LỜI CAM ĐOAN Em xin cam kết đề tài "Nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là công trình nghiên cứu c
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành xây dựng đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, tạo ra việc làm và góp phần phát triển cơ sở hạ tầng Không chỉ thế, ngành xây dựng còn có mỗi liên hệ mật thiết với nhiều ngành kinh tế khác như sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải, du lịch, thúc đẩy sự phát triển chung nền kinh tế Ngành xây dựng đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế quốc gia, là đòn bẩy thúc đẩy các ngành nghề khác và tạo nên một nền kinh tế thống nhất Nhu cầu xây dựng ngày càng gia tăng do sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ chuyên môn hóa, dẫn đến sự phát triển không ngừng của ngành này Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp xây dựng hướng đến Lợi nhuận được tạo ra từ quá trình xây dựng và đóng vai trò là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động, giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược và phương án phát triển trong tương lai Tuy nhiên, hiệu quả sinh lời chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đan xen và hỗ trợ lẫn nhau Do đó, để tối ưu hóa lợi nhuận, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các tác nhân này là vô cùng cần thiết Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động thông thương gia tăng, ngành xây dựng Việt Nam sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển mạnh mẽ Nhận thức được tiềm năng to lớn này, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao khả năng tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp là điều thiết yếu để ngành xây dựng Việt Nam bứt phá trong tương lai
Trong bối cảnh hiện nay, khi sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự cạnh tranh về tiềm lực tài chính, công nghệ và các sản phẩm dịch vụ trở nên khốc liệt, việc đánh giá khả năng sinh lời của ngành xây dựng trở thành một thước đo quan trọng để định hình sự phát triển của ngành này Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, việc tìm hiểu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời là cực kỳ cần thiết để giúp các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam đạt được sự tăng trưởng bền vững trong tương lai Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
KLTN tập trung vào việc xác định và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về khả năng sinh lời và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng
Thứ hai, thực trạng sinh lời của DN xây dựng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, chính sách, khuyến nghị cho các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng tại Việt Nam để phát triển và đảm bảo sự ổn định khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của các công ty trong ngành Xây dựng trên thị trường chứng khoán ?
Câu hỏi 3: Các giải pháp, chính sách, khuyến nghị cho doanh nghiệp để tăng và ổn định khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng?
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG
Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời
1.1.1 Khái niệm khả năng sinh lời
Dựa theo từ điển Kinh tế học (Nguyễn Văn Ngọc, 2012), khả năng sinh lời hay tỷ suất lợi nhuận (profitability) là một chỉ số đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định, thường được đo lường theo quý hoặc năm Khả năng sinh lời phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp Như vậy, khả năng sinh lời là một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
KNSL trong doanh nghiệp còn được coi là kết quả của việc sử dụng các tài sản nguồn vốn và cơ sở vật chất Khi lợi nhuận DN đủ lớn sẽ giúp công ty duy trì vốn để hoàn trả các khoản vay, hoàn trả các khoản vay cũng như tăng vốn đầu tư (Nguyễn Văn Hùng, 2020) Ngược lại, nếu khả năng sinh lời của công ty không đủ lớn, nó có thể ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động kinh doanh vì công ty sẽ thiếu các yếu tố và phương tiện cần thiết để hoạt động kinh doanh và thặng dư sẽ không đủ để duy trì sự cân bằng trong doanh nghiệp về mặt tài chính Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn, và phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp để gia tăng khả năng sinh lời, đảm bảo sự tồn tại và hướng đến tương lai thịnh vượng (Mai Phương Thảo, 2019)
Theo Pandey (1980), khả năng sinh lời là khả năng kiếm được lợi nhuận của một doanh nghiệp Khả năng sinh lời diễn giải lợi nhuận liên quan đến các yếu tố khác Khả năng sinh lời phân tích các biện pháp và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được liên quan đến đầu tư của các cổ đông hoặc vốn được sử dụng trong doanh nghiệp hoặc liên quan đến doanh thu Malik (2011) cho rằng khả năng sinh lời là một trong những thang đo đánh giá, là mục tiêu quan trọng nhất trong nghiệp vụ quản lý tài chính Đích đến cuối cùng của quản trị tài chính là tối đa hóa sự giàu có của chủ sở hữu và khả năng sinh lời là yếu tố hiệu suất mang tính quyết định Khả năng sinh lời liên quan chặt chẽ đến lợi nhuận nhưng có điểm khác biệt chính Trong khi lợi nhuận được hiểu là một số tiền tuyệt đối thì khả năng sinh lời lại mang tính tương đối Các nhà nghiên cứu và đầu tư thường sử dụng khả năng sinh lời như một chỉ số quan trọng để đo lường đánh giá sự thành công hay thất bại, khả năng tồn tại và cơ hội của phát triển của doanh nghiệp trên thị trường
Các nhà phân tích đầu tư và kinh tế sử dụng các chỉ số như ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu), ROS (tỷ suất sinh lời trên doanh thu), NIM (biên lãi ròng), để xác định khả năng sinh lời của một doanh nghiệp Các chỉ số này sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát được hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp trên tất cả các nguồn lực và điều chỉnh nó để phù hợp với định hướng phát triển của công ty
Từ những khái niệm về khả năng sinh lời trên, trong bài khóa luận nghiên cứu, khả năng sinh lời là một chỉ tiêu phản ánh rõ nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Khả năng sinh lời thường được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Việc nâng cao khả năng sinh lời đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn tác động gián tiếp tới triển vọng phát triển ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung
1.1.2 Thước đo khả năng sinh lời của doanh nghiệp
1.1.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản - Return on assets (ROA) là một trong những chỉ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp Chỉ số này được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động hay có thể gọi là mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của một doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản này được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ của doanh nghiệp (Halil Emre, 2012) Dữ liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế được thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi giá trị tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Công thức tính tỷ số được xác định như sau:
Tỷ số này thể hiện khả năng quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), khi tỷ số ROA vượt quá 0, điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp đang hoạt động có lợi nhuận và mang lại thu nhập có lời Mức độ cao hơn của tỷ số ROA cũng cho thấy hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của công ty Ngược lại, nếu tỷ số ROA thấp hơn 0, có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn và ghi nhận lỗ Lãi hoặc lỗ được đo bằng phần trăm của tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Sự gia tăng dần dần của tỷ số ROA theo thời gian cũng thể hiện sự hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên của doanh nghiệp Tuy nhiên, kết quả ROA phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề
Do đó, nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư thường so sánh tỷ số này giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và cùng thời kỳ để đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp Trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, tỷ số ROA không chỉ phản ánh khả năng quản lý và sử dụng tài sản một cách hiệu quả, mà còn thể hiện mức độ thành công của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua việc phân tích ROA, các nhà quản lý có thể đánh giá được khả năng sinh lời của mỗi đơn vị tài sản và hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc đầu tư vốn vào các hoạt động kinh doanh
Một tỷ số ROA cao không chỉ chỉ ra rằng công ty đang có lợi nhuận từ lượng tài sản đầu tư ít hơn, mà còn có thể phản ánh sự hiệu quả trong việc tận dụng tài nguyên và cơ hội kinh doanh Việc đầu tư vào các hoạt động mang lại lợi nhuận cao hơn và tạo ra giá trị cho cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư Đồng thời, ROA cũng có thể là một chỉ số đánh giá sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành và đo lường sự tiến bộ theo thời gian
1.1.2.2.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bên canh chỉ số ROA, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Return on Equity (ROE) cũng được sử dụng phổ biến như một công cụ đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Alarussi & Alhaderi, 2018; Chander & Aggarwal, 2008) ROE thể hiện khả năng sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu rõ ràng cho thấy mức độ lợi nhuận sau thuế mà mỗi đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra Việc xem xét chỉ số này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mục tiêu kinh doanh của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, liệu họ muốn tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa quy mô Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), tỷ số lợi nhuận trên VCSH là chỉ số đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Đây là một chỉ số quan trọng phản ánh khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp
Chỉ số này được các nhà đầu tư đánh giá cao vì họ quan tâm đến mức độ sinh lợi thu được trên mỗi đồng vốn đầu tư Lợi nhuận được sử dụng trong tính toán ROE là lợi nhuận ròng thu được từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, tính trong một giai đoạn thời gian cụ thể (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm hoặc 1 năm) được gọi là kỳ báo cáo Trong khi đó, vốn chủ sở hữu trong ROE là tổng số vốn chủ sở hữu của công ty Công thức tính ROE được xác định như sau:
Nếu chỉ số ROE mang giá trị dương, có nghĩa là công ty đang hoạt động hiệu quả và đang thu về lợi nhuận; Ngược lại, nếu mang giá trị âm là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hiệu quả kinh doanh đang đi xuống (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007) Chỉ số ROE ổn định là một biểu hiện của sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Theo Phan Đức Dũng (2008) và Nguyễn Minh Kiều (2009), tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty Công thức tính tỷ số này như sau:
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số của toàn ngành mà công ty đó tham gia Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007)
1.1.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC)
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Trong khóa luận nghiên cứu, việc xây dựng quy trình nghiên cứu là vô cùng cần thiết để bài nghiên cứu được tiến hành thuận lợi và có tính logic, tác giả xây dựng quy trình gồm 6 bước nghiên cứu như sau:
Hình 2.1: Quy trình các bước nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Tác giả sẽ thực hiện việc tìm kiếm, đọc và hiểu các nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài đang được nghiên cứu Qua quá trình đánh giá các nghiên cứu này, tác giả sẽ xác định những khía cạnh chưa được khai thác hoặc các khoảng trống trong nghiên cứu đã có để đề xuất vấn đề mới Sau khi hoàn thành quá trình tìm hiểu và xem xét, tác giả sẽ chọn đề tài nghiên cứu “ Nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ” Sau đó, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu cho đề tài
Bước 2: Xác định các nhân tố nghiên cứu
Dựa trên việc thu thập và tổng hợp tài liệu từ cơ sở hiện có, tác giả sẽ đánh giá cả điểm mạnh và yếu của các mô hình nghiên cứu trước đó Ngoài ra, thông qua việc xây dựng cơ sở lý luận và đọc các bài nghiên cứu, tác giả sẽ xác định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời, trong đó bao gồm 2 biến phụ thuộc là ROA và ROE, cùng với 10 biến độc lập
Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu
Tác giả thực hiện chọn lựa những mẫu nghiên cứu phù hợp theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu là các DN ngành Xây dựng được niêm yết trên hai sàn HNX và
HOSE Tiếp theo, tác giả thu thập và xử lý các số liệu từ các BCTC của các DN được công bố qua từng năm
Bước 4: Xác định giả thuyết và xây dựng mô hình
Dựa trên kết quả nghiên cứu trong quá khứ, tác giả đề ra giả thuyết liên quan đến đề tài Tiếp theo, dựa trên mô hình tham khảo và các biến đã xác định, tác giả đã xây dựng một mô hình nhằm tạo nền tảng cho các bước định lượng tiếp theo trong quá trình nghiên cứu
Bước 5: Chạy mô hình và phân tích đánh giá mô hình nghiên cứu
Từ dữ liệu nghiên cứu đã được chuẩn bị, tác giả sẽ sử dụng phần mềm STATA17 để thực hiện các phương pháp hồi quy và xử lý dữ liệu Bằng cách này, tác giả sẽ có thể đưa ra các kết quả từ mô hình nghiên cứu, đồng thời cải thiện và hoàn thiện mô hình bằng cách khắc phục các khuyết tật xuất hiện trong quá trình chạy mô hình
Bước 6: Kết luận và khuyến nghị
Sau khi hoàn thành quá trình kiểm định và thu được kết quả về tác động của mô hình, cần phát triển các kết luận tổng quan Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp và khuyến nghị kịp thời dựa trên những kết quả thu được trong nghiên cứu.
Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên thống kê của tác giả từ dữ liệu được cung cấp từ các báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp ngành xây dựng trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE, cũng như thông tin chỉ số ngành từ trang web Vietstock, hiện có tổng cộng
84 doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết Tuy nhiên, sau khi xem xét và xử lý dữ liệu, tác giả nhận thấy rằng một số mã chứng khoán của các doanh nghiệp đang bị kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch Nguyên nhân có thể là do vốn điều lệ giảm xuống trong năm kế tiếp hoặc do LNST của doanh nghiệp âm theo BCTC năm kế tiếp
Do đó, để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, thông qua quá trình lọc và xử lý dữ liệu, tác giả đã chọn lấy dữ liệu từ 54 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định trong tổng số 84 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2014 đến năm 2023 cho nghiên cứu của mình
Trong số 54 doanh nghiệp ngành xây dựng được nghiên cứu, có 30 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX và 24 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE
Bảng 2.1 : Phân bổ doanh nghiệp trong tổng mẫu nghiên cứu
Sàn chứng khoán Số lượng doanh nghiệp Tỷ trọng trên tổng mẫu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Theo số liệu 54 doanh nghiệp ngành Xây dựng trong khoảng thời gian nghiên cứu 10 năm từ năm 2014 -2023, tác giả thu được 540 quan sát Các chỉ số quan sát được lấy từ các BCTC được công bố trên website của công ty, trang web sàn chứng khoán chính thống và trên trang dữ liệu World Bank Sau đó, các số liệu được xử lý và sử dụng cho mô hình bài nghiên cứu
Tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để tiến hành bài khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp định tính (Qualitative research) là một cách thu thập dữ liệu không dựa vào dạng số học Thay vào đó, phương pháp này tập trung vào việc thu thập thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu để phân tích, đánh giá sâu và giải thích vấn đề Tác giả đã tiến hành việc thu thập thông tin về tình hình sinh lời của các DN thông qua việc nghiên cứu các bài báo được đăng trên các Tạp chí kinh tế uy tín và các báo cáo ngành dựa trên thời kỳ kinh tế Từ đó, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các báo cáo từ cả trong và ngoài nước
Phương pháp định lượng (Quantitative research) là phương pháp thu thập dữ liệu dưới dạng số học và mang tính thống kê Dựa vào các dữ liệu này, tác giả đánh giá tổng quát về đối tượng nghiên cứu Tiếp theo, sau khi đã thu thập và xử lí số liệu, tác giả tiến hành thực hiện các mô hình POOL, FEM, REM, OLS chạy bằng phần mềm STATA 17 sẽ nhận được kết quả nghiên cứu
Mô hình FEM, REM, OLS và GLS
Mô hình FEM (Fixed Effects Model), REM (Random Effects Model), OLS (Ordinary Least Squares), và GLS (Generalized Least Squares) là các phương pháp thống kê được sử dụng trong phân tích hồi quy và mô hình hóa dữ liệu
Mô hình FEM (Fixed Effects Model): Đây là một phương pháp sử dụng trong mô hình hồi quy khi muốn kiểm soát các biến không quan sát được và giữa các đối tượng quan sát Mô hình FEM giả định rằng các hiệu ứng của các biến không quan sát được là cố định cho từng đối tượng hoặc nhóm
Mô hình REM (Random Effects Model): Trái ngược với FEM, mô hình REM giả định rằng các hiệu ứng của các biến không quan sát được là ngẫu nhiên và phân phối theo một cách nhất định Điều này cho phép mô hình REM có tính khái quát hơn so với FEM, nhưng đôi khi cũng có thể dẫn đến sự mất mát hiệu suất
POOL OLS (Ordinary Least Squares): Đây là phương pháp phổ biến nhất trong mô hình hồi quy tuyến tính, mục tiêu ở đây nghiên cứu đường hồi quy sao cho tổng bình phương của sai số là nhỏ nhất OLS giả định rằng sai số là độc lập, đồng nhất và tuân theo phân phối chuẩn
GLS (Generalized Least Squares): Đây là mô hình mở rộng từ OLS, nó giảm thiểu sai số ước lượng bằng cách sử dụng các trọng số khác nhau cho các quan sát khác nhau GLS không yêu cầu các giả định cứng nhắc như OLS và có thể xử lý các hiện tượng như sai biến và hiệu ứng vô hiệu
Tác giả sau bước thống kê mô tả, sẽ xác định các chỉ số đo lường cơ bản nhất của mẫu dữ liệu Tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành kiểm định tương quan giữa các biến trong mô hình Quá trình này bao gồm việc kiểm định các khuyết tật của mô hình như sự thay đổi phương sai của sai số, hiện tượng tự tương quan, và đa cộng tiến Sau khi phát hiện và khắc phục khuyết tật, cuối cùng sẽ áp dụng mô hình để đánh giá và so sánh với các kết quả nghiên cứu khác.
