1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại các TAND trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại các TAND trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Trần Ngọc Lan Chi
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 10,78 MB

Nội dung

hoạt động cung cập, thu thập chúng cứ của đương sư còn thiêu sót, không rõ rang,sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân còn hen chế, cán bộ Tòa án chưa phát huy hết vai trò, trá

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRÀN NGỌC LAN CHI

453320

CUNG CÁP, THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA ĐƯƠNG SỰ

TRONG GIẢI QUYÉT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CÁP SƠ

THẢM VÀ THỰC TIẾN THỰC HIỆN TẠI CÁC TÒA ÁN

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP

Hà Nội - 2024

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRÀN NGỌC LAN CHI

453320

CUNG CÁP, THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA ĐƯƠNG SỰ

TRONG GIẢI QUYÉT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CÁP SƠ THAM VA THỰC TIẾN THỰC HIỆN TẠI CAC TOA ÁN

TREN DIA BAN TINH THANH HOA

Chuyén nganh: Luật

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC

Ths Nguyễn Thi Thanh

Hà Nội - 2024

Trang 3

Xác nhân của

giảng viên hướng dẫn

LOI CAMĐOAN

Tôi xin cam doan day là công hình nghiên

cứu của riêng tôi, các kết luận số liệu trong

khóa luận tốt nghiệp là tring thực, đảm bảo

đồ tin cậy./

Tác gid khóa luân tốt nghiệp

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Bộ Luật Tô tụng dân sự

Hôn nhân gia dinh

Kinh doanh thương mại

Toa án nhân dân

Tổ tung dân sự

Vu án dân sự

Vụ việc dân sự

:BLTTDS :HNGĐ :KDTM :TAND :TTDS

:VADS

:VVDS

Trang 5

MỤC LỤC

Tans ba li Perea cee eee eres

DANH MUC CHỮ Viết TẤT fkgnsgti,suEtiatllibsifdtibasfEtpzdigeibstiratfUl

MO ĐẤTHo<:rcstrssczttoxeEsiggi03661/1G 00 G018 GN060240000388030g/2860g8ÿ

1 Tính cap thiết của dé tài

2 Tình hình nghiên cứu đề t

3 Mục đích nghiên cứu.

4 Đôi tương và phạm vi nghiên cứu :

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2022122222222 1e

6 Ý ngiấa khoa học và thực tiễn của đề tải

7 Bồ cục của đề tải nghiên cứu 5 đã sles Mics

CHUONG 1: MOT SO VAN BÈ t LY LUAN ý VÉ ( CUNG BIẾN 4 THU THẬP

CHỨNG CỬ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYÉT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN

1.1 Khái tiệm của cung cấp, thu thập chúng cử của đương sư trong giải quyết vụ

ec tei bb a di Cp ISOMER 2aztbniaG06i0ã 3u A Rr

[et

upp

1.1.1 Khải niệm cưng cấp chứng cứ của đương Sut o.oo sees eeecseeeneseeescveve

1.1.2 Khải niém thu thập chứng cứ của đương sự - - Ø

12 Đặc điểm của cung cập, thu thap chứng cứ của đương sự trong giải quyết vụ

i tại LỒN đi cân 4ø HẤN ca snssnnehnx gan hang giang gisnGuitsgiineipesasrasamsssssns21)1.2.1 Đặc diém của cưng cấp chứng cử của đương sự 111.2.2 Đặc diém của thu thập chứng cứ của đương sự 131.3 Ý nghĩa của cung cấp và thu thập chứng cứ của đương sự s151.4 Cơ sở khoa học của việc xây dụng pháp luật về cung cập, thu thập chứng cứ

của đương sự trong tô tụng dân sự 16

1.41 Tiệc xây dung pháp luật về cưng cấp, thu thập chứng cứ của đương sựtrong TTDS nhằm bảo đảm quyền bình đẳng công bằng trước Téa dn của các

iv

Trang 6

142 Tiệc xây dưng pháp luật về cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sir

trong TTDS nhằm bảo dam quyền và lợi ich hop pháp của đương sự 171.5 Nội dung pháp luật tổ tung dân sự V iệt Nam luện hành về cung cấp, thu thậpclning cứ của đương sự trong giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm

1.5.1 Thu thập chứng cứ của đương sự trong giải quyết vu án tại tòa án cấp sơ

KET LUẬN CHƯƠNG 1 a : mec?CHƯƠNG 2: THỰC TIẾN CUNG CAP, THU THẬP CHUNG CU CUA DUONG

SU ĐỀ GIẢI QUYET VỤ ÁN TAI TOA AN CAP SƠ THAM TẠI CAC TOA AN

TREN DIA BAN TINH THANH HOA VA KIEN NGHI HOAN THIEN PHAPISAT bSi800i<1000910024/010201850S08L40381©4ekifofltBlulSHu2dQÄSRBGosallic0xecSS3)2.1 Khai quat về tinh Thanh Hóa và cơ cầu tổ chức, hoạt đông của các Tòa án trên

địa bán tinh Thánh HÓA: c6 ái nh E30 028 Nn-ctiSDgrapSukesbsncao.

2.2 Thực tiễn tực hiện quy định về cưng cấp, thu thập chứng cứ của đương sự dégidi quyết vụ án tại tòa án cập sơ thêm tại các Tòa án trên dia ban tinh Thanh Hóa352.2.1 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các guy định về cưng cấp,thu thập chứng cứ của đương sự đề giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm tại

các Tòa án trên dia bàn tinh Thanh Hóa 35

2.2.2 Những hạn chế, bat cập trong việc thực hiển các guy đình về cưng cấp,thu thập chứng cứ của đương sự đề giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm tại

các Téa dn trên dia bàn tinh Thanh Hóa HiệnLiestt22sø 40

2.2.3 Nguyễn nhân của những hạn chê, bat cập trong việc thực hiện các quy

đình về cưng cấp thu thập chứng cứ của đương sư dé giải quyết vụ dn tại tòa

án cấp sơ thẩm tai các Tòa án trên dia bàn tinh Thanh Hóa - 472.3 Một sô kiên nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao liệu quả thực hiện pháp luật

về cưng cấp, thu thập chứng cứ của đương sự tai tòa án cập sơ thêm ở các Tòa án

tiến Ge ben tinh THÁNH HỒ sccu2csessenbibiiasdidials4ocnaseaspsssoaa9

2.3.1 Kiễn nghị hoàn thiện pháp luật về cưng cấp, thi thập chứng cử của đương

sự khử giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm d0

Trang 7

2.3.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu qua thực hiện pháp về cing cấp, thu thập

chứng cứ của đương sự khi giải quyết vụ án tại tòa dn cấp sơ thẩm tại các Tòa

án trên địa bàn tĩnh Thanh Hỏa sec S2

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 dệngonagiodiisssennitskoiE5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ccscncoccesieanssoesaas-dosasoo SO

Trang 8

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển như biện nay, Viét Nam là một quốc gia

phát triển nhanh và hôi nhập manh mẽ cả về kinh té và văn hóa Sự thay đổi đó đã

làm cho các quan hệ của đời sông xã hội nói chung va quan hệ dân sự nói riêng phát

sinh ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp Điêu này dan dén số lượng các tranhchấp về dan sự cân được Tòa án nhân din (TAND) giải quyết ngày cảng tăng, đòihỏi phải có một cơ chế liệu quả dé giải quyết kịp thời, công bằng khách quan các

tranh chap đó, bảo vệ được quyên và lợi ích hợp của các đương sự Do đó, từ lâu

pháp luật đã ghi nhân quyên tiếp cân Tòa én, quyên khởi kiện là một trong những

quyên tự nhiên, cơ bản của cơn người Nhằm hạn chê việc lạm dụng quyền khởi

kiện và đảm bảo cho các chủ thé có thâm quyền có day đủ cơ sở, căn cứ dé giải

quyết các tranh chấp dân sự một các thấu tinh đạt lý, các chủ thé có yêu cầu khởi

kiện phải cung cấp, thu thập chúng cử nộp lại cho Tòa án Hoạt đông nay vừa là

quyên của các đương sự để ho tự bão vệ quyền lợi của minh trong quá trình giải

quyệt vụ án vừa là nghia vụ để họ chứng minh sự xâm phạm đến quyền lợi của họ

trong quan hệ pháp luật dân sự có tên tại, đảm bảo cho Tòa án có chứng cứ xác thực

để giải quyết vụ án dân sự (V ADS) Quy đính pháp luật về hoạt động cung cấp, thu

thập chứng cứ của đương sự trong giải quyết V ADS là một trong những quy tắc cơ

ban của pháp luật Tổ tung dân sự (TTDS) Hoạt đông nay đã được quy định trong

Bộ luật Tổ tung dan sự năm 2004 (BLTTDS) và sau đó được tiép tục kệ thừa, pháttriển trong BLTTDS năm 2015 Các quy định vệ cung cấp, thu thập chứng cứ của

đương sự trong BLTTDS năm 2015 đã có nhiều sư đổi mới có tính tiên bộ hơn so

với trước đây Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu và phân tích, các điều luật này vấncon tên tại một số vướng mắc và bất cập tao nên những khó khăn nhật định trongquá trinh thực hiện pháp luật của người dân va quá trình áp dụng pháp luật dé giảiquyét VADS của Tòa án

Ngoài ra, xuất phát từ kết quả công tác của các TAND cấp sơ thâm trên địaban tinh Thanh Hóa, tác giả nhận thay số lượng các tranh chập dan sự tăng cao hàngnăm nhưng việc giải quyết VADS ở địa phương chưa kịp thời, chưa dat được kếtquả tốt Nguyên nhân của những trở ngai này là do một sô quy đính pháp luật về

Trang 9

hoạt động cung cập, thu thập chúng cứ của đương sư còn thiêu sót, không rõ rang,

sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân còn hen chế, cán bộ Tòa án chưa

phát huy hết vai trò, trách nhiệm của minh trong việc hướng dẫn, giúp đỡ đướng sự

cung cấp, giao nộp chúng cứ Những điều trên khién cho tinh trạng sửa án, hủy én

ngày một tăng, tác động tiêu cực đền sự ôn định trong lĩnh vực dân sự nên cân được

nghiên cứu dé đưa ra các giải pháp khắc phuc phù hợp

Với những ly do trên, tác giả nhân thay việc nghiên cứu dé tài: “Cung cấp, thn thập

chứng cứ của đương sw trong giải quyết vụ du đâm si tại toa ám cấp sơ thẩm vàthực tiễu thực hiệu tại các TAND trêu dia bau tinh Thanh Hóa” là vô cùng cầnthiết

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cung cấp và thu thập chứng cứ của đương sư trong quá trình giải quyết VADS

là một chủ để được rất nhiều người quan tâm Do đó, hiện nay có rat nhiều công

trình nghiên cứu liên quan đền van đề này Trong các giáo trình giảng day tai các cơ

sở đào tạo Luật hoc ở Việt Nam như giáo trình Luật TTDS của trường Đại hoc Luật

Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phó Hồ Chí Minh và Hoc viện Tư pháp da đềcập đến các hoạt đông chứng minh của đương sư và các van đề liên quan đền chứng

cứ.

