1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn,biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 9 thông qua hoạt Động nhóm

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 9 thông qua hoạt động nhóm
Tác giả Nguyễn Thị Xuân
Trường học Trường THCS Tân Thành
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 37,01 KB

Nội dung

Khi giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ học tiết đọc - hiểu văn bản cũng như trong tiết

Trang 1

I THỰC TRẠNG.

Chương trình Ngữ văn mới (đang áp dụng từ năm học 2021 – 2022 này đối với lớp 6) đã rất chú trọng hoạt động nghe – nói – đọc – viết của học sinh, mà các em lớp 9 năm nay, khi vào lớp 10 (năm học 2023 – 2024)

sẽ học sách mới đầu tiên của chương trình GDPT 2018 Vì vậy việc rèn cho các em kĩ năng nghe – nói – đọc – viết cho học sinh lớp 9 từ bây giờ là

vô cùng quan trọng để các em có thể tự tin thực hiện hoạt động nghe, nói, thuyết trình ở lớp 10 sắp tới

Nếu như nghe, đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhân thông tin, thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường Người giáo viên đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải

tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, lôgic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy – học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn Luyện nói tốt sẽ giúp người học

có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội

Nơi tôi giảng dạy là trường thuộc địa bàn nông thôn, đa số học sinh chưa được bố mẹ quan tâm nhiều đến việc học Thời gian học tập của các

em hạn chế, bởi vì ngoài học, các em còn nhiều công việc của gia đình nên

có phần ảnh hưởng đến việc học Hơn nữa, các em có vẻ xem nhẹ hoạt động nói trong giờ học, kĩ năng nói trước tập thể hạn chế, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người

1

Trang 2

Việc dạy tiết Đọc - Hiểu văn bản rơi vào đơn điệu, nhàm chán bởi giáo viên chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn, đảm thoại Những học sinh phát biểu đa số là học sinh khá giỏi Còn những học sinh trung bình, yếu kém thì vẫn cứ trầm lặng, nhút nhát việc tạo hứng thú cho những đối tượng này hầu như không có Và như thế nhiều học sinh không có cơ hội

để rèn kĩ năng nói

Khi giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ học tiết đọc - hiểu văn bản cũng như trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi giáo viên thuyết giảng Ở các

em lộ rõ sự thích thú, đa số các thành viên trong nhóm có vẻ háo hức và nói một cách tự nhiên Tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả thảo luận, được trình bày những điều mà nhóm

đã phát hiện, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắc lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em Đó cũng là lúc giáo viên cho các em thêm sự tự tin vào khả nǎng của mình, các em sẽ cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trước tập thể Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục được những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn

Theo kết quả khảo sát khi các em đã bắt đầu tiếp nhận việc rèn luyện nói thông qua các tiết luyện nói và thảo luận nhóm kết quả thu được từ năm học 2022 – 2023 như sau:

Lớp Sỉ số Khả nǎng nói tốt

trong tiết luyện nói

Khả nǎng nói chưa tốt trong tiết luyện nói

Trang 3

9.2 30 7 (23,3%) 23 (76,4%)

Từ kết quả trên ta thấy đa số các em còn lo sợ mỗi khi đến giờ luyện nói hay giáo viên yêu cầu đúng lên trình bày khi thảo luận nhóm, sợ không thực hiện được theo yêu cầu của giáo viên, tạo cho các em cảm giác áp lực, không thoải mái, tỉ lệ học sinh nói tốt trong tiết luyện nói chưa đạt 50% Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn (đặc biệt thường xuyên dạy lớp 9) với những thuận lợi và khó khăn mà bản thân tôi đã gặp trong quá trình dạy - học bộ môn nói chung và tiết luyện nói nói riêng, tôi đã rút ra được những vấn đề mang tính kinh nghiệm Tôi xin mạnh dạn trình bày giải

pháp của mình về việc: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 9 thông qua

hoạt động nhóm tại Trường THCS Tân Thành”.

II MỤC TIÊU.

