội Cơ chế phân công, phôi hợp và kiém soátgiữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp ngày càng rõ hon va có chuyển bién tích cực Theo đó, bô may nhà nướctừng bước tinh gon, hoạt động hiệu lực, hiệu qua’, Công tac cải cách hành
chính, cải cách tư pháp có bước đột phá lớn trên nhiều phương diện, đặc biệt
là hoạt đông TTHS.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết qua đạt được thì pháp luật TTHS vẫn
còn những hạn chê, bat cập cân được khắc phục kip thời nhằm nâng cao chatlượng của hoạt đông tư pháp, bảo dam tốt hơn quyên con người, quyền côngdân, bảo đâm sự thông nhất và đồng bô giữa các văn bản pháp luật, đáp ứng
yêu cau cải cach tư pháp và yêu câu của cuộc đầu tranh phòng chồng tội phạm
hiện nay.
Để giải quyết một vụ án hình sự, cân trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
từ khởi tố vụ án, điều tra, truy tổ, xét zử cho đền thi hanh án Mỗi giai đoạn tôtụng nói chung đêu có một vai trò nhất định Theo đó, giai đoạn xét xử của
Toa án được coi là giai đoạn trung tâm, đóng vai tro quan trong của hoạt động
TTHS Các hoạt động như khởi td, điều tra, truy tô đều phục vụ để Tòa án ra
! Nghị dink số 27-NQ/TW về tiếp tục xây đựng và hoàn thiện nha rước pháp quyền zã hội chủ nghis Việt
Nam trong giai doan mới.
Trang 8phán quyết xét xử cuối cùng Trong quá trình xét xử, để bảo đâm được khách
quan, chính xác, đúng người, đúng tôi, hạn chế bo lot tôi phạm cũng như oan
sai, chế định trả ho sơ dé điêu tra bô sung đã ra đời nhằm khắc phục nhữngtôn tại, thiểu sót trong giai đoạn khởi tô, điêu tra, truy tô Theo đó, Tòa an(thẩm phán; hôi đông xét xử) với tư cách la cơ quan tiền hành TTHS, sau khi
nghiên cứu hô sơ nêu thay tôn tại, sai sót, thiếu chứng cứ, thì quyết định trả
hô sơ vụ án để điều tra bd sung
Thực tế những năm qua việc thực hiện hoạt đông trả hé sơ để điệu tra
bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự của Tòa án cã nước nói
chung cũng như trên dia bản thành phố Hà Nội nói riêng còn những hạn chê
nhất định Khi nghiên cứu quy định trong Bộ luật tố tung hình sự năm 2015
về việc tra hô sơ dé điêu tra bô sung của Tòa an cho thay quy định của phápluật vẫn tôn tại một số hạn chế, bat cập cần phải được tiếp tục sửa đổi, bốsung cho phù hợp đề có sự nhân thức thông nhất khi áp dụng pháp luật, tránh
trường hợp trả hô sơ không có căn cứ, không cân thiết hoặc các trường hợp ho
sơ vụ án hình sự bị trả di trả lại nhiều lan, ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết
vụ án hình sự, anh hưởng đến quyên va lợi ich của người tham gia tô tụng
Do vậy, tác giả chon dé tai: “Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về trả hé sơ dé điều tra bé sung trong giai đoạn xét xừ sơ thâm
và thực tiễn áp dung tại thành phố Hà Nội" lam dé tải khóa luận của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiên nay có nhiều công trình nghiên cứu về trả hô sơ để điều tra bd
sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Các nghiên cứu này đã
được thể hiên trong công trinh khoa hoc được công bô trên sách, báo, tạp chí
chuyên ngành vả luân văn thạc sĩ, Theo do, phân lớn đã tập trung lam rỡđược các vân đê lý luân vả pháp lý có liên quan
Một số dé tài nghiên cửu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiền sĩ,
khóa luận tôt nghiệp: Ngô Đức Quang “Tra hồ sơ để điều tra bô sung trong
Trang 9giai đoạn chuẩn bị xét xử va thực tiến áp dung tai Lao Cai”, Luận văn thạc sĩLuật hoc, năm 2019; Lý Thị Hoài “Trả hô sơ để điều tra bd sung trong giaiđoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vu an hình sự và thực tiễn tại Tòa án nhân dântinh Cao Bang”, Luân văn thạc si Luật hoc, 2020; Phan Thái Quang “Trả hò
sơ dé điều tra bd sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vả thực tiễn tai Tòa án
nhân đân thành pho Yên Bái, tinh Yên Bai”, Luan văn thạc si Luật hoc, 2021;
Nguyễn Mạnh Hùng “Trả hô sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạn chuẩn bịxét xử và thực tiễn tại tinh Điện Biên”, Luận văn thạc @ Luật học, 2022
Ngoải ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí Công an nhân
dân, tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Kiểmsát cũng dé cập đến van để nay, cụ thể Huỳnh Trung Trực “Cân bö chếđịnh trả hô sơ để điều tra bd sung nhằm đảm bảo quyển của người bị buộc
tội”, Liên đoàn Luật su Việt Nam, số 12/2015; Nguyễn Quang Vịnh “Bản vệ
quan hệ phôi hợp của Vụ 4 — Viện Kiểm sát nhân dan tôi cao và Cơ quan điều
tra về tôi phạm ma tủy - Bộ Công an khi giải quyết vu an trả lại hỗ sơ điều tra
bô sung, Tap chí Khoa học Kiểm sát, Số 2/2018; Thanh Chung “Bộ luật Tôtụng Hình sự 2015 quy định nghiêm ngặt hơn về việc trả hô sơ yêu cau điềutra bô sung”, Tạp chí Tòa án, 4/2019; Lê Đình Nghĩa “Bản về ché định trả hô
sơ để điều tra bd sung của Tòa án cấp sơ thấm, Tạp chí Toa án, 12/2020
Các công trinh nói trên đã nghiên cứu, dé cập đến van dé trả hô sơ đểđiều tra bd sung được ở mức độ khác nhau Có những công trình dé cập đến
ý nghĩa, tâm quan trọng và nội dung quy định của pháp luật TTHS ve trả hô
sơ điêu tra bố sung trong giai đoạn xét xử Tuy nhiên, cũng có công trình matác giả không đông tình với quy định nảy Cho đến nay, quy định của phápluật tố tụng hình sự Việt Nam vẻ trả hô sơ để điều tra bd sung trong giaiđoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự va thực tiễn áp dung tại thành pho Ha Nộivan chưa có nghiên cứu, khảo sát nào được thực hiện Do vậy, khỏa luân tap
trung nghiên cửu sâu hơn về thực tiến áp dụng quy đính này trên địa bản
Trang 10thành Hà Nội, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm đâm bảo thực hiện
có hiệu quả chế định tra hỗ sơ để điều tra bô sung trong giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự
3 Ý nghĩa của khóa luận
3.1 Ýngiữa lý luận
Khóa luận là công trình nghiên cửu độc lập và chuyên sâu về việc trả
hô sơ dé điều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự trongpháp luật TTHS Việt Nam Khóa luận làm rổ khái niệm tra hô sơ dé điều tra
bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thấm vu án hình sự, căn cử và chủ thé ápdụng, từ đó giúp cho việc thực hiện đúng các quy định pháp luật về trả hồ sơ
để điều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thầm vụ án hình sự, không để lot
tội phạm nhưng cũng không làm oan sai người vô tdi, mở ra một giai đoan TTHS kip thời, chính xác, nghiêm minh va đúng pháp luật.