Trước khi BLTTDS năm 2015 ra đời, đã có rat nhiêu bài việt trao đổi trên cáctạp chí khoa học để làm sáng vai trò, ý nghĩa via hoạt động cung cập, thu thậpchứng cử của đương sự, các bai luận văn, luận án nghiên cứu các van đề lý luận vàthực tiễn của hoạt đông cung cấp, thu thập chứng cử cuat đương sự như “Thời hạncung cấp chứng cứ của đương sự” của tác gã Bui Thị Huyền, Tap chí Luật họcnam 2002; “Chế định chứng minh và chứng cứ trong BLTTDS” của tác giả NguyenCông Binh, Tap chi Nhà nước và pháp luật năm 2004, “Hoat động cing cấp, thuthập chứng cử trong TTDS liệt Nam” của tác gia Nguyễn Minh Hằng Luan văn

thạc si nam 2002, “Chế dinh chứng minh trong TTDS liệt Nam” của tác giả

Nguyễn Minh Hãng, Luận án tiến si năm 2007

Sau khi BLTTDS năm 2015 được ban hành, các công trình nghiên cứu về van

dé này ngày mat tăng thêm, trong đó có thé ké đến: “Bình luận về nguyên tắc cung

cắp chứng cứ và chứng minh trong BLTTDS năm 2015” của tác giả Nguyện Thi

5

Trang 10

Thu Hà, Tạp chí Nghiên cứu Lập Pháp năm 2018; “Trách nhiềm hỗ tro đương sự

thu thập chứng cứ của Téa án trong TTDS” của tác giả Nguyễn Thị Thu Sương,

Tạp chí Tòa án nam 2022; “Craig cấp, thu thập chứng cứ của đương sự trong TTDÿ

và thực tiễn thực hiện tại các TAND tĩnh Lang Sơn” của tác gia Hoang Thi Thao,

Luận văn thạc năm 2020; “Cung cấp, thu thập chứng cứ đương sự trong tô hing

dén sự và thực tién thực hiện” của tác ga Mai Đức Quy, Luận văn thạc ấ năm

2023, “Cung cáp, thu thập chứng cứ của đương sự trong tô tung dân sự Liệt Nam,Thực trang và giải pháp” của các giảng viên Trường Dai học Luật Hà Nội, dé tainghiên cứu khoa học cấp trường năm 2021

Với công trình nghiên cửu của minh về “Cung cấp, thu thập chứng cứ của

đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm và thực tiễn thực

hiện tại các TAND trên dia bàn tĩnh Thanh Hóa”, tác gia hy vong sẽ giải quyếtđược những van đề lý luận cơ bản về hoat động cung cấp, thu thập chứng cứ củađương sự, nêu được thực trang áp dụng phép luật về cung cấp, thu thập chứng cứ

của đương sự ở các Tòa án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

3 Mục đích nghiên cứu

Lam 1 hơn những van dé lý luận và phân tích nội dung các quy dinh pháp luật

TTDS Việt Nam về cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự trong quá trình giảiquyết VADS, chỉ ra được những điểm mới tiên bộ của pháp luật hiện hành so vớicác quy dinh pháp luật trước đây Chi ra những nội dung còn vướng mắc, chưa hợp

ly trong các quy đính pháp luật hiện hành vệ hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ

của đương sự trong TTDS.

Bên canh những van đề lý luận, tác giả nghiên cứu những khó khăn và hạn chétrong thực tiễn thự biện cung cấp, thut thập chứng cứ của đương sự tại TAND cấp

sơ thâm của tinh Thanh Hóa Qua đó, đưa ra một số kiên nghị, và giải phá nhằmhoàn thiên pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện cung cấp, thu thập chúng cứ

của đương sự.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối hrợng ughién cin

Khóa luận tập trung nghién cứu những van đề chung cũng như nội dung cácquy định của BLTTDS nẻm 2015 về hoạt đông cung cấp, thu thập chủng cứ của

Trang 11

đương sự trong quá trình giải quyết VADS và thực tiễn thực hiện pháp luật liên

quan đến van dé này tại các Tòa án trên dia ban tinh Thanh: Hóa

4.2 Pham vỉ nghién cin

Việc nghiên cứu được giới han trong phạm vi giải quyết VADS, bao gồm

_ Nghiên cứu một số vấn đề chung về cung cập, thu thập chứng cứ của đương sự

trong giải quyết V ADS tại TAND cập sơ thêm

_ Nghiên cứu nội dung các quy định pháp luật của BLTTDS hién hành về cung cép,

thu thập chúng cứ của đương sự trong giải quyết VADS tại TAND cấp sơ thâm

_ Nghiên cứu thực tiễn cung cấp vé cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự tronggai quyết VADS tại TAND cấp sơ thêm trên dia ban tinh Thanh Hóa, từ đó đưa ra

dé xuất và giả: pháp

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Khoa luận được nghiên cứu dua trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghia duy

vật biện chứng va chủ nghĩa duy vật lịch sử theo quna niém của triệt học Mác —

Lénin, các quan điểm, đướng lối, chính sách của Đảng vệ cải cách tư pháp và xây

dung Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Ngoài ra, khóa luận còn sử dung một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

_ Phương pháp phân tích, tang hợp dé làm 16 và khái quát các van dé liên quan đến

hoạt động cung cấp, thu thập chứng ctr của đương sự.

_ Phương pháp so sánh dé chỉ ra ra những điểm giống và khác nhau của BLTTDS

nam 2004 và BLTTDS năm 2015 và cung cập, thu thép chứng cứ của đương sự

trong giải quyết V ADS

_ Phương pháp thông kê dé thu thập bản án, số liệu cụ thé của kết quả hoạt đông xét

xử tại các TAND cấp sơ thâm của tinh Thanh Hóa

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Những đóng góp của khóa luận có thể thê hiện trên một so phương diện sauday

_ Khóa luận lam rõ hơn khái niém thu thập, cung cấp chứng cứ của đươnh sự trongTTDS nói chung và trong quá trình giải quyết VADS nói riêng, cơ sở khoa học, nộidung của hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự

Trang 12

_ Khóa luận nêu và phân tích được các quy định của pháp luật TTDS hiện hành vềthu thập, cung cấp chứng cứ của đương sự.

_ Khóa luận dé xuất được một số kiên nghị cu thể nhằm hoàn thiện pháp luật về

cung cấp, thu thêp chứng cứ của đương sự nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độngnày trên thực té, đặc biệt la tai các TAND trên địa ban tinh Thanh Hóa

_ Khóa luận được bao vệ thành công sẽ là tai liệu hữu ích cho sinh viên hoc tập,

nghiên cứu, đóng gớp cho quá trình thực hiện pháp luật về cung cấp và thu thập

chứng cứ.

7 Bố cục của đề tài nghiên cứu

Ngoài phan mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, nội dung của khóa

luận gém 2 chương,

Chương 1: Một sô van đề lý luận về cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự

trong giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm.

Chương 2: Thực tiễn cung cấp, thu thập chứng cử của đương sự dé giải quyết vụ án

tại Tòa án cap sơ thấm tại các tòa án trên địa ban tinh Thanh Hóa và kiên nghị hoàn

thiện pháp luật.

Trang 13

CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VAN DE LÝ LUẬN VE CUNG CAP, THU

THẬP CHUNG CU CUA ĐƯƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VU ÁN

TẠI TÒA ÁN CÁP SƠ THẲM

1.1 Khái niệm của cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự trong giải quyết

vụ án tại tòa án cấp sơ thâm

Trước khi đưa ra được khái niém cung cấp, thu thập chung cử của đương sựtrong giải quyết vụ án tei tòa án cấp sơ thâm cân phải giải thích được các khái niém

về đương sự, chúng cứ và tòa án cap sơ thâm

Thứ nhất, trong TTDS, khi giải quyết VVDS có sự tham gia của rất nhiêu chủ

thé bao gom: Cơ quan tiên hành tô tung, người tiến hành tô tung và người tham gia

tô tung, Mỗi một chủ thé nêu trên đều có nghia vụ và quyên hạn riêng trong qua

trình giải quyết VVDS, vay nên việc xác định rõ tư cách của các chủ thé sẽ đâm bão

việc thực hiện đúng, chính xác quyên loi và nghĩa vụ của ho Có một số người tham

gia tổ tung có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia vào quá

trình tô tung với mục đích là bão vê quyền, lợi ích hợp pháp của mình Ho là đối

tượng trong vụ việc được tòa án giải quyết Ngoài ra, có một số trường hợp tuy ho

không có quyên, lợi ích liên quan đến VVDS nhưng lại tham gia tổ tung dé bảo vệ

lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước trong lĩnh vực được giao phụ trách Những

người tham gia tô tụng này được gợi là đương sự trong vụ việc dân sự Như vậy,

đương sự trong VVDS được hiểu là “người tham gia to ang để bảo về quyển loi

ich hop pháp của minh hoặc bảo vệ lợi ich công công lợi ich nhà nước thuộc lĩnh

vực mình phụ trách do có quyển, ngiữa vu liên quan đến vụ việc dan sự" Các

đương sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tô chức, them gia tô tụng với tư cách

nguyên đơn, bị đơn và người có quyên lợi, ngiữa vụ liên quan trong VADS, người

yêu cầu, người bị yêu câu, người có liên quan trong việc dan sự

Thứ hai, chứng cứ được biểu là những gì phản ánh sự thật khách quan, được

đương sự và cá nhân, cơ quan, tô chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án

thu thập được theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định Trong một VVDS

thường có rat nhiêu tình tiết, sự kiện ma quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự

` Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tổ trang Dân sự Việt Nam (2021), NXB Công an

nhân dan, Tr 107

6

Trang 14

phụ thuôc vào nó Những tinh tiết, sự kiện đó bao gồm các tin tức, dâu vết được thé

hiện dưới những hình thức nhất định do Toa én sử dung lam cơ sở dé giải quyết

VVDS được gợi là chúng cứ Chúng cử trong TTDS phải bảo dam 03 thuộc tinh là

tính khách quan (là những gì có that), tính liên quan (được ding lam căn cứ dé xác

đính yêu cầu hay sự phản đối của đương sự lả có căn cứ và hợp pháp hay không

cũng như những tình tiệt khác cân thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân

sự) và tính hợp pháp (được giao nộp hoặc thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật

tô tụng dân sự quy dinh) Như vậy, những gi được xác định là chứng cử thi chúng phải đâm bảo 03 thuộc tinh của chúng cử được nêu trên

Thứ ba tòa dn cap sơ thâm là tòa án có thêm quyền đôi với lan xét xử đầu tiên

của VADS Vai trò của tòa án cấp sơ thẩm đối với việc xét xử VADS là vô cùng

quan trong, vì khi xét xử sơ thâm đạt chat lượng tốt sé là cơ sở dé Tòa án ra bản án

mot cách chính xác, khách quan, đúng với quy định của pháp luật, han chế được sự

bat mãn của đương su, từ đó giảm thiểu việc kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục

phúc thâm, đông thời giải quyết dứt điểm tranh chap, mâu thuẫn của các đương sự.