Như chúng ta đều biết, mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống nǎng động trong xã hội hiện đại

Một tiết dạy - học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học Mặt khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ vǎn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy -học Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe; nói; đọc; viết Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt Người nói khi đã chuẩn bị

Trang 4

đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đó chính

là “nói”

Việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng day học môn Ngữ văn vừa hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động nói (hay kĩ năng trình bày miệng) của học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữ

Văn nên mục đích chính đề tài của tôi là tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi: Làm thế nào để học sinh có hứng thú tích cực, sôi nổi trong giờ luyện

nói? Biện pháp nào là hiệu quả để giúp cho các em học sinh có thể “nói” tốt hơn, hay hơn? Giáo viên và học sinh cần phải làm những gì để giờ luyện nói đạt hiệu quả như mong muốn? Từ đó nâng cao chất lượng giờ

dạy của giáo viên, chất luợng giờ học của học sinh và chất lượng giáo dục của bộ môn nói chung

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

1 Những yêu cầu cần thiết đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy- học bài luyện nói và trong giờ thảo luận nhóm.

1.1 Yêu cầu đối với học sinh.

Ngay từ đầu năm học, tôi phổ biến những qui định đối với việc học Ngữ văn nói chung và kĩ năng luyện nói, nói riêng để học sinh có tâm thế chuẩn bị

1.1.1 Dụng cụ:

- Đầy đủ sách giáo khoa

- Vở học, vở soạn, vở bài tập

- Bảng phụ (mỗi nhóm có một bảng phụ)

1.1.2 Chia nhóm:

Trang 5

Để tiện hoạt động thảo luận, tôi chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm 6

-8 em liền kề nhau, đưa ra các câu hỏi thảo luận ngắn trong một tiết học vǎn bản hoặc tiếng Việt

- Đối với tiết luyện nói, chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8 - 10 em Trong mỗi nhóm cử ra một em viết chữ rõ ràng chịu trách nhiệm ghi vào bảng phụ sau khi đã thống nhất ý kiến trong nhóm Các em còn lại trong nhóm đều ghi vào vở soạn của mình ý kiến thống nhất của nhóm

1.1.3 Ý thức chuẩn bị bài ở nhà và ở lớp:

Chuẩn bị bài mới ở nhà: Theo yêu cầu của GV mà các em có thể chuẩn bị từng cá nhân hoặc chuẩn bị theo nhóm Với tiết Luyện nói phải soạn một dàn ý chi tiết và phải dự kiến lời nói dựa vào dàn ý đó

Trong giờ truy bài 15 phút, học sinh trong các nhóm hội ý, trao đổi những vướng mắc băn khoăn trong quá trình chuẩn bị, tiến hành tập nói trong nhóm

Hoạt động trong giờ học: thảo luận nhóm, trình bày bài nói

1.1.4 Phiếu đánh giá nhận xét (dành cho phần luyện nói).

Mỗi em phải có phiếu nhận xét trong sổ tay Sổ này dùng cho suốt năm học

Ngày:

Môn:

Họ và tên (người nói):

Phần nhận xét,đánh giá:

Tác phong nói:

Giọng nói:

Nội dung nói:

1.2 Yêu cầu đối với giáo viên:

- Chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp nói chung và nhất là cho những tiết rèn cho học sinh kĩ nǎng nói

Trang 6

- Dặn dò học sinh cụ thể các nội dung chuẩn bị cho bài luyện nói.

- Chú ý, theo dõi và ghi chép những vấn đề cần nhận xét đối với học sinh trong quá trình luyện nói

- Luôn tìm ra những ưu điểm trong phần trình bày của từng học sinh

và khen các em kịp thời trước lớp để động viên tạo hứng thú nói cho cả lớp

Những em còn rụt rè, nhút nhát hoặc nói nhỏ, giáo viên cho nói những phần có nội dung đơn giản dễ trình bày và nên cố phát hiện ra những ưu điểm của các em trong tác phong, lời nói để khen Nếu có những điểm chưa hài lòng thì nhắc nhở thật khéo léo, tế nhị để các em tự tin hơn ở lần nói sau Sau mỗi lần trình bày nói trước lớp giáo viên khuyến khích bằng những tràn vỗ tay để tạo không khí sôi nổi cho giờ học

Chọn những em nói tốt trình bày cả bài luyện nói để tạo ấn tượng cho

cả lớp khi sắp kết thúc tiết học Đó sẽ là điều kích thích niềm mong muốn được nói hay như bạn ở nhiều đối tượng để các em chuẩn bị thật kĩ cho bài luyện nói ở những bài sau Cho điểm khuyến khích đối với những em nói tốt, những em có sự cố gắng trong quá trình luyện nói

2 Rèn kī năng “nói” qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết đọc

- hiểu văn bản.