3.2 Ynghia thực tiễn:
Trên cơ sở khảo sát thực tiến, khóa luận đưa ra một số kiến nghị, giải
pháp khắc phục những vướng mắc, hạn chế của quy định pháp luật hiện hành
đối với hoạt đông trả hô sơ dé điều tra bô sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự ở TP Hà Nội nói nêng và trên cả nước nói chung Qua đó, nâng
cao hiệu qua đâu tranh phòng, chồng tdi phạm, bão vệ quyên và lợi ich hợppháp của công dân cũng như đáp ứng một phân yêu câu của công tác cải cách
tư pháp
Như vậy, với ý nghĩa nêu trên, khóa luận có thể được dùng làm tài liêutham khảo khi học tập, nghiên cứu về việc trả hồ sơ để điều tra bô sung tronggiai đoạn xét xử sơ thâm vụ an hình sự ở Việt Nam
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận lả đưa ra những giải pháp góp phân
bao dam thực hiện có hiệu qua việc tra hô sơ để điều tra bd sung trong giaiđoạn xét xử sơ thấm vu án hình sự trên địa ban Thanh pho Ha Nội và trên
Trang 115.1 Đối tương nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu của khóa luận là những van dé ly luận, quy địnhcủa pháp luật TTHS Việt Nam về tra hô sơ để điều tra bô sung trong giai đoạnxét xử sơ thấm vụ án hình sự và thực tiễn thi hành các quy định của BLTTHS
về chế định nay
5.2 Phạm vì nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Do tinh chất phức tạp và rộng lớn của dé tai, khóa
luận xác định phạm vi nghiên cửu như sau
Khóa luận tập trung nghiên cứu khái niệm và ý nghia của hoạt động trả
hô sơ để điều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình su, cácquy định vẻ trả hô sơ dé điều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án
hình sự trong BLTTHS năm 2015
Khóa luận chủ yếu xem xét thực tiễn thực hiên hoạt động trả hô sơ đểđiều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thâm vu án hình sư tại Toa án nhân
dân thanh phô Hà Nội giai đoạn từ năm 2019 đến tháng 8/2023 Qua đó, đưa
ra các giải pháp kiến nghị về mặt pháp luật cũng như một sô kiến nghị khác
nhằm bảo dam thực hiện có hiệu quả hoạt đông trả hô sơ dé điều tra bô sung
trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự trong thực tiến
6 Phương pháp nghiên cứu
Khoa luận được thực hiện nghiên cứu trên cơ sỡ phương pháp luận chủ
nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hô Chí Minh về Nha nước va pháp luật Theo
đó là quan điểm của Dang và Nhà nước ta về xây dựng nha nước pháp quyền,chính sách bảo vệ quyền con người, cải cách tư pháp cũng như công tac đâu
tranh phòng chong tôi phạm
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù
của pháp luật tô tụng hình su, cụ thể như sau: Phương pháp phân tich vả tông
Trang 12hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thông kê Khi sử dụng tổng hợp các
phương nảy giúp khái quát được về mặt lý luận, đông thời dam bao tínhchuyên sâu của các nội dung Đông thời, có được những đánh giá của hoạt
động tra hô sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thầm vụ
án hình sự qua từng giai đoạn.
7 Kết cầu của Khóa luận
Ngoài phân mở đâu, kết luận vả danh mục tải liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận gém 2 chương
Chương 1: Một số van dé lý luân và quy định của pháp luật tô tung
hình sự Việt Nam về trả hô sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạn xét xử sơthấm vụ án hình sự
Chương 2: Thực tiễn tra hô sơ để điều tra bố sung trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự trên dia bản thành phô Ha Nội và một số kiến nghị
Trang 13chế dé hạn chế quyên và lợi ích của chủ thể thực hiện hành vi đó Điều nayhoản toản không mâu thuẫn với nguyên tắc bảo vệ quyên vả lợi ích hợp pháp
của công dân mà trái lại nó còn góp phân bảo vệ được lợi ích của công đồng,
của xã hội, dam bảo thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước Tuynhiên, để giải quyết vu án hình sự được khách quan, toàn diện, tránh trườnghợp bö lot tôi phạm hoặc xảy ra tình trạng oan sai, chế định tra hồ sơ dé điềutra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thấm đã ra đời và nhân được sự quan
tâm của nhiều nha khoa học TTHS nghiên cứu
Trước khi đưa ra một khái niệm chính xác về tra hỗ sơ để điều tra bdsung trong giai đoạn xét zử sơ thấm vụ án hình sự, can lam rõ một số kháiniém khác có liên quan như: Khái niệm xét xử, khái niệm trả hỗ sơ để điều tra
bổ sung, khái niệm xét xử sơ thẩm
* Khái niéin xét xứ:
Quyên lực nhà nước là thông nhất, có sự phân công, phôi hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiên các quyên lập pháp, hành
Trang 14không thé thiếu của quyên lực nha nước — chức năng bảo vệ pháp luật ma còn
thực thi chức năng xã hôi thiêng liêng va bảo vệ, duy trì công ly, công bằng
xã héi? và theo đó, Tòa án là cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện quyên tư
pháp thông qua hoạt dong xét xử.
Từ điển Luật học giải thích xét xử là hoạt đông xem xét, đánh giá bản
chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tinh chat, mức đô pháp
lý của vụ việc, từ đó nhân danh Nhả nước đưa ra một phán quyết tương ứngvới bản chất, mức độ trái hay không trải pháp luật của vụ việc (xét xử vụ an
hình sự, dan sự, kính doanh, thương mại, lao động Từ điển đã chỉ ra đượccác trường hợp cần xét xử nhưng chưa nêu được chủ thể áp dụng hoạt đông
xét xử và muc đích của việc xét xử.
Tác giải Tran Trí Dũng cho rằng hoạt động xét xử của Tòa án la qua
trình áp dung pháp luật, diễn ra tập trung tại phiên tòa, được tiên hanh theomột trình tự thủ tục tố tụng nhật định, để giãi quyết các cáo buộc và tranh
chap pháp lý nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ trật tự hiển pháp va bảo vệ công
lý!
Tác giã Nguyễn Thị Thủy có định nghĩa về xét xử như sau:
“Xét xử là hoạt động đặc trưng của Tòa án, được tiên hảnh theo một trình
tự, thủ tục và những nguyên tắc nhất định nhằm giải quyết các vụ án khácnhau về dân sự, hình sự, hành chính, ma kết qua được thé hiện đưới một bản
án hay quyết đính Bản an, quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc vớinhững người tham gia tô tung, những cơ quan, tô chức có liên quan và được
bảo đâm thực hiện chủ yếu bang sức mạnh cưỡng chế của Nha nước Š.
Những khái niệm trên đã nêu lên được những khia cạnh của hoạt động
* Xem thêm Khoản 3 Điu2 Biển pháp 2013
` Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể ché tr pháp trong nhà mvc pháp quyền, Nxb Tw pháp, Hà Nội,t 22
+ Trân Trí Dững (2020), Bio vi cổng ly trong hoạt động xát xử của Tòa án nhân din ở Việt Nam hiện nay,
Luin vin tiền sĩ Luật học „ Trường đại học Luật Hà Nội,tr 48.
