1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ trọng phụng

100 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Vũ Trọng Phụng
Tác giả Trần Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quỳnh Thơ
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh V

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH CHẤT LƯỢNG CAO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH VŨ

TRỌNG PHỤNG

Sinh viên thực hiện : Trần Lan Anh

Khoá học : 2019 - 2023

Mã sinh viên : 22A4010599

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Quỳnh Thơ

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2022

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH CHẤT LƯỢNG CAO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH VŨ TRỌNG PHỤNG

Sinh viên thực hiện : Trần Lan Anh

Khoá học : 2019 - 2023

Mã sinh viên : 22A4010599

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Quỳnh Thơ

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2025

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan trong bài khóa luận dưới đây đều là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi và có sự hướng dẫn góp ý cho giảng viên hướng dẫn, tất cả các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận của tôi là hoàn toàn trung thực không sao chép, sử dụng bài nghiên cứu với đề tài tương tự Các dữ liệu thông tin trong bài đều được ghi chép, trích dẫn dựa vào tình hình thực tế tại đơn vị thực tập

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những lời cam đoan trên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 4 năm gắn bó, học tập và rèn luyện tại Học viện Ngân hàng, một quãng thời gian không ngắn cũng không quá dài, nhưng đã giúp em học hỏi, đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý giá, những điều đã giúp em trưởng thành hơn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô đang công tác, giảng dạy tại Học viện Ngân hàng và các thầy cô Khoa Tài chính đã đồng hành, truyền đạt những tri thức quý giá và giúp đỡ em trong suốt những năm tháng sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn cô TS Nguyễn Quỳnh Thơ đã hướng dẫn cho

em trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận, mặc dù không chỉ hướng dẫn

em mà còn rất nhiều bạn khác và phải giảng dạy trên trường nhưng cô vẫn dành thời gian góp ý, định hướng giúp em sửa đổi để em có thể hoàn thành tốt nhất bài Khóa luận tốt nghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị, các lãnh đạo phòng, cán bộ quản lý tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Vũ Trọng Phụng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em tối đa trong quá trình thực tập và làm việc

để có thêm kiến thức thực tế những tài liệu giúp em có thể hoàn thành được khóa luận này và giúp em có thêm cơ hội làm việc tại chi nhánh

Do thời gian thực tập thực tế tại ngân hàng có hạn cùng kiến thức bản thân

em còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện, bài Khóa luận của em sẽ không thể tránh khỏi những mặt chưa hoàn thiện Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2023

Sinh viên thực hiện Trần Lan Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

1 1 2 2 3 2 4 2 5 3 6 3 7 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 7

1.1 Khái quát chung về hoạt động tín dụng ngân hàng 7

1.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại 7 1.1.2 Đặc điểm chung của hoạt động tín dụng 7 1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại 9 1.1.4 Quy trình tín dụng của NHTM 10 1.2 Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp 12

1.2.1 Khái niệm về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp 12 1.2.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại 13 1.2.3 Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 14 1.2.4 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 17 1.3 Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM 19

1.3.1 Phương pháp PTTC KHDN trong hoạt động tín dụng tại NHTM 19

Trang 6

1.3.2 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt

Trang 7

2.3.3 Nguyên nhân 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64

CHI NHÁNH VŨ TRỌNG PHỤNG 65

3.1 74

3.1.1 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Vũ Trọng Phụng 65 3.1.2 Mục tiêu nâng cao chất lượng trong công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80 KẾT LUẬN CHUNG 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Danh mục sơ đồ, biểu đồ

Biểu đồ, sơ đồ Trang

Biểu đồ 2.1: Thực trạng huy động vốn tại Vpbank Vũ Trọng Phụng

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại có sự liên kết chặt chẽ với sự phát triển của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của các chủ thể trong nền kinh tế Các ngân hàng thương mại ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường Hiện nay, ở Việt Nam sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế đã thúc đẩy, là động lực lớn cho sự phát triển của hệ thống NHTM

Trong hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tạo thu nhập từ lãi, nhưng đồng thời là hoạt động mang lại rùi ro cao nhất

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi do tín dụng, và một thực tế là ngân hàng chỉ

có thể giảm thiểu rủi ro chứ không thể bị loại trừ hoàn toàn rùi do tín dụng Vì vậy các ngân hàng thương mại hiện nay cần phải trả lời câu hỏi là làm thế nào để giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng thấp nhất đồng thời có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng Trước mỗi quyết định tín dụng, ngân hàng cần phải tính toán , xác định xác suất rủi ro, khả năng sinh lời dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính, phim tài chính theo một quy trình mang tính khoa học, nghiêm ngặt Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng cần được chú trọng

Tại hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và Chi nhánh Vũ Trọng Phụng, hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cả hệ thống Chính vì vậy, ngay từ đầu tín dụng đã được trình diễn hết sức chú ý từ những khâu đầu trong quy trình cấp tín dụng Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, chị nhìn kinh nghiệm nhiều khó khăn, vướng mắc nhiều hạn chế chưa khắc phục, sửa đổi Trong quá trình thẩm định thì phân tích tài chính ngân hàng doanh nghiệp có một vai trò vô cùng quan trọng để đưa ra những đánh giá quyết định về tín dụng Nếu chất lượng phân tích báo cáo tài chính chưa chính xác, quy trình và phương pháp không rõ ràng, hợp lý thì kết quả thẩm định sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, nguy cơ rủi ro cho ngân hàng cao

Trang 12

Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp cũng như thực tiễn công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Vũ Trọng Phụng còn nhiều hạn chế, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng được Sở giao dịch quan tâm đặc biệt

và luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện hơn Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Vũ Trọng Phụng” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại NHTM

Phân tích, tìm hiểu và đánh giá về thực trạng trong hoạt động phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng –Chi nhánh Vũ Trọng Phụng để đưa ra được những mặt được và những hạn chế còn tồn tại

Đề xuất một số phương án và đưa ra những cách giải quyết những điểm yếu còn tồn đọng trong công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại Vpbank để góp phần là cho công tác được hoàn thiện, chất lượng và hiệu quả hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng

Phạm vi nghiên cứu: VPBank Vũ Trọng Phụng từ năm 2020-2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên được sử dụng chủ yếu những phương pháp sau đây: Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu từ các tài liệu, báo cáo tài chính, báo cáo phân tích, thẩm định tín dụng doanh nghiệp, quy trình đánh giá nội bộ của Phòng KHDN tại VPbank Vũ Trọng Phụng Ngoài ra, còn một số nguồn thông tin khác từ các công trình nghiên cứu trước đây, sách, báo, tạp chí

