Nhiều sinh viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam muốn đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế như ACCA, ICAEW, CPAA,… Do đó chương trình đào tạo tích hợp chứng ch
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan các công trình nghiên cứu và giả thuyết khoa học
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Cả hai nhà nghiên cứu, Scholz (1996) và Paul Oehrlein (2009) đã đồng tình rằng chương trình đào tạo có tác động tích cực đến thành công sau khi tốt nghiệp của sinh viên Scholz (1996) cho rằng một chương trình đào tạo xuất sắc sẽ thu hút nhiều sinh viên giỏi nhờ cung cấp cơ hội học tập tốt và môi trường học tập tích cực Ngoài ra, việc thực hiện chương trình đào tạo tốt còn đáp ứng được cơ hội việc làm tốt nhờ cung cấp kỹ năng cần thiết và kiến thức phù hợp Trong khi đó, Paul Oehrlein (2009) tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của sinh viên sau tốt nghiệp và cũng đi đến kết luận rằng chương trình đào tạo có ảnh hưởng tích cực tới thu nhập của sinh viên và cơ hội làm việc của họ Sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết để đạt hiệu quả trong công việc và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động Điều này đã góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo để hướng tới sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai
Dựa vào nghiên cứu của Watts, A.G và Fretwell, D (2004), việc xác định mục tiêu nghề nghiệp và định hướng sự nghiệp đòi hỏi sự tư vấn, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm để giúp một cá nhân tạo hình cho bản thân một nghề nghiệp tương lai Trong quá trình định hướng, thông tin về nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng, bao gồm những thong tin về tuyển dụng trên thị trường lao động và cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực đó Các thông tin nghề nghiệp này là yếu tố quyết định để cá nhân có thể đưa ra quyết định về sự nghiệp trong tương lai của mình (Grubb, 2002)
Fang và cộng sự (2004) về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công việc của sinh viên mới tốt nghiệp, được thực hiện trên m u nghiên cứu gồm 742 học viên ngành MIS và được khảo sát tại ba trường ĐH Mỹ khác nhau Các yếu tố ảnh hưởng đến công việc của sinh viên tốt nghiệp được tìm thấy trong nghiên cứu này là: kinh nghiệm thực tập, chuyên ngành kép, thời gian đào tạo, điểm trung bình và sự khác biệt giới tính
Theo McNally & Speak (2002) được trích d n trong Beneke (2011), khái niệm
“thương hiệu giáo dục đại học” ám chỉ đến “nhận thức hoặc cảm xúc được duy trì bởi người mua hoặc người mua tiềm năng mô tả các kinh nghiệm liên quan đến việc giao dịch với tổ chức học thuật, sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp” Bulotaite
(2003), trong nghiên cứu của mình đã đề xuất rằng khi chúng ta nhắc đến tên một trường đại học, điều đó liên tưởng ngay đến “sự kết nối, cảm xúc, hình ảnh và nhận diện” Và điều đó cũng gợi lên những cái nhìn tích cực và tiêu cực mà chúng ta đã có trước đó đối với ngôi trường cũng như những sự ấn tượng mà ngôi trường đem lại Temple (2006) đã lập luận rằng thương hiệu của một trường đại học biểu thị chức năng về cách thức của tổ chức đó, khả năng của trường học trong đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là nhà tuyển dụng Việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp trường đại học nâng cao uy tín và sự tín nhiệm từ phía đối tác, đồng thời cũng giúp học sinh và sinh viên tăng cơ hội thành công sau này
Chan và Murphy (2010) cho thấy rằng các kỹ năng chính không thể được phát triển hoặc học được bằng cách đọc sách một mình Staff (2011) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp, nghiên cứu được thực hiện dựa trên ứng dụng thuyết phát triển nghề nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp bao gồm: mô tả công việc, yêu cầu đào tạo và giáo dục, triển vọng nghề nghiệp, và tiền lương Jun và Fan (2011) chỉ ra rằng việc học tại các trường danh tiếng có cơ hội việc làm tốt hơn Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sinh viên tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật và kinh doanh tìm việc làm dễ dàng hơn, tiếp theo là khối ngành nghệ thuật và khoa học xã hội Các sinh viên tốt nghiệp khối ngành pháp luật và khoa học tìm được việc làm khó khăn hơn Sinh viên tốt nghiệp nữ tìm việc làm dễ dàng hơn sinh viên tốt nghiệp nam, đặc biệt là trước ngày tốt nghiệp cuối cùng và 1-2 tháng sau khi tốt nghiệp
Trong nghiên cứu của Majid và cộng sự (2012), vai trò quan trọng của kỹ năng mềm tới sự thành công nghề nghiệp và tương tác xã hội đã được nhấn mạnh Năm kỹ năng mềm hàng đầu được xác định là: làm việc nhóm và hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kỹ năng tư duy phản biện Ngoài ra, để đảm bảo có cơ hội tìm việc làm sau tốt nghiệp, sinh viên cũng cần phát triển thêm các kỹ năng khác như lãnh đạo, giao tiếp và tư duy phân tích Những kỹ năng này đóng vai trò như các viên gạch giúp sinh viên xây dựng được nền tảng vững chắc để thích ứng với môi trường làm việc ngày càng phức tạp
Pandey và cộng sự (2014) đã khẳng định rằng việc thành thạo ngôn ngữ nước ngoài có thể ghi điểm tích cực trong mắt nhà tuyển dụng và tăng khả năng ứng viên có được vị trí mà họ đang ứng tuyển Trình độ ngoại ngữ chắc chắn có tác động tích cực đến khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp trong thời kỳ hội nhập
Nghiên cứu của Jovinia Danial và cộng sự (2014) cho thấy kỹ năng làm việc của học sinh trung học chuyên nghiệp có tương quan với giới tính và đào tạo công nghiệp, phát triển nghề nghiệp và các hoạt động tương tự Hầu hết các nghiên cứu ngoài nước đều cho thấy các kiến thức và khả năng học tập trong quá trình học và thực tập đóng vai trò quan trọng, tiếp đó là các mối quan hệ xã hội và yếu tố giới tính có tác động đến khả năng được tuyển dụng
Trong nghiên cứu của Kantane và cộng sự (2015), đã chứng minh rằng kỹ năng chuyên môn, kiến thức và khả năng lập kế hoạch đều là những yếu tố quan trọng được nhà tuyển dụng chú trọng đối với ứng viên Đặc biệt, kiến thức chuyên môn được xác định là một yếu tố có tác động tích cực đối với việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp
Trong nghiên cứu của Harry (2018), được thực hiện trong bối cảnh gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Nam Phi, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và thiết kế nghiên cứu thăm dò và phỏng vấn một nhóm gồm 30 sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp đại học Dựa trên các dữ liệu được phân tích, tác giả xác định có 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, bao gồm: (1) tình trạng kinh tế xã hội; (2) hệ thống giáo dục; (3) vấn đề về chương trình giảng dạy; (4) lựa chọn cơ sở giáo dục đại học; (5) kết nối xã hội
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của Thân Trung Dũng (2015), dựa trên các kết quả từ Viện Nghiên cứu Thanh niên có thể thấy 70% sinh viên tại Việt Nam đang lo lắng về việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp Dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có tới 63% sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học và Cao đẳng không có cơ hội việc làm, trong đó có 37% sinh viên đã có việc làm nhưng hầu hết trong số họ lại làm công việc không phù hợp hoặc phải thực hiện đào tạo lại Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện gần đây, với sự tham gia của gần 3.000 cựu sinh viên thuộc 5 khóa học khác nhau (tốt nghiệp từ năm 2006 đến 2010) tại
3 trường Đại học lớn, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Huế Kết quả nghiên cứu cho thấy những số liệu "đáng báo động" Có tới 26,2% cử nhân cho biết họ v n chưa tìm được việc làm, và định nghĩa việc làm ở đây được hiểu rất rộng, bao gồm "bất cứ công việc nào mang lại thu nhập, không cần thiết phải phù hợp với trình độ hoặc chuyên ngành đã học" Trong số những cử nhân này thì có đến 46,5% đã từng thử xin việc nhưng không thành công, trong khi 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác Từ những số liệu này, tác giả cũng đã đưa ra một số nguyên nhân chính d n đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường, bao gồm chất lượng giáo dục đại học, khả năng thực, định hướng, kỹ năng cơ bản và đào tạo gắn với nhu cầu xã hội
Trong các bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân (2016) và Lê Phương Lan và cộng sự (2016) đã đưa ra một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng tìm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), tác giả đã nhấn mạnh kỹ năng mềm là một trong những yếu tố có tác động tích cực đáng kể đến khả năng có việc làm của sinh viên khi mới tốt nghiệp Điều này cho thấy việc tham gia vào các khóa học kỹ năng mềm có thể làm tăng xác suất có việc làm sau khi ra trường Bên cạnh đó, việc tích cực tham gia các khoá học kỹ năng mềm thì có thể tăng xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Ngoài ra, yếu tố khả năng đáp ứng công việc cũng có tác động mạnh đến khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường Theo nghiên cứu của Lê Phương Lan và đồng nghiệp (2016), nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng thành tích học tập, đặc biệt là điểm tốt nghiệp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp, cụ thể điểm tốt nghiệp càng cao thì xác suất có việc làm sau khi ra trường sẽ càng cao Đồng thời, xếp loại tốt nghiệp của sinh viên cũng có tác động tích cực đến khả năng tìm việc làm Bên cạnh đó, điểm Anh văn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng kỹ năng cứng như kỹ năng chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cũng đóng góp vào khả năng tìm được việc làm của sinh viên
Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Khuyên (2016) đã tiến hành đánh giá tình hình việc làm và các yếu tố kỹ năng cần thiết cho việc làm của sinh viên Khảo sát trên được thực hiện thông qua phỏng vấn 168 sinh viên tốt nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015 Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp, bao gồm thống kê mô tả, kiểm định mối liên hệ giữa các biến định tính, phân tích độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá Thông qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy sau khi tốt nghiệp, có 89,9% sinh viên đã có việc làm nhưng đến thời điểm khảo sát thì chỉ còn 74,4% sinh viên đang làm việc, 7,1% đang tiếp tục học cao học và 18,5% v n chưa tìm được việc làm Nghiên cứu này cũng cho thấy giữa việc có được việc làm hiện nay của cựu sinh viên và kết quả tốt nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cụ thể, sinh viên có kết quả tốt nghiệp giỏi và xuất sắc dễ dàng tìm được việc làm hơn so với sinh viên đạt kết quả khá và trung bình Ngoài ra, cũng có mối liên hệ ý nghĩa thống kê cao giữa khóa học và việc làm của sinh viên Vào năm 2016, dựa trên khảo sát và sử dụng phương pháp phân tích thống kê đơn biến và đa biến để phân tích số liệu định tính và định lượng từ nhiều góc độ khác nhau, Võ Văn Tài và đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh viên đại học tại Cần Thơ có việc làm sau khi tốt nghiệp Kết quả phân học tập, trình độ ngoại ngữ được trang bị và một số hoạt động mà sinh viên tham gia trong quá trình học tập tại trường
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Thuần (2019) đã thực hiện một cuộc khảo sát với
