LÊ TUẤN VINHĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CẬN TAM CHÂM, ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ... LÊ TUẤN VINHĐÁN
Trang 1LÊ TUẤN VINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CẬN TAM CHÂM, ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 3LÊ TUẤN VINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CẬN TAM CHÂM, ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN
Trang 5BN : Bệnh nhân
VAS : Visual Analog Scales (thang
điểm nhìn đánh giá mức độ đau)
Trang 6Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đại cương về Viêm quanh khớp vai theo Y học hiện đại .3
1.1.1 Khái niệm về viêm quanh khớp vai .3
1.1.2 Cơ chế bệnh sinh viêm quanh khớp vai 3
1.2 Đại cương về viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền .4
1.2.1 Bệnh danh .4
1.2.2 Các nguyên nhân gây bệnh .4
1.3 Tổng quan về phương pháp can thiệp .4
1.3.1 Tổng quan về Cận tam châm .4
1.3.2 Tổng quan về phương pháp điện châm và xoa bóp bấm huyệt .5
1.4 Tình hình nghiên cứu điều trị viêm quanh khớp vai trên thế giới và tại Việt Nam .5
1.4.1 Trên thế giới .5
1.4.2 Tại Việt Nam .6
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Chất liệu nghiên cứu .7
2.1.1 Chất liệu NC .7
2.1.2 Phương tiện nghiên cứu .7
2.2 Đối tượng nghiên cứu .8
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .8
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân .8
2.3 Thời gian, địa điểm nghiên cứu .9
2.4 Phương pháp nghiên cứu .9
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu .9
2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu .9
2.4.2 Quy trình nghiên cứu .9
2.4.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu .11
Trang 72.6 Đạo đức trong nghiên cứu .12
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .13
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .13
3.2 Kết quả điều trị .14
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị .15
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 16
4.1 Bàn luận về đặc điểm đau của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .16
4.1.1 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi 16
4.1.2 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới 16
4.1.3 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nghề nghiệp 16
4.1.4 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh 16
4.1.5 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo một số đặc điểm đau 16
4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .16
4.2.1 Sự cải thiện mức độ đau (theo thước VAS) 16
4.2.2 Sự cải thiện tầm vận động khớp vai 16
4.2.3 Kết quả điều trị chung 16
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị .16
4.4 Bàn luận về chọn huyệt .16
DỰ KIẾN KẾT LUẬN .17
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đại cương về Viêm quanh khớp vai theo Y học hiện đại .3
1.1.1 Khái niệm về viêm quanh khớp vai .3
1.1.2 Cơ chế bệnh sinh viêm quanh khớp vai .3
1.2 Đại cương về viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền .4
Trang 81.3 Tổng quan về phương pháp can thiệp .4
1.3.1 Tổng quan về Cận tam châm .4
1.3.2 Tổng quan về phương pháp điện châm và xoa bóp bấm huyệt .5
1.4 Tình hình nghiên cứu điều trị viêm quanh khớp vai trên thế giới và tại Việt Nam 5
1.4.1 Trên thế giới .5
1.4.2 Tại Việt Nam .6
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 Chất liệu nghiên cứu .8
2.1.1 Chất liệu NC .8
2.1.1.1 Công thức huyệt cận tam châm .8
2.1.1.2 Công thức huyệt điện châm .8
2.1.1.3 Các thủ thuật XBBH .8
2.1.2 Phương tiện nghiên cứu .8
2.2 Đối tượng nghiên cứu .8
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .8
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân .9
2.3 Thời gian, địa điểm nghiên cứu .10
2.4 Phương pháp nghiên cứu .10
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu .10
2.4.2 Quy trình nghiên cứu .10
2.4.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu .11
2.4.4 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả .12
2.5 Phương pháp xử lý số liệu .13
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu .13
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .14
3.2 Kết quả điều trị .15
Trang 94.1 Bàn luận về đặc điểm đau của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .17
4.1.1 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi 17
4.1.2 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới 17
