Phản ứng của các cơ quan quản lý mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Hội nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội pptx (Trang 37 - 44)

Hội nghề nghiệp

Cho đến nay, đã có 10 năm mỹ thuật mới tồn tại ở Việt Nam, đặc biệt là ở hai trung tâm nghệ thuật lớn là HN và thành phố HCM. Như thế, đã có hai thế hệ làm nghệ thuật này. Nhưng trên tất cả các văn bản quy chế, quy định về triển lãm nghệ thuật do Vụ Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

(trước đây là Vụ Mỹ thuật) - đơn vị quản lý các hoạt động mỹ thuật của Bộ VHTT, chưa hề có một dòng chữ nào đề cập đến loại hình này một cách chính thức. Chính vì vậy, rất khó cho các nghệ sĩ khi đi xin giấy phép làm triển lãm. Sau khi bị dừng PA của mình bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, hoạ sĩ Ðào Anh Khánh đã nói: “Tôi rất biết trình tự của việc xin phép trình diễn, triển lãm như thế nào. Nhưng tôi vẫn muốn đặt ra một vấn đề, nên chăng để những người nghệ sĩ và những người yêu nghệ thuật được thể hiện tình yêu nghệ thuật một cách đơn giản, trực tiếp nhất mà không phải thông qua báo cáo trình tự. Ðối với nghệ thuật trình diễn, thì trạng thái, cảm hứng của người nghệ sĩ rất quan trọng, không thể báo cáo, diễn giải với các nhà chức trách trước được. Phải xin hết cấp này đến cấp khác thì tinh thần đã ‘xuống đến tận chân’ rồi. Tôi nghĩ những chương trình có hiệu quả về nghệ thuật, không làm ảnh hưởng gì tới chính trị, an toàn xã hội thì nên để người nghệ sĩ sáng tạo.” [10] .

Ðộng thái đầu tiên có dấu hiệu tích cực của Vụ Mỹ thuật-Nhiếp ảnh, tuy bất thành văn, là vận động các nghệ sĩ gửi tác phẩm sắp đặt tham gia triển lãm điêu khắc định kỳ 10 năm, tháng 12-2003. Có một (01) trong số bảy (07) sáng tác gửi đến được chọn trưng bày. Nhưng động thái này vô hình chung gây ra những cách hiểu trái chiều: nghệ thuật sắp đặt là chính nó hay thuộc điêu khắc? “Nghệ thuật sắp đặt không có giới hạn về không gian và vật liệu thể hiện; một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt gần với một không gian nghệ thuật hơn nên đòi hỏi có sự tham gia của người xem chứ nó không thuần tuý là một đơn vị tác phẩm nghệ

thuật và chỉ cần người xem đứng ngoài thưởng lãm nữa... Trong cuộc họp báo về triển lãm, nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh, Phó chủ tịch Hội đồng nghệ thuật, nhận rằng ông chính là một trong những người tích cực vận động các nghệ sĩ trẻ gửi các sáng tác sắp đặt tham gia triển lãm nhưng ông cũng không lý giải được tại sao lại xếp loại hình nghệ thuật này thuộc vào điêu khắc. Và làm sao để định ra tiêu chí đánh giá một tác phẩm sắp đặt là đẹp hay xấu trong khi chưa thể phân loại nó một cách rõ ràng? Ngay trong lời giới thiệu về triển lãm của Ban tổ chức, cũng không có một dòng viết nào đề cập đến sự hiện diện của hai hình thức nghệ thuật ‘cũ người mới ta’ này...” [11] .

Năm 2000, Hội Mỹ thuật Việt Nam được xem như chính thức mở đường cho nghệ thuật mới khi thành lập dự án Trung tâm Mỹ thuật Đương đại Việt Nam tại 621 Ðê La Thành, HN. Tháng 3 - 2001, Trung tâm chính thức đi vào hoạt động với sự tài trợ của Quỹ Ford và dưới sự điều hành của hoạ sĩ Trần Lương. Trong khoảng thời gian 2 năm (đến tháng 2- 2003), Trung tâm này đã là một địa điểm quan trọng của hoạt động mỹ thuật mới. Triển lãm cá nhân và tập thể của các nghệ sĩ trẻ muốn làm nghệ thuật mới liên tiếp được tổ chức. Cuối tháng 11- 2002, một hội thảo mang tên Cửa sổ mở ra châu Á (Window to Asia) được tổ chức tại Trung tâm, giới thiệu với nghệ sĩ Việt Nam một số địa chỉ tài trợ nghệ thuật tại châu Á cùng các thông tin về nghệ thuật mới: quan niệm, cách thức thực hiện, cách thức quan hệ xã hội, ý nghĩa xã hội của nghệ thuật mới,... Các tổ chức mạng lưới nghệ thuật châu Á (Asia

viên văn hoá nghệ thuật phía châu Á của Hội đồng văn hoá châu Á (Asean Cultural Council), lần đầu tiên được các nghệ sĩ Việt Nam biết tới một cách chính thức tuy chưa đầy đủ. Cánh cửa ra với thế giới nghệ thuật được mở rộng thêm. Tưởng như nghệ thuật mới ở Việt Nam đã có một ngôi nhà chung. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, do những mâu

thuẫn nội bộ, hoạ sĩ Trần Lương thôi không làm việc tại Trung tâm này. Các hoạt động triển lãm nghệ thuật mới bị bỏ lửng và đến hôm nay, hướng hoạt động của Trung tâm này đã chuyển đổi hoàn toàn.

