Mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe
Trang 11 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng của sáng kiến.
1.1 Tên sáng kiến
Rèn kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 6 qua giờ " Nói và nghe" trong môn Ngữ văn.
1.2 Lĩnh vực áp dụng
Sáng kiến áp dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS Gia Lập
2 Nội dung của sáng kiến
2.1 Giải pháp cũ thường làm:
2.1.1 Chi tiết giải pháp cũ:
Shin Dohyeon & Yun Naru trong "Sức mạnh của ngôn từ" đã từng khẳng định: “Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu
thấu hiểu được ẩn ý và cách sử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp” Thật như thế, nếu không có giao tiếp con người sẽ không phát
triển tốt được Và khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoạt động giao tiếp cũng rất được chú trọng qua các môn học và đặc biệt là môn Ngữ văn
Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Qua môn Ngữ văn, học sinh biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp Cũng qua môn Ngữ văn, học sinh phát triển khả năng nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác
Để đáp ứng những yêu cầu trên thì việc dạy học sinh các kỹ năng nói
và nghe là vô cùng quan trọng Mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng,
tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái
độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách học sinh Đây là yếu tố rất lớn cho sự thành công của các em sau này “Khéo ăn, khéo nói có
cả thiên hạ” điều này được nhiều chương trình giáo dục thực hiện
Qua thực tế dạy học ở trường THCS Gia Lập tôi nhận thấy kĩ năng nói
Trang 2của học sinh là vô cùng hạn chế Đa số học sinh được yêu cầu phát biểu trước lớp, trước đông người thì có tới 85% không thể nói lưu loát được, thậm chí
có những học sinh không biết nói câu gì khi được gọi đến chỉ đứng ở đó vài phút và chạy về chỗ hoặc chờ thầy, cô giáo cho ngồi xuống là vội vàng ngồi xuống ngay, để tránh sự để ý của các bạn Hoặc cũng có trường hợp HS nhận thức được nhưng không dám giơ tay phát biểu ý kiến của mình vì sợ sai, sợ không nói được những điều mình đang nghĩ…
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
- Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên còn xem nhẹ việc dạy kỹ năng nghe, nói cho học sinh + Một số giáo viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và thiết kế bài học cho tiết nói và nghe
- Về phía học sinh:
+ Ngại giao tiếp, rụt rè chưa tự tin nói trước mọi người và chưa được rèn kĩ năng nói trước tập thể
+ Thiếu kỹ năng thuyết trình
+ Thiếu kỹ năng nghe
+ Thiếu kỹ năng tương tác
+ Chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng nghe nói trước tập thể
+ Tâm lý e dè, ngại nói
- Bên cạnh hai thực tế rất hay gặp trên thì cũng còn tồn tại một thực tế nữa
mà trường học nào hiện nay cũng gặp phải, rất khách quan đó là lớp học của chúng ta chưa được thiết kế cho những giờ học kiểu đối thoại, đàm thoại, thảo luận; số lượng học sinh trong một lớp quá nhiều (37, 38 học sinh) khiến cho giáo viên khó khăn khi rèn kỹ năng nói và nghe cho các em Không những vậy mà thời gian nghe và nói lại quá ngắn do đó thời gian dành cho học sinh luyện nói trong chương trình còn chưa phong phú và đa dạng Vì thế nhiều thế hệ học sinh khi ra đời nhiều khi không biết lắng nghe, thấu hiểu, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp, không biết cách đọc hiểu chính xác một văn bản
Trong tình hình hiện tại, để nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh, làm thế nào để phát huy được khả năng diễn đạt bằng văn bản nói cho học sinh là điều trăn trở không chỉ riêng mỗi giáo viên dạy Văn
mà còn là của toàn ngành và các cấp lãnh đạo