4.1.3 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nghề nghiệp 17
4.1.4 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh 17
4.1.5 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo một số đặc điểm đau 17
4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .17
4.2.1 Sự cải thiện mức độ đau (theo thước VAS) 17
4.2.2 Sự cải thiện tầm vận động khớp vai 17
4.2.3 Kết quả điều trị chung 17
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị .17
4.4 Bàn luận về chọn huyệt .17
DỰ KIẾN KẾT LUẬN .18
KIẾN NGHỊ 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10Bảng 3.2 Biến đổi mức độ đau sau điều trị theo thang điểm VAS, tầm vận động khớp vai trước và sau điều trị 15Bảng 3.3 Ảnh hưởng của tuổi, giới, thời gian mắc bệnh với kết quả điều trị .16
YBảng 3.1 Đặc điểm phân bố theo tuổi, giới, thời gian và vị trí bị bệnh 13Bảng 3.2 Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS, tầm vận động khớp vai trước và sau điều trị 14Bảng 3.3 Ảnh hưởng của tuổi, giới, thời gian mắc bệnh với kết quả điều trị .15
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một thuật ngữ dùng để các bệnh viêm, đaukhớp vai do tổn thương ở phần mềm quanh khớp (gân cơ, dây chằng, bao hoạt dịch,bao khớp) mà không có tổn thương ở sụn và xương khớp vai, không do nhiễmkhuẩn Đặc trưng lâm sàng là đau khớp vai, kèm theo có hoặc không có hạn chế vậnđộng khớp vai Định nghĩa này không bao gồm những bệnh có tổn thương đặc thùcủa đầu xương, sụn khớp, màng hoạt dịch, viêm khớp, chấn thương.1
VQKV tuy không ảnh hưởng đến sinh mạng của người bệnh, nhưng lại ảnhhưởng rất lớn đến lao động và sinh hoạt của bệnh nhân (BN) Nếu bệnh nhân khôngđược điều trị đúng và đầy đủ ngay từ đầu, VQKV có thể để lại di chứng như teo cơ,giảm trương lực cơ, hạn chế cử động của vai và bàn tay, đứt gân cơ, dẫn đến mấtdần chức năng của tay bên đau, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, công việc
và cả khi nghỉ ngơi.2
Theo một số nghiên cứu (NC) có từ 3-5% những người có độ tuổi từ 40-60 bịVQKV1 Ở Việt Nam, theo NC của Nguyễn Thị Cẩm Châu và Trần Ngọc Ân tạikhoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1991- 2000 cho thấy tỷ
lệ VQKV chiếm 13,24% tổng số BN bị bệnh khớp.3
Điều trị VQKV bằng Y học hiện đại (YHHĐ) thường sử dụng nội khoa, chủyếu sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, … Theo Y học cổ truyền(YHCT), VQKV thuộc phạm vi chứng kiên tý và cũng có nhiều phương pháp khácnhau để điều trị như điện châm, giác hơi, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang…4–6Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh được áp dụng từ lâu Châm là thủthuật dùng kim tác dụng lên huyệt trên các đường kinh, lạc, có tác dụng làm chokinh mạch lưu thông, khí huyết điều hòa, có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăngcường tuần hoàn máu, kích thích hoạt động của các cơ, có hiệu quả cao trong điềutrị các bệnh của hệ thần kinh và cơ xương khớp như đau cổ vai, đau lưng, thoái hóakhớp, VQKV Xoa bóp bấm huyệt (XBBH) là phương pháp điều trị không dùngthuốc, sử dụng sức mạnh và sự khéo léo của đôi bàn tay để tác dụng lực thích hợptrên cơ thể; giúp cân bằng âm dương, tạo cảm giác thoải mái, giúp giảm đau, giãn
cơ, tăng tầm vận động khớp Nhiều NC đã chứng minh tác dụng của điện châm và
Trang 12XBBH trong điều trị VQKV cho hiệu quả khả quan Hiện nay, nhiều nơi tại TrungQuốc đang áp dụng công thức huyệt Cận tam châm trong điều trị VQKV Đây làcách chọn huyệt mới của tác giả Cận Thụy (Trường đại học Trung Y Dược QuảngChâu – Trung Quốc).7 Phương pháp chọn huyệt này được tổng hợp từ những tinhhoa của các thế hệ thầy thuốc chuyên ngành châm cứu và hơn 50 năm kinh nghiệmlâm sàng của bản thân tác giả Cận tam châm đã mang lại hiệu quả nhất định trongthực tế lâm sàng Dựa trên tác dụng những huyệt sẵn có của châm cứu cổ điển tácgiả đã phối hợp các huyệt với nhau tạo thành một tổ hợp huyệt ông nhận thấy tuầnhoàn cục bộ được tăng lên rõ rệt và các triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể.Vậy Cận tam châm kết hợp điện châm và XBBH có hiệu quả ra sao trong điều trịVQKV? Nhằm đánh giá tác dụng của phương pháp can thiệp này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị của Cận tam châm, điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần”
với hai mục tiêu sau:
1 Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần của Cận tam châm, điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt
2 Khảo sát một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị.
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về Viêm quanh khớp vai theo Y học hiện đại
1.1.1 Khái niệm về v i êm quanh khớp vai
Năm 1872, lần đầu tiên Duplay dùng danh từ VQKV để chỉ các trường hợpđau và đông cứng khớp vai Từ năm 1981, Weling và các tác giả đều thống nhấtrằng: VQKV là một danh từ để chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vậnđộng của khớp vai mà tổn thương tại các cấu trúc phần mềm quanh khớp, bao gồm
là gân, cơ, dây chằng, bao khớp VQKV không bao gồm những bệnh có tổn thươngđặc thù của đầu xương, sụn khớp, màng hoạt dịch như viêm khớp, chấn thương 1,8,9
Thuật ngữ này mô tả một cách toàn thể tuy nhiên không phải là chẩn đoánđặc hiệu và nó cũng không nêu cụ thể vị trí tổn thương và mức độ của bệnh
1.1.2 Cơ chế bệnh sinh viêm quanh khớp vai
* Cơ chế bệnh sinh
Các tổn thương thường gặp nhất trong VQKV là tổn thương gân của các cơxoay, bó dài gân cơ nhị đầu, bao thanh mạc dưới mỏm cùng Các gân ở xung quanhkhớp vai có thể bị tổn thương do những nguyên nhân sau:
- Giảm lưu lượng máu tới gân: do quá trình thoái hoá theo tuổi, do bệnh làm thay
đổi cấu trúc và tính thẩm thấu của thành mạch dẫn đến gân ít được cấp máu
- Chấn thương cơ sinh học: gân bị tổn thương có thể do các chấn thương cấp tính
với cường độ mạnh Trong bệnh VQKV, phần lớn các thương tổn là do các vi chấnthương lặp đi lặp lại nhiều lần.10
- Thuốc và hormon: Tiêm corticoid vào gân, Dùng steroid tăng đồng hoá kéo dài.1
- Hiện tượng lắng đọng canxi ở tổ chức gân quanh khớp vai: canxi lắng đọng ở
bề mặt của gân thì gây những kích thích cơ học và gây đau với mọi động tác.8
* Các thể lâm sàng: Thể đau khớp vai đơn thuần (thường gặp nhất), thể đau vai cấp (viêm khớp do vi tinh thể), thể đông cứng khớp vai , thể giả liệt khớp vai.
Trang 141.2 Đại cương về viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền
1.2.1 Bệnh danh
VQKV thuộc chứng “Kiên tý” của YHCT, “Kiên” có nghĩa là vai, “tý” cónghĩa là tắc nghẽn Chứng tý là để chỉ phong, hàn, thấp xâm phạm vào cơ biểu, kinhlạc, cân cốt gây ra các chứng đau, tê bì, hạn chế vận động khớp Do vệ khí bất túc,tấu lý sơ hở, tà khí (phong, hàn, thấp) xâm nhập vào bì phu làm cho khí huyếtngưng trệ, kinh mạch không thông gây nên đau Cân cơ không được nuôi dưỡng kếthợp hàn ngưng huyết ứ làm vận động bị hạn chế.11,12
1.2.2 Các nguyên nhân gây bệnh
Theo lý luận YHCT, nguyên nhân gây ra kiên tý là do phong hàn thấp xâmphạm gây khí trệ, huyết ứ, kinh mạch không lưu thông “bất thông tắc thống”, cân cơkhông được nuôi dưỡng lại kết hợp với hàn ngưng, huyết ứ gây hạn chế vận độngkhớp vai
* Các thể lâm sàng: gồm 3 thể là kiên thống, kiên ngưng và hậu kiên phong.11,12
1.3 Tổng quan về phương pháp can thiệp
1.3.1 Tổng quan về Cận tam châm
Cận tam châm là phương pháp châm cứu được hình thành từ những năm 80của thế kỷ XX của cố giáo sư Cận Thụy.13 Hiện nay ở Trung Quốc, Cận tam châm
là phương pháp được áp dụng phổ biến, thông qua các nghiên cứu lâm sàng đãchứng minh được hiệu quả trong điều trị nhiều chứng bệnh
Trong quá trình làm việc, giáo sư đã tìm ra các huyệt đặc trưng - có khả năngkết hợp với nhau - mang lại hiệu quả cao trong điều trị Những huyệt quan trọngnhất, có hiệu quả cao nhất được ông nhóm thành một tổ hợp huyệt Những tổ hợphuyệt này đại đa số gồm 3 huyệt tạo thành một nhóm (một số tổ huyệt đặc biệt cóthể gồm 4 đến 10 huyệt) Từ đó, phương pháp Cận tam châm ra đời Đến nay, có 39