* Nguyễn Thi Thủy (2020), Bio dim chế độ xét xử sơ thẳm, phúc thẩm trang tổ trng hành chinh tir thục tiến
tỉnh Thái Bah, Luin vin thạc sĩ Luật hoc, Trường đaihọc Luật Ha Nội,tr7
Trang 15xét xử và tương đồi thông nhất dé cập đến bản chat pháp lý của chúng 1a hoạtđộng đặc trưng của Toa án, được thực hiện theo một trình tự thủ tục nhất định
để giải quyết các tranh chap pháp lý Tuy nhiên, nó vẫn chưa day đủ, khoahọc chứa đựng tat cả các đặc điểm của hoạt động xét xử Cu thé đối với kháiniệm xét xử của tac giả Tran Trí Dũng chưa nêu được kết qua của hoạt đôngxét xử là gi Trong khi đó, khải niệm xét xử của tác giả Nguyễn Thị Thủy lạichưa nêu được một trong những đặc điểm quan trọng nhật của xét xử đó là
hoạt động nay là hoạt động thực thi quyên lực Nhả nước
Để có một khái niệm hoàn chỉnh về xét xử trong đỏ bao ham các nộidụng đặc trưng, cơ ban như tính chất, căn cứ, mục dich, tham quyên và đôi
tượng áp dung, tác giả khóa luận xin đưa ra khái tiệm xét xử như sau: Xét xứ
là hoạt đông mang tính quyền lực nhà nước do các Tòa án có thâm quyền
thực hiện theo một trình he thi tục được pháp luật quy đình nhằm giải quyếtcác vụ aa, vụ việc khác nhan về dân sự hình sự hành chính mà kết quả
được thé hiện dưới hình thức bản an hay quyết dinh có hiệu lực bắt buộc với
những người tham gia tỗ tung những cá nhân, cơ quan, 16 chức có liên quan
và được bdo dam thực hiện bằng các biện pháp cưỡng ché của Nhà nước
Về Rhái niệm trả hồ sơ dé điều tra bỗ sung
Để có thé đưa ra khái niệm chính xác về tra hô sơ dé điều tra bô sung,trước hết cân tìm hiểu khái niệm ho sơ vụ án hình sự
Hỗ sơ vụ án hình sự lả tập hợp các văn bản, tải liệu do cơ quan có thẩmquyền tiền hanh tô tụng (cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiênhanh mét số hoạt đông điều tra, viên kiểm sát, tòa án) thu thập, lập ra từ giaiđoạn khởi tô, điều tra, truy tố cho đến xét xử và thông thường được sắp xếptheo trình tự thời gian Các văn bản, tai liệu có môi liên hệ mật thiết với nhau,phan ánh một hoặc nhiều van dé can lam rố trong vụ án cũng như là căn cứpháp lý dé cơ quan có thâm quyên xem xét, giải quyết vụ án Ngoài ra, cácquyết định tô tụng, hành vi tổ tung của Co quan, người có thâm quyên tiên
Trang 16hảnh tơ tung trong suốt quá trình giải quyết vụ án cũng được ghi nhận, lưu giữtrong hồ sơ vụ án Mét hơ sơ vụ an hình sự bao gồm các tải liệu cụ thể nhưsau: Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (Quyếtđịnh khởi tơ vụ án, quyết định khởi tơ bi can, lệnh tam giữ, lệnh/quyết địnhtạm giam, quyết định trưng câu giám định, ); các biên bản tơ tung do Cơquan điều tra, Viện kiểm sát lập (biên bản bắt người pham tơi qua tang, biên
ban hưi cung, biên ban lây lời khai của bị hai, ); các chứng cứ, tài liệu liên
quan đến vụ án (kết quả chưng câu giám định AND, kết quả giám định
thương tật, ), Các chứng cứ, tai liệu do Viện kiểm sát, Tịa án thu thập tronggiai đoạn truy tơ, xét xử phải đưa vào hơ sơ vụ án (lý lịch, anh, dau vân tay,
chữ ký của bị can, )° Như vậy, hơ sơ vu an hình sự chứa đựng tồn bộ các
thơng tin, chứng cứ về tội phạm vả người phạm tơi, được các cơ quan tiên
hành tơ tụng dua vào đĩ để thực hiện chức năng tổ tụng của mình, đồng thời
bổ sung, hoản thiện qua từng giai đoan tơ tung? :
Hỗ sơ vu án hình sự trong những giai đoạn đầu tiên của hoạt động tơtụng thường do Cơ quan điêu tra tao lập Sau đĩ, khi đã cĩ kết luân điều tra
thì hơ sơ sé được chuyên sang Viện kiểm sát dé tiền hành thủ tục truy tơ Viênkiểm sát căn cứ vào các tai liêu chứng cứ trong hồ sơ do Cơ quan điều tra thuthập trong giai đoạn khởi tố, điều tra, kết hợp với thu thập, bd sung các tailiệu chứng cứ tại giai đoạn truy tơ dé ra một trong các quyết định: đình chỉ vụ
án, trả hơ sơ dé điều tra bỗ sung hoặc ra ban cáo trạng, quyết định truy tơ bican ra trước Tịa án Tịa án sau khi nhận hơ sơ vu án từ Viện kiểm sát sé căn
cử vào các tải liệu chứng cứ trong hồ sơ dé đưa ra quyết đính: tạm đình chỉ vụ
án hoặc đình chỉ vụ an; đưa vụ an ra xét xử hoặc trả hơ sơ để điều tra bỗ
sung’,
* Xemihộn 2 và khoản 3 Đầu 131 BLTTHS 2015 : 5
` Lê Hữu Thị, Nguyễn Thi Thủy (2007), Hồn thiện mơ hinh to tmg hành sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách:
tr pháp, Nghiền cứu lập pháp (18),tr5.
* Nguyễn Manh Himg (2022), Trà ho sơ để điều tra bo sưng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tien taitinh Điện Biên, Luận vin thạc sĩ mật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr 9.
Trang 17Hiện nay, trong hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam nói
chung cũng như pháp luật TTHS noi riêng, chưa có văn ban nao đưa ra khải
niệm về trả ho sơ để điều tra bô sung ma chỉ quy định về căn cứ, thủ tục vảthấm quyên của hoạt động này Tuy nhiên, do đây là van dé quan trong, anhhưởng trực tiếp tới quyên va lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân nên trong khoahọc pháp lý về TTHS thi trả hô sơ để điều tra bô sung trong giai doat xét xử
sơ thâm đã được nhiêu tác giả nghiên cửu va đã có những quan điểm, ý kiếnkhác nhau, cu thể
Tác giả Nguyễn Thi Hai Châu cho rằng: “Trả hô sơ để điều tra bd sung
là chế định của Luật tô tung hình sự quy định Viện kiểm sát hoặc Tòa ánchuyển trả hô sơ cho Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra dé điều tra thêm về
vụ án hình sự theo các căn cứ được quy định trong BLTTHS nhằm mục dich
lâm sáng tỏ vụ án hình sự, dé Tòa án xét xử vụ án một cách công minh, chính
xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không lâm
gan người vô tôi””
Tác giả Tran Thế Vinh lại cho rằng việc trả hô sơ để điều tra bo sungchỉ được thực hiện khi vu án còn thiếu chứng cử quan trọng mà Viên kiểm satkhông tự điều tra hoặc Tòa án không thé làm rổ được khi xét xử vụ án, do đómục dich trả hồ sơ dé điêu tra bố sung sung nhằm dam bảo việc truy tố, xét xử
vụ an hình sự khách quan, toàn điện, xử lý đúng người, đúng tdi va đúng pháp
luật, không bö lọt tôi phạm, không lam oan người vô tai,
Ca hai khái niệm về trả hô sơ dé điều tra bd sung nói trên đã nêu đượcmục đích của việc trả hô sơ dé điều tra bd sung Tuy nhiên, các khái niệm naylại chưa nêu được việc trả hô sơ để điều tra bd sung chỉ diễn ra ở giai đoan
° Nguyễn Thi Hải Chiu (2010), Chế định trả hộ sơ đã điều tra bo sung trong to tưng hành sự Vit Nam, Luận.
vin thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hi Nội,tr 19.
'° Trần Thể Vish (2014 „ Nùng cao chất tương thục hành quyền công tổ, kiếm sit điều ta các vụ án hình sự,
hạn chỉ việc trả hồ sơ điều tra bo sumg giữa các co guan tiền hành to amg, Tap chíkiểm sit (22), tr12
Trang 18truy tô và trong giai đoạn xét xử sơ thâm! Ngoài ra, đôi với khái niệm củatác giả Nguyễn Hải Châu cũng chưa nêu được các trường hợp trả hỗ sơ đểđiều tra bố sung Còn đối với khái niệm của tác giả Tran Thê Vinh thì cònthiểu thấm quyên quyết định việc trả hô sơ đề điêu tra bô sung.
