1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài với nghệ thuật đương đại Việt Nam docx

8 451 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 222,07 KB

Nội dung

Về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài với nghệ thuật đương đại Việt Nam Nguyễn Đình Thành Đọc bài "Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội" của tác giả Đào Mai Trang, đặc biệt là chương 2, về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài, tôi thấy có một số điều cần đính chính (bởi rất có thể sẽ có nhiều nhà viết lịch sử mỹ thuật Việt Nam sẽ bê nguyên các thông tin trong bài viết này của Đào Mai Trang vào sách của mình gây hiểu lầm lâu dài), nên mạn phép trao đổi (với tư cách cá nhân) với tác giả Đào Mai Trang như sau: 1. Ngay trong đoạn mở đầu, viết về Trung tâm Văn hoá Pháp L’Espace, Đào Mai Trang viết: "Ngay từ khi mới thành lập, bên cạnh việc truyền bá ngôn ngữ như công việc chính yếu và cũng là nguồn thu chủ yếu của Trung tâm, L’ Espace đã xác định văn hoá-nghệ thuật luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực để phát triển hình ảnh một nước Pháp văn minh, và sẵn sàng hỗ trợ cho văn hoá Việt Nam." Thực ra, L’Espace là bộ phận văn hoá thuộc Đại sứ quán Pháp, không phải là một hiệp hội hay tổ chức mang tính chất kinh doanh. Toàn bộ kinh phí của trung tâm này do Đại sứ quán Pháp – tức Bộ Ngoại giao Pháp chứ không phải là Bộ Văn hoá Truyền thông của Pháp tài trợ. Mỗi học viên của L’Espace đóng học phí là 500 nghìn đồng cho một khoá học 9 tuần thì trung tâm phải bỏ ra 1 triệu đồng để bù lỗ chi phí. Qua đó ta thấy rằng việc giảng dạy tiếng Pháp chưa bao giờ là nguồn thu chủ yếu của trung tâm cả. Nước Pháp có cần phải mở cả một trung tâm văn hoá ở Hà Nội để mới được hiểu là nước văn minh hay không? Trên thế giới hiện có hơn một nghìn Alliance Française và 151 trung tâm văn hoá Pháp: trung tâm tại Hà Nội là một trong 7 trung tâm có ngân sách cả triệu euro cho hợp tác và văn hoá, vậy nước Pháp có cần chi nhiều tiền đến vậy chỉ để phát triển hình ảnh một nước văn minh tại Việt Nam hay không? 2. Điều đáng trao đổi thứ hai là khi lựa chọn các tên tuổi nghệđương đại có tác động lớn đến mỹ thuật Việt Nam: Nguyên Cầm và François Jarlov. Tác động của hoạ sĩ Nguyên Cầm đến đâu, xin để những người nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam lên tiếng, nhưng François Jarlov chưa bao giờ nhận mình là nghệđương đại và tác động của anh đến mỹ thuật đương đại Việt Nam chắc chắn là không nhiều. NXB Les rivages lointains cũng chưa bao giờ là một "nxb sách nghệ thuật" cả. Ngoài ra, từ việc một nghệ sĩ nổi tiếng đến triển lãm tại Việt Nam để nói tác động của nghệ sĩ ấy đến nghệ thuật đương đại Việt Nam là việc rất khó: ngay cả với trường hợp hai nghệ sĩ Đức mà Đào Minh Trang kể tên cũng không có tác động gì nhiều, cũng giống như hai nghệ sĩ hàng đầu của Pháp đã được giới thiệu tại L’Espace: Jean Michel Alberola và Robert Cahen. Khi nói về vai trò của Trung tâm L’Espace với nghệ thuật đương đại Việt Nam tôi nghĩ không nên bỏ qua việc, từ khi thành lập năm 1991, chính trung tâm này đã giữ vai trò quan trọng với sinh viên mỹ thuật trong những năm 90 (thời điểm hình thành mỹ thuật đương đại Việt Nam). Nguyễn Minh Thành cũng đã nhắc đến vai trò này trong một cuộc phỏng vấn với tác giả Natasha. Đây cũng là nơi triển lãm của Trương Tân, Sơn Lâm, Lê Hồng Thái, Nguyễn Văn Cường, Phương Vũ Mạnh trong thời kì đầu. Ngoài ra, trung tâm giữ vai trò chủ đạo trong việc đào tạo cả một thế hệ nghệ sĩ múa đương đại cho Việt Nam với hai biên đạo Phillipe Cohen và đặc biệt là Régine Chopinot; trung tâm cũng là nơi giới thiệu các tác phẩm của văn học đương đại Việt Nam tới công chúng từ rất sớm (Đỗ Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Vi