tổ hợp huyệt thường được áp dụng trên lâm sàng.7,14
Trong điều trị chứng kiên tý giảm đau và cải thiện tầm vận động của khớpvai là hai mục tiêu chính Bộ huyệt kiên tam châm gồm: Kiên I, Kiên II, Kiên III.Huyệt Kiên I chính là huyệt Kiên ngung, huyệt Kiên II từ Kiên ngung sang ngang ratrước 1 thốn, huyệt Kiên II từ Kiên ngung sang ngang ra sau 1 thốn
Trang 15Huyệt Kiên ngung là nơi giao hội của kinh thủ thái dương, dương minh,dương kiểu và túc thái dương Huyệt có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tán kết chỉthống Kiên II châm nằm ở bờ trước cơ tam đầu có tác dụng hành khí hoạt huyết,thông lạc chỉ thống Kiên III châm nằm ở bờ sau của cơ tam đầu có tác dụng khuphong trừ thấp, sơ thông kinh lạc.7,14 Do đó Kiên tam châm có tác dụng khu phongtrừ thấp, thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết chỉ thống
1.3.2 Tổng quan về phương pháp điện châm và xoa bóp bấm huyệt
Đây là 2 phương pháp chữa bệnh của YHCT có tác dụng làm thông kinh lạc,điều hoà cân bằng âm dương trong cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh.4,15
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm với tácdụng của xung điện từ máy điện châm, nhằm điều hoà công năng hoạt động của hệkinh lạc.12,16–18 Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu cơn đau, kíchthích hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng của các tổ chức,làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ16,18 Điện châm làm cắt đứtcác cung phản xạ bệnh lý từ đó mà có tác dụng chống viêm giảm đau, giãn mạchtăng tuần hoàn giúp tăng cường trao đổi chất từ đó làm lành các tổn thương, trongbệnh lý VQKV nhờ tác dụng đó làm giảm tình trạng viêm giúp gân cơ và các baohoạt dịch trở lại trạng thái bình thường Khớp vai lấy lại chức năng vận động và từ
đó làm cải thiện tầm vận động của khớp
XBBH là thủ thuật sử dụng sức mạnh và sự khéo léo của bàn tay tác độnglên da, cơ, khớp và huyệt để giãn cơ, làm thông kinh lạc, điều hoà cân bằng âmdương trong cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh.4,15 Trong bệnh lý VQKV XBBH giúpgiảm đau, giãn cơ, tăng tầm vận động khớp
1.4 Tình hình nghiên cứu điều trị viêm quanh khớp vai trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1 Trên thế giới
Năm 2011, Vương Thần Giao, Phương Kiếm Kiều, Công Văn Kiệt NC hiệuquả điều trị của điện châm, kiên tam châm kết hợp cứu ngải đối với VQKV thểphong hàn thấp giai đoạn tiền dính Nghiên cứu trên 97 BN chia làm 2 nhóm: nhóm
NC 50 BN điều trị bằng điện châm, kiên tam châm kết hợp cứu ngải và nhóm chứng
Trang 1647 BN được điều trị bằng Brufen (Ibuprofen) 200mg x 2 viên/ngày Kết quả: Nhóm
NC có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh và có hiệu quả rõ rệt đạt 92%, tốt hơn so với nhóm
chứng (p<0,05).19
Năm 2015, Trương Vạn Hải, Trương Hải Quân NC tác dụng điều trị củaXBBH, vật lý trị liệu kết hợp “Kiên tam châm” trong điều trị VQKV Nghiên cứutrên 362 BN bị VQKV được chọn và chia ngẫu nhiên thành nhóm NC gồm 198 BN
