Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 131 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
131
Dung lượng
716,91 KB
Nội dung
MỹthuậtđươngđạiViệtNamliênứngvớithếgiới–NhìntừHàNội Đào Mai Trang Chương một Sự xuất hiện của cái mới 1. Gallery – Sự hình thành và phát triển 1.1. Bối cảnh xã hội Kể từ khi chuyển sang kinh tế mở, thị trường ViệtNam phát triển nhanh đến chóng mặt, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới trong đó có gallery - nơi bày bán tranh. Hình thức kinh doanh này góp phần quan trọng làm cho thếgiới biết đến nền mỹthuậtViệt Nam. Nó giúp đời sống mỹthuậtđươngđại trở nên sinh động hơn, linh hoạt hơn và bớt dần khoảng cách vớithếgiới bên ngoài sau quá nhiều năm chiến tranh, lạc hậu. Ở Hà Nội, nơi đầu tiên được gắn biển gallery là số 7 Hàng Khay, vốn là một cửa hàng kinh doanh của nhà nước, ra đời từ đầu thập niên 80, thế kỷ XX. Ðây từng là một điểm gặp gỡ quan trọng của giới hoạ sĩ, nơi diễn ra các triển lãm tranh cá nhân đầu tiên kể từnăm 1954. Ðó là các triển lãm tranh của Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm. Những năm bao cấp kinh tế, việc mua bán mỹ nghệ là chuyện xa xỉ với số đông công chúng nhưng nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật rất lớn vì nhìn chung, đời sống văn hoá tinh thần khá bình lặng và đơn điệu, theo kiểu tập thể chủ nghĩa, thế nên các triển lãm tranh có tính chất khác biệt với thông lệ bao giờ cũng thu hút người xem. Năm 1986, chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mở cánh cửa giao lưu rộng lớn hơn với bên ngoài. ViệtNamvới sức hấp dẫn của một lịch sử bảo vệ độc lập dân tộc, của một bí ẩn phương Ðông đã thu hút sự chú ý của khách du lịch cũng như của giới đầu tư kinh doanh du lịch nước ngoài. Mỹthuật và mỹ nghệ thủ công truyền thống đương nhiên trở thành những món “đặc sản” dành cho du khách. Sự mở rộng cửa của xã hội và kinh tế là điều kiện quan trọng để các hoạ sĩ mở rộng hơn nữa tâm hồn sáng tạo của mình. Những bức tranh mang đậm dấu ấn cá nhân của không ít hoạ sĩ thời kỳ này đã tạo nên sức hút lớn cho gallery. Từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, HàNội (HN) và thành phố Hồ Chí Minh (HCM) đã có những phố gallery: Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Trống, Ðồng Khởi, Nguyễn Huệ, v.v Thực tế cho thấy kinh doanh gallery đã trở thành một ngành nghề thời thượng. 1.2. Ðặc điểm và sự phân loại Kinh doanh gallery là một ngành nghề chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Mỹthuật không thể là một mặt hàng kinh doanh thuần tuý như hàng tiêu dùng. Nó là một loại hàng đặc biệt mang chức năng văn hoá - thẩm mỹ và ý nghĩa dân tộc lớn. Như vậy, người làm kinh doanh mặt hàng này cũng cần phải được đào tạo. Tuy nhiên, những rối ren của một nền kinh tế mới bắt đầu phát triển, định chế xã hội lại thường đi sau đời sống đã trở thành nguyên do khiến cho nghề kinh doanh gallery ở ViệtNam bị thả lỏng cho đến tận thời điểm hôm nay, mặc dầu Bộ Văn hoá Thông tin (VHTT) và các Sở VHTT tỉnh và thành phố có nhiều