Cơ sở lý luận về việc đào tạo tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp kế toán kiểm toán quốc tế trong các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam tới tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học”
Theo Từ điển Tiếng Việt: Khái niệm “sinh viên” được dùng để chỉ người học ở bậc đại học
Theo Từ điển Hán - Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồm hệ cao đẳng và hệ đại học”
Theo Luật Giáo dục Đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học
Như vậy, có thể thấy khái niệm sinh viên được hiểu khá thống nhất và thường được dùng với nghĩa phổ thông nhất là người học trong các trường cao đẳng và đại học Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các sinh viên thuộc hệ đại học chính quy tập trung, học đại học văn bằng thứ nhất
- Kh i ni m sinh viên t t nghi p:
Sinh viên tốt nghiệp là người đã kết thúc quá trình học tập bậc đại học, cao đẳng và được cấp bằng tốt nghiệp (Nguyễn Sĩ Hải, 2018)
Khái niệm “sinh viên tốt nghiệp” dùng để chỉ nhóm đối tượng là người học đã hoàn thành chương trình đào tạo ở trường cao đẳng hoặc đại học, được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp, đồng thời có nhu cầu tham gia vào thị trường lao động (Nguyễn Thị Diện, 2016)
Trong giới hạn của nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm sinh viên tốt nghiệp đại học là những người đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học, được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học
Tại Điều 13 của Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 1994 quy định: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm được gọi là việc làm” Tại Điều 9, Chương 2, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3, Chương 1, Luật Việc làm 2013 đều quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” Theo các định nghĩa trên, các hoạt động được xác định là việc làm phải đồng thời thoả mãn 3 điều kiện: (1) là những hoạt động lao động (thể hiện sự tác phải tạo ra thu nhập (bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng tiền, hiện vật; hoặc những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công cho công việc đó); (3) các hoạt động đó được pháp luật cho phép Qua những phân tích trên, có thể hiểu việc làm là những hoạt động lao động hợp pháp, mang tính nghề nghiệp và tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc có khả năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện
1.2.2 Lý luận chung về chương trình đào tạo tích hợp
1.2.2.1 Kh i ni m về tích hợp v dạy học tích hợp
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhận, sự kết hợp” Theo Từ điển giáo dục học thì tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” Kế hoạch giảng dạy ở đây cần được hiểu trong một phạm vi rộng, từ kế hoạch giảng dạy của một chương trình đến kế hoạch giảng dạy của một môn học, kế hoạch giảng dạy của bài học Cũng theo các tác giả của từ điển này thì có hai kiểu tích hợp là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều nội dung tích hợp khác nhau
Tích hợp dọc là “loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau” còn tích hợp ngang là “tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau” xung quanh một chủ đề
Từ định nghĩa như thế, một số nhà giáo dục đưa ra các nội dung tích hợp như: tích hợp bộ môn, tích hợp chương trình, tích hợp giảng dạy, tích hợp học tập, tích hợp kiến thức, tích hợp kỹ năng
Theo Dương Tiến Sỹ “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức( khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, kết hợp, hòa nhập, thống nhất các bộ phận khác nhau theo các đặc điểm cơ bản của từng bộ phận của một đối tượng, để tạo thành một đối tượng mới như một thể thống nhất Có thể thấy, tích hợp không phải là sự tổng hợp lại một cách cơ học đơn điệu, máy móc các yếu tố, các thành phần hay những thuộc tính của các thành phần ấy với nhau mà phải được dựa trên mối quan hệ ràng buộc, liên hệ mật thiết với nhau và điều chỉnh l n nhau trong quá trình thực hiện
Theo nghĩa chung nhất, tích hợp được hiểu là: sự tích lũy, hợp nhất, nhất thể hóa để hình thành đối tượng mới Như vậy, có thể thấy tích hợp là một nguyên tắc của sự phát triển và cấu trúc các khoa học Nguyên tắc này cũng chi phối quá trình đào tạo từ việc lên ý tưởng, xây dựng, phát triển chương trình tới việc tổ chức thực hiện và đánh giá thành tích học tập của người học trong quá trình đào tạo
Nguyên tắc tích hợp được thể hiện ngay trong việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo Có các kiểu chương trình tích hợp sau:
Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration): “Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng”
Tích hợp liên môn (Interdiciplinary In tegration): “Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp”
Tích hợp xuyên môn (Transdiciplinary Integration): “Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học”
Các lý thuyết nền tảng liên quan đến n i dung nghiên cứu
1.3.1 Lý thuyết về cung – cầu lao động
Theo thuyết cung – cầu lao động thì khả năng có việc làm của người lao động chịu sự chi phối của các yếu tố như nhân khẩu, kinh tế - xã hội, sự phát triển của giáo dục và khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng và người lao động Theo (Fullbright,
2010) thì Cung lao động là số lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc đã được đào tạo có nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật khác nhau, sẵn sàng tham gia trên thị trường lao động tại một thời điểm nhất định Cung lao động phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như nhân khẩu, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là tốc độ tăng dân số, nguồn lao động, sự phát triển của giáo dục, y tế… Các nhân tố này tác động đến số lượng lao động và tỷ trọng lao động tham gia lực lượng lao động, chất lượng lao động và cơ cấu cung lao động Trong khi đó, Cầu lao động là khả năng thuê số lượng lao động của người sử dụng lao động trên thị trường lao động trong một khoảng thời gian nhất định Cầu lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến tạo việc làm, tăng trưởng việc làm như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm; Sự phát triển của các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế; Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Khả năng huy động đầu tư toàn xã hội; Khả năng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế (Fullbright, 2010)
1.3.2 Thông tin bất cân xứng
Thị trường lao động là một thị trường chịu ảnh hưởng của vấn đề thông tin bất cân xứng Theo R S Pindyck và D L Rubinfeld (1999), thông tin bất cân xứng là tình trạng một số người có được thông tin nhiều hơn một số người khác Trong thị trường lao động, người lao động sẽ có thông tin nhiều hơn người tuyển dụng Trong khi đó, nhà tuyển dụng phải đưa ra quyết định có nhận một người lao động vào làm việc hay không mà không hiểu rõ toàn bộ khả năng làm việc của người lao động Khi tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người tuyển dụng có xu hướng trả lương ở mức độ trung bình cho mọi lao động được tuyển dụng Về phía người lao động đặc biệt là sinh viên mới tốt nghiệp là một trường hợp cụ thể Họ phát tín hiệu với nhà tuyển dụng thông qua công cụ chủ yếu là bằng cấp Bằng cấp chứng minh SV có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc Ngoài ra, SV còn có thể sử dụng những kinh nghiệm làm việc được tích lũy từ quá trình học ĐH, như: việc làm thêm, tham gia mùa hè xanh…Tóm lại, thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng để có được công việc thì sinh viên cần nắm bắt được thông tin từ nhà tuyển dụng tương ứng với khả năng đáp ứng của bản thân, đó là kiến thức, thái độ và kỹ năng làm việc
1.3.3 Lý thuyết phát triển nghề nghiệp Để có được một việc làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hiểu biết thấu đáo bản thân, sự hiểu biết về kiến thức nghề nghiệp và khả năng tạo sự hòa hợp giữa hai yếu tố trên, Ginzberg và cộng sự (1951) cho rằng việc có được một công việc bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố : yếu tố thực tế, sự ảnh hưởng của quá trình giáo dục, yếu tố tình cảm và giá trị cá nhân Ở mỗi giai đoạn trưởng thành khác nhau, mỗi cá nhân sẽ có những quyết định lựa chọn công việc khác nhau, được hình thành theo 4 giai đoạn: sở thích, năng lực, giá trị và sự chuyển đổi Những yếu tố này kết hợp với nhau trong suốt quá trình phát triển nghề nghiệp, trong đó mỗi cá nhân có thể phát triển kỹ năng chuyên môn, hoặc khả năng của họ để nỗ lực có được một công việc hoặc đạt được sự thành công nhất định Thông qua một quá trình trải nghiệm học tập khả năng của con người sẽ gia tăng hơn nữa và tác động đến tính hiệu quả, niềm tin đạt được kết quả và công việc mong muốn Tóm lại, các thuyết về phát triển nghề nghiệp đã cho thấy rằng khả năng có được việc làm là cả một quá trình lựa chọn, tích lũy, phân tích, tổng hợp và quyết định được hình thành từ nhiều giai đoạn và chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, đó không chỉ là sự phản ánh thực tế kiến thức có được từ trường lớp mà còn là kỹ năng, kinh nghiệm mỗi cá nhân đúc kết được
1.3.4 Lý thuyết hành vi c kế hoạch
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (theory of planned behavior – TPB) được phát triển bởi Ajzen (1991) cho rằng ý định (intention) là yếu tố quyết định của hành vi (behavior), và được xác định bởi ba biến số (thái độ - attitude, tiêu chuẩn chủ quan – subjective norm và kiểm soát hành vi nhận thức – perceived behavior control) Trong đó ý định là mức độ mà một mức độ mà một cá nhân sẵn sàng cố gắng thực hiện một hành vi, hoặc nỗ lực mà người đó dự định phân bổ để thực hiện hành vi đó Thái độ đề cập đến sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với hoạt động tìm kiếm việc và kết quả của nó Tiêu chuẩn chủ quan là niềm tin về những gì người khác nghĩ về hành vi, bắt nguồn từ hành vi và/hoặc phản hồi trực tiếp của những người quan trọng khác Kiểm soát hành vi nhận thức là mức độ mà một cá nhân tin rằng hành vi nằm trong tầm kiểm soát của họ (Brouwer và cộng sự, 2009)
Hình 1.1: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được áp dụng rất nhiều trong nghiên cứu hoạt động tìm việc do việc làm là một kết quả hành vi (behavioral outcome) trong một thị trường tự do (Vinokur và Schul, 2002) Theo TPB, hành vi tìm việc là hành vi có kế hoạch, là trung gian trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động và kết quả tìm việc Yếu tố thái độ và kiểm soát hành vi nhận thức liên quan chặt chẽ đến việc tự đánh giá năng lực của bản thân (vốn con người), được nhấn mạnh trong nhiều nghiên cứu mới đây với vai trò quan trọng trong quá trình tìm việc (Moynihan và cộng sự, 2003; Labriola và cộng sự, 2007; Wanberg và cộng sự, 2002; HOOFT và cộng sự,
2004) Chuẩn mực chủ quan trong nghiên cứu của Wanberg và cộng sự (2000) được thể hiện qua vốn xã hội và áp lực/động lực từ các nhân tố bên ngoài lên quá trình tìm việc Fort và cộng sự (2015) thì sử dụng chuẩn mực chủ quan là nhận thức về áp lực xã hội để thực hiện (hoặc không thực hiện) một hành vi và mong muốn tuân thủ áp lực đó trong quá trình tìm việc.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp
Từ những tiêu chí tuyển dụng ứng viên của doanh nghiệp và năng lực hiện có cùng những điểm yếu, thiếu sót hiện tại của sinh viên để làm cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp đại học tăng cao tỉ lệ có được việc làm trong thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt Nhóm nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ có được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, bao gồm:
(i) Giới tính: một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng nữ giới thường có thời gian tìm việc ngắn hơn nam giới, cụ thể: nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra cử nhân nữ dễ tìm việc hơn cử nhân nam, Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng chỉ ra một trong các yếu tố d n đến tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp thì giới tính cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể
(ii) Xếp loại tốt nghiệp: Dù xếp loại tốt nghiệp không phải là yếu tố quan trọng, nhưng đó là tấm giấy thông hành đầu tiên giúp nhà tuyển dụng tìm thấy sự tương thích nơi ứng viên ứng tuyển Những yêu cầu về xếp loại tốt nghiệp luôn được nêu rõ trong phần tin đăng tuyển dụng Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng xếp loại tốt nghiệp có tác động tích cực đối với việc có được việc làm sau khi tốt nghiệp
(iii) Kiến thức: Kiến thức là biểu hiện của nhận thức, khối lượng thông tin mà sinh viên đã tích luỹ và rèn luyện trong quá trình học tập trên ghế nhà trường Nếu có nền tảng kiến thức vững chắc, sinh viên sẽ được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng và tỉ lệ có việc làm sẽ gia tăng
(iv) Kỹ năng: là khả năng đáp ứng những đòi hỏi và yêu cầu của công việc
Người có khả năng đáp ứng tốt công việc là những người có đủ kinh nghiệm và các yêu cầu cơ bản từ kỹ năng cứng đến kỹ năng mềm
Trình độ ngoại ngữ: Ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết khi ứng tuyển việc làm Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp ứng viên nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp d n Việc học ngoại ngữ cần đạt được mục đích đó là phục vụ học tập, làm việc, giao tiếp và giải trí lành mạnh
Khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin: Những phần mềm chuyên dụng trong công việc, một phần sẽ được truyền đạt nơi giảng đường, một phần tự học thêm, một phần sẽ do công ty đào tạo Và cũng có nhiều kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin mà ứng viên tự tìm hiểu, dù không phải chuyên môn ngành nghề, nhưng lại là điều không thể không biết, ví dụ như: nhắn tin zalo, skype, facebook, tạo tài khoản trao đổi trên diễn đàn,…Nhà tuyển dụng kiểm tra ứng viên thông qua bài kiểm tra kỹ năng sử dụng phần mềm nếu cần thiết
Kỹ năng mềm - lợi thế hòa nhập với môi trường làm việc
Thực tế cho thấy, các cơ sở đào tạo chỉ chú trọng đến đào tạo chuyên ngành, mà
“quên mất” một số kỹ năng thiết yếu cần đưa vào giảng dạy cho tất cả các ngành nghề, như kỹ năng về: đổi mới sáng tạo, tư duy thiết kế, làm việc nhóm,… Bên cạnh đó, một số trường đang hướng đến xu hướng đào tạo đa ngành trong đơn ngành Sinh viên học về kỹ thuật v n cần kiến thức về kinh tế, pháp luật, văn hóa Một số nhà tuyển dụng của các công ty nước ngoài tại Việt Nam có phàn nàn về việc sinh viên rất yếu khi phỏng vấn về văn hóa dân tộc, khiến nhiều em bị loại ngay vì không hiểu về chính đất nước mình Do đó, xu hướng hiện nay các trường đại học cần hướng đến đó là đẩy mạnh trang bị kỹ năng mềm, đào tạo đa ngành trong đơn ngành cho sinh viên
Kỹ năng mềm bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp linh hoạt: Nếu những ngành giao tiếp nhiều như sales, quan hệ công chúng,… bắt buộc sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc thì những ngành nghề khác cũng đòi hỏi ở ứng viên kỹ năng này ở mức độ không nhỏ Bởi lẽ, kỹ năng giao tiếp không chỉ thể hiện trong lúc làm nhiệm vụ, mà cả khi: Đối thoại cùng đồng nghiệp; Thảo luận, đề xuất chiến lược phát triển cho phòng ban; Phối hợp triển khai kế hoạch cùng những bộ phận khác toàn doanh nghiệp; Ngay cả việc giải quyết những mâu thu n trong công việc cũng luôn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp nơi nhân viên
- Làm việc nhóm: Hiện nay, mô hình làm việc nhóm đang ngày càng phổ biến Mỗi hoạt động sản xuất - kinh doanh là chuỗi kết nối nhiều yếu tố đóng góp từ các cá nhân, phòng ban khác nhau Chính vì vậy, một ứng viên cần sở hữu khả năng làm việc nhóm hiệu quả Để đánh giá tiêu chí này, kinh nghiệm cùng những thành tích mà ứng viên đạt được trong quá trình làm việc trước đó chính là cơ sở đánh giá đầu tiên
- Kỹ năng trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh), quản lý thời gian Đặc biệt, kỹ năng quản lý thời gian giúp các bạn sinh viên không sa đà vào mạng xã hội, giải trí, do đó làm việc thiếu hiệu quả, giảm năng suất Trong quá trình học tập, sinh viên cần tham gia các chương trình ngoại khóa sôi nổi, các câu lạc bộ, các lớp học, để rèn luyện kỹ năng mềm
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bất cứ công việc nào cũng sẽ có những khó khăn, thách thức đến từ những sự cố bất ngờ, nằm ngoài kế hoạch Những câu hỏi tình huống thực tế luôn được sử dụng trong các kỳ phỏng vấn cũng vì mục đích này Tiêu chí đánh giá không nằm trọn ở sự hoàn hảo trong câu trả lời, mà nằm phần lớn ở khả năng tư duy, biết cách tìm hướng giải quyết của ứng viên
Kinh nghiệm làm việc thực tế: Đây mới là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên sở hữu nhất Những ứng viên giỏi sẽ biết cách dùng kinh nghiệm làm việc thực tế để khỏa lấp những hạn chế về bằng cấp, giới tính Những ngành mang tính đại trà cho phép ứng viên sở hữu kinh nghiệm ở vị trí tương đương, trong lĩnh vực tương tự Những ngành mang tính đặc thù cao luôn đòi hỏi ứng viên phải làm đúng lĩnh vực mà nhà tuyển dụng đang hoạt động Những ngành khó tuyển, nhà tuyển dụng chấp nhận những ứng viên có ít thiếu sót nhất để đào tạo, bổ sung thêm
Ngoài ra, nếu muốn có thêm kinh nghiệm làm việc ngay trong khóa học, một công việc làm thêm phù hợp với ngành học hoặc sở thích sẽ giúp ứng viên học hỏi nhiều điều, bởi trong quá trình làm việc không tránh được những "va chạm", giúp ứng viên sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để xử lý những tình huống đó Những kinh nghiệm này sẽ giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng
(v) Thái đ : Thông thường, ứng viên sẽ phải tự hoàn thiện trong quá trình công tác
Tuy nhiên, đây là một trong những thử thách đối với ứng viên tại nơi làm việc mới
Từ thực trạng trên, sinh viên ngoài việc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng, thì việc rèn luyện thái độ để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Một người có thái độ làm việc tích cực sẽ không ngừng tìm tòi, học hỏi từ những thành công và cả thất bại Hơn nữa, thái độ tích cực còn đến từ cách ứng xử, sự kết hợp nhuần nhuyễn với các đồng nghiệp khác Thái độ là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần nhiều nhất ở một bạn sinh viên Thái độ có thể chiếm tới 93% trong việc quyết định đến tỷ lệ thành công Dù không giỏi về kiến thức chuyên môn nhưng thái độ làm việc tích cực đã tạo ra thành công lớn của con người
KINH NGHIỆM VÀ THỰC TẾ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
Kinh nghiệm đào tạo đại học ngành kế toán trong và ngoài nước theo hướng tích hợp và bài học kinh nghiệm
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát chương trình đào tạo đại học ngành kế toán - Accounting (hoặc ngành kế toán và tài chính – Accounting and Finance) của một số trường đại học trên thế giới, gồm: The university of Bristol (Great Britain), Singapore Management Univeristy (Singapore), The university of Sydney (Australia) và University of Sunderland (Great Britain),… Đồng thời chúng tôi cũng tham khảo kinh nghiệm về xây dựng chương trình chuẩn kế toán của Malaysia trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực kế toán của quốc gia này và tham chiếu với các chuẩn mực về đào tạo kế toán của IFAC Trên cơ sở các khảo sát trên, nhóm nghiên cứu đã xác định một số xu hướng trong đào tạo kế toán trên thế giới có thể ứng dụng cho các trường khối kinh tế ở Việt Nam
2.1.1 Xu hướng tích hợp với các chứng chỉ nghề nghiệp:
Kế toán – Kiểm toán là nghề đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và cần được “công chúng” thừa nhận thông qua sự quản lý của các hiệp hội nghề nghiệp để đảm bảo các thành viên đảm bảo đủ các tiêu chuẩn quy định Vì vậy, tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Australia, Singapore,… hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán có vai trò rất lớn
Trên thế giới và cả Việt Nam, các kiểm toán viên được phép ký báo cáo kiểm toán phải có chứng chỉ Kế toán công chứng Tại Việt Nam là CPA Việt Nam, tại Anh Quốc là ACA (ICAEW),…các chứng chỉ này đều được cấp bởi các hiệp hội nghề nghiệp khi các ứng viên hoàn thành toàn bộ các môn học của chương trình đào tạo chứng chỉ Qua khảo sát các thông tin về tuyển dụng trên các website của các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như PwC, KPMG, EY, Deloitte,… các hãng đều ủng hộ/yêu cầu các nhân viên sử dụng thời gian học và thi để hoàn thành các chứng chỉ ACA (ICAEW), và để trở thành chủ nghiệm kiểm toán (manager) thì bắt buộc phải có các chứng chỉ này Vì vậy, các hãng đều rất ưu tiên cho những ứng viên trong quá trình học đại học đã học và hoàn thành ở cấp độ cơ bản các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp như ICAEW-CFAB, ACCA,… Vì vậy, xu hướng các hãng kiểm toán, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kết hợp với các hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học để đào tạo sinh viên theo nội dung tích hợp với các chương trình chứng chỉ quốc tế đang trở thành một xu hướng được rất nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng
Qua khảo sát các trường đại học trên thế giới, nhóm nghiên cứu nhận thấy rất nhiều trường đã và đang tích hợp nội dung chương trình học của mình với nội dung các môn học của các chứng chỉ kế toán công chứng quốc tế được thế giới thừa nhận Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy tại Anh Quốc đã có ít nhất 26 trường đại học đã tích hợp và được thừa nhận bởi ICAEW và các nhà tuyển dụng thông qua việc đối soát các môn học, tiêu biểu là các đại học University of Greewich, University of London, University of Nottingham, Middlesex University, Newcastle University,… Do đặc điểm các trường đại học ở Anh Quốc đều có bề dày lâu đời về đào tạo kế toán, kiểm toán, tài chính và việc áp dụng giảng dạy IFRS trong trường đại học nên rất nhiều trường được miễn giảm các môn học này, nhưng trong quá trình học thì hơn một nửa số trường áp dụng cả giáo trình, tài liệu của ICAEW trong giảng dạy Tại Malaysia, Singapore, Trung Quốc có số trường đã và đang tích hợp lần lượt là 15, 4 và 11 Tại Trung Quốc, các trường tích hợp đều sử dụng giáo trình, tài liệu của ICAEW và sinh viên phải thi các môn thuộc chương trình CFAB và một nửa trong số này được các doanh nghiệp tuyển dụng đồng ý trao cơ hội việc làm cho SV tham gia chương trình Tại Singapore, trường đại học d n đầu về đào tạo kế toán là Đại học Singapore Management University (SMU) cũng là trường đầu tiên của Châu Á đã được miễn giảm 12/15 môn học thuộc chương trình ICAEW ACA bắt đầu từ tháng 6 năm 2017, và SV có thể hoàn thành 2/3 môn còn lại trước khi ra trường nếu muốn Ngoài ra, chương trình học của trường cũng được miễn giảm hoặc công nhận bởi 10 tổ chức nghề nghiệp trong nước và quốc tế như: ACRA, CPA Australia, ACCA, ISCA, CMA Australia, CimA, CA Australia & NewZealand,…và kết quả thống kê năm 2017 của