và nhóm chứng gồm 164 BN Nhóm NC được điều trị bằng XBBH, vật lý trị liệukết hợp với phương pháp điều trị "Kiên tam châm", trong khi nhóm đối chứng đượcđiều trị bằng XBBH và vật lý trị liệu Kết quả: Tỷ lệ hiệu quả của nhóm NC là97,98% và của nhóm chứng là 91,46%, nhóm điều trị tốt hơn nhóm chứng (p<0,05),điểm VAS của nhóm NC cải thiện tốt hơn nhóm chứng.20
Năm 2022, Ngô Tiểu Dũng, Trần Chiêu, Lương Anh Nghiệp , Quan sát lâmsàng bệnh VQKV điều trị bằng Kiên tam châm kết hợp giác hơi NC trên 69 BNchia thành 2 nhóm: nhóm NC 33 BN điều trị bằng kiên tam châm kết hợp giác hơi,nhóm chứng 31 BN điều trị bằng kiên tam châm thu được kết quả tỷ lệ điều trị cóhiệu quả tốt đạt 87,88% (29/33) ở nhóm NC và 64,52% (20/31) ở nhóm chứng, sựkhác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05); sau điều trị thang điểm McGillPain Scale của nhóm NC thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng và điểm Constant-Murley của nhóm NC cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).21
1.4.2 Tại Việt Nam
Năm 2020, Nguyễn Thị Thùy Dung và Khúc Thị Song Hương NC tác dụngđiều trị VQKV bằng kiên tam châm trên 60 BN chia làm 2 nhóm Nhóm chứng 30
BN điều trị bằng châm tả các huyệt theo phác đồ của Bộ y tế (Kiên tỉnh, Kiênngung, Kiên trinh, Tý nhu, Khúc trì), nhóm NC 30 BN châm tả các huyệt theo phác
đồ của Bộ y tế kết hợp kiên tam châm cho kết quả tốt và khá đạt 86,6%, nhómchứng có 56,7% BN đạt kết quả điều trị tốt và khá.22
Năm 2022, Lê Văn Thanh, Hoàng Thị Lài, Nguyễn Thị Hạnh NC hiệu quảđiều trị VQKV bằng bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” kết hợp kiên tam châm trên
40 BN so với nhóm chứng (40 BN) bằng bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” kếthợp điện châm thông thường Kết quả cho thấy: tỷ lệ tốt và khá đạt 95% ở nhóm
NC, nhóm chứng có 75% BN đạt kết quả điều trị khá.23
Trang 17Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Chất liệu nghiên cứu
2.1.1 Chất liệu NC
2.1.1.1 Công thức huyệt cận tam châm
Châm tả huyệt Kiên I, Kiên II, Kiên III của hệ thống huyệt Cận tam châmLiệu trình: 30 phút/ lần x 1 lần /ngày trong 20 ngày (nghỉ thứ 7 và chủ nhật)
2.1.1.2 Công thức huyệt điện châm
Công thức huyệt điện châm theo Quy trình 23 – Quy trình kỹ thuật YHCT,
Xoa, xát, vờn, bóp, day, ấn, bấm huyệt, vận động, phát, rung
Thời gian mỗi lần XBBH là 30 phút Liệu trình 1 lần/ngày, trong 20 ngày(nghỉ thứ bảy, chủ nhật)
2.1.2 Phương tiện nghiên cứu
- Kim châm cứu, panh, bông, hộp đựng bông cồn, hộp đựng bông khô, cồn 70
độ, khay quả đậu, máy điện châm M8 (6 cọc 12 kim) do trung tâm đào tạo, ứngdụng châm cứu Việt Nam sản xuất
- Thang điểm đau VAS, bảng đánh giá vận động khớp vai: Dạng, xoay trong,xoay ngoài (theo McGill – McRomi), thước 2 cành đo tầm vận động khớp, thướcdây
Trang 182.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
* Theo Y học hiện đại
BN trên 18 tuổi, không phân biệt giới tính, đồng ý tham gia nghiên cứu
BN được chẩn đoán VQKV thể đơn thuần theo tiêu chuẩn của Boissier M.C(1992).2
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Đau vai ở các mức độ khác nhau (3≤ VAS <6), tăng khi vận động cử độngkhớp vai
+ Hạn chế vận động khớp vai với nhiều mức độ từ ít đến nhiều
+ Có ít nhất một trong các nghiệm pháp sau dương tính: nghiệm pháp Palm
up, nghiệm pháp Jobe
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- BN bị đau vai do các bệnh lý khác như: Do nhiễm khuẩn (viêm khớp vai do
