1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt trên địa bàn huyện quản bạ, tỉnh hà giang

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

VŨ VĂN HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY HỒNG KHÔNG HẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢN BẠ,

TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

VŨ VĂN HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY HỒNG KHÔNG HẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢN BẠ,

TỈNH HÀ GIANG Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ HIỀN

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin mà luận văn trích dẫn đều được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng

Tác giả luận văn

Vũ Văn Học

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi đã nhận được sự hướng dẫn, khích lệ tận tâm của các giảng viên, sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Thị Hiền - Người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô giáo phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ cùng bà con trên địa bàn các xã Nghĩa Thuận, Thanh Vân, Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này

Quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn mặc dù đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, bản thân đã cố gắng trao đổi, tìm tòi, nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến đóng góp để thực hiện luận văn Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và kiến thức, khả năng lĩnh hội của bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, để luận văn được hoàn thiện hơn cả về chất lượng, nội dung và thể thức rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài

Hà Giang, tháng 4 năm 2023

Tác giả luận văn

Vũ Văn Học

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

4.1 Ý nghĩa khoa học 4

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

1.1.1 Khái niệm hiệu quả 5

1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh tế 6

1.1.3 Ý nghĩa hiệu quả kinh tế 8

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế 9

Trang 6

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu 18

1.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 18

1.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 19

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

2.1.2 Đặc điểm về Kinh tế - Xã hội 28

2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38

2.2 Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 42

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra 42

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 43

2.2.4 Phương pháp phân tích 44

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 45

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu về sản xuất hồng không hạt 45

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồng không hạt 45

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

3.1 Thực trạng sản xuất hồng không hạt tại huyện Quản Bạ 46

3.1.1 Thực trạng sản xuất và phát triển sản xuất cây hồng không hạt 46

3.1.2 Tình hình sử dụng giống, các kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến 51 3.1.3 Tình hình tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ 56

3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ hồng không hạt tại huyện Quản Bạ 58

3.2.1 Thông tin chung về các hộ sản xuất hồng không hạt 58

3.2.2 Về diện tích, sản lượng hồng của các hộ điều tra 60

3.2.3 Chi phí sản xuất hồng không hạt của các hộ 61

3.2.4 Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng không hạt ở huyện Quản Bạ 62

Trang 7

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến trồng hồng không hạt Quản Bạ 64

3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồng không hạt tại huyện Quản Bạ 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

1 Kết luận 72

2 Kiến nghị 73

2.1 Đối với huyện Quản Bạ 73

2.2 Đối với hộ sản xuất hồng không hạt 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHIẾU ĐIỀU TRA

Trang 8

FAO Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế FFI Tổ chức Bảo tồn Động thực vật quốc tế HĐND Hội đồng nhân dân

KT-XH Kinh tế - xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn OCOP Mỗi xã một sản phẩm

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

VHDL Văn hóa du lịch

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất hồng trên thế giới 10

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quản Bạ qua các năm (2019-2021) 25

Bảng 2.2 Cơ cấu và giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Quản Bạ 29

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Quản Bạ 29

Bảng 2.4 Dân số trung bình phân theo xã, thị trấn trên địa bàn huyện 34

Bảng 2.5 Dân số thời điểm 31/12/2021 chia theo dân tộc 35

Bảng 2.6 Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phân theo ngành 36

Bảng 2.7 Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo phân theo xã, thị trấn 37

Bảng 2.8 Tổng hợp số hộ trồng hồng trên địa bàn huyện Quản Bạ 42

Bảng 2.9 Phân bổ mẫu điều tra 43

Bảng 3.1 Lượng phân bón trung bình theo tuổi cây hồng 55

Bảng 3.2 Đặc điểm chung của các hộ sản xuất hồng không hạt 59

Bảng 3.3 Chi phí sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ 61

Bảng 3.4 Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ 62

Bảng 3.5 Thống kê mô tả các biến được đưa vào mô hình 65

Bảng 3.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồng không hạt tại huyện Quản Bạ 66

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Biểu đồ tình hình sản xuất hồng thế giới 2006-2020 11

Hình 2.1 Biểu đồ biến động đất đai giai đoạn 2019-2021 26

Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế qua các năm 2020-2022 28

Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu ngành nông nghiệp qua các năm 2020-2022 30

Hình 3.1 Biểu đồ diện tích, sản lượng hồng giai đoạn 2019-2021 48

Hình 3.2 Sơ đồ kênh tiêu thụ 1 56

Hình 3.3 Sơ đồ kênh tiêu thụ 2 57

Hình 3.4 Sơ đồ kênh tiêu thụ 3 58

Hình 3.5 Diện tích và sản lượng hồng trung bình của các hộ 61

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Những thông tin chung

1.1 Họ và tên tác giả: Vũ Văn Học

1.2 Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

1.3 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Hiền

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên 2 Nội dung bản trích yếu

2.1 Lý do chọn đề tài

Cây hồng không hạt là cây ăn quả mũi nhọn của huyện Quản Bạ, đóng vai trò quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo tại địa phương Vấn đề phát triển, nhân rộng diện tích sản xuất hồng không hạt tại địa phương đã, đang và vẫn sẽ là một hướng đi mà chính quyền địa phương và nhân dân lựa chọn

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để vận dụng kiến thức đã học trong chương trình sau đại học về Kinh tế nông nghiệp vào thực tiễn Đồng thời, để đánh giá tính đúng đắn, phù hợp và hiệu quả của các chương trình phát triển cây hồng không hạt và đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống trên cơ sở đánh giá khoa học, để chính quyền địa phương tham khảo tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển cây hồng theo tầm nhìn, định hướng, lâu dài, toàn diện

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp có liên quan (thông tin sơ cấp được thu thập qua bảng hỏi), làm sạch và xử lý bằng các phần mềm thống kê chuyên dụng như SPSS và Excel Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp hồi quy đa biến để ước lượng, đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

Trang 12

kinh tế của các hộ sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ một cách khách quan, khoa học, định lượng.

2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được

Giá trị sản xuất tạo ra trên mỗi đồng chi phí trung gian của các hộ sản xuất hồng không hạt từ 5,52 đến 6,60 đồng; Giá trị gia tăng tính trên mỗi đồng chi phí trung gian từ 4.52 - 5,60 đồng; Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng tạo ra trên mỗi đồng chi phí lao động: thấp nhất là mỗi đồng chi phí lao động tạo ra được 7,80 đồng giá trị sản xuất và 6,41 đồng giá trị gia tăng tương ứng, cao nhất la với 9,43 đồng và 8,01 đồng tương ứng; Hiệu quả sản xuất hồng không hạt tính trên diện tích đất sản xuất: mỗi ha trồng hồng không hạt tạo ra được từ 319.829,22 ngàn đồng đến 352.584,33 ngàn đồng giá trị sản xuất và từ 256.113,57 đồng đến 298.572,92 ngàn đồng giá trị gia tăng

Hiệu quả kinh tế trong trồng hồng không hạt của các hộ trên địa bàn huyện Quản Bạ chịu sự tác động của 3 yếu tố đó là giáo dục, loại hộ và diện tích canh tác Yếu tố giáo dục tác động tích cực đến chỉ tiêu VA/IC; GO/LĐ và VA/LĐ với mức ý nghĩa tương ứng là 95 % và 90 % Yếu tố loại hộ này tác động theo chiều hướng tiêu cực tới các chỉ tiêu kinh tế bao gồm GO/IC và VA/IC ở mức ý nghĩa 90% Yếu tố diện tích sản xuất có tác động tích cực tới các chỉ tiêu liên quan đến GO/IC; VA/IC; và VA/LĐ, đều ở mức ý nghĩa 99%.

