Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em đã có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đề tài: “Xây dựng và kiểm thử một số chức năng của phần mềm quản lý d
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XE Ô TÔ VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
Tổng quan về quản lý dịch vụ chăm sóc xe ô tô
1.1.1 Dịch vụ chăm sóc xe ô tô là gì?
“Dịch vụ chăm sóc xe ô tô (tên tiếng anh là Car Detailing) là một khái niệm mới du nhập về Việt Nam trong vài năm gần đây Các công việc trong dịch vụ chăm sóc xe ô tô tập trung về mặt thẩm mỹ như chăm sóc và tân trang, mang đến sự hoàn hảo cho cả vẻ ngoài và bên trong phương tiện của khách hàng” (vinfastvn, 2022)
Hình 1.1 Dịch vụ chăm sóc xe ô tô
Dịch vụ chăm sóc ô tô là một loạt các hoạt động được thực hiện để bảo dưỡng và giữ gìn phương tiện trong tình trạng tốt nhất có thể Các hoạt động này bao gồm thay dầu định kỳ, kiểm tra thay thế bộ lọc không khí, bơm lốp, kiểm tra và thay thế bộ phanh, kiểm tra và sửa chữa hệ thống treo, kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện, kiểm tra và sửa chữa hệ thống làm mát và kiểm tra và sửa chữa các vấn đề khác liên quan đến xe ô tô Việc thường xuyên chăm sóc xe ô tô sẽ giúp nó hoạt động được hiệu quả hơn và kéo dài tuổi thọ của nó
1.1.2 Vai trò của dịch vụ chăm sóc xe ô tô
Dịch vụ chăm sóc xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng và duy trì sự hoạt động hiệu quả của xe ô tô Nó giúp bảo vệ và giúp tuổi thọ của xe ô tô được kéo dài, giảm thiểu sự cố hỏng hóc và đảm bảo an toàn khi lái xe
- Nâng cao tuổi thọ xe: Các linh kiện thiết bị của ô tô luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ Thời tiết nắng nóng gay gắt có thể khiến lốp xe, điều hòa, động cơ nhanh chóng hao mòn, xuống cấp Bên cạnh đó gây giảm hiệu suất sạc và tuổi thọ pin đối với xe điện Đặc biệt là tình trạng mưa ngập có thể gây chết máy, và giảm tuổi thọ của các động cơ Chăm sóc xe ô tô định kỳ giúp ô tô luôn duy trì được trạng thái vận hành tối ưu, từ đó nâng cao tuổi thọ hoạt động
- Đảm bảo an toàn: Một trong những lợi ích dịch vụ chăm sóc xe ô tô là để đảm bảo sự an toàn cho người lái và hành khách trên xe khi di chuyển Vì vậy, các hoạt động kiểm tra động cơ, đèn chiếu sáng, lốp, phanh, cabin, bộ lọc không khí … và thay dầu định kỳ là điều cần thiết Bất kỳ bộ phận nào trên xe bị hao mòn hoặc hư hỏng đều có thể ảnh hưởng xấu đến việc vận hành, thậm chí là ảnh hưởng đến sự an toàn của chính chủ phương tiện và những người tham gia giao thông khác
- Được bảo hành phương tiện: Nếu ô tô vẫn còn bảo hành của nhà sản xuất, khách hàng nên bảo dưỡng xe theo đúng định kỳ để đảm bảo rằng phương tiện luôn duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất Tuy nhiên, chủ phương tiện không bắt buộc phải bảo dưỡng ô tô bởi nhà sản xuất hoặc đại lý mà khách hàng đã mua xe Để thuận tiện hơn, khách hàng chỉ cần chọn một địa điểm được ủy quyền phù hợp
- Nâng cao giá trị xe: Việc chăm sóc xe ô tô định kỳ không chỉ giúp xe ô tô của bạn hoạt động tốt hơn mà còn giúp tăng giá trị bán lại của nó Xe ô tô được bảo dưỡng và duy trì định kỳ sẽ trông mới hơn, hoạt động tốt hơn và có giá trị bán lại cao hơn so với xe ô tô không được bảo dưỡng định kỳ
- Tối ưu chi phí: Dịch vụ chăm sóc xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí cho việc bảo trì xe ô tô Việc chăm sóc xe ô tô định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề và ngăn chặn chúng trở thành vấn đề lớn hơn, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa đáng kể trong tương lai.(vinfast, 2022)
⇨ Tổng quan lại, dịch vụ chăm sóc xe ô tô không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ xe ô tô của bạn mà còn giúp tăng hiệu suất, tiết kiệm chi phí và tăng giá trị bán lại của nó Do đó, việc chăm sóc xe ô tô định kỳ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho xe ô tô của bạn
1.1.3 Các bước thực hiện dịch vụ chăm sóc xe ô tô
Các bước thực hiện dịch vụ chăm sóc xe ô tô bao gồm:
- Đưa xe đến trung tâm dịch vụ: Khách hàng đưa xe đến trung tâm dịch vụ và trao đổi với nhân viên về các yêu cầu cần thực hiện, ví dụ như loại dịch vụ cần thiết, tình trạng xe, vấn đề cần khắc phục
- Kiểm tra tình trạng xe: Nhân viên sẽ kiểm tra tình trạng xe của khách hàng để xác định các vấn đề cần khắc phục hoặc các dịch vụ cần thực hiện, ví dụ như kiểm tra động cơ, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống điện, bộ lọc không khí, thay dầu
- Báo giá: Sau khi đã xác định các dịch vụ cần thiết, nhân viên sẽ báo giá cho khách hàng Nếu khách hàng đồng ý, nhân viên sẽ tiến hành thực hiện các dịch vụ
- Thực hiện các dịch vụ: Nhân viên sẽ thực hiện các dịch vụ được yêu cầu, bao gồm thay dầu, thay bộ lọc không khí, bơm lốp, kiểm tra và sửa chữa các hệ thống của xe
- Kiểm tra và kiểm định: Sau khi hoàn thành các dịch vụ, xe sẽ được kiểm tra và kiểm định để đảm bảo các vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn và xe hoạt động tốt
- Bàn giao xe cho khách hàng: Sau khi kiểm tra và kiểm định hoàn tất, xe sẽ được bàn giao cho khách hàng kèm theo các giấy tờ cần thiết, bao gồm phiếu bảo dưỡng, hóa đơn, giấy chứng nhận kiểm định
Tổng quan về các công nghệ xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ chăm sóc xe
1.2.1 Giới thiệu về hệ quản trị CSDL SQL Server
SQL Server (Structured Query Language) là một hệ thống RDBMS (Relational Database Management System) hay còn được gọi là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ Hệ thống quản lý này có một số chức năng như hỗ trợ quy trình xử lý giao dịch, ứng dụng nhiều trong các công ty công nghệ…
Các tính năng của SQL Server:
- Tính năng chuyên biệt doanh nghiệp: Microsoft gần đây đã giới thiệu các công cụ phân tích mạnh mẽ cho SQL Server và chức năng quản trị dữ liệu cho doanh nghiệp Đặc biệt, kể từ phiên bản SQL Server 2016, các tính năng này bao gồm cả dịch vụ Machine Learning được tích hợp trực tiếp vào SQL Server cũng như cung cấp các dịch vụ phân tích dữ liệu, công cụ trực quan hóa dữ liệu và dịch vụ SQL Server Reporting, tạo ra các báo cáo hỗ trợ và phân phối thông tin quan trong trong doanh nghiệp
Hình 1.2 Tính năng chuyên biệt dành cho doanh nghiệp
- Tính năng quản lý: tính năng quản lý mạnh mẽ, đa dạng giúp quản trị viên có thể làm việc hiệu quả, dễ dàng và tối ưu MS SQL Server bao hàm tích hợp dịch vụ SQL Server Data Quality, SQL Server, SQL Server Management Studio, thực hiện nhiệm vụ triển khai, quản lý và giám sát bộ dữ liệu cơ sở (GotIt, 2021).
Tổng quan về kiểm thử phần mềm
1.3.1 Kiểm thử phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm (software testing) là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm, nhằm giảm thiểu tối đa các lỗi có thể xảy ra khi đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tế Chuỗi hoạt động này gồm:
- Lập kế hoạch để kiểm thử
- Phân tích kiểm thử (test analysis)
- Thiết kế các trường hợp kiểm thử (test design)
- Thực thi kiểm thử (test execution)
- Báo cáo kết quả kiểm thử (test reporting) (Nguyên Đào, 2021)
Kiểm thử hộp đen (còn gọi là Black box Testing): là cách thức thực hiện mà bạn chưa biết về cấu tạo cũng như thành phần bên trong của ứng dụng, sản phẩm bất kỳ, khi này bộ phận tester sẽ phải thực hiện việc kiểm thử toàn bộ dữ liệu không nhìn thấy bên trong “hộp đen” đó Kiểm thử hộp đen chính là công việc kiểm thử đầu vào, đầu ra và chức năng của sản phẩm phần mềm dựa trên quy trình nhất định Bên cạnh đó, để thực hiện thành công phương pháp Black Box Testing thì tester nên lên kế hoạch và thiết lập giá trị đầu vào cụ thể và đây là những giá trị có thể thực hiện các yêu cầu từ chức năng của sản phẩm, ứng dụng
Với kiểm thử hộp đen, người kiểm thử sẽ không được tiếp cận với hệ thống thông qua cấu trúc lập trình mà chỉ được xem nó là 1 cấu trúc hoàn chỉnh với thành phần bên trong không thể can thiệp vào
+ Giống với việc sử dụng ứng dụng, phương pháp này sẽ không yêu cầu người kiểm thử nắm vững các kiến thức có liên quan tới lập trình, không cần thành thạo ngôn ngữ lập trình hoặc viết code
+ Không cần tìm hiểu quá sâu về cách triển khai cũng như các thông tin chi tiết có liên quan tới hệ thống
+ Hỗ trợ tester trong việc lên kịch bản kiểm thử thông qua luồng dữ liệu mô tả cụ thể nhanh và chính xác nhất
+ Người kiểm thử có thể thực hiện kiểm với 1 developer riêng biệt, từ đó giúp quá trình thực hiện khách quan hơn và tránh xảy ra tình trạng thiên vị
+ Mọi yêu cầu trên hệ thống đều được kiểm thử chính xác nhất
+ Việc thực hiện test case sẽ mất thời gian nếu như dữ liệu mô tả hoặc thông số chưa rõ ràng Do đó, quá trình kiểm thử sẽ tốn công sức trong việc xác định thông tin dữ liệu đầu vào và lên kịch bản thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn hơn
+ Trong 1 lần thực hiện test sẽ có nhiều đường dẫn không được kiểm tra
+ Độ chính xác của phạm vi kiểm thử khó có thể xác định được.(Hải Yến, 2020)
1.3.2.2 Phân loại kiểm thử hộp đen
- Function testing (kiểm thử chức năng)
Hình 1.3 Kiểm thử chức năng
Là loại kiểm thử có liên quan tới chức năng của toàn bộ hệ thống bên trong sản phẩm, phần mềm Thông thường Functional Testing được thực hiện bởi chính bộ phận tester Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm thử với Functional Testing chức năng sẽ được kiểm tra kỹ càng trong luồng dữ liệu đầu vào, sau đó đánh giá kết quả đầu ra mà không lo bị ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong ứng dụng
- Non-function testing (kiểm thử phi chức năng): Nhằm mục đích kiểm thử các vấn đề về hiệu suất, độ tin cậy và mức độ có thể sử dụng trong 1 sản phẩm phần mềm, ứng dụng bất kỳ
Hình 1.4 Kiểm thử phi chức năng
Bên cạnh đó, sử dụng Non – Functional testing với các mục tiêu:
+ Làm tăng khả năng sử dụng của sản phẩm, từ đó bạn có thể xác định khả năng cần bảo trì và đo lường được độ hiệu quả của phần mềm đó
+ Hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất xuống mức thấp nhất, đặc biệt là các khía cạnh có liên quan tới Non – Functional testing