vi khuẩn sinh mủ, do lao, ), do bệnh nội khoa khác (u phổi, thiểu năng vành, saunhồi máu cơ tim, u vú, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêmkhớp, ), do chấn thương (gãy xương, trật khớp ), tổn thương rễ thần kinh cổ -cánh tay, hoại tử vô khuẩn đầu xương cánh tay
Trang 19- Phụ nữ có thai Các trường hợp VQKV có chỉ định phẫu thuật
- BN không tuân thủ điều trị hoặc không điều trị trên 3 ngày
2.3 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm NC: Bệnh viện châm cứu Trung Ương
- Thời gian tiến hành NC: Dự kiến từ 7/2023 đến 6/2024
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị có đốichứng
2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được chọn có chủ đích với n=60 BN chia làm hai nhóm, đảm bảo tính tương đồng về tuổi, giới và mức độ đau theo thang điểm VAS giữa 2 nhóm
- Nhóm đối chứng (ĐC): 30 BN điều trị bằng điện châm kết hợp XBBH
- Nhóm nghiên cứu (NC): 30 BN điều trị bằng phương pháp cận tam châm kếthợp điện châm và XBBH
2.4.2 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Hỏi bệnh và khám lâm sàng toàn diện cho BN
Bước 2: Làm các xét nghiệm cơ bản trước điều trị (N0): Xquang khớp vai thẳng
nghiêng, Xquang tim phổi thẳng, siêu âm khớp vai, điện tâm đồ cho cả 2 nhóm
Bước 3: Sắp xếp BN vào hai nhóm có sự tương đồng về tuổi, giới và mức độ đau
theo thang điểm VAS
Bước 4: Áp dụng các phương pháp đối với từng nhóm.
* Nhóm NC: Điều trị theo thứ tự: Cận tam châm và điện châm, XBBH
+ Qui trình cận tam châm:
Bước 1: Chuẩn bị BN, để BN ở tư thế nằm nghiêng hoặc ngồi
Bước 2: Xác định huyệt Kiên ngung (Huyệt kiên I), Huyệt Kiên II, HuyệtKiên III bên đau, sát khuẩn vùng huyệt và hai tay bằng cồn 70°, cầm kimbằng 3 ngón tay 1, 2 và 3 ở vùng đốc kim và thân kim
Bước 3: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
Trang 20 Thì 1: Dùng ngón 1 và 2 của tay trái véo vùng da, tay phải cầm kimchâm nhanh kim qua da
Thì 2: Đẩy kim thẳng, châm sâu 0,8-1 thốn, kích thích kim cho đến khiđạt “đắc khí” (BN có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, thầy thuốc cảmgiác kim mút chặt tại vị trí huyệt) Cứ 5 phút vê kim 1 lần cho đến khihết 30 phút và không mắc máy điện châm
Bước 4: Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm
Liệu trình: 30 phút/ lần x 1 lần/ngày trong 20 ngày (nghỉ thứ 7 và chủ nhật).+ Qui trình điện châm:
Công thức huyệt: chọn huyệt theo phác đồ của Bộ Y tế: Kiên tỉnh, Kiênngung, Kiên trinh, Tý nhu, Thiên tông, Trung phủ, Khúc trì
- Kỹ thuật điện châm: (Phụ lục 6)
+ Xoa bóp bấm huyệt:
- Tư thế: BN ngồi trên ghế tựa, thầy thuốc đứng, lần lượt làm các thủ thuật sau:
* Xoa, xát vùng vai Vờn, bóp cơ cánh tay Day, ấn, bấm các huyệt: Khúc trì,
Tý nhu, Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Kiên tỉnh, Trung phủ Vận độngcánh tay theo các tư thế, tăng dần biên độ để đạt được biên độ vận động sinh
lý, cần tăng dần biên độ trong nhiều ngày Rung toàn bộ cánh tay với tần sốtăng dần Phát vùng trên và sau vai (Phụ lục 5)
Liệu trình: 30 phút/ lần x 1 lần /ngày trong 20 ngày (nghỉ thứ 7 và chủ nhật)
* Nhóm ĐC: Điều trị bằng các phương pháp theo thứ tự: điện châm, XBBH
+ Điện châm: tương tự như nhóm NC
Trang 212.4.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Đặc điểm chung của bệnh nhân
- Tuổi: Dưới 40 tuổi, 40-49 tuổi, 50-59 tuổi và ≥60 tuổi.