2.1.2 Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
Trang 3* Ưu điểm của giải pháp cũ:
- Thực hiện được kế hoạch giáo dục đầu năm của lớp, của GV và của nhà trường
* Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
Về phía học sinh:
- Học sinh học bài thụ động, thiếu sáng tạo, có tâm lý trông chờ vào câu trả lời của bạn, lời giảng của giáo viên Rất rụt rè khi được gọi tên, khi đến lượt trình bày kết quả hoạt động
- Khi HS tạo lập một văn bản( nói hoặc viết) giáo viên có thể dễ dàng nhận ra
những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, tạo câu sai, chính tả sai,
bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic Đặc biệt có những em diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng
- Không có hứng thú trong việc học văn, càng ngày càng chán ghét môn Ngữ văn
Về phía giáo viên:
- Giáo viên nặng nề về việc truyền thụ kiến thức, chưa thực sự quan tâm đến tiết dạy học nói và nghe, phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng, chưa áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
- Giáo viên chưa xem HS là chủ thể của hoạt động học văn, chưa trao cho các
em tính chủ động trong học tập nên chưa thể rèn giũa được các kỹ năng, năng lực cần thiết cho HS
2.2 Giải pháp mới cải tiến:
2.2.1 Mô tả bản chất của giải pháp mới:
* Giải pháp 1 Giáo viên nắm vững yêu cầu của từng bài, từng tiết dạy
Yêu cầu này bám sát yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông
2018 Từ đó, giáo viên xây dựng mục tiêu tiết dạy sao cho phù hợp với nội dung tiết học, phương pháp dạy học được sử dụng Mục tiêu cần phù hợp với đối tượng học sinh và phải gắn liền giữa việc rèn kĩ năng và kiến thức của quá trình học những yêu cầu trước đó Cần phải đạt được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và kĩ năng trình bày trước tập thể Đặc biệt chú trọng ở kiểu bài Nói và nghe
* Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy:
- Giáo viên thiết kế, xây dựng kế hoạch bài dạy chu đáo, phù hợp với tình hình thực tiễn, cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh
Cụ thể:
Trang 4- Hoạt động Mở đầu/xác định vấn đề: khơi gợi kiến thức nền về kĩ năng giao tiếp (cách kể, cách tóm tắt, thuyết trình,…), kiến thức liên quan đến nội dung nói mà học sinh sẽ trình bày, kĩ năng lắng nghe và phản hồi bằng những nhận xét câu trả lời hoặc phần trình bày của nhóm bạn
- Hoạt động Khám phá:
+ Hướng dẫn học sinh phân tích đặc trưng của kiểu bài nói qua 1 mẫu (video clip, giáo viên làm mẫu) => rút ra cách thức nói (sử dụng các phương tiện hỗ trợ, cách thu hút người nghe, cử chỉ, điệu bộ, …)
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói (mục đích nói, người nghe, đề tài, nội dung, cách thức luyện tập);
+ Hướng dẫn học sinh xác định tiêu chí đánh giá (công cụ đánh giá) và cách dùng các tiêu chí đó để luyện tập, thực hành
- Hoạt động Luyện tập: tổ chức cho học sinh luyện nói theo cặp/nhóm và nói toàn lớp; có thể kết hợp cho học sinh nói - nghe tương tác (nhưng cần nhấn mạnh kĩ năng nào được chọn trong mục tiêu bài học); hướng dẫn và yêu cầu các học sinh ở vai người nghe dùng công cụ để đánh giá phần trình bày của học sinh nói (để những học sinh tự học, rút kinh nghiệm về kĩ năng nói) Giáo viên tổ chức cho cả lớp đánh giá, rút kinh nghiệm
Lưu ý: có thể cho học sinh luyện nói, luyện nghe và nói - nghe tương tác (tổ chức cho học sinh trao đổi giữa người nói với người nghe).
- Hoạt động Vận dụng: giao nhiệm vụ để học sinh tự nói/kể => quay video
=> đăng lên nhóm lớp, lên mạng xã hội để các học sinh khác xem và nhận xét, góp ý
Lưu ý: Dạy nói cần gắn với dạy nghe nhưng ở mỗi bài cần chú ý mục tiêu trọng tâm là nói hay nghe để có định hướng đánh giá yêu cầu cần đạt nào.
* Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà:
Để học sinh chuẩn bị tốt góp phần vào sự thành công của tiết dạy thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà đúng yêu cầu Nếu như là tiết đầu tiên của chương trình Ngữ văn lớp 6, yêu cầu hướng dẫn của giáo viên càng cần thiết hơn Sự hướng dẫn giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn, có cơ
sở hơn và tạo thói quen cho học sinh ở những tiết học sau
Khi chuẩn bị cần chú ý:
* Chuẩn bị nội dung nói cho đầy đủ và cẩn thận
* Cần viết ra giấy những điều sẽ nói thành một dàn bài:
Trang 5Phải là chính mình lập dàn bài Nhờ một người khác lập dàn bài thay
mình thì khó mà nói hay được Chỉ nên làm một dàn bài ngắn gọn Dàn ý
phải đủ các phần Mở bài, thân bài, kết bài với các ý trong từng phần
* Chuẩn bị nội dung sẽ nói ra giấy, chỉ nên ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch đầu dòng):
Sau khi lập dàn bài học sinh cần nghiền ngẫm về chính dàn bài đó và
có thể triển khai dàn ý thành một bài văn với các gợi ý ở trong sách giáo khoa, không nên viết thành một bài nói hoàn chỉnh để học thuộc, bởi như thế
sẽ thường hay bị quên
Chuẩn bị nội dung nói càng kỹ, càng cẩn thận thì khi nói càng vững vàng, tự tin, không bị cuống, bị lặp hay bí từ
Giải pháp 4 Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:
Khi dạy tiết luyện nói chúng ta có thể áp dụng các phương pháp sau:
a) Phương pháp đàm thoại
Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong các giờ Ngữ văn nói chung, nhưng riêng với giờ luyện nói chỉ nên áp dụng khi học sinh chưa quen với việc trình bày thành văn bản miệng lưu loát và có hiệu quả Giáo viên và học sinh tạo ra một cuộc đàm thoại thoải mái, tạo sự tự tin bước đầu cho học sinh, để dần dần giúp học sinh chuẩn bị tâm thế thói quen tốt khi trình bày bài văn miệng Để làm được điều đó, giáo viên phải tỏ ra là một khán giả vui tính, thân thiện, biết động viên kịp thời sau những câu trả lời đúng và lưu loát của học sinh
b) Phương pháp thảo luận nhóm
Đây là phương pháp chủ yếu để dạy tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn Phương pháp này sử dụng trong khoảng thời gian mười lăm phút đầu của tiết học Giáo viên chia lớp thành nhóm khoảng 4 - 6 em học sinh rồi cho thảo luận Học sinh thảo luận thống nhất phần chuẩn bị ở nhà, sau đó cho các bạn trong nhóm nói về bài nói của mình dựa trên sự thống nhất phần chuẩn bị Mỗi nhóm phải làm quen với việc nói và nhận xét bài nói của từng thành viên trong nhóm Muốn đạt được điều đó giáo viên phải chia nhóm hợp
lí, đặt ra yêu cầu chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ Thảo luận nhóm chỉ có hiệu quả khi học sinh có sự chuẩn bị tốt ở nhà
Mặt khác khi thảo luận nhóm yêu cầu của giáo viên phải quan sát được các nhóm thảo luận để nhắc nhở, trợ giúp kịp thời
Trang 6Khi tiến hành tốt phương pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành nói trên lớp Những học sinh đại diện này giáo viên phải lưu ý các nhóm thay phiên nhau trong tất cả các giờ luyện nói để tránh tình trạng những học sinh nói quen, nói hay trong nhóm sẽ nói còn những học sinh khác không được hoặc không giám tham gia Vì nếu điều đó xảy ra thì việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh chỉ mới đạt một phần rất nhỏ so với yêu cầu mục đích đặt ra của tiết dạy Và để đạt điều này thì không khí tiết học phải thực sự thoải mái, thân thiện; học sinh biết động viên, giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ, nhất là các thành viên trong nhóm phải biết điểm yếu của bạn để bổ cứu kịp thời
c) Phương pháp thuyết trình
Phương pháp này áp dụng ở phần nói ở trước lớp Học sinh được nhóm
cử nói phải đạt được yêu cầu về tác phong, ngôn ngữ, kiến thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nói Học sinh khi nói tuyệt đối không được dùng phần chuẩn bị để đọc Nói ở đây có nghĩa là phải thoát li hoàn toàn tài liệu, trở thành một người thuyết trình trước mọi người Có thực hiện được như vậy mới luyện nói cho học sinh đúng bản chất yêu cầu của tiết học này