gallery hoạt động như HN và thành phố HCM đã ra nhiều quy chế, quy định về loại hình kinh doanh này. Dưới đây là một cách phân loại gallery hiện có ở Việt Nam: 1.2.1. Gallery - Cửa hàng kinh doanh đơn thuần Vẫn gắn biển đàng hoàng là "Art Gallery" (tức là phòng tranh nghệ thuật) nhưng thực ra đó chỉ là những cửa hàng thuần tuý, bày tranh kèm với những đồ mỹ nghệ được sản xuất hàng loạt. Trong những gallery này, dễ dàng nhận thấy tranh vẽ bắt chước, phỏng theo motif, thậm chí gần như rập khuôn tranh của một số hoạ sĩ được coi là thành danh và đã định hình phong cách. Bên cạnh đó là thể loại tranh vẽ hàng loạt, vô cảm, nệ vào những hình ảnh vốn là biểu trưng truyền thống dân tộc như nón, trẻ chăn trâu, phụ nữ trong trang phục cổ xưa, với đủ dạng kích cỡ, chất liệu. Ðây cũng là những địa chỉ chép tranh của các danh hoạ thế giới, các hoạ sĩ nổi tiếng trong nước. Bên cạnh biển đề tiếng Anh, giá bán hàng ở đây cũng thường được ghi theo tiền đô la Mỹ. Hình thức này xác nhận quan điểm của chủ cửa hàng coi khách nước ngoài là đối tượng phục vụ chính. Hình thức ấy góp phần đẩy khách hàng người Việt vào cảm giác mặc cảm ít nhiều khi bước chân vào những gallery này bởi ở đó không có gì dành cho họ cả. Ở Hà Nội, có thể tìm đến các gallery này trên các phố như: Hàng Hành, Nguyễn Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hàng Trống, Hàng Mành , những địa chỉ thường xuyên có khách du lịch nước ngoài hoặc người nước ngoài làm việc qua lại. Ðây thực chất là những cửa hàng bán lẻ đồ mỹ nghệ. Các chủ cửa hàng gắn biển “Art Gallery” với ý đồ đơn giản là để có một biển hiệu bắt mắt khách hàng. Họ không hiểu (đúng hơn là không cần hiểu) đầy đủ về ý nghĩa, về giá trị văn hoá của “gallery”. Nếu căn cứ vào quy chế gallery do Bộ VHTT ban hành, mỗi gallery phải có một hoạ sĩ làm cố vấn chuyên môn, thì các “gallery” này đã hoạt động sai nguyên tắc. Nhưng thực tế, những cửa hàng như vậy vẫn ngày ngày được mở ra rất nhiều tại Hà Nội, thành phố HCM, Huế, Hội An, đặc biệt khi du lịch vào mùa. Thuộc dạng này, có những gallery ở vị trí cao cấp hơn thông qua những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, gallery là những toà nhà nhiều tầng, nằm ở mặt phố lớn hoặc trung tâm. Thứ hai, nội thất, đặc biệt là ánh sáng, được thiết kế chu đáo để phù hợp với tranh. Thứ ba, nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản, biết ngoại ngữ và cách thức giao tiếp với khách hàng. Thứ tư, đằng sau vẻ sang trọng ấy là những chiến lược và chiến thuật kinh doanh chuyên nghiệp. Chủ gallery có các đường kết nối kinh doanh với các nhà buôn tranh nước ngoài, vớigiới ngoại giao và chính trị gia trong nước để có được những khách hàng giá trị. Ðối tác kinh doanh bề nổi của họ là những khách sạn 5 sao như: Metropole (gallery Red River), Hilton Opera (Mai gallery - Hàng Bông), Nikko (Cố Ðô gallery), Hoạ sĩ cung cấp tranh cho các gallery dạng này phải là những người tên tuổi, đã định hình phong cách nghệ thuật. Sự định hình này đem lại thuận lợi lớn cho chủ gallery trong bang giao và thương