2.5 Kết luận

Như vậy, cây hồng không hạt ở huyện Quản Bạ là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao Chủ trương phát triển cây hồng không hạt của chính quyền địa phương và nhân dân là đúng đắn, phù hợp, hiệu quả và khả thi

2.6 Khuyến nghị chính sách

Để nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ trồng hồng không hạt chính quyền và các hộ gia đình sản xuất hồng không hạt phải tổ chức thực hiện các giải pháp liên quan đến kỹ thuật, sản xuất và tiêu thụ hay giải pháp về quy hoạch mở rộng vùng trồng hồng không hạt theo hướng liên kết chuỗi, và các

Trang 13

giải pháp tác động vào các hộ trồng hồng như đẩy mạnh việc tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các hộ, tăng cường các hỗ trợ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho các nhóm hộ trồng thuộc nhóm hộ nghèo của huyện.

Người hướng dẫn khoa học

TS Vũ Thị Hiền

Học viên

Vũ Văn Học

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hồng không hạt Quản Bạ là giống hồng địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng được nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bảo tồn, nhân giống và phát triển Điều kiện địa lý đặc thù của Quản Bạ (độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, khí hậu gần như mát quanh năm, đất thuộc dạng núi đá xen kẽ núi đất) thuận lợi cho hồng không hạt sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao ổn định và chất lượng tốt Kỹ thuật canh tác được tích lũy từ lâu đời (nhân giống, chọn đất trồng, ngâm hồng…) để quả có chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản ) mà những nơi khác chưa đạt được, theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2015)

Sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý từ đó đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giá bán luôn cao hơn các sản phẩm cùng loại ở nơi khác; Thành lập được Hợp tác xã hồng không hạt Quản Bạ để mở rộng diện tích, quản lý chỉ dẫn địa lý và phát triển thương hiệu sản phẩm, sản phẩm hồng không hạt đã có tem, nhãn, truy xuất nguồn gốc, Việc phát triển cây hồng không hạt thời gian qua đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ dân, trong đó nhiều hộ có thu nhập trên 20 triệu, một số hộ thu nhập trên 100 triệu đồng,

Theo Chi cục thống kê huyện Quản Bạ (2021), hồng không hạt Quản Bạ của tỉnh Hà Giang có một số tính chất, chất lượng đặc thù so với các sản phẩm cùng loại: thịt quả giòn, ngọt, thơm, nhiều bột mịn; quả to, vỏ quả cứng, thịt chắc rất dễ bảo quản và vận chuyển hồng không hạt là cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế của huyện Quản Bạ với diện tích 291,45 ha (năm 2021), được trồng tập trung ở các xã Nghĩa Thuận, Tam Sơn, Thanh Vân, Quản bạ, Trong đó, xã Nghĩa Thuận được coi là vùng lõi của sản xuất hồng Quản Bạ (có những cây hồng trên 100 tuổi)

Trang 15

Theo Lục Thị Hạnh (2020) khi đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình trồng hồng không hạt tại địa bàn xã Nghĩa Thuận thì mô hình trồng hồng không hạt đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sản xuất mận, vốn đầu tư của cây hồng thấp hơn vốn đầu tư trồng mận, là loại cây ít sâu bệnh, dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng chính. Tuy vậy, nghiên cứu chưa đánh giá hiệu quả cây hồng không hạt trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là ở các xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không tương đồng như Thanh Vân, Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn Trong những năm vừa qua, các năm tiếp theo, chủ trương của huyện Quản Bạ là vẫn tiếp tục hỗ trợ phát triển cây hồng không hạt mà chưa có đánh giá khoa học về hiệu quả kinh tế làm cơ sở Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin khi triển khai thực hiện, hoài nghi trong nhân dân, đặc biệt đa số người dân trên địa bàn là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo Do vậy, cần có nghiên cứu làm cơ sở khoa học đánh giá tính hiệu quả cây hồng không hạt để minh chứng, kiểm nghiệm cho chủ trương, đường lối, hiệu quả thực hiện chính sách công, tạo niềm tin thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương

Mặt khác, sau nhiều năm triển khai các Nghị quyết, Chương trình, Đề án phát triển cây hồng không hạt trên địa bàn huyện, số diện tích và sản lượng hồng không hạt trên địa bàn xã Nghĩa Thuận nói riêng, huyện Quản Bạ nói chung tăng lên nhanh chóng và vẫn sẽ tiếp tục tăng theo định hướng phát triển của huyện Vấn đề đặt ra ở đây là lượng cung sản phẩm có dư thừa so với lượng cầu sản phẩm? Vấn đề cạnh tranh thị trường của sản phẩm hồng không hạt từ các tỉnh thành khác? Vấn đề về giá cả nguyên liệu đầu vào, yếu tố cạnh tranh của các loại sản phẩm cùng loại có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt? Từ đó cây hồng không hạt trên cả huyện có còn đạt được hiệu quả kinh tế hay không? Định hướng tiếp tục nhân rộng và phát triển cây hồng không hạt của tỉnh, huyện liệu có là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và có cơ sở khoa học hay không? Những thuận lợi, khó khăn, đối với việc nhân

Trang 16

rộng cây hồng không hạt ở Quản Bạ ra sao? Có những phương thức, cách thức, giải pháp nào để nâng cao hiệu quả cây hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang?

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt trên địa bàn huyện

Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây hồng không hạt, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu hồng không trên địa bàn nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Về đối tượng điều tra, khảo sát là các hộ gia đình sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt, đồng thời đề xuất một số giải nâng cao hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp được tổng hợp từ năm 2019 - 2022, số liệu sơ cấp được khảo sát bằng bảng hỏi trong năm 2022

Trang 17

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học

Vận dụng kiến thức đã học trong chương trình sau đại học về kinh tế nông nghiệp vào thực tiễn, từ thực tiễn nghiên cứu củng cố lại kiến thức của bản thân đã lĩnh hội theo phương châm “Học đi đôi với hành”

Đánh giá tính đúng đắn, phù hợp và hiệu quả của các chương trình phát triển hồng không hạt của Chính quyền và nhân dân địa phương

Cung cấp đánh giá khoa học về hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó có các giải pháp mang tính hệ thống đề ra các chính sách phát triển cây hồng không hạt mang tính định hướng, lâu dài, phù hợp, hiệu quả tại huyện Quản Bạ