Để tránh sự chồng chéo về mặt quyền lực và chức nang của các cap tòa án,

BLTTDS nam 2015 đã phân định rất 16 rang tham quyên giải quyết V ADS theo thủ

tục sơ thêm cho tòa án các cap từ Điều 35 đến Điều 40

1.1.1 Khải wigm cuug cấp chứng cứ của đương sie

Trong quá trình giải quyết VADS, hoạt động cung cấp, thu thập chúng cứđóng vai trò vô cùng quan trong vì đó là yêu tổ quyết dinh được việc có tìm ra được

sự thật khách quan của vụ án hay không, có chứng minh được yêu cầu của đương sự

và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ hay không,

Dựa vào từ điển Tiếng Việt, “cương cấp” nghiia là “đem lại, làm cho có thứ cần

dimg“?, Giáo tình Luật Tổ tụng dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra

một khái riệm rõ rang về hoạt động cung cap chứng cứ “Cung cấp chứng cứ là

hoạt đồng tễ tung của chit thể tổ tung trong việc dita lại cho Tòa an, Tiện kiểm sát các chứng cứ của PTDS'Š Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cung cap

chứng cứ trong quá trình giải quyết VADS không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ

È Vidn ngôn ngữ học, Từ điền Tiếng Việt (2003), NEB Hang Đức, T223

` Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tô nog Dân su Việt Nam (2021), NXB Cong an

nhân dan, Tr.151 - 152

Trang 15

của đương sự Khi đương sự khởi kiện V ADS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của minh thi họ có nghĩa vụ chủ động tập hop và giao nộp các tai liệu, chứng cứ cho

tòa án Nguyên nhân là do đương sự là người biểu rõ nhật bản chất của vụ án mà

minh mang ra trước tòa, họ là người trong cuộc, người them gia trực tiép vào cácquan hệ, giao dich đang xảy ra tranh chấp, việc giải quyết tranh chap hoặc yêu cầu,

khiêu nại có liên quan trực tiếp đến lợi ích của ho, hơn ai hết ho hiểu rõ nguyên

nhân, nội dung vụ việc và có điều kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ cân thiệt

Trước tiên, nguyên đơn là người khởi kiện nên nguyên đơn co quyền và nghia vụ

chứng minh cho việc thực biện quyên yêu câu của minh là có căn cứ và hợp pháp

Ngược lại, bị đơn nêu không chap nhên toàn bô hay một phân yêu câu của nguyênđơn thi bị đơn phải đưa ra các chứng cứ dé chứng minh cho sự phản doi đó Ngoài

ra, khi bi đơn đưa ra yêu câu phản tô hoặc người có quyên lợi và ng†ĩa vụ liên quanđưa ra yêu cầu độc lập thì cũng có trách nluệm chứng minh cho yêu cau của mình làding, Qua đó có thé thay rằng hoat động cung cấp chúng cử giúp cho đương sự có

thé bảo vệ được quyên và lợi ích chính đáng của minh trong quá trình giải quyết

tranh chấp, mâu thuần Vay nên, việc cung cập chúng cứ của đương sự thé hiện

được sự bình đẳng giữa các đương sự, trách nhiệm và ý thức tự bảo vệ các quyền lợi

của mình.

Trong một số trường hợp, đương sư không năm giữ những chúng cứ của vụ án

ma các cá nhân, cơ quan, tô chức có thâm quyên quản lý nắm giữ Va khi đương sư

muốn có được chứng cứ ây từ phía các chủ thể có thâm quyền thì họ phải yêu câu

ho cung cấp Nhưng trên thực té không ít lân các đương sự bị các chủ thé có thêmquyên gây khó dé, không có thiện chí cung cấp chứng cứ mà minh đang lưu giữĐiều này lam cho việc thực hiện quyền hạn, ngiấa vụ của đương sự và các chủ thétham gia t6 tung khác bị ảnh hưởng một cách đáng kể Đương sự sẽ không thực hiệnđược ngiĩa vụ cung cap chúng cứ, VKS sẽ không thực liện được quyên kháng nghị,

kiến nghị, Tòa án sẽ không có chúng cứ dé giải quyết VADS Từ đó, toàn bộ quá

trình tổ tung sẽ bị kéo dai, mất nhiêu thời gian Vay nên dé đảm bảo quy trình thủ

tục tô tụng các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thêm quyền nam giữ chứng cứ có

ngliia vụ phải cung cap kip thời cho đương sự, Tòa án và V KS Nêu không cung capđược thì phải nêu rõ lý do, nêu cô tinh không thực hiện nghiia vu của mình khi được

§

Trang 16

yêu cầu mà không rõ lý do thì họ phải chịu trách rửäêm trước pháp luật về việc

không thực hién hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Từ những điều trên có thé hiểu rằng cung cấp chứng cứ của đương sự trong

giải quyết VADS là hoạt động đương sự giao nộp cho Tòa án các tai liệu chứng cứ

để chứng minh cho yêu câu khởi kiện của mình là hợp pháp và là cơ sở để Tòa án

giãi quyết VADS

1.1.2 Khái uiệm thn thập chitng cứ cña đương sie

Trong giai đoạn giải quyết VADS, hoạt động thu thập và cung cap chúng cứcủa đương sự là hai hoạt đông chúng minh song song và bé trợ cho nhau Trongtrường hợp đương sự không phải là người trực tiệp năm giữ chứng cứ, họ phải tim

kiêm và thu thập chúng thì mới có thể cung cap những tải liệu, chứng cứ ay cho Tòa

án Vì vậy có thê noi rang hoạt động thu thập chứng cứ của đương sư có mi liên hệmật thiệt với hoạt đồng cung cap chứng cứ

Theo từ điển Tiếng Việt, “thu thập” là hoat đông góp nhặt và tập hop lai Như vậy, hiểu một cách chung nhất, thu thập chứng cứ là việc tim ra và tập hop lai

các tai liệu, chúng cứ liên quan đền V ADS đang được giải quyết dé cung cap cho cơ

quan Tòa án Mét cách cụ thé hơn, theo giáo trình Luật Tổ tụng dân sự của trường

Dai học Luật Hà Nội: “Thu thập chứng cứ là việc phát hiện, tim ra các chứng cứ,

tập hop đua vào hồ sơ vụ việc dan sự dé nghiên cứu đánh gid và sử dụng đề giải

quyết vụ việc dan su), Hoạt động thu thập chúng cứ được thực hiện bằng các biện

pháp và phương pháp phù hop với quy định của pháp luật TTDS Trong quá trình xét xử VADS, không chi co đương sự thực hiện hoạt đông thu thập chứng cứ mà đôi khi Tòa án và VKS cũng phải them tham gia vào hoat động này Tuy nhiên, sự

tham gia của hai chủ thê này có phân hạn chê hơn so với đương sự Đối với Tòa án,theo Điều 97 BLTTDS nam 2015, Tòa án có thé tiên hành thu thập chứng cứ trongmột số trường hợp pháp luật quy định Khoản 2, khoản 3 Điêu 106 BLTTDS năm

2015 quy định về việc Yéu câu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cap tài liêu, chứng

cứ như sau “2 Trường hop đương sư đã dp dung các biện pháp can thiết dé thu

thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thé tự mình thu thập được thì có thé đề nghĩ

‘ Viên ngôn ngữ hoc, Từ điện Tiếng Việt (2003), NXB Hong Đức, T+313

“Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật To nmg Dân suc Việt Nam (2021), NXB Công an nhân dan, Tr 153

Trang 17

Tòa ám ra quyết định yêu cau cơ quan, tổ chức, cá nhân dang lưu giữ: quản I tài

liệu, chứng cứ cing cấp cho minh hoặc dé nghị Tòa án tiễn hành thu thập tài liệu,

chứng cứ nhằm bảo đâm cho việc giải quyết vu việc déin sự ding đắn.

3 Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thập cần thiết, Tòa án ra quyét

dinh yêu cẩu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản If, lưa giữ cưng cấp tài liễu,

chứng cứ cho Tòa ám.