Bộ Giáo dục Singapore cho thấy tỷ lệ SV ra trường có việc làm của trường luôn ở mức rất cao (98%)
Tại Vương Quốc Anh, nhóm khảo sát tập trung vào ĐH Sunderland (University of Sunderland, ĐH Nottingham (University of Nottingham) và ĐH Bristol (University of Bristol) Đối với ĐH Sunderland, đây là đối tác liên kết với HVNH trong chương trình cử nhân quốc tế hơn 10 năm qua Chương trình đào tạo cử nhân ngành kế toán và tài chính tại ĐH Sunderland tại Anh được miễn giảm 09 môn ở cấp độ cơ bản (Foundation Level) của ACCA Chương trình cử nhân kế toán của ĐH Nottingham là
1 trong 3 khóa Flying Start duy nhất tại Anh, là chương trình hợp tác có sự phối hợp của 3 bên ĐH Nottingham, ICAEW và PwC Sinh viên có nhiều lợi thế khi được đào tạo đại học, kết hợp với chương trình chuyên nghiệp và nhận được sự định hướng, nghiệp chương trình cử nhân (Hons) sẽ được miễn giảm các môn thuộc cấp độ chuyên nghiệp của ICAEW (80% các môn học thuộc chương trình đào ICAEW ACA), và hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành Chartered Accountant của ICAEW sau 1 năm tốt nghiệp khi hoàn thành các học phần còn lại thuộc cấp độ nâng cao của ICAEW Nottingham cũng là một đối tác đào tao (Partner in Learning) của ICAEW, hợp tác với ICAEW trong sự phát triển nghề nghiệp của SV Chương trình Cử nhân chuyên ngành
Kế toán và Tài chính của ĐH Bristol cũng được miễn giảm nhiều môn học thuộc các chương trình ICAEW, ACCA, CimA, AIA
Chuyên ngành Kế toán và Tài chính tại Đại học Sydney (The University of Sydney) được xếp hạng Top 20 trên thế giới theo QS World Rankings 2018, các chương trình cử nhân chuyên ngành Kế toán (Accounting) và Kế toán chuyên nghiệp (Professional Accounting) cũng đã tích hợp các nội dung đào tạo với các chương trình của CPA Australia, CAANZ (Chartered Accountants Australia and New Zealand) và ACCA để đạt được sự công nhận hoặc miễn giảm lớn nhất cho sinh viên Với nội dung tích hợp, các hiệp hội nghề nghiệp trên đã đối soát nội dung môn học của hai bên và đưa ra những lựa chọn cho sinh viên về các môn học cơ bản được miễn giảm và nhóm một số môn học nếu sinh viên hoàn thành thì được miễn giảm thêm có thể lên đến toàn bộ cấp độ cơ bản cho SV
Như vậy, để được công nhận hoặc miễn giảm các môn học giúp SV có thể rút ngắn con đường đạt danh vị cao nhất trong nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trên thế giới, các trường ĐH trên thế giới và trong khu vực đang có xu hướng tích hợp nội dung chương trình giảng dạy với nội dung đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế danh tiếng trên thế giới Chiến lược này cũng là một hướng đi đúng đắn để giúp các đại học của Việt Nam dần đạt chuẩn quốc tế với sự công nhận ban đầu từ các tổ chức nghề nghiệp uy tín trên thế giới
2.1.2 Đảm bảo sự cân đối nhất định giữa các mục tiêu về thực hành nghề nghiệp và mục tiêu về nghiên cứu của đào tạo tại các trường đại học
Cùng với sự hợp tác và liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học nhằm tiến tới sự công nhận l n nhau và hỗ trợ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất cho người học, bản thân các trường và các hiệp hội cũng luôn nhấn mạnh sự khác biệt nhất định trong mục tiêu đào tạo giữa 2 bên Trong các tài liệu hướng d n về phương pháp và cách tiếp cận trong giảng dậy, các tổ chức như ICAEW và ACCA đều khẳng định mục tiêu hướng tới các kỹ năng thực hành nghề nghiệp Trong khi đó, tại các trường đại học đều nhấn mạnh đếu mục tiêu phát triển kiến thức nền toàn diện, đặc biệt là mảng kỹ năng tư duy, khả năng nghiên cứu và phát triển các vấn đề về học thuật khác Sự chú trọng đến phát triển kiến thức nền và kỹ năng tư duy cho đối tượng sinh viên đại học – phần lớn là học sinh mới tốt nghiệp phổ thông – có thể thấy rất rõ cho việc các trường đều chú trọng đếu thiết kế các môn môn học tạo ra nền tảng về tư duy và kiến thức Bên cạnh đó, các trường đại học khảo sát đều duy trì đồng thời 2 nhóm môn học không có trong chương trình đào tạo của các hiệp hội nghề nghiệp, hướng tới tạo nền tảng cho sinh viên tham gia trực tiếp vào các hoạt động nghiên cứu chuyên ngành hoặc so thể đọc và hiểu được các xu hướng phát triển mới từ các nghiên cứu chuyên ngành và tác động hoặc hàm ý của các kết quả nghiên cứu này đến các hoạt động thực hành nghề nghiệp sau này Các mảng kiến thức đào tạo này không chỉ khẳng định chức năng nghiên cứu khoa học hay tạo ra những kiến thức mới của trường đại học mà còn giúp hướng tới mục tiêu đào tạo con người học tập suốt đời (tức là kỹ năng tự học và tiếp tục học tập của sinh viên) Cụ thể, 2 nhóm môn học này gồm:
+ Các môn học về phương pháp nghiên cứu khoa học (research methods)
+ Các môn học tập trung và các lý thuyết về sự phát triển của kế toán, các xu hướng phát triển của ngành nghề kế toán như sự đa dạng và xu hướng hòa hợp của kế toán, các vấn đề còn tranh cãi hay đang tiếp tục phát triển trong lĩnh vực kế toán kiểm toán … Các môn học ở các trường được khảo sát thường được đề cập ở các tên gọi như “Kế toán quốc tế - international accounting”, “Học thuyết kế toán – accounting theory” hay “Các vấn đề đương đại trong kế toán – kiểm toán - Contemporary issues in accounting and auditing”… Tùy theo nội dung và mục tiêu đào tạo của từng trường, các môn học được giảng dậy cho bậc đại học ở các mức độ nông sâu khác nhau, và có một số nôi dụng có thể được thiết kế dành riêng cho nhóm sinh viên giỏi và có định hướng theo đuổi định hướng nghiên cứu (một số trường gọi là nhóm “honour students”)
2.1.3 Chú trọng đến các môn học ở cơ sở để tạo ra nền tảng về tư duy và kiến thức
Theo khảo sát chương trình học năm nhất và đầu năm thứ hai của các đại học trên thế giới, chương trình học cho sinh viên năm thứ nhất đều chú trọng vào các học phần có liên quan đến tư duy, cách viết luận, nghiên cứu khoa học, cách thuyết trình và phản biện, hay đạo đức trong kinh doanh và định hướng nghề nghiệp và học tập suốt đời Các nội dung này tạo tiền đề vững chắc cho SV khi mới bước vào môi trường đại học có nhiều sự khác biệt về phương pháp học, nghiên cứu, và phát triển hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp cần có Cụ thể, nhóm khảo sát của Khoa đã nghiên cứu các nội dung chương trình của một số đại học sau:
Thứ nhất, Trường School of Accountancy thuộc Đại học Quản lý Singapore
(SMU) trong các học phần kiến thức cơ bản, học phần lõi bậc đại học và các học phần thuộc về tư duy được thiết kế với các môn học tập trung giới thiệu về kinh tế học, cách thức viết và soạn thảo văn bản học thuật, phương pháp nghiên cứu định lượng, kinh doanh, chính phủ và xã hội, đạo đức và trách nhiệm xã hội, các kỹ năng lãnh đạo và xây dựng làm việc nhóm (bắt buộc) các phương thức tư duy như kỹ năng phân tích và tư duy phản biện, tư duy phản biện trong thế giới thực hay quản lý trong điều kiện phức tạp, không ổn định và không chắc chắn (SV được lựa chọn các môn học thuộc về tư duy phản biện) Bên cạnh đó, ĐH SMU có thiết kế trong chương trình học của SV môn học nghiên cứu về Châu Á (SV được lựa chọn 1 trong 5 môn học về Châu Á), đây là một trong những môn học được nhiều trường ĐH của Mỹ thiết kế và áp dụng vào chương trình học giúp cho SV có thể dễ dàng thích nghi và làm việc tốt hơn ở các nước trong khu vực
Thứ hai, Chương trình Cử nhân kế toán ĐH Texas (Mỹ) trong các kỳ học đầu tiên của sinh viên cũng giành thời lượng khá lớn để sinh viên theo học các môn về kinh tế học, hùng biện và soạn thảo văn bản học thuật, phương pháp nghiên cứu thống kê và mô hình, tâm lý học/xã hội học/nhân chủng học, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, giao tiếp trong kinh doanh, tìm hiểu về chính sách, thế chế xã hội, chính phủ Mỹ,…cũng giống như ĐH SMU, các nội dung này đều thực sự cần thiết và hữu ích cho SV trong việc hiểu biết rõ ràng về xã hội, nền kinh tế và các kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi bước chân vào môi trường đại học có được định hướng và trách nhiệm với cuộc sống, xã hội và công việc của mình sau này
Tương tự ĐH Texas và SMU, thời lượng những kỳ đầu của ĐH Sydney cũng giành thời lượng cho các môn học tìm hiểu về kinh doanh (tương lai kinh doanh), kế toán – kinh doanh và xã hội, tìm hiểu về hệ thống luật pháp, kinh doanh toàn cầu, nền tảng cơ bản về việc làm và tuyển dụng, các mô hình kinh doanh, đạo đức kinh doanh, tư duy phản biện và không gian mở,… Đối với ba đại học tại Anh Quốc, năm đầu tiên đã giới thiệu cho sinh viên về các môn kinh tế học, pháp luật kinh tế và nền tảng cơ bản về kế toán tài chính và kế toán quản trị, phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh doanh, môi trường kinh doanh, toàn cầu hóa và các môn học lựa chọn có nội dung về tư duy phản biện,… Tất cả các đại học trên đều có yêu cầu về Tiếng Anh giành cho SV quốc tế, trong trường đại học của họ đều có Trung tâm Đào tạo Tiếng Anh, sinh viên có thể tự học để đạt chứng chỉ theo yêu cầu về các kỹ năng Tiếng Anh hoặc tham gia thi tại Trường để đạt trình độ tương đương
2.1.4 Xu hướng tạo kỳ thực tập ở năm 3
Thực trạng chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế tại m t số trường đại học ở Việt Nam
Bên canh việc thiết kế chương trình môn học cập nhật và hiện đại, chương trình đào tạo chất lượng cao còn mang tính ứng dụng rất cao thông qua việc lồng ghép các tình huống thực tế để sinh viên thực hành Trong suốt quá trình học tập, sinh viên Chương trình chất lượng cao được tổ chức tham gia kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp và các tổ chức liên kết; được tham gia nghiên cứu khoa học cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước; tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài Ngoài các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành, sinh viên được tăng cường các hoạt động đào tạo định hướng, phát triển kỹ năng mềm Với sự hợp tác của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế ACCA, ICAEW và các công ty hàng đầu trong lĩnh vực kế kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước như E&Y, KPMG, Deloitte, PWC, Misa, Smarttrain…, chương trình chất lượng cao thực sự đã mở ra cơ hội định hướng nghề nghiệp rất sớm và rất rộng mở cho người học
2.2.1 Chương trình chất lượng cao đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB) của ICAEW với các trường đại học ở Việt Nam
Năm 2019, ICAEW và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chính thức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) tại London về phát triển đào tạo trong lĩnh vực tài chính - kế toán của Việt Nam, với mục đích triển khai và đẩy mạnh việc áp dụng Khung trình độ quốc gia Việt Nam, đồng thời hợp tác thúc đẩy xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo đại học ngành tài chính – kế toán đáp ứng các yêu cầu của ngành nghề
Bà Đặng Thị Mai Trang - Trưởng đại diện ICAEW Việt Nam nói: "Chúng tôi tin rằng, không chỉ ICAEW, mà các tổ chức nghề nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam đều mong muốn và luôn sẵn sàng cùng đồng hành với Bộ GDĐT, hợp tác tích cực với các trường Đại học xây dựng các chuẩn chương trình đào tạo ngành Kế toán cập nhật và phù hợp nhất, hướng tới mục tiêu chung cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới" Và “Dù đào tạo theo hướng học thuật hay theo hướng thực hành nghề nghiệp thì mục tiêu cuối cùng của các trường đại học và các tổ chức nghề nghiệp đều nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội, của ngành kinh tế Những sinh viên/học viên có đủ năng lực bắt đầu ngay với công việc Với sự ra đời của các tổ chức nghề nghiệp, các chuẩn đào tạo đầu ra, yêu cầu nghề nghiệp cụ thể cũng hình thành được rõ ràng hơn”
Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2015, trong suốt chặng đường 5 năm qua, ICAEW đã không ngừng nỗ lực hiện thực hóa cam kết đóng góp vào sự phát triển của ngành tài chính - kế toán trong nước, thông qua việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng quốc tế và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực cấp cao tài chính - kế toán, đồng thời hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp trong nước Tính đến nay, ICAEW đã hợp tác với 16 trường đại học trên cả nước trong đó Chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế về Tài chính,
Kế toán và Kinh doanh (CFAB) của ICAEW đang được 10 trường đại học kinh tế - tài chính hàng đầu tại Việt Nam (Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế Luật TP Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, ĐH Anh quốc Việt Nam, Đại học Nguyễn Tất Thành tích hợp vào chương trình đào tạo với các cấp độ khác nhau tuỳ vào chiến lược của nhà trường, năng lực giảng viên và khả năng của sinh viên
Nguồn: B i ph t biểu của b Đặng Thị Mai Trang (trưởng đại di n IC EW Vi t Nam)
Trong Biên bản hợp tác, ICAEW và đơn vị đào tạo tiến tới tích hợp một số môn học của chương trình ICAEW CFAB vào chương trình giảng dạy của các trường ICAEW sẽ tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và các chuyến đi thực tế cho sinh viên đến các doanh nghiệp đa quốc gia trong mạng lưới đối tác của tổ chức tại Việt Nam Bên cạnh đó, hai bên cam kết đồng tổ chức các cuộc thi học thuật cho sinh viên, cung cấp học bổng cho quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và sinh viên tài năng của trường ICAEW sẽ cung cấp các khóa đào tạo miễn phí nhằm tăng cường năng lực và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính cho các sinh viên tài năng của trường Đồng thời định kỳ tổ chức hội thảo chuyên đề trao đổi kiến thức về tài chính và quản trị cho đội ngũ giảng viên nhà trường và sẽ cùng thực hiện các dự án nghiên cứu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tiến gần hơn tới nền giáo dục đào tạo tiên tiến trên thế giới Đây cũng là chương trình nghề chuyên nghiệp quốc tế về tài chính - kế toán được nhiều trường lựa chọn nhất tại Việt Nam
+ Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo chất lượng cao theo định hướng ICAEW có cơ hội được nhận 2 văn bằng: Bằng cử nhân chất lượng cao chính quy của cơ sở đào tạo cấp và Chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh CFAB của Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW)
+ Chương trình đào tạo: Được tích hợp 6 môn trong chương trình quốc tế CFAB sử dụng sách 100% bản quyền Quốc tế, giảng và thi bằng ngôn ngữ quốc tế; Các môn học chuyên ngành được thiết kế định hướng theo chứng chỉ CFA Sinh viên được đi thực tế từ năm đầu tiên tại các đơn vị thuộc khối ATEs ở Việt Nam và Khu vực ASEAN, và các công ty liên kết với Bộ môn Phân tích tài chính (MBS, FPT Telecom ), Bộ môn Kiểm toán (E&Y, PWC, KPMG, Deloitte)
2.2.2 Chương trình chất lượng cao đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế ACCA – Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc
ACCA là tổ chức nghề nghiệp quốc tế dành cho các Kiểm toán và Kế Toán chuyên nghiệp với gần 455.000 học viên và 178.000 hội viên tại 183 quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, ACCA Việt Nam được thành lập năm 2002 Chương trình Kế toán Công chứng Anh quốc (Association of Chartered Certified Accountants – ACCA) - là một chương trình cao cấp đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và quản lý tài chính Bằng ACCA cung cấp các kĩ năng và kiến thức chuyên môn ở tầm quản trị nhằm giúp bạn có khả năng phát triển sự nghiệp trong bất cứ ngành nào như kiểm toán, cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp hoặc các công ty dịch vụ tài chính Chương trình đào tạo tích hợp kế toán kiểm toán với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ACCA là sự kết hợp giữa đào tạo học thuật và chuyên môn nghề nghiệp theo chuẩn mực quốc tế Thỏa thuận giữa ACCA và các trường đại học sẽ giúp cho sinh viên tốt nghiệp trang bị kỹ năng cần thiết khi đi làm việc cũng như mang lại cơ hội trải nghiệm và cọ xát môi trường làm việc thực tế, đồng thời trang bị cho sinh viên một nền tảng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vững chắc để tiếp cận tới các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán ngay sau khi tốt nghiệp
Bà Helen Brand, OBE, Tổng Giám đốc ACCA, phát biểu: “ACCA và các trường đại học sẽ cùng xây dựng chương trình đào tạo tài chính kế toán chất lượng cao Nhu cầu đối với những chuyên gia tài chính kế toán có bằng cấp chuyên nghiệp đang ngày gia tăng tại Việt Nam và rộng hơn là khu vực kinh tế ASEAN”
Bà Lê Thị Hồng Len, Giám đốc khu vực Mê Kông, ACCA chia sẻ: “ACCA sẽ giúp trang bị cho sinh viên tốt nghiệp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực như quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, quản trị chiến lược, quản lý rủi ro, luật kinh doanh, báo cáo tài chính, thuế, kiểm toán và hơn hết là tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp để sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp” Cụ thể:
+ Sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội nhận được 3 văn bằng trong một chương trình: Bằng cử nhân chính quy chất lượng cao của cơ sở đào tạo cấp; Cơ hội nhận bằng cử nhân Kế toán ứng dụng của Trường Đại học Oxford Brooker cấp và cơ hội nhận chứng chỉ Diploma nâng cao về Kế toán và Kinh doanh của ACCA (Advanced Diploma in Accounting and Business)
+ Chương trình đào tạo: được ACCA thừa nhận 9 môn học tương ứng 9 module từ F1 -> F9, trong đó được miễn thi 6 môn, 3 môn được miễn học giảng dạy bằng tiếng anh với giáo trình của ACCA liên tục cập nhật các kiến thức về kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính và luật kinh doanh
Trong báo cáo về đào tạo kế toán doanh nghiệp tại trường đại học của World Bank thì “Việc công nhận các trường đại học Việt Nam đào tạo cấp bằng kế toán và kiểm toán của các tổ chức nghề nghiệp kế toán chuyên nghiệp danh tiếng quốc tế còn rất hạn chế Chỉ một trường đại học đạt tối đa miễn 9 môn học chương trình ACCA (trong tổng số 13 môn7) vì chương trình đào tạo liên kết với trường đại học Anh quốc
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giả thuyết nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu của Bratberg và Nilsen (1998), yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến khả năng có việc làm, cụ thể là nữ thường có thời gian tìm việc ngắn hơn, mức lương thấp hơn và thời gian gắn bó với công việc lâu hơn so với nam giới Nghiên cứu của Jun và Fan (2005) trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thất nghiệp của cử nhân Đại học Trung Quốc thì chỉ ra rằng cử nhân nữ dễ tìm việc hơn so với cử nhân nam Tại Mỹ, nghiên cứu của Fang và Lee (2005) về cơ hội việc làm toàn thời gian của sinh viên tốt nghiệp khoá học MIS tại Trung tâm đào tạo Quản lý hệ thống thông tin cũng thấy sự khác biệt về giới tính và tác động đến cơ hội việc làm Theo Bộ Luật Lao động, phân biệt đối xử dựa trên giới tính tại nơi làm việc bị nghiêm cấm, Bộ Luật yêu cầu người sử dụng lao động “bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác” Tuy nhiên, theo ILO, trong quá trình ra soát các quảng cáo tuyển dụng ở 4 công ty tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, đó là VietnamWorks, JobStreet, CareerBuilder và CareerLink từ tháng 11/2014 đến giữa tháng 1/2015 cho thấy 1% số quảng cáo đăng tuyển có đề cập đến yêu cầu về giới tính Trong số các việc làm đăng tuyển có yếu tố giới tính, 70% yêu cầu chỉ tuyển nam giới trong khi chỉ có 30% mong muốn ứng viên nữ nộp hồ sơ, khi đưa yếu tố giới vào các mẩu tin đăng tuyển nhân sự, các yếu tố yêu cầu về trình độ và năng lực cho vị trí tuyển dụng sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi những thành kiến dựa trên giới tính Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Phan Hồng Châu và Phạm Thuỳ Ngân
(2010) cho ra rằng xác suất được tuyển dụng của nam thấp hơn so với nữ Bài nghiên cứu của Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014) cũng xác định giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn thành phố Hà Nội Từ những bằng chứng nêu trên, giới tính có thể là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp Từ đó, giả thuyết được đặt ra như sau:
H1: Giới tính c ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh viên c việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
Các nghiên cứu của Bratberg và Nilsen (1998), Lê Phan Hồng Châu và Phạm Thị Thùy Ngân (2010), Nguyễn Công Toàn và Châu Mỹ Duyên (2015), Phạm Đức Thuần và Dương Ngọc Thành (2015) đều đồng ý rằng xếp loại tốt nghiệp là một yếu tố đóng một vai trò quan trọng đối với khả năng tìm việc làm Bài nghiên cứu của Lưu Tiến Thuận và cộng sự (2005) cũng chứng minh rằng bằng cấp góp phần vào việc tìm được việc làm sau khi sinh viên ra trường Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu bởi Nguyễn Thị Khánh Trình (2016) xác nhận rằng thành tích học tập càng cao, điểm tốt nghiệp càng cao thì khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên càng cao Theo nghiên cứu của Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền (2016) thì xếp loại tốt nghiệp đồng thời có tác động tích cực đối với việc có được việc làm sau khi tốt nghiệp Ngoài ra, Phan Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng (2016) cũng chỉ ra sự liên hệ chặt chẽ giữa việc có việc làm của cử nhân Kinh doanh Quốc tế và kết quả tốt nghiệp Tóm lại, nghiên cứu này kỳ vọng rằng cựu sinh viên có xếp loại tốt nghiệp cao sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm đúng ngành sau khi tốt nghiệp
H2: Xếp loại tốt nghiệp c ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sinh viên c việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
Kiến thức là biểu hiện của những nhận thức, khối lượng thông tin và kiến thức mà sinh viên đã tích lũy và rèn luyện trong quá trình học tập trên ghế nhà trường (Nguyễn Thị Hóa và cộng sự, 2014) Đồng thời, theo nghiên cứu của Bloom (1956), kiến thức cũng được hiểu là năng lực về việc thu thập dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề, năng lực ứng dụng, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp và năng lực đánh giá Staff (2011) xem xét kiến thức như là các kỹ năng chuyên môn, khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể Có nền tảng kiến thức vững chắc sinh viên sẽ càng được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng và khả năng có việc làm sẽ gia tăng Fan và cộng sự (2005) cho rằng mỗi cá nhân trong xã hội để có được những kiến thức cho công việc phải trải qua một quá trình học tập lâu dài mà thông thường được giáo dục và đào tạo bởi gia đình, nhà trường Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoá và cộng sự