Theo tác giả khóa luận, việc tra hô sơ dé điêu tra bd sung có thể đượcđịnh nghia như sau: Tra hỗ sơ dé điều tra bỗ sung là việc Viện kiểm sát tronggiai đoạn truy tỗ trả hô sơ cho Co quan điều tra hoặc Tòa an trong giai đoanxét xứ sơ thâm trả hd sơ cho Viện kiếm sát khi có căn cứ mà Bộ luật tổ tunghinh sự quy định nhằm làm sáng tô vu an hình suc để việc truy t6, vét vữvụ dn
được thực hiện công minh, chính xác, ding người, Ging lội, không bỏ lot tôi
phạm, Rhông làm oan người vô tội, góp phẩm nâng cao chất lương công tác te
pháp
* Khái niệm xét xử sơ thâm vu da hình sự
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay phân chia hoạt động té tung
thánh nhiều mảng lớn la tổ tụng hình su, tô tụng dân su, tô tụng hành chính,
tổ tụng kinh tế va to tung lao động Trong đó, tô tung hình sự la quá trình giải
quyết các vụ án hình sự bao gém nhiêu giai đoạn khác nhau và xét xử sơ thẩm
vụ án hình sư là giai đoạn mà theo đó toa án có thẩm quyên thông qua qua
trình tranh tung tại phiên tòa giải quyết vu án bằng việc ra một bản án xác
định bi cáo phạm tội hay không phạm tôi, khung hình phat cũng như các biên
pháp tư pháp (nêu có) hoặc quyết định khác như quyết định đình chỉ, tạm đìnhchỉ vụ án, Xét xử sơ thâm vu án hình sự thông thường lả xét xử lân dau” và
do tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự khu vực hoặc tòa án nhân dân
cấp tinh va tòa an quân sự cấp quân khu thực hiện theo trình tự, thủ tục quyđịnh tai BLTTHS năm 2015 vả các văn ban hướng dan thi hảnh Đây lá một
hoạt động mang tính quyền lực nha nước của Tòa an nhằm bảo vệ trật tư xã
!! Nguyễn Hii Ninh (2008), Sửa đối, bổ amg quy dinh của pháp Init về điều tra bo sung, Tạp chi Luật học
(,tr56.
`2 Vite ait xử sơ thẩm thuộc các trường hợp theo quy dink tại Điều 358, 391 và 402 BLTTHS 2015 không
hải là xét xr lần đầu.
Trang 19hôi, quyên và lợi ich hop pháp của các ca nhân, tô chức, dong thời tao sự ran
đe, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân cũng như góp phân đâutranh phòng chồng tôi phạm
Theo đó, quá trình xét xử sơ thâm vụ án hình sự có thể được chia làmhai bước la chuẩn bi xét xử và xét xử vụ án tại phiên tòa Tai bước chuẩn bịxét xử, Tham phan chủ tọa phiên tòa sau quá trình xem xét, nghiên cứu hồ sơ
mà phát hiên hồ sơ vụ án còn thiêu những chứng cứ quan trọng, có trườnghợp bỏ lot tôi pham hoặc co hành vi vi phạm nghiêm trong thủ tục tô tung
theo quy định tại BLTTHS thì Tham phan có thé ra quyết định tra lại hô sơ déđiều tra bô sung Tương tư đôi với bước xét xử tại phiên tòa, nêu HĐX nhậnthay không thé bỗ sung ngay các chứng cứ tại phiên tòa cũng như có các căn
cứ theo BLTTHS thì HDXX cũng ra quyết định trả hô sơ vụ án cho VKS déđiều tra bô sung
Tác giả Trân Văn Biên va Dinh Thể Hung đưa ra khải niệm về việc trả
hô sơ dé điều tra bd sung trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự nhưsau: “Việc trả hô sơ dé điêu tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ ánhình sự là kết quả của quá trình nghiên cứu hô sơ của Tham phan chủ toa
phiên toa hoặc của HĐXX thông qua việc xét hdi, tranh luân công khai tại
phiên tòa ma phát hiện thấy hé sơ vụ án còn thiểu những chứng cứ quan
trong, co hành vi phạm tôi khác, có dong phạm hoặc tội pham khác, có vi
phạm nghiêm trong thủ tục tô tụng ma không thể khắc phục tại phiên toa
được, cần chuyển lại hé sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bỗ sung nhằm tìm ra
sự thật khách quan của vụ án, có phán quyết chính xác, tránh bö lọt tôi phạm
cũng như làm oan người vô tôi,
Nếu tiếp cận khái niệm tra hồ sơ để điều tra bô sung trong giai đoạn xét
xử sơ thấm vu án hình sự như quan điểm nêu trên thì có thé thay khái niémchưa nêu trả hd sơ cho VKS dé điêu tra bô sung ở đây là VKS nao và thiêu
© Trần Vin Biin, Dinh Thể Hung (chủ biển) (2016), Binh hận khoa học Bộ Init to trng hành sự năm 2015,
Nib Hong Đức ,tr22
Trang 20một trong những mục đích quan trong của việc trả hỗ sơ để điều tra bỗ sung
đó là dé khắc phục những vi phạm trong thủ tục tô tụng Ngoài ra, việc tra ho
sơ điêu tra bô sung trong giai đoạn xét xử sơ thâm phải được thực hiện theo
trình tự, thủ tục pháp luật tô tụng hình sư quy định
Từ những phân tích các khái niệm có liên quan ở trên, tác giả xin đưa
ra khái niệm trả hô sơ để điều tra bỗ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vu
án hình sự như sau: 7á hỗ sơ đề điều tra bô sung trong giai doan xét xứ sơthẩm vụ đa hinh sự là việc Thâm phản chủ tọa phiên tòa trong giai đoạnchuẩn bị xét xử hoặc Hội đồng vét xứ khi xét wie vụ Gn tại phiên tòa phát hiện
hồ sơ thiếu chứng cứ quan trọng có ƒ' nghĩa quyết đinh đối với việc giải quyết
vu dn về nội dung mà không thé bỗ sung tại phiên tòa được hoặc can truy tố
thêm người, thêm tôi hoặc xử i những vi phạm nghiêm trong thủ tuc té tung
nên đã quyết dinh hoàn lai hé sơ vụ an cho Viện kiểm sát đã truy tô dé điều
ait
112 Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quy dinh về tra hồ sơ dé điềutra bỗ sung nhằm đã bảo xét xứ được khách quan, toừn điêr
tra bỗ sung trong giai doan xét xử sơ thẩm vụ an hình sự
Việc quy định và thực hiện quy định về tra hô sơ để điều tra bô sungtrong giai đoan xét xử sơ thấm vụ án hình sự có ÿ nghĩa vô cùng quan trongtrên nhiều phương điện Cụ thể:
Tht nhất, ý nghĩa chính trị- xã hội
Việc quy định cho toa án cap sơ thấm quyên trả hồ sơ dé điều tra bỗsung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thé hiện quan điểm tôn trọng và bảo vệ
quyên con người, quyên và lợi ích hợp pháp của người tham gia tô tụng của
Nha nước ta; thể hiện thai đô thận trọng của Nhà nước khi xem xét, cân nhắc
để xử lý người thực hiện hanh vi phạm tôi, bảo đâm việc xử lý khách quan,toản điện, day đủ, không bỏ lọt tôi pham nhưng cũng không lâm oan người
không phạm tội.
Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động thực hiện quyên tư pháp
Trang 21-một trong ba nhánh quyền lực của Nhả nước Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công
ly, bảo vệ quyên con người, quyền công dân, bảo vệ chê độ x4 hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Trong pháp luật hình sự, Tòa án xem zét day đủ, khách quan, toàn diện các tailiệu, chứng cử đã được thu thập trong quá trình tô tụng, đồng thời căn cứ vảo
kết quả tranh tụng tại phiên tòa để ra bản án, quyết định việc có tôi hoặckhông có tội, ap dụng hoặc không áp dụng hình phạt, Để thực hiện có hiệuquả các nhiệm vụ nêu trên, quá trình chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên toa
cho phép Tòa án áp dụng các biên pháp nhằm lam sang tö vu an và một trong
sô do là trả hô sơ dé điều tra bô sung Pháp luật Việt Nam nói chung và phápluật TTHS nói riêng với việc quy định cho phép Tòa án tra hô sơ dé điều tra
bổ sung trong giai đoan xét xử sơ thâm vụ án hình sự đã thé hiện quan điểm
của Nhà nước ta là tôn trong và bảo vệ quyên con người, quyên và lợi ích hoppháp của người tham gia tô tung, bao dam mục đích của tó tụng hình sự là xử
lý vụ án khách quan, toản điện, đây đủ, không bö lọt tôi phạm nhưng cũng
không làm oan người không phạm tôi.