Vậy muốn học sinh sử dụng được phương pháp thuyết trình thì ngay những giờ luyện nói đầu tiên học sinh đã phải thoát ly tài liệu hoàn toàn Những tiết này, học sinh có nói không trôi chảy lưu loát và có thể bỏ dở nửa chừng thì giáo viên cũng phải khuyến khích động viên các em cố gắng ở những lần sau Giáo viên cần quán triệt việc chuẩn bị bài nói bằng hình thức thuyết trình và thoát li hoàn toàn hình thức đọc bài chuẩn bị sẵn Ngôn ngữ nói sẽ linh hoạt hơn giúp học sinh rèn luyện vốn ngôn ngữ thể hiện khả năng nói của mình
Mặt khác, khi thuyết trình trên lớp, giáo viên phải chú ý đến việc nói chứ không phải học thuộc lòng phần chuẩn bị ở nhà hoặc là phần chuẩn bị của nhóm Nếu chỉ học thuộc lòng thì việc rèn luyện nói gặp nhiều khó khăn
mà khó khăn lớn nhất là học sinh sẽ mất tự tin ngay khi bỗng dưng quên một
từ trong bài viết của mình Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải cho học sinh biết được yêu cầu của tiết luyện nói và yêu cầu học sinh sau mỗi tiết học phải luyện nói ở nhà Để kiểm tra được học sinh có luyện nói ở nhà hay không thì tiết tiếp theo giáo viên có thể sử dụng phần hỏi bài cũ để kiểm tra
d) Phương pháp đánh giá, nhận xét hoặc phản biện
Nhóm phương pháp này đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm Nó bao
Trang 7gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu Những
người biết đánh giá, nhận xét hoặc phản biện tốt thường sẽ có khả năng giải quyết vấn đề một cách có hệ thống và tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận Sử dụng nhóm phương pháp này trong dạy học tiết nói và nghe sẽ giúp cho tiết học thêm hào hứng, kích thích sự chú ý
và phản biện của các em về vấn đề mình nói hoặc mình nghe người khác nói Những người phản biện tốt thường có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng Đó là điều thuận lợi để cho việc ra đời của học sinh sau này
Giải pháp 5 Thiết kế chuỗi hoạt động bám sát mục tiêu yêu cầu cần đạt ( nói, nghe, tương tác):
Để nói, nghe hiệu quả, người nói và người nghe cần có nhiều loại kiến thức như kiến thức về chủ đề muốn nói, ngôn ngữ, hiểu biết về các loại văn phong của ngôn ngữ nói, đối tượng giao tiếp, cách giao tiếp với những đối tượng khác nhau, sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết, hiệu quả của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Không chỉ học cách nói, nghe mà học sinh còn học cách giao tiếp có văn hóa
Học sinh học cách nói và nghe trong quá trình học sinh đọc và viết, trong tiết nói và nghe, qua các hoạt động thảo luận chia sẻ những gì đã đọc và viết Giáo viên cần tổ chức cho học sinh đóng vai là người nghe, người nói để hình dung được cảm xúc, suy nghĩ của người nói, người nghe Qua đó, không chỉ học cách nói mà còn học được dự đoán tâm lí người nghe, cách đồng cảm với người nói, cách phản hồi phù hợp
a Dạy nói:
- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi như người nghe của tôi là ai, họ muốn biết những gì về điều tôi sẽ nói, mục đích của tôi là gì? Từ đó, hướng dẫn học sinh xác định nội dung nói và cách nói
- Hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài nói (dựa trên bài viết đã viết) về nội dung và về cách nói (cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận) Trong trường hợp học sinh đã có bài viết thì hướng dẫn học sinh chuyển nội dung bài viết thành bài nói
- Hướng dẫn học sinh dùng bảng kiểm để kiểm soát bài nói của bản thân
Ví dụ: Bảng kiểm đánh giá bài nói của bản thân:
GIÁ
Trang 8TỐT ĐẠT CHƯA
ĐẠT
Bài nói có đầy đủ các phần như yêu cầu
Người nói đã trình bày đầy đủ các vấn đề muốn
nói
Các sự việc được nói theo trình tự
Người nói đã dùng đúng ngôi
Người nói thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung
nói
Người nói tự tin, cử chỉ, điệu bộ hợp lí
Người nói sử dụng từ ngữ thích hợp với ngôn ngữ
nói
b Dạy nghe: Hay khi dạy học sinh nghe, giáo viên cũng nên:
- Làm mẫu cách lắng nghe người nói bằng cách: nhìn vào mặt người nói, nêu câu hỏi cho người nói về những gì chưa rõ, nhắc lại điều người nói vừa trình bày để đảm bảo hiểu đúng ý người nói
- Dùng mảnh giấy nhỏ ghi chép vắn tắt những gì đã nghe
- Dùng bảng kiểm để góp ý cho bài nói của bạn bằng giọng điệu nhẹ nhàng
và bằng những mẫu câu như: Bài nói của bạn rất hay nhưng nếu có thể, bạn làm rõ thêm, …; Nếu là tôi, tôi sẽ, …; Nên chăng bạn tập trung vào nội dung…