Thùy Linh); đào tạo các đạo diễn trẻ, nhà báo của Việt Nam và rất nhiều lĩnh vực khác không nằm ở bề nổi. 3. Về triển lãm sắp đặt trong khuôn viên Đại sứ quán Pháp năm 2002, tác phẩm của Lê Hồng Thái không có nhạc điện tử kèm theo và chỉ có một cô gái đứng cạnh chứ không phải 3 như Đào Mai Trang miêu tả, và ý nghĩa của tác phẩm sắp đặt Cây của Nguyễn Ngọc Lâm chắc cũng hơi khác với diễn giải của Đào Minh Trang trong bài. Các sắp đặt của Nguyễn Duy Quang và Đinh Gia Lê không hoàn toàn do trung tâm tài trợ mà hai họa sĩ này đã phải tự lực cánh sinh là chính. 4. Về triển lãm cuối cùng ở L’Espace, khi đọc giới thiệu của Đào Mai Trang: "Trung tâm dành toàn bộ tường của toà nhà Trung tâm cho ba nghệ sĩ: Sơn Lâm (sống tại Pháp, vẽ sơn mài), Phạm Ðức Dương (trình diễn và sắp đặt với hoa tươi), Ðinh Thảo Phong (vẽ tranh màu nước) thoả ý trình bày nghệ thuật của họ’’, chắc hẳn Phạm Ngọc Dương sẽ không hiểu tại sao tên mình lại biến thành Phạm Ðức Dương và sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của mình được gói lại thành "trình diễn và sắp đặt với hoa tươi"? Nếu hiểu những chú thích mà Đào Mai Trang ghi bên cạnh tên họa sĩ là cái mà họ giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Ba bức tường" ấy thì Sơn Lâm không hề làm sơn mài. Chị vẽ tranh lên tường trên những bức photo lớn và trưng bày một số tranh vẽ, cả Dương và Phong đều vẽ sơn dầu trong triển lãm ấy. 5. Ví dụ về triển lãm của Nguyễn Ngọc Lâm trưng bày tại Đại sứ quán Pháp trong dịp quốc khánh Pháp cũng có nhiều điều cần đính chính. Trước hết, dự án triển lãm của Lâm nằm trong một chương trình tổng thể mang tên Phố thứ 37 là một dự án biennale nghệ thuật đương đại tại Hà Nội, dự định tổ chức vào những năm không có festival Huế. Dự kiến chương trình sẽ giới thiệu với công chúng các tác phẩm về chủ đề đô thị với sự tham gia của Đinh Gia Lê, Quách Đông Phương, Trần Trung Thành, Lê Hồng Thái, Đào Anh Khánh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Cường, Trương Tân, Vũ Dân Tân, Nguyễn Duy Quang, Lưu Chí Hiếu, Bùi Công Khánh, Nguyễn Ngọc Lâm, Designer Ngô Nhật Hoàng, nhà nhiếp ảnh Pháp Carlet Soulage và Marc Dettiffe người Bỉ, hoạ sĩ Canađa Brian Ring, hoạ sĩ Thái Lan Montri Tomsobat; triển lãm tranh Bùi Xuân Phái, trình diễn nghệ thuật đường phố, hát xẩm, hát chầu văn, múa đương đại của Nguyễn Văn Hiền và Quách Hoàng Điệp với hai nghệ sĩ múa Pháp, vẽ graffiti trên phố Tràng Tiền, nhiều nhóm nhảy hip-hop lẫn lộn với khán giả trên đường phố, xen kẽ với những hàng quà xưa, các trò chơi dân gian, những người vá sửa xe đạp trên đường phố… Công việc chuẩn bị được tiến hành suốt một năm và sáu tháng cuối Trung tâm L’Espace tuyển hẳn một người đặc trách hồ sơ này (tổ chức, vận động tài trợ). Có lẽ Đào Mai Trang chưa bao giờ theo dõi việc tổ chức một festival nghệ thuật lớn như thế nào và có lẽ chị cũng chưa hiểu được việc xin phép phải trải qua những giai đoạn thế nào nên chị mới viết "Tại sao L’Espace, ngay sau khi có ý tưởng triển lãm ngoài vỉa hè phố Tràng Tiền của Nguyễn Ngọc Lâm, không liên hệ hợp tác ngay với các cơ quan hữu trách phía Hà Nội để tìm tiếng nói chung cho việc tổ chức triển lãm này? Họ luôn biết rằng các triển lãm diễn ra bên trong không gian L’Espace có thể được độc lập với sự can thiệp của các cơ quan hữu trách phía Việt Nam nhưng triển lãm bên ngoài đường phố lại là chuyện hoàn toàn khác." Nếu có dịp xin mời Đào Mai Trang thử làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam để xin triển lãm có yếu tố nước ngoài ở nơi công cộng, để không có những lời trách cứ không đáng có như trên. Và nếu có dịp, Đào Mai Trang có thể đến nhà nghệ sĩ Đào Anh Khánh để xem số lượng giấy phép mà anh phải xin mỗi dịp trình