Câu 1: Phân tích những tác động của bối cảnh lịch sử hiện nay đến hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (các cuộc vận động chính trị- xã hội và sự vận động của bản đồ địa chính trị thế giới; Cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ; kinh tế; sự giao lưu toàn cầu và sự bành trướng về qui mô của các tiến trình kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường...). - “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ những kỹ năng kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội…” [Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản - PGS.TS Nguyễn Văn Dững] - “Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội nhằm thông tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đè chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục ….đã và đang đặt ra”. [Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản - PGS.TS Nguyễn Văn Dững] - Có nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau như sách, điện ảnh, pa-nô, áp-phích và phổ biến nhất là báo chí với các loại hình như báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử. - Khi phân tích mối quan hệ giữa các hệ thống truyền thông với các hệ thống xã hội, nhà xã hội học Mỹ Daniel Lerner, trong một bài đăng trên Tạp chí Bchavioral Science ra tháng 10/1957, cho rằng một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng. - Các hệ thống truyền thông đại chúng (như báo chí, phát thanh, truyền hình...) mang một số đặc điểm như sau: do những tổ chức chuyên nghiệp đảm trách, đưa thông tin ra công thúng một cách rộng rãi mà không phân biệt ai với ai, và nội dung thông điệp thủ yếu mang tính chất tường thuật chứ không phải là ra lệnh. - Lerner kết luận rằng "một hệ thống truyền thông chính là một dấu chỉ và cũng đồng thời là một tác nhân của sự thay đổi trong toàn bộ một hệ thống xã hội". Nói khác đi, hệ thống truyền thông đại chúng đã trở thành một trong những động lực của sự phát triển của xã hội. - Nhà xã hội học Đức Ulrich Beck (1986) và nhà xã hội học Anh Anthony Giddens (1996) cho rằng sự phát triển của các công nghệ thông tin và vi điện tử là một trong những điều kiện vật chất quan trọng làm thay đổi diện mạo các quan hệ xã hội. Những tầng lớp dân chúng bình thường hay những nhóm thiểu số vốn trước đây không có quyền phát ngôn, nay có nhiều cơ hội hơn để lên tiếng. Hiện tượng blog trong những năm gần đây là một bằng chứng sinh động. Các cá nhân giờ đây ngày càng có điều kiện tiếp cận trực tiếp những thông tin vốn trước đây phải thông qua sự chọn lọc của các nhà báo. - Nhưng phải chăng nhờ có Internet, mọi người đều có thể tự mình trực tiếp biết mọi chuyện và hiểu mọi chuyện mà không cần có các định chế trung giới như báo chí hay sách vở, xã hội sẽ không còn cần đến vai trò của những người "trung gian" (như nhà báo, nhà chính trị, giới trí thức...)? Phải chăng "mass média" (các phương tiện truyền thông đại chúng) nay đang tan rã để trở thành "média des masses" (các phương tiện truyền thông của đại chúng, hay là do đại chúng thực hiện)?
Trang 1BÀI TẬP TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Trang 2Câu 1: Phân tích những tác động của bối cảnh lịch sử hiện nay đến hệ thống
các phương tiện truyền thông đại chúng (các cuộc vận động chính trị- xã hội
và sự vận động của bản đồ địa chính trị thế giới; Cuộc cách mạng khoa học,
kỹ thuật và công nghệ; kinh tế; sự giao lưu toàn cầu và sự bành trướng về qui
mô của các tiến trình kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường ).