Theo đó, Tòa án chỉ đóng vai trò hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ khi người đókhông thé tư minh thu thập chúng cứ mặc du đã áp dung moi biện pháp can thiết

Trong trường hợp không có yêu câu của đương sự thì Tòa án cũng có thé tự minh

thu thập chứng cứ nêu thay cần thiết Bên canh do, VKS với chức nang và hoạt

đông kiểm sát của mình chỉ thực hiện quyền thu thập tải liệu chứng cứ trong trường

hop cân chứng cứ chứng minh cho quyền kháng nghỉ của mình đổi với các Bản án,Quyết định của Tòa án Đối với đương sự, họ là người trong cuộc, là người đưa ravan đề ra trước tòa dé được giải quyết Vay nên dé chứng minh cho yêu cầu khởikiện hoặc phản đối yêu câu của bên còn lại của minh là đúng và có cơ sở thì đương

sự phải chủ đông trong việc thu thập các tải liệu để nộp lai cho Tòa án Từ đó Tòa

án mới có đủ căn cứ để nghiên cứu, đánh giá vụ án và họ mới có thé ra được phán

quyết một cách đúng din, công bằng về VADS Việc đương sự tự minh thu thập

chứng cứ vừa đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, vừa đảm bảo việc VADS sẽ

được tòa án xét xử mét cách khách quan nhờ vào chứng cử có được từ các bên

Trang 18

1.2 Đặc điểm của cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự trong giải quyết

vụ án tại tòa án cấp sơ thâm

1.2.1 Đặc điểm của cung cấp chứng cit cña đương sw

Thứ nhất, hoạt đồng cing cấp chứng cứ của đương sự trong giải quyết VADStại tòa án cấp sơ thẩm vừa là quyền vừa là nghĩa vin

Khi giữa các chủ thé trong quan hệ pháp luật co tranh chap, mâu thuan va có

yêu cầu tòa án giải quyết tranh chap ay thi họ phải cung cap được cho tòa án các

chứng cứ chúng minh được yêu câu của mình là có cơ sở Va nêu không có cơ sở,căn cử dé chứng minh cho yêu câu của minh là đúng thi tòa án cũng không thể giảiquyệt VADS ay Điều nay đã được các chuyên gia người Pháp đã khẳng định: “Nếu

khẳng đình một điều gì dé mà không diva ra được chứng cứ thi chẳng có gi để mà

khẳng đình cả ”® Pháp luật hiện hành quy dinh nghĩa vụ cung cấp chứng cử thuộc

về đương sự là hợp lý vì ho là người trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật đang

có tranh chap nên họ hiéu r6 bản chất của sự việc, có đủ điều kiên dé thu thập vàcung cấp chúng cứ một cách day đủ nhật Ngoài ra, xuất phát từ quyên tư do đínhđoạt của đương sự được quy đính tại điều 5 BLTTDS năm 2015, đương sự là người

có quyền quyết định khởi kiện vụ án, yêu câu tòa án giải quyết V ADS và Tòa án chithụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện Theo đó, đương sự là người

khởi tạo quá trình tô tụng nên họ phải có trách nhiém và ngiĩa vụ đối với yêu cau

khởi kiên của mình bằng việc chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ Nóimột cách cu thể hon, trong một V ADS, nguyên đơn là người khối kiên nên nguyênđơn phải nộp tat ca các tài liệu, chúng cử liên quan dén vụ án cho tòa án dé chứngminh cho yêu câu khỏi kiện của minh là đúng, Đồng thời, nêu bi đơn phản đối yêucầu của nguyên đơn thi bị đơn cũng có nghiia vụ cung cêp chứng cứ dé chứng minhcho quan điểm của mình

Dung trước sự tranh chap với các chủ thé trong quan hệ pháp luật, đương sự

có quyền đưa ra tat cả những thứ liên quan dén vu án để thuyết phục tòa án bảo vệ

cho quyên lợi chính đáng của mình Vay nên hoat đông cung cấp chúng cứ của

đương sự chính là một trong những quyền để đương sự có thé tự bảo vệ mình khi

quyên và lợi ích của họ bị xâm plam

“Wha pháp huật Việt - Pháp (1999), Hoi thảo pháp hat TTDS, NXB Hà Nội

Trang 19

Đặc điểm này cũng được chúng minh thông qua cơ sở pháp lý tại BLTTDS

năm 2015 Khoản 5 Điều 70 BLTTDS quy định “ Ki tham gia tổ ting đương sự

có quyền nghĩa vụ cưng cấp tài liệu chứng cứ dé bảo vệ quyên, lợi ích hop phápcủa minh” Đồng thời tại Khoản 1 Điều 91 BLTTDS quy đính về “nglữa vụ chứng

mình” cũng xác định “Duong sự có yêu cẩu Tòa án bảo vệ quyển và lợi ích hợp

pháp của minh phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa dn tài liễu, chứng cứ déchứng mình cho yêu cẩu đó là có căn cứ và hợp pháp” Điều 96 BLTTDS xác định

“Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc đân sự đương sự có quyền, nghĩa vụgiao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa án ” Như vậy, từ những điều trên có thékhẳng định việc cung cấp tài liệu, chúng cứ cho Toa án vừa la quyên, vừa là nghĩa

vụ của các đương sự trong tô tung dân sw

Thứ hai, việc cưng cắp chứng cứ của đương sự bảo đâm cho tòa án có căn cứ,

cơ sở giải quyết VADS

Toa án là cơ quan được Nhà nước trao quyền lực dé giải quyết các VVDS nóichung và các V ADS nói riêng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cá nhân, cơquan, tổ chức, giữ vững trật tự xã hoi trong lĩnh vực dan sự Mặc dù tòa án là cơ

quan giải quyết các tranh chap, mâu thuần giữa các chủ thé trong một quan hệ pháp

luật, nlưưng tòa án không trực tiếp tham gia vào quan hé pháp luật đó nên họ không

thé tư chứng minh được quyền và lợi ích của các chủ thé trong quan hệ pháp luật.

Do đó, đương sự với tư cách là chủ thể trong sự việc có tranh chấp và là người yêu

cầu khởi kiên có ngiía vụ chủ động thu thập và đưa lại các chứng cứ có liên quan

đến yêu cau của minh cho tòa án dé lam cơ sở cho việc xem xét và giải quyết yêu.cầu Nấu tòa án vẫn giải quyết V ADS khi không có chứng cứ từ phía đương sự đưa

ra yêu cau khởi kiện sẽ đẫn đền trường hợp vụ án được xét xử không đúng với quyđính của pháp luật, không đảm bảo tinh khách quan, xâm pham đến quyền lợi hợppháp của đương sự khác Va điều nay di ngược lại với nhiém vụ và chức năng của

tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã

hội Trong quá trình giải quyết, toa án cũng chỉ dựa vào những chúng cứ ma đương

sự giao nộp dé giải quyết Vay nên, để tòa án có cái nhìn khách quan về sự việc

đang có tranh chap, đưa ra được phản quyết chính xác và dé minh không phải chịu

Trang 20

những hậu quả pháp lý thì đương sự phải dim bảo thực hiện ngiĩa vu cung cấpchứng cứ một cách day đủ.

Thứ ba, cưng cấp chứng cứ của đương sự là một trong những hoạt động

chứng mình nhằm bảo về quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự

Quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự bị ảnh hưởng một cách đáng ké khi

quan hệ pháp luật ma ho them gia có sự mâu thuẫn, tranh chap V ay nên dé bảo vệ

cho quyền lợi của minh ho phải tham gia vào quá trình tổ tụng, yêu câu cơ quan có

thâm quyền vào cuộc Trong một VADS thường có rất nhiều tình tiết, sự kiện maquan hệ pháp luật giữa các bên đương sự phụ thuộc vào nó Để giải quyết nó, tòa ánphải xem xét, đánh giá tất cả các tinh tiết, sơ kiện của vụ việc thông qua các tài liệu,bang chứng phản ánh sự thật khách quan do các bên đương sư cung cập Vay nên débảo vệ được quyền và lợi ích của mình, đương sự phải chứng minh được những tìnhtiết có trong vụ án 1a có thật, khách quan thông qua những tải liệu, chứng cứ mađương sự cung cấp cho tòa án

1.2.2 Đặc điểm của thn thập chứng cứ của đương sie

Thứ nhất, hoat động thụ thấp chứng cir của đương sự vừa là quyển vừa là

nghĩa

VỊ

Ngay từ khi nộp đơn khởi kiên VADS đương sự đã phải cung cấp được nhữngchứng cứ dé chứng minh cho yêu câu khởi kiện của minh và dé có căn cử cho tòa án

giải quyết quan hệ pháp luật đang có tranh chấp Tuy nhiên, trong quá trình tham

gia tổ tụng không phải lúc nào đương sự cũng là người nắm giữ chúng cứ mà cóthé chứng cứ được lưu giữ bởi những cá nhên, cơ quan, tô chức khác Vay nên déthực hiện được việc cung cap chứng cứ, các đương sự phải tim kiém và tập hợp lạinhững gi liên quan dén vụ án dé nộp cho cơ quan có thêm quyên giải quyết Tráchnhiém thu thập và cùng cấp chứng cứ cũng 1a một nguyên tắc cơ bản được quy định

tại BLTTDS hiện hành, vậy nên các chủ thể tham ga tô tung buộc phải thực hiện

theo Ngoài ra, khi giải quyết VADS, nêu đương sự cảm thay chưa có đủ bằng

chứng để quyên lợi của họ được đảm bao hoặc ho dang bi bat lợi trước các chủ thé

khác trong quan hệ tranh chap thi đương sự hoàn toàn có quyên chủ động thu thập

thêm tải liệu, chung cử dé bão vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh Khoản 1

Trang 21

Điều 97 BLTTDS năm 2015 quy đính các biện pháp thu thập chứng cu mà cácđương sự có thé tự minh thực hiện khi giải quyết V ADS:

“Điều 97 Xác minh, thn thập chứng cit

1 Cơ quam, tổ chức, cá nhân có quyển tự mình thu thập tài liêu, chứng cử bằng

những biên pháp sau day

a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dit liều điện tir;

b) Thu thập vat chứng:

¢) Xác định người làm chứng và lay xác nhậm của người làm chứng:

4) Yêu cau cơ quem, tổ chức, cả nhân cho sao chép hoặc cung cắp những tài liệu cóliền quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan tổ chức, cá nhân dé dang lưu giữ.quan I:

@) Yêu cẩu Uy ban nhân dén cắp xã chứng thực chit lạ: của người làm chứng,

e) Yên cẩu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nêu đương sư không thé tha thấp tài

liệu chứng cứ:

g) Yên cẩu Tòa ám ra quyết đình trưng cầu giám định đình gid tài sản;

h) Yêu cẩu co quan, tổ chức, cá nhân thực hién công việc khác theo quy định của

pháp luật ”