thuyết giá cả. Giá tranh được tính bằng mét vuông cộng với mức độ danh tiếng của hoạ sĩ chứ không còn được căn cứ vào sự sáng tạo nghệ thuật. Dân chúng trong nước bình thường không phải và không thể là khách hàng hay “công chúng” của dạng gallery này. Họ không dám bước qua cánh cửa sang trọng đó; nếu ai mạo hiểm thử một lần, chắc chắn sẽ gặp phải những ánh mắt lạ lùng của nhân viên gallery vì những nhân viên ấy có kinh nghiệm phân biệt người mua hay người xem. Có thể tìm những gallery dạng này tại HN như: Apricot, Thăng Long, Mai (Hàng Bông), Red River (khách sạn Metropole). Như vậy, cùng là một hình thức kinh doanh hội hoạ nhưng ở cấp độ khác nhau, dạng gallery này đã làm thoả mãn một bộ phận công chúng - khách hàng, hoặc bình dân hoặc cao cấp. Ðương nhiên, tuyệt đại đa số khách hàng ấy vẫn là người nước ngoài. 1.2.2. Gallery - Kinh doanh và nghệ thuật Ðây là những gallery không thuần tuý kinh doanh tranh như một món hàng thông thường. Họ có suy nghĩ đến chất lượng nghệ thuật và một cách thức giao tế với nghệ sĩ để làm sao tìm kiếm được tiếng nói chung nhất định về mặt nghệ thuậtvới nghệ sĩ song song với khách hàng. Chẳng hạn, họ xây dựng mô hình độc quyền hoạ sĩ. Gallery có chiến lược tạo dựng hình ảnh của hoạ sĩ với khách hàng, ngược lại, hoạ sĩ vẽ tranh theo những hợp đồng nhất định, trong đó yếu tố sáng tạo được tôn trọng nhưng có sự dung hoà nhất định để tranh vẫn bán được và nghệ sĩ không bị đánh giá thấp về sự làm hàng này. Mô hình này đem lại sự ổn định về kinh tế để nghệ sĩ yên tâm sáng tác. Nghệ sĩ có một sự tự do nhất định trong nghệ thuật nhưng chưa thể chủ động với nghệ thuật của mình. Tính chất độc quyền ở đây được hiểu một cách linh hoạt, có thể độc quyền hoàn toàn hoặc độc quyền từng serie sáng tác, từng thời đoạn sáng tác. Gallery có tổ chức triển lãm, như một cách báo cáo với những người quan tâm kết quả nghệ thuật trong một khoảng thời gian nhất định của hoạ sĩ mà họ độc quyền. Gallery nào có tiềm lực kinh tế mạnh, họ có nhiều hơn hoạ sĩ độc quyền, số lượng triển lãm cũng nhiều hơn, kéo theo sự chú ý của truyền thông. Tiến thêm một bước, gallery có tổ chức họp báo nhân những sự kiện dễ gây chú ý hoặc xây dựng quan hệ cá nhân với một vài nhà báo, phóng viên để nhờ cậy họ đưa tin, bài trước, trong và sau triển lãm. Như vậy, vị thế của gallery trong giới nghề nghiệp được đẩy lên một bước so với dạng gallery thứ nhất. Mục đích chủ chốt là kinh doanh nhưng họ cũng đã nghĩ tới nghệ thuật và xã hội thông qua hoạt động triển lãm, quan hệ truyền thông. Nghệ thuật ở đó chí ít cũng không đóng cửa hoàn toàn đối với công chúng trong nước như ở những gallery dạng thứ nhất. Hoạt động triển lãm ít nhiều đánh thức sĩ diện nghề nghiệp của hoạ sĩ, khiến họ lao động nghệ thuật tốt hơn trong giới hạn của hợp đồng hoặc ý thích của chủ gallery. Hoạ sĩ của dạng gallery này thường là những người có một chút ít danh phận, hoặc có cá tính sáng tạo nhất định, chịu khó thử nghiệm, kiếm tìm sáng tạo hơn là an tâm với phong cách đã định hình của mình. Gallery dạng