Tint hai, ý nghĩa thực tiễn
Quy định và thực hiện quy định về tra hỗ sơ để điều tra bd sung tronggiai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự nói chung va trong giai đoạn chuẩn bịxét xử sơ thm nói riêng có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng trong tố tụng
Trang 22tự, thủ tục do Bộ luật nay quy định” Đây chính là tinh thân và nội dung cơbản nhật của nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong TTHS Theo đó, khi tiến
hành các hoạt động tô tụng để giải quyết vu án, các cơ quan có thâm quyên
tiến hành tô tụng, người có thâm quyên tiến hành tô tụng phải thực hiện các
hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của mình theo đúng các quyđịnh của pháp luật tô tụng Hoạt động tổ tụng phải được thực hiện theo đúngtrình tự, thủ tục ma Bô luật tô tụng hình sự đã quy đính Trong quả trình tôtụng nếu các cơ quan tiến hảnh tô tung trước không thực hiện, thực hiện
không đúng va day đủ yêu câu của nguyên tắc nảy thì sẽ dẫn đền hậu qua lam
cho việc giải quyết vu an của Toa án trong giai đoạn xét xử sé không khách
quan, đúng đắn, xâm phạm quyên con người, quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, cơ quan, tô chức Khi phát hiện những thiểu sót, vi phạm đó, cânphải có giải pháp sửa chữa, khắc phục kip thời Đây chính là lý do đểBLTTHS quy đính cho Tòa án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bd sungtrong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự
Hai ia việc quy định và thực hiên quy định về tra hỗ sơ dé điều tra bỗsung trong giai đoạn xét xử sơ thâm giúp cho việc giải quyết các vu án hình
sự được khách quan, minh bạch, đúng người, đúng tội, tránh bö lọt tội phạm
nhưng đồng thời cũng không để xảy ra tinh trang oan sai
Việc Tòa án phán quyết một người là phạm tôi va phải chap hanh hìnhphạt tù là nhằm mục đích tước bö hoặc hạn chế những quyền và lợi ich hợp
pháp của cá nhân do Do vậy, để bảo dim quyên vả lợi ich của môi cá nhân
được bao dam và không bi xâm phạm, các cơ quan có thâm quyên trong qua
trình tiến hanh tô tụng cân truy tố, xét xử một cách công bằng, khách quan,thực hiện các thủ tục TTHS theo đúng quy định của pháp luật Dé thực hiệnđược điều nay, BLTTHS đã quy định chế định tra hô sơ dé điều tra bỗ sung
Theo do, trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ an hình su, Tham phán
hoặc HĐ7 khi thay hô sơ vụ án còn thiêu những chứng cứ quan trong, có
Trang 23hành vi phạm tôi khác, có đồng phạm hoặc tội phạm khác hoặc phát hiện có
hảnh vi vi phạm nghiêm trong thủ tục TTHS ma không thể khắc phục tạiphiên tòa được thì Tòa án chuyển lại hồ sơ cho Viện kiểm sát dé điều tra bốsung Việc tra hỗ sơ để điều tra bỗ sung sé khắc phục và bé sung kịp thờinhững thiểu sót trong hô sơ vụ án Kết quả điều tra bd sung có thé lam giatăng tinh toàn điện, đa dạng va đặc biệt là sự sáng tỏ của hệ thống nguônchứng cứ - nên tang vững chắc bao đảm cho hoạt động chứng minh tội phạm.được khách quan, chính xác và mang tinh thuyết phục
Ba ia, việc quy định vả thực hiện quy định về tra ho sơ để điều tra bdsung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử gop phân nâng cao tinh thân tráchnhiệm của cơ quan, cá nhân có tham quyên tiền hành tó tung trong giai đoạn
điều tra, truy tô và xét xi.
Cơ quan điều tra trong phạm vi, quyền han của mình phải tiên hanh ap
dụng các biện pháp hep pháp để xác định sự thật của vụ án một cách đây đủ,
toan diện và khách quan, lam rõ chứng cử xác định tdi danh của người bi
buộc tội, các tinh tiết tăng nặng, giảm nhe trách nhiệm hình sự (nêu co)" Đôivới một số vụ an dé có thể dua ra được những phán quyết công minh, đúngngười, đúng tội thì cân tra hô sơ để điều tra bô sung nhưng đây không phải là
biện pháp mong muốn được thực thi trong quá trình xét xử vụ án bởi 1é một
vụ an phải trả hô sơ dé điều tra bổ sung thé hiện sự thiểu sót của Cơ quan điềutra va Viện kiểm sat trong việc phát hiện va chứng minh tôi pham, dong thời
cũng khiển các cơ quan tiền hảnh tô tụng bị suy giảm danh dư, uy tín Chính
vi lẽ đó, việc quy định trả h6 sơ dé điêu tra bô sung góp phan nâng cao tinhthân trách nhiệm trong quá trinh thực hiện TTHS, hạn chế tôi đa những thiểusút khién hô sơ vụ án bi trả lại để điều tra bd sung
** Nguyễn Phúc Lưu C006), Trả hồ sơ dễ điều tra bổ sung — một số vẫn đề ý kân và thực tiến, Tạp chi Din
To thứ sự coin nite sơ đề điều tra bo sung trong giai dom xét xử sơ thâm vụ ín hành sự theo
Bộ Mật Tổ amg hah nự năm 2015, Luận vin thạc sĩ Luật học, Trường daihoc Luật Hi Nội 17.
‘Mem Điều 15 BLTTHSnăm 2015
Trang 241.2 Quy định cửa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về trả hô sơ để
điều tra bô sưng trong giai đoạn xét xử sơ thầm vụ án hình sự.
12.1 Khái quát quá trình lập pháp về trả hô sơ dé điều tra bỗ sung tronggiải doan xét xử sơ thẫm vu dn hinh sự
- Quy dinh của pháp luật về trả hồ sơ dé điều tra bd sung trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vu an hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988
Cách mang tháng Tam thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoa
ra đời và theo đó là những cải cách, đổi mới trong tư duy về mọi mặt Tuynhiên, do chính quyền nước ta giai đoạn nay còn non trẻ và với đặc điểm cáchmạng Việt Nam trong thời kì nảy, tô chức Toa án van theo mô hình cũ thờithuộc Pháp và luật pháp van giữ nguyên như cũ trừ những điều khoản trái với
chủ quyển và chính thé dan chủ cộng hoa của nước Việt Nam” Thủ tục tố
tụng hình sự theo mô hình tô tụng hình sự của Pháp, bao gồm ba giai đoạn:
điều tra, kiểm tra vả xét xử và không có quy định trả hô sơ để điều tra bd
sung Cho đến trước năm 1960 thì pháp luật Việt Nam không tôn tại chế định
trả hô sơ dé điều tra bỗ sung
Sự kiện đánh dâu sự thay đôi về thủ tục tô tung so với giai đoạn trướcđây lả việc Quốc hội khỏa II thông qua Luật Tô chức Toa án nhân dân vao14/7/1960 và thông qua Luật tô chức Viên kiểm sát nhân dan vào ngày15/7/1960 Theo đó, tô chức hệ thong Toa án nhân dân và hé thong Viện kiểm
sát nhân dân độc lập với nhau, có chức năng vả nhiệm vụ nêng biệt Ngày
2/10/1962, Toa án nhân dan tôi cao ban hành Thông tư so 009- NCPL hướng
dẫn các Toa án nhân dân địa phương về công tác kiểm tra hô sơ hình sự trướckhi xét xử, trong đó quy định: “Qua nghiên cum hỗ so, nếu thay tài liêu cònthiếu sót hoặc chưa rõ răng hoặc còn có những điểm mâu thuẫn hay bắt hợp
If trong nội dung đối chiểu, thì can kiên quyết dat van đề bỗ sung vác minh,
Nếu thay là những thiếu sót về những điểm cơ ban thì Toà án hoàn iat hỗ sơ
" Yom thêm Sắc lệnh số Si ngày 17/4/1946
Trang 25cho Viện kiêm sat, yên cầu điều tra bỗ sung: nôi dung yêu cầu đề ra phải cuthé và rố rang’ Trong giai đoạn tiếp theo, TANDTC lân lượt ban hảnhhảng loạt văn bản để hướng dẫn về chế định nảy như Đê án trình tự tô tụng sơthâm hình sự số 1084- NCPL, Ban hướng dẫn về trình tự tô tụng sơ thấm vềhình sự (kèm theo Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974),
Như vây, có thé thay rằng chê định trả hô sơ dé điều tra bd sung tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm vu án hình sự chỉ được manh nha hình thành trong
hệ thông pháp luật TTHS nước ta bat đầu từ những năm 1960
- Quy dinh của pháp luật về trả hồ sơ dé điều tra bd sung trong giai đoanxét xử sơ thẩm vu án hình sự giai doan từ năm 1988 den trước 01/01/2018
BLTTHS năm 1988 - BLTTHS đầu tiên của nước ta ra đời đánh dâuthời điểm chế định trả hồ sơ để điều tra bd sung trong giai đoạn xét xử sơthấm vụ án hình sư chính thức được ghi nhận trong một văn ban quy phampháp luật TTHS có hiệu lực cao Cụ thể tại các Điều 154 và Điều 173 như
sau:
Điều 154 BLTTHS năm 1988 quy đính:
“1- Thâm phán ra quyết định trả hỗ sơ cho Viện kiêm sát đề điều tra bỗ
Sung trong những trường hop sau day:
a) Khi cần xem xét thêm nhitng chứng cứ quan trong đối với vu an makhông thé bỗ sung tại phiên toà duoc;
b) Khi có căn cứ dé cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng
phạm khác ;
©) Khi phát hiên có vi phan nghiêm trong thủ tục lỗ tung
Những vẫn đà cần điều tra bỗ sung phải được nói rõ trong quyết địnhyên cầm điều tra bỗ sung
2- Nếu kết quả điều tra bỗ sung dẫn tới dinh chỉ vụ an thi Vien kiémsát ra quyết định đình chỉ vu án và báo cho Toà an biết
°*- htps/#apchitosanvrWt-che-dilxtoa-an.tra-ho-so-de-điau.tra-bo-sưngS460 hml, truy cập ngày
18/10/2023
Trang 26Trong trường hợp Vien kiêm sát không bô sung duoc những vẫn đề màToà án yêu cầm bỗ sung và van giữ nguyên quyết dinh truy tố thì Toà an vẫntién hành xét xử".