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước (UBND cấp huyện, xã) vận dụng chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển cây hồng không hạt tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang theo hướng hàng hóa chuỗi giá trị

Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở thực tiễn cho người dân trên địa bàn huyện Quản Bạ yên tâm đầu tư mở rộng, đầu tư mới cho sản xuất hồng không hạt, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại địa phương

Là tài liệu tham khảo cho các huyện khác (như Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Vị Xuyên,…) có điều kiện tương tự với huyện Quản Bạ trong phát triển cây hồng không hạt

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Khái niệm hiệu quả

Theo Marx (1962), hiệu quả là một khái niệm được dùng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, khái niệm về hiệu quả cũng được hiểu khác nhau tùy vào lĩnh vực nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Theo nghĩa rộng, hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa sản phẩm đầu ra so với nguyên liệu đầu vào đã được sử dụng để tạo ra các sản phẩm đầu ra đó

Trong kinh tế nói chung, chúng ta hay dùng các thuật ngữ như: sản xuất hiệu quả cao, sản xuất có hiệu quả, sản xuất không hiệu quả,… Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế tùy vào góc độ nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu hay mục tiêu, mục đích nghiên cứu Tuy nhiên, có thể tổng hợp một số quan điểm như sau:

- Hiệu quả theo quan điểm của Marx, mỗi sản phẩm, hàng hóa đều bao gồm yếu tố vật chất tự nhiên và lao động của con người (hàng hóa sức lao động) Các sản phẩm, hàng hóa của ngành này là nguyên liệu sản xuất cho ngành khác (lao động vật hóa) Hiệu quả sản xuất đó là việc nâng cao năng suất lao động từ việc tiết kiệm, phân phối hợp lý cả về thời gian lao động và lao động kết tinh trong nguyên liệu đầu vào, để năng suất lao động ấy vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động

- Từ quan điểm của Marx, các nhà kinh tế học của Liên Xô nhận định: hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế biểu hiện ở quá trình tăng tổng sản phẩm xã hội hay tổng thu nhập quốc dân với tốc độ cao theo các quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Trang 19

- Các nhà kinh tế học thị trường như Paul A Samuelson, Wiliam D Nordhalls cho quan điểm về một nền kinh tế hay một doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất có hiệu quả nghĩa là không lãng phí và các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phải xem xét đến chi phí cơ hội, khi xã hội không cắt giảm sản lượng của hàng hóa này mà có thể tăng sản lượng của hàng hóa khác đó là hiệu quả sản xuất Một nền kinh tế có hiệu quả luôn nằm trên đường giới hạn khả năng sản

xuất của chính nó, theo Marx (1962)

- Khi bàn về khái niệm hiệu quả, theo Vũ Thị Ngọc Phùng (1999),cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế

Thứ nhất, hiệu quả kỹ thuật là lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị nguồn lực dùng cho sản xuất hay nói các khác là lượng sản phẩm đạt được đầu ra trên chi phí nguồn lực đầu vào Hiệu quả kỹ thuật thường được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực đầu vào

Thứ hai, hiệu quả phân bổ các nguồn lực là thước đo phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm khi thêm một chi phí của nguồn lực đầu vào Hiệu quả phân bổ nguồn lực gắn liền với giá trị sản phẩm

Thứ ba, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu xem xét đến cả số lượng sản phẩm và giá trị khi đánh giá việc sử dụng nguồn lực Hay nói cách khác, hiệu quả kinh tế đạt được khi sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ nguồn lực

1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Bên cạnh khái niệm hiệu quả kinh tế, ngày nay về mặt thuật ngữ và lý luận chúng ta thường được tiếp cận với khái niệm về hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường Như vậy, hiệu quả kinh tế là một khái niệm có vai trò quan trong cả trong lý luận và thực tiễn, cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô; cả nền kinh tế toàn cầu hay một lĩnh vực, một cơ sở sản xuất, kinh doanh cụ thể nào đó Chính vì vậy, tùy vào góc độ, phạm vi, mục đích nghiên cứu thì khái niệm

Trang 20

hiệu quả kinh tế cũng có những điểm khác nhau Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), khi bàn về hiệu quả kinh tế:

- Nhóm quan điểm thứ nhất, hiệu quả kinh tế được đánh giá khi so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả ấy Khi nói đến hoạt động sản xuất đạt kết quả cao đấy chính là mối tương quan giữa giá trị sản phẩm đầu ra và giá trị các nguồn lực đầu vào để đạt được kết quả đó được tối ưu hóa

- Nhóm quan điểm thứ hai, hiệu quả kinh tế là đánh giá kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó theo mức độ biến động có thể là tính cho số tuyệt đối hay tương đối Quan điểm này áp dụng phù hợp hơn khi việc đánh giá hiệu quả việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, hiệu quả đầu tư theo chiều sâu

- Nhóm các quan điểm thứ ba, cho rằng hiệu quả kinh tế nêu trên chỉ mới đánh giá ở những khía cạnh trực tiếp và chưa toàn diện Nghĩa là hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, đặt trong tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trường, phải gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, mức sống, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái,… Từ đó, hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ của chính hình thái kinh tế - xã hội mà chủ thể đó hoạt động, nó phụ thuộc vào quan niệm cũng như mục đích của từng chủ thể sản xuất, kinh doanh mà rộng ra đó là quan niệm của thể chế chính trị xã hội mà đơn vị sản xuất đó đang tồn tại, hoạt động Tuy vậy, cho dù ở hình thái kinh tế - xã hội nào, mục đích, quan niệm của đơn vị sản xuất có khác nhau thì hiệu quả sản xuất đều thể hiện ở một điểm chung nhất đó là việc tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra lượng sản phẩm tối đa

Như vậy, Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác

Trang 21

nhau, ở các thể chế chính trị khác nhau sẽ không giống nhau theo Trần Xuân Đức, Lương Xuân Chính (2006)

1.1.3 Ý nghĩa hiệu quả kinh tế

Khi con người tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào đều phải tập hợp các phương tiện vật chất và phi vật chất (lao động, trí tuệ,…) để tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu, mục đích mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hướng tới, từ đó tạo ra lợi nhuận Như vậy, mục tiêu cuối cùng và lâu dài của sản xuất kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối ưu hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có Để đạt được mục đích này, nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân (chủ thể) phải sử dụng nhiều phương pháp, các thức, biện pháp khác nhau Hiệu quả kinh tế là công cụ để chủ thể sản xuất, kinh doanh thực hiện chức năng quản trị của mình Việc tính toán và đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh (hiệu quả kinh tế) không những chỉ cho biết việc sản xuất, kinh doanh đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố tối ưu và biện pháp, các thức thích hợp kết hợp các nhân tố này một cách phù hợp trên cả 2 mặt là tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ ra trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, khi đó trình độ càng cao thì chủ thể sản xuất, kinh doanh càng có khả năng tạo ra kết quả cao hơn khi cùng sử dụng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào Đây là yếu tố tiên quyết quyết định đến việc chủ thể sản xuất, kinh doanh đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa Do vây, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đề ra cách thức đúng đắn nhất để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Với tư cách một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế không chỉ được sử dụng ở góc độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của chủ thể, mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử

Trang 22

dụng từng yếu tố đầu vào ở từng bộ phận cấu thành của tổ chức, doanh nghiệp hoặc trong từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của một chủ thể bất kỳ trong nền kinh tế Từ tầm quan trọng nêu trên, phạm trù hiệu quả trong nhiều trường hợp người ta coi nó không phải chỉ như phương tiện, cách thức để đạt kết quả cao mà còn như chính mục tiêu cần đạt theo Trần Xuân Đức, Lương Xuân Chính, (2006)

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

Từ khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế nêu trên, các hiếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Các yếu tố ảnh hưởng có mức độ ảnh hưởng khác nhau (sâu, rộng), cách thức ảnh hưởng khác nhau (trực tiếp hay gián tiếp) và ý nghĩa ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) lên hiệu quả kinh tế Bản thân các yếu tố tác động cũng không tác động riêng lẻ mà có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau ở chiều, cạnh mức độ nhất định Do đó, có thể khái quát rằng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế là hệ thống các yếu tố vật chất và phi vật chất có tác động đến hoạt động kinh tế (hoạt động sản xuất, kinh doanh) và tác động lẫn nhau ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh tế bất kỳ

Tùy theo mục đích, mục tiêu nghiên cứu mà người ta có cách phân loại khác nhau và mang tính tương đối như: nhóm yếu tố vật chất, nhóm yếu tố phi vật chất; nhóm yếu tố tác động tới đầu vào, nhóm yếu tố tác động đến quá trình hoạt động kinh tế, yếu tố tác động đến đầu ra; nhóm yếu tố tác động tích cực, nhóm yếu tố tác động tiêu cực; nhóm yếu tố tự nhiên, nhóm yếu tố xã hội… Tại nghiên cứu này, tác giả phân định thành 02 nhóm: Yếu tố vật chất; yếu tố phi vật chất Cụ thể:

- Nhóm yếu tố vật chất bao gồm: các tư liệu sản xuất của hoạt động sản xuất hồng không hạt như: đất đai (quy mô diện tích, chất lượng thổ nhưỡng), vồn đầu tư, phân bón, giống, máy móc, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng…

Trang 23

- Nhóm yếu tố phi vật chất bao gồm: trình độ lao động (giáo dục), điều kiện kinh tế - xã hội của người sản xuất (loại hộ), các chương trình, cơ chế chính sách của nhà nước,…

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất hồng trên thế giới

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 2020, trên thế giới sản xuất hơn 4 triệu tấn hồng tươi Trong 10 nước sản xuất sản lượng hồng tươi lớn nhất thế giới thì: Nước sản xuất nhiều nhất là Trung Quốc 3,27 triệu tấn chiếm 77,15 % tổng sản lượng thế giới; tiếp đến là Hàn Quốc 198,82 nghìn tấn chiếm 4,69% tổng sản lượng; nước đứng thứ 10 là Isarel khoảng 21,91 nghìn tấn chiếm 0,52% tổng sản lượng Sản lượng hồng tươi của thế giới tương đối ổn định qua các năm từ năm 2018 đến năm 2020 là 4,24 - 4,26 triệu tấn

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất hồng trên thế giới

(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc – FAO, 2022)

Cũng theo thống kê của FAO (2020), Sản lượng hồng trên thế giới từ năm 2006-2020 có sự gia tăng không đáng kể Giải thích về điều này có nhiều luận điểm, tuy nhiên đa số các nhà khoa học cho rằng đó là sự thu hẹp về diện

Trang 24

tích sản xuất nông nghiệp (đô thị hóa) dẫn đến sự suy giảm về sản lượng ở

một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil,…

Hình 1.1 Biểu đồ tình hình sản xuất hồng thế giới 2006-2020

(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc – FAO, 2022)

1.2.2 Tình hình sản xuất hồng ở nước ta

Hồng không hạt được trồng tại nhiều nơi, nhiều địa phương trong cả nước Dưới đây là một số địa điểm trồng hồng giòn tiêu biểu trong nước ta, những địa điểm trồng hồng này đã trở nên nổi tiếng, có thương hiệu và được nhiều người biết đến

Hồng giòn Xuân Vân - Tuyên Quang:

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang (2022), tại xã Xuân Vân có khoảng 20 ha hồng ngâm, các thôn có diện tích lớn gồm: Đô Thượng 1, Đô Thượng 3, Sơn Hạ 1, Khuân Khán, Vông Vàng 1 Năng suất trung bình ước đạt 5 tấn/ha với giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg

Hồng Xuân Vân là cây trồng lâu năm tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân Quả hồng thon nhỏ, không hạt Đến thời điểm thu hoạch vỏ hồng có màu vàng căng bóng Sau khi thu hoạch hồng sẽ được rửa sạch, ngâm nước trong vòng 3 ngày 2 đêm là có thể thưởng thức Quả hồng

Trang 25

có vị ngọt đậm đà, hương vị giòn thơm Những trái hồng Xuân Vân đã được mang đi tiêu thụ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và trong tỉnh Tuyên Quang Hồng giòn Xuân Vân xứ Tuyên cho thu hoạch rộ bắt đầu từ rằm tháng 7 cho đến đầu tháng 9 âm lịch

Hồng giòn - Đà Lạt:

Theo Diễm Thương (2022), hồng là một sản phẩm đặc trưng của thành phố Đà Lạt Hồng Đà Lạt có màu vàng đỏ, không hạt hoặc ít hạt, hương vị ngọt lịm, dẻo thơm đặc trưng riêng biệt với các loại trái cây khác, trái chín ngọt không có vị chua phù hợp với khẩu vị người Việt Nam Do ưu thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho cây hồng phát triển nên Đà Lạt có nhiều giống hồng được canh tác để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Hiện, giống hồng được trồng nhiều ở Đà Lạt là hồng trứng lốc (chiếm 80% diện tích), các giống còn lại là hồng pomme, hồng Tám Hải… (khoảng 15% diện tích) Riêng hồng vuông Ông Đồng trồng chủ yếu tại huyện Đơn Dương (giống này thu hoạch muộn và phù hợp làm nguyên liệu hồng khô) Hồng Đà Lạt thu hoạch mỗi năm một mùa, trái thường chín tập trung, tiêu thụ trên thị trường 85% dưới hình thức ăn quả tươi (hồng giòn hoặc hồng chín) Trước những năm 2000, cây hồng từng được xem là cây xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên, cùng với sự phát triển và cạnh tranh của hồng Trung Quốc, những năm trở lại đây hồng Đà Lạt có giá thấp, nguồn thu nhập từ hồng ăn trái bấp bênh, dẫn đến diện tích hồng Đà Lạt đang dần bị thu hẹp Hiện nay, diện tích hồng tại Đà Lạt còn khoảng 370 ha trong đó chủ yếu là trồng xen với cà phê (98,1%), còn lại là trồng riêng biệt (1,9%) với sản lượng hàng năm khoảng 12.500 tấn Ngoài mục tiêu là sản phẩm tiêu dùng, hồng còn là sản phẩm phục vụ du lịch độc đáo, khách du lịch đến với Đà Lạt thường sẽ trải nghiệm check in với những cây hồng trĩu quả, rực rỡ màu sắc

hồng không hạt Bắc Kạn được trồng chủ yếu tại các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn

Trang 26

và Ngân Sơn với tổng diện tích hồng không hạt khoảng 800 ha hồng không hạt (514 ha đã cho thu hoạch), được trồng chủ yếu ở các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Ngân Sơn… tổng sản lượng đạt trên 2.200 tấn, năng suất bình quân 4.300 kg/ha Với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/ kg, cây hồng không hạt đã giúp nhiều hộ đồng bào ở xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn; xã Quảng Khê, Hà Hiệu, huyện Ba Bể và xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng/vụ Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025 có tổng diện tích trồng hồng không hạt trên 1.000 ha, sản lượng đạt 7.000 tấn

Tên gọi hồng “không hạt” dựa vào điểm đặc biệt của loại quả này do nhân hạt bị thoái hóa, trong như thạch, vì vậy không như các giống hồng khác, khi ăn, hồng không hạt Bắc Kạn có độ giòn, ngọt dịu Người Tày Bắc Kạn gọi hồng không hạt là “Mác hồng”, cách gọi dân dã là hồng ngâm do trước khi ăn, quả hồng phải ngâm nước để khử chát Sản phẩm hồng không hạt có giá thành hợp lý, mầu sắc, mẫu mã, chất lượng tốt nên được khách hàng ưa chuộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất

Hồng không hạt Bảo Lâm – Lạng Sơn

Theo Bộ Công Thương (2022), hồng đặc sản Bảo Lâm là giống hồng ngâm, quả cứng, thuận tiện cho việc vận chuyển nên không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi các nước khác Hiện nay, việc tiêu thụ hồng chủ yếu qua các tư thương vào tận vườn nhà mua theo cây hoặc ra chợ mua hồng do nông dân hái mang bán, đôi khi qua các trung tâm dịch vụ thương mại của huyện và tỉnh Hồng được thu gom mang bán tại các thành phố lớn có sức tiêu thụ hồng cao như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực Bảo Lâm, đồng thời là một xã giáp biên nổi tiếng với cây hồng đặc sản Hiện nay xã có gần 100 ha với hàng nghìn gốc hồng, trong đó có 75 ha cho thu hoạch, hầu như nhà nào cũng trồng cây đặc sản này, đã có nhiều vườn hồng cho thu từ 2 – 3,6 tấn quả, tương đương với 7 - 12 tấn thóc, ước tính giá trị đạt khoảng 20 - 40 triệu Hồng không hạt đã thực sự trở thành

Trang 27

cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình ở đây Hồng không hạt Bảo Lâm đã được tỉnh Lạng Sơn xác định là cây ăn quả đặc sản cần được ưu tiên nghiên cứu và phát triển ở các địa bàn có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp

* Hồng không hạt huyện Quản Bạ - Hà Giang

Cây hồng không hạt Quản Bạ được quy hoạch vùng trồng tại 5 xã, thị trấn, gồm Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn, Thanh Vân, Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn Trong đó, xã Nghĩa Thuận được coi là vùng lõi của sản xuất hồng Quản Bạ (có những cây hồng trên 100 tuổi) Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nhờ vậy diện tích, năng suất, sản lượng cây Hồng không hạt ngày càng tăng lên Năm 2021, tổng diện tích cây Hồng không hạt trên địa bàn là 291,45 ha, sản lượng đạt gần 420,04 tấn tăng 2 lần so với năm 2020 Xây dựng triển khai thực hiện dự án phát triển nâng cao giá trị cây hồng không hạt giai đoạn 2015-2020, sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý từ đó đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giá bán luôn cao hơn các sản phẩm cùng loại ở nơi khác; Thành lập được Hợp tác xã hồng không hạt Quản Bạ để mở rộng diện tích, quản lý chỉ dẫn địa lý và phát triển thương hiệu sản phẩm, sản phẩm hồng không hạt đã có tem, nhãn, truy xuất nguồn gốc, Việc phát triển cây hồng không hạt thời gian qua đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ dân, trong đó nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm,

Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 10/9/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quản Bạ về phát triển cây hồng không hạt, giai đoạn 2021 – 2025 đã xác định: cây hồng không hạt là cây thế mạnh của huyện, là cây làm giàu cho người dân, trên sở đó Cấp ủy, Chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quyết tâm lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện phát triển hiệu quả và đã hình thành vùng sản xuất với quy mô hàng hóa Nhiệm vụ là trồng mới trên 270 ha, nâng tổng diện tích hồng không hạt huyện Quản Bạ lên 500 ha vào năm 2025, trong đó

Trang 28

có 100 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ hoặc VietGap tại các xã Quản Bạ, Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn và thị trấn Tam Sơn Chăm sóc diện tích trồng mới, cho thu hoạch, cải tạo diện tích già cối, đưa năng suất cây hồng không hạt Quản Bạ từ 60 tạ/ha lên 80 tạ/ha Quản lý hiệu quả thương hiệu sản phẩm và phát triển thêm các sản phẩm mới, như mứt hồng, hồng sấy, đáp ứng nhu cầu thị trường

1.2.3 Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây hồng ở một số địa phương

Theo Nguyễn Hải Tiến (2022), Khi viết về cây hồng Đà Lạt có đề cập tới một số kinh nghiệm sau:

- Về thổ nhưỡng, nhiệt độ, độ cao: Hồng phù hợp với đất độ pH: 4.5- 6, nếu pH thấp quá, cần dùng vôi để nâng độ pH của đất lên Hồng thích hợp với những vùng có độ cao từ trên 300m so với mực nước biển Tuy nhiên, nếu khu vực trồng có độ cao trên 500m sẽ lý tưởng hơn cả Hồng sinh trưởng trong tốt nhất trong ngưỡng nhiệt độ từ 8 - 27 độ C: nảy mầm ở 13 - 17 độ C; phát triển từ 26 - 30 độ C ngủ nghỉ ở nhiệt độ 8 - 11 độ C; nở hoa từ 20 - 22 độ C; phát triển quả 26 - 27 độ C; quả chín khoảng 18 - 24 độ C Chất lượng, mẫu mã sản phẩm hồng tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ ngày đêm

- Về Chăm sóc: Khi làm cỏ nên dọn cỏ bên trong tán cây, bên ngoài để cỏ cao khoảng 10 cm nhằm hạn chế xói mòn đất, rửa trôi khi mưa to, đặc biệt là trên đất dốc, đồng thời cỏ sẽ giúp giữ ẩm cho đất trong khoảng thời gian khô hạn kéo dài Xung quanh gốc hồng cần phủ bằng rơm, rạ, cỏ khô hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp khác, vừa giúp cỏ dại không phát triển cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây vừa giúp giữ ẩm, giảm công làm cỏ Mỗi năm thường chỉ cần làm cỏ 2 lần thường là vào tháng 2 và tháng 9 Về đốn cây, tỉa cành: Khi cây con cao 0,5m thì bỏ ngọn, mỗi phía chỉ để một cành, thường để 3 hay 4 cành cấp 1 và 5, 6 cành cấp 2, hướng cành được phân đều theo 2 phía (khi cành cấp 1 dài 0,5 thì tiến hành tỉa cành cấp 2 Cách tỉa là dùng kéo cắt nghiêng 45 độ, bôi vôi vào vết cắt nhằm hạn chế sâu bệnh cho cây Những