này có thể kể tên: Hanoi Studio, 13 Tràng Tiền, Art Việt Nam, Hàng Than (HN), Quỳnh galerie, 23 Lý Tự Trọng, Q1, thành phố HCM. 1.2.3. Gallery - Hỗ trợ sáng tạo và thử nghiệm nghệ thuật Mai Gallery, số 3B Phan Huy Chú, HN, có lẽ là nơi đáng được chú ý đầu tiên. Tuy nhiên, cần phải nói thêm, thời điểm hoạt động tốt nhất của nó là thời đoạn 1990- 1995, chứ không phải bây giờ. Người trụ trì một thời của địa chỉ này là nhà thơ Dương Tường. Ông không có khiếu vẽ tranh nhưng có cách nhìn riêng về nghệ thuật. Với vốn hiểu biết sâu rộng về các luồng văn hoá - văn minh nhân loại (ông còn là một dịch giả uy tín), nhà thơ Dương Tường đã trở thành tâm điểm của các cuộc trò chuyện, tranh luận của một số người làm nghệ thuật, văn chương hoặc yêu văn chương nghệ thuật. Ông cũng là một người viết phê bình mỹthuật trên một số tờ báo uy tín trong nước và một vài tờ tạp chí nghệ thuật có chú trọng đến Việt Nam, như tờ Asean Art News - một cửa sổ thông tin chính yếu nhất về mỹthuậtViệtNamvớithếgiới [1] . Cách thức xúc tiến hình ảnh nghệ sĩ một cách nghệ thuật này của Dương Tường là một điểm thu hút hoạ sĩ đến với gallery của ông. Phải nói, đây là một trong những địa chỉ giao lưu và đàm đạo nghệ thuật quan trọng nhất tại HN trong vòng 5 năm đầu thập niên 90, thế kỷ XX, trùng với thời kỳ thăng hoa nhất của hội hoạ hiện đạiViệt Nam. Qua địa chỉ này, người ta bắt đầu biết đến nhóm Gang of Five (gồm Hồng Việt Dũng, Ðặng Xuân Hoà, Trần Lương, Hà Chí Hiếu, Phạm Quang Vinh) – nhóm hoạ sĩ tiêu biểu cho hội hoạ ViệtNam thời kỳ đổi mới. Mai Gallery là địa chỉ triển lãm của những hoạ sĩ tài năng và có cá tính sáng tạo mạnh mẽ: Trương Tân, Trần Trọng Vũ, Nguyễn Minh Thành, và tất nhiên không thể thiếu những gương mặt của Gang of Five Một địa chỉ thứ hai rất đáng kể là Salon Natasha, 30 Hàng Bông, HN. 15 năm qua, salon này luôn là một địa chỉ gallery mỹthuậtđươngđạiViệtNam có uy tín trong giới hoạt động mỹthuật cả nước bởi tinh thần cổ vũ cho những xu hướng đổi mới sáng tạo trong nghệ thuật. Uy tín đó đã giúp gallery được người nước ngoài quan tâm và dần dà, bà chủ Natalia Kraevskaia (tên thân mật là Natasha) trở thành một người tham vấn cho rất nhiều cuộc triển lãm lớn nhỏ về mỹthuậtđươngđạiViệtNam ở Australia, Canada, Singapore, Hồng Kông, Ðức, Anh… Không thể không nhắc đến hoạ sĩ tự học người Pháp Eric Leroux như là một hoạ sĩ của salon này. Năm 1994, Eric đến ViệtNam thoạt tiên vì muốn tìm hiểu những phương tiện sáng tác mỹthuật truyền thống của Ðông phương như sơn mài, mực Tàu, Nhưng cuộc ghé chân tình cờ tại Salon Natasha đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc sống của anh, đồng thời như một điểm mốc quan trọng trên tiến trình nghệ thuật của salon. Tinh thần mới của salon này tạo điều kiện cho Eric tư duy và chia sẻ những ý tưởng nghệ thuật khác hoàn toàn những gallery đương thời. Chẳng hạn như ý tưởng triển lãm theo chủ đề như âm nhạc, đỏ và vàng (trong triển lãm này, các tranh chỉ vẽ bằng hai màu đỏ và vàng, người đến dự cũng chỉ mang trang phục với hai màu này, thậm