Như vậy, có thể thấy nghệ thuật mới ở Việt Nam đến nay có tồn tại nhưng trong tình trạng không chính thức, không chính thống. “Chưa có một định chế kiểm duyệt tác phẩm rõ ràng, hợp lý với loại hình mỹ thuật mới mang nhiều đặc điểm khác biệt với hội hoạ, điêu khắc,... Chưa từng có một kế hoạch tài trợ hay lập quỹ tài trợ mang tính chất chính thống cho loại hình này, trong khi hàng năm chi phí cho các triển lãm và tài trợ cho các tác giả sáng tác hội hoạ, điêu khắc là nhiều tỉ đồng, đặc biệt, chi phí xây dựng tượng đài ở khắp các địa phương phải lên đến con số hàng trăm tỉ đồng.” [12] .

Về mặt hình thức, nghệ thuật đương đại ở Việt Nam đã mặc nhiên tồn tại từ hơn 10 năm qua, và ngày càng có những sự tiếp nối về mặt nhân sự. Tuy nhiên, để nghệ thuật đương đại Việt Nam tiếp tục phát triển, cần rất nhiều sự khai mở từ phía các cấp quản lý, từ phía công chúng, và trước hết là từ phía chính các nghệ sĩ nghệ thuật đương đại Việt Nam. Họ không thể đổ lỗi cho các định chế và quan niệm xã hội còn

khắt khe hay bàng quan trước họ. Họ cần phải tiếp tục nỗ lực làm việc và gắn bó thực sự với nhau hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của loại hình nghệ thuật này. Khi nghệ thuật thực sự có chất lượng và số lượng cao, có sự lan toả trên diện rộng, họ sẽ có động lực để đi tiếp và xã hội sẽ có lí do để chấp nhận họ. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, nếu chỉ một mình họ cố gắng, chặng đường đi đến đích được chấp nhận này sẽ quá dài, thậm chí là vô vọng [13] .

2.7. Kết luận

Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam, các hình thức nghệ thuật mới (nghệ thuật đương đại) luôn ở trong một cuộc tranh luận lớn về sự phù hợp (tương ứng) của nó với bối cảnh xã hội Việt Nam. Thực tế cho thấy, nó đã tồn tại, và cho đến nay, đã có hai thế hệ nghệ sĩ tham gia làm nghệ thuật mới. Chính sự tồn tại này đã trả lời cho câu hỏi về sự phù hợp của nó với bối cảnh xã hội.

© 2006 talawas

[1]

Ðào Mai Trang, “Mỹ thuật đương đại Việt Nam tồn tại trong nghịch

lý”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 8-2005. [2]

Phong Vân, “Tôi học các cụ mình cả thôi”, Thể thao & Văn hoá, tháng 10-2004

[3]

Phong Vân, bài đã dẫn. [4]

Thư từ trao đổi riêng với nghệ sĩ Nguyễn Minh Phước, người điều phối các hoạt động của Ryllega, tháng 9- 2005.

[5]

Nguyễn Minh Thành, tham luận tại Hội thảo Hình thức và chất liệu

của nghệ thuật đương đại, Viện Mỹ thuật - Ðại học Mỹ thuật Hà Nội tổ

chức, tháng 6-2005. [6]

Mai Chi, “Tôi là kẻ tỉnh táo” (phỏng vấn hoạ sĩ Ðào Anh Khánh), tạp chí Ðẹp, năm 2003

[7]

Mai Chi, bài đã dẫn. [8]

Hoạ sĩ Lương Xuân Ðoàn, phụ trách các vấn đề mỹ thuật và kiến trúc - Vụ Văn nghệ - Ban Tư tưởng-Văn hoá TW, “Nghệ thuật đề tài cần được ứng xử khác trước”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật tháng 9- 2004. [9]

Catalog triển lãm. [10]

Ngô Giáng, “Về hiện tượng... Ðào Anh Khánh”, talawas 04.9.2006,

VietNamNet ngày 05.9.2003. [11]

Ðào Mai Trang, “Tính phong trào của một triển lãm quy mô”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 1- 2004.

[12]

Ðào Mai Trang, “Mỹ thuật đương đại Việt Nam tồn tại trong nghịch lý”, bài đã dẫn

[13]

Một phần của tài liệu Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội pptx (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)