Thứ hai, hoat động thu thập chứng cứ của đương sự mang tinh chủ động

Tham gia vào quá trình tổ tụng, đương sự có quyền chủ động trong hoạt đông

thu thập chúng cứ dé có thể thuyết phục tòa án bảo vệ cho quyền và loi ích chínhđáng của mình Và quyền được chủ động trong hoat động chứng minh này là mộtcách để đương sự tư bảo vệ quyên lợi của mình trước sự xâm pham của chủ thê

khác Chủ động ở đây có nghĩa là đương sư tư quyết đính hành động của minh ma

không bi rang buộc hay chi phối bởi điều kiện hay hoàn cảnh nào Một cách cụ théhơn, quyên chủ động thu thập chứng cứ của đương sự có ngiấa là đương sự có théthu thập chúng cứ moi lúc, moi noi, phù hợp với ké hoạch và điêu kiện chủ quancủa mình, không bị ràng buộc, thúc ép hay phải tuân theo một chỉ đạo hay điềukhiến của bat cử cơ quan, tổ chức, cá nhân nào Đương sự chỉ có một sức ép duynhất là nêu không chủ động thu thập chứng cứ một cách đây đủ, khách quan sẽ

14

Trang 22

không chứng minh được yêu câu của minh’ Để có được đây đủ chứng cứ cung cấp

cho tòa én, chúng minh được tính đúng đến của quyền lợi của mình đương sự phải

chủ động thu thập chứng cử Các chứng cứ thu thập được sẽ được tòa án nghiên

cứu, đánh giá va sử dung dé giải quyết VADS

Thứ ba, thu thập chứng cứ của đương sự là hoạt đồng chứng minh nhằm tìm

kiếm, tập hợp các tài liệu chứng cir dé đa lại cho tòa án làm căn cứ giải quyết

TADS

Tòa án là cơ quan có thâm quyên giải quyết các tranh chap, mâu thuan phátsinh của quan hệ pháp luật Họ là chủ thể trung gian giải quyết đút điểm những mâu.thuẫn của các đương sự trong vụ án, đảm bảo cho quyên và lợi ích của đương sự

không bị xâm phạm một cách khách quan, công bằng Để có được kết quả xét xử

chính xác tòa án phải dựa vào những tình tiệt, sự việc có thật được thê hiện dướidang chứng cứ do đương sự cung cập Vi vây việc tim kiếm và phát hiện ra các tailiệu chứng cứ sẽ đảm bảo cho nghia vụ cung cập chứng cứ cho tòa án của đương sự,đồng thời củng cô thêm căn cứ và cơ sở vững chắc cho tòa án trong giai đoạn xét

xử.

1.3 Ý nghĩa của cung cấp và thu thập chứng cứ của đương sự trong giải quyết

VADS tại tòa án cấp sơ thâm

Cung cap và thu thập chúng cứ của đương là các hoạt động chứng minh có ý

nglữa quan trong đối với cả đương sự và Tòa án trong quá trình giải quyết VADS

Đổi với đương sự, hoạt động cung cập và thu thập chứng cứ giúp cho đương

sự có đây đủ chứng cứ dé chứng minh cho yêu câu khởi kién, quyền và lợi ích hợppháp của mình Khi đương sự khởi kiên V ADS là lúc quyền lợi của ho đang bị xâmphạm và nhiệm vụ của tòa án là giải quyết những vấn đề trong vu án để bảo vệquyên và lợi ích của đương sự Dé có cơ sở thuyết phục, chúng minh cho tòa énrang quyền loi của minh đang bị xâm phạm, thi đương sự phải thu thập và cung capđược các chúng cứ chứng minh sự tôn tại của quyền và lợi ích hợp pháp của ho,buộc bên còn lai phải thực hiên ngiấa vụ đối với minh cũng như phần bác yêu cầucủa đối phương V ay nên, thực biện đúng và đây đủ ngiña vụ chứng minh của minh

7 Tran Anh Tuần (2017), Bình hận khoa học BLTTDS Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội,

Tr.17-1§

Trang 23

giúp đương sự có cơ hội thắng kiện, bảo vệ được quyền lợi của minh trước sự xâm.

phạm của chủ thé khác

Đổi với tòa án, thu thập và cung cập chúng cứ của đương sự dim bảo cho Tòa

án có cơ sở dé đánh giá, xem xét và giải quyết vụ án một cách khách quan, tao rađược một bản án có hiệu quả Nếu không có chứng cứ từ các đương sự, Tòa ánkhông thể hiểu zõ được hết hoặc có thé bö sót các tình tiết trong vụ án, không có cơ

sở dé xác dinh được quyên và ng†ĩa vụ của các bên đương sự Như vậy khi ra phánquyét cuối củng sẽ không đâm bảo được tính khách quan, chính xác và công bằngcho đương sự và các chủ thé liên quan đến vụ én Có thé thay rằng hoạt động cungcấp và thu thập chúng cử của đương sự góp phan bão đảm cho việc gidi quyết vụ án

được đúng đán, công bang, từ đó khẳng định được vai trò của tòa án trong việc ôn

định trật tự xã hội, bão vệ được quyền và loi ich hợp pháp của công dân

14 Cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luậtvề cung cấp, thu thập chứng

cứ của đương sự trong to tụng dân sự

1.4.1 Việc xây đựng pháp nat về cung cấp, thn thập chứng cứ của droug

sự trong TTDS nhằm bao dam quyén bình đăng, công bằng trước Tòa du của các

chit thé trơng TTDS

Quyền bao giờ cũng di đôi với ngiĩa vụ Một chủ thé được hưởng quyền thitương ứng phải gánh vác nghia vu Đây là nguyên tắc công bằng, bình đẳng mà cácnha làm luật đã áp dung khi quy định quyền và nghĩa vu của một chủ thê phép luật.Quyền bình đẳng là quyền tự nluên của con người nên không chỉ áp dung nguyêntắc công bằng, bình đẳng với méi chủ thể pháp luật mà các nha làm luật còn phải ápdung nguyên tắc nay trong môi quan hệ giữa chủ thé pháp luật khác nhau Nghia vụcung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự chỉ đặt ra khi các chủ thé nay thực hiện.quyên yêu câu khởi kiện, còn nêu ho không đưa ra yêu câu thì việc cung cap, giaonộp chúng ctr không thé là nghĩa vụ của họ mà phải hiểu là quyên của họ Trong

hoạt đông chứng minh, các chủ thể có quyên và nghia vụ ngang nhau, họ đều được

thưởng quyên và đều phải gánh vác nghĩa vụ tương ung Nguyên ly nay được các

nha làm luật sử dung khi xây dung các quy đính pháp luật TTDS nói chung hay các

quy định về ngiĩa vụ cung cập, giao nộp chứng cứ nói riêng Như vậy, nói dén

ng]ữa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, của cơ quan, tổ chức thì chúng

16

Trang 24

ta phải hiéu được trước do các cli thé nay đã được hưởng quyên tương ứng (quyền.

khởi kiện) và nêu họ thực hiên quyên đó thi kèm theo họ phải thực hiện ngiấa vụ

(nga vụ cung cap và thu thập chứng cứ)

1.42 Việc xây đựng pháp luật về cuug cấp, thu thập chứng cứ của đirơng sitrong TIDS nhằm bao dam quyén và lợi ích hop pháp của đương si

Khi quyền và lợi ich hop pháp của đương sự bị xâm phạm, ngoài việc cóquyên yêu cau tòa án bảo vệ thì họ cũng cân có những quyên hen nhật định dé tựthực hiện các hoạt bảo vệ quyền lợi của minh Vi vậy pháp luật quy định quyền

cung cap và thu thập chứng cứ của đương sự như lả một cách ghi nhân đó chính làphương tiên bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo đó, các đương sự

trong VADS có phải được tiên hành thu thêp cứng cứ và cung cap toàn bộ tài liệu,chứng cứ cho tòa án dé chứng minh rang quyên và lợi ích hợp pháp của ho có tên

tại, từ đó thuyết phục Tòa án bảo vệ họ Bên canh đó, là chủ thé tham gia trực tiếp

vào quan hệ dân sự có tranh chap nên ho hiểu 16 các tình tiết, sự kiện của vụ án

cũng như có thể năm giữ các chúng cử của vu án nên để bảo vệ quyên và lợi ich

hop pháp của đương su, nâng cao tính tích cực và chủ đông của họ, dam bảo Tòa an

khách quan, vô tư và công minh trong việc xét xử VADS thi hoạt động cung cap và

thu thập chúng cứ phải thuộc về đương sự

1.5 Nội dung pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự trong giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thâm

1.5.1 Thu thập chứng cứ của dong sự trong giải quyết VADS tại tòa dn

cấp sơ thẩm

Thu thập chứng cứ là một trong những hoạt động chúng minh trong quy trình

tổ tụng Thu thập chứng ct có ý ngiĩa quan trọng đối với việc chứng minh của

đương sự và việc giải quyết VADS của tòa án Điều này xuất phát từ việc đương sự

chỉ có thé chứng minh được quyền và lợi ích của minh khi có chứng cứ, tòa án chi

có thể giải quyết vụ án một cách chính xác khi có đây đủ các chứng cứ làm 16 được

các tình tiết, van đề của vu án

Trước khi BLTTDS năm 2015 ra đời, BLTTDS năm 2004 chưa có quy định

về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự Điều nay đã gây ra sự bat lợi cho

Trang 25

quá trình ching minh của các đương sự Bởi, trong trường hợp đương sự muôn cóđược các chứng cứ được lưu giữ bởi các cá nhân, cơ quan, tô chức khác dé cung cap

cho tòa án, ho không có các biện pháp pháp lí để thực hiện hoat đông thu thập

chứng cứ Do đó, để khắc phục hen chế này, BLTTDS năm 2015 đã bỗ sung thêmquy định về hoạt động thu thập chứng cử để dim bão cho đương sư có day đủchứng cứ đề cung cấp cho tòa án cũng như dam bảo chứng cứ đó có tính hợp pháp

Thứ nhất chủ thé thu thập chứng cứ

Trong một VADS, ngliia vụ thu thập chứng cứ thuộc trách nhiệm của tat cảcác chủ thể chứng minh, nhưng hoạt động này chủ yêu thuộc trách nhiệm củađương sự nhằm có được căn cứ dé chúng minh cho yêu câu hay phân đối yêu cầu

của minh Trong trường hợp đương sự không có đủ khả năng thực hiện nghia vụ

chứng minh thi họ phải nhờ đến sự giúp đỡ của chủ thé khác như người dai diệntheo pháp luật, người đại điện theo ủy quyền Đối với đương su không có năng lực

hành wi TTDS thì việc thu thập chứng cứ của đương sự sẽ do người đại diện theo

pháp luật của đương sự thực hiện thay Đối với đương sự có đủ năng lực hành viTTDS nhung vì lý do nao đó ma họ không thể trực tiếp tham gia tổ tung, ho có thể

ủy quyền cho người đại điện theo ủy quyên thực biên nghĩa vụ của mình Đương sự,

hoặc người dei diện của đương sự sử dụng dich vụ pháp lý với luật sư hoặc với chủ

thể khác để yêu cầu họ bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự thì người

bảo vệ quyền và lợi ích hop pháp của đương sự cũng là chủ thé thực hiện thu thập

chúng cứ trong TTDS.