chí có người nhộn hơn còn đi đôi giày mà mỗi chiếc một màu). Bên cạnh Trương Tân, hoạ sĩ người Pháp này cũng là một trong những người đầu tiên đưa ra ý tưởng về “nghệ thuật trình diễn” ở HàNội khi anh và một nhóm hoạ sĩ người Việt khác tham gia vẽ theo âm nhạc tức thời trên sân khấu trong một đêm nhạc Jazz của các nghệ sĩ Pháp tại Nhà hát Tuổi Trẻ năm 1994. Salon Natasha mặc nhiên trở thành địa chỉ gallery mỹthuật phá cách (alternative) đầu tiên của Việt Nam, góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới tư duy nghệ thuật của một thế hệ nghệ sĩ mỹthuật trẻ, sinh ra trong thập niên 70 thế kỷ trước [2] . Một đêm nghệ thuật tại Salon Natasha, 30 Hàng Bông, HàNội Nghệ thuật phá cách đòi hỏi người gắn bó với nó luôn có một cách nhìn khác, một cách làm khác với thông lệ và vì thế, không nên (đúng hơn là không dám) tính đếm rủi ro, cả về tinh thần lẫn vật chất. Chẳng hạn, người ta quen nghĩ về Nguyễn Như Ý như một người làm điêu khắc thuần tuý. Anh có lẽ là người duy nhất trong số những nghệ sĩ đươngđại làm việc hoàn toàn bản năng, dùng dao đẽo theo cảm hứng nhất thời. Nhưng Natasha lại nghĩ khác về Ý. Bà tìm thấy một khả năng hội hoạ trong anh và tạo điều kiện để anh thể hiện khả năng đó. Natasha đã hỗ trợ cho anh kinh phí để anh vẽ và Salon Natasha cũng là nơi đầu tiên và duy nhất cho đến nay triển lãm tranh của Ý. Theo cách nhìn của Natasha, Ý vẽ siêu thực rất được, được hơn so với dòng tranh “naive” [...]... nghệ thuật của Ý 10 năm qua, bộ ba hoạ sĩ Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Văn Cường đã ghi dấu trong mỹthuậtđươngđạiViệtNam như những gương mặt tiêu biểu nhất Thật không uổng công để ý và xúc tiến các cuộc gặp gỡ vớithếgiớimỹthuật bên ngoài ViệtNam dành cho ba nghệ sĩ này mà Natasha là một người có công, bên cạnh bà hoạ sĩ Ðức gắn bó hết mực với mỹ thuậtđươngđại Việt Nam là... thuậtđương đại, phân biệt với mỹ thuật hiện đạiMỹthuật đương đại còn có thể được hiểu như một thay đổi cơ bản về cách thức tiếp cận mỹ thuật, trong nhận thức thẩm mỹ cũng như trong ứng xử xã hội giữa nghệ thuật, nghệ sĩ và công chúng Là con đẻ của xã hội hậu công nghiệp phương Tây, các hình thức mỹthuật ngoài giá vẽ và nặn tượng nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong thếgiới nghệ thuật. .. là đại diện duy nhất của ViệtNam tham dự Triển lãm Mỹ thuậtĐươngđại Quốc tế định kỳ 2 năm tại Gwangju (Gwangju Biennale, Hàn Quốc), Nguyễn Minh Thành cũng là một trong số hiếm hoi những nghệ sĩ làm nghệ thuật mới ở ViệtNam có khả năng diễn giải suy nghĩ của mình về nghệ thuật một cách văn chương và có tính triết lý Anh từng viết những kết luận nghiệt ngã về sự tồn tại của nghệ thuậtđươngđại Việt. .. hết các triển lãm nghệ thuậtđươngđại diễn ra hàng ngày tại các trung tâm nghệ thuật lớn như Paris, New York, Berlin, Chúng đã trở thành các hình thức nghệ thuật thường nhật và được gọi chung là nghệ thuậtđươngđại (dịch nguyên nghĩa từthuật ngữ “Contemporary Art”) [1] Ở ViệtNam hiện nay, đã có đầy đủ những hình thức nghệ thuật này 2.2 Bối cảnh xã