+ Quá trình cài đặt được tối ưu hóa, giám sát, quản lý và thực thi sản phẩm chặt chẽ và chính xác nhất
- Regression testing (kiểm thử hồi quy)
Hình 1.5 Kiểm thử hồi quy Nguồn: Hải Yến (2020)
Kiểm thử hồi quy thường được sử dụng khi đã xác định được lỗi, đã nâng cấp và bảo trì hệ thống thành công Regression testing sẽ được thực hiện với mục đích đảm bảo về dữ liệu code lập trình mới sẽ không gây ảnh hưởng tới các thông tin code cũ được lập trình trong hệ thống phần mềm
Phân vùng tương đương (Equivalence partitioning)
Hình 1.6 Kỹ thuật phân vùng tương đương
- Đây là kỹ thuật kiểm thử liên quan tới sự phân chia dữ liệu đầu vào cho các thành phần giá trị hợp lệ hoặc không hợp lệ Tiếp theo tester sẽ dựa trên thông tin này để lập ra kịch bản cho giá trị kiểm thử từng phần và quyết định dữ liệu kiểm tử từ các giá trị được chọn ra trong mỗi phân vùng
- Phân vùng tương đương: với nhiệm vụ chính là tập hợp các giá trị trong cùng 1 giai đoạn để test các class tương đương có cùng giá trị
- Từ vùng giá trị Input tương đương lựa chọn ra kết quả xử lý giống nhau, có cùng thời gian để từ đó cùng xử lý cho giá trị nhập cụ thể
- Mục đích: Chỉ cần thực hiện test cho 1 giá trị đại diện cụ thể để giảm số lượng các test case cần được thiết kế Chọn ra giá trị cụ thể từ các class có cùng giá trị để tiến hành test
Phân tích giá trị biên (Boundary value analysis)
Hình 1.7 Kỹ thuật phân tích giá trị biên
- Đây là phương pháp kỹ thuật phân tích toàn bộ các giá trị biên trong các giá trị đặc tả cho dữ liệu đầu vào Bên cạnh đó, với kỹ thuật này tester bắt buộc phải chọn ra giá trị biên và giá trị bên cạnh xung quanh giá trị biên để lấy cơ sở dữ liệu cho việc kiểm thử
- Thêm vào đó, phương pháp này sẽ đem tới cho người kiểm thử nhiều giá trị đặc biệt như giá trị dữ liệu lỗi bên trong bên ngoài biên hoặc giá trị nhỏ nhất, lớn nhất
- Trong quá trình thực hiện kỹ thuật test với giá trị biên, tester sẽ phải thực hiện lần lượt 3 giai đoạn:
+ Chọn ra giá trị biên (quyết định giá trị)
+ Quyết định giá trị cuối cùng sử dụng để test phần mềm
Bảng quyết định (Decision Tables)
Hình 1.8 Kỹ thuật bảng quyết định
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XE Ô TÔ TẠI
Giới thiệu về công ty TOYOTA Việt Nam
2.1.1 Sơ lược về công ty TOYOTA Việt Nam
Hình 2.1 Công ty Toyota Việt Nam
Thành lập vào tháng 9 năm 1995, Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam được đầu tư với số vốn là 89.6 triệu đô từ ba tập đoàn và công ty lớn Trong đó, Tập đoàn TOYOTA Nhật Bản chiếm tỉ trọng đầu tư lớn nhất là 70%, tiếp theo là VEAM - Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp chiếm 20% tổng số vốn và Công ty trách nhiệm hữu hạn KUO Singapore là 10%
Vào năm 1996 nhà máy của Toyota đã được xây dựng tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Sau khi xây dựng hoàn thành, nhà máy đã xuất xưởng và giới thiệu sản phẩm đầu tiên (HIACE) ra thị trường ô tô Việt Nam
Năm 1996, Toyota đã xây dựng một nhà máy tại TX.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Sau khi được hoàn thiện, nhà máy đã bắt đầu sản xuất và giới thiệu sản phẩm đầu tiên của mình
- mẫu HIACE đưa vào thị trường ô tô Việt Nam
Hình 2.2 Thế hệ HIACE đầu tiên ra mắt ở Việt Nam
Ngày 21/6/1997, mẫu xe Corolla được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam Vào khoảng thời gian này, Toyota cũng đã khai trương chi nhánh ô tô đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh (THANH NAM, 2020)
Hiện nay, Toyota Việt Nam có các nhà máy lắp ráp tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với khả năng sản xuất hàng nghìn chiếc xe mỗi năm Các dòng xe của Toyota được bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam, bao gồm Vios, Altis, Camry, Fortuner, Innova, Hilux, Land Cruiser, và một số mẫu xe khác
Ngoài ra, Toyota Việt Nam cũng có các chương trình hỗ trợ khách hàng, bao gồm bảo hành, bảo dưỡng, phụ tùng chính hãng và dịch vụ hậu mãi khác Công ty cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện, với mục tiêu đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng Việt Nam
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam:
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Toyota Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Thị Hải Yến (2015)
- Hội đồng quản trị (HĐQT): đóng vai trò là cơ quan có quyền lực cao nhất trong toàn công ty, có trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chung HĐQT bao gồm chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch HĐQT và các thành viên khác Nhiệm vụ chính của HĐQR là xác định chiến lược dài hạn cho công ty, định hướng phát triển và mục tiêu phát triển
- Ban giám đốc: có vai trò quan trọng như người lãnh đạo hàng đầu trong một công ty Họ chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh, đảm bảo sự phát triển và chăm sóc cho đời sống của nhân viên công ty Không những vậy, các nhân viên cấp dưới phải tuân thủ những chỉ đạo và quyết định của ban này ban hành.Cụ thể, ban giám đốc công ty gồm 1 TGĐ, 1 PGĐ và các GĐ phòng ban
- Các phòng ban chức năng trong công ty đảm nhiệm trách nhiệm quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn đồng thời cung cấp tham mưu những vấn đề mà phòng ban mình đang phụ trách cho Ban giám đốc
- Phòng hành chính: được kết hợp giữa Phòng tổ chức và Phòng xuất nhập khẩu Phòng tổ chức đóng vai trò tham mưu cho Ban giám đốc về các công tác tuyển dụng nhân lực, đào tạo nhân viên, quản lý, thực hiện chính sách xã hội với người lao động Phòng xuất nhập khẩu quản lý các hoạt động nhập khẩu, mua bán phục vụ cho việc kinh doanh sản xuất
- Phòng Marketing: đóng vai trò như một mạng lưới tiêu thụ các sản phẩm, hay nói cách khác là tổ chức các kênh phân phối, nghiên cứu nhu cầu thị trường Các dịch vụ phục vụ khách hàng được phát triển sản xuất kinh doanh tại phòng ban này
- Phòng tài chính-kế toán: các hoạt động như hạch toán tài chính, lợi nhuận, chi phí, tiền thưởng, vốn,…đều được phòng ban này chịu trách nhiệm
- Phòng sản xuất bao gồm:
+ Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý hoạt động kỹ thuật sản xuất trong các xưởng của công ty
+ Phòng quản lý sản phẩm: sau khi hoàn thành các sản phẩm hoàn chỉnh, sẽ được chuyển đến phòng ban này để thực hiện quản lý kho và bàn giao lại cho các chi nhánh + Phòng quản lý chất lượng: để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất cần đưa sản phẩm đến phòng quản lý chất lượng để được hướng dẫn và quản lý nghiêm ngặt + Phòng sản xuất phụ tùng: quản lý trực tiếp các hoạt động sản xuất của các xưởng sơn, xưởng lắp ráp, xưởng hàn, xưởng dập (Nguyễn Thị Hải Yến, 2015)
2.1.2 Tổng quan quy trình tiếp nhận dịch vụ của TOYOTA Việt Nam
Hình 2.4 Quy trình tiếp nhận dịch vụ của Toyota
Khảo sát thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc xe ô tô tại TOYOTA
2.2.1 Lên kế hoạch phỏng vấn Để có bức tranh tổng quan về HTTT quản lý của doanh nghiệp hiện tại, em đã tiến hành khảo sát hệ thống bằng phương pháp phỏng vấn Cụ thể như sau:
Bảng kế hoạch phỏng vấn
Chị Lê Thị Trang - Cố vấn dịch vụ tại
Người phỏng vấn : Từ Thị Ngọc Ánh Địa điểm phỏng vấn: Tại văn phòng làm việc của doanh nghiệp
Chuẩn bị: Sổ ghi chép, bút, điện thoại
Hình thức: Đối thoại trực tiếp
Mục tiêu: Phân tích thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc xe ô tô tại Toyota Việt Nam, từ đó xác định các vấn đề tồn đọng để đưa ra các giải pháp giải quyết
Danh sách câu hỏi phỏng vấn:
Câu hỏi 1: Cơ cấu tổ chức hiện tại của doanh nghiệp?
Câu hỏi 2: Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới?
Câu hỏi 3: Quy trình tiếp nhận dịch vụ của đại lý?
Câu hỏi 4: Đại lý đang sử dụng những phần mềm quản lý nào?
Câu hỏi 5: Các vấn đề còn tồn đọng của phần mềm hiện tại?
Câu hỏi 6: Mong muốn về hệ thống mới?
Bảng 2.1 Kế hoạch phỏng vấn
Người phỏng vấn: Từ Thị Ngọc Ánh
Người được phỏng vấn: Chị Lê Thị
Câu hỏi Câu trả lời
Câu hỏi 1: Chị có thể chia sẻ về cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty không?
Công ty Toyota có các cấp lãnh đạo là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, chịu trách nhiệm thực hiện các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của tổ chức Bên dưới là các phòng ban: phòng xuất nhập khẩu và phòng tổ chức thuộc phòng hành chính; phòng marketing, phòng tài chính - kế toán, phòng sản xuất, phòng quản lý chất lượng Mỗi phòng ban có trưởng phòng và quản lý tương ứng để đảm bảo các hoạt động của công ty được thực hiện một cách hiệu quả và đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty
Mỗi đại lý ô tô cũng bao gồm nhiều bộ phận khác nhau để đảm bảo hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Một đại lý ô tô bao gồm các bộ phận: Phòng kinh doanh, phòng dịch vụ, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính phòng bảo hành, phòng kiểm soát chất lượng
Kết quả: Đáng tin cậy
Câu hỏi 2: Đối tượng khách hàng chủ yếu của Toyota là gì?
Một số đối tượng khách hàng chủ yếu của Toyota có thể kể đến là Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp Đối với khách hàng cá nhân họ là những người đang tìm kiếm một chiếc xe ô tô để sử dụng cho mục đích cá nhân, thường tập trung vào các dòng xe gia đình, xe thể thao hoặc xe hạng sang Đối với khách hàng doanh nghiệp, họ thường mua xe để sử dụng cho mục đích kinh doanh như vận chuyển hàng hóa hoặc đưa đón khách hàng Đại lý có thể tập trung vào các dòng xe tải, xe khách hoặc xe sang trọng để thu hút khách hàng doanh nghiệp
Kết quả: Đáng tin cậy
Câu hỏi 3: Khi khách hàng mang xe vào đại lý làm dịch vụ sẽ trải qua quy trình gồm các bước nào?
Hiện tại các đại lý thực hiện tiếp nhận xe theo quy trình là ban đầu, khách hàng sẽ gặp bảo vệ tại cổng đại lý, sau đó lễ tân sẽ tiếp đón và sắp xếp khách hàng vào vị trí cố vấn dịch vụ thích hợp, cố vấn dịch vụ tiếp nhận, nhận xe và tư vấn các dịch vụ cho xe.Trong quá trình đợi xe, khách hàng có thể nghỉ ngơi và dùng đồ ăn nhẹ tại phòng chờ Sau khi xe làm xong, khách hàng sẽ nhận xe và thanh toán tại khu vực thu ngân
Kết quả quan sát: Đáng tin cậy
Câu hỏi 4: Các đại lý của
Toyota sử dụng phần mềm nào để quản lý dịch vụ xe ô tô?