Khoản 2 Điêu 173 BLTTHS năm 1988 cũng quy định: “2- Quyết định
về việc thay đối thành viên của Hội đồng xét xử: km sát viên, người giảmđịnh, người phiên dich, thư ki phiên toà; chmyễn vụ an, yêu cầm điều tra bôsung tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ an và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho
bị cáo phải duoc thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được viết
thành văn ban ”
Bên cạnh đó, dé hướng dan thi hành các quy định về trả hô sơ dé điềutra bố sung, Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 cũng quyđịnh: “khi Tòa dn trả hé sơ dé VKS điều tra bỗ sung thi Toà dn xoá số thu If,VES ghi việc Toà dn trả hỗ sơ vào số thu If của mình Khi nhận lại hô sơ Toà
án tim if} lai Ngày chuyên hồ sơ cho VKS và ngày thu ly lai cũng được đóng
dé hoặc ghi vào bìa hô so”
Sau một khoảng thời gian thực hiện BLTTHS năm 1988, VKSNDTC
phối hợp cùng TANDTC va Bộ nội vụ thống nhất ra Thông báo số
61/KT-LN ngay 05/11/1096 hướng dẫn về thời hạn điều tra bd sung, theo đó quyđịnh thời han để Viên kiểm sát điều tra bỗ sung không qua một thang Trường
hợp vụ án có bị can bi tam giam nhưng đã hết thời hạn tạm giam thì Viện
kiểm sát ra lệnh tạm giam tiếp 30 ngày va việc điều tra bỗ sung phải hoanthảnh trong thời gian trên đủ hd sơ vụ án ở Cơ quan điều tra hoặc ở Viện kiểm
sat.
Ngảy 26/11/2003, BLTTHS năm 2003 được Quốc hôi thông qua va có
hiệu lực thi hanh vao ngày 01/07/2004 thay thé cho BLTTHS năm 1988 nhằm
bảo dam phù hop với những thay đôi của kinh tế, xã hội và thực tiễn tô tụnghình sự ở nước ta giai đoan này Kế thừa va co sự tiếp nối phát triển,BLTTHS sự năm 2003 đã quy định cơ ban đây đủ về các khia cạnh của chế
Trang 27định trả hô sơ để điều tra bd sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vu án hình, bao
gồm: căn cứ và thấm quyền trả hô sơ để điều tra bỗ sung, thời hạn điều tra bỗ
sung, số lân tra và trình tự, thủ tục tra hô sơ để điêu tra bé sung ở giai đoạnxét xử sơ thấm vụ án hình sự Một trong những điểm mới của pháp luật TTHSgiai đoạn này so với BLTTHS năm 1988 và các văn bản hướng dan thi hành
là việc bô sung quy định giới han số lần ma Toa án được trả hô sơ để điều tra
bổ sung là không qua hai lân
Ngoài ra, để hướng dẫn chi tiết về chế định nảy, Hôi đồng thấm phanTANDTC đã ban hanh Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004,theo đó quy định trong trường hợp nghiên cứu hô sơ chuẩn bị xét xử néu pháthiện thay van dé cân điều tra bô sung, thì van phải tiếp tục nghiên cứu toàn bộ
hô sơ vụ án dé xem xét có van dé nao khác cân điều tra bd sung hay không.Toà an chỉ ra quyết định trả hô sơ để điều tra bô sung lần thứ hai trong trườnghợp những vân đề yêu câu điều tra bỗ sung trong quyết đính tra hỗ sơ để điềutra bỗ sung lần thứ nhất chưa được điều tra b6 sung hoặc tuy đã được điều tra
bô sung nhưng chưa đạt yêu câu hoặc từ kết quả điều tra bỗ sung xét thay cân
điều tra bé sung vấn dé mới” Bên cạnh đó, VKSNDTC, TANDTC và Bộ
Công an đã phôi hợp ban hành Thông tư liên tịch
01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Té tung hình sự
về trả ho sơ dé điều tra bỗ sung, trong đó quy định cụ thé vả chỉ tiết các căn
cử trả hô sơ dé điều tra bô sung, thời hạn, trình tự thủ tục va sự phối hợp củacác cơ quan tiên hanh tô tung trong việc trả hé sơ để điều tra bỗ sung trong
giai đoạn xét xzử sơ thấm vụ ân hình sự.
Hiển pháp năm 2013 ra đời, danh dâu một bước tiền lớn trong quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyên x4 hội chủ nghĩa Việt Nam và với chủ trương
“Xây dưng, hoàn thiên Nhà nước pháp quyên zã hội chủ nghĩa phải tiền hành
dong bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp , gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa,
‘Yom thêm điểm 4.3 khoăn 4 max I của Nghủ quyết 04/2004/NQ-HĐ TP
Trang 28xã hôi?” Với sự ra đời của Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 đãđược xây dựng và ban hanh thay thé cho BLTTHS năm 2003.