Vai trò của tòa án trong thu thập chứng cứ có phân hạn ché hơn so với đương

su Toa án chỉ tiên hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy

đính Vai trò chủ yêu của tòa án trong hoạt động nay là hỗ tro đương sư thu thậpchứng cứ khi người đó không thé tự mình thu thập chứng cứ mắc dù đã áp dung mọibiện pháp cần thiết

Thứ hai, các biên pháp thụ thập chứng cứ của đương khi giải quyết VADS tạitòa án cấp sơ thẩm

Nêu như BLTTDS năm 2004 chỉ quy định về các biên pháp thu thập chứng cứ

mà tòa án được phép thực hiện thì BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bô sung thêm các

tiện pháp thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức một cách chi tiết hơn.

18

Trang 26

Bởi, thực tế, các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham ga tổ tụng với nhiều tư cách khác

nhau như đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích

hop pháp của đương su, việc pháp luật hiện hành bỗ sung quy định nhu vậy sẽ hợp

lý hơn cho các chủ thé chứng minh, bảo đấm cho họ thực hiện quyền, nghĩa vụchứng minh của mình, bảo đảm quyên tranh tụng và hiệu quả hoạt đông thu thập tai

liệu chúng cứ BLTTDS hiện hành quy đính hàng loạt các biên pháp thu thập

chứng ma các đương sự được phép thực hiện, nhưng các tài liệu, vật chứng thu thập

được phải dam bao được 3 dac của chứng cứ là tính khách quan, liên quan và tinh

hop pháp thi mới được xem là chứng cứ hợp pháp Nêu không những gì đương sự

thu thập được sẽ không có giá trị, không được chấp nhận là chứng cứ dé giải quyét

vụ án Theo khoản 1 Điêu 97 BLTTDS nam 2015, các biện pháp thu thập chứng cứcủa đương sự bao gom

a Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dit liêu điện

te

Với biện pháp thứ nhất này, các tai liệu phải đảm bảo được những điều kiệnquy định tại Điều 95 BLTTDS thi mới được xem là các tài liêu có giá tri chúng

minh và hợp pháp Theo đó, đối với tài liệu doc được, đương sự phải thu thập bản

chính của tai liệu, nêu không có bản chính thi thu thập bản sao có công chứng,

chứng thực hop pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thêm quyên cung cấp, xác nhận.

Đôi với tai liệu nghe được, nhìn được, xuất trình kém theo văn bản trình bay củangười có tai liệu đó về xuất xứ của tài liệu nêu ho tự thu âm, thu hình hoặc văn bản

có xác nhận của người đã cung cập cho người xuất trình về xuat xứ của tải liệu đó

hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó Có như vậy nội dung

trong băng ghi âm, ghi hình mới được mới được công nhân là chúng cứ Cudi cùng

là thông điệp dit liệu điện tử, thông điệp dif liệu điện tử được thé hiên đưới hìnhthức trao đổi dữ liệu điện tử, chúng từ điện tủ, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax vàcác hình thức tương tư khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử

b Thu thấp vật chứng

Theo Khoản 4 Điều 95 BLTTDS, vật chứng phê: là luận vật gộc liên quan đền

vụ án Vì vậy đương sự cần thu thập hiện vat gốc, những vật chứng không liên quanđến vụ án thì không được xem là chứng cứ

Trang 27

c Xác đình người làm chứng và lay xác nhận của người làm chứng Yên cẩu

Ủy ban nhân dân cắp xã chứng thực chit ký: của người làm chứng

Người làm chứng là những người không có quyền, nghĩa vụ liên quan đên vụ

án nhưng ho biết hoặc chứng kiên những tình tiệt có liên quan đến vụ én Vay nên

đương sự có thể lây sự xác nhận từ họ để chúng minh cho yêu câu khởi kiện của

minh là có cơ sở, giúp tòa én có căn cử dé giải quyết vu án một cách khách quan

thông qua việc ghi thành văn bản, băng ghi âm, băng ghi hình hoặc các thiết bi chứa

âm thanh, bình ảnh khác theo quy định tei Khoản 2 Điêu 95 BLTTDS Nêu ngườilam clưứng trình bày nội dung vụ án bằng văn bản, đương sự có thé yêu câu UBNDcấp xã xác nhận chữ kí của người làm chứng trong văn bản ma họ trình bay vềnhững tình tiết của vụ án Đề lời trình bay của người lam chứng được ghi trong cácthiệt bị chứa âm thanh, hình ảnh có giá trị chứng minh, đương su cên có văn bảnxác nhận của người làm chứng về xuat xứ của bang ghi âm, ghi âm ghi hình theoquy đính tei Khoản 2 Điều 95 BLTTDS

Dang chú ý là chúng cứ thu thập được bằng biện pháp nay không phải lúc naocũng đáng tin cây Người làm chứng có thể cung cập những thông tin không chính

xác, thiêu trung thực để trục lợi, gây bất lợi cho một bên đương sự Nguyên nhân.

của hiện tượng tiêu cực này có thé 1a vì người làm chúng không khách quan, có

quan hệ thân thiệt, gân git với một bên đương sự nên có tình trình bày không đúng

sự thật để bên đương sự còn lại gặp bat loi Do đó, tat cả chứng cứ có được từ xác

nhận của người làm chúng phải được thâm phán xem xét, đánh giá một cách khách

quan, toàn điện Dé biện pháp này được thực biên một cách hiệu quả nhật, Điêu 77

BLTTDS năm 2015 đã quy định điêu kiện của người lam chứng là người không bi

mật năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp người lâm chúng 1a người chưathành miên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhậnthức và lam chủ hành vi của minh thi khí việc xác nhận được diễn ra phải có mặt

người đại điện theo pháp luật của người làm chứng hoặc người quần li, trông nom.

ä Yêu câu cơ quan, té chức, cá nhãn cho sao chép hoặc cưng cấp những tàiliệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cả nhân đó danglưnt giữ, quản lý

Trang 28

Biện pháp nay được thực luận trong trường hợp các tài liêu, chúng cứ được

lưu giữ và quản lý bởi các cá nhân, tô chức khác BLTTDS có quy định riêng về

trách nhiệm cung cấp tải liệu, chúng cứ của cá nhên, cơ quan tổ chức có thẩm

quyên tại Điều 7 nhằm tránh tình trạng các chủ thé đang nắm giữ chứng cử gây khokhăn cho đương sự khi họ thực hiện nghia vụ chứng minh, làm quy trình tô tụng bikéo dai Về trình tự thủ tục, theo Khoản 1 Điều 106 BLTTDS, khi có yêu cầu cơquan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chúng cứ liên quan dén vu án đang đượcgiãi quyết, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ can cung

cấp, lý do cùng cấp, họ, tên, dia chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức

đang quan lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ can cung cấp Cơ quan, tô chức, cá nhân cótrách nhiém cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sư trong thời hạn 15 ngày, kế tửngày nhận được yêu cau; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bang vănban và nêu rõ lý do cho người có yêu cau Ngoài ra, Luật tiếp cân thông tin 2016cũng quy đính chỉ tiết về trách nhiém cung cấp thông tin của các chủ thé có thêm

quyên, trình tư thủ tục nhằm hỗ trợ và đâm bão thực hiện quy định về thu thập

chứng cứ của đương sự trong TTDS.

e Yêu cẩu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ néu đương sự không thé thu thập

tài liên chứng cứ

Trên thực tế không ít trường hợp đương sự đã làm đơn yêu cầu cơ quan, tổ

chức, cá nhân cung cấp tải liệu, chứng cứ nhưng các chủ thê ây không có thiên chícung cap và không giải thích 16 lý do Khi đã áp dụng hết các biên pháp cân thiết đểthu thập chúng cứ ma van không thé tự minh thu thập được thì đương sự có thé dénghĩ tòa án thu thập chứng cứ Sư hỗ trợ từ tòa án giúp cho đương sự có đây đủchứng cứ dé chúng minh cho quyên và nglữa vu của minh, giúp cho quá trình giả:quyệt VADS trở nên đúng dan, khách quan Dưa vào yêu câu của đương sự, tòa án

có thé thực hiện mét so biện pháp được quy đính tại Khoản 2 Điều 106 dé thu thậpchứng cứ Lay lời khai của đương su, người làm chứng, Đôi chat giữa các đương sựvới nhau, giữa đương sự với người làm chúng, Trung cầu giém định, Dinh giá tài

sản, Xem xét, thẩm định tai chỗ, Yéu câu cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp tai

liệu chứng cứ Dé yêu cau tòa án thu thập tài liệu, chung cứ đương sự phải làm đơn

ghi rõ van đề cần chúng minh; tải liệu, chứng cứ cần thu thập, lý do minh không tư

Trang 29

thu thập được, ho, tên, dia chi của cá nhân, tên, dia chỉ của cơ quan, tổ chức dang

quản lý, lưu giữ tai liêu, chúng cứ can thu thập Khi nhận được đơn yêu câu của

đương sự và xem xét thay yêu cau của đương sự là hợp lý, Tòa án za quyết định yêu

cầu cơ quan, tổ chức, cá nhén đang quản lý, lưu giữ cung cấp tải liêu, chúng cứ cho

Tòa án Cơ quan tổ chức, cá nhân dang quản lý, lưu giữ tải liệu, chúng cử có trách

nhiệm cung cap đây đủ tải liệu, chúng cử theo yêu câu của Tòa án trong thời hạn 15ngày, kế từ ngày nhận được yêu câu, hết thời hạn nay ma không cưng cấp day đủ tailiệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tô chức, cá nhiên được yêu cầuphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thựctiện yêu câu của Tòa án mà không có ly do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức

đô vi pham co thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy

đính của pháp luật Việc bô sung quy đính về hậu quả pháp lý của cơ quan, tô chức,

cá nhân khi không thực hiên yêu câu cưng cấp tai liệu, chúng cử của Tòa án là một

sự thay đổi tích cực của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 Quy định

nay nâng cao trách nhiệm của các chủ thể lưu giữ chứng cứ, hạn ché tinh trạng cô

tinh gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ làm châm quá trình tổ tung Đối vớitrách nhiệm hinh sự, Điều 383 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định chế

chối khai báo, từ chối két luận giám định, đính giá tài sản hoặc từ chối cap số liệu

ma không có lý do chính đáng là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1năm hoặc phạt tủ từ 3 tháng đền 3 năm Tuy nhiên, điều luật này chỉ giới hạn chủ vi

phạm là người làm chúng người giám đính người định giá tài sản, người dich

thuật, người bào chữa, các chủ thể khác chua có chê tài xử lý niêu ví pham.