Trả lời: Đại lý của Toyota sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để quản lý hoạt động kinh doanh như: phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý lịch hẹn, phần mềm quản lý nhân viên, phần mềm quản lý kho và phụ tùng, phần mềm tài chính kế toán
Còn công ty Toyota sử dụng phần mềm EPC (Toyota Electronic Parts Catalogue) để quản lý về các linh kiện và phụ tùng của Toyota và phần mềm TDD (Toyota Dealer Daily) để cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cho đại lý Toyota
Kết quả: Đáng tin cậy
Bảng 2.2 Bảng kết quả phỏng vấn
Câu hỏi 5: Các vấn đề còn tồn đọng của phần mềm hiện tại là gì và có gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đại lý không?
Các phần mềm mà đại lý đang sử dụng không được tích hợp với nhau, do đó gây ra một số vấn đề như sự không liên thông thông tin giữa các phần mềm, thời gian và công sức để quản lý nhiều phần mềm của một lúc và sự khó khăn trong việc phân tích và đánh giá thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh
Kết quả: Đáng tin cậy
Câu hỏi 6: Nếu có một hệ thống mới phục vụ cho việc quản lý dịch vụ xe ô tô cho TOYOTA, chị mong muốn phần mềm đó đáp ứng các yêu cầu gì?
Vì ngành dịch vụ xe ô tô khá đặc thù và phức tạp, nên phần mềm trước tiên phải đáp ứng đúng luồng nghiệp vụ của quy trình tại TOYOTA Phần mềm cần được thiết kế để giúp đại lý quản lý toàn bộ quy trình dịch vụ bao gồm đón tiếp khách hàng, lập kế hoạch bảo dưỡng, quản lý chi phí đến hỗ trợ kỹ thuật và phân tích dữ liệu khách hàng Về các chức năng, phần mềm cần phải tích hợp được các tính năng của các phần mềm quản lý thành một hệ thống duy nhất, đảm bảo sự chặt chẽ về mặt dữ liệu và kết nối các đại lý với công ty Toyota Việt Nam Cụ thể cần có các chức năng như quản lý thông tin khách hàng và xe, quản lý lịch sử sửa chữa, lịch hẹn, báo giá, bảo hành bảo dưỡng, tạo báo cáo…
Kết quả: Đáng tin cậy
2.2.3 Hồ sơ dữ liệu thu thập được
- Phiếu số thứ tự xe
Hình 2.5 Phiếu số thứ tự xe
- Danh sách xe vào ra cổng
Hình 2.7 Danh sách xe vào ra
Thực trạng hệ thống quản lý dịch vụ chăm sóc xe ô tô tại TOYOTA
2.3.1 Quy trình thực hiện tiếp nhận dịch vụ chăm sóc xe tại TOYOTA
Quy trình tiếp nhận dịch vụ của Toyota Việt Nam bao gồm các bước sau:
- B1: Tiếp nhận thông tin: Khách hàng liên hệ với Toyota Việt Nam thông qua các kênh như điện thoại, email, trang web hoặc trực tiếp tại đại lý Toyota
- B2: Tiếp nhận yêu cầu: Đội ngũ tiếp nhận yêu cầu sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và ghi lại thông tin về tình trạng xe, dịch vụ cần thực hiện và thông tin liên lạc của khách hàng
- B3: Đánh giá tình trạng xe: Kỹ thuật viên của Toyota Việt Nam sẽ đánh giá tình trạng xe của khách hàng và cung cấp cho khách hàng thông tin về các vấn đề cần sửa chữa, bảo trì hoặc thay thế
- B4: Báo giá: Sau khi đánh giá tình trạng xe, đội ngũ tư vấn sẽ báo giá cho khách hàng về chi phí sửa chữa hoặc bảo dưỡng
- B5: Sửa chữa, bảo dưỡng: Sau khi khách hàng đồng ý với báo giá, Toyota Việt Nam sẽ tiến hành thực hiện sửa chữa hoặc bảo dưỡng xe của khách hàng
- B6: Kiểm tra và bàn giao xe: Sau khi khách hàng đồng ý với báo giá, Toyota Việt Nam sẽ kiểm tra và bàn giao xe cho khách hàng
- B7: Phản hồi từ khách hàng: Toyota Việt Nam sẽ liên hệ lại với quý khách để đánh giá mức độ hài lòng của quý khách về dịch vụ của công ty
Quy trình tiếp nhận dịch vụ của Toyota Việt Nam đảm bảo mang lại cho khách hàng sự tiện lợi và chất lượng dịch vụ tốt nhất Ngoài ra, Toyota Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật và nâng cao quy trình này để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
2.3.2 Các phần mềm sử dụng
Các đại lý của Toyota sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để quản lý dịch vụ xe ô tô bao gồm:
- Phần mềm quản lý khách hàng: Được sử dụng để quản lý thông tin khách hàng, lịch sử mua xe, thông tin liên lạc, thông tin khuyến mãi,
- Phần mềm quản lý lịch hẹn: Được sử dụng để lên lịch hẹn sửa chữa, bảo dướng, kiểm tra xe của khách hàng Phần mềm cho phép đại lý quản lý lịch trình của các kĩ thuật viên và cập nhật trạng thái của các dịch vụ được yêu cầu
- Phần mềm quản lý nhân viên: Được sử dụng để quản lý thông tin nhân viên bao gồm thông tin cá nhân, thông tin liên lạc, chức vụ, lương, chế độ bảo hiểm,
- Phần mềm quản lý kho và phụ tùng: Được sử dụng để quản lý thông tin về phụ tùng, linh kiện sử dụng trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng xe tại các đại lý Phần mềm cũng quản lý việc đặt hàng, nhập hàng và xuất hàng của đại lý khi phát sinh yêu cầu từ lệnh xuất phụ tùng cho sửa chữa và bán lẻ phụ tùng
Công ty Toyota Việt Nam hiện đang sử dụng các phần mềm để quản lý thông tin bảo hành và sửa chữa như:
- Toyota Technical Information System (TIS): cung cấp các tài liệu kỹ thuật, thông tin về sản phẩm, thông tin về các chương trình đào tạo kỹ thuật, và các công cụ khác để hỗ trợ đại lý Toyota trong quá trình sửa chữa và bảo trì xe
- Toyota Electronic Parts Catalogue (EPC): cho phép người dùng tra cứu thông tin về các linh kiện và phụ tùng của Toyota theo từng loại xe, năm sản xuất và mô hình
- Toyota Dealer Daily (TDD): cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm mới của Toyota, và các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của đại lý Toyota.
Đánh giá thực trạng hệ thống
- Về mặt quy trình nghiệp vụ, quy trình tiếp nhận xe vào đại lý Toyota làm dịch vụ được thực hiện chu đáo và chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao Từ việc tiếp nhận xe đến báo giá và phân tích sửa chữa, thực hiện sửa chữa và giao xe cho khách hàng đều được liên kết với nhau một cách chặt chẽ
- Tuy nhiên, về mặt phần mềm, việc các đại lý của Toyota vẫn đang sử dụng các phần mềm quản lý riêng lẻ, không được tích hợp với nhau vào một hệ thống duy nhất gây ra khó khăn trong việc quản lý thông tin, dễ gây ra sự trùng lặp dữ liệu Cụ thể một số ảnh hưởng có thể kể đến như:
+ Việc phải nhập liệu nhiều lần trên các phần mềm khác nhau khiến quá trình quản lý dịch vụ trở nên mất thời gian và tốn công sức Nếu thông tin không được nhập đầy đủ và chính xác trên một trong các phần mềm có thể dẫn đến sai sót trong quản lý dịch vụ
+ Việc sử dụng nhiều phần mềm quản lý có thể làm cho quá trình theo dõi và kiểm tra trở nên khó khăn và phức tạp Nếu không có một hệ thống quản lý toàn diện, các thông tin quan trọng có thể bị mất hoặc bị nhầm lẫn
+ Khi sử dụng nhiều phần mềm quản lý, có thể xảy ra tình trạng các thông tin không đồng bộ với nhau giữa các phần mềm Điều này có thể dẫn đến những sai sót và khó khăn trong quá trình quản lý dịch vụ
+ Nếu các phần mềm không được tích hợp với nhau thì có thể khiến cho quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng trở nên khó khăn và chậm trễ Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của khách hàng và gây mất lòng tin của khách hàng đối với đại lý ô tô
Do đó, để đảm hiệu quả trong quản lý dịch vụ ô tô, việc tích hợp các phần mềm quản lý vào một hệ thống là rất cần thiết Các tính năng của các phần mềm trước đó khi được tích hợp vào một hệ thống duy nhất sẽ giúp đơn giản hóa quy trình quản lý, cải thiện hiệu quả và giảm thiểu sự trùng lặp thông tin.
Kết luận chương 2
Chương 2 của bài khóa luận, tôi đã giới thiệu tổng quan về công ty Toyota, đồng thời khảo sát và phân tích thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc xe ô tô của các đại lý Toyota, từ đó đánh giá hệ thống hiện tại mà công ty đang sử dụng
Từ việc đánh giá hệ thống hiện tại ở chương 2, chương 3 khóa luận sẽ thực hiện mô tả bài toán và phân tích, thiết kế hệ thống quản lý dịch vụ chăm sóc xe ô tô
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XE Ô TÔ CHO CÔNG TY TOYOTA
Phát biểu bài toán
Dựa trên thực tế hoạt động và chất lượng của hệ thống hiện tại đang được sử dụng tại Toyota cùng với những hiểu biết về công nghệ triển khai, việc phát triển một hệ thống quản lý dịch vụ mới nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống cũ là điều tất yếu Sự ra đời của một hệ thống mới sẽ giúp cho việc thực hiện quản lý và giám sát các hoạt động liên quan đến chăm sóc xe ô tô bao gồm đặt lịch, tư vấn, bảo dưỡng, … hiệu quả hơn Hệ thống mới tích hợp các chức năng của các phần mềm quản lý riêng lẻ, các thông tin liên quan đến dữ liệu khách hàng, lịch hẹn, bảo hành, phụ tùng được tổng hợp chung về một cơ sở dữ liệu sẽ tránh được việc mất mát và trùng lặp thông tin Từ đó, công ty có thể thực hiện việc quản lý nguồn dữ liệu một cách hiệu quả hơn, đồng thời tạo liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thông qua một hệ thống duy nhất và áp dụng việc phân quyền rõ ràng Điều này giúp loại bỏ dữ liệu thừa và nâng cao hiệu suất trong quản lý và hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Có thể xác định các tính năng của hệ thống như:
1 Quản lý tài khoản nhân viên: Chức năng này cho phép Admin tạo vai trò, tạo tài khoản nhân viên và phân quyền cho các tài khoản đó
2 Quản lý xe vào ra: Nghiệp vụ này được thực hiện bởi Lễ tân, cho phép nhân viên lễ tân thêm mới xe vào cổng đại lý, in phiếu tiếp nhận xe, phân công CVDV tiếp nhận và tư vấn khách hàng về dịch vụ xe Sau khi xe làm dịch vụ xong, khách hàng thanh toán và ra cổng
3 Quản lý thông tin khách hàng: Nghiệp vụ này được thực hiện bởi Cố vấn dịch vụ, cho phép CVDV tạo mới, tra cứu, cập nhật thông tin khách hàng và xe Bên cạnh đó, CVDV cũng có thể biết được khách hàng đã mang xe đến đại lý khác làm dịch vụ hay chưa
4 Quản lý đặt hẹn: Nghiệp vụ này được thực hiện bởi Lễ tân hoặc Cố vấn dịch vụ, cho phép quản lý danh sách hẹn, tạo hẹn cho khách hàng, tra cứu khách hẹn, in phiếu hẹn và
5 Quản lý phụ tùng: Chức năng này cho phép user quản lý thông tin chung, tồn kho của phụ tùng Quản lý các đơn đặt hàng, nhận hàng, xuất hàng của đại lý khi có yêu cầu nghiệp vụ phát sinh
6 Quản lý tiến độ: Chức năng này cho phép user quản lý tiến độ sửa chữa chung, sửa chữa đồng sơn, quản lý danh sách rửa xe, tra cứu tiến độ sửa chữa
7 Quản lý bảo hành: Chức năng này cho phép CVDV đăng ký bảo hành cho xe, tạo Claim gửi lên TMV sau khi hoàn thành xong bảo hành cho khách hàng Đồng thời, CVDV cũng có thể quản lý danh sách các xe đang nằm trong chiến dịch và thông báo chiến dịch
8 Quản lý báo cáo: Chức năng này cho phép tạo báo cáo cho tất cả các chức năng của hệ thống như báo cáo kiểm kê tồn kho, tổng hợp danh sách bán lẻ phụ tùng, báo cáo xuất- nhập phụ tùng, tổng hợp đặt hẹn, báo cáo xe ra vào cổng theo ngày…
Tuy nhiên, vì thời gian có hạn nên bài báo cáo sẽ chỉ tập trung vào 3 quy trình nghiệp vụ là Quản lý thông tin khách hàng, Quản lý xe vào ra và Quản lý đặt hẹn Các quy trình nghiệp vụ trên liên quan chủ yếu đến 2 vai trò người dùng là Lễ tân và Cố vấn dịch vụ.