1.2.2 Quy dinh của pháp luật tế tung hình sự Việt Nam hiện hành về trả hỗ
sơ đề điều tra bỗ sung trong giai doan xét xử sơ thẩm vụ dn hình sự
12.2.1 Thâm quyền ra quyết định trả hồ sơ dé điều tra bỗ sung trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vu an hình sự
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình su, việc trả hé sơ để điềutra bỗ sung của được thực hiện tại hai thời điểm: trước khi mở phiên tòa(trong thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS)hoặc tại phiên tòa xét xử (theo quy định tại điểm c Khoan 6 Điều 326BLTTHS) Theo đó, thâm quyên trả hô sơ đối với giai đoạn chuẩn bị xét xử làThẩm phán chủ toa phiên tòa và đối với giai đoạn xét xử là HĐX Quy địnhnay về cơ ban không thay đổi so với BLTTHS 2003
Tuy nhiên, dé hạn chế việc kéo dai thời gian giải quyết vụ an, tra hỗ
sơ dé điêu tra bd sung không cân thiết, BLTTHS năm 2015 đã mở rông hơn
so với BLTTHS 2003 vẻ thấm quyên của Tòa án Theo đó, trường hợp xétthay không cân thiết phải trả hô sơ để điều tra bé sung, Tòa án có quyền tiênhanh xác minh, thu thập, bô sung chứng cứ bằng các phương thức như: Tiếpnhận chứng cứ, tai liệu, đô vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tô chức, cá
nhân cung cấp; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tải liệu, đô vat
liên quan đến vu an; Xem xét tại chỗ vật chứng không thé đưa đến phiên tòa,Xem xét tại chỗ nơi đã xây ra tôi phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến
vụ án; Trưng cầu giám định, yêu câu định gia tải sẵn ngoài các trường hợp bắt
buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản; trưng cầu giảm định bỗ
sung, giảm đính lai; yêu câu định giá lại tai sản, Trường hợp Tòa an đã yêu
cầu Viện kiểm sát bé sung chứng cứ nhưng Viên kiểm sát không bỗ sung
* ps uhalieuvankien đangcongsan wrUban-cháp-hanh-trưng-uong-
dàng/dai-hoš-dang/lan-tut-;dứnghi-quyet-dathoi-dai-biew-tom-quoc-lan-tha-xdi- 1596 ,truy cập ngày 18/10/2023.
Trang 29được thi Tòa án có thé tiền hành xác minh, thu thập tải liệu, chứng cứ dé giải
quyết vụ án
Quy đính nay thé hiện sự tiến bộ trong quá trình xây dựng pháp luậtTTHS, bởi 1é Tòa án được tạo điều kiện để chủ đông trong công tác đánh giátoan điện các chứng cứ có trong hô sơ vụ án và các chứng cứ cân bỗ sung để
xác minh sự thật khách quan của vụ án Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng
việc quy định như vậy cũng có thé dẫn đên việc CQĐT, VKS nghĩ rằng van
còn một giai đoan điêu tra, thu thập chứng cứ tại Tòa án nên chủ quan trongquá trình tiền hành tô tụng trước đó và việc mở rộng quyền han cho Tòa án có
thé dẫn đến sự chông chéo vẻ chức năng, nhiém vụ, quyên hạn giữa các cơ
quan tiền hanh tô tung, người tiên hành tô tụng, không dem lại hiệu quả cao
trong công tác tư pháp.
Tại phiên tòa, chủ thé có tham quyền trả hô sơ để điều tra bd sung làHĐXX Bởi lẽ, Tòa án xét xử theo nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo
đa sô va tại phiên tòa, việc trả hd sơ để điều tra bồ sung được thực hiện thông
qua quá trình nghị án của HĐXX Trong trường hợp vụ án được giải quyết
theo thủ tục nit gon, thẩm quyên nay thuộc về Tham phán được phân công xét
xử vụ án vi theo quy định tại Điêu 24 và Điêu 463 BLTTHS 2015 thi vụ án
giải quyết theo thủ tục rút gon chỉ có mét thâm phán tiên hành Ngoài ra,
HDXX phải thông bao cho những người co mắt tại phiên toa và những người
tham gia tổ tụng vắng mặt tại phiên tòa về quyết định trả hô sơ để điều tra bôsung”
12.2.2 Căn cứ trả hồ sơ dé điều tra bỗ sung trong giai doan Xét Xử sơthâm
Trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự, Tham phan chủ toaphiên toa (khi nghiên cứu hô sơ chuẩn bị xét xử) và Hội đồng xét xử (khi xét
xử vụ án tại phiên tòa) ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bé sung
*! Hoàng Ut Lệ (2019), Tri hồ sơ điều tra bổ sumg trong giai dom xết xử sơ thắm vụ án hành sự và dur tiến,
áp chmg taitinh Bắc Kem,tr30.
Trang 30khi phat hiện có một trong các căn cứ sau:
Môi ia, khi thiêu chứng cứ dùng dé chứng minh một trong những vẫn
dé quy định tai Điêu 85 của BLTTHS mà không thé bd sung tại phiến tòa
được”
Thông tư liên tịch số BQP hướng dẫn việc thiêu chứng cứ dùng để chứng minh mét trong những
02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-vân đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS được hiểu như sau: những chứng
cử được được quy định tai Điêu 86° và nguồn chứng cứ tại Điều 87BLTTHS” dùng để chứng minh môt hoặc nhiều van dé bắt buộc phải xácđịnh, lam rố trong vu án hình sự quy định tại Điều 85 BLTTHS (đổi với mọi
vụ án hình sự) hoặc Điêu 441 của BLTTHS (doi với vu án giải quyết theo thủ
tục đặc biệt là thủ tục tổ tụng đổi với người đưới 18 tudi) mà nếu thiéu chứng
cứ này việc giải quyết vụ án không được khách quan, toàn diện, đúng pháp
luật Theo đó, các trường hợp Tham phán chủ toa phiên tòa hoặc Hội đông xét
xử ra quyết định trả ho sơ cho VKS để điều tra bé sung gồm:
Chứng cứ dé chứng minh “có hành vi phạm tội xây ra hay không” Cơ
quan có thâm quyên tiền hảnh tô tung có trách nhiệm chứng minh có hanh vitội phạm xảy ra hay không dé làm cơ sở dé truy t6, xét xử tội phạm Đây la
một trong những van dé quan trong bởi lẽ việc chứng minh van đê nay cho
phép khẳng định việc khởi tô vụ án, khởi tô bị can là đúng người, đúng tôi
Cơ quan tiến hành tô tụng cần xác định một cách chính xác hảnh vi phạm tôi
có xây ra trên thực tế hay không, có xâm phạm tới khách thể theo quy định tạiBLHS va đủ dé cau thành tội phạm hay là xâm pham tới các khách thé theo
bộ luật dân sự, luật thương mai, ; hành vi nay la nghiêm trọng hay it nghiêm
» Yom thêm điểm a khoản 1 Điều 280 BLTTHS 2015
* Điều $6 BLTTHS nim 2015 guy dh: Chứng cứ là riững gi có thật, được tìm thập theo tinh nr, thủ tục
do Bộ bật này quy dinh, được đừng làm cin cứ dé xác địt có hay không có hành vi pham tội, người thục hiện hành vipham tôi vi rhững tinh tiết khác c6 ý nghĩa trong việc giã: quyết vụ án
*t Điều §7 BLTTHS năm 2015 quy dinh: Nguên chưng cứ được thui thập, xác định từ các nguôn: vật chứng.
bi dui, lờitrình bảy; đế bên điện th; kệt hận giám định, định gui tài sin, biên bin wong hoạt đồng khởi tô,
điều tra „truy tô, xét xử, thi hành án; kết quả tare luện ủy thác tư pháp và hợp tác quoc tế khác; các tài liệu,
đồ vật khác.
Trang 31trong hay đặc biệt nghiêm trong.