- “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảmchia sẻ những kỹ năng kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăngcường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi vàthái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã
hội…” [Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản - PGS.TS Nguyễn Văn
Dững]
- “Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông hướngtác động vào đông đảo công chúng xã hội nhằm thông tin, chia sẻ, nhằmlôi kéo tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân thamgia giải quyết các vấn đè chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, khoa học, giáo
dục ….đã và đang đặt ra” [Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản
-PGS.TS Nguyễn Văn Dững]
- Có nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau như sách, điệnảnh, pa-nô, áp-phích và phổ biến nhất là báo chí với các loại hình như báo
in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử
- Khi phân tích mối quan hệ giữa các hệ thống truyền thông với các hệthống xã hội, nhà xã hội học Mỹ Daniel Lerner, trong một bài đăng trênTạp chí Bchavioral Science ra tháng 10/1957, cho rằng một trong nhữngđiều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyềnsang các xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyềnthông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng
Trang 3- Các hệ thống truyền thông đại chúng (như báo chí, phát thanh, truyềnhình ) mang một số đặc điểm như sau: do những tổ chức chuyên nghiệpđảm trách, đưa thông tin ra công thúng một cách rộng rãi mà không phânbiệt ai với ai, và nội dung thông điệp thủ yếu mang tính chất tường thuậtchứ không phải là ra lệnh
- Lerner kết luận rằng "một hệ thống truyền thông chính là một dấu chỉ vàcũng đồng thời là một tác nhân của sự thay đổi trong toàn bộ một hệthống xã hội" Nói khác đi, hệ thống truyền thông đại chúng đã trở thànhmột trong những động lực của sự phát triển của xã hội
- Nhà xã hội học Đức Ulrich Beck (1986) và nhà xã hội học Anh AnthonyGiddens (1996) cho rằng sự phát triển của các công nghệ thông tin và viđiện tử là một trong những điều kiện vật chất quan trọng làm thay đổidiện mạo các quan hệ xã hội Những tầng lớp dân chúng bình thường haynhững nhóm thiểu số vốn trước đây không có quyền phát ngôn, nay cónhiều cơ hội hơn để lên tiếng Hiện tượng blog trong những năm gần đây
là một bằng chứng sinh động Các cá nhân giờ đây ngày càng có điều kiệntiếp cận trực tiếp những thông tin vốn trước đây phải thông qua sự chọnlọc của các nhà báo
- Nhưng phải chăng nhờ có Internet, mọi người đều có thể tự mình trực tiếpbiết mọi chuyện và hiểu mọi chuyện mà không cần có các định chế trunggiới như báo chí hay sách vở, xã hội sẽ không còn cần đến vai trò củanhững người "trung gian" (như nhà báo, nhà chính trị, giới trí thức )?Phải chăng "mass média" (các phương tiện truyền thông đại chúng) nayđang tan rã để trở thành "média des masses" (các phương tiện truyềnthông của đại chúng, hay là do đại chúng thực hiện)?
Câu 2: Phân tích các khuynh hướng vận động của hệ thống thông tin đại
Trang 4- Khuynh hướng toàn cầu hóa hệ thống truyền thông đại chúng: quá trìnhphát triển mạnh mẽ, mở rộng quy mô hoạt động, phạm vi ảnh hưởng ratoàn cầu của các phương tiện truyền thông đại chúng
- Có thể thấy nội dung của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng được phảnánh ở những tiến trình thực tiễn sau:
1) Sự phát triển nhanh chóng về sức mạnh của các loại hình phương tiện vàcác chủ thể chi phối truyền thông đại chúng là nội dung đầu tiên của toàn cầuhóa truyền thông đại chúng Sự ra đời của báo chí in hiện đại vào cuối thế kỷXVI - đầu thế kỷ XVII đã đánh dấu bước khởi đầu của kỷ nguyên truyền thôngđại chúng trong tiến trình phát triển của nhân loại Tuy nhiên, trong suốt 3 thế kỷtồn tại và phát triển của mình (từ thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XIX), báo in đã vậnhành một cách chậm chạp với “những bước chân của người đi bộ” Nó chỉ dầntrở nên phổ biến ở Tây Âu - cái nôi ra đời của báo in cùng Bắc Mỹ và một sốquốc gia, khu vực có liên hệ mật thiết với các quốc gia phương Tây Ngay cả ởkhu vực này thì báo chí cũng chỉ mới là thứ sản phẩm của văn hóa thành thị, cáithứ mà người dân nông thôn vẫn còn xa lạ Thậm chí, đến tận cuối thế kỷ XIX, ởmột số quốc gia, lãnh thổ trên thế giới, người ta vẫn chưa thấy sự hiện diện củabáo in, chưa hình dung ra báo in là gì