Đối với xử lý hành chính, Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 495 BLTTDS

năm 2015, cơ quan, tô chức, cá nhân không thi hành quyết dinh của Tòa án về việc

i của tội từ

cung cập tài liệu, chúng cứ mà họ đang quân lý, lưu giữ thủ có thé bị Tòa án xử phat

hành chính theo quy định của pháp luật.

VỆ hình thức xử phạt, thâm quyền trình tự thủ tục xử phạt Điều 498

BLTTDS năm 2015 quy định hành vi nêu trên thuộc nhóm hành wi “cần trở hoạt

đông tô tụng dân sự”, và cơ chế xử lý cụ thể được thực hiện theo quy đính của Luật

xử lý vi pham hanh chính và phép luật có liên quan Theo đó, Điều 48 Luật Xử lý vi

phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi bỗ sung một số Điều của Luật Xử lý vi

3

Trang 30

phạm hành chính năm 2020 (Luật XLVPHC) quy định thâm quyên xử phạt hành

chính của Tòa án nhiên dân (TAND), chế tai xử phạt, mức phat cụ thé nhu sau:

@ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền đền

1.000.000 đẳng,

Gi) Chánh án TAND cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách TAND cập tỉnh,Chánh án Tòa án quên sự khu vực có quyên phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiên đến

7.500.000 đồng,

ii) Chánh án TAND cấp tinh, Chánh án Tòa én quân sự quân khu và tương

đương, Chánh tòa chuyên trách TAND cập cao có quyên: phạt cảnh cáo; hoặc phat

tiên đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy đính tại Điều 24 của Luật

XLVPHC,

Hiên nay, Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQHI5 ngày 18/8/2022 của Ủy banThường vụ Quốc hội quy đính về xử lý các hành vi cản trở hoat đông tô tụng củaTòa án đã có quy định điêu chỉnh về van đề nay Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều

18 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQHIS xác dinh hành vi “không thực hiện yêu cẩucủa Tòa án, VES vé việc cưng cấp tài liêu, chứng cứ mà người đó dang quản Ij lai

giữ” là một trong những hành vi được xếp vào nhóm hành vi cản trở hoạt động xác

minh, thu thập chứng cử của cơ quan, người có thêm quyền Biên pháp xử phạt

được áp dụng đôi với chủ thé vi phạm là bị phat cảnh cáo hoặc phat tiên từ 100.000

đông đến 1 000 000 đông đối với cá nhân, 200.000 đồng dén 2 000.000 đồng đốivới tô chức

& Yêu cẩu Tòa ám ra quyết đình trưng cau giảm định, dinh giá tài sản:

Một sô V ADS cần phải thực biện giám đính hoặc đính giá tài sin dé đương sự

có cơ sở chứng minh cho yêu câu của mình, chứng minh cho quyên và lợi ích hợppháp của mình Dé kết quả giám đính và đính giá tai sản trở thành chứng cứ được

sử dụng trước toa, hoạt động giám định và định giá phải được tiên hành theo đúng

thủ tục của BLTTDS năm 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành tihw Luật

Giám định tư pháp năm 2012, và các Nghi định có liên quan

Trong tổ tung, có những trường hợp dé chứng minh cho yêu câu của đương sự,

các bên đương sự và tòa én can phải nhờ đến kién thức chuyên môn của kết luậngiám đính như xác định van tay, chữ viết, chứ ký, ADN Lúc này đương su có

Trang 31

quyền yêu cau Tòa án trung cầu giém đính Khi nhân được đề nghị của đương sự,Tham phán sẽ cắn cứ vào Điêu 102 BLTTDS nắm 2015, Luật Giám định tư pháp

2012 và Nghi dinh 85/2013/NĐ-CP quy đính chỉ tiết và biên pháp thi hành Luậtgiám đính tư pháp dé đưa ra quyết định trung câu giám dinh Nếu tòa án từ chối yêu.cầu của đương sư thì đương sư có quyên tự mình yêu câu giám định Trường hợpxét thay kết luận giám đính chưa day đủ, rõ ràng hoặc có vi pham pháp luật thì theoyêu câu của đương sự hoặc khi xét thay cân thiết, Tòa án yêu câu người giám đứnhgiãi thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đền phién tòa, phiên hop détrực tiép trình bày về các nội dung cân thiết hoặc yêu cầu ho giám định bd sung,giám đính lei Tuy nhiên, quyền tự yêu câu giám định phải được thực hiện trước khitòa án ra quyết định đưa V ADS ra xét xử Quy định về quyền yêu câu tòa án raquyét định trưng câu giám định và tự mình yêu cầu giám định của BLTTDS năm

2015 là một sự tiên bộ so với BLTTDS năm 2004 Điểm mới này tạo điều kiện cho

đương sự chủ đông thực hiện quyền và ngiĩa vụ chứng minh của minh, đúng với

“tinh chủ đông" đã được ghi nhận tại Điều 6 BLTTDS nam 201 5

Đổi với VADS có tranh chập về tai sản, hoat động thâm đính giá giúp đương

sự và tòa án xác định chính xác giá trị của tài sản, đảm bảo sự bình đẳng giữa các

đương sự khi nhận tài sản bằng hiện vật hoặc bang giá trị, đồng thời 1a cơ sở dé tòa

án tính án phi Quan hệ pháp luật dan sự tôn trọng quyên tự thỏa thuận của các bênđương sự, pháp luật cho phép các đương sự tư thỏa thuận với nhau về giá trị tài sản

đang có tranh chap sao cho phù hợp với pháp luật va thực tê của các bên đương sự

Đương sự còn được théa thuận với nhau về việc lựa chọn tô chức thâm định giá

Trong trường hop không thöa thuân được hai nội dung trên các bên đương sự có

quyền yêu câu Tòa ánra quyết định định giá tải sản và thành lập Hội đồng định giá

Để kết quả đính gid đủ điều kiện lam chúng cứ trong VADS, hoạt động thâm đính

giá phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTDS năm 2015, Luật Giá

và Nghị định số §9/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điêu của Luật giá

về thêm định giá Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục dé thành lập Hội đồng định giá tai

sản theo quyệt đính của tòa án phải được thực hiện theo Khoản 4 Điều 104

BLTTDS năm 2015.

Trang 32

h Yêu cẩu cơ quan, tổ chức, cả nhân thực hiện công việc khác theo quy đỉnh

của pháp luật

Pháp luật không thé dự liệu được hết các biện pháp thu thập chúng cứ mà

đương sự có thể thực hiện Vay nên, dé tao điều kiện cho hoạt động chứng minh củađương sư được điễn ra liệu quả pháp luật đã quy một điều khoản mang tính dự

phòng cho phép các đương sư được thực hiện các biện pháp thu thập chúng cứ khác

ngoài các biện pháp được quy đính tại Khoản 1 Điều 97 BLTTDS Tuy nhiên, cáctiện pháp mà đương sự thực hiện không được trái pháp luật, không vi phạm điều

cam của luật

Thứ ba trình tự thị hạc thu thập chứng cứ của đương sự trong TTDS

BLTTDS chưa quy dinh một cách day dé về trình tự, thủ tục áp dụng các biệnpháp thu thâp chứng cứ của đương sự Nhưng về nguyên tắc, đương sự được thựchiện theo những cách thức mà pháp luật không cam và không trái với đạo đức xã

chính xác, nhanh chong.

Thứ nhất chủ thé cung cắp chứng cứ

Nguyên tắc cung cap chứng cử và chứng minh trong TTDS đã ghi nhận quyền

và nghiia vụ thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu câu củamình là có căn cứ và hợp pháp thuộc về đương sự và cơ quan, tô chức, cá nhân khởi

kiện yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hop pháp của người khác Điều 91

BLTTDS năm 2015 quy định về nghia vụ chứng minh dé cụ thể hóa nguyên tắcnay Theo đó, đương sự có yêu cau Tòa án bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp củamình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tai liệu, chúng cứ dé chúng minhcho yêu cau đó là có căn cứ và hợp pháp Trong trường hợp đương sự phản đối yêucầu của người khác đối với minh cũng phải cũng phải cung cấp được chứng cứ

chứng minh cho quan điểm phản đổi của minh Rõ rang ngliia vụ chứng minh

Trang 33

không chỉ dat ra với bên khởi kiện mà đất ra với cả bên bị kiên Điều này thể hiện

sự bình dang giữa các chủ thé trong hoạt động chứng minh Trong tổ tụng, ngiĩa vụ

cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự là bởi ho là chủ thé của quan hệ pháp luật có

tranh chấp, ho là người hiểu rõ bản chất của sự việc nhật và là người có điều kiệnthuận dé cung cap chứng cứ cho tòa án

Tuy nhiên, “có những trường hợp các đương - tụng không phải dẫn chứng

(không phải chứng minh), đây là những trường hop có sự suy đoán được dit liệu sẵn

ở trong luật dé bênh vực một vải đương sư"Š hoặc “đương sự được miễn trừ sự dẫn.

chứng do trách nhiệm dan chúng chuyển qua đối phương - người này phải đưa ra

bằng chúng rằng sự suy đoán không đúng với sự thật” Do đó, có một số trường

hop được BLTTDS năm 2015 quy định khi khởi kiên ho không có nghia vụ phải

chứng minh tại khoản 1 Điều 90, bao gom: Người tiêu dùng khởi kiên không cóngiĩa vụ chúng minh lỗi của tổ chức, cá nhên kinh doanh hang hóa, dich vụ Tô

chức, cá nhân kinh doanh hàng hoa, dich vụ bị kiện có ng†ĩa vụ chứng minh minh

không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy dinh của Luật bao vệ quyên lợi người tiêu

dùng, Đương sự là người lao đông trong vụ án lao đông mà không cung cập, giao

nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người

sử đụng lao động quản lý, lưu gữ thì người sử đụng lao động có trách nhiệm cưng

cấp, giao nộp tài liệu, chúng cứ đó cho Tòa án hoặc Người lao đông khởi kiện vụ án