Trang 29

cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, cành khô đã chết cần loại bỏ cho cây khỏe mạnh Đốn cây, tỉa cành giúp cây cân đố, rễ thông thoáng được cung cấp đủ oxy giúp cây quang hợp tốt hơn, sâu bệnh hại cũng ít hơn, năng suất cao hơn đồng thời thu hoạch dễ dàng hơn

Theo Phương Thảo - Hương Trang (2017), Một số kinh nghiệm khi trồng hồng không hạt Bắc Kạn đó là:

- Về giống: Vì hồng không hạt Bắc Kạn không có hạt nên chỉ có 2 cách nhân giống vô tính đó là nhân giống bằng phương pháp tách rễ và Nhân giống bằng phương pháp ghép cành Thời gian từ khi trồng cây mới (cây hồng được tạo ra từ phương pháp ghép cành) cho đến khi cây ra hoa và cho quả là 3-5 năm Đối với cây hồng không hạt được tạo ra từ phương pháp tách rễ, thời gian này là từ 5-7 năm Thời vụ trồng tốt nhất trong tháng 1-2 dương lịch (trước và sau lập xuân)

- Về thu hoạch: Nên thu hoạch khi quả hồng chuyển hết sang màu vàng, không để quả chuyển hồng hoặc thu hoạch sớm khi quả đang xanh Vì khi thu hoạch quả đỏ hồng sau khi chế biến sẽ không giòn, ăn sẽ nhũn ngược lại khi quả đang xanh thì ăn sẽ không ngọt Khi thu hoạch tránh làm nát quả, phân loại quả xanh và quả chín, đựng hồng trong các vận dụng giảm sốc, tránh làm va đập, dập hoặc xướt xát quả hồng vì những quả bị xước xát khi ngâm (chế biến) sẽ dễ bị hỏng, chất lượng không cao, mẫu mã không đẹp, không bắt mắt Sau khi thu hoạch tốt nhất là đem vào xử lý ngay (ngâm) hoặc phải để quả hồng ở nơi mát mẻ, để rải (không chất đống) tránh nhiệt làm hỏng quả Khi ngâm nên sử dụng các vật dụng bằng nhựa, sứ không nên sử dụng vật dụng bằng sắt vì tanin trong quả phản ứng với sắt làm chất lượng và phẩm chất quả kém Nên ngâm nước lã ngập, ngâm từ 40 – 60 giờ (quả xanh ngâm lâu hơn, quả chín ngâm nhanh hơn; nhiệt độ nước thấm ngâm lâu, nhiệt độ cao ngâm nhanh hơn), tốt nhất nên thay nước sau 24 để đảm bảo chất lượng

Trang 30

và mẫu mã Quả sẽ ngọt hơn, ngon hơn nếu để ráo khoảng 10 giờ sau khi ngâm Có thể sử dụng một ít muối khi ngâm giúp hồng ít hỏng hơn

Sở Nông nghiệp Phú Thọ (2022), xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh không được thiên nhiên ưu đãi để thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, có khó khăn về địa hình, thổ nhưỡng không được màu mỡ, dốc thấp dễ bị rửa trôi Tuy nhiên, Trong những năm gần đây người dân đã cải tạo vườn tạp, thay thế những đồi cọ, đồi Bạch đàn hiệu quả kinh tế thấp thành các vườn hồng xanh tốt, sai quả Cây hồng đã và đang trở thành cây làm giàu cho nhiều gia đình trong xã Quả hồng không hạt Gia Thanh thường được bán với giá đầu mùa là 25.000-30.000 đồng/kg, giữa mùa 35.000-40.000 đồng/kg, cuối mùa 60.000 đồng/kg chưa năm nào người dân phải lo đầu ra, các thương lái ở Hà Nội, Vĩnh Phúc… năm nào cũng về đặt hàng rất sớm với nhu cầu số lượng lớn Bên cạnh thu nhập từ quả hàng năm, nhiều hộ dân đã sản xuất thêm cây giống bán với giá bán 150.000 – 200.000 đồng/cây

Tại Mộc Châu nhiều hộ dân còn để những cây hồng chín phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách, trung bình mỗi tuần đón khoảng 1.000 lượt khách với giá vé vào cửa là 30.000 đồng/người, không giới hạn thời gian Cùng với đó khách đến chụp ảnh, tham quan thường hỏi mua quả hồng về làm quà nên không phải bán cho thương lái hoặc đem ra chợ như trước kia mà giá bán lại cao hơn, khoảng 55.000-60.000 đồng/kg, theo Huyền Trang (2022), Báo Quân đội nhân dân

Tại xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, Cây hồng là nguồn thu nhập chính của người dân Hồng Yên Du không phải là loại cây xóa đói giảm nghèo mà đã vươn lên giúp nông dân làm giàu Sản phẩm hồng đầu mùa thương lái mua với giá từ 30.000-40.000đồng/kg, cuối mùa sẽ 40.000-50.000đồng/kg, trừ chi phí, mỗi hộ gia đình trồng hồng có thu nhập trung bình lên đến 100-200 triệu/năm, theo Tập Thỏa (2022)

Trang 31

Tại Bắc Kạn, hồng không hạt được trồng chủ yếu ở các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Ngân Sơn… Năm 2020, tổng sản lượng đạt trên 2.200 tấn, năng suất bình quân 4.300 kg/ha, với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/ kg, mỗi hộ gia đình thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng/vụ Hữu Hải – An Thành Đạt (2021)

Như vậy, từ kinh nghiệm sản xuất hồng ở các địa phương có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho sản xuất hồng không hạt ở huyện Quản Bạ như sau: Hồng không phải là loại cây trồng khó tính, đất đồi núi, khô hạn, nghèo dinh dưỡng vẫn cho năng suất cao Bên cạnh các yếu tố về giống, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng thì kinh nghiệm của người dân địa phương trong việc nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến kết hợp với kỹ thuật hiện đại sẽ đảm bảo cho chất lượng, năng suất của quả hồng không hạt ngày càng ổn định Các kinh nghiệm về nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến hồng ở các địa phương đều có giá trị tham khảo, áp dụng tại huyện Quản Bạ Bên cạnh đó là hiệu quả kinh tế, các hướng đi khác gắn với cây hồng (về bán giống, về du lịch,…) ở các địa phương sẽ là căn cứ, là minh chứng thực tiễn vững chắc cho Hà Giang nói chung, huyện Quản Bạ nói riêng trong việc phát triển cây hồng không hạt Đặc biệt là trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu, xu hướng của người tiêu dùng đang hướng đến các sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chỉ dẫn địa lý…Đồng thời, Hà Giang đang là tỉnh có bước chuyển mình theo hướng nông nghiệp bền vững kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm ẩm thực địa phương