Tuy nhiên, khi nhân loại bước sang thế kỷ XX, tình hình đã khác hẳn Sự rađời của phát thanh (radio), truyền hình (television) ở nửa đầu thế kỷ, đặc biệt là
sự xuất hiện của máy tính điện tử cá nhân (person computer) và tiếp theo làmạng máy tính toàn cầu (Internet) đã tạo ra bước nhảy vọt có tính chất bùng nổtrong lĩnh vực truyền thông đại chúng Vào thời điểm hiện nay, các phương tiệntruyền thông đại chúng, như báo in, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, các loạibăng, đĩa âm thanh, hình ảnh, v.v đã hiện diện trong đời sống thường nhật, trởthành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa không thể thiếu đối với tuyệt đại bộ phậnngười dân trên toàn hành tinh Hàng tỷ người ở các quốc gia, lãnh thổ trên thế
Trang 52) Sự quy chuẩn hóa công nghệ truyền thông diễn ra trên phạm vi toàn cầu.Quá trình quy chuẩn hóa công nghệ truyền thông diễn ra dưới tác động chủ yếucủa hai yếu tố: sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và sức ép của việc mở rộngquy mô hoạt động, phạm vi ảnh hưởng của truyền thông đại chúng mà về thựcchất, là nhu cầu mở rộng thị trường của các chủ thể truyền thông đại chúng.Chính những tiến bộ khoa học của thế kỷ XX đã cho phép phá bỏ rào cản củacác hệ kỹ thuật truyền hình khác nhau, dẫn đến việc các máy thu của cả thế giới,
dù do bất cứ quốc gia, công ty nào sản xuất, đều có thể thu nhận được cácchương trình phát đi của mọi đài phát sóng truyền hình và ngược lại Mặt khác,các chủ thể truyền thông muốn mở rộng thị trường của mình buộc phải tìm racác giải pháp kỹ thuật công nghệ chuẩn phổ biến
Có thể nhận thấy quá trình quy chuẩn hóa công nghệ truyền thông diễn ratrong lĩnh vực truyền hình Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trên thế giới đãtồn tại các hệ kỹ thuật truyền hình khác nhau, như PAL, SECAM, NTSC, OIRT
mà đặc điểm phân biệt giữa chúng là mật độ đường phân ngang hình ảnh Cácsản phẩm máy thu hình đều sản xuất theo tiêu chuẩn đơn hệ và đương nhiên, chỉthu được chương trình phát sóng của một hệ kỹ thuật tương ứng Để giải quyết
sự bất tiện này, người ta đã tìm giải pháp sản xuất các máy thu đa hệ Chỉ trongthời gian khoảng một thập kỷ, hầu như máy thu hình đa hệ đã thay thế toàn bộcác máy thu hình đơn hệ Khi truyền hình chuyển sang kỹ thuật số (digital), sựkhác biệt về hệ kỹ thuật không còn là trở ngại cho việc phổ biến các sản phẩmmáy thu hình Ngày nay, về cơ bản, máy thu hình sản xuất ở bất cứ đâu đều cóthể dùng cho mọi quốc gia, khu vực
3) Môi trường truyền thông - điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trìnhtoàn cầu hóa truyền thông đại chúng Môi trường toàn cầu của truyền thông đạichúng bao gồm sự mở rộng phạm vi của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng côngchúng, mở rộng không gian nguồn tin của truyền thông đại chúng ra toàn cầu
Trang 6Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã cho phép người ta mở rộng và hìnhthành một môi trường truyền thông đại chúng đồng nhất trên phạm vi toàn cầu
mà hầu như không có hàng rào kỹ thuật, địa lý hay hàng rào quốc gia nào có thểngăn cản Ngày nay, hệ thống vệ tinh nhân tạo bao quanh không gian trái đất đãmang thông tin đồng thời đến mọi nơi, vào mọi lúc trên toàn địa cầu Internet,truyền hình, phát thanh truyền qua hệ thống vệ tinh đến với mọi cư dân trái đấtnếu có nhu cầu và phương tiện tiếp nhận, bất chấp biên giới quốc gia và hàngrào “lửa” Với truyền thông đại chúng toàn cầu hóa, thì trên thực tế, đã khôngcòn khái niệm biên giới cứng của các quốc gia
Cùng với tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sự tăng lên nhanh chóng của các quan
hệ quốc tế về chính trị, kinh tế và văn hóa đã dần hình thành công chúng toàncầu của truyền thông đại chúng Rào cản ngôn ngữ được khắc phục
Câu 3: Đánh giá những thành công và hạn chế của hệ thống truyền thông
đại chúng Việt Nam trong việc thực hiện các chức năng xã hội của mình
Trang 7- Truyền thông đại chúng tác động vào ý thức xã hội để hình thành và củng