Phân tích hệ thống
3.2.1 Biểu đồ usecase tổng quát
Hình 3.1 Sơ đồ usecase tổng quát
3.2.2 Phân tích chi tiết các quy trình
3.2.2.1 Quản lý xe vào ra
3.2.2.1.1 Mô tả quy trình nghiệp vụ
- Bước 1: Lễ tân: Đăng nhập vào hệ thống, chọn màn hình chức năng Quản lý xe vào ra
- Bước 2: Nhấn nút Thêm để mở màn hình cho phép Thêm mới thông tin xe ra vào cổng Đại lý
● Nhập thông tin Biển số xe
+ Nếu xe chưa từng vào DLR: Hiển thị thông tin “Xe lần đầu vào đại lý”
+ Nếu xe đã từng vào DLR: Hiển thị thông tin khách hàng tương ứng
+ Nếu xe có hẹn: Hiển thị thông tin “Xe có hẹn” và loại công việc tương ứng như trong phiếu hẹn
● Nhập thông tin: Tên khách hàng, Xe làm dịch vụ, Loại công việc, Tầng tiếp nhận
- Bước 4: Nhấn nút Lưu để thêm thông tin xe vào cổng đại lý, xác định thời gian xe vào cổng là thời điểm nhấn nút Lưu và hiển thị lên danh sách khách chờ trong màn hình Dashboard của Lễ tân
- Bước 5: Nhấn nút [In phiếu] để in phiếu tiếp nhận xe cho khách hàng
- Bước 6: Sau khi xe thanh toán tại khu vực thu ngân, nhân viên thu ngân ký xác nhận thanh toán vào phiếu tiếp nhận xe, Lễ tân nhập số phiếu ra cổng và nhấn nút Xe ra
3.2.2.1.2 Biểu đồ hoạt động quy trình Quản lý xe vào ra
Hình 3.3 Biểu đồ hoạt động Tìm kiếm xe vào ra
Hình 3.4 Biểu đồ hoạt động In phiếu tiếp nhận xe
Hình 3.5 Biểu đồ hoạt động Cho xe ra cổng
3.2.2.1.3 Biểu đồ usecase quy trình Quản lý xe vào ra
Hình 3.6 Biểu đồ usecase Quản lý xe vào ra a Kịch bản ca sử dụng Tạo tài khoản
Tên ca sử dụng Tạo tài khoản Điều kiện đầu vào Không
- Tác nhân chọn chức năng tạo tài khoản người dùng
- Hệ thống hiển thị form Tạo tài khoản
- Hệ thống yêu cầu nhập đầy đủ các thông tin cần thiết
- Tác nhân nhập các thông tin theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của các thông tin vừa nhập Nếu sai thì thực hiện luồng phụ 1
- Hệ thống lưu lại những thông tin tài khoản đã được tạo vào hệ thống
- Luồng 1: Dừng việc tạo tài khoản vào hệ thống và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
Quá trình tạo tài khoản thành công, user có tài khoản sẽ được đăng nhập và sử dụng được các chức năng trên hệ thống theo quyền được cấp
Bảng 3.1 Kịch bản ca sử dụng Tạo tài khoản b Kịch bản ca sử dụng Đăng nhập
Tên ca sử dụng Đăng nhập
Tác nhân Lễ tân, CVDV Điều kiện đầu vào Tác nhân đã có tài khoản
- Tác nhân chọn chức năng đăng nhập vào hệ thống
- Hệ thống hiển thị form Đăng nhập
- Hệ thống yêu cầu nhập đầy đủ các thông tin cần thiết
- Tác nhân nhập các thông tin theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra sự tồn tại của các thông tin đăng nhập Nếu tài khoản không tồn tại thì thực hiện luồng phụ 1
- Hệ thống lưu lại những thông tin đăng nhập cho tác nhân
- Luồng 1: Dừng việc đăng nhập vào hệ thống và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
Kết quả trả về Quá trình đăng nhập thành công, tác nhân được sử dụng các chức năng trên hệ thống theo quyền được cấp
Bảng 3.2 Kịch bản ca sử dụng Đăng nhập c Kịch bản ca sử dụng Thêm mới xe vào cổng
Tên ca sử dụng Thêm mới xe vào cổng
Tác nhân Lễ tân Điều kiện đầu vào Khi có khách hàng mang xe vào đại lý
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Thêm xe vào cổng đại lý
- Hệ thống hiển thị form Thêm xe vào cổng
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin BSX
- Tác nhân nhập thông tin theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra xem xe có đang ở trong đại lý không Nếu có thì thực hiện luồng phụ 1
- Nếu qua luồng phụ 1, hệ thống kiếm tra tính hợp lệ của thông tin tác nhân nhập vào Nếu sai thì thực hiện luồng phụ 2
- Hệ thống lưu lại thông tin Xe vào cổng
- Hệ thống thông báo thêm xe vào cổng thành công
- Luồng 1: Dừng việc thêm xe vào cổng, hiển thị thông báo xe đang ở trong đại lý và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
- Luồng 2: Dừng việc thêm xe vào cổng và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
Kết quả trả về Quá trình thêm xe vào cổng thành công, hệ thống trả về thông tin xe vào cổng đại lý
Bảng 3.3 Kịch bản ca sử dụng Thêm mới xe vào cổng d Kịch bản ca sử dụng Tra cứu xe vào ra
Tên ca sử dụng Tra cứu xe vào ra
Tác nhân Lễ tân Điều kiện đầu vào Khi có yêu cầu tìm kiếm xe vào ra
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Tìm kiếm xe vào ra
- Hệ thống hiển thị form Tìm kiếm
- Hệ thống yêu cầu nhập điều kiện tìm kiếm
- Tác nhân nhập điều kiện theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của điều kiện nhập vào Nếu sai thì thực hiện luồng phụ 1
- Hệ thống trả về thông tin xe vào ra
- Hệ thống thông báo tra cứu xe vào ra thành công
- Luồng 1: Dừng việc tra cứu thông tin và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
Kết quả trả về Quá trình tra cứu xe vào ra thành công, hệ thống trả về thông tin xe cần tìm kiếm
Bảng 3.4 Kịch bản ca sử dụng Tra cứu xe vào ra e Kịch bản ca sử dụng In phiếu tiếp nhận xe
Tên ca sử dụng In phiếu tiếp nhận xe
Tác nhân Lễ tân Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu in phiếu
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Quản lý xe vào ra
- Hệ thống hiển thị form Quản lý xe vào ra
- Hệ thống yêu cầu chọn xe cần in phiếu
- Tác nhân chọn xe muốn in phiếu
- Hệ thống trả về thông tin phiếu tiếp nhận xe
- Hệ thống thông báo in phiếu tiếp nhận xe thành công
Kết quả trả về Quá trình in phiếu thành công, hệ thống trả về thông tin phiếu
Bảng 3.5 Kịch bản ca sử dụng In phiếu tiếp nhận xe f Kịch bản ca sử dụng Cập nhật thông tin xe ra vào cổng
Tên ca sử dụng Cập nhật thông tin xe ra vào cổng
Tác nhân Lễ tân Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu cần sửa thông tin xe ra vào
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Quản lý xe vào ra
- Hệ thống hiển thị DS xe vào ra
- Hệ thống yêu cầu chọn xe cần sửa thông tin
- Tác nhân chọn xe cần sửa thông tin
- Tác nhân nhấn nút Sửa, nhập thông tin sửa và nhấn nút Lưu
- Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của các thông tin nhập vào Nếu sai thực hiện luồng phụ 1
- Hệ thống trả về thông tin cập nhật mới
- Hệ thống thông báo cập nhật thông tin xe ra vào cổng thành công
Kết quả trả về Quá trình cập nhật thông tin thành công, hệ thống trả về thông tin cập nhật mới
Bảng 3.6 Kịch bản ca sử dụng Cập nhật thông tin xe ra vào cổng g Kịch bản ca sử dụng Hủy xe ra
Tên ca sử dụng Hủy xe ra
Tác nhân Lễ tân Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu Hủy xe ra
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Quản lý xe vào ra
- Hệ thống hiển thị DS xe vào ra
- Hệ thống yêu cầu chọn xe cần hủy xe ra
- Tác nhân chọn xe theo yêu cầu
- Tác nhân nhấn nút Hủy xe ra
- Hệ thống hủy xe ra
- Hệ thống xóa thông tinn ra cổng của xe và cập nhật hành động xe từ Hủy xe ra thành Xe ra
- Hệ thống thông báo hủy xe ra thành công
Kết quả trả về Quá trình Hủy xe ra thành công, hệ thống trả về thông tin cập nhật mới
Bảng 3.7 Kịch bản ca sử dụng Hủy xe ra h Kịch bản ca sử dụng Xóa thông tin xe ra vào cổng đại lý
Tên ca sử dụng Xóa thông tin xe ra vào cổng đại lý
Tác nhân Lễ tân Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu Xóa thông tin xe ra vào
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Quản lý xe vào ra
- Hệ thống hiển thị DS xe vào ra
- Hệ thống yêu cầu chọn xe cần xóa thông tin
- Tác nhân chọn xe theo yêu cầu
- Tác nhân nhấn nút Xóa
- Hệ thống xóa thông tin xe ra vào và cập nhật lại danh sách xe vào ra
- Hệ thống thông báo xóa thông tin xe vào ra thành công
Kết quả trả về Quá trình Xóa thông tin xe vào ra thành công, hệ thống trả về danh sách xe vào ra mới
Bảng 3.8 Kịch bản ca sử dụng Xóa thông tin xe ra vào cổng đại lý
3.2.2.1.4 Biểu đồ tuần tự quy trình Quản lý xe vào ra
Hình 3.7 Biểu đồ tuần tự Tạo tài khoản
Hình 3.8 Biểu đồ tuần tự Đăng nhập
Hình 3.9 Biểu đồ tuần tự Thêm xe vào cổng
Hình 3.10 Biểu đồ tuần tự Tra cứu xe vào ra
Hình 3.11 Biểu đồ tuần tự In phiếu tiếp nhận xe
Hình 3.12 Biểu đồ tuần tự Cập nhật thông tin xe ra cổng
Hình 3.13 Biểu đồ tuần tự Hủy xe ra
Hình 3.14 Biểu đồ tuần tự Xóa thông tin xe ra vào cổng 3.2.2.2 Quản lý thông tin khách hàng
3.2.2.2.1 Mô tả quy trình nghiệp vụ
- Bước 1: CVDV: Đăng nhập vào hệ thống, chọn màn hình chức năng Thông tin khách hàng
● Nhập thông tin biển số xe
+ Nếu xe chưa từng vào bất kỳ đại lý nào của Toyota thì hệ thống báo “Thông tin tìm kiếm không tồn tại”
+ Nếu xe đã vào đại lý khác nhưng chưa vào đại lý đang đăng nhập thì chỉ hiển thị Biển số xe và số VIN
+ Nếu xe đã từng vào đại lý làm dịch vụ thì hệ thống hiển thị đầy đủ thông tin khách hàng và thông tin xe
● Nhập thông tin khách hàng và thông tin xe
- Bước 3: Nhấn nút Lưu để thêm mới thông tin khách hàng
Trường hợp muốn sửa thông tin khách hàng, CVDV nhập BSX để tìm kiếm thông tin khách hàng, sửa lại thông tin và nhấn Lưu
- Bước 4: CVDV nhấn nút [In phiếu khám xe] để in phiếu kiểm tra khi tiếp nhận xe cho khách hàng Có thể in phiếu giấy hoặc phiếu điện tử có mã QR
3.2.2.2.2 Biểu đồ hoạt động quy trình Quản lý thông tin khách hàng
Hình 3.15 Biểu đồ hoạt động Thêm mới thông tin khách hàng
Hình 3.16 Biểu đồ hoạt động Sửa thông tin khách hàng
Hình 3.17 Biểu đồ hoạt động Tìm kiếm khách hàng
Hình 3.18 Biểu đồ hoạt động In phiếu khám xe
3.2.2.2.3 Biểu đồ usecase Quản lý thông tin khách hàng
Hình 3.19 Biểu đồ usecase Quản lý thông tin khách hàng a Kịch bản ca sử dụng Thêm mới khách hàng
Tên ca sử dụng Thêm mới khách hàng
Tác nhân Cố vấn dịch vụ Điều kiện đầu vào Khi có yêu cầu thêm mới khách hàng
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Thêm mới khách hàng
- Hệ thống hiển thị form Thông tin khách hàng
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin BSX
- Tác nhân nhập thông tin theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra xem đã vào đại lý chưa Nếu có thì thực hiện luồng phụ 1
- Nếu qua luồng phụ 1, hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của thông tin tác nhân nhập vào Nếu sai thì thực hiện luồng phụ 2