diễn. Quay lại với dự án của Nguyễn Ngọc Lâm, sau khi dự án Phố thứ 37 không thành, toàn bộ các tác phẩm của Lâm đã bị xếp xó trong một cái kho mà anh thuê trong nhiều tháng với sự hỗ trợ của L’Espace. Với người nghệ sĩ, điều quan trọng là tác phẩm đến được với công chúng. Nguyễn Ngọc Lâm có thể kể lại với Đào Mai Trang về việc L’Espace đã phải khó khăn thế nào để có thể tổ chức triển lãm của anh tại Đại sứ quán Pháp, nơi duy nhất tổ chức triển lãm mà không phải xin phép. Điều căn bản trong việc tổ chức một hoạt động văn hoá là yếu tố an ninh, bảo hiểm cho người xem và đặc biệt là phải tính đến những ràng buộc khác nhau của địa hình triển lãm. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Lâm được tổ chức trong Đại sứ quán Pháp trong một bữa tiệc có hơn 2000 người tham dự, trong đó có đại diện của chính phủ Việt Nam, ngoại giao đoàn và biết bao quan khách. Việc sắp đặt triển lãm trong ngày hôm đó có nhiều ràng buộc là điều không tránh khỏi. Họa sĩ là người có quyền quyết định cuối cùng, nếu Nguyễn Ngọc Lâm không đồng ý anh có thể kiên quyết không cho triển lãm với lý do Trung tâm L’Espace vi phạm hợp đồng về điều kiện tổ chức, chắc chắn đã không có việc gì xảy ra và nếu anh cảm thấy ngột ngạt đến vậy (theo lời dẫn của Đào Mai Trang), không có lý do gì để hai tháng sau đó anh lại tiếp tục làm triển lãm đó. 6. Cách trình bày vấn đề của Đào Mai Trang làm người đọc có cảm giác khi làm việc với các trung tâm nước ngoài, nghệViệt Nam đều bị o ép và bị nhìn với "con mắt thực dân". Điều này hoàn toàn sai, bởi nếu Đào Mai Trang đặt câu hỏi với các nghệViệt Nam rằng tại sao họ đến với các trung tâm văn hoá nước ngoài, thì chị sẽ rõ hơn. Nghệ sĩ Đào Anh Khánh có tâm sự trong một buổi nói chuyện rằng tại sao anh đến với các trung tâm văn hoá nước ngoài, đó không phải vì họ cung cấp tiền (các triển lãm, performance của Đào Anh Khánh hầu hết do anh tự bỏ tiền) mà bởi vì ở đó người nghệ sĩ cảm thấy được tôn trọng với đúng giá trị của mình, ở đấy họ tìm được tiếng nói đồng cảm. Hãy hỏi các nghệViệt Nam xem họ được lắng nghe như thế nào khi làm việc với các trung tâm ấy. Dĩ nhiên, trong khung cảnh, hầu hết các định chế chính thức đều thờ ơ, thậm chí chống đối, khán giả ít ỏi, không có nơi triển lãm, không được hỗ trợ thì việc các trung tâm văn hoá nước ngoài quan tâm đến các nghệđương đại Việt Nam bất kể vì lý do gì đều là đáng quý. Đó là một trong những cánh cửa quan trọng để cơ thể mỹ thuật Việt Nam sống một cách thực sự, tức là có trao đổi với môi trường bên ngoài. Vì vậy, ví dụ về triển lãm của Nguyễn Ngọc Lâm mà Đào Mai Trang đưa ra không hề là "minh chứng điển hình cho những bất lợi mà nghệViệt Nam phải đối diện khi làm việc với người nước ngoài", thậm chí nó còn dẫn đến những hiểu lầm tai hại. Thực trạng nghệ thuật đương đại Việt Nam là một chủ đề quá lớn, cần nhiều thời gian chuẩn bị. Những sai sót lầm lẫn là điều không tránh khỏi, nhưng mong rằng các tác giả cẩn thận hơn nữa khi đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính bản chất để tránh việc nói và viết thiếu chính xác. Hà Nội tháng 10 năm 2007 © 2007 talawas . Về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài với nghệ thuật đương đại Việt Nam Nguyễn Đình Thành Đọc bài "Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới –. Khi nói về vai trò của Trung tâm L’Espace với nghệ thuật đương đại Việt Nam tôi nghĩ không nên bỏ qua việc, từ khi thành lập năm 1991, chính trung tâm này đã giữ vai trò quan trọng với sinh. hỏi với các nghệ sĩ Việt Nam rằng tại sao họ đến với các trung tâm văn hoá nước ngoài, thì chị sẽ rõ hơn. Nghệ sĩ Đào Anh Khánh có tâm sự trong một buổi nói chuyện rằng tại sao anh đến với các

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w