cố một hệ thống tư tưởng chính trị lãnh đạo đối với xã hội; liên kết cácthành viên trong xã hội thành một khối đoàn kết, một chỉnh thể trên cơ sởlập trường, thái độ chính trị chung
- Truyền thông đại chúng còn thực hiện chức năng giám sát và quản lý xãhội, theo dõi, phát hiện, phản ánh kịp thời những vấn đề, mâu thuẫn mớinảy sinh, góp phần ổn định chính trị, xã hội
- Các phương tiện truyền thông đại chúng là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước
và nhân dân Nhân dân là “tai mắt”, là nguồn cung cấp thông tin sốngđộng về mọi mặt cho các kênh thông tin này
- Xã hội càng hiện đại thì truyền thông đại chúng càng phát triển mạnh mẽ,vài trò của nó càng quan trọng hơn bao giờ hết, nếu truyền thông khônghoạt động thì xã hội cũng sẽ dậm chân tại chỗ
- Truyền thông đại chúng có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận xãhội Truyền thông đại chúng là nơi khơi nguồn dư luận xã hội, nó đã phảnánh và truyền dẫn dư luận xã hội; định hướng dư luận, có nghĩ là địnhhướng nhận thức; điều hòa dư luận, điều hòa tậm trạng, tâm lý xã hội.Chính từ dư luận xã hội với tính chất “đánh giá” để xác định hành vi ứng
xử của con người trứơc một sự kiện, hiện tựơng đó được xem như hiệntượng tâm lý xã hội, là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội
Trang 8- Truyền thông đại chúng thực hiện chức năng quản lý xã hội của mìnhbằng việc cung cấp thông tin cho xã hội, hình thành và định hướng dưluận xã hội theo mục đích nhất định của chế độ, của giai cấp Ở nước ta,
đó là kênh thông tin đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước; góp phần vào xây dựng và hoàn thiện đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Nói cách khác, Đảng ta coicác phương tiện truyền thông đại chúng là kênh giám sát cán bộ, đảngviên và tòan xã hội qua dư luận xã hội Dư luận xã hội sẽ giúp Đảng, Nhànước hiểu được “tâm trạng” của xã hội, từ đó có những chính sách, hànhđộng hợp lý, kịp thời
- Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay trong tạo lập
dư lậun xã hội không thể phủ nhận được Với các thiết bị máy móc ngàycàng tinh vi, hiện đại, sẽ là điều vô cùng thuận lợi cho các nhà báo tácnghiệp để đưa ra những thông điệp khơi nguồn dư luận hiệu quả
- Trong xã hội hiện đại, thật khó hình dung sự không có mặt của sách, báo,đài, Internet, điện ảnh, quảng cáo, quan hệ công chúng (PR) Nhờ cóchúng, thông qua chúng các vấn đề cốt tủy của doanh nhân như quảng cáosản phẩm, thông tin thị trường, tìm đối tác, ký hợp đồng thương vụ quathư điện tử, mua - bán hàng qua mạng được giải quyết nhanh chóng, hiệuquả Đồng thời, các vấn đề thông dụng như quảng cáo có văn hóa - không
vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc, nhân cách- bản lĩnh doanh nhân,vấn đề then chốt như vai trò doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng nềnvăn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xuất hiện nhiều trêncác phương tiện truyền thông, được nhiều tầng lớp xã hội quan tâm và cótác động nhất định đến quá trình xây dựng, phát triển văn hóa, kinh tế - xãhội quốc gia…
Trang 9- Sự phát triển truyền thông đại chúng và giao lưu quốc tế giúp công chúngViệt Nam (gồm cả doanh nghiệp) có nhiều dữ liệu; thông tin phong phú,nhiều chiều, dân chủ hóa trong quá trình gắn bó; phát triển văn hóa nướcnhà - làm phông, nền, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho doanh nhân dântộc;
- Truyền thông đại chúng tạo dư luận rộng rãi, thúc đẩy nhiều đối không chỉ doanh nhân mà nhà nước, xã hội cùng có trách nhiệm vun đắp,phát triển văn hóa dân tộc đúng hướng, có bản sắc riêng, có tầm cao,trường tồn; Ngoài ra, truyền thông đại chúng góp ý, phê phán sự thờ ơ,tha hóa, vô trách nhiệm của một số doanh nghiệp đối với văn hóa nướcnhà
tượng Nhờ sự phát triển ngày một hiện đại hơn, mạnh và rộng rãi hơn của cácphương tiện truyền thông đại chúng mà doanh nghiệp có thể quảng báthương hiệu của mình đến với người tiêu dùng nhanh hơn, cũng như cóthể tiếp cận với ngươi tiêu dùng dễ dàng hơn, và ngược lại người tiêudùng cũng có thể đóng góp hoặc phản ánh những điều không hài lòng của
họ đối với doanh nghiệp
Câu 4: Phân tích, đánh giá những tác động của quá trình toàn cầu hóa các
phương tiện truyền thông đại chúng đối với Việt Nam.
- Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia,dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đếncuộc sống của từng con người Song những gì mà toàn cầu hóa mang lạicho con người trong những thập kỷ qua đã làm cho không ít các quốc giabăn khoăn, lo lắng Báo cáo phát triển người của UNDP năm 1999 đãphác họa một bức tranh khá không bình đẳng giữa các nước, cũng nhưgiữa những tầng lớp người khác nhau
Trang 10- Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho cácnước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới đểtrên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.
- Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là ở chỗ, cơ hội mà toàn cầu hóa đem lạicho các nước khác nhau, các dân tộc khác nhau không phải lúc nào cũngnhư nhau Các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ
cơ hội nhiều hơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa
sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn sovới cơ hội
- So với nhiều nước,Việt Nam phát triển công nghệ thông tin và nhất làmạng internet với nhịp độ khá nhanh Đến nay, người Việt đã tiếp cận và
sử dụng internet trên diện rộng (ước gần 30 triệu người sử dụng); báomạng trong đời sống xã hội có tác động rất đáng kể và đang chuyển dần
từ máy tính để lan sang điện thoại di động Nhiều dự báo cho rằng, dịch
vụ tổng hợp tin tức sẽ ngày càng đa dạng và hướng đến nhiều nhóm đốitượng khác nhau (NCEIF 2010)
- Trong xu thế phát triển hiện đại, một bài viết hay trên báo in sẽ nhanhchóng được hiển thị trên trang tin tổng hợp và từ đây, nội dung bài viết sẽđược chia sẻ đến nhiều độc giả của từng trang mạng Xu thế này sẽ pháttriển nhanh vì nó tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc của nhữngnhóm người liên quan Tuy nhiên, vấn đề nan giải lại là quyền tác giả vàlợi ích của những tổ chức làm dịch vụ cung cấp thông tin
- Cho đến nay, số đông độc giả chuộng báo in; song do mức độ phổ cập củabáo mạng, một bộ phận đáng kể đã thay đổi cách ứng xử (giới trẻ, cán bộvăn phòng, người dùng điện thoại) Thay vì phải mua nhiều tờ báo in, họlựa chọn một tờ nhất định đọc kỹ, sau đó tìm cách bổ sung thông tin truycập được từ những tờ báo mạng
Trang 11- Rõ ràng là sự lo sợ đánh mất bản sắc là có cơ sở Ngay ở Việt Nam, trongnhững năm gần đây, nhiều nhà lãnh đạo cũng như nhiều học giả đã rấtquan tâm tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Việt Nam sẽ không đánh mất bản sắc của mình trước xu thế toàn cầu hóa,nếu như mỗi người Việt Nam cũng như mỗi cơ quan, tổ chức không cónhững hành động cần thiết Bởi lẽ, văn hóa bao giờ cũng mang tính lịch
sử - cụ thể một mặt, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội, và mặtkhác, luôn chịu sự tác động của chính bản thân văn hóa
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tạo được những con người vừa có khả năngnắm bắt công nghệ hiện đại, vừa có trách nhiệm cao với Tổ quốc, với đất nước
Trang 12Câu 5: Phân tích, đánh giá sự tác động của quá trình toàn cầu hóa các
phương tiện truyền thông đại chúng đối với hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam.