- Hệ thống lưu lại thông tin khách hàng
- Hệ thống thông báo thêm mới khách hàng thành công
- Luồng 1: Dừng việc thêm mới thông tin khách hàng, hiển thị thông tin khách hàng đã có trong hệ thống
- Luồng 2: Dừng việc thêm mới thông tin khách hàng và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
Kết quả trả về Quá trình thêm mới thông tin khách hàng thành công, hệ thống trả về thông tin khách hàng và xe
Bảng 3.9 Kịch bản ca sử dụng Thêm mới khách hàng b Kịch bản ca sử dụng Tra cứu khách hàng
Tên ca sử dụng Tra cứu khách hàng
Tác nhân Cố vấn dịch vụ Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu tra cứu thông tin khách hàng
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Thông tin khách hàng
- Hệ thống hiển thị form Thông tin khách hàng
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin BSX hoặc tên KH
- Tác nhân nhập thông tin theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra xem thông tin khách hàng đã tồn tại chưa Nếu chưa thì thực hiện luồng phụ 1
- Hệ thống hiển thị thông tin khách hàng và xe
- Luồng 1: Dừng việc tra cứu thông tin khách hàng, thông báo thông tin tìm kiếm không tồn tại
Kết quả trả về Quá trình thêm mới thông tin khách hàng thành công, hệ thống trả về thông tin khách hàng và xe
Bảng 3.10 Kịch bản ca sử dụng Tra cứu thông tin khách hàng c Kịch bản ca sử dụng Sửa thông tin khách hàng
Tên ca sử dụng Sửa thông tin khách hàng
Tác nhân Cố vấn dịch vụ Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu sửa thông tin khách hàng
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Sửa thông tin khách hàng
- Hệ thống hiển thị form Thông tin khách hàng
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin BSX muốn sửa
- Tác nhân nhập thông tin theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra xem thông tin khách hàng đã tồn tại chưa Nếu chưa thì thực hiện luồng phụ 1
- Nếu qua luồng phụ 1, hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của thông tin tác nhân nhập vào Nếu sai thì thực hiện luồng phụ 2
- Hệ thống lưu lại thông tin đã sửa
- Hệ thống thông báo sửa thông tin khách hàng thành công
- Luồng 1: Dừng việc sửa thông tin khách hàng, thông
- Luồng 2: Dừng việc sửa thông tin khách hàng và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
Kết quả trả về Quá trình sửa thông tin khách hàng thành công, hệ thống lưu và trả về thông tin khách hàng mới nhất
Bảng 3.11 Kịch bản ca sử dụng Sửa thông tin khách hàng d Kịch bản ca sử dụng In phiếu khám xe
Tên ca sử dụng In phiếu khám xe
Tác nhân Cố vấn dịch vụ Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu in phiếu
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn màn hình Thông tin khách hàng
- Hệ thống hiển thị form Thông tin khách hàng
- Tác nhân nhập biển số xe
- Tác nhân nhấn nút In phiếu khám xe
- Hệ thống trả về thông tin phiếu khám xe
- Hệ thống thông báo in phiếu khám xe thành công
Kết quả trả về Quá trình in phiếu thành công, hệ thống trả về thông tin phiếu khám xe
Bảng 3.12 Kịch bản ca sử dụng In phiếu khám xe
3.2.2.2.4 Biểu đồ tuần tự Quản lý thông tin khách hàng
Hình 3.20 Biểu đồ tuần tự Thêm mới khách hàng
Hình 3.21 Biểu đồ tuần tự Tra cứu khách hàng
Hình 3.22 Biểu đồ tuần tự Sửa thông tin khách hàng
Hình 3.23 Biểu đồ tuần tự In phiếu khám xe
3.2.2.3.1 Mô tả quy trình nghiệp vụ
- Bước 1: CVDV/Lễ tân: Đăng nhập vào hệ thống, chọn màn hình chức năng Phiếu hẹn (Lễ tân)
- Bước 2: Ấn nút Tạo hẹn
● Nhập thông tin Biển số xe
+ Nếu xe chưa từng vào đại lý thì hệ thống báo “Thông tin tìm kiếm không tồn tại” + Nếu xe đã từng vào đại lý nhưng chưa có hẹn thì chỉ hiển thị thông itn khác hàng + Nếu xe đã hẹn thì hiển thị thông tin khách hàng, thông tin hẹn và trạng thái hẹn của xe
● Nhập thông tin khách hàng, thông tin hẹn trong TH xe chưa có thông tin hẹn
- Bước 3: Nhấn nút In phiếu hẹn để in phiếu hẹn cho khách hàng
- Bước 4: Trường hợp khách hàng Dời hẹn, CVDV cần nhập lại thông tin hẹn, ấn nút Lưu
- Bước 5: Trường hợp khách hàng Hủy hẹn, CVDV ấn nút Hủy hẹn
3.2.2.3.2 Biểu đồ hoạt động quy trình Quản lý đặt hẹn
Hình 3.24 Biểu đồ hoạt động Tạo hẹn
Hình 3.25 Biểu đồ hoạt động Tìm kiếm phiếu hẹn
Hình 3.26 Biểu đồ hoạt động In phiếu hẹn
3.2.2.3.3 Biểu đồ usecase Quản lý đặt hẹn
Hình 3.27 Biểu đồ usecase Quản lý đặt hẹn a Kịch bản ca sử dụng Tạo hẹn
Tên ca sử dụng Tạo hẹn
Tác nhân Lễ tân, Cố vấn dịch vụ Điều kiện đầu vào Khi khách hàng có yêu cầu đặt hẹn với đại lý
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Tạo hẹn
- Hệ thống hiển thị form Tạo hẹn
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin BSX
- Tác nhân nhập thông tin theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra xem xe có hẹn chưa Nếu có thì thực hiện luồng phụ 1
- Nếu qua luồng phụ 1, hệ thống kiếm tra tính hợp lệ của thông tin tác nhân nhập vào Nếu sai thì thực hiện luồng phụ 2
- Hệ thống lưu lại thông tin hẹn
- Hệ thống thông báo tạo hẹn thành công
- Luồng 1: Dừng việc tạo hẹn, hiển thị thông tin hẹn đã có của xe và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
- Luồng 2: Dừng việc tạo hẹn và trả về thông báo lỗi cho tác nhân
Kết quả trả về Quá trình tạo hẹn thành công, hệ thống trả về thông tin hẹn của xe
Bảng 3.13 Kịch bản ca sử dụng Tạo hẹn b Kịch bản ca sử dụng Tra cứu phiếu hẹn
Tên ca sử dụng Tra cứu phiếu hẹn
Tác nhân Lễ tân, Cố vấn dịch vụ Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu tra cứu phiếu hẹn
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Tra cứu phiếu hẹn
- Hệ thống hiển thị form Phiếu hẹn
- Hệ thống yêu cầu nhập điều kiện tìm kiếm
- Tác nhân nhập thông tin theo yêu cầu
- Hệ thống kiểm tra xem thông tin hẹn đã tồn tại chưa Nếu có thì thực hiện luồng phụ 1
- Hệ thống hiển thị thông tin hẹn
- Luồng 1: Dừng việc tra cứu thông tin hẹn, thông báo thông tin tìm kiếm không tồn tại
Kết quả trả về Quá trình tra cứu phiếu hẹn thành công, hệ thống trả về thông tin phiếu hẹn
Bảng 3.14 Kịch bản ca sử dụng Tra cứu phiếu hẹn c Kịch bản ca sử dụng In phiếu hẹn
Tên ca sử dụng In phiếu hẹn
Tác nhân Lễ tân, Cố vấn dịch vụ Điều kiện đầu vào Khi phát sinh yêu cầu in phiếu hẹn
Các luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
- Tác nhân chọn chức năng Phiếu hẹn
- Hệ thống hiển thị form Phiếu hẹn
- Tác nhân nhập biển số xe muốn in phiếu
- Hệ thống trả về thông tin phiếu hẹn
- Hệ thống thông báo in phiếu hẹn thành công
Kết quả trả về Quá trình in phiếu thành công, hệ thống trả về thông tin phiếu hẹn
Bảng 3.15 Kịch bản ca sử dụng In phiếu hẹn
3.2.2.3.4 Biểu đồ tuần tự Quản lý đặt hẹn
Hình 3.28 Biểu đồ tuần tự Tạo hẹn
Hình 3.29 Biểu đồ tuần tự Tra cứu phiếu hẹn
Hình 3.30 Biểu đồ tuần tự In phiếu hẹn
Thiết kế hệ thống quản lý dịch vụ xe ô tô
3.3.1.1 Thiết kế CSDL mức khái niệm a Xác định các thuộc tính của thực thể
- Khách hàng (Mã KH, Tên KH, SĐT, Địa chỉ, Tỉnh/TP, Q/H, Email, Tên công ty, Yêu cầu KH, Ghi chú, Mã loại KH, Tên loại KH)
- Người MXĐ (Mã KH, Tên NMXĐ, Vai trò, Email, Địa chỉ, Điện thoại)
- Nhân viên (Mã NV, Tên NV, Chức vụ, Điện thoại, Ngày vào, Email, Ngày sinh, Địa chỉ)
- Xe (Số VIN, BSX, Số khung, Số máy, Dòng xe, Kiểu xe, Loại xe, Màu xe, FM Mục đích SD)
- Đại lý (Mã ĐL, Tên ĐL, Địa chỉ, Tel, Fax, MST)
- Lập phiếu tiếp nhận xe (Mã phiếu, Thời gian vào, Số VIN, BSX)
- Lập phiếu khám xe (Mã PKX, Ngày tiếp, Ngày giao xe, Mã KH, Tên KH, Số VIN, BSX, Tên kiểu, Tên màu, Tên NMXD, Chi tiết)
- Tạo hẹn (Số PH, Mã KH, Tên KH, Địa chỉ, SĐT, Số VIN, BSX, Mã NV, Ngày tạo, Trạng thái, Yêu cầu, Đặt cọc, Tổng tiền) b Mô hình thực thể liên kết ERD
Hình 3.32 Mô hình thực thể liên kết
3.3.1.2 Thiết kế CSDL mức logic
Chuẩn hóa CSDL về dạng 3NF
Chuẩn hóa các thực thể
- Daily (MaDL, TenDL, Diachi, Tel, Fax, MST)
- Xe (SoVIN, Maloaixe, Makieu, Mamauxe, Maloaimay, BSX, Sokhung)
- Khachhang (MaKH, MaloaiKH, SoVIN, MaQH, Mathue, FAX, TenKH, SĐT, Diachi, Email, Tencty, Yeucau, Ghichu)
- NguoiMXD (MaNMXD, TenNMXD, Vaitro, Email, Diachi, Dienthoai, SoVIN)
- Nhanvien (MaNV, TenNV, Gioitinh, Dienthoai, Ngaysinh, Diachi, Email, Ngayvao, MaCV)
Chuẩn hóa các quan hệ
+ PKX(MaPKX, MaDL, MaNV, SoVIN, Ngaytiep, MaNMXD,)
+ ChitietPKX(MaPKX, SoVIN, Sokmlantruoc, Sokmhientai)
- Quan hệ: Lập phiếu tiếp nhận xe
+ PhieuTNX(Maphieu, MaDL, SoVIN, MaNMXD, MaNV, Thoigianvao) + ChitietPTNX(Maphieu, SoVIN)
+ Phieuhen(SoPH, MaDL, MaKH, SoVIN, MaNV, Ngaytao, Trangthai, Yeucau)
3.3.1.3 Thiết kế CSDL mức vật lý a Danh mục các bảng
- Bảng Người mang xe đến
Hình 3.44 Bảng Người mang xe đến
Hình 3.47 Bảng phiếu khám xe
Hình 3.48 Bảng Chi tiết PKX
- Bảng Phiếu tiếp nhận xe
- Bảng Chi tiết phiếu tiếp nhận xe
Hình 3.50 Bảng chi tiết phiếu TNX
- Bảng Chi tiết phiếu hẹn
Hình 3.52 Bảng chi tiết phiếu hẹn b Biểu đồ quan hệ thực thể
3.3.2.1 Giao diện chức năng Đăng nhập
Hình 3.54 Giao diện Đăng nhập 3.3.2.2 Giao diện màn hình Quản lý xe vào ra
Hình 3.55 Giao diện quản lý xe vào ra
Hình 3.56 Giao diện thêm xe vào cổng
● Sửa thông tin xe ra vào
Hình 3.57 Giao diện sửa thông tin xe ra vào 3.3.2.3 Giao diện màn hình Thông tin khách hàng
Hình 3.58 Giao diện Thông tin khách hàng
● Thêm mới thông tin khách hàng
Hình 3.59 Thêm mới thông tin khách hàng
3.3.2.4 Giao diện màn hình Phiếu hẹn
Hình 3.60 Giao diện Phiếu hẹn
Kết luận chương 3
Chương 3 của đề tài khóa luận đã thực hiện phân tích một số quy trình nghiệp vụ của hệ thống quản lý dịch vụ chăm sóc xe ô tô thông qua việc xây dựng các biểu đồ: Biểu đồ hoạt động, biểu đồ ca sử dụng, biểu đồ tuần tự Những biểu đồ phân tích trên đã làm cơ sở cho việc thiết kế giao diện cùng được thực hiện ở chương 3
Với bản phân tích một số quy trình nghiệp vụ và giao diện hệ thống ở chương 3, chương 4 khóa luận sẽ tiếp tục thực hiện viết testcase cho các chức năng trên và tiến hành kiểm thử và đánh giá kết quả.