Đồng thời, áp dụng phương pháp phân tích định tính và nhiều phương pháp phân tích dùng số liệu khác như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương

Trang 13

pháp liệt kê Áp dụng các phương pháp trên để từ đó phân tích, nhận xét, đánh giá một cách chi tiết về thực trạng và giúp đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại Vpbank Vũ Trọng Phụng

5 Bố cục khóa luận

Kết cấu chính của bài khoá luậ được chia thành 3 phần chính như sau:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết chung về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh

nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong

hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi

nhánh Vũ Trọng Phụng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác phân tích tài chính khách

hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần thịnh Vượng chi nhánh Vũ Trọng Phụng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp, việc phân tích tài chính khách hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa

ra các quyết định tín dụng chính xác và hiệu quả Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng đang gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

Do đó, đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện quá trình phân tích tài chính khách hàng, bao gồm khảo sát thực địa, phân tích tài liệu và ứng dụng các công cụ và phương pháp phân tích tài chính để đưa ra các giải pháp cụ thể

7 Tổng quan nghiên cứu

Phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và trong hoạt động nói riếng đã không còn quá xa lạ trong công tác tài chính của các tổ chức tài chính hay NHTM

để đánh giá tình hinh tài chính của một DN Hoạt động này đã trở thành một phần không thể thiếu trong giới tài chính trong thời điểm hiện nay khi nhu cầu về vốn khá lớn Trước đây đã có rất nhiều các bài nghiên cứu trong nước về công tác phân tích tài chính dưới nhiều các nhìn khác nhau và đã góp phần tạo nên những công trình, lý luận vững chắc Những điều đó là cơ sở giúp em có thể hoàn thiện tốt hơn

Trang 14

bài Khoá luận của mình Hiện tại, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có khá nhiều các nghiên cứu về đề tài này, có thể kể đến một số đề tài sau:

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Hà Thị Tuyết Nhung năm 2015 viết về đề tài

“Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDbank) - chi nhánh Đà Nẵng” tác giả đã hệ thống hoá được những nội dung cơ bản về quy trình thẩm định tín dụng và quy trình phân tích TCDN Đồng thời chỉ ra những tồn tại trong công tác phân tích tài chính nhưng chưa bản chất kinh tế các khoản mục, phân tích thiếu những chỉ tiêu, báo cáo…

Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng của Nguyễn Thị Sen năm 2016 về đề tài : “Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại sở giao dịch của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, và khoá luận của tác giả

Lê Thi Quỳnh 2019 về đề tài:” Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong việc ra quyết định cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Văn Phú”, nhóm tác giả cũng khái quát cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng Đồng thời chỉ ra được những quy trình phương pháp phân tích tại đơn vị đang áp dụng Bên cạnh đó, tác giả đã có những so sánh công tác phân tích của sở giao dịch với các tổ chức tài chính khác, từ đó chỉ ra điểm mạnh, điểm hạn chế của Sở giao dịch

Một số công trình đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, các tỷ suất sinh lời (ROA,ROE,ROS) hệ số sinh lời tài sản như Luận văn thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Chi (2009) “Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”

Tác giả Trần Quý Liên (2011) đã đưa ra những chi tiêu phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp theo quan điểm của các nhà kiểm toán, là cơ

sở để ứng dụng cho việc phân tích chỉ tiêu báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại các ngân hàng

Một số nghiên cứu các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tài chính của khách hàng tại các tổ chức tín dụng như: Võ Thảo Vân (2015), Tạ Thị Kim Dung (2016), Nguyễn Thị Gấm (2018) những công trình này đã đi sâu vào phân

Trang 15

tích các nội dung như là: xác minh độ tin cậy của BCTC, phân tích BCTC, các chỉ

số về tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính, hiệu quả hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng Dựa trên phân tích tình hình, thực trạng, để rút ra những điểm mạnh, hạn chế trong quy trình phân tích, từ

đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng

Các tác giả như : Lê Văn Cương (2015), Phạm Mạnh Hưng (2018),… đã trình bày thực trạng quy trình tài chính của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng, từ đó đã thành công đưa ra những mặt còn hạn chế trong công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại ngân hàng Đồng thời, nhóm tác giả cũng phân tích được nguyên nhân và đưa ra được những giải pháp cần thiết để hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn tại ngân hàng

Mohammad Abdullah SALEH, Laith Ahmad Mohammad 4AL KASASBEH and Ahmad Ahed BADER( 2017) thông qua đề tài “The Role of Financial Analysis Tools in Granting Loans Field Study on Banks Operating within Aqaba Special Economic Zone” ( Vai trò của các công cụ phân tích tài chính trong việc cấp các khoản cho vay Nghiên cứu thực địa về các ngân hàng hoạt động trong đặc khu kinh tế Aqaba ) bằng phương pháp định lượng đã cho thấy công cụ phân tích tài chính rất quan trọng cho các quyết định về tín dụng ngoài ra tính đúng đắn của những quyết định dựa trên công cụ phân tích tài chính ngày càng tăng liên quan trực tiếp tới việc cho vay, và giảm rủi ro nợ cho khách hàng

Theo nghiên cứu của tác giả Pritha Banerjee ( 2016)về đề tài “ Importance and Uses of Ratio Analysis” đã chỉ ra rằng phân tích tỷ lệ là quan trọng đối với công ty nhằm phân tích TCDN, tính thanh khoản, tỷ suất sinh lời, rủi ro, khả năng chi trả những khoản nợ,hiệu quả hoạt động và việc sử dụng hợp lý các nguồn vốn, điều này cũng chỉ ra xu hướng hoặc so sánh các kết quả tài chính có thể giúp ích cho việc ra quyết định cấp tín dụng từ phía NHTM

Ngoài ra, đã có những nghiên cứu về công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vủợng của tác giả Phạm Văn Quyết năm 2015 nhưng mới chỉ đi sâu vào giải pháp

Trang 16

nâng cáo chất lượng tín dụng, chưa làm rõ được giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại VPBank

● Khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung, có thể thấy công trình nghiên cứu của các tác giả khá đầy đủ, phản ánh chính xác và mang lại nhiều giá trị Tuy nhiên, những nghiên cứu trên vẫn còn chưa đi sâu và phân tích từng bước quy trình báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng, mới chỉ dừng ở bước đưa ra cơ

sở lý thuyết cho việc phân tích khách hàng như nào, với những chỉ tiêu nào Chưa đưa ra đánh giá quy trình tại ngân hàng đã hợp lý chưa, còn những lỗ hổng nào trong uy trình phân tích cần cải thiện không? Các giải pháp, hay nội dung phân tích chưa phản ảnh đúng với xu thế phát triển của HĐTD hiện nay, các biện pháp cũng chưa có tính cập nhật Dựa vào khoảng trống cùa các nghiên cứu trên, tác giả