Mô hình nghiên cứu
Khóa luận dựa trên mô hình của tác giả Đỗ Thị Vân Trang (2020) về nghiên cứu KNSL của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các tác giả Bing Guo, Jing Wang và Steven X Wei (2018) về nghiên cứu tác động của chi tiêu R&D tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết tại Trung Quốc
Từ các tổng quan trước đó, để phân tích dữ liệu bảng, tác giả đã quyết định sử dụng 3 mô hình hồi quy tuyến tính đa bội POOL OLS, FEM và REM để xác định mối liên hệ và độ nhạy cảm giữa các yếu tố (biến độc lập) tác động lên hệ số sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng (biến phụ thuộc)
Tác giả thiết kế 2 mô hình cùng 2 biến phụ thuộc khác nhau là ROA và ROE nhằm đo lường tác động của 9 nhân tố bao gồm nhóm nhân tố nội sinh: quy mô doanh nghiệp (SIZE), số tuổi hoạt động (AGE), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu (Gr), tỷ lệ tài sản cố định (PS), kỳ thu tiền trung bình (ARC), chỉ số thanh khoản (LIQ), số ngày trung bình xử lý HTK (ICC), tỷ lệ chi tiêu R&D (R&D Ratio); và 1 nhân tố ngoại sinh: tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân (GDP)
Tác giả xây dựng mô hình tổng quát của hai chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời ROA và ROE:
𝑅𝑂𝐴 = 𝛃𝟏AGE + 𝛃𝟐SIZE + 𝛃𝟑DER + 𝛃𝟒PS + 𝛃𝟓GR + 𝛃𝟔LIQ + 𝛃𝟕ARC + 𝛃𝟖ICC + 𝛃9RD + 𝛃10GDP + 𝛆𝒊𝒕
𝑅𝑂𝐸 = 𝛃𝟏AGE + 𝛃𝟐SIZE + 𝛃𝟑DER + 𝛃𝟒PS + 𝛃𝟓GR + 𝛃𝟔LIQ + 𝛃𝟕ARC + 𝛃𝟖ICC + 𝛃9RD + 𝛃10GDP + 𝛆𝒊𝒕
ROA: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
AGE: Số năm hoạt động DN
SIZE: Quy mô công ty
DER: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
PS: Tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản
GR: Tốc độ tăng trưởng doanh thu
ARC: Kỳ thu tiền trung bình
ICC: Số ngày trung bình xử lý HTK
RD: Tỷ lệ chi tiêu R&D
GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP
2.3.2 Xây dựng các biến của mô hình
Theo lý luận, để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tác giả sử dụng hai chỉ số là ROA và ROE là các biến phụ thuộc phục vụ mục tiêu nghiên cứu Với biến ROA là biến tỷ suất sinh lời trên tài sản, biến ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.2: Biến phụ thuộc, ký hiệu và công thức tính
Biến phụ thuộc Ký hiệu Công thức
Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Từ các nghiên cứu trước đây, tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc là ROA và ROE vì tính phổ biến, đơn giản và hiệu quả của tỷ số tài chính này mang lại
Dựa trên tổng quan các nghiên cứu của nhóm tác giả bài nghiên cứu đã đề xuất phía trên và lý luận về các yếu tố tác động, trong mô hình nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng 8 nhân tố mà tác giả nghi ngờ có tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng làm các biến độc lập của mô hình Từ đó, tác giả đã phân tích tác động của các nhân tố nghiên cứu đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng Trong số 10 biến giải thích, có 9 biến nhân tố nội sinh và 1 biến nhân tố ngoại sinh tác động đến khả năng sinh lời từ bên trong của doanh nghiệp
● Biến quy mô: Quy mô doanh nghiệp đo lường trên tổng tài sản (SIZE) Để xác định quy mô doanh nghiệp:
𝑆𝐼𝑍𝐸 = 𝐿𝑜𝑔𝑎𝑟𝑖𝑡 ( 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛) Tác giả sử dụng chỉ tiêu logarit tự nhiên của tổng tài sản đại diện cho quy mô của doanh nghiệp Theo Michaelas và cộng sự (1999), các doanh nghiệp lớn thường có khả năng thương lượng tốt hơn với nhà cung cấp, do đó thường phải chi trả ít hơn cho chi phí phát hành nợ và vốn cổ phần so với các doanh nghiệp nhỏ Sivathaasan và cộng sự (2013) cũng như Bolek và Wiliński (2012) đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận Tuy nhiên, nghiên cứu của Ramasamy (2005) về ngành dầu khí tại Malaysia lại đưa ra kết luận ngược lại, cho rằng quy mô doanh nghiệp có thể ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời
→ Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có tác động cùng chiều (+) đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp
● Biến đòn bẩy: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER)
Tỷ lệ nợ được tính theo công thức cụ thể:
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Theo lý thuyết Modigliani và Miller (MM) (1958) cho thấy đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời có mối quan hệ đối nghịch nhau Có nghĩa là, tỷ lệ nợ trên vốn CSH càng nhỏ, nợ phải trả chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì mức độ tự chủ về tài chính của DN càng cao, vậy nên rủi ro tài chính doanh nghiệp sẽ càng thấp Điều này cũng được kiểm chứng qua phân tích của Bolek và các cộng sự (2012) tại các DN ngành xây dựng ở Phần Lan cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn CSH có tác động ngược chiều với KNSL của doanh nghiệp Nhân tố này cũng được đề cập trong các kết quả nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006), Gill và các cộng sự (2010), Tu và Nguyen (2014)
Do đó, trong khóa luận này, tác giả chọn biến tỷ lệ nợ để đại diện cho cấu trúc tài chính và khả năng sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp
→ Giả thuyết H2: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) có ảnh hưởng ngược chiều (−) với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp
● Biến cấu trúc: Tỷ lệ tài sản cố định (PS)
Tỷ lệ tài sản cố định được tính bằng cách sử dụng công thức sau:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Các kết quả của nhóm tác giả R.Zeitun, G.G Tian và Abbasali Pouraghajan