TRIỂN KHAI VÀ KIỂM THỬ MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XE Ô TÔ TẠI CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM
Kiểm thử hệ thống
4.1.1 Xây dựng kịch bản kiểm thử
4.1.1.1 Kịch bản chức năng Thông tin khách hàng
STT Tiêu đề Các bước thực hiện Kết quả mong đợi
1 Check giao diện màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
B1: Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
Hiển thị màn hình “Thông tin khách hàng”
Check dữ liệu combobox/listbox
2 Field ‘Tỉnh/TP’ B1: Mở màn hình
Hiển thị danh sách tỉnh thành đang ở trạng thái hoạt động được khai báo trong chức năng
Hiển thị danh sách quận huyện tương ứng với tỉnh thành đã chọn đang ở trạng thái hoạt động được khai báo trong chức năng
Trường hợp chưa chọn tỉnh thành thì không có giá trị trong combobox quận huyện
4 Field ‘Loại’ B1: Mở màn hình
Hiển thị danh sách các giá trị:
- Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Công ty Bảo Việt Cần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
5 Field ‘Kiểu xe’ B1 Mở màn hình
Hiển thị danh sách Grade tương ứng với Dòng xe có trạng thái Đang hoạt động được khai báo trong chức năng ‘Grade Production'’
6 Field ‘Dòng xe’ B1 Mở màn hình
Hiển thị danh sách dòng xe có trạng thái Đang hoạt động được khai báo trong chức năng ‘Model List’
7 Field ‘Loại xe’ B1: Mở màn hình
Hiển thị danh sách loại xe (dùng để xác định template khi in phiếu khám xe), bao gồm các giá trị:
Hiển thị danh sách bao gồm các giá trị:
- Kết hợp (Cá nhân/Kinh doanh)
9 Field ‘Vai trò’ B1: Mở màn hình
Hiển thị danh sách bao gồm các giá trị”
10 Check độ dài trường dữ liệu
B1: Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
B2: Nhập số VIN quá 17 ký tự
Trường Số VIN chặn độ dài nhập vào là 17 ký tự
11 Check độ dài trường dữ liệu DĐ/CĐ
B1: Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
10 ký tự hoặc lớn hơn 15 ký tự
Hiển thị message “Điện thoại không hợp lệ”
12 Check giá trị nhập vào trường
B1: Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
B2: Nhập ký tự đặc biệt vào trường Số VIN
Hiển thị message “Số VIN không hợp lệ”
13 Check giá trị nhập vào trường Biển số
B1: Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
B2: Nhập ký tự đặc biệt vào trường Biển số
Hiển thị message “Biển số không hợp lệ”
14 Check giá trị nhập vào trường DĐ/CĐ
B1: Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
B2: Nhập ký tự không phải là số vào trường DĐ/CĐ
Hiển thị message “Điện thoại không hợp lệ”
15 Check các trường dữ liệu bắt buộc
B1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
B2: Không nhập các giá trị trường bắt buộc Biển
Hiển thị message: “Bạn đã nhập thiếu trường dữ liệu hoặc sai dữ liệu!”, đồng thời hiển thị các warning
“Yêu cầu phải nhập!” bên chỉ, Tỉnh/TP, Q/H, DĐ/CĐ, Dòng xe, Kiểu xe, Loại xe, Mã kiểu xe, Color, Mục đích SD
16 Check giá trị mặc định của các trường dữ liệu
Trường Vai trò = ‘Chủ xe’ Các trường còn lại : Blank
17 Check trạng thái hoạt động của các button
Tất cả các button luôn enable
18 Tìm kiếm theo biển số xe 1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Nhập điều kiện tìm kiếm vào trường: Biển số xe
3 Nhấn nút [Tìm kiếm] hoặc Enter
Hiển thị thông tin xe và khách hàng tương ứng với điều kiện tìm kiếm theo Biển số xe
Trường hợp có nhiều kết quả thì hiển thị popup
“Tìm kiếm thông tin xe” với các xe tương ứng Ưu tiên những xe tìm được đã từng vào DLR lên đầu
19 Tìm kiếm theo số VIN 1.Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2.Nhập điều kiện tìm kiếm vào trường: Số VIN
3.Nhấn nút [Tìm kiếm] hoặc Enter
Hiển thị thông tin xe và khách hàng tương ứng với điều kiện tìm kiếm theo Số VIN
1.Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2.Nhập điều kiện tìm kiếm vào trường: SĐT
Hiển thị thông tin xe và khách hàng tương ứng với điều kiện tìm kiếm theo SĐT
Trường hợp có nhiều kết
3.Nhấn nút [Tìm kiếm] hoặc Enter quả thì hiển thị popup
“Tìm kiếm thông tin xe” với các xe tương ứng Ưu tiên những xe tìm được đã từng vào DLR lên đầu
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Nhập điều kiện tìm kiếm vào trường: SĐT
3 Nhấn nút [Tìm kiếm] hoặc Enter
Hiển thị thông tin xe và khách hàng tương ứng với điều kiện tìm kiếm theo Tên KH
Trường hợp có nhiều kết quả thì hiển thị popup
“Tìm kiếm thông tin xe” với các xe tương ứng Ưu tiên những xe tìm được đã từng vào DLR lên đầu
Thông tin khách hàng không thành công
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Nhập thiếu dữ liệu vào các trường bắt buộc
3 Nhấn nút [Lưu thông tin] hoặc Ctrl +S"
23 1.Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Nhập dữ liệu sai định dạng vào các trường dữ liệu
3 Nhấn nút [Lưu thông tin] hoặc Ctrl +S
Hiển thị message lỗi “[Tên trường] không hợp lệ”
Thông tin khách hàng thành công
1.Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2.Nhập thông tin đầy đủ và hợp lệ cho tất cả các trường
Thêm mới thành công thông tin xe và thông tin khách hàng vào hệ thống Hiển thị message: “Lưu thông tin thành công.” tin] hoặc Ctrl +S"
25 Thêm mới biển số xe và số VIN trùng với thông tin đã tồn tại trong hệ thống
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Nhập dữ liệu Biển số xe hoặc số VIN đã tồn tại trong hệ thống
3 Nhấn nút [Lưu thông tin] hoặc Ctrl +S
Hiển thị message cảnh báo: Đã tồn tại biển số xe/ Số VIN này bạn có muốn tiếp tục?
26 Cập nhật không thành công thông tin khách hàng và thông tin xe
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Cập nhật dữ liệu invalid (không đúng format, không nhập đầy đủ các trường dữ liệu, )
3 Nhấn nút [Lưu thông tin] hoặc Ctrl +S
27 Cập nhật xe có thông tin Biển số xe, số VIN trùng với thông tin đã tồn tại trong hệ thống
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Cập nhật dữ liệu Biển số xe hoặc số VIN đã tồn tại trong hệ thống
3 Nhấn nút [Lưu thông tin] hoặc Ctrl +S"
Hiển thị message cảnh báo: Đã tồn tại biển số xe/ Số VIN này bạn có muốn tiếp tục?
28 Cập nhật thành công thông tin khách hàng, xe
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Cập nhật dữ liệu đầy đủ và hợp lệ cho tất cả các trường
3 Nhấn nút [Lưu thông tin] hoặc Ctrl +S
Cập nhật thành công thông tin xe và thông tin khách hàng vào hệ thống Hiển thị message: “Lưu thông tin thành công.”