Chứng cứ dé chứng minh “thời gian, dia điểm và những tình tiết khác
của hanh vi phạm tội” được xác định lả những cử ma theo đó nêu có tổn tai
hành vi phạm tôi thì người bị coi là tôi phạm đã thực hiện hành vi đó vào thời
gian nao, địa điểm diễn ra là ở đâu và những phương pháp, thủ đoạn, công cu,phương tiễn đã được sử dung để thực hiện hành vi phạm tdi 1a gì
- Chứng cứ dé chứng minh “ai là người thực hiện hành vị phạm tôi” làchứng cứ giúp co quan tiền hanh tô tụng xác định một cách chính xác chủ thể
phạm tôi là ai Chủ thể nay là cá nhân hay pháp nhân thương mai
Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” Đây là chứng cứxác định những hành vi của cá nhân hoặc pháp nhân thương mại la có lỗi hoặckhông có lỗi theo quy định tại BLHS Trường hợp không có lỗi thì sẽ không
thì cơ quan có thâm quyền tiến hanh tô
câu thành tôi phạm, còn nếu có |
tụng cân xác định được đây là lỗi có ý hay lỗi vô ý, lỗi cô y trực tiếp hay lỗi
cô y gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cau thả để từ đó tiên
hành truy tô, xét xử vụ án
Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sv không”
Pháp luật hình sự Việt Nam xác định người có năng lực TNHS là người đủ
tuổi chiu TNHS và không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS Theo
đó, không có năng lực TNHS được hiểu là tinh trang của một người khi thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đang mắc bệnh tâm thân hoặc một bệnh
khác lam mật khả năng nhân thức hay nói cách khác là ho không nhận thức
được hành vi ma mình thực hiện là gây nguy hiểm cho xã hôi hoặc khả năng
điều khiển hành vi của minh Đông thời, khi xem xét những chứng cứ chứngminh van dé nay can xác định rõ trường hợp không có năng lực TNHS lả vao
thời gian nao va trong giai đoan tô tung nao của vu án
Chứng cứ dé chứng minh “mục dich, động co phạm tội” Tam ly hoc
đã chi ra rằng động cơ phạm tôi là trạng thái tâm lí bên trong thúc đây hoạt
Trang 32động phạm tôi, làm tăng thêm tính tích cực ở chủ thể khi thực hiện hành vi
phạm tôi Mục đích pham tội là cái mà người phạm tôi nhằm đạt được bằng
hanh vi pham tôi Việc lựa chon mục đích là do đông cơ quyết định, động cơ
hướng thái dé của chủ thể vao những mục đích nhất đính” Như vậy, để
chứng minh được động cơ và mục đích phạm tội thì chứng cứ đó phải thểhiện được chủ thể thực hiện hành vi pham tôi nhằm hướng tới cái gi vả bịthúc đây bằng những nguyên nhân nào Pháp luật hình sự Việt Nam quy định
mục đích, động cơ phạm tội được coi là tình tiết định tội, định khung hình
phạt hoặc la tinh tiết tăng năng trách nhiém hình sự Vi dụ: Theo Điêu 150
BLHS năm 2015, một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gat hoặc
thủ đoan nhằm chuyển giao hoặc tiếp nhân người để bóc lột tinh duc, cưỡngbức lao động, lây bô phân cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo
khác thi bi phat tù từ 05 năm đến 10 năm Trong trường hợp nảy, mục đích
chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình đục, cưỡng bức lao động,lây bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác được coi
là tình tiết định khung của tôi phạm
Chứng cứ dé chứng minh “tinh tiết tăng nặng, tình tiết glam nhe tráchnhiệm hình su của bị can, bị cáo” Để có thể quyết định một mức hình phạtphủ hợp tương xứng với tinh chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tôicũng như biết bi can, bi cáo được áp dung tinh tiết có lợi hay bat lợi khi xét
xử thi Tòa an cân căn cử vào các chứng cứ dé xác định chính xac tình tiết tăngnặng, tình tiết giảm nhẹ” theo quy định tại BLHS năm 2015 Ngoài ra, can
phân biệt chứng cứ chứng minh tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của bị
can, bị cáo với chứng cứ chứng minh dau hiệu tội pham, mục đích, đông cơ
phạm tôi
Chứng cứ để chứng minh “đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cao”
Ding Thanh Ngà, Hình ví phạm tội nhi từ góc độ tim lí học, Tạp chi it học, số 4/1998 ,t19.
** Yam thêm Điều $2 BLHS năm 2015.
* Xem thêm Điều 51 BLHS nim 2015.
Trang 33Nhân thân của bị can, bị cáo lả tông hợp những đặc điểm, dau hiệu, nhữngđặc tính quan trong của một người cu thé đã bi cơ quan có thẩm quyên khởi tô
về hình sự, phan ánh bản chat xã hôi của người đó vả được cơ quan điều tra
nghiên cứu, sử dung phuc vụ cho công tác điêu tra, xét xử vụ án hinh su
Những chứng cứ chứng minh đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo bao gồm:tên, tuôi, giới tính, lý lich,
phải chứng minh tên, dia chi vả những van dé khác có liên quan đến địa vi
nêu bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại thì
pháp ly va hoạt động của pháp nhân thương mai;
Chứng cứ dé chứng minh “tính chat và mức độ thiệt hai do hành viphạm tôi gây ra” Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra quy định tại các điều
353, 354, 355 va 358 của Bô luật Hình sự 1a thiệt hại thực tế xây ra và có môi
quan hệ nhân quả với hành vi phạm tdi, không bao gôm tiên, tải sản, lợi ich
vật chất khác mà người phạm tội đã hoặc sé chiếm đoạt” Theo đó, dé có thé
áp dụng mức hinh phạt và khung hình phạt phù hợp, những chứng cử dùng để
chứng minh tính chất và mức đô thiệt hai do hành vi phạm tội gây ra phải lànhững chứng cử đánh giá được tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật
chất, phi vat chat do hành vi phạm tôi gây ra
Chứng cứ để chứng minh “nguyên nhân và điều kiện phạm tôi” làchứng cứ xác định nguyên nhân dẫn đến việc chủ thé thực hiên hành vi pham
tội là do chủ quan hay khách quan vả các điều kiện vẻ tâm lý, cuộc sông, cu
thé nao đã ảnh hưởng, tác đông Việc lam rổ nguyên nhân và điều kiện phạm
tội giúp Tòa án đưa ra những phán quyết phủ hợp với từng hành vi pham tội
va từng chủ thé phạm tôi
Chứng cứ dé chứng minh “những tình tiết khác liên quan đền việc loạitrừ trách nhiệm hình su, miễn trách nhiệm hình sư, miễn hình phạt” BLHS
2015 xác định trong một số trường hop, tuy có hanh vi gây ra thiệt hại nhưng
chủ thé đó không phải là tôi phạm Những chứng cứ chứng minh điều nảy
`* Bài Kiên Điện, Nhân thân bị can và một số khái niệm kệ cận, Tap dui Luật học số 6/2001 Tr15
* Xem thêm khoản 9 Điều 3 Nghủ quyết 03/2020/NQ-HD TP
Trang 34giúp Toa án xác định đâu được coi là hảnh vi pham tôi để có thé xét xử đúng
người, đúng tội, tránh oan sai Ví dụ: chứng cứ xác định gây thiệt hại trong
trường hợp phòng vệ chính dang, tình thé cap thiết
Chứng cứ dé xác định tuôi của người bị buộc tôi, người bị hai la ngườidưới 18 tuôi dé quyết định có truy cửu trách nhiệm hình sự đôi với người bịbuộc tội hay không hoặc để áp dụng đúng quy định về thủ tục tô tung đôi vớicác đôi tượng pham tôi ở đô tuổi nảy Theo đó, đối với chủ thé la cá nhân,BLHS Việt Nam chia là ba mốc đó 1a: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
chiu TNHS đối với tội phạm rat nghĩ êm trọng, tôi phạm đặc biệt nghiêm trọng
tại một số điều theo quy định tai BLHS”, người từ đủ 16 tuổi phải chịu
TNHS có thé là chủ thé của mọi tôi phạm trừ một số trường hợp quy định chủ
thé của tôi phạm phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên,
Chứng cứ dé chứng minh vị tri, vai trò của từng bi can, bị cáo trongtrường hợp đồng phạm hoặc phạm tội có tô chức nhằm cá thé hóa trách nhiệmhình sư của từng người đông phạm Một vụ án có thể có nhiêu bị can, bị cáo,theo do mỗi bi can, bi cáo có thé thực hiện những hanh vi khác nhau va những
chứng cử chứng minh vị trí, vai trò của từng bị can, bi cao trong trường hợp
đồng pham hoặc phạm tôi có tô chức giúp Tòa án đưa ra ban án phù hợp với
Chứng cứ dé xác định trách nhiệm dân sự của bị can, bị cao và nhữngvan dé khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp
luật.
Chứng cứ dé chứng minh điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp
nhân thương mại Pháp nhân thương mai được xác định là chủ thé của hành vi
phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện theo Điều 75 BLHS Đây cũng là một
trong những điểm mới của BLHS 2015, do vậy chứng cứ để chứng minh điều
kiện chiu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cũng là một quy
`° Xemthêm khoản 2 Điều —
`! Xem thêm khoăn 1 Điều 12, Điều 145, 146, 147,325,329 BLHS năm 2015