đơn phương châm đút hợp đồng lao đông thuộc trường hợp người sử dụng lao đông

không được thực hiện quyền đơn phương cham đứt hợp đông lao động hoặc trường

hop không được xử lý kỷ luật lao đông đối với người lao động theo quy định củapháp luật về lao động thi nghia vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động,Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghiia vụ chứng minh

Thứ hai, thời han và thời điểm cưng cấp chứng cứ của đương sự tại tòa án cấp

sơ thẩm

Quy định về thời han cung cấp chứng cứ là một điểm mới tiên bộ củaBLTTDS năm 2015 Trước đây, BLTTDS nam 2004 không quy đính về thời han

cung cấp, giao nộp chứng cứ, do đó hoạt đông nay có thé được thực hiện ở bat ky

ax (1961), Dân i luận, Bộ Quốc gia giáo dục xuatban, tr 370

3 Trần Văn Liêm (1974), Déin luật nhấp môn thé nhân (Quyền I), tr 198

36

Trang 34

thời điểm nào của quá trình tổ tụng Điều nay gây ra tình trang các đương sư trì

hoãn việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án, chon thời điểm có lợi cho minh mới giaonộp, gây bat lợi cho đôi phương trong việc tiép cân chứng cứ và tranh tung làm quátrình giải quyết VADS bị kéo dai và ban án sơ thậm kém hiệu quả Dé khắc phụcnhững điều bất hợp lý này, BLTTDS năm 2015 đã quy đính: “Thôi han giao nộp tàiliệu chứng cứ do Thâm phan được phân công giải quyết vụ việc ấn đình nhưngkhông được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xứ theo thit tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn

bị giải quyết việc dain sự theo quy đình của Bồ luật nay

Trường hợp sau khú có quyết đình đưa vụ án ra xét xử theo thir tục sơ thẩm, quyếtdinh mở phiên hop giải quyết việc dan sự, đương sự mới cing cấp, giao nộp tài liễu,chứng cứ mà Tòa án đã yêu cau giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vi

có Ip do chính đáng thì duong sự phải chứng mình Ij do của việc châm giao nộp tài

liệu chứng cứ đó Đối với tài hiệu chứng cứ mà trước dé Téa dn không yêu câu

đương sự giao nộp hoặc tài liệu chứng cử mà đương sự không thé biết được trongquá trình giải quyết vụ việc theo thit tục sơ thẩm thì đương sự có qiyÊn giao nộp,trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên hợp giải quyết việc dan sự hoặc các giai đoạn

tễ ang nếp theo của việc giải quyết vụ việc dan sự ” (Khoản 4 Điều 96) Như vậy,

đương sự có thé cung cập tai liệu ở các giai đoạn của quy trình 6 tung Giai đoạn

khởi kiện, giai đoan chuẩn bị xét xử sơ thấm và tại phiên tòa sơ thấm Tuy nhiên,

việc cung cập chứng cứ van sé được thực hién chủ yêu ở giai đoan khởi kiện và giai

đoạn chuẩn bị xét xử Chỉ một số trường hợp ngoai lệ mà pháp luật quy định mới

được cung cấp chứng cứ tai phiên tòa sơ thâm

a Cung cấp chứng của đương sự ở giai đoạn khởi kiện

Khởi kiện là hoạt đông dau tiên của đương sự dé bat dau quan hệ pháp luậtTTDS Dưa vào Khoản 5 Điêu 189 BLTTDS năm 2015, khi lam đơn khởi kiện yêucầu Tòa án giải quyết quan hệ pháp luật có tranh chap, người lam đơn khởi kiệnphải gửi kèm theo tài liệu, chúng cứ chứng minh quyền và lợi ích của minh bi xâmphạm Trường hợp vi ly do khách quan mà người khởi kiện không thê nộp day đủ

tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiên thi họ phải nộp tai liệu, chứng cử hiện có

để chúng minh quyền, lợi ích hợp phép của người khởi kiện bi xâm pham Người

khởi kiện bỗ sung hoặc giao nộp bỗ sung tài liệu, chúng cứ khác theo yêu cầu của

Trang 35

Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án Như vay, kể ca khí không có điều kiên dé

cung cap đây đủ chúng cử thi người khởi kiện phải có những chứng cứ cơ ban nhật

để clưúng minh cho yêu cầu của minh là có cơ sở Chúng cứ ban đầu là yêu tổ quan

trong, quyết định các quy trình, thủ tục tiép theo của tổ tung có thé tiếp tục thực

hién không, Vay nên, quy định này giúp cho các cán bộ Tòa án sang lọc được các

trường hợp khởi kiện không có căn cứ.

b Cung cắp chứng của đương sự ở giiai đoạn chuẩn bị xét xứ sơ thẩm

Giai đoạn này bất đầu từ lúc Toa án thụ lý vụ án cho đến trước khi Tòa ánra

quyét đính đưa vụ án ra xét xử, kéo dai từ 2 đến 4 tháng Trong thời gian nay, các

đương sự sẽ tiếp tục tim kiêm thêm chứng cứ chúng minh quyền và lợi ích của minh

để cung cập cho Téa án, Tòa án cũng sẽ hỗ trợ đương sư thu thập thêm chứng cứ dé

nghiên cứu và đánh giá sự việc Theo quy định của pháp luật hiện hành thêm phánđược phân công giải quyết vụ án sẽ ân định thời hạn cung cấp, giao nộp chứng cứnhung không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thâm Điều

nay lam cho các đương sự khong thể tùy tiện giao nộp chứng cứ ở bat kì giai đoạn.

này, tránh được tình trang cô tình giau chung cứ ở tòa án cập sơ thâm làm cho bản

án sơ thẩm kém liệu quả, gây bat lợi cho bên đương sự còn lại trong việc tiếp cân,

nghiên cứu chứng cử và chuẩn bị các biên pháp phòng vệ

Ngoài ra, sau khi thụ lý vụ án, tòa án sẽ thông báo bẻng văn bản cho nguyên

đơn, bi đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, nghĩa vu liên quan Những người

nhận được thông báo phải nộp cho Toa án văn bản ghi ý kiên của minh đối với yêu

cầu của nguyên đơn và tài liêu, chứng cứ kèm theo, yêu câu phản tố, yêu cầu độc

lập (nêu có) trong thời han 15 ngày kề tử ngày nhận được thông bao! Theo đó,

trong vòng 15 ngày kế từ ngày nhận được thông báo thu lý, nêu bên bị đơn phản đốiyêu cầu của nguyên đơn thi bên bị đơn phải cung cap được chứng cứ chứng minhđược cho sự phân đối của minh, gúp cho Tòa án có cái nhìn khách quan hơn vé sựviệc Và nêu bi đơn hoặc cơ quan, tô chức, cá nhên có yêu cau phản tô và yêu cầuđộc lập thi ho cũng phải đưa ra được chứng cứ chứng minh cho yêu câu của minh là

có cơ sé và hợp pháp bởi hai yêu cầu nay được tiên hành theo quy định về thủ tục

khởi kiện.

`° Điều 199 BLTTDS năm 2015

Trang 36

e Cung cắp chứng của đương su ở phiên tòa sơ thẩm

Khoản 3 điều 248 quy định: “Tại phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyển vàlợi ich hợp pháp của đương sự chỉ có quyên bé sưng chứng cử theo qmp dinh tạikhoản 4 Điều 96 của Bộ luật nay để chứng minh cho yêu cẩu, đề nghị của minh”

Như vay, @) trường hợp sau khi có quyết định dua vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ

thâm, quyết đính mở phiên hop giải quyết việc din sự, đương sự mới cung cap, giao

nộp tài liệu, chứng cur mà Tòa án đã yêu câu giao nộp nhưng đương sự không giao

nộp được vi có lý do chính đáng thi đương sự phải chứng minh ly do của việc cham

giao nộp tải liệu, chúng cử đó, (4i) Đối với tài liệu, chứng cử mà trước đó Tòa án

không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tai liệu, chứng cứ mà đương sự không thé

tiết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sư có

quyên giao nộp, trình bay tại phiên tòa sơ thấm, phiên họp giải quyết việc dân sự

hoặc các giai đoạn tô tụng tiệp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

Nhìn chung việc giới hạn thời gian dé đương sự cung cap chúng cứ sẽ buộc

đương sự phải có trách nhiệm hon với ng†ĩa vụ chứng minh của minh, bảo dim quy

trình tô tụng được điển ra mot cách nhanh chóng, suôn sé

Thứ ba, trình tự, thủ tuc cung cấp chứng cứ của đương sự tại tòa án cấp sơthâm

Hiện nay pháp luật quy dinh kèm với đơn khởi kiện đương sự có thể nộp tài

liệu chứng cứ bằng 3 phương thức tại Khoản 1 Điều 190, bao gồm: Nộp trực tiếp tạitòa án, Gửi đến Tòa án theo đường dich vụ bưu chính, Gủi trực tuyên bảng hìnhthức điện tử qua Công thông tin điện tử của Tòa án (néu có) Đổi với phương thứccung cap, giao nộp tải liệu, chứng cứ tại tòa án, dé xác định trách nhiém của các bênkhi cung cấp va thu nhân chung cứ và để có cơ sở xác định số lượng chứng cứ mađương sự đã giao nộp, Khoản 2 Điều 96 BLTTDS năm 2015 quy dink: “Tiệc đương

sự giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa án phải ẩươc lập biên bản Trong biên ban

phải ghi rố tên goi, hình thức, nội ching đặc diém cha tài liệu chứng cứ; số bản, số

trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ lý hoặc điểm chỉ của người giao nộp,chit lạ: của người nhận và đẫu của Tòa án Biên bản phải lập thành hai bản, mộtbản lưu vào hồ sơ vu việc dân sự và một bản giao cho đương sư nộp chứng cứ”.Đôi với phương thức gửi theo đường dich vụ bưu chính, liện nay chưa có quy định

Ngày đăng: 08/11/2024, 02:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w