1 Tác động tích cực
- Mở ra môi trường thông tin rộng lớn, thuận tiện nhất, giúp cho các dân tộc, cácquốc gia và cư dân toàn thế giới tăng cường khả năng giao lưu, tăng cường hiểubiết, xích lại gần nhau
- Giúp cho nhân loại nhân lên sức mạnh của mình trong việc thống nhất nhậnthức, hành động, tạo ra áp lực mạnh mẽ cho việc giải quyết các vấn đề mà cuộcsống đặt ra, từ mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên đến các vấn đề trongquan hệ giữa con người với con người ở những quy mô, phạm vi khác nhau
- Tạo ra một môi trường học tập toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho mọi
cư dân trái đất có thể tiếp thu tri thức nhân loại, nâng cao trình độ hiểu biết chomình Chưa bao giờ nhân loại có môi trường học tập thuận lợi như ngày nay, khi
mà qua phát thanh, truyền hình, sách báo, tạp chí, mạng Internet, mọi người trêntrái đất đều có được cơ hội khai thác toàn bộ kho tàng tri thức của nhân loại Đó
là một trường học mở cửa cho tất cả những ai mong muốn học tập và nâng caotrình độ hiểu biết
Trang 13- Trở thành môi trường, điều kiện thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng các tiến bộkhoa học, kỹ thuật và công nghệ Ảnh hưởng có tính chất động lực này thể hiện
ở việc truyền thông đại chúng cung cấp cho cư dân toàn cầu một cách nhanhchóng, toàn diện và phong phú nhất tất cả những thông tin về những tiến bộkhoa học, kỹ thuật và công nghệ mới nhất, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, tổchức đều có thể cập nhật, nâng cao hiểu biết, thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộkhoa học, kỹ thuật, công nghệ ấy vào đời sống Mặt khác, toàn bộ những kết quảcủa việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trên thế giới cũngnhanh chóng được giới thiệu, được phân tích, đúc kết kinh nghiệm thực tế, tạođiều kiện cho cho việc hưởng thụ rộng rãi những kết quả đó Đến lượt mình,việc hưởng thụ ấy lại trở thành động lực thúc đẩy phát triển khoa học, kỹ thuật
và công nghệ
- Hệ thống truyền thông đại chúng toàn cầu hóa trở thành nguồn thông tin sinhđộng, phong phú, toàn diện và có tính thời sự, cung cấp cho các nhà hoạch địnhchính sách của mọi quốc gia Để có được chính sách đúng đắn, có hiệu quả, thìđiều kiện đầu tiên chính là thông tin Chỉ có với hệ thống thông tin đầy đủ mới
có khả năng phân tích, đánh giá tình hình đầy đủ, chính xác, đưa ra những dựbáo hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra quyết định hành động đúng đắn Truyền thôngđại chúng toàn cầu phản ánh sinh động nhất, đầy đủ nhất bức tranh hiện thực củađời sống xã hội Ngoài ra, đó cũng là nguồn dữ liệu thông tin được tích lũy vớikhối lượng, dung lượng khổng lồ, không chỉ có ý nghĩa quan trọng với nhữngnhà hoạch định chính sách, mà còn rất cần thiết đối với những người làm côngtác nghiên cứu khoa học, cũng như tất cả những ai ham hiểu biết, có mong muốnnâng cao trình độ hiểu biết
- Hệ thống truyền thông đại chúng toàn cầu cũng là công cụ để dự báo, điềuhành và xử lý những dịch vụ đời sống của cư dân mọi quốc gia, dân tộc
Trang 14- Quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng diễn ra trong tình trạng khôngcông bằng do sự phát triển không đều của truyền thông đại chúng ở những quốcgia, khu vực khác nhau Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các loại hìnhphương tiện cũng như các chủ thể truyền thông đại chúng phát triển trước vàmạnh mẽ do có điều kiện thuận lợi mọi mặt, có nguồn lực to lớn cả về tài chính,
cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tiến bộ khoa học lẫn trình độ đội ngũ chuyêngia Trên thực tế, quá trình phát triển toàn cầu hóa truyền thông đại chúng trướchết và căn bản là toàn cầu hóa các công ty, tập đoàn truyền thông đại chúng củacác nước phương Tây, các nước có nền kinh tế phát triển nhất
- Sự lưu hành những thông tin xấu, bất lợi, có tính chất tiêu cực đối với nhữnggiá trị văn hóa, giá trị nhân văn truyền thống cũng đang là một nguy cơ của xãhội hiện đại
- Khả năng lợi dụng hệ thống truyền thông đại chúng để can thiệp vào các vấn
đề, các tiến trình, sự kiện chính trị - xã hội, phục vụ cho những mục đích chínhtrị, vụ lợi
- Những ảnh hưởng tiêu cực về văn hóa do dòng chảy các sản phẩm phi văn hóa
và sự áp đặt các giá trị văn hóa ngoại lai, phi truyền thống dẫn đến sự nhất thểhóa tiêu cực về văn hóa, sự phá hoại và thậm chí, còn dẫn đến cái chết của một
số nền văn hóa bản địa