29 Check chức năng cập nhật thời gian khách hàng
1.Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
- Checkbox “Thời gian khách hàng đến: checked
- Thời gian: cập nhật thành đến 2 Tìm kiếm xe
3 Nhấn nút Phiếu khám xe
“Thời gian khách hàng đến” thời gian hiện tại
- Loại: DOCX (option lựa chọn: XLS, DOCX, PDF, RTF)
30 In phiếu khám xe thành công
1.Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Nhập đầy đủ (các trường bắt buộc) và hợp lệ cho các trường dữ liệu
3 Nhấn nút Phiếu khám xe
4 Chọn Thời gian khách hàng đến, Loại báo cáo
-Cho phép xem và tải file PHIEUKHAMXE có định dạng tương ứng với Loại xe đã chọn trong màn hình chức năng “Thông tin khách hàng” (Chi tiết trong tcs Phiếu khám xe)
31 Làm mới thông tin các trường dữ liệu
1.Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
Refresh dữ liệu của trường
Vai trò = ‘Chủ xe’ và các trường khác thành Blank
32 Thêm mới ghi chú vào danh sách
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Tìm kiếm xe có trong hệ thống
3 Nhập thông tin vào trường ‘Ghi chú’
Lưu thông tin ghi chú cũ (nếu có) vào danh sách lịch sử ghi chú, nhấn nút [Xem LS] để mở màn hình popup xem ghi chú vừa thêm và reset trường ‘Ghi chú’ về blank
33 Thêm/cập nhật ghi chú hiện tại
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Tìm kiếm xe có trong hệ thống
3 Nhập thông tin vào trường ‘Ghi chú’
Lưu thành công ghi chú và hiển thị highlight màu vàng chữ in đậm cho trường Ghi chú
34 Xem lịch sử ghi chú khách hàng
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Tìm kiếm xe có trong hệ thống
Hiển thị popup chứa danh sách lịch sử ghi chú bao gồm các thông tin: Thời gian, Nội dung, Người tạo Trường hợp xe không có ghi chú sẽ không có dữ liệu trong màn hình popup
35 Thêm thông tin người mang xe đến không thành công
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Tìm kiếm xe có trong hệ thống
3 Thêm mới thông tin người mang xe đến: không đủ thông tin hoặc số điện thoại invalid
Hiển thị thông báo lỗi
36 Thêm thông tin người mang xe đến thành công
1 Mở màn hình chức năng “Thông tin khách hàng”
2 Tìm kiếm xe có trong hệ thống
3 Thêm mới thông tin người mang xe đến: nhập dữ liệu hợp lệ
Thêm thông tin người mang xe đến gắn với chủ xe trong hệ thống Có thể tìm thấy khi nhấn vào icon bên cạnh textbox: Người mang xe đến
37 Cập nhật thông tin người mang xe đến
Chọn 1 thông tin người mang xe đến đã tồn tại trước đó và cập nhật lại thông tin
Cập nhật lại thông tin người mang xe đến đã lựa chọn gắn với chủ xe tỏng hệ thống Có thể tìm thấy và xem lại khi nhấn vào icon bên cạnh Textbox: Người mang xe đến
Bảng 4.1 Kịch bản kiểm thử chức năng Thông tin khách hàng 4.1.1.2 Kịch bản chức năng In phiếu khám xe
STT Tiêu đề Các bước thực hiện Kết quả mong đợi
1 Check template của phiếu khám xe loại 4 chỗ
2 Thực hiện in phiếu khám xe
Xuất ra file Phiếu khám xe có template hình xe 4 chỗ
2 Check template của phiếu khám xe loại 7 chỗ
2 Thực hiện in phiếu khám xe
Xuất ra file Phiếu khám xe có template hình xe 7 chỗ
3 Check template của phiếu khám xe loại 16 chỗ
2 Thực hiện in phiếu khám xe
Xuất ra file Phiếu khám xe có template hình xe 16 chỗ
4 Check template của phiếu khám xe loại bán tải
1 Chọn loại xe bán tải
2 Thực hiện in phiếu khám xe
Xuất ra file Phiếu khám xe có template hình xe bán tải
Thông tin đại lý trong template
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống Hiển thị thông tin tương ứng của DLR đang thao tác in phiếu khác: Tên, Số điện thoại, Mã số thuế
Biển số xe trong template
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống Hiển thị biển số xe của xe đã thực hiện In PKX
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống
Hiển thị thời gian xác nhận trên phiếu khám (trường
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống
Hiển thị kiểu xe của xe thực hiện in phiếu khám
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống
Hiển thị màu xe của xe thực hiện in phiếu khám
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống
Hiển thị Số VIN của xe thực hiện in phiếu khám
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống
Hiển thị Tên khách hàng của xe thực hiện in phiếu xe) trong template khám
12 Check dữ liệu Số điện thoại chủ xe trong template
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống Hiển thị Số điện thoại của xe thực hiện in phiếu khám
Người mang xe đến trong template
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống Hiển thị Người mang xe đến của xe thực hiện in phiếu khám
14 Check dữ liệu Số điện thoại trong template
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống
Hiển thị số điện thoại người mang xe đến của xe thực hiện in phiếu khám
Mở Phiếu khám xe đã in ra từ hệ thống
Hiển thị thông tin: Tên tài khoản đang thực hiện In phiếu khám xe
Bảng 4.2 Kịch bản chức năng In phiếu khám xe 4.1.1.3 Kịch bản chức năng Quản lý xe vào ra
STT Tiêu đề Các bước thực hiện Kết quả mong đợi
1 Check giao diện màn hình “Quản lý xe vào ra”
B1.Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
Mở màn hình chức năng
“Quản lý xe vào ra” có thiết kế như hình
2 Check giao diện chức năng “Thêm mới xe vào cổng”
B1.Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
“Thông tin” có thiết kế như hình
Check dữ liệu Combo box/List box
3 Field ‘Đại lý’ 1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
Hiển thị mã đại lý mà user đã đăng nhập tài khoản Trạng thái Combobox là
4 Field ‘Trạng thái’ 1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
Hiển thị danh sách các giá trị:
5 Check giá trị mặc định của các trường dữ liệu khi mở form
Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
Giá trị mặc định cho:
- Đại lý: Tên đại lý mà user đăng nhập, Disable
- Từ ngày, Đến ngày: Ngày hiện tại
6 Check trạng thái hoạt động của các button
Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
- Button: [In Phiếu] chỉ enable nếu danh sách xe vào ra cổng đại lý có ít nhất 1 bản ghi
- Tất cả các button khác: luôn enable
7 Tìm kiếm danh sách xe ra vào cổng đại lý thành công
1 Mở màn hình chức năng Quản lý xe vào ra
2 Chọn điều kiện ở trường: Trạng thái
3 Nhập đk tìm kiếm vào trường: Từ ngày
- Hiển thị danh sách xe vào cổng đại lý từ ngày
21/02/2023 đến ngày 22/02/2023 cùng các thông tin Biển số, Ngày hẹn, Đúng hẹn?, Ngày vào, Ngày ra, Xe DV, Loại KH, Loại CV, Tầng tiếp nhận,
Số phiếu ra cổng, Hành động
- Trường dữ liệu Ngày hẹn,
Ngày ra, Tầng tiếp nhận,
Số phiếu ra cổng có thể NULL
8 Tìm kiếm danh sách xe ra vào cổng đại lý không thành công
1 Mở màn hình chức năng Quản lý xe vào ra
2 Chọn điều kiện ở trường: Trạng thái
3 Nhập đk tìm kiếm vào trường: Từ ngày
- Hiển thị cảnh báo lỗi: Từ ngày phải nhỏ hơn đến ngày
9 Tìm kiếm xe ra vào cổng bằng Biển số xe
1 Mở màn hình chức năng Quản lý xe vào ra
2 Nhập biển số xe cần tìm
-Hiển thị bản ghi tương ứng với biển số xe nhập vào
- TH xe chưa vào cổng thì hiện thông báo No Row To Show
10 Thêm mới xe vào cổng không thành công
1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
3 Nhập dữ liệu xe vào trường Biển số
4 Chọn thông tin xe trong danh sách popup (nếu biển số xe đó có nhiều bản ghi trong CSDL)
5 Chọn Xe làm dịch vụ, Loại CV, Tầng tiếp nhận
- Hiển thị tên khách hàng ứng với biển số xe nhập vào
-Nếu xe đang ở trong đại lý: Hiển thị trạng thái “Xe đang ở trong đại lý”
- Nếu xe chưa vào đại lý lần nào: Hiển thị trạng thái
“Xe lần đầu vào đại lý”
- Nếu xe có hẹn thì hiển thị trang thái “Trước hẹn/Đúng hẹn/Trễ hẹn”
11 Thêm mới xe vào cổng không thành công
1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
-Hiển thị message lỗi nhập thiếu trường dữ liệu
3 Nhập thiếu dữ liệu cho các trường bắt buộc
12 Thêm mới xe vào cổng thành công
1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
3 Nhập dữ liệu biển số xe hợp lệ
4 Chọn thông tin xe trong danh sách popup nếu biển số xe có nhiều bản ghi
5 Chọn Xe làm dịch vụ, chọn Loại CV, Tầng tiếp nhận
- Hiển thị tên khách hàng ứng với biển số xe đã nhập vào và trạng thái xe
- Thêm mới thành công thông tin xe vào danh sách xe ra vào cổng đại lý với đầy đủ thông tin
- Hiển thị message: “Đã lưu thành công.”
13 Sửa thông tin xe vào cổng thành công
1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
2 Chọn 1 dòng muốn sửa thông tin
4 Cập nhật dữ liệu Khách hàng, Biển số,
Xe làm dịch vụ, Loại
CV, Tầng tiếp nhận ở phần Xe vào
- Hiển thị thông báo Lưu thông tin thành công
- Bản ghi được chọn để sửa được cập nhật lại thông tin
14 Cho xe ra cổng trực tiếp trên danh sách xe ra vào cổng đại lý
1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
2 Nhấn nút [Xe ra] tại cột Hành động ứng với dòng dữ liệu có biển số xe muốn cho ra
- Hiển thị thông báo Đã lưu thành công
- Nếu Trạng thái ở phần Tìm kiếm là Xe vào: DS xe ra vào cổng Đại lý mất 1 dòng dữ liệu xe vừa cho ra
- Nếu Trạng thái ở phần Tìm kiếm là Xe ra: DS xe ra vào cổng Đại lý thêm 1 dòng dữ liệu xe (Không có số phiếu ra cổng)
- Nếu Trạng thái ở phần Tìm kiếm là Xe vào & ra:
DS xe ra vào cổng Đại lý thêm 1 dòng dữ liệu với Hành động là “Hủy xe ra”
15 Cho xe ra bằng cách Thêm hoặc Sửa thông tin xe ra vào cổng đại lý
1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
3 Nhập số phiếu, biển số xe vào phần Xe ra
- Hiển thị thông báo Đã lưu thành công
- Nếu Trạng thái ở phần Tìm kiếm là Xe vào: DS xe ra vào cổng Đại lý mất 1 dòng dữ liệu xe vừa cho ra
- Nếu Trạng thái ở phần Tìm kiếm là Xe ra: DS xe ra vào cổng Đại lý thêm 1 dòng dữ liệu xe (Có số phiếu ra cổng)
- Nếu Trạng thái ở phần Tìm kiếm là Xe vào & ra:
DS xe ra vào cổng Đại lý thêm 1 dòng dữ liệu với Hành động là "Hủy xe ra"
16 Cho xe ra không thành công
1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
3 Nhập thông tin invalid (biển số xe ko đúng format, xe không có trong danh sách xe vào cổng)
4 Nhấn nút [Lưu] ở phần Xe ra
- Hiển thị thông báo lỗi
“Xe chưa vào đại lý” nếu xe đó đã nhập đúng trường biển số
- Hiển thị thông báo lỗi
“Biển số xe nhập vào không đúng” nếu định dạng xe đó nhập vào sai
17 Xóa xe khỏi danh sách ra vào cổng 1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
2 Chọn dòng dữ liệu muốn xóa, nhấn nút [Xóa]
- Hiển thị thông báo Đã xóa thành công
- Dòng dữ liệu được chọn trong danh sách bị xóa
18 In phiếu tiếp nhận xe thành công
1 Mở màn hình chức năng “Quản lý xe vào ra”
2 Chọn xe để in phiếu tiếp nhận xe”
- Cho phép xem và tải file PHIEUXEVAO tương ứng với xe đã chọn
Bảng 4.3 Kịch bản kiểm thử chức năng Quản lý xe vào ra 4.1.1.4 Kịch bản chức năng In phiếu tiếp nhận xe
STT Tiêu đề Các bước thực hiện Kết quả mong đợi
Thông tin đại lý trong template
Mở Phiếu tiếp nhận xe đã in từ hệ thống