(2012) cho thấy tỷ lệ tài sản cố định ảnh hưởng đến KNSL Để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, Lazaridis và Tryfonidis (2012) đã thu thập dữ liệu từ 131 công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Athens từ năm 2001 đến năm 2004 Do đó, khả năng sinh lời bị ảnh hưởng cùng chiều bởi tỷ lệ tài sản cố định so với tổng tài sản Tuy nhiên, nghiên cứu của Gill và cộng sự (2010) đã nghiên cứu 88 công ty trên sàn chứng khoán New York từ năm 2005 đến năm
2007 và phát hiện ra rằng tỷ lệ TSCĐ so với tổng tài sản của công ty thấp hơn
→ Giả thuyết H3: Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PS) có mối quan hệ cùng chiều (+) với khả năng sinh lời doanh nghiệp
Biến thanh khoản: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (LIQ)
Công thức tính thanh khoản (Tỷ số thanh toán nhanh):
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Thường khi tỷ số thanh toán nhanh này tăng cao, có thể tạo ra sự an toàn bổ sung cho việc giảm giá trị của tài sản ngắn hạn, biểu thị khả năng thanh toán cao hơn so với nghĩa vụ phải thanh toán Điều này cho phép doanh nghiệp truy cập vào nhiều nguồn vốn vay hơn, giảm áp lực từ các chủ nợ và tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất và phát triển Khidmat và Rehman (2014) đã thực hiện nghiên cứu trên
9 công ty ngành hóa chất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Pakistan từ năm
2001 đến năm 2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản và ROA Điều này có nghĩa là tỷ số khả năng thanh toán nhanh tăng thì ROA cũng tăng
→ Giả thuyết H4: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (LIQ) có tác động cùng chiều (+) đối với KNSL của doanh nghiệp
● Biến thời gian hoạt động: Số tuổi của doanh nghiệp (AGE)
Số năm hoạt động được tính theo công thức:
Số tuổi của DN hay còn được gọi là số năm mà doanh nghiệp đã hoạt động được tính từ thời điểm thành lập đến hiện tại Đây là một chỉ số quan trọng cho thấy sự ổn định và uy tín của doanh nghiệp trong thị trường Khi số năm hoạt động càng lớn, doanh nghiệp có xu hướng có độ nhận diện thương hiệu cao hơn Trong ngành xây dựng, thời gian hoạt động lâu năm có thể cung cấp cho doanh nghiệp đa dạng kinh nghiệm và cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó cải thiện hiệu suất sinh lời và giảm chi phí vận hành Các nghiên cứu như của Chander và cộng sự (2008) cũng đã chứng minh sự tác động tích cực của biến thời gian trong hoạt động của doanh nghiệp
→ Giả thuyết H5: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE) có mối quan hệ cùng chiều (+) với khả năng sinh lời của doanh nghiệp
● Biến kiểm soát: Kỳ thu tiền trung bình (ARC) Để tính kỳ thu tiền bình quân được tính như sau:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 Thông thường trong doanh nghiệp, kỳ thu tiền trung bình nhỏ thì sẽ nhanh thu hồi được các khoản phải thu từ khách hàng, vốn của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo tạo điều kiện tăng khả năng sinh lời cho DN Nghiên cứu của Addae và cộng sự
(2013) trên 125 công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2009 đã phát hiện ra rằng tỷ trọng tiền trung bình có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Kết quả này cũng được đề cập trong các nghiên cứu thực nghiệm khác của Gill và cộng sự(2010), Tu và Nguyen (2014), cũng như Pattweekongka & Napompech (2014)
→ Giả thuyết H6: Kỳ thu tiền trung bình khách hàng (ARC) có tác động ngược chiều (−) đối với KNSL doanh nghiệp
● Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (ICC)
Công thức tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho như sau:
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Tổng quan thực trạng ngành xây dựng Việt Nam
3.1.1 Thực trạng ngành xây dựng tại Việt Nam
Trong 10 năm qua, ngành xây dựng đã chứng kiến một sự phát triển đáng kể, điều này thể hiện sự tăng trưởng ổn định và đồng bộ của ngành này trong thời gian dài Tuy nhiên, những biến động và thách thức đến từ nhiều yếu tố khác nhau đã gây ra sự suy giảm trong mức tăng trưởng của ngành xây dựng trong giai đoạn gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2022), trong giai đoạn từ 2014 - 2020, cùng với sự phát triển về số lượng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng trong nước tiếp tục tăng với mức bình quân 8,2%/năm, hầu hết xuất hiện ở các địa phương cả nước Tuy nhiên, riêng DN xây dựng nhà nước có xu hướng giảm do chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Về quy mô, các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là DNXD tư nhân vừa và nhỏ, chiếm 98% trong giai đoạn 2014-2020 Trong báo cáo kết quả hoạt động ngành xây dựng của Tổng cục thống kê
(2022), doanh thu hoạt động xây dựng ngày càng tăng đồng thời chi phí cho ngành này cũng tăng theo làm cho tỷ lệ DN có lãi ngành càng giảm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không được ổn định, chủ yếu tỷ trọng nguồn vốn của các doanh nghiệp xây dựng thuộc nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong tổng số DN xây dựng cả nước
Theo kết quả của Tổng điều tra kinh tế năm 2021, tại thời điểm cuối quý 4/2020 cả nước có hơn 94 nghìn doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động, chiếm khoảng 13,8% tổng số DN đang hoạt động cả nước; trong đó, tốc độ tăng bình quân số lượng DNXD có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất với 12,7%/năm
Hình 3.1: Số lượng doanh nghiệp cả nước và doanh nghiệp xây dựng tại thời điểm 31/12 hàng năm giai đoạn 2014-2020
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, GSO
Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp tăng trưởng trung bình trên 10% tại các năm 2015 (11,0%), 2017 (12,9%) và 2019 (13,6%) Trong đó, các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 0,6% và 1,0% trong giai đoạn từ 2014-2020 Theo Bộ Xây dựng, trong giai đoạn 2014-2020 cơ cấu doanh nghiệp xây dựng tương đối ổn định, cơ cấu nội ngành hầu như không có sự chuyển dịch Cụ thể, các doanh nghiệp xây dựng công trình nhà ở các loại chiếm tỷ trọng khoảng 48,5%; xây dựng công trình kỹ thuật chiếm khoảng 29%, hoạt động xây dựng chuyên dụng chiếm hơn 23%