đã tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề này Thêm vào đó mặc dù đã có những bài nghiên cứu về công tác phân tích tài chính KHDN tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, nhưng chi nhánh Vũ Trọng Phụng chưa có bài nghiên cứu nào

cụ thể

Vì vậy, không những vận dụng kết quả từ các công trình nghiên cứu trước

đó, khoá luận sẽ nghiên cứu, bổ sung thêm những cái nhìn mới, thực tế, chi tiết hơn về công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại Vpbank Vũ Trọng Phụng Từ đó có thể đưa ra được những giải pháp, kiến nghị tốt nhất, hiệu quả để hoàn thiện và khắc phục nhược điểm của các nghiên cứu trước đây

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH

1.1 Khái quát chung về hoạt động tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

Theo Peter S.Rose, tác giả cuốn Quản trị Ngân hàng thương mại, Ngân hàng

là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất -đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán -và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền, hàng hóa hoặc sự tín nhiệm) giữa ngân hàng và các bên được cấp tín dụng có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc các chủ thể khác có nhu cầu về vốn Theo đó, NH sẽ chuyển giao tài sản cho bên được cấp tín dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận từ trước, bên được cấp tín dụng có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi như một khoản chi phí sử dụng vốn cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán (Tô Ngọc Hưng, 2019) Theo HDBank, tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa bên cho vay là ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng hợp pháp) và bên

đi vay là cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền Khi đó, bên đi vay sẽ cung cấp một tài sản có giá trị thế chấp cho bên vay trong một thời hạn được thỏa thuận Sau thời gian vay mượn, bên vay có nghĩa vụ trả các khoản nợ gốc và lãi theo cam kết ban đầu Tóm lại, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng vừa giữa vai trò là người đi vay, vừa là người cho vay.

1.1.2 Đặc điểm chung của hoạt động tín dụng

Tín dụng doanh nghiệp luôn là hoạt động được các ngân hàng thương mại chú trọng phát triển và đạt được nhiều kết quả ấn tượng Các ngân hàng luôn sẵn sàng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về vốn, về lãi suất, thủ tục, cũng như đã cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn, hiện đại và thuận lợi nhất cho khách hàng (Theo Nguyễn Hồng Quân 2019)

Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm sau:

Trang 18

Có thể đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của các khách hàng cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, do có thể huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn linh hoạt, phong phú

Thời hạn các loại hình cấp tín dụng linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng như ngắn hạn, trung và dài hạn Từ việc phân chia thời hạn này có thể giúp ngân hàng điều chỉnh, cân đối nguồn vốn theo thời hạn để có thể linh hoạt cấp cho khách hàng theo một quá trình luân chuyển vốn hợp lý

Ngoài ra, Tín dụng phải dựa theo nguyên tắc hoàn trả gốc và trả lãi Giá trị hoàn trả tại thời điểm đáo hạn luôn lớn hơn mức cho vay để thể hiện phần chi phí

sử dụng vốn của khách hàng đối với khoản vay Khoản lãi thu về sẽ tạo ra thu nhập

và bù đắp cho chi phí hoạt động cho ngân hàng, thể hiện bản chất kinh doanh của ngân hàng

Tín dụng ngân hàng còn góp phần hỗ trợ, thúc đẩy và phát triển các chiến lược kinh tế, chính sách tiền tệ Qua chức năng quan trọng của NHTM đó là chức năng tạo tiền,vận hành cùng với hoạt động thanh toán và tín dụng NHNN sẽ nhờ vào việc điều chỉnh lãi suất, các chính sách tiền tệ phù hợp để phát triển nền kinh

tế Tín dụng ngân hàng còn góp phần mở rộng mối quan hệ giao lưu hội nhập kinh

tế quốc tế Thị trường tài chính nói chung và TDNH nói riêng ngày càng được thúc đẩy, phát triển hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tạo ra điều kiện về vốn thuận lợi cho các DN xâm nhập thị trường quốc tế qua các hoạt động xuất nhập khẩu,

mở rộng HĐKD của mình Đồng thời, mở ra nhiều cơ hội giúp các NHTM ở Việt Nam có thể liên kết, liên doanh với các Ngân hàng nước ngoài, giúp tăng cường sức mạnh, tối đa lợi nhuận và vị thế cạnh tranh

1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại

● Đối với nền kinh tế:

Tín dụng ngân hàng giúp tạo nên cầu nối gắn kết cung và cầu về vốn của nền kinh tế Trong xã hội, luôn tồn tại những người đang thiếu vốn có nhu cầu đi vay và những người dư thừa vốn cần dùng nó để đầu tư, sinh lời Và hoạt động TDNH đã đáp ứng được các nhu cầu đó của họ, sẽ đứng ra làm trung gian huy động vốn và dùng nguồn vốn đó để cho các đơn vị, cá nhân, tổ chức đang thiếu hụt

vốn

Trang 19

Tín dụng ngân hàng còn góp phần hỗ trợ, thúc đẩy và phát triển các chiến lược kinh tế, chính sách tiền tệ Qua chức năng quan trọng của NHTM đó là chức năng tạo tiền,vận hành cùng với hoạt động thanh toán và tín dụng NHNN sẽ nhờ vào việc điều chỉnh lãi suất, các chính sách tiền tệ phù hợp để phát triển nền kinh

tế

● Đối với khách hàng

Nguyễn Hồng Quân 2019,Cung cấp đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn của khách hàng để quá trình SXKD của khách hàng được diễn ra thuận lợi, liên tục TDNH đóng vai trò quan trọng đối với khách hàng, với ưu điểm linh hoạt về thời hạn vay, mục đích cũng như giá trị khoản vay giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và thỏa mãn đa dạng nhu cầu về vốn của họ

Bên cạnh đó, còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Do đặc thù là hoàn trả gốc và lãi vô điều kiện khi đến hạn đã tạo nên ràng buộc đối với khách hàng Điều đó đã tự khiến DN phải nỗ lực, tận dụng nguồn vốn

đó sao cho hiệu quả mang về KQKD tốt để có thể hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân hàng