(2014) cũng cho thấy kiến thức có tỷ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng kiến thức ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ có việc làm và là một yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2016; Kantane và các cộng sự, 2015) Do vậy, kiến thức dễ dàng được đánh giá và đo lường qua điểm số, được kiểm chứng bởi bằng cấp và quá trình đào tạo Do đó, giả thuyết cho nhân tố kiến thức trong nghiên cứu này được phát biểu như sau:
H3: Kiến thức c ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sinh viên c việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
Là khả năng đáp lại những đòi hỏi, yêu cầu của công việc Người có khả năng đáp ứng tốt công việc là những người có đủ kinh nghiệm và các yêu cầu cơ bản về ngoại ngữ và tin học Theo Dearing (1997) thì kinh nghiệm có thể được hiểu là tất cả các kỹ năng và kiến thức mà người lao động có được trong thời gian làm việc của họ Kinh nghiệm làm việc có thể được tích lũy từ các công việc như: việc làm thêm trong hè của sinh viên, công việc bán thời gian, thực tập, tham gia vào các dự án ngắn hạn, công việc trước đây Theo đó, nhân viên, người ở mọi lứa tuổi, có thể có được kinh nghiệm trong thế giới công việc để phát triển năng lực và kỹ năng quan trọng của họ, cũng như nâng cao việc làm của họ Sinh viên mới ra trường giỏi kinh nghiệm làm việc có thể nâng cao việc học và việc làm của mình (Yorke 2004) Các nghiên cứu về kỹ năng cho thấy sự quan trọng của cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng đối với khả năng tìm việc làm, trong đó kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm tỷ lệ lớn hơn, lên tới 85% trong thành công cuộc sống, trong khi kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm khoảng 15% Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoá và cộng sự (2014) thì các kỹ năng làm việc nhóm, tư duy, giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, xây dựng mối quan hệ và lập kế hoạch là những kỹ năng mà sinh viên cần có để có thể đáp ứng nhu cầu công việc Đồng thời, những kỹ năng mềm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong thành công của sự nghiệp và tương tác xã hội, vì vậy mà sinh viên cần phát triển để đáp ứng nhu cầu công việc bao gồm làm việc nhóm và hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kỹ năng tư duy phản biện (Majid và cộng sự, 2012) Ngoài ra, việc tham gia các khóa học kỹ năng mềm cũng sẽ tăng cơ hội có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nguyễn Thị Khánh Trinh, 2016) Các sinh viên tốt nghiệp cần phát triển thêm các kỹ năng mềm như lãnh đạo, giao tiếp và tư duy phân tích để tăng cơ hội tìm được việc làm (Hossain và cộng sự, 2018) Theo nghiên cứu của Phan Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng (2016), có tám nhóm yếu tố kỹ năng ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế Các nhóm kỹ năng này bao gồm: kỹ năng bán hàng, lãnh đạo, giao dịch đàm phán, nghiệp vụ ngoại thương, ứng dụng tin học, hợp tác và tự làm việc, tự chủ và thích ứng, cùng với kỹ năng giao tiếp Điều này chứng tỏ rằng ngoài kỹ năng chuyên môn, vì vậy các kỹ năng mềm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và thành công trong công việc sau khi tốt nghiệp Kỹ năng mềm, hay kỹ năng phi nhận thức (non -cognitive skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng tương tác quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới (Nguyễn Hồng Vân
2013) Theo Hunt (2011) thì kỹ năng mềm là "cách bạn sử dụng" (how you use) Vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn cần thiết, ứng viên cần phải thể hiện khả năng ứng xử khéo léo và sự nhạy bén trong giao tiếp của mình, công việc thực tế đòi hòi người lao động phải có những kỹ năng mềm để thích nghi với nó Ngoài ra, Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết, là cách thức nhằm làm rõ và đưa ra giải pháp thực thi để cải tiến cho một vấn đề một cách hiệu quả nhất Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ cho thấy xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao Từ đó, giả thuyết H4a và H4b được phát biểu như sau:
H4a: Kỹ năng mềm c ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sinh viên c việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
H4b: Kỹ năng cứng c ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sinh viên c việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt thì thái độ là sự biểu hiện ra bên ngoài của những ý nghĩ, tình cảm của một cá thể đối với con người hay sự vật hiện tượng thông qua cử chỉ, điệu bộ, lợi nói và nét mặt Thái độ là sự ý thức, cách nhìn nhận và đánh giá Thái độ là nền tảng ứng xử xã hội được thể hiện qua các cá nhân Thái độ trong công việc là một yếu tố quan trọng để chúng ta có thể tiến bộ và làm tốt tại nơi công sở Một người có thái độ làm việc tích cực sẽ không ngừng tìm tòi, học hỏi từ những thành công và cả thất bại Hơn nữa, thái độ tích cực còn đến từ cách ứng xử, sự kết hợp nhuần nhuyễn với các đồng nghiệp khác Thái độ là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần nhiều nhất ở một bạn sinh viên Thái độ có thể chiếm tới 93% trong việc quyết định đến tỷ lệ thành công Dù không giỏi về kiến thức chuyên môn nhưng thái độ làm việc tích cực đã tạo ra thành công lớn của con người Theo nghiên cứu của Nguyễn Tô Duẩn và cộng sự (2022) thì thái độ là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Nguyễn Thị Hóa và cộng sự cho thấy 5 nhân tố chính tác động nhu cầu tuyển dụng là: (1) Kiến thức, (2) Thái độ, (3) Kỹ năng, (4) Đáp ứng, (5) Tin cậy Kết quả nghiên cứu của Kantane và cộng sự (2015) cho thấy ý thức trong công việc là một trong những yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên Song song đó, yếu tố phẩm chất của học sinh sinh viên có tác động đến việc tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nguyễn Quang Thuần, 2019) Do đó, nghiên cứu này nhóm tác giả cũng kế thừa các nghiên
H5: Thái độ c ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sinh viên c việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
Quan hệ xã hội là tổng hợp các nguồn lực thực tế hoặc tiềm năng góp phần vào việc được tuyển dụng Granovetter (1995) cho thấy khoảng 40 - 50 % tất cả các công việc làm tại Hoa Kỳ được tìm thấy thông qua sự giúp đỡ hoặc thông tin từ bạn bè hoặc người thân , việc sử dụng mạng lưới quan hệ tốt hay các mối quan hệ giới thiệu công việc và sẽ làm tăng lương hoặc uy tín nghề nghiệp Các nghiên cứu gần đây sử dụng dữ liệu từ các công ty cá nhân về quá trình tuyển dụng đã tìm thấy rằng các ứng viên được giới thiệu từ các nhân viên đang làm việc tại đó có tỷ lệ cao hơn các ứng viên khác (Fernandez, Castilla, và Moore 2000) Trong bài nghiên cứu của Phạm Huy Cường (2014), tác giả chỉ ra quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tìm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 63,4% thông tin việc làm hữu ích đến từ các mối quan hệ xã hội Các mối quan hệ này rất đa dạng, bao gồm gia đình, họ hàng, bạn bè, thầy/cô và nhà trường Nghiên cứu của Lưu Tiến Thuận (2005) cũng xác nhận rằng người quen giới thiệu thường là nguồn thông tin chính mà sinh viên sử dụng để tìm việc sau khi tốt nghiệp Điều này đã thể hiện sự quan trọng của mạng lưới quan hệ xã hội trong việc hỗ trợ sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm Kế thừa kết quả nghiên cứu đó, nghiên cứu này cũng cho rằng:
H6: Quan hệ xã hội c ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sinh viên c việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
Phương pháp nghiên cứu (biến, thang đo, mẫu nghiên cứu và phương pháp
Lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện một nghiên cứu vì nó tham gia một cách xuyên suốt trong cả quá trình nghiên cứu Quan trọng hơn, cách tiếp cận nghiên cứu liên quan trực trực tiếp với phương pháp tiếp cận các lý thuyết, khái niệm và kết quả nghiên cứu trước đây được sử dụng và rút ra trong phần tổng quan nghiên cứu Có hai cách tiếp cận nghiên cứu là: tiếp cận suy diễn (deductive approach) và tiếp cận quy nạp (inductive approach), nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận suy diễn
Saunders và Lewis (2012) đã định nghĩa “Cách tiếp cận suy diễn là một trong hai cách tiếp cận nghiên cứu mà theo đó chiến lược nghiên cứu được thiết kế nhằm kiểm tra/kiểm định một giả thuyết/lý thuyết đề xuất” Nói cách khác, cách tiếp cận suy diễn nên được sử dụng khi nhà nghiên cứu cần phát triển một lý thuyết hoặc giả thuyết, sau đó thiết kế một chiến lược nghiên cứu để kiểm tra lý thuyết/giả thuyết này (Thornhill và cộng sự, 2009) Walliman (2017) cho rằng lý thuyết phải được thể hiện trong một luận điểm khoa học được gọi là giả thuyết nghiên cứu nhằm kiểm định thông qua các quan sát và phương pháp thực nghiệm, và tất cả các giả thuyết này sẽ cung cấp câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu mà tác giả đặt ra Trong quá trình thực hiện nghiên cứu theo cách tiếp cận suy diễn, có 5 bước quan trọng như sau (Saunders và Lewis, 2012):
1 Xác định mục tiêu nghiên cứu
2 Đưa các câu hỏi vào nghiên cứu thực nghiệm thông qua xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3 Tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi này thông qua xây dựng thang đo, bảng hỏi
4 Phân tích các kết quả để xem nó ủng hộ giả thuyết nghiên cứu hay cần phải có sự điều chỉnh thông qua khảo sát điều tra và phân tích kết quả
5 Khẳng định lại sự chính xác của lý thuyết ban đầu hoặc đề xuất thay đổi theo những phát hiện từ nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu theo cách tiếp cận suy diễn
Bước 1: Xây dựng mô hình nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết trước đó nhằm xác định các thang đo lường ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, hình thành các giả thuyết nghiên cứu ban đầu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra
Bước 2: Lựa chọn các biến quan sát cho thang đo, xác định m u cho nghiên cứu này Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ cho tất cả các biến quan sát
Bước 3: Lựa chọn cách thức thu thập thông tin cần nghiên cứu Bảng câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp cựu sinh viên chương trình đào tạo tích hợp đã tốt nghiệp Nội dung các câu hỏi trong bảng câu hỏi được trình bày ở phần xây dựng bảng câu hỏi, cách thức thu thập thông tin của chương này
Bước 4: Sau khi đã xây dựng được bảng câu hỏi, xác định được số lượng m u cần thu thập, bẳng câu hỏi cần được thử nghiệm điều tra phù hợp với thực trạng để kiểm tra hoàn chỉnh thang đo, bảng câu hỏi Nếu bảng câu hỏi đạt yêu cầu nghiên cứu thì tiến hành thu thập thông tin, nếu không đạt yêu cầu thì cần xây dựng lại bảng câu hỏi
Bước 5: Sau khi thu thập thông tin, bảng câu hỏi được mã hóa và nhập dữ liệu điều tra Từ giai đoạn thông tin vào bảng câu hỏi đến giai đoạn nhập dữ liệu điều tra, cơ sở dữ liệu được kiểm tra, làm sạch và xử lý nhằm đảm bảo độ tin cậy phân tích kỹ thuật số quan sát trong bảng câu hỏi
Bước 6: Phân tích kỹ thuật gồm 02 phần: (a) thống kê mô tả, (b) phân tích nhân tố EFA và hồi quy Trước khi phân tích nhân tố EFA, các thang đo lường được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ những biến rác và tương quan không chặt chẽ trong mô hình phân tích nhân tố EFA Từ đó kiểm định lại giả thuyết ban đầu, tiến hành phân tích hồi quy
Bước 7: Sau khi phân tích kỹ thuật, dữ liệu suy diễn cần được kiểm định thống kê nhằm đảm bảo sự ổn định mô hình
3.2.2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng trong nghiên cứu là rất quan trọng vì nó có mối liên hệ chặt chẽ với quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích số liệu cũng như ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu Có hai loại phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng mà Kumar (2019) cho rằng sự khác nhau nằm ở triết lý nền tảng và phương pháp thu thập số liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng vì những lý do sau: Đầu tiên, do trong những năm gần đây, phương pháp nghiên cứu định lượng nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các nhà nghiên cứu do sự hấp d n từ kỹ thuật nghiên cứu và phân tích số liệu, đặc biệt trong các nghiên cứu xã hội học Phương pháp nghiên cứu định lượng đề cập đến quá trình thu thập dữ liệu và thông tin phục vụ nghiên cứu dưới hình thức số hoặc có thể được lượng hoá thành hình thức số Collis và Hussey (2013) chỉ ra rằng phương pháp nghiên cứu định lượng tập trung vào đo lường các hiện tượng, do đó dữ liệu và thông tin sẽ được thu thập và phân tích bằng các ứng dụng thống kê Định nghĩa về phương pháp nghiên cứu định lượng của Saunders
(2011) cũng có cùng quan điểm, theo đó phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng cho cho các kỹ thuật thu thập dữ liệu hoặc quy trình xử lý dữ liệu mà tạo ra hoặc sử dụng dữ liệu dưới hình thức số Trong cách tiếp cận định lượng, các biến sẽ được xác định và sử dụng để đo lường các giá trị (Jankowicz, 2005) Theo Bell và cộng sự (2018), nghiên cứu định lượng tập trung vào việc lượng hoá dữ liệu thu thập được và phân tích dữ liệu, nó thể hiện cách tiếp cận suy diễn về mối liên hệ giữa lý thuyết và nghiên cứu
Thứ 2, nghiên cứu định lượng thường gắn với cách tiếp cận suy diễn (Saunders và Lewis, 2012) mà nhóm nghiên cứu đã đề cập Bên cạnh đó, so sánh với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng thường được xem là chặt chẽ và chính xác hơn (Hoe và Hoare, 2012), do đó nhóm tác giả thấy phù hợp với đề tài nghiên cứu
Cuối cùng, phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp với dự định của nhóm tác giả trong việc thu thập và phân tích dữ liệu Nhìn chung, việc sử dụng các kỹ thuật phân tích số liệu thống kê mô tả trong nghiên cứu định lượng làm cho nhóm tác giả cảm thấy đơn giản và an toàn hơn so với nghiên cứu định tính
3.2.3 Phương pháp xây dựng thang đo
* Quy trình xây dựng thang đo
Xác định cơ sở lý thuyết và thang đo của các biến trong mô hình dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây Do đó, thang đo trong mô hình chủ yếu được kế thừa trong các nghiên cứu trước đó
* Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Biến độc lập: Sử dụng thang đo Likert 5 điểm
Bảng 3.1 Thang đo kiến thức
Nguồn: nhóm nghiên cứu đề xuất
Kỹ năng: a Kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) có ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
Bảng 3.2 Thang đo kỹ năng cứng
Nguồn: nhóm nghiên cứu đề xuất b Kỹ năng mềm có ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp
Bảng 3.3 Thang đo kỹ năng mềm
Nguồn: nhóm nghiên cứu đề xuất
Nguồn: nhóm nghiên cứu đề xuất
3.2.4 Phương pháp xây dựng bảng hỏi Để xem xét đánh giá được thái độ của người trả lời, tác giả lựa chọn dạng câu hỏi đóng trong bảng câu hỏi Như vậy, sẽ tránh được việc các câu trả lời khác nhau và hầu như là mỗi người trả lời một cách đối với dạng câu hỏi mở, điều này khiến ta không kiểm soát được câu trả lời của họ và cũng khó có thể lượng hóa hay rút ra được một kết luận chung về vấn đề nghiên cứu
Kết quả phân tích thực nghiệm
4.1.1 Thực trạng nghề kế toán kiểm toán hiện nay
4.1 Thực trạng vi c l m kế to n kiểm to n hi n nay
Trong những năm qua, các quốc gia ASEAN đã có sự phát triển nhanh trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, thu hút nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài, điển hình là các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big4), các công ty trong nước được thành lập ngày càng nhiều để thực hiện các dịch vụ kế toán, kiểm toán
ASEAN có Hội nghề nghiệp tầm khu vực là Liên đoàn Kế toán khu vực ASEAN (AFA) và Liên đoàn Châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia ASEAN đều có hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán và là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) và Hiệp hội Kế toán các nước Đông Nam Á (AFA) Hiện nay, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán viên như ACCA, CPA Australia, ICAEW,… đã có mặt ở các quốc gia ASEAN và góp phần phát triển đội ngũ kế toán viên đạt tiêu chuẩn quốc tế Để tạo điều kiện cho lao động di chuyển trong khu vực và thế giới, thúc đẩy hoạt động đầu tư và thương mại, trong thời gian qua, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Thỏa thuận thừa nhận l n nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN (MRA) bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 46 vào tháng 8/2014 Thỏa thuận này cho phép chứng chỉ của lao động hành nghề (được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia) sẽ được thừa nhận tại các nước thành viên khác trong khu vực Hiện nay, các nước ASEAN đã ký kết 8 MRA đối với lao động trong các lĩnh vực: kế toán và kiểm toán; y tế; nha khoa; dịch vụ kỹ thuật; dịch vụ điều dưỡng; dịch vụ kiến trúc; trình độ đo đạc; du lịch
Tại Việt Nam, về cơ bản, hệ thống kế toán Việt Nam đã, đang được xây dựng phù hợp, thống nhất với thông lệ chuẩn mực kế toán (CMKT), kiểm toán quốc tế Là thành viên của Liên đoàn Kế toán Quốc tế, Liên đoàn Kế toán các nước ASEAN, Việt Nam đã tạo dựng được mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với các tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế Nhiều tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế lớn (ACCA, CPA Australia) đã, đang có nhiều hoạt động tích cực tại Việt Nam, như: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tổ chức hội thảo chuyên ngành, cập nhật kiến thức cho đội ngũ kế toán, kiểm toán viên cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam
Từ tháng 8/2016, vị thế của kế toán Việt Nam đã được nâng cao vị thế trong khu vực Đông Nam Á, khi Hiệp định khung về thừa nhận l n nhau (MRA) trong lĩnh vực kế toán đã được ký kết giữa 10 nước thành viên ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 10 Từ đây, sứ mệnh và vai trò của lực lượng kế toán - ngày càng được đề cao trong xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2020, Việt Nam có khoảng hơn 810.000 tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động Mỗi doanh nghiệp cần trung bình 6 kế toán để duy trì hoạt động với mức thu nhập bình quân 7 – 10 triệu đồng/ người
Trong văn bản nghị quyết mới về phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn 2021 –
2025, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ KH & ĐT xây dựng mục tiêu Việt Nam sẽ có 1,3 – 1,5 triệu doanh nghiệp Điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm ngành kế toán cũng sẽ ngày càng tăng cao
Theo "Bản tin thị trường lao động Việt Nam Quý III năm 2022" của ban biên tập
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành, nhóm ngành Kế toán - Kiểm Toán lại có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất hiện nay Đây là kết luận dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục việc làm và Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Theo nghiên cứu "Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" năm 2021 của tác giả Dương Thị Thiều, cả nước hiện nay có 2.037 kiểm toán viên, khoảng trên 1.000 kế toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề Số lượng này là quá thấp so với nhu cầu thực tế của thị trường (cần khoảng 7.000 kế toán viên, kiểm toán viên) Như vậy xét về một cách tổng thể, nguồn nhân lực ngành kế toán kiểm toán hiện nay đang trong tình trạng thừa về số lượng song lại hạn chế về chất lượng Do đó, cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên chương trình tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp kế toán kiểm toán quốc tế
4.1 .2 Tỉ l sinh viên ra trường có vi c l m đúng chuyên ng nh đ o tạo của một s trường đại học
Sinh viên học chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp kế toán kiểm toán quốc tế ngoài việc được đào tạo bằng tiếng Anh, còn được học song song chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB và ACCA Việc học giúp sinh viên trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thực tế về kinh doanh, tài chính và kế toán, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn không chỉ trong lĩnh vực kế toán kiểm toán mà cả ngân hàng tài chính và kinh doanh Do đó, sinh viên chương trình này ra trường luôn được các nhà tuyển dụng săn đón
Hình 4.1 Tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành kế toán kiểm toán sau khi tốt nghiệp
Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy năm 2020 do ảnh hưởng chung của covid 19 nên tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp của các trường đều thấp hơn các năm khác Tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp của các trường không phải lúc nào cũng đạt 100% thứ nhất là do chương trình đào tạo theo chứng chỉ nghề nghiệp kế toán kiểm toán quốc tế được học với lượng kiến thức chuyên môn rộng lớn, đa dạng, và rất linh hoạt, vừa phù hợp với môi trường Việt Nam, vừa phát triển theo xu hướng chung của thế giới, nên cơ hội việc làm mở rộng với nhiều loại lĩnh vực Thứ hai là do đây là kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên các trường sau khi tốt nghiệp khoảng 6-12 tháng nên một số sinh viên v n tiếp tục học tiếp chương trình cao học ở trong nước và nước ngoài nên v n chưa tham gia vào thị trường lao động và chưa đi làm
Bảng 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Ta thấy với m u quan sát là 264 người thì trong đó có 188 người là nữ chiếm 71,2% và 76 người là nam chiếm 28,8%, tỉ lệ này hoàn toàn phù hợp với ngành đào tạo kế toán kiểm toán Số người tốt nghiệp loại xuất sắc là 74 người chiếm 28%; loại giỏi chiếm 130 người chiếm 49,2%, loại khá 60 người chiếm 22,7% và không có xếp loại trung bình 100% số người trả lời khảo sát đều là sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán đến từ Học viện ngân hàng 78 người chiếm 29,6%, Đại học Kinh tế quốc dân 60 người chiếm 22,7%; Đại học Thương mại 64 người chiếm 24,2%; Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội 62 người chiếm 23,5% Trong số người trả lời phiếu khảo sát thì có 50 người tốt nghiệp năm 2018 chiếm 18,9%; năm 2019 là 42 người chiếm 15,9%, năm 2020 là 68 người chiếm 25,8%, năm 2021 là 40 người chiếm 15,2%, năm 2022 là 64 người chiếm 24,2% Khi được hỏi về công việc có được như hiện nay là do nhà trường và thầy cô giới thiệu thì có 63 người chiếm 23,9%, 26 người chiếm 9,8% là do gia đình, bạn bè và người thân giới thiệu, số còn lại 175 người chiếm 66,3% là tự tìm việc thông qua các kênh tuyển dụng Sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế có khả năng ngoại ngữ tương đối tốt thể hiện qua số lượng 106 người chiếm 40,2% là có chứng chỉ Toeic, 8 người chiếm 3% có chứng chỉ Toefl, 86 người chiếm 32,6% có chứng chỉ Ielts và số còn lại 64 người chiếm 24,2% có chứng chỉ tiếng anh khác như B1,B2 khung Châu Âu,… Bên cạnh chứng chỉ ngoại ngữ thì sinh viên chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp kế toán kiểm toán quốc tế của các trường đại học được phỏng vấn có khả năng tin học tương đối tố Với 96 người chiếm 36,3% có chứng chỉ tin học văn phòng, 94 người chiếm 35,6% có chứng chỉ tin học MOS và 48 người chiếm 18,2% có chứng chỉ tin học IC3, số còn lại 26 người chiếm 9,8% có chứng chỉ tin học khác (như chứng chỉ năng lực số, chứng chỉ data analytics,…)