Rèn kỹ năng nói qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết đọc - hiểu văn bản là một phương pháp giúp học sinh phát triển khả năng diễn đạt, phân tích và phản biện thông qua tương tác với bạn học Đây là một cách hiệu quả để học sinh không chỉ hiểu sâu hơn về nội dung văn bản mà còn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, và tư duy phản biện Dưới đây là một

số bước và lợi ích của phương pháp này

2.1 Chuẩn bị trước khi thảo luận.

- Chọn văn bản phù hợp: Giáo viên chọn một văn bản có nhiều góc nhìn hoặc ý nghĩa sâu sắc để tạo cơ sở cho việc thảo luận

Trang 7

- Hướng dẫn kỹ năng đọc hiểu: Trước khi thảo luận, học sinh cần đọc

kỹ văn bản và ghi chú lại những điểm quan trọng, các câu hỏi hoặc thắc mắc về nội dung để có thể trao đổi trong nhóm

- Đặt mục tiêu rõ ràng: Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi dẫn dắt hoặc mục tiêu cho buổi thảo luận, như phân tích chủ đề, nhân vật, hoặc tư tưởng chính trong văn bản

2.2 Phân chia nhóm hợp lý.

- Số lượng thành viên nhóm: Nhóm nên có từ 4 - 6 học sinh để đảm bảo mọi người đều có cơ hội nói và lắng nghe

- Đa dạng trong nhóm: Tạo sự đa dạng về kỹ năng và ý kiến trong mỗi nhóm để khuyến khích trao đổi phong phú

2.3 Tiến hành thảo luận.

- Phân vai trò trong nhóm: Mỗi nhóm có thể phân công một học sinh

làm người dẫn dắt thảo luận, một người ghi chép, và các thành viên khác sẽ lần lượt trình bày quan điểm

- Phát triển ý kiến cá nhân: Mỗi thành viên đưa ra ý kiến cá nhân về nội dung văn bản, sau đó các thành viên khác sẽ góp ý, bổ sung, hoặc tranh luận để làm rõ thêm vấn đề

Ví dụ: Trước hết cá nhân trình bày quan điểm của mình truớc nhóm:

Các em cần đọc kỹ câu hỏi, xác định nội dung yêu cầu của câu hỏi, suy nghĩ và viết ra trong vở của mình, sau đó trình bày ra nhóm, nêu ý kiến của mình giống bạn thì nhất trí khỏi phải nói lại mất thời gian Từ các ý kiến, nhóm trưởng khái quát lai nội dung mà nhóm đã nhất trí, mỗi em trong nhóm phải nắm vững nội dung đó Em được cử ghi chép sẽ ghi vào bảng phụ

- Thảo luận dựa trên dẫn chứng: Học sinh cần đưa ra những dẫn chứng

cụ thể từ văn bản để bảo vệ quan điểm của mình Điều này giúp các em phát triển kỹ năng suy luận và lý luận

Trang 8

Ví dụ: Trình bày ý kiến của nhóm trước lớp: Hết thời gian thảo luận

giáo viên có thể gọi bất kỳ một em trong nhóm trả lời Các nhóm còn lại sẽ nhận xét ý kiến về phần trình bày của nhóm bạn

2.4 Lắng nghe và phản hồi.

- Kỹ năng lắng nghe: Học sinh cần lắng nghe cẩn thận ý kiến của các thành viên khác để đưa ra phản hồi phù hợp, học cách tôn trọng và tiếp thu các ý kiến trái chiều

- Phản hồi mang tính xây dựng: Khi đưa ra phản hồi, học sinh nên tập

trung vào vấn đề, không nên chỉ trích cá nhân, đồng thời có thể đặt câu hỏi

để làm rõ thêm ý kiến của người khác

2.5 Tổng kết và rút kinh nghiệm.

- Tổng kết sau thảo luận: Sau khi các nhóm hoàn thành thảo luận, giáo viên có thể yêu cầu mỗi nhóm tổng hợp lại những điểm quan trọng và trình bày trước lớp