c Dạy nói – nghe tương tác:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
- Kiên nhẫn chờ đến lượt mình nói, không ngắt lời người nói
- Nối tiếp cuộc hội thoại bằng những câu hỏi, lời nhận xét, bổ sung gắn với chủ đề cuộc thảo luận/tranh luận/đối thoại
- Tôn trọng người nói và những ý kiến khác biệt
- Hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực
Lưu ý: bản thân cách nói của giáo viên trong quá trình dạy chính là “mẫu”
mà học sinh hằng ngày quan sát, học hỏi Vì thế, giáo viên phải học cách nói sao cho gãy gọn, rõ ràng, phù hợp đối tượng người nghe
Một số gợi ý về cách thức tổ chức hoạt động nói và nghe:
QUY TRÌNH
DẠY NÓI VÀ
NGHE
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ GỢI Ý VỀ PP, KTDH
HÌNH THỨC DẠY HỌC
Trang 9Bước 1: Xác định
đề tài, người nghe,
mục đích, không
gian và thời gian
nói
- Trả lời câu hỏi để xác định các nhân tố của hoạt động giao tiếp: đàm thoại, gợi mở, phiếu học tập (sơ đồ 5WH),
- Trao đổi câu trả lời: hợp tác (cặp đôi,…)
Cá nhân/cặp đôi/nhóm
- Trên lớp/ở nhà
Bước 2: Tìm ý, lập
dàn ý
- Kích hoạt hiểu biết nền về kiểu bài nói (dựa trên kiến thức về kiểu bài viết): động não, trò chơi, đàm thoại gợi mở, …
- Tìm kiếm tư liệu: đàm thoại gợi mở, phiếu học tập,
- Tìm ý + lập dàn ý: động não, viết tự do, sơ
đồ tư duy, …
- Trao đổi, thảo luận về dàn ý: hợp tác (cặp đôi, nhóm,…)
nhân/cặp đôi/nhóm
- Trên lớp/ở nhà
Bước 3: Luyện
tập, trình bày
- Tìm hiểu về cách thức, kĩ thuật trình bày:
động não, đọc và tóm tắt tài liệu bằng sơ đồ
tư duy, dạy học theo mẫu (phân tích mẫu), đàm thoại gợi mở, kĩ thuật đặt câu hỏi, …
- Tìm hiểu về tiêu chí đánh gia hoạt động nói và nghe (vd: bảng kiểm): đàm thoại gợi mở
- Thực hành luyện tập; dạy học theo mẫu (rèn luyện theo mẫu); hợp tác (cặp đôi), …
- Trình bày bài nói: đóng vai,…
nhân/cặp đôi/nhóm
- Trên lớp/ở nhà
cường ứng dụng CNTT
Bước 4: Trao đổi,
đánh giá
- Tổ chức cho học sinh trao đổi, đánh giá (tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau): kĩ thuật
321, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật phòng tranh, …
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về (những) kĩ năng lĩnh hội qua bài học: đàm thoại gợi mở,…
- Toàn lớp
Quy trình tiết dạy nói và nghe có thể thực hiện theo trình tự:
- Hướng dẫn học sinh thực hiện bước 1, bước 2 và phần luyện tập (phần một của bước 3) ở nhà
- Tổ chức cho học sinh trình bày (phần 2 của bước 3) và bước 4 trên lớp theo
Trang 10+ Lần lượt cho học sinh trình bày bài nói và trao đổi, đánh giá về bài nói của bạn trong nhóm nhỏ dựa trên các bảng kiểm
+ Mời một vài học sinh đại diện cho các nhóm trình bày bài nói
+ Hướng dẫn học sinh góp ý cho bạn
+ Rút kinh nghiệm chung trên lớp
Giải pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (tùy điều kiện cụ thể):
Có thể ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy kĩ năng nói nghe theo gợi ý sau:
QUY TRÌNH DẠY NÓI VÀ
NGHE
ỨNG DỤNG CNTT
Bước 1: Xác định đề tài, người
nghe, mục đích, không gian và
thời gian nói
Giáo viên dùng CNTT để trình chiếu tư liệu -> giới thiệu đề tài, …
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Học sinh dùng CNTT để thu thập tư liệu cho bài trình bày
Bước 3: Luyện tập, trình bày
- Giáo viên dùng CNTT để cung cấp mẫu, trình bày mẫu/ tư liệu dạy nghe
- Học sinh dùng điện thoại, máy tính để xem mẫu, luyện tập theo mẫu, quay lại phần trình bày
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Giáo viên và học sinh dùng CNTT để trưng bày, trao đổi, nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập
2.2.2.Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
- Giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, sáng tạo và chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục để giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau
- Học sinh hình thành và phát triển kỹ năng nói và nghe để có thể tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân về các vấn đề trong học tập và trong đời sống
4 Hiệu quả đã đạt được:
Sau khi áp dụng những phương pháp như đã nêu, cho đến thời điểm này thì học sinh đã có sự chuyển biết tương đối tốt Cụ thể:
- Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để