● Đối với ngân hàng

Là hoạt động quan trọng, chủ yếu tạo ra nguồn thu nhập, lợi nhuận lớn cho ngân hàng Hàng năm hoạt động cấp tín dụng đã đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, không những thế còn giúp ngân hàng còn giúp cho quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng được diễn ra trôi chảy

Theo Đặng Trà My 2021, tín dụng ngân hàng giúp tạo cầu nối liên kết giữa ngân hàng và các chủ thể kinh tế (cá nhân, doanh nghiệp) Từ việc cấp tín dụng, ngoài việc có thể tạo ra mối quan hệ hợp tác lâu dài, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các chủ thể mà còn giúp cho ngân hàng dễ dàng bán chéo các loại hình dịch vụ khác như huy động, bảo lãnh, vừa giúp khách hàng tiếp cận thêm các sản phẩm vừa tăng nguồn thu cho ngân hàng

Giúp nâng cao uy tín, vị thế cạnh tranh trên thị trường đối với các ngân hàng khác Tín dụng luôn là hoạt động chính, được các NHTM quan tâm, đẩy mạnh trong các mục tiêu phát triển kinh doanh của mình Nếu hoạt động tín dụng tốt không chỉđem lại nguồn lợi nhuận lớn, mà còn giúp mang về một lượng khách

Trang 20

hàng lớn, xây dựng nên thương hiệu và sự uy tín từ đó nâng cao giá trị trong ngành ngân hàng

1.1.4 Quy trình tín dụng của NHTM

Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp là một phần của quy trình cấp tín dụng của ngân hàng Để quá trình cấp tín dụng được diễn ra chính xác, hạn chế sai sót, đồng thời đem lợi hiệu quả và hạn chế rủi ro thì việc có một quy trình chung các bước cấp tín dụng theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn

bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng là rất cần thiết

Sơ đồ 1.1: Quy trình cấp tín dụng

Nguồn: Trang tin tức cẩm nang TPBank

Về Cơ bản thì quy trình cấp tín dụng thường bao gồm 6 bước sau:

Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng:

Bước này sẽ giúp cung cấp các thông tin ban đầu về phục vụ cho quá trình phân tích sau này, là căn cứ để chứng tỏ nhu cầu vốn tín dụng của KH

Bước 2 Phân tích tín dụng:

Đây là bước đặc biệt quan trọng, là hoạt động xem xét, đánh giá mọi mặt

về KH trước khi đưa ra quyết định cho vay, xem xét khả năng hoàn trả tiền vay cũng như đánh ra mức độ rủi ro của từng KH đối với từng khoản vay Đây cũng là bước thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng

Bước 3: Quyết định tín dụng:

Sau khi đánh giá KH, ngân hàng sẽ đưa ra những phán quyết có hay không cấp tín dụng, tùy thuộc vào từng KH, nhu cầu vay, cũng như khả năng nguồn vốn của họ

để xác định giới hạn cho vay tối đa

Bước 4: Giải ngân:

Giải ngân Giám sát tín dụng Thanh lý tín dụng

Trang 21

Ngân hàng thực hiện đi tiền theo nhu cầu của KH có thể là tiền mặt hoặc chuyển khoản trực tiếp phục vụ HĐKD của KH

Bước 5: Giám sát tín dụng:

Sau khi cấp tín dụng, NH sẽ thực hiện theo dõi khoản vay này thường xuyên, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, và theo dõi tình hình HĐKD của KH để điều chỉnhlại những đánh giá cũng như phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những hành vi ảnh hưởng đến an toàn tín dụng của NH

Bước 6: Thanh lý tín dụng

Khi đến hạn, NH sẽ thực hiện quá trình thu nợ, cơ cấu lại lại thời hạn trả nợ như gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, xử lý, chuyển các khoản nợ đã quá hạn Như vậy, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp là một bước rất quan trọng trong quy trình cấp tín dụng tại NHTM nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc

ra quyết định của cán bộ tín dụng và để hiểu rõ hơn về hoạt động đó, ta sẽ đi sâu, phân tích, tìm hiểu chi tiết hơn ở phần tiếp theo

Công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nằm trong bước thứ hai trong quy trình phân tích tín dụng Đây là một bước vô cùng quan trọng trong quy

trình, giúp ngân hàng nâng cao chất lượng và giảm thiếu rủi ro tín dụng

1.2 Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho các nhà phân tích ra các quyết định tài chính

có liên quan tới lợi ích của họp trong doanh nghiệp đó (Lê Thị Xuân, 2016) Ngoài

ra GS.TS Ngô Thế Chi và PGS TS Nguyễn Trọng Cơ ( 2015) nêu rằng phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quản lý hữu hiệu, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Mặc dù được phát biểu theo nhiều cách khác nhau nhưng bản chất của PTTC là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai Từ đó, có

Trang 22

thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quản lý phù hợp

1.2.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

Có thể thấy hoạt động phân tích TCDN tầm quan trọng rất lớn Nó được coi

là bước không thể thiếu trong bất kỳ quy trình cấp tín dụng nào đối với ngân hàng

Thứ Nhất, giúp NHTM xác định được một cách chính xác, rõ ràng khả năng thanh toán của các khách hàng và đồng thời cũng là cơ sở đánh giá được khả năng

thu hồi khoản vốn và lãi vay (Theo Nguyễn Văn Công 2013) Đối với những khoản vay dài hạn, ngân hàng sẽ tập trung nhiều vào phân tích các tỷ số, khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì khả năng hoàn trả vốn vay và lãi phụ thuộc chính vào lợi nhuận của DN Còn đối với KNTT ngắn hạn, nó lại phụ thuộc vào khả năng ứng phó kịp thời đối với các khoản món nợ ngắn hạn đến hạn và khả năng thanh toán nhanh,tức thời sẽ là chỉ tiêu cần thiết để đáp ứng món nợ này

Thứ hai, Phân tích TCDN giúp các NHTM có thể đưa ra được quyết định đầu tư, cấp tín dụng đúng đắn Theo Nguyễn Hồng Quân 2019, Đứng trước một

yêu cầu vay vốn của khách hàng, cũng tương tự như đứng trước một lời mời đầu

tư, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định có nên hay không đầu tư vào DN đó Và để đưa

ra một quyết đúng đắn và có hiệu quả thì cần thiết phải đánh giá chi tiết năng lực tài chính của DN Tình hình tài chính của khách hàng sẽ được phản ánh rõ nét trên BCTC của DN qua các chỉ tiêu,tỷ số tài chính cơ bản Đồng thời,giúp cho NHTM đánh giá được năng lực tài chính, SXKD của KH để đưa ra những đánh giá về quy

mô, tiềm năng tăng trưởng, khả năng thu hồi vốn và quyết định cho vay đúng đắn

Thứ Ba, phân tích TCDN là cơ sở cho việc xếp loại đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng và có những biện pháp trích lập dự phòng rủi ro hợp lý Theo Nguyễn