- Đánh giá và cải thiện: Giáo viên có thể đưa ra những đánh giá về quá trình thảo luận của từng nhóm, góp ý để các em cải thiện kỹ năng nói và làm việc nhóm

- Nội dung nói: Phải đáp ứng yêu cầu của câu hỏi thảo luận nhóm

không thiếu, không thừa tránh dàn trải, lan man thiếu tập trung

- Kĩ năng nói: Trình bày lưu loát, mạch lạc, làm rõ vấn đề bằng giọng

nói tự nhiên, to, rõ dễ nghe, tránh đọc ê a, hoặc nói quá nhỏ, nói nhát Thảo luận nhóm là một hình thức hoạt động dạy học tạo môi trường thuận lợi cho học sinh trao đổi, bàn bạc một cách tự nhiên trước những thành viên đồng trang lứa có quan hệ bè bạn gần gũi về những vấn đề nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của vǎn bản văn học Các em có sự đoàn kết hợp tác để từ đó phát triển khả năng nhận thức cảm thụ về văn học, mạnh dạn giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác phân tích

Trang 9

văn bản Đặc biệt là qua thảo luận nhóm, kĩ năng nói của học sinh được học sinh rèn luyện dần dần một cách chắc chắn, hiệu quả

Với những câu hỏi có tính chất tình huống hoặc khái quát, tổng hợp vấn đề cảm thụ văn học như trên đòi hỏi các em có tinh thần hợp tác Và chính sự hợp tác đó sẽ giúp các em nói một cách tự tin hơn

IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên, nhằm mục đích phát huy tối đa hiệu quả cho học sinh về mọi mặt, việc hướng dẫn và rèn luyện các em kĩ năng nói tự tin, mạnh dạn trình bày trưrớc tập thể là một điều rất khó khăn Và minh chứng cụ thể sau thời gian 10 tuần tôi áp dụng giải pháp vào giảng dạy, kết quả như sau:

Lớp Sỉ số Khả nǎng nói tốt

trong tiết luyện nói

Khả nǎng nói chưa tốt trong tiết luyện nói

Từ kết quả trên cho thấy sự tiến bộ của học sinh khi tôi áp dụng giải pháp, các em năng động, nhiệt tình, hào hứng hơn, cụ thể là sau thời gian

10 tuần áp dụng tỉ lệ học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước lớp trình bày tăng 57,7%

Tóm lại, rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua hoạt động nhóm trong tiết đọc - hiểu văn bản và luyện nói là một hoạt động mang tính chuyên môn của người giáo viên dạy Ngữ văn trong quá trình giảng dạy, rất cần được áp dụng thưòng xuyên Điều đó sẽ giúp các em có những kĩ năng như:

Thứ nhất phát triển tư duy phản biện: Thảo luận nhóm khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu hơn về vấn đề và phát triển khả năng lập luận

Trang 10

Thứ hai tăng cường kĩ năng giao tiếp: Học sinh học cách diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người khác

Thứ ba nâng cao sự tự tin: Việc thường xuyên trao đổi ý kiến trong môi trường thân thiện giúp học sinh tự tin hơn khi phát biểu trước đám đông

Thứ tư phát triển kỹ năng làm việc nhóm: Học sinh học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và cùng nhau giải quyết vấn đề Trên đây là phần trình bày giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ Văn và chất lượng giáo dục của đơn vị

Trang 11

IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên, nhằm mục đích phát huy tối đa hiệu quả cho học sinh về mọi mặt, việc hướng dẫn và rèn luyện các em kĩ năng nói tự tin, mạnh dạn trình bày trưrớc tập thể là một điều rất khó khăn Và minh chứng cụ thể sau thời gian 10 tuần tôi áp dụng giải pháp vào giảng dạy, kết quả như sau:

Lớp Sỉ số Khả nǎng nói tốt

trong tiết luyện nói

Khả nǎng nói chưa tốt trong tiết luyện nói

Từ kết quả trên cho thấy sự tiến bộ của học sinh khi tôi áp dụng giải pháp, các em năng động, nhiệt tình, hào hứng hơn, cụ thể là sau thời gian

10 tuần áp dụng tỉ lệ học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước lớp trình bày tăng 57,7%

Ngày đăng: 06/11/2024, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w