hội Từ đầu thập niên 90, thế kỷ XX, sự giao lưu... không mở cửa hoạt động nhưng Salon Natasha vẫn là một địa chỉ tham vấn về mỹ thuậtđươngđại Việt Nam uy tín đối với các nhà tổ chức triển lãm nước ngoài Gần đây nhất, bà được mời tham vấn và viết bài giới thiệu về mỹ thuậtđươngđại Việt Nam cho một triển lãm do Trung tâm Nghệ thuật Cộng đồng Hatington Beach, bang California, Mỹ tổ chức, khai mạc ngày 3- 6 tới và kéo dài tới tháng 82005 Địa chỉ thứ... thể thấy ở tranh hay nghệ thuật sắp đặt của anh Anh nhìn văn hoá trong con người mình với ánh mắt của người lạ Như vậy, Thành đã chiếm được sự đồng cảm của người phương Tây về nghệ thuật của anh Năm 1999, Thành bắt đầu được chọn tham gia những triển lãm mỹthuậtđươngđại uy tín trong khu vực và thếgiới như: tác phẩm “Mẹ và con trai’’ - IA & PA tại Triển lãm nghệ thuậtđươngđại châu Á - Thái Bình Dương... của Nhà Văn hoá Thế giới, Berlin: www.hkw.de [4] Trao đổi của tác giả với hoạ sĩ Nguyễn Sĩ Bạch, một thành viên trong nhóm trụ trì gallery này [5] Max Fourny, “Vai trò của giám đốc gallery” - Tạp chí Mỹthuật - Hội Mỹthuật thành phố Hồ Chí Minh, số 6, tháng 12/1992 2 Một số hình thức mỹthuật mới tại ViệtNam 2.1 Ghi chú về tên gọi Gọi là “mới” đơn giản vì chúng mới chỉ xuất hiện ở ViệtNam trong vòng... xướng từ chính các nghệ sĩ trong lĩnh vực mỹthuật Ðó là: nghệ thuật sắp đặt (Installation Art - IA), nghệ thuật trình diễn (Performance Art - PA), Video Art (VA), nghệ thuật đa phương tiện (Multi-Media Art - MA) Trên thế giới, những hình thức nghệ thuật này đã có từ những thập niên 50, 60 thế kỷ XX và hầu như cũng được chính các hoạ sĩ hoặc nhà điêu khắc khởi xướng Ban đầu, chúng được gọi chung là mỹ thuật. .. với những nghệ sĩ hoặc các tổ chức nghệ thuật nước ngoài để rồi nảy nở các ý tưởng làm nghệ thuật mới tại ViệtNam như một thử nghiệm Nhà sàn Ðức - Trung tâm MỹthuậtĐươngđại trực thuộc Hội Mỹthuật (khoảng thời gian từ 3-2001 đến tháng 3-2003) - Viện Goethe HàNội là tam giác không gian của các triển lãm nghệ thuật mới nói chung, chiếm số lượng đáng kể là IA do nhóm nghệ sĩ của anh thực hiện Gần đây,... lâm CHLB Ðức (DAAD), Viện Goethe tại HàNội và Ðại học Mỹthuật HN Thành viên tham gia là các giảng viên trẻ và sinh viên của trường Một sáng tác ảnh sắp đặt của sinh viên mỹthuậtViệtNam trong dự án Nước Dự án Nước (năm 2004) tập hợp các sáng tác thuộc đủ thể loại của nghệ thuật tạo hình từ truyền thống như hội hoạ sơn mài, sơn dầu, lụa, kí hoạ, đến đươngđạivới các IA và đặc biệt là VA, MA (chiếm . Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội Đào Mai Trang Chương một Sự xuất hiện của cái mới 1. Gallery – Sự hình thành và phát triển . tham vấn về mỹ thuật đương đại Việt Nam uy tín đối với các nhà tổ chức triển lãm nước ngoài. Gần đây nhất, bà được mời tham vấn và viết bài giới thiệu về mỹ thuật đương đại Việt Nam cho một. cuộc gặp gỡ với thế giới mỹ thuật bên ngoài Việt Nam dành cho ba nghệ sĩ này mà Natasha là một người có công, bên cạnh bà hoạ sĩ Ðức gắn bó hết mực với mỹ thuật đương đại Việt Nam là Veronika