Theo khảo sát của Vietnam Report năm 2023, hơn 37% doanh nghiệp xây dựng cho biết trên 20% dự án hoặc hợp đồng của họ bị chậm tiến độ hoặc tăng chi phí do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Bên cạnh những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, biến động giá nguyên vật liệu cũng đang trở thành thách thức đối với các nhà thầu Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng tăng 6,4% so với cùng kỳ do nhu cầu cao và chuỗi cung ứng gián đoạn từ năm 2020 Vào năm tiếp theo 2022, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 thì xung đột Nga - Ukraine đã giáng thêm một đòn cho kinh tế toàn cầu kèm theo sự trừng phạt kinh tế mạnh của phương Tây Nga và Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiều nguyên vật liệu thiết yếu cho ngành xây dựng như thép, nhôm, gỗ, cát, xi măng, và nhiều loại khác Tuy nhiên, do chiến tranh, hoạt động xuất khẩu các nguyên vật liệu này từ hai quốc gia này đã bị gián đoạn hoặc ngừng lại, gây ra tình trạng thiếu hụt vật liệu xây dựng trên toàn cầu khiến cho giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao do chi phí vận chuyển tăng lên, nguồn cung bị hạn chế và nhu cầu tăng cao
Cụ thể như, theo báo cáo ngành của PSI năm 2022, để sản xuất xi măng thì than đá là một trong những nguyên liệu quan trọng, tuy nhiên do sự xung đột chính trị Nga
- Ukraine, giá than xuất cảng tại Newcastle, Australia đã tăng ở mức $423/tấn, chạm đỉnh đầu năm 2022, do khả năng thiếu hụt nguồn cung của châu Âu Trong thị trường nội địa, do tác động trực tiếp từ việc giá than nhập khẩu đột ngột tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã đồng loạt điều chỉnh giá bán trong tháng 3 Các công ty như Xuân Thành, Vissai Ninh Bình, Tân Thắng, Công Thanh đã thực hiện điều chỉnh tăng giá lên đến 100.000 đồng/tấn
Hình 3.2: Lượng và trị giá nhập khẩu than trong 2 quý đầu năm 2022
Giá nguyên vật liệu đã trải qua biến động mạnh mẽ trong năm 2022, gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các doanh nghiệp Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, giá xi măng đã tăng đến 3 lần, với mức tăng lên đến 13,2% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 5,55% so với cuối năm 2021 Theo đó, do những biến động địa chính trị hay tình hình ngành xây dựng thế giới cũng kéo theo giá của các nguyên vật liệu khác như cát, thép, gạch đá, cũng tăng so với năm 2021 Thị trường bất động sản ảm đạm càng khiến cho các chủ đầu tư dè dặt trong quá trình triển khai xây dựng, dẫn đến nguồn cung bất động sản giảm, khiến giảm lợi nhuận ngành xây dựng Về cơ cấu chi phí, chi phí đầu vào chiếm đến 75% tổng chi phí xây dựng, trong đó thép là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 40% - 50% chi phí xây dựng Xi măng là nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 với mức 10%, còn lại là các nguyên vật liệu khác và chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đền bù,… Trong khi đó, việc hoãn lại dự án khởi công sau khi ký kết hợp đồng đã dẫn đến sự chênh lệch ngày càng tăng giữa giá trúng thầu và giá thi công, gây ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận và có thể dẫn đến gây lỗ một số dự án Tuy nhiên, từ cuối quý 3/2022, giá nguyên vật liệu đã bắt đầu giảm, góp phần cải thiện biên lợi nhuận gộp, mặc dù tác động vẫn còn hạn chế
Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành xây dựng giai đoạn 2014-2023
Nguồn: Tác giả tổng hợp, GSO
Theo số liệu báo cáo từ Tổng cục thống kê về bình quân tăng trưởng GDP nhóm ngành xây dựng, có thể thấy, từ năm 2016 đến 2019 được coi là thời kỳ ổn định và phát triển cho ngành xây dựng, với mức tăng trưởng duy trì ở mức khá cao Tuy vậy, vào năm 2020, khi đại dịch Covid - 19 bùng phát, ngành xây dựng đã phải đối mặt với những thách thức lớn Giảm mạnh trong nhu cầu và khả năng cung ứng, cùng với sự tăng giá của nguyên vật liệu xây dựng, đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành Năm 2020 là năm ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong giai đoạn qua, chỉ đạt 6,76% Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến cho nhiều dự án xây dựng bị đình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn Để phòng chống đại dịch Covid-19 lan rộng, Nhà nước đã cho thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng vào năm 2021, mức tăng trưởng GDP ngành xây dựng bị chững lại và tụt xuống ở mức 0,63% thấp nhất từ trước đến nay
Năm 2022 và năm 2023, GDP ngành xây dựng có dấu hiệu phục hồi sau đại dịch COVID-19, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 8,50% và 7,50% Nguyên nhân là do Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công cho các dự án xây dựng, đồng thời triển khai nhiều chính sách, phúc lợi cho các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đối với các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024, mục tiêu phấn đấu của ngành Xây dựng đạt 7,3-7,5% GDP, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc 43,7%, tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung 97%, tỷ lệ thất thoát nước sạch 15,5%, tỷ lệ thu gom xử lý nước thải 18% và diện tích nhà ở bình quân cả nước 26,5 m2 sàn/người, số lượng căn nhà ở xã hội (NƠXH) hoàn thành 130 nghìn căn
Hình 3.4: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hàng năm (tỷ USD)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, GSO