- Giới tính: Nam, nữ
- Nghề nghiệp: lao động trí óc, lao động chân tay.
- Thời gian bị bệnh: <1 tháng, 1 đến 3 tháng và >3 tháng
- Vị trí bị bệnh: bên trái, bên phải hoặc cả 2 bên
* Chỉ tiêu lâm sàng: Thu thập tại N0, N10, N20
- Mức độ đau theo thang điểm VAS, điểm VAS trung bình
- Tầm vận động khớp vai theo Mc Gill - Mc Romi các động tác dạng, xoaytrong, xoay ngoài
- Tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp
* Chỉ tiêu cận lâm sàng: làm tại N0
Công thức máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tỷ lệ huyết sắc tố.Sinh hóa máu: Ure, Creatinin, AST, ALT Siêu âm khớp vai: viêm gân cơ trêngai, viêm gân cơ nhị đầu, viêm cả gân cơ nhị đầu và gân cơ trên gai Xquangkhớp vai: Bình thường, Canxi hóa gân
* Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
- Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh với kết quả điều trị
2.4.4 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
* Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS.27 Chia làm 4 mức độ
Cụ thể: Không đau, Đau nhẹ, đau vừa, đau nặng
* Đánh giá tầm vận động khớp vai trung bình của các động tác dạng, xoay trong, xoay ngoài theo Mc Gill - Mc Romi.28 (Chi tiết xem tại phụ lục 7)
* Đánh giá kết quả điều trị chung: Dựa vào tổng điểm của 2 chỉ số nghiên
cứu bao gồm: Mức độ đau theo thang điểm VAS, tầm vận động khớp vai theo McGill - Mc Romi được quy đổi (Phụ lục 7) Từ tổng điểm đó quy đổi ra kết quả điềutrị chung theo thang điểm B.Amor như sau:
Hiệu quả đ iều trị= Tổng đ iểm sau đ iềutrị−Tổng đ iểm tr ư ớc đ iềutrị
Tổng đ iểmtr ư ớc đ iều trị x 100 %
Trang 22Tốt ≥75% so với trước điều trịKhá ≥50% đến 75% so với trước điều trịTrung bình ≥25% đến 50% so với trước điều trịKém <25% so với trước điều trị
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0
- Tính giá trị trung bình X´ và độ lệch chuẩn SD So sánh giá trị trung bình củacác nhóm bằng T – test So sánh các tỷ lệ của các nhóm bằng kiểm định χ2 Sự khácbiệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; không có ý nghĩa thống kê với p ≥ 0,05
2.6 Đạo đức tron g nghiên cứu
Đề cương NC được Hội đồng đề cương Thạc sĩ - Trường Đại học Y Hà Nội,Hội đồng khoa học của Bệnh viện Châm cứu Trung Ương thông qua
NC của chúng tôi được thực hiện nhằm nâng cao kết quả điều trị cho BN,không nhằm mục đích nào khác
Khi BN có dấu hiệu bệnh nặng thêm hoặc yêu cầu ngừng tham gia NC thìchúng tôi sẽ thay đổi phác đồ điều trị hoặc ngừng NC
Các BN tự nguyện tham gia NC sau khi được giải thích rõ phác đồ điều trị.Thông tin cá nhân của BN sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích NC
Khám và đánh giá BN được thực hiện khách quan, trung thực trong xử lý sốliệu
Trang 23Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian, vị trí bị bệnh
Bảng 3.1 Đặc điểm phân bố theo tuổi, giới, thời gian và vị trí bị bệnh.
Số lượng Tỷ lệ %
Số lượng Tỷ lệ %
Trang 243.2 Kết quả điều trị
Bảng 3.2 Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS, tầm vận động khớp vai
trước và sau điều trị.
N10-N0
p N10
N20-p N0
(n =30)
ĐC (n =30)
NC (n =30)
ĐC (n =30)
NC (n =30)
ĐC (n =30)