Văn Công 2013,Có thể nói tính rủi ro là đặc thù trong hoạt động tín dụng của NHTM và nó vẫn luôn tiềm ẩn rất nhiều trong các HĐKD diễn ra hàng ngày tại ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng

Thứ Tư, phân tích TCDN là cơ sở giúp xác định triển vọng của NHTM đối với doanh nghiệp trong tương lai Theo Dương Thị Hoàn năm 2019, Mở rộng thị

phần, tăng trưởng quy mô kinh doanh cũng như tăng cao lợi nhuận, nâng cao uy

Trang 23

tín, vị thế với các đối thủ cạnh tranh luôn là mục tiêu hàng đầu của một NHTM đặt

ra Và để thực hiện được các mục tiêu đó, thì việc xây dựng lòng tin và mối quan

hệ hợp tác với KH lâu dài là rất quan trọng Chính vì vậy, xây dựng một hệ thống phân tích TCDN là rất cần thiết để xác định những khách hàng uy tín, nên hợp tác lâu dài, từ ấy sẽ giúp hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung phát triển bền vững hơn và đem về nhiều lợi nhuận

1.2.3 Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.3.1 Thông tin tài chính

Trong hoạt động phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, những thông tin được sử dụng từ các báo cáo tài chính được quy định trong các chế độ kế toán hiện nay như thông tư 200/2014/TT-BTC, thông tư 133/2016/TT-BTC cụ thể:

a Bảng cân đối kế toán

TS.Lê Thị Xuân (2016) cho rằng bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó.Kết cấu bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần :

Phần tài sản : gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của tài sản hiện có của DN tại thời điểm báo cáo theo kết cấu tài sản và hình thức tồn tại của nó

Phần nguồn vốn: Gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện

có tại thời điểm lập báo cáo

Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn :

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tổng tài sản = Nợ Phải trả+ Vốn chủ sở hữu

b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình và các kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả hoạt động khác( Lê Thị Xuân, 2016)`

Trang 24

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí,

và lợi nhuận của doanh nghiệp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để xem xét sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong từng kỳ kế toán

Ta có phương trình kế toán: Kết quả kinh doanh ( lãi/ lỗ) = Tổng doanh thu –tổng chi phí

Căn cứ vào việc phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể biết được khả năng sinh lãi và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 03 khoản mục dòng tiền đó là: lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển từ hoạt động tài chính (Lê Thị Xuân, 2016)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xuất phát từ sự cân đối sau :

Tiền có đầu kỳ+ Tiền thu trong kỳ= Tiền chi trong kỳ+ Tiền tồn cuối kỳ Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chúng ta có thể thấy được mối quan

hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền thuần Lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, dòng tiền thuần trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại phản ánh chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, đánh giá khả năng tạo ra tiền

từ nội sinh hay ngoại sinh

1.1.3.2 Thông tin phi tài chính

Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những đánh giá và dự báo tài chính của doanh nghiệp nên thông tin sử dụng để phân tích không chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ và các thông tin về ngành kinh tế

Thông tin chung

Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm Sự Suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá

Trang 25

cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng

có lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm là khả quan Tuy nhiên,khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy để có được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bên ngoài có liên quan

Thông tin ngành kinh tế

Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh

Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới tính chất của các sản phẩm; quy trình kỹ thuật áp dụng; cơ cấu sản xuất; khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế,

Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung và các thông tin liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất

về tình hình tài chính của doanh nghiệp Thông tin theo ngành kinh tế, đặc biệt là

hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để mgười phân tích có thể

đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.4 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Để Phân tích tài chính doanh nghiệp, có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Có thể kể đến một số phương pháp được sử dụng một cách phổ biến như :

số liệu của các năm sau so với năm gốc

Trang 26

Ưu điểm của phương pháp so sánh là đơn giản dễ vận dụng, có thể rút ra được xu hướng của các chỉ tiêu; tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là không đánh giá được chất lượng của thông tin sử dụng để phân tích, mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung về sự biến đổi các chỉ tiêu mà chưa đi sâu làm rõ nguyên nhân gây nên biến động đó

b Phương pháp nhân tố

Một hiện tượng kinh tế do nhiều bộ phận cấu thành, nếu chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế quá chỉ tiêu tổng hợp thì không thể hiểu sâu sắc hiện tượng kinh tế

đó Do vậy, cần có những chỉ tiêu chi tiết về nghiên cứu từng bộ phận, từng mặt

cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác phải sử dụng phương pháp nhân tố Phân tổ là phương pháp chia sự kiện nghiên cứu, các kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận, nhiều tổ theo những tiêu thức nhất định Thông thường trong phân tích, người ta có thể phân chia theo tiêu thức như thời gian, không gian và bộ phận cấu thành

Trang 27

1.3 Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

1.3.1 Phương pháp PTTC KHDN trong hoạt động tín dụng tại NHTM

Trong công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tại các ngân hàng thương mại thường xuyên sử dụng các phương pháp phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ số, có thể sử dụng các phương pháp một cách độc lập và kết hợp cả hai quốc gia cùng một lúc Trong đó các chuyên viên tuyển dụng sử dụng phương pháp so sánh ngang để cho thấy sự biến động của các chỉ tiêu phân tích qua từng năm, ưu điểm của phương pháp này

là rất dễ thực hiện và nó cho thấy số liệu không phải chị của một năm, mà còn cho thấy xu hướng tài chính của công ty qua thời gian dài Tuy nhiên phương pháp so sánh ngang tồn tại nhược điểm là không thể hiện rõ được những thay đổi về giá trị của các chỉ tiêu từ năm này sang năm khác trong mối quan hệ với chỉ tiêu gốc cần

so sánh Vì thế các cán bộ tín dụng cần thiết sử dụng kết hợp phương pháp so sánh ngang và phương pháp so sánh, phương pháp so sánh dọc cho thấy tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu với chỉ tiêu khóc quá hằng năm, từ đó chuyên viên tín dụng có thể sử dụng làm cơ sở để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành

Bên cạnh đó phương pháp phân tích các tỷ số tài chính cũng rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình, Đây là cơ sở để các chuyên viên tín dụng đánh giá được các chỉ số quan trọng đối với việc ra quyết định cho vay như hệ số hoàn trả

nợ, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp…

1.3.2 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

Theo Nguyễn Trọng Cơ 2015 , Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ

Trang 28

Sơ đồ 1.2: Quy trình phân tích tài chính KHDN

Phạm vi phân tích là các đơn vị được chọn làm điểm để phân tích, tùy theo mục tiêu phân tích và những yêu cầu thực tiễn để xác định phạm vi thích hợp

Thời gian xác định trong một kế hoạch phân tích sẽ bao gồm khoảng thời gian chuẩn bị và thời gian thực hiện công tác phân tích Trách nhiệm của các các

bộ phận trực tiếp tham gia công tác phân tích cần phải được phân chia rõ ràng trước khi tiến hành quy trình phân tích

b Tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin

Trong phân tích TCDN, thông tin là một yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích, đánh giá DN Nhà phân tích cần phải thu thập những nguồn thông tin từ bên trong và ngoài DN gồm những thông tin có thể lượng hóa cho đến những thông tin định tính

Nguồn thông tin tài chính: nhà phân tích cần thu thập được các kế hoạch tài chính chi tiết của doanh nghiệp,trong tất cả các báo cáo tài chính, kế toán, quản trị, tài liệu chi tiết mà có liên quan đến HĐKD của doanh nghiệp.Nguồn thông tin này chủ yếu từ các BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT hay thuyết minh BCTC

c Xác định những biểu hiện đặc trưng

Lập kế hoạch

phân tích

Tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin

Xác định những biểu hiện đặc trưng

Tiến hành phân tích

Tổng hợp và

dự đoán

Trang 29

Từ Các nguồn thông tin thu thập được,nhà phân tích sẽ cần phải tính toán các tỷ số tài chính phù hợp tùy thuộc vào nội dung cần phân tích, lập các bảng sốliệu, thực hiện so sánh các tỷ số các kỳ với nhau, với ngành và với các DN cùng ngành Từ Đó, có thể đưa ra được những đánh giá chung nhất, khái quát điểm mạnh yếu của DN và chỉ ra những vấn đề trọng tâm, quan trọng để tập trung đi sâu, phân tích

d Tiến hành phân tích

Sau khi đã xác định được các vấn đề cơ bản, ở bước này nhà phân tích sẽ tập trung đi sâu vào phân tích cụ thể những vấn đề được coi là có ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính, kinh doanh của DN ở thời điểm hiện tại và trong tương lai

để làm rõ được năng lực của DN Nhà phân tích sẽ xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng, tiếp đến xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến từng chỉ tiêu cần phân tích Dựa vào đó, sẽ đánh ra và đưa ra những mặt được và các mặt hạn chế tồn tại cũng như các nguyên nhân gây nên

e Tổng hợp và dự đoán

Sau khi kết thúc quá trình phân tích, các nhà phân tích tiến hành tổng hợp các kết quả thu được, rút ra những nhận xét, đồng thời dự báo xu hướng phát triển của DN đó trong tương lai Kết quả đó sẽ là cơ sở để đưa ra những đề xuất, đánh giá tình hình tài chính của DN để Ngân hàng đưa ra được quyết định đúng đắn, thực hiện mục tiêu được hiệu quả hơn.(Lê Thị Xuân, 2016)

Việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn quan trọng với cả ngân hàng Thông qua phân tích tài chính sẽ thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, dự báo được vấn đề tài chính và sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Qua đó, giúp cho các cán

bộ phân tích có thể đưa ra những quyết định chính xác về tín dụng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển

1.3.3 Nội dung công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

a Phân tích các báo cáo tài chính

● Phân tích bảng cân đối kế toán

Trang 30

BCĐKT là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích Cán bộ tín dụng xem xét

số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối, tương đối giữa các năm, chủ yếu phân tích tập trung vào những nội dung sau:

Phân tích cơ cấu tài sản

Kết cấu tài sản của doanh nghiệp gồm hai loại : Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Theo đó, tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Tài sản dài hạn phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, là các tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo (Lê Thị Xuân, 2016) CBTD sử dụng phương pháp so sánh theo chiều ngang và dọc để phân tích các chỉ tiêu trong BCĐKT Trong đó cần phân tích sâu hơn các khoản mục như phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định và các khoản mục có số dư và biến động lớn qua các năm

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là quá trình CBTD xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn Phân tích kết cấu nguồn vốn giúp CBTD đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu Ở Đây cần chú ý tới khoản vay

nợ của khách hàng, CBTD cần tìm hiểu bên cấp tín dụng cho khách hàng là ai và mục đích của khoản vay

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Thông thường CBTD sẽ phân tích mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá sự phù hợp của cơ cấu tài sản với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.Một tài sản có thể do một hay nhiều nguồn vốn hình thành và ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản khác nhau Việc

sử dụng vốn để tài trợ cho tài sản nào phụ thuộc vào nguyên tắc cân đối giữa hai

Trang 31

yếu tố cơ cấu vốn an toàn và đảm bảo chi phí sử dụng vốn ở mức hợp lý.Vấn đề

này được xem xét qua các chỉ tiêu sau:

● Vốn lưu động ròng :

Đây là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn, khi nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp, phần còn lại sẽ tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đây gọi là vốn lưu động ròng Vì thế để xác định vốn lưu động ròng trên BCĐKT ta có 2 cách sau : Cách 1 : VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn -Tài sản dài hạn

Theo đó, vốn lưu động ròng dương ( > 0) cho thấy nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp và còn một phần đã tài trợ cho tài sản ngắn hạn Khi tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại vốn lưu động ròng âm ( <0 ) ,nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp, phần còn thiếu đó sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, Khi đó doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro về nguồn tài trợ, cơ cấu vốn rất mạo hiểm

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, CBTD cần xem xét tình hình biến động trong các khoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu Bên cạnh đó cần phải so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần Cụ Thể là có thể

so sánh khoản chi phí với doanh thu thuần để biết để có được 1 đơn vị doanh thu thuần thì cần hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng Mức hao phí càng lớn

so với kỳ gốc thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại.So sánh các khoản lợi nhuận với doanh thu thuần cho biết 1 đơn vị doanh thu thuần thì mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Giá trị lợi nhuận đem lại càng lớn chứng

tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại CBTD cần phân tích các sự biến động của các khoản mục như giá vốn hàng bán, chi phí quản lí doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế, đánh giá sự biến động thông qua một khoảng thời gian để thấy được xu hướng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 32

Ngoài ra CBTD cũng cần phân tích kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, để xem xét tính hiệu quả của phương án kinh doanh mà Ngân hàng

sẽ tài trợ, đánh giá khả năng đảm bảo nghĩa vụ trả các khoản nợ đến hạn của khách hàng đối với Ngân hàng cho vay

● Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc phân tích BCLCTT cung cấp thông tin giúp CBNV đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và

độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả

Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ những dòng tiền vào và dòng tiền liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Việc phân tích lưu chuyển tiền tệ được trình bày bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp

b Phân tích các tỷ số tài chính

Phân tích các tỷ số tài chính để so sánh rủi ro và thu nhập của các công ty khác nhau nhằm mục đích giúp các NHTM đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn Với cương vị là người cho vay, các NHTM đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng vay vốn Do đó, khi phân tích tài chính, ngân hàng quan tâm đến rủi ro thanh khoản của khách hàng tức là phân tích các chỉ tiêu

về khả năng thanh khoản, về cơ cấu tài chính, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời nhằm đánh giá rủi ro của khách hàng trong tương lai Do vậy, ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

và bảng cân đối kế toán

Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động:

● Vòng quay hàng tồn kho = Vòng quay HTK = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Trang 33

Số ngày 1 vòng hàng tồn kho = 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

So với kỳ trước, vòng quay hàng tồn kho giảm thì thời gian của một vòng hàng tồn kho sẽ tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản xuất không đổi) Cần đi sâu tìm hiểu lý do cụ thể để có biện pháp tác động.Song, nếu chu kỳ HTK này quá ngắn cũng có thểlà do DN đang bị thiếu hoặc bị mất các đơn đặt hàng, hoặc DN đang thiếu nguyên vật liệu Việc đánh giá tỷ lệ này như thế nào

là hợp lý còn tùy vào ngành nghề kinh doanh và tùy từng thời kỳ hoạt động của

Số ngày trong kỳ phân tích được xác định thường là 30, 90, 360 ngày nếu

kỳ phân tích là 1 tháng, 1 quý, 1 năm.Thông qua sựbiến động của hệ số quay vòng các khoản phải thu hay kỳ thu tiền trung bình, nhà phân tích có thể đánh giá tốc

độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó NHTM xác định thời hạn cấp tín dụng phù hợp cho các doanh nghiệp So với kỳ trước, hệ số quay vòng các khoản phải thu giảm hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp chậm hơn, từ đó làm tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn

● Vòng quay các khoản phải trả:

Vòng quay cac khoản phải trả = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

do doanh nghiệp có uy tín với nhà cung cấp hay do doanh nghiệp không có nguồn tiền để thanh toán

Trang 34

Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán

Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư và người cho vay

và người cung cấp nguyên vật liệu Họ luôn đặt câu hỏi là liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ tôi hát không Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với khoản nợ cũ là rất quan trọng vì nó phần nào phản ánh mức

độ sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp

● Khả năng thanh toán ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Tỷ số này hiện cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền để tài trợ Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của các chỉ tiêu thanh toán khác nhau, hàng tồn kho là chỉ tiêu thanh khoảng chậm nhất, vì thế để đánh giá một cách khách khe hơn, nhà phân tích sẽ loại bỏ chỉ tiêu này ra khỏi tài sản ngắn hạn, từ đó hình thành tỷ số khả năng thanh toán nhanh Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức độ thanh khoản cao hơn Chỉ những tài sản

cố thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn được bỏ gia vị khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = 𝑇𝑖ề𝑛+Đ𝑇𝑇𝐶 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛+ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn( không bao gồm hàng tồn kho ) thành tiền

Nhóm khả năng sinh lời

● Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp Chỉ Tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu

Trang 35

quả cuối cùng của doanh nghiệp Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn

● Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung toàn doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Tỷ suất lợi nhuận VCSH = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

so với tổng nguồn vốn, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ Hệ Số Nợ Càng thấp thì nền tảng vốn chủ sở hữu càng vững mạnh, doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nợ vay thì rủi ro mà các NHTM phải chịu càng giảm

Trang 36

càng cao càng tốt, vì trong trường hợp rủi ro xảy ra, ngân hàng vẫn còn hy vọng được thanh toán nợ bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu, việc cho vay vì thế sẽ có tính an toàn hơn.Vì mỗi ngành nghề hoạt động sẽ có những đặc điểm khác nhau, nên nếu chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ số thì các con số này sẽ không có ý nghĩa lớn, do đó thông thường mỗi NHTM liên kết với một số tổ chức uy tín nhưTrung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam ( CIC) để có được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

1 4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.4.1 Nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng

Thứ nhất, là quan điểm, trình độ chuyên môn của các lãnh đạo và cán bộ

thẩm định về phân tích TCDN của ngân hàng.Để Kết quả phân tích được hiệu quả, bám sát thực tế của DN nhất thì sẽ cần phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách Nếu chỉ nhìn vào các con số đó thì sẽ không thể đưa ra

ý nghĩa kinh tế chính xác mà nên kết hợp với điều kiện cụ thể DN Do đó,ngoài kiến thức tài chính, ngân hàng còn cần hiểu biết sâu thêm về các kiến thức kinh tế,

xã hội, lĩnh vực kinh doanh của KH.Ngoài ra, nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt, không có trách nhiệm với công việc thì sẽ rất rủi ro,khó quản lý trong hoạt động ngân hàng ( Theo Nguyễn Hồng Quân 2019)

Thứ hai, quy trình phân tích cũng có ảnh hưởng lớn đến công tác phân tích

Nếu quy trình phân tích không rõ ràng, khoa học và trình tự các bước thực hiện không quy chuẩn sẽ dẫn đến chậm tiến độ ra quyết định Do vậy, cần phải xác định được một lộ trình chi tiết,cẩn thận để giúp cho ngân hàng có thể đưa ra được kết quả đánh giá chính xác nhất Các cán bộ cần phân chia nhiệm vụ công việc cho phù hợp với trình độ, kiến thức chuyên môn của từng bước trong quy trình để có thể đảm bảo tiến độ công tác phân tích cũng như đạt hiệu quả cao nhất

Thứ Ba, phương pháp phân tích tài chính DN.Cán bộ phân tích cần phải

biết áp dụng, kết hợp linh hoạt các phương pháp phân tích với nhau phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN, nếu chỉ sử dụng một phương pháp sẽ chỉ đánh giá ở một vài khía cạnh mà không cho ra được cái nhìn tổng thể Song cũng phải áp dụng hợp lý,lựa chọn xem ưu điểm và hạn chế của phương pháp cần áp dụng sẽ phù hợp

Trang 37

với DN nào để tìm ra được phương pháp phù hợp nhất.( Theo Hà Tuyết Nhung, 2015)