Theo báo cáo ngành của PSI năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào VN tính đến đầu năm 2022 đạt 8,9 tỷ USD Theo trang Trading Economics, khoảng 30% (tương đương 2.5-3 tỷ USD) số vốn đăng ký sẽ đầu tư vào ngành bất động sản, từ đó tạo ra nền tảng phát triển ngành xây dựng, đặc biệt trong mảng xây dựng dân dụng Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (2024), ngành xây dựng Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều nguồn vốn đầu tư FDI trực tiếp từ nước ngoài cho các dự án lớn phát triển cơ sở hạ tầng, các khu đô thị và các khu công nghiệp hay các dự án về du lịch Nhu cầu về kho bãi đang ngày càng thúc đẩy đầu tư vào hệ thống logistics của Việt Nam, khi các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tiếp tục gia tăng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn, như việc xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam nối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhằm cải thiện logistics trong nước Đường cao tốc này sẽ tăng cường khả năng vận chuyển nội địa theo hành lang kết nối các khu công nghiệp với trung tâm đô thị, cảng và biên giới với Trung Quốc Vào năm 2020, thị trường xây dựng Việt Nam đạt giá trị 57,52 tỷ USD và dự kiến tăng lên 94,93 tỷ USD vào năm 2026, với mức tăng trưởng dự báo hơn 8% trong giai đoạn từ 2021 đến 2026 Việt Nam là một trong những quốc gia hoạt động tốt nhất lĩnh vực xây dựng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC)
Ngoài ra, ngành xây dựng hạ tầng và công nghiệp năm 2022 đang đẩy mạnh đầu tư công, trong đó, các khoản đầu tư về dự án phát triển hạ tầng chiếm gần 33% khoảng hơn 113,5 nghìn tỷ đồng, cho thấy Chính phủ đang chú trọng nâng cao các dự án hạ tầng giao thông, đô thị, qua đó nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19 Bộ Giao thông vận tải đã xác nhận trong năm 2022 sẽ có khoảng 26 dự án xây dựng giao thông hoàn thành như cải tạo, nâng cấp đường quốc lộ trên toàn quốc Bên cạnh đó, ngành xây dựng trong nước cũng đang chú trọng vào những dự án phát triển bền vững như công trình xanh, hay đầu vào công nghệ hiện đại như BIM (Building Information Modeling), IoT (Internet of Things), cung cấp một công cụ mạnh mẽ để giám sát tiến trình thi công, đánh giá và quản lý từ xa Nhờ đó, giúp các DNXD có thể thực hiện điều chỉnh và trao đổi thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn, tạo cơ sở thuận lợi cho quản lý dự án phát triển toàn ngành
3.1.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Ngành xây dựng Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng to lớn Tuy nhiên, bên cạnh những xu hướng tích cực như tập trung vào phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, ngành cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để duy trì đà tăng trưởng và phát triển bền vững
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang thể hiện sự phức tạp, khi mặc dù doanh thu có dấu hiệu tăng trưởng ổn định, song lợi nhuận lại chịu sự biến động mạnh mẽ qua từng năm, chịu ảnh hưởng đa chiều từ nhiều yếu tố như biến động giá nguyên liệu, tình hình giải ngân vốn đầu tư công, và tác động của dịch bệnh Covid-19 Trong khi một số doanh nghiệp thể hiện hiệu suất hoạt động tốt, với tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao, thì đồng thời nhiều doanh nghiệp khác vẫn đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý chi phí, dẫn đến lợi nhuận thấp
Hình 3.5: Khả năng sinh lời trung bình của các doanh nghiệp xây dựng (HNX và HOSE), 2014-2023
Nguồn: Tác giả tổng hợp, Vietstock
Kết quả nghiên cứu
Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Biến ROA (Return on Assets - Tỷ suất sinh lời trên tài sản) là biến phụ thuộc quan trọng trong nghiên cứu này Giá trị của biến ROA phản ánh khả năng sinh lời từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tức là hiệu quả của ban lãnh đạo trong việc sử dụng nguồn lực để tạo ra lợi nhuận Kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến ROA trong mẫu nghiên cứu là 0,0274609 (tương đương 2,74609%), với độ lệch chuẩn là 0,0404815 ở mức khá cao Kết quả này cho thấy có sự phân tán đáng kể về khả năng sinh lời giữa các doanh nghiệp trong mẫu Giá trị nhỏ nhất của ROA là -0,2288 (tương đương -22,88%), trong khi giá trị lớn nhất đạt 0,2565 (tương đương 25,65%)
Biến ROE (Return on Equity - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) là biến phụ thuộc quan trọng trong nghiên cứu này Giá trị của biến ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận Kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến ROE trong mẫu nghiên cứu là 0,944956 (tương đương 9,44956%), với độ lệch chuẩn là 0,1803837 ở mức cao Con số này cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lợi nhuận của vốn chủ sở hữu giữa các doanh nghiệp ngành xây dựng Giá trị nhỏ nhất của biến ROE là -1,6901 (tương đương -169,01%), trong khi giá trị lớn nhất đạt 1,0267 (tương đương 102,67%)
Biến AGE (Số năm hoạt động)
Biến AGE đo lường số năm hoạt động của công ty tính từ thời điểm thành lập Trung bình, các công ty trong mẫu có thời gian hoạt động là 31,44444 năm, với độ lệch chuẩn ở mức trung bình là 14,51909 năm Công ty non trẻ nhất mới hoạt động được 12 năm, trong khi "ông lớn" lâu đời nhất đã có thâm niên lên tới hơn 60 năm
Sự đa dạng về "tuổi đời" doanh nghiệp cho thấy mẫu nghiên cứu bao gồm cả những doanh nghiệp khởi nghiệp và những tập đoàn lớn lâu năm trên thị trường
Biến SIZE (Quy mô doanh nghiệp)
SIZE là logarit của tổng tài sản, dùng để đo lường quy mô công ty Giá trị trung bình mean của SIZE là 12,07896, với độ lệch chuẩn là 0,5779699 Doanh nghiệp với quy mô nhỏ nhất chỉ đạt giá trị SIZE là 10,66299, trong khi doanh nghiệp lớn nhất có giá trị này lên tới 13,52093 Sự chênh lệch đáng kể này cho thấy quy mô tài sản và vốn của các công ty trong mẫu khá đa dạng