Hiển thị thông tin tương ứng của DLR đang thao tác in phiếu khác: Tên, Số điện thoại, Mã số thuế
Biển số xe trong template
Mở Phiếu tiếp nhận xe đã in ra từ hệ thống Hiển thị biển số xe của xe đã thực hiện In phiếu
Thời gian vào cổng trong template
Mở Phiếu tiếp nhận xe đã in ra từ hệ thống Hiển thị thời gian vào cổng là thời điểm in phiếu
Bảng 4.4 Kịch bản kiểm thử chức năng In phiếu tiếp nhận xe 4.1.1.5 Kịch bản chức năng Phiếu hẹn (Lễ tân)
STT Tiêu đề Các bước thực hiện Kết quả mong đợi
1 Check giao diện màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
Hiển thị màn hình “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
2 Check chức năng link tới màn hình
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
Mở màn hình Phiếu hẹn cho phép user tạo hẹn với khách hàng
3 Check giao diện màn hình “Phiếu hẹn”
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
Hiển thị màn hình “Phiếu hẹn”
Check dữ liệu Combo box/List box (Phiếu hẹn(Lễ tân))
4 Field ‘CVDV’ B1: Mở màn hình
“Quản lý xe vào ra”
Hiển thị danh sách CVDV được khai báo trong hệ thống
5 Field ‘Loại công việc’ B1: Mở màn hình
“Quản lý xe vào ra”
Hiển thị danh sách các giá trị:
- Làm đẹp xe -Phụ tùng
6 Field ‘Tình trạng’ B1: Mở màn hình
“Quản lý xe vào ra”
Hiển thị danh sách các giá trị:
7 Field ‘Số lần gọi’ B1: Mở màn hình
“Quản lý xe vào ra”
Hiển thị danh sách các giá trị:
8 Field ‘TT gọi’ B1: Mở màn hình
“Quản lý xe vào ra”
Hiển thị danh sách các giá trị:
9 Field ‘Hiển thị’ B1: Mở màn hình
“Quản lý xe vào ra”
Hiển thị danh sách các giá trị:
Check dữ liệu Combo box/List box (Phiếu hẹn)
10 Field ‘Số PH’ B1: Mở màn hình
Phiếu hẹn B2: Chọn combo box bên cạnh Số PH
Hiển thị danh sách các giá trị: -Chưa XN
-Giữ hẹn -Dời hẹn -Hủy hẹn -No show
11 Field ‘Vai trò’ B1: Mở màn hình
Phiếu hẹn B2: Chọn combobox Vai trò
Hiển thị danh sách các giá trị:
B1: Mở màn hình chức năng Phiếu hẹn B2: Chọn combo box Nguồn hẹn
Hiển thị danh sách các giá trị: -Hotline
13 Field ‘Bảo dưỡng/++’ B1: Mở màn hình
Phiếu hẹn B2: Chọn combobox Bảo dưỡng/++
Hiển thị danh sách giá trị các mức bảo dưỡng được khai báo trong hệ thống
14 Field ‘Phút’ B1: Mở màn hình
Phiếu hẹn B2: Chọn combobox Phút
Hiển thị danh sách các giá trị:
15 Field ‘Báo giá’ B1: Mở màn hình chức năng Phiếu hẹn B2: Chọn combo box Báo giá
- Nếu, hệ thống đã có báo giá những lần trước thì hiển thị danh sách báo giá đã tạo
- Nếu khách chưa từng àm dịch vụ thì không có danh sách báo giá
17 Check các trường dữ liệu bắt buộc B1: Mở màn hình
B2: Không nhập các giá trị trường bắt buộc Biển số, Người
MXĐ, TG KH đến, TGSC, Bắt đầu SC, Kết thúc SC, Dự kiến
Hiển thị message: "Bạn đã nhập thiếu trường dữ liệu hoặc sai dữ liệu!", đồng thời hiển thị các warning "Yêu cầu phải nhập!" bên dưới các field bắt buộc
18 Check giá trị mặc định của các trường dữ liệu
-Trường Số PH: Chưa XN -Trường Vai trò: Chủ xe
19 Check giá trị nhập vào trường SĐT B1: Mở màn hình
B2: Nhập ký tự không phải là số vào trường SĐT
Hiển thị message “Điện thoại không hợp lệ”
20 Check giá trị nhập vào trường Số
B2: Nhập ký tự không phải là số vào trường Số KM
Hệ thống chỉ cho phép nhập số vào trường này
21 Check giá trị nhập vào trường TG
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
B2: Nhập TG KH đến < TG hiện tại
22 Check chức năng tự động cập nhật
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu
Hệ thống tự động tính Bắt đầu
SC = TG KH đến + 10p trường Bắt đầu
23 Check giá trị nhập vào trường TGSC
B1.Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
24 B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
B2: Nhập ký tự khác số vào trường TGSC
Tự động cập nhật giá trị trường TGSC = ‘NaN’
25 Check chức năng tự động cập nhật trường Kết thúc
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
Hệ thống tự động tính TH Kết thúc SC = Bắt đầu SC+TGSC
26 Check trạng thái hoạt động của các button màn hình
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)
Các button ở trạng thái enable
27 Check trạng thái hoạt đông của các button màn hình
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
-Button Hủy hẹn chỉ enable khi xe đã có thông tin hẹn -Các button còn lại: enable
28 Tìm kiếm phiếu hẹn trong DS phiếu hẹn theo ngày
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn(Lễ tân)”
B2: Nhập điều kiện vào trường Từ ngày và Đến ngày hợp lệ
-Hiển thị DS phiếu hẹn được tạo trong khoảng ngày đã chọn -Nếu trong khoảng tgian tìm kiếm không có hẹn nào được tạo thì danh sách hẹn trống
29 Tìm kiếm phiếu hẹn trong DS phiếu hẹn theo ngày
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
B2: Nhập điều kiện tìm kiếm trường Từ ngày > Đến ngày
-Hiển thị message Từ ngày phải nhỏ hơn Đến ngày
30 Tìm kiếm phiếu hẹn theo tên CVDV b1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
-Hiển thị DS phiếu hẹn được tạo bởi CVDV đã chọn
31 Tìm kiếm phiếu hẹn theo trường Biển số
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
B2: Nhập điều kiện tìm kiếm vào trường Biển số
-Hiển thị phiếu hẹn của biển số xe nhập vào -Nếu xe chưa có hẹn thì DS hẹn trống
32 Tìm kiếm DS phiếu hẹn theo trường Loại công việc
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
-Hiển thị danh sách phiếu hẹn tương ứng với Loại công việc đã chọn
33 Tra cứu chi tiết hẹn theo biển số B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
-Hiển thị thông tin chi tiết của phiếu hẹn tương ứng với biển số xe nhập vào
34 Tra cứu chi tiết hẹn theo Người MXĐ
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
B2: Nhập giá trị vào trường Người MXĐ B3: Nhấn nút Tìm kiếm
-Hiển thị thông tin phiếu hẹn tương ứng với điều kiện nhập vào
-Trường hợp có nhiều kết quả thì hiển thị popup “Danh sách thông tin khách hàng” -Nếu không có thì thông báo
“thông tin tìm kiếm không tồn tại”
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)
-Hiển thị message “Đã lưu thành công”
-Cập nhật danh sách phiếu hẹn
B3: Nhập đầy đủ (các trường bắt buộc) và hợp lệ các trường thông tin
B4: Nhấn nút Lưu vào màn hình Phiếu hẹn(Lễ tân)
36 Tạo hẹn không thành công
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn(Lễ tân)
B3: Nhập các giá trị invalid (không đúng format, …)
-Hiển thị message thông báo giá trị của trường nhập vào không hợp lệ
37 B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn(Lễ tân)
B3: Nhập thiếu 1 trong các trường dữ liệu bắt buộc B4: Nhấn nút Lưu
-Hiển thị message “Trường … là bắt buộc”
38 Check chức năng gợi ý CVDV cho hẹn
Nhập các thông tin hẹn, chọn thời gian sửa chữa của hẹn
Hệ thống tự động điền CVDV phù hợp vào trường CVDV
39 Check chức năng gợi ý Khoang hẹn
Nhập các thông tin hẹn, chọn thời gian sửa chữa của hẹn
Hệ thống tự động tìm khoang trống và điền vào trường Khoang hẹn
40 Check chức năng gợi ý KTV
Nhập các thông tin hẹn, chọn thời gian sửa chữa của hẹn
Hệ thống tự động điền KTV theo khoang hẹn
41 Check chức năng tự động check vào check box
Tìm kiếm xe chưa làm dịch vụ tại đại lý
Tự động checkbox Lần đầu vào đại lý
42 Check chức năng chọn CVDV cho hẹn
B1: Nhập các thông tin hẹn
B2: Tích vào checkbox chọn Cố vấn dịch vụ
-Chỉ cho chọn 1 CVDV -Hệ thống tự đô
43 Check chức năng chọn Khoang hẹn
B1: Nhập các thông tin hẹn
B2: Tích vào checkbox chọn Khoang hẹn
Chỉ cho chọn 1 Khoang hẹn
44 Check chức năng chọn KTV
B1: Nhập các thông tin hẹn
B2: check vào checkbox chọn Kỹ thuật viên
Cho phép chọn nhiều KTV
45 Làm mới thông tin các trường dữ liệu
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
Refresh các trường dữ liệu
46 Xuất danh sách phiếu hẹn
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
B3: Nhập điều kiện B4: Nhấn nút Xuất báo cáo
Hệ thống cho phép xem và tải file Danh sách khách hẹn
47 Cập nhật tình trạng hẹn
B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn (Lễ tân)”
B2: Sửa tình trạng hẹn của xe
Hệ thống Lưu thông tin cập nhật
Trường hợp cập nhật trạng thái thành Dời hẹn: chuyển sang màn hình Phiếu hẹn để user nhập lại thời gian hẹn
48 Xem lịch sử cập nhật B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn(Lễ tân)”
B2: Chọn 1 bản ghi muốn xem lịch sửu cập nhật
B3: Nhấn nút Lịch sử cập nhật
Hệ thống hiển thị popup Lịch sử cập nhật của xe
49 In phiếu hẹn B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
B2: Nhấn nút In phiếu hẹn
-Hệ thống cho phép xem và tải file Phieuhen (Chi tiết trong tcs
-Loại:DOCX (option lựa chọn: XLS, DOCX, PDF, RTF)
50 Hủy hẹn B1: Mở màn hình chức năng “Phiếu hẹn”
B2: Mở phiếu hẹn B3: Nhấn nút Hủy hẹn
-Hiển thị message “Hủy hẹn thành công”
-Hệ thống refresh lại tất cả các trường
-Hệ thống cập nhật trình trạng hẹn về Hủy hẹn
Bảng 4.5 Kịch bản kiểm thử chức năng Quản lý hẹn 4.2.1.6 Kịch bản chức năng In phiếu hẹn
STT Tiêu đề Các bước thực hiện Kết quả mong đợi
Thông tin đại lý trong template
Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống
Hiển thị thông tin tương ứng của DLR đang thao tác in phiếu khác: Tên, Số điện thoại, Mã số thuế
2 Check dữ liệu Biển số trong template Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống Hiển thị biển số xe của xe đã thực hiện In phiếu
3 Check dữ liệu Thời Mở Phiếu hẹn được in Hiển thị thời gian hẹn của xe: gian hẹn trong template từ hệ thống Lần đầu, Dời hẹn
4 Check dữ liệu Ngày tạo trong template Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống Hiển thị thời gian cố vấn tạo hẹn
5 Check dữ liệu Tổng tiền dự kiến trong template
Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống
Hiển thị Tổng tiền dự kiến của xe
6 Check dữ liệu thông tin khách hàng trong template
Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống
Hiển thị Thông tin khách hàng bao gồm họ tên, địa chỉ, di động, …
7 Check dữ liệu thông tin xe trong template
Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống Hiển thị Thông tin xe bao gồm Mã kiểu xe, Số VIN, Loại máy, Mã màu, Số KM hiện thời
8 Check dữ liệu yêu cầu sửa chữa trong template
Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống
Hiển thị thông tin yêu cầu sửa chữa của khách hàng
9 Check dữ liệu Đặt cọc, bảo lãnh phụ tùng trong template
Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống
Hiển thị số tiền đặt cọc của
KH, người bảo lãnh đặt hàng
10 Check dữ liệu Công việc và Thông tin phụ tùng trong template
Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống
Hiển thị thông tin phần công việc và phần thông tin phụ tùng của phiếu hẹn
Mở Phiếu hẹn được in từ hệ thống Hiển thị thông tin: Tên tài khoản đang thực hiện In phiếu khám xe
Bảng 4.6 Kịch bản kiểm thử chức năng In phiếu hẹn
Tên chức năng Tổng số testcase
Quản lý xe vào ra 18 18 0
In phiếu tiếp nhận xe 3 2 1
Bảng 4.7 Bảng kết quả kiểm thử