Thứ Tư, là về hệ thống công nghệ thông tin Đối với các ngân hàng thì một

hệ thống CNTT nội bộ tốt là một nhân tố rất quan trọng( Theo Phạm Văn quyết,2013) Nó Quyết định đến sự cạnh tranh, phát triển của mỗi ngân hàng, thể hiện qua việc khối lượng và tốc độ thông tin được xử lý để có thể nâng cao được chất lượng thông tin đầu ra trong quá trình phân tích Việc áp dụng được những phần mềm, hệ thống CNTT tiên tiến, hiện đại sẽ giúp cho không chỉ trong công tác phân tích được nhanh chóng, chính xác đẩy nhanh quá trình thẩm định, mà còn giúp cho ngân hàng thuận lợi tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, nâng cao được hiệu quả kinh doanh

1.4.2 Nhân tố khách quan từ doanh nghiệp

Thứ nhất, là tính xác thực, chính xác của hồ sơ khách hàng cung cấp, thông

tin khách hàng cung cấp bao gồm thông tin về tài chính, pháp lý, tài sản, đó cũng

là các thông tin quan trọng nhất trong quá trình phân tích Những thông tin này cần được kiểm chứng, nếu không được kiểm chứng chính xác thì sẽ dẫn đến chất lượng đánh giá không tốt và đến việc ra quyết định của cán bộ tín dụng Do vậy, hồ sơ khách hàng cần có độ tin cậy cao, không những giúp cho quá trình phân tích không mất nhiều thời gian kiểm chứng mà còn góp phần củng cố thêm niềm tin, mối quan

hệ giữa ngân hàng và khách hàng.( Theo Nguyễn Hồng Quân 2019)

Thứ hai, là sự phong phú về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Cùng một

quy trình, phương pháp phân tích giống nhau nhưng mỗi ngành nghề khác nhau sẽ

có những tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá khác nhau phù hợp với từng DN cụ thể trong điều kiện nền kinh tế nhất định.Ví dụ một DN thương mại thuần túy sẽ có sự khác biệt về cơ cấu tài chính, dòng tiền, cũng như các tỷ số tài chính so với các

DN sản xuất hoặc tính chất mùa vụ khác nhau

Thứ ba, là tính xác thực của việc sử dụng nguồn vốn được cấp Khi các cán bộ tín dụng thực hiện phân tích tài chính khách hàng, việc xác định mục đích sử dụng vốn của họ cũng rất quan trọng, nếu cấp cho một dự án đầu tư thì câu hỏi đặt ra là liệu nguồn vốn họ sử dụng có thực sự đem lại hiệu quả hay không Nếu không

Trang 38

đánh giá chính xác, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân tích, cũng như kết quả phân tích do yếu tố đó là cơ sở để đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trên cơ sở trên, ta thấy hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu cho các NHTM, đồng thời là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Do vậy, công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng rất được quan tâm Chương 1 khoá luận đã làm rõ và hệ thống hoá các nội dung

cơ bản nhất về hoạt động cho vay cũng như quy trình, mục đích và phương pháp trong công tác phân tích KHDN tại ngân hàng thương mại nói chung Qua đó, đưa

ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân tích, những quy định, quy trình cấp tín dụng cho KHDN trong từng điều kiện cụ thể Nhìn chung, Công tác phân tích TCDN là một bước cực kì quan trọng quyết định đến kết quả, sử đánh giá của cán

bộ phân tích trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng

Để có đánh giá chi tiết hơn về nội dung cũng như quy trình phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay ở chương, chương 2 sẽ tập trung chủ yếu vào thực trạng về hiệu quả của công tác phân tích TCDN tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Vũ Trọng Phụng

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Hiện nay mạng lưới của ngân hàng đã phủ sóng khắp cả nước với hơn 227 điểm giao dịch và 27.000 nhân viên đang làm việc tại VPBank Với năng lực tài chính vượt trội VPBank đang không ngừng khẳng định được uy tín của mình trong lòng khách hàng

Căn cứ Luật Doanh Nghiệp số 50/2005.QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; Căn cứ nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về Đăng lý doanh nghiệp, Căn cứ vào điều lệ ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, ngày 27 tháng 10 năm 2014 thay đổi tên của địa điểm kinh doanh phòng giao dịch Nguyễn Tuân trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần VIệt Nam Thịnh Vượng sang thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Vũ Trọng Phụng

Địa chỉ: 01 phần tầng 1, tòa nhà 21T1, dự án Hapulico Complex, số 01

Nguyễn Huy Tưởng, P Thanh xuân trung, Thanh Xuân , Hà Nội

Số điện thoại: 024 3557 9793

Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Vũ Trọng Phụng

a Cơ cấu tổ chức

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  Trang - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
ng Trang (Trang 10)
Sơ đồ 1.2: Quy trình phân tích tài chính KHDN - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
Sơ đồ 1.2 Quy trình phân tích tài chính KHDN (Trang 28)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Vpbank Vũ Trọng Phụng - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Vpbank Vũ Trọng Phụng (Trang 41)
Bảng 2.1. Cơ cấu tình hình huy động vốn tại Vpbank Vũ Trọng Phụng 2020- - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
Bảng 2.1. Cơ cấu tình hình huy động vốn tại Vpbank Vũ Trọng Phụng 2020- (Trang 43)
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng KHDN tại VPBank - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
Sơ đồ 2.2 Quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng KHDN tại VPBank (Trang 49)
Bảng 2.2: Mức độ rủi ro theo từng thời kì tăng trưởng của khách hàng - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
Bảng 2.2 Mức độ rủi ro theo từng thời kì tăng trưởng của khách hàng (Trang 57)
Bảng : Thông tin dư nợ của GLK tại các tổ chức tín dụng CIC - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
ng Thông tin dư nợ của GLK tại các tổ chức tín dụng CIC (Trang 61)
Bảng 2.8 : Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của GLK từ 2019-2021 - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
Bảng 2.8 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của GLK từ 2019-2021 (Trang 64)
Bảng 2.9 : Tình hình tài sản, nguồn vốn của LGK từ 2019-2021 - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
Bảng 2.9 Tình hình tài sản, nguồn vốn của LGK từ 2019-2021 (Trang 65)
Bảng 2.10: Các tỷ số phản ánh năng lực hoạt động tài sản của LGK từ 2019- - Giải pháp hoàn  thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt Động tín  dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vũ  trọng phụng
Bảng 2.10 Các tỷ số phản ánh năng lực hoạt động tài sản của LGK từ 2019- (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w