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện trên thế giới, điển hình như:

Theo Hiraoka, M (2004) nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế và đánh giá hành chính của phương pháp canh tác tiết kiệm lao động trong canh tác

Trang 32

hồng” Nghiên cứu đưa ra thu nhập ròng của trang trại không giảm mặc dù thu hoạch và tổng thu nhập giảm

Theo Maria-Angeles Fernandez-Zamudio và Cs (2020) nghiên cứu “Đo lường trực tiếp khối lượng và thu hoạch kinh tế và tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất sơ cấp quả hồng Tây Ban Nha” Nghiên cứu hiện tại phân tích những tổn thất hàng loạt và phần chưa thanh toán xảy ra trong quá trình thu hoạch và bảo quản quả hồng trong các nhà kho ở vùng Valencia, Tây Ban Nha Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng các phép đo tại chỗ và dữ liệu sơ cấp từ các giai đoạn thu hoạch và bảo quản Tổn thất cũng được phân loại theo nguyên nhân Tổng thiệt hại về khối lượng và kinh tế được ước tính là 29,5% đối với tổng khối lượng được sản xuất hoặc 38,5% đối với số ki lô gam cuối cùng được thương mại hóa Công việc này nhằm mục đích làm nổi bật vấn đề phức tạp trong sản xuất sơ cấp với những thiệt hại hàng loạt và kinh tế mà nông dân phải gánh chịu và chỉ ra tiềm năng của các biện pháp giảm thiểu thiệt hại

Bên cạnh đó còn nhiều nghiên cứu về cây hồng không hạt, hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt được thực hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản …

1.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Quả hồng là một trong những loại trái cây được ưa chuộng sử dụng tại châu Á, đặc biệt được ưa chuộng thưởng thức tại Việt Nam Loại quả này thường được trồng ở những nơi vùng cao chẳng hạn như Đà Lạt, Lạng Sơn, Mộc Châu, Bắc Kạn, Hà Giang … Hương vị hồng Việt Nam thường có vị ngọt thanh tao, đậm đà, thơm béo và bảo quản lâu

Có nhiều nghiên cứu về hồng không hạt ở Việt Nam đã được thực hiện, như: Đồng Thanh Hoàn (2018) nghiên cứu “Phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” Kết quả

Trang 33

nghiên cứu đã ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồng không hạt quy mô hộ tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Nguyễn Thanh Tuấn (2018) nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển cây hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” Hồng Gia Thanh là cây đặc sản của huyện, có hiệu quả kinh tế cao, Công tác chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến còn lạc hậu gây giảm hiệu quả kinh tế Các chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho sản xuất và chế biến hồng quả chưa đồng bộ, chưa đầu tư thỏa đáng

Trung Ngọc Mẫn (2019) nghiên cứu “Phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” Kết quả nghiên cứu đưa ra được cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có hiệu quả kinh tế cao, đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể và của tỉnh Bắc Kạn, xác định các giải pháp để phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể

Hà Tiết Cung và Cs (2018) công bố “Kết quả nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đốn cải tạo trên giống hồng không hạt Hà Giang” Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đốn cải tạo giúp hạ thấp tán, cây sinh trưởng khỏe, hạn chế rụng quả, giảm số lượng và mức độ sâu bệnh hại Cụ thể là năng suất tăng 17,8 - 18,2%, hiệu quả kinh tế tăng 2,6 - 2,8 triệu đồng/ha/năm ở năm thứ 2 sau đốn và hiệu quả kinh tế tiếp tục tăng ở những năm tiếp theo khi cây tạo được bộ khung tán ổn định cho năng suất cao hơn trong khi chi phí đầu vào giảm so với các vườn không tiến hành kỹ thuật đốn

Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội (2015) nghiên cứu “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen hồng Yên Thôn (Diospyros Kaki Linn) tại huyện Thạch Thất, Hà Nội” Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiện trạng sản xuất giống hồng quý Yên Thôn trên địa bàn huyện Thạch Thất cũng như vùng phụ cận đã và đang lâm vào tình trạng xói mòn nguồn gen một cách trầm trọng Diện tích trồng hồng Yên Thôn không chỉ ở các vùng phụ cận của Thạch Thất trước

Trang 34

đây giảm mạnh mà ngay cả ở chính nơi nguyên sản của nó cũng đang bị xói

mòn ở mức báo động

Nguyễn Thị Thanh Hà (2019) nghiên cứu “Giải pháp phát triển sản xuất cây hồng không hạt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đánh giá thực trạng sản xuất cây hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bền vững cây hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Lục Thị Hạnh (2020) nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” Kết quả nghiên cứu là: điều kiện nơi đây thuận lợi cho việc phát triển cây hồng nói chung và hồng không hạt nói riêng Điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với giống hồng không hạt và được thị trường ưa chuộng, vì hồng ở đây có chất lượng vượt trội so với nhiều loại hồng khác Hồng không hạt mang lại thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân nên nhân dân đã chủ động mở rộng diện tích sản xuất Cây hồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trồng hồng, lợi nhuận cao vượt hẳn so với các loại cây trồng chính có từ lâu đời tại địa phương Sản xuất hồng không hạt là hướng đi mới trong trồng trọt góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân địa phương

UBND huyện Quản Bạ (2015) Dự án “phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ giai đoạn năm 2015 – 2020” Kết quả của dự án xác định cây hồng không hạt là một trong những cây hàng hóa chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Sản phẩm từ cây hồng không hạt góp phần làm đời sống của nhân dân ổn định, giảm nghèo bền vững và người dân có thể làm giàu thông qua việc phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt Diện tích hồng không hạt trên địa bàn huyện đã được nhân rộng tại nhiều xã trên địa bàn huyện, nhiều hộ gia đình có diện tích sản xuất hồng lớn, sản phẩm hồng được khách hàng ở nhiều địa phương biết đến, giá trị sản phẩm hồng không ngừng được nâng cao

Trang 35

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2015), Dự án “xây dựng chỉ dẫn địa lý “Quản Bạ” dùng cho sản phẩm hồng không hạt của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” Kết quả của dự án góp phần duy trì, phát triển danh tiếng sản phẩm và nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm hồng không hạt của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Trang 36

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quản Bạ là một trong bốn huyện vùng cao, biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cũng là một trong 4 huyện của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn Quản Bạ có 12 xã gồm: Quản Bạ, Đông Hà, Lùng Tám, Thái An, Cán Tỷ, Bát Đại Sơn, Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Tùng Vài, Tả Ván, Cao Mã Pờ, Quyết Tiến và thị trấn Tam Sơn Theo UBND huyện Quản Bạ (2022), điều kiện tự nhiên huyện Quản Bạ như sau:

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Quản Bạ là huyện vùng núi cao của Hà Giang, có tổng diện tích tự nhiên của huyện là 54.223,76 ha, gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; có 5 xã biên giới (Bát Đại Sơn, Nghĩa Thuận, Cao Mã Pờ, Tùng Vài và Tả Ván) với trên 53 km chiều dài đường biên giới với nước bạn Trung Quốc

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; - Phía Đông giáp huyện Yên Minh;

- Phía Nam giáp huyện Vị Xuyên

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Quản Bạ nằm trên cao nguyên đá vôi Đồng Văn Địa hình huyện Quản Bạ có thể chia làm các loại sau:

- Địa hình núi cao: phân bố ở các xã Nghĩa Thuận, xã Cao Mã Pờ, xã

Trang 37

Tùng Vài, xã Tả Ván, xã Bát Đại Sơn với độ cao trung bình từ 900 – 1.800 m - Địa hình núi thấp: phân bố chủ yếu tại các xã Quyết Tiến, xã Đông Hà, xã Quản Bạ, xã Thanh Vân với độ cao trung bình dưới 900 m

- Địa hình thung lũng: phân bố chủ yếu dọc sông Miện thuộc địa bàn các xã Đông Hà, xã Lùng Tám, xã Tùng Vài, xã Quản Bạ, xã Thái An, thị trấn Tam Sơn được tạo bởi xung quanh là các núi cao thấp khác nhau

2.1.1.3 Khí hậu

Huyện Quản Bạ chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc, với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn các khu vực khác thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 15,7ºC, nhiệt độ cao nhất trung bình năm 19,7ºC và nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 13ºC Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 30,5ºC và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5- 6ºC

- Độ ẩm: Bình quân năm 84%, số giờ nắng trung bình năm 1.407 giờ và số ngày có sương mù năm từ 43 - 58 ngày

- Lượng mưa: Bình quân trên năm khoảng 1.745 mm tập trung chủ yếu về mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 Do địa hình dốc, đá vôi, caster nên khả năng giữ nước rất hạn chế, nguồn nước mặt rất khan hiếm

2.1.1.4 Thuỷ văn

Về chế độ thủy văn phụ thuộc vào chế độ mưa và chia thành 02 mùa rõ rệt mùa lũ và mùa khô Về mùa lũ mực nước tại sông Miện và các suối dâng cao có thể gây ra lũ; về mùa khô mực nước xuống thấp, tại các suối nhỏ có đoạn bị khô hạn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Theo các kết quả điều tra, đánh giá của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, huyện Quản Bạ có các loại đất chính như sau: Đất phù sa ngòi suối (Py): có diện tích 722 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên; Đất vàng đỏ

Trang 38

trên đá cát (Fq): có diện tích 8.576 ha, chiếm 16,1% diện tích tự nhiên; Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): diện tích 4.782 ha, chiếm 8,9% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs): diện tích 15.627 ha, chiếm 29,2% diện tích tự nhiên; Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất (Hj): diện tích 23.724 ha, chiếm 44,4% diện tích tự nhiên

Về hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2019-2021:

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quản Bạ qua các năm (2019-2021)

(Nguồn Thống kê, kiểm kê đất đai huyện Quản Bạ năm 2019-2021)

Qua bảng 2.1 cho thấy, Hiện trạng sử dụng đất biến động qua các năm giai đoạn 2019-2021 huyện Quản Bạ là không lớn Chủ yếu là biến động từ nhóm đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản) sang đất phi nông nghiệp và đất trồng cây lâu năm Điều này cho thấy mục đích sử dụng đất đều cơ bản giữ nguyên qua các năm, diện tích biến động là diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang phi nông nghiệp với diện tích là 1,02 ha phục vụ nhu cầu làm nhà ở của các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn Diện tích chuyển mục đích từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa nước còn lại sang đất trồng cây lâu năm là 0,29 ha

Trang 39

Hình 2.1 Biểu đồ biến động đất đai giai đoạn 2019-2021

(Nguồn Thống kê, kiểm kê đất đai huyện Quản Bạ năm 2019-2021)

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt

Qua kết quả lấy mẫu và phân tích cho thấy chất lượng nước mặt tại sông Miện, suối Là Cá khu vực xã Quản Bạ, suối Chúng Trải khu vực xã Cán Tỷ, suối Cao Mã khu vực xã Cao Mã Pờ, suối Bản Thăng khu vực xã Tùng Vài cho thấy chất lượng nước mặt trong huyện không có dấu hiệu bị ô nhiễm

- Nguồn nước ngầm

Hiện nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện chưa được khảo sát, đánh giá chi tiết nhưng qua điều tra cho thấy mực nước ngầm dao động trong khoảng 16-20 m Tại các giếng đào của các hộ dân có chất lượng tốt, không có dấu hiệu bị ô nhiễm

c) Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2021, diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện có 33.110,57 ha, chiếm 61,06% tổng diện tích tự nhiên Tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây hỗn giao, sa mộc, đinh và cây lùm bụi

Trang 40

Về các kiểu rừng: Do đặc điểm đa dạng về khí hậu, địa hình, trên địa bàn huyện có các kiểu rừng như sau:

- Rừng núi đá vôi: Đây là kiểu rừng tồn tại trên núi đá vôi, thường có 2 tầng, tầng trên có chiều cao 15 - 20 m với ưu hợp phổ biến là Nghiến, Trai Tầng cây thấp là các loài Mạy Tèo, Ô rô Thực vật ngoại tầng thường gặp một số loài phụ sinh như Phong lan, Dây leo…

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao trên 700m, hoạt động sinh dưỡng rừng chậm vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm So với rừng những vùng thấp thì số loài nghèo hơn Rừng thường có 2 tầng cây gỗ nhưng sự phân biệt không rõ rệt, chiều cao bình quân 15 - 20 m

d) Tài nguyên khoáng sản

Theo các kết quả điều tra, khảo sát sơ bộ, huyện Quản Bạ có các tài nguyên khoáng sản như sau:

- Mỏ Sắt Nam Lương ở xã Thái An, trữ lượng trên 28 triệu tấn, có khả năng khai thác công nghiệp

- Mỏ Sắt Ngài Thầu Sản ở xã Quyết Tiến, trữ lượng 90 ngàn tấn, có khả năng khai thác công nghiệp

- Mỏ Mangan có ở xã Nghĩa Thuận, có khả năng khai thác công nghiệp Ngoài ra còn có đá vôi, cát sỏi có thể khai thác với quy mô nhỏ, đáp ứng nhu cầu tại chỗ về vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện như xã Thái An, xã Cán Tỷ, xã Tùng Vài, thị trấn Tam Sơn

e) Tài nguyên nhân văn

Quản Bạ là một huyện vùng cao biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, nằm trong công viên cao nguyên đá Đồng Văn Quản Bạ có truyền thống lịch sử lâu đời vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với 19 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa truyền thống, những nét văn hóa ấy luôn được trân trọng, giữ gìn, phát huy và hòa nhập làm phong phú, đa dạng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa, lễ hội của cộng đồng các dân tộc

Ngày đăng: 28/03/2024, 12:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w