Biến DER (Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu)
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) thể hiện cơ cấu vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Giá trị trung bình của DER trong mẫu là 1,49237, với độ lệch chuẩn rất cao là 3,757581, cho thấy có sự khác biệt lớn trong chính sách tài trợ vốn của các công ty DER dao động trong khoảng rất rộng, từ mức thấp nhất bằng 0 đến mức cao nhất lên tới 70,82
Biến PS (Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản)
Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản (PS) phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp Trung bình, các doanh nghiệp niêm yết trong mẫu có tỷ lệ này ở mức 0,1654577 (16,54%), với độ lệch chuẩn là 0,1820203 Tỷ lệ PS thấp nhất gần bằng 0, trong khi tỷ lệ cao nhất lên tới 0,915833 (91,58%) Sự chênh lệch lớn này phản ánh đặc điểm và yêu cầu đầu tư khác nhau của từng lĩnh vực kinh doanh
Biến Gr (Tăng trưởng doanh thu)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Gr) thể hiện sự thay đổi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm Trung bình, doanh thu của các công ty trong mẫu tăng trưởng 0,15169 (15,169%) mỗi năm, với độ lệch chuẩn rất lớn (0,7414564) Công ty có tốc độ tăng trưởng thấp nhất giảm tới -0,8938454 (-89,38%), trong khi công ty có tốc độ tăng trưởng cao nhất tăng tới 9,235731 (923,57%) Sự chênh lệch rất lớn này phản ánh đặc điểm tăng trưởng khác nhau của từng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh khác biệt giữa các doanh nghiệp
Biến LIQ (Tỷ số thanh toán nhanh)
Tỷ số thanh toán nhanh (LIQ) đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn (trừ hàng tồn kho) Giá trị trung bình của LIQ trong mẫu là 0,8296111, với độ lệch chuẩn khá cao (0,3404287) Giá trị thấp nhất của LIQ chỉ là 0.09, trong khi giá trị cao nhất lên tới 2,83 Nhìn chung, các doanh nghiệp trong mẫu có khả năng thanh toán ngắn hạn khá tốt, mặc dù vẫn có sự chênh lệch nhất định
Biến ARC (Kỳ thu tiền bình quân)
Kỳ thu tiền bình quân (ARC) là trung bình thời gian doanh nghiệp thu hồi tiền từ khách hàng, phản ánh hiệu quả quản trị khoản phải thu Giá trị trung bình của ARC trong mẫu là 1928,884 ngày, với độ lệch chuẩn rất lớn (309,7196 ngày) ARC ngắn nhất chỉ là 4,31 ngày, trong khi ARC dài nhất lên tới 5856,44 ngày (hơn 16 năm) Sự chênh lệch đáng kể này cho thấy các chính sách tín dụng và năng lực quản trị công nợ rất khác nhau giữa các doanh nghiệp
Biến ICC (Chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho)
Chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICC) thể hiện số ngày trung bình mà hàng tồn kho được lưu giữ trước khi bán ra, phản ánh hiệu quả quản trị hàng tồn kho Giá trị trung bình của ICC trong mẫu là 317,5458 ngày, với độ lệch chuẩn cực lớn (2700,941 ngày) ICC ngắn nhất chỉ là 0.12 ngày, nhưng ICC dài nhất lên tới con số khó tin là 62118,99 ngày (hơn 170 năm) Sự chênh lệch khổng lồ này cho thấy đặc điểm tồn kho và năng lực quản trị hàng tồn kho rất khác biệt giữa các ngành và các doanh nghiệp
Biến RD (Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển)
Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (RD) phản ánh mức độ đầu tư cho các hoạt động R&D của doanh nghiệp Giá trị trung bình của RD trong mẫu là 0,7590447, có nghĩa là trung bình các doanh nghiệp dành khoảng 0,75% doanh thu cho công tác nghiên cứu và phát triển Tuy nhiên, độ lệch chuẩn rất cao (1,556809) cùng với giá trị nhỏ nhất bằng 0 và giá trị lớn nhất lên tới 14,31323 cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về mức đầu tư cho R&D giữa các công ty Điều này phản ánh chiến lược đầu tư cho đổi mới và phát triển công nghệ cũng như khả năng tài chính khác nhau giữa các doanh nghiệp trong ngành
Biến GDP (Tốc độ tăng trưởng kinh tế)
Tốc độ tăng trưởng GDP đo lường mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, là yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong khoảng thời gian nghiên cứu là 6,036064%, cao hơn so với con số 5,89% trong phân tích trước đó Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định trong giai đoạn 2014-2023 Tuy nhiên, sự biến động của GDP cũng đáng kể với độ lệch chuẩn 1,821693% GDP tăng trưởng thấp nhất là 2,561564% và cao nhất là 8,019792%, cho thấy sự tác động không đồng đều của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng chung của nền kinh tế trong từng năm
3.3.2 Kết quả phân tích tương quan
Bảng 3.2: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
ROA ROE AGE SIZE DER PS GR LIQ ARC ICC RD GDP
Kết quả phân tích tương quan theo cặp (Pairwise correlation) cho thấy hệ số tương quan giữa 2 biến (dòng phía trên) nằm trong khoảng từ -0,4016 đến 0,7997 và mức ý nghĩa của hệ số đó (dòng bên dưới) hay significant (sig) Hệ số tương quan Pearson nhỏ hơn 0,8 được coi là chấp nhận được và chỉ có ý nghĩa khi sig nhỏ hơn 5% Khi biến độc lập tương quan với biến phụ thuộc thì khả năng tác động ở mô hình hồi quy sẽ cao hơn Có thể nhận thấy rằng các biến độc lập PS, LIQ và GDP tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROA trong khi các biến còn lại bao gồm AGE, SIZE, DER, GR, ARC, ICC và RD tác động ngược chiều Đối với biến phụ thuộc ROE, các biến độc lập AGE, SIZE, PS, LIQ và GDP có tác động cùng chiều, còn các biến DER,
GR, ARC, ICC và RD có ảnh hưởng ngược chiều với ROE
Với cặp biến (ROA – ROE) đây là 2 biến phụ thuộc của mô hình, không được sử dụng để chạy chung trong một mô hình Do vậy, mặc dù mức độ tương quan của