4.1.3 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp EFA để phát hiện các cấu trúc tiềm ẩn của các thang đo và sử dụng Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả phân tích với số liệu cụ thể như sau:
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo kiến thức chương trình đào tạo tích hợp cung cấp cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,93 như vậy thang đo này đáng tin cậy Hệ số tương quan giữa các biến đều lớn hơn 0,3 do đó đảm bảo độ tin cậy giữa các biến trong nhóm này không bị trùng lặp
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo kiến thức
4.1.3.2 Thang đo kỹ năng cứng
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo kỹ năng cứng cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,777 như vậy thang đo này đáng tin cậy Hệ số tương quan giữa các biến đều lớn hơn 0,3 do đó đảm bảo độ tin cậy giữa các biến trong nhóm này không bị trùng lặp
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo kỹ năng cứng
4.1.3.3 Thang đo kỹ năng mềm
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo kỹ năng mềm cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,842 như vậy thang đo này đáng tin cậy Hệ số tương quan giữa các biến đều lớn hơn 0,3 do đó đảm bảo độ tin cậy giữa các biến trong nhóm này không bị trùng lặp
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo kỹ năng mềm
CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
Các khuyến nghị đề xuất
5.1.1 Về chương trình và nội dung đào tạo
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và các kết quả đạt được cũng như các hạn chế tồn tại đồng thời đối chiếu so sánh với những kinh nghiệm quốc tế, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện khung chương trình cũng như nội dung đào tạo cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các quy định của IES2 về nội dung kiến thức để c định hướng và chiến lược điều chỉnh khung chương trình tổng thể trong từng giai đoạn
Trong quá trình xây dựng chương trình và nội dung giảng dạy cũng như việc rà soát sửa đổi chương trình đào tạo, cùng với việc đối chiếu với các kinh nghiệm quốc tế từ phân tích chương trình đào tạo các trường trên thế giới cũng như xem xét yêu cầu về khung kiến thức trong IES2 của IFAC có thể thấy rằng viêc trang bị các môn học về phương pháp tư duy, nghiên cứu, kiến thức cơ sở ngành sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và học tập kiến thức chuyên ngành của sinh viên Nó là một bộ phần không thể tách rời trong xây dựng chuẩn đầu ra chung của cả chương trình đào tạo Do đó, để đảm bảo sự nhất quán trong chương trình đào tạo kế toán cũng như việc quản lý đào tạo, nhóm nghiên cứu đề xuất: các khoa chuyên ngành cần nghiên cứu, phân tích các yêu cầu cụ thể của IES2, tham vấn các đơn vị có liên quan về nội dung và khả năng thay đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu chuẩn hóa chương trình Việc này cũng sẽ hỗ trợ cho khoa và trường trong việc thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong xây dựn và tuân thủ chương trình chuẩn ngành kế toán
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích yêu cầu tổng thể của toàn bộ các IES xác định các nội dung phù hợp cần áp dụng cũng như lộ trình áp dụng trong chương trình đào tạo
Bên cạnh IES2 với các nội dung tập trung chủ yếu về mặt kỹ thuật (nhấn mạnh các kiến thức cần trang bị trong chương trình đào tạo), cần nghiên cứu và phân tích các IES khác, đăc biệt là các chuẩn mực liên quan đến yêu cầu về kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, đánh giá và rà soát chương trình đào tạo,… để thiết kế các học phần, mục tiêu học tập, các hoạt động dậy – học – kiểm tra đánh giá cho phù hợp ở từng môn học; cũng như các hoạt động cần thiết để rà soát và đánh giá định kỳ đối với toàn bộ chương trình đào tạo
Thứ ba, một số giải pháp cụ thể đối với các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành của hệ CLC
Chương trình học của hệ CLC hiện đã tích hợp theo các chứng chỉ quốc tế và đảm bảo việc giới thiệu các nội dung theo IFRS Chính vì thế, vấn đề chính trong thời gian tới là đào tạo đội ngũ giảng viên để đảm bảo truyền tải hiệu quả chương trình học, và thực hiện các hoạt đông hỗ trợ để phát triển các kỹ năng và kiến thức nền cần có ở những năm đầu để người học có thể tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động dậy và học ở các môn chuyên ngành Tuy nhiên trong khoảng thời gian xa hơn (nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu so với yêu cầu của IES 2 và các chương trình đào tạo đối sánh cũng như các phát triển của hoạt đông nghề nghiệp trong thực tiễn, nội dung các môn chuyên ngành cần được bổ sung thêm các mảng kiến thức về Quản trị công ty (corporate governance) và các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp (Ethics), và tác động của các phương pháp phân tích dữ liệu đến công tác kế toán và kiểm toán Các nội dung này được thể hiện khá rõ nét trong chương trình đào tạo của SMU và trong nội dung của IES2, tuy nhiên hiện chỉ đang được giới thiệu lồng ghép ở một số môn học chuyên ngành Trong tương lai xa hơn, các trường có thể phải tính đến việc thiết kế các môn học riêng cho các nội dung về Quản trị công ty và Đạo đức nghề nghiệp Đồng thời trong các môn học chuyên ngành cần có những phát biểu cụ thể về chuẩn đầu ra và thiêt kế các nội dung giảng dạy cũng như luyện tập và đánh giá tương ứng liên quan đến tác động của công nghệ và phương pháp phân tích dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu đến đến thực hành kế toán và kiểm toán
Thứ tư, giải pháp liên quan đến kiến thức nền và kiến thức cơ sở ngành của chương trình CLC
Về kiến thức nền và các học phần liên quan đến phương pháp tư duy và học tập, nếu so sánh giữa các môn học cơ sở hiện có trong chương trình đào tạo chất lượng cao, với các môn học của các chương trình đối sánh được phân tích ở phần kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy nội dung này còn khá yếu trong chương trình đào tạo hiện hành Ở các trường mà chúng tôi khảo sát, ở năm đầu, nhà trường đều tập trung phát triển các kỹ năng tư duy, đọc viết bằng tiếng Anh để phục vụ cho việc học và nghiên cứu ở bậc đại học hơn là chỉ thuần túy tập trung vào các chứng chỉ tiếng Anh Do đó, nhóm nghiên cứu đề nghị điều chỉnh giảm bớt thời lượng học tiếng anh và chuyển sang học Business English cũng như phát triển các kỹ năng về đọc viết phục vụ học thuật nhiều hơn (ví dụ “academic writing” hay “critical thinking”)
Thứ năm, tiếp tục phát triển việc hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp để đẩy mạnh việc quốc tế h a chương trình đào tạo và tăng cường sự ghi nhận l n nhau trong chương trình giữa các trường và các đối tác Các mục tiêu cụ thể trong thời gian tới gồm:
+ Tiếp tục đẩy mạnh quan h hợp t c với IC EW tập trung v o c c nội dung:
Triển khai giảng dạy các môn Accounting, Assurance, Management Information, và Taxation cho chương trình chất lượng cao Đồng thời trên cơ sở tổng kết từ kinh nghiệm giảng dậy, đào tạo mở rộng giảng viên để có thể đưa một số môn vào nhóm các môn tự chọn của chương trình chính quy Bản thân các môn học này đều được giảng dậy, kiểm tra, đánh giá bằng tiếng Anh, trong khi sinh viên hệ chính quy không có yêu cầu ràng buộc và ngoại ngữ đầu vào Do đó không thể triển khai giảng đồng loạt các môn này cho toàn bộ sinh viên Tuy nhiên việc bổ sung thêm các môn này vào nhóm các môn lựa chọn sẽ tăng thêm cơ hội cho các sinh viên hệ đại trà có khả năng tiếng Anh được học các học phần này và tiếp cận gần hơn và nhanh hơn với các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
Tiếp tục phát triển và tích hợp một phần nội dung một số môn liên quan đến kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán ở cấp độ chuyên nghiệp (professional level) trong chứng chỉ ACA của ICAEW
Phối kết hợp với các khoa bộ môn khác trong trường (ví dụ Quản trị kinh doanh, Luật, Kinh tế và Tài chính) đề rà soát lại nội dung học một số môn học trong khối kiến thức cơ sở ngành để có thể làm hồ sơ đề nghị ICAEW công nhận và miễn giảm 2 môn còn lại trong chứng chỉnh CFAB là Principles of Law và Business, Technology and Finance
Thiết kế thêm các mô dun ngoại khóa để hỗ trợ phát triển về kỹ năng học tập, tiếng anh chuyên ngành cho sinh viên
Tổ chức các hoạt động tìm hiểu thực tế và thực tập nhiều hơn cho sinh viên
+ Tiếp tục đẩy mạnh quan h hợp t c với ACCA:
Triển khai giảng dậy các môn tích hợp đồng thời tăng cường các hoạt động tư vấn định hướng để sinh viên khai thác hiệu quả hơn nội dung học trong việc tiếp cận chứng chỉ quốc tế và định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai
Phối hợp với Khoa Tài chính trong việc xây dựng và hoàn thiện nội dung giảng môn Thuế 2 theo hướng đảm bảo các yêu cầu trong môn F6 của ACCA và tiến tới thực hiện việc đề nghị ACCA công nhận và miễn giảm môn F6 cho các sinh viên của HVNH có học môn này (bao gồm sinh viên CLC của khoa TC, khoa KT và có thể một số nhóm sinh viên hệ chính quy với việc tiến tới bổ sung môn học này vào nhóm các môn lựa chọn của chuyên ngành kế toán)
+ Tiếp tục phát triển quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp khác như CPA Australia, và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế khác trong các lĩnh vực về kế toán quản trị và kiểm toán nội bộ
+ Phát triển sâu rộng hơn mối quan hệ với Bộ tài chính và VACPA để có thể có sự ghi nhận l n nhau trong chương trình đào tạo giữa trường và các chứng chỉ nghề nghiệp của Việt Nam
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn thông qua những đóng góp cụ thể như sau: a Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa được các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến việc làm Đề tài đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố (giới tính, xếp loại tốt nghiệp, kiến thức, kỹ năng, thái độ, mối quan hệ xã hội) tác động đến tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo b Về thực tiễn: Đề tài đã xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo với m u nghiên cứu là cựu sinh viên tốt nghiệp các trường Học viện ngân hàng, Kinh tế quốc dân, Đại học thương mại, Đại học Kinh tế ĐHQG Hà Nội chuyên ngành Kế toán Kiểm toán theo học chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
Kết quả phân tích chỉ ra rằng: biến xếp loại tốt nghiệp (XLTN), Kiến thức chung về hoạt động kinh doanh và hệ thống báo cáo của DN (GOP1), Thái độ với công việc chuyên môn (GOP2), Kỹ năng tư duy lãnh đạo (GOP5) có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc “tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp”
Từ kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất sẽ giúp cho các cơ sở đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp, sinh viên và bộ tài chính tiếp tục phát triẻn quan hệ hợp tác để đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa chương trình đào tạo và tăng cường sự ghi nhận l n nhau trong chương trình đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và các đối tác nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có việc làm đúng chuyên